1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động teambuilding trong du lịch ở thành phố hồ chí minh

98 1,2K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 1,27 MB

Nội dung

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích thực trạng phát triển của hoạt động teambuilding trong du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đưa ra những giải pháp phát triển

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QTKD

HÀ THỊ HUỲNH ANH

ĐỀ TÀI THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TEAMBUILDING TRONG DU LỊCH Ở

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QTKD

MSSV: 4104956

ĐỀ TÀI THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TEAMBUILDING TRONG DU LỊCH Ở

Trang 3

LỜI CẢM TẠ

- -

Sau 3 năm học tập tại Trường Đại Học Cần Thơ và qua thời gian được

giáo viên hướng dẫn Thầy Nguyễn Quốc Cường nhiệt tình hướng dẫn, tôi đã

hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình với đề tài: “Thực trạng và giải

pháp phát triển hoạt động teambuilding trong du lịch ở thành phố Hố Chí Minh”

Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô Trường Đại Học Cần Thơ, Thầy

Cô là giảng viên Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt hơn 3 năm học tập và rèn luyện tại trường

để làm những hành trang cho tôi vững tin bước vào cuộc sống Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy Nguyễn Quốc Cường đã giúp tôi hoàn thành tốt Luận văn tốt nghiệp khóa này

Kính chúc Quý Thầy Cô luôn dồi dào sức khỏe và công tác tốt!

Trân trọng!

Ngày … tháng … năm 2013

Sinh viên thực hiện

Hà Thị Huỳnh Anh

Trang 4

LỜI CAM KẾT

Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013

Người thực hiện

Hà Thị Huỳnh Anh

Trang 5

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1

1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu 1

1.1.1 Sự cần thiết của vấn đề 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 Câu hỏi nghiên cứu 2

1.4 Phạm vi nghiên cứu 2

1.4.1 Phạm vi không gian 2

1.4.2 Phạm vi thời gian 2

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu 2

1.5 Lược khảo tài liệu 3

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6

2.1 Phương pháp luận 6

2.1.1 Giới thiệu tổng quan về du lịch 6

2.1.2 Xu hướng phát triển du lịch 10

2.1.3 Hoạt động Teambuilding 10

2.1.4 Công tác tổ chức hoạt động teambuilding 15

2.1.5 Hoạt động teambuilding trong du lịch 14

2.2 Mô hình nghiên cứu và tiến trình nghiên cứu 18

2.3 Phương pháp nghiên cứu 20

2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 20

2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu 20

CHƯƠNG 3: 24

3.1 Tổng quan về thành phồ Hồ Chí Minh 24

3.1.1 Vị trí địa lý 24

3.1.2 Điều kiện tự nhiên 24

3.1.3 Văn hóa xã hội 26

3.1.4 Đặc điểm kinh tế 26

3.2 Thực trạng du lịch ở thành phồ Hồ Chí Minh 27

3.2.1 Thực trạng du lịch ở TP Hồ Chí Minh 27

3.2.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch 32

3.2.3 Các loại hình du lịch phổ biến ở TP Hồ Chí Minh 33

3.2.4 Những hạn chế trong du lịch tại TP Hồ Chí Minh 36

3.3 Định hướng phát triển du lịch của thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 37

CHƯƠNG 4 : NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TEAMBUILDING TRONG DU LỊCH Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 39

4.1 Thực trạng hoạt động du lịch teambuilding ở thành phố Hồ Chí Minh 39 4.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động teambuilding trong du lịch ở thành phố Hồ Chí Minh 41

4.2.1 Phần sàng lọc 41

Trang 6

4.2.3 Phần kinh nghiệm 44

4.2.4 Phần nhu cầu 46

4.2.5 Phân tích nhân tố ảnh hưởng 53

4.2.5.1 Kiểm định độ tin cậy của thanh đo: 44

4.2.6 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự quan tâm của khách du lịch tới hoạt động teambuilding trong chuyến du lịch 60

CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TEAMBUILDING TRONG DU LỊCH Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 65

5.1 Cơ sở đề ra giải pháp 65

5.2 Giải pháp phát triển hoạt động teambuilding trong du lịch tại TP.HCM66 5.2.1 Đẩy mạnh kết hợp teambuiding trong chuyến du lịch và tăng cường trải nghiệm cho khách du lịch 66

5.2.2 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và quảng bá du lịch kết hợp teambuilding 70

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 72

6.1 Kết luận 72

6.2 Kiến nghị 73

TÀI LIỆU THAM KHẢO 74

PHỤ LỤC 76

Trang 7

DANH SÁCH BẢNG

Bảng 3.1 Lượng khách đến TP.HCM trong giai đoạn năm 2010 – 6 tháng đầu

năm 2013 28

Bảng 3.2 So sánh lượng khách đến TP.HCM và Việt Nam giai đoạn 2010 – 6 tháng đầu năm 2013 29

Bảng 3.3 So sánh doanh thu TP.HCM và Việt Nam giai đoạn năm 2010 – 6 tháng đầu năm 2013 31

Bảng 3.4 Những điểm đến du lịch phổ biến ở TP.HCM 34

Bảng 3.5 Kế hoạch lượt khách và doanh thu những năm tới của TP.HCM 38

Bảng 4.1 Mô tả thông tin biết đến teambuilding trong du lịch 41

Bảng 4.2 Mô tả thông tin giới tính 41

Bảng 4.3 Mô tả thông tin nơi đến 42

Bảng 4.4 Mô tả thông tin nghề nghiệp, độ tuổi và thu nhập 43

Bảng 4.5 Mô tả sự thích thú kết hợp teambuilding trong chuyến đi 44

Bảng 4.6 Lý do không thích thú hoạt động teambuilding trong chuyến du lịch Error! Bookmark not defined Bảng 4.7 Cảm nhận về chuyến du lịch kết hợp teambuilding 44

Bảng 4.8 Kênh thông tin biết đến hoạt động teambuilding trong du lịch 46

Bảng 4.9 Mô tả thông tin về loại hình và tổ chức teambuilding trong chuyến

du lịch 47

Bảng 4.10 Loại hình teambuilding 49

Bảng 4.11 Dịch vụ đi kèm 50

Bảng 4.12 Kết hợp teambuilding với tất cả loại hình du lịch 51

Bảng 4.13 Lợi ích của hoạt động teambuilding trong chuyến du lịch 51

Bảng 4.14 Diễn giải các biến ảnh hưởng đến sự quan tâm của khách du lịch về

hoạt động teambuilding trong du lịch ở TP.HCM 53

Bảng 4.15 Kết quả kiểm định thang đo các nhân tố ảnh hưởng 54

Bảng 4.16 Hệ số tương quan tổng và Cronbach’s alpha loại bỏ biến 54

Bảng 4.17 Kết quả kiểm định KMO và Bartlett 56

Bảng 4.18 Ma trận nhân tố sau khi xoay 57

Bảng 4.19 Ma trận hệ số điểm của nhân tố 59

Bảng 4.20 Bảng đánh giá độ phù hợp của mô hình 61

Bảng 4.21 Kiểm định độ phù hợp của mô hình 61

Bảng 4.22 Hệ số ước lượng các biến trong mô hình hồi quy 62

Trang 8

DANH SÁCH HÌNH

Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu 18Hình 2.2 Tiến trình nghiên cứu 19Hình 4.3 Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh 60

Trang 9

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TP.HCM: thành phố Hố Chí Minh

Trang 10

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu

1.1.1 Sự cần thiết của vấn đề

Ngày nay, du lịch đang trở thành một lĩnh vực phát triển mạnh mẽ Theo báo cáo của Tổ chức Du lịch thế giới (WTO), bất chấp cuộc khủng hoảng kinh

tế kéo dài, lượng khách du lịch thế giới trong năm 2012 vẫn cán mốc 1 tỷ lượt

người, tăng 4% so với năm 2011 Dự báo năm 2013, du lịch thế giới tiếp tục

tăng trưởng với tỷ lệ khoảng 2- 3% so với năm 2012, trong đó Đông Nam Á

và Nam Á là những khu vực có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất với khoảng 8%

Trong đó, năm 2012, ngành Du lịch Việt Nam đã đón và phục vụ 6,847 triệu lượt khách quốc tế, tăng 11%; 32,5 triệu lượt khách nội địa, tăng 8%; tổng thu

từ khách du lịch đạt khoảng 160 nghìn tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2011

(Tổng cục Du lịch) Bên cạnh đó, nhu cầu du lịch cũng ngày được nâng cao

hơn, nhất là trong giới trẻ Với giới trẻ hiện nay du lịch không chỉ là đi tham quan, mua sắm…mà là những loại hình du lịch kết hợp với vận động hay những hoạt động ý nghĩa khác Theo các hãng lữ hành và những người trong ngành du lịch, hiện có 3 xu hướng du lịch thu hút giới trẻ là: du lịch bụi, du lịch thiện nguyện và du lịch kết hợp hoạt động teambuilding Hoạt động du lịch teambuilding chính thức được các công ty du lịch khai thác từ năm 1960

và phát triển vào những năm gần đây, với mục đích gắn kết tinh thần và tạo ra các tour du lịch mang tính đoàn kết cao Sự tương tác giữa cá nhân với tập thể, những chương trình trò chơi mang tính đồng đội cao đã tạo ra sức hút độc đáo vào khách du lịch

Bên cạnh đó, những họat động teambuilding thông thường nói chung và trong du lịch nói riêng đã trở thành giải pháp cho các công ty, doanh nghiệp muốn tạo ra sức mạnh gắn kết tập thể của mình Nhu cầu về xây dựng đội ngũ nhân viên giỏi, có tinh thần làm việc đồng đội cao và bản sắc văn hóa doanh nghiệp riêng biệt đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết Tuy nhiên, đây là vấn

đề không hề đơn giản với bất kì nhà lãnh đạo doanh nghiệp nào Teambuilding không chỉ đơn thuần là hoạt động để kết nối từng nhân viên trong công ty, xây dựng tinh thần đòan kết nội bộ mà teambuiding còn được s dụng như một chiến lược trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Hoạt động du lịch teambuilding đang phát triển khá mạnh mẽ tại thành phố Hồ Chí Minh – một thành phố trẻ, năng động và có sự phát triển kinh tế vượt bậc, nguồn tài nguyên du lịch phong phú, cơ sở vật chất kỹ thuật đồng

bộ, có tiềm năng và lợi thế rất lớn để phát triển du lịch Tuy nhiên, thành phố

Trang 11

Hồ Chí Minh vẫn chưa khai thác hết tiềm năng và lợi thế của mình Việc khai thác các hoạt động teambuilding trong các tour du lịch của các công ty lữ hành vẫn còn hạn chế Các hoạt động trò chơi còn hiện tượng giống nhau giữa các tour nên các chương trình du lịch dễ gây nhàm chán cho du khách Vậy làm thế nào để phát triển loại hình du lịch đầy tiềm năng này một cách hiệu quả

nhất? Chính vì thế mà đề tài “Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động

Teambuilding trong du lịch ở thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện để

góp phần vào sự phát triển du lịch của thành phố và trong cả nước

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Phân tích thực trạng phát triển của hoạt động teambuilding trong du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đưa ra những giải pháp phát triển các hoạt động này nhằm làm cho du lịch thành phố đa dạng và hấp dẫn khách du lịch hơn

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng phát triển của hoạt động du lịch teambuilding ở thành phố

Trang 12

- Số liệu s dụng trong khoảng thời gian: năm 2010 – 6 tháng đầu năm

2013

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu

Các loại hình hoạt động teambuilding thông thường và trong du lịch

1.5 Lược khảo tài liệu

- Nguyễn Thị Nam (2012), “Tìm hiểu hoạt động Teambuilding của sinh viên ngành Văn hóa du lịch trường Đại học dân lập Hải Phòng”

Tác giả thu thập số liệu thứ cấp từ sách báo, tạp chí chuyên ngành du lịch

và kế thừa những nghiên cứu đã có Tác giả đã tiến hành tìm hiểu, phân loại và đánh giá những công bố liên quan đến hoạt động teambuilding và teambuilding trong du lịch S dụng phương pháp so sánh, đối chiếu: lập bảng

so sánh với hệ thống tiêu chí cụ thể (tìm ra mối liên hệ giữa chức năng của hoạt động teambuilding và những đặc thù của hoạt động du lịch; các tiêu chí, đặc điểm gắn kết của hai loại hình hoạt động này; so sánh giữa hoạt động teambuilding thông thường và hoạt động teambuilding trong du lịch) nhằm tạo

cơ sở khoa học và mức độ tin cậy cho các đánh giá Quan sát, tham gia thực hiện vào hoạt động giảng dạy của giáo viên trên lớp, các chuyến thực tế của tác giả Phương pháp này giúp tác giả rút ra nhận định bước đầu về việc khai

thác hoạt động teambuilding trong du lịch của sinh viên Tác giả nhận thấy

hoạt động teambuilding trong các giờ học, các buổi học ngoài trời đã giúp sinh viên học tập tích cực và tạo sự gắn kết trong một cộng đồng Dù thực tế hoạt động teambuilding chưa được phổ biến rộng rãi, còn một lượng lớn khách du lịch tham gia hoạt động mà không được biết tới loại hình sản phẩm này nhưng những hoạt động teambuilding trong du lịch đã làm cho chuyến du lịch của du khách mới mẽ hơn Như vậy việc đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, quảng bá sản phẩm là hết sức cần thiết

- Debra Anne Cresswell (2009), “ Teambuilding – Adding value or variety”

Trong nghiên cứu này, tác giả thu thập dữ liệu định lượng và dữ liệu định tính Dữ liệu định lượng được thu thập thông qua việc s dụng các tóm tắt thiết kế và một bảng câu hỏi dùng thang đo Liker 5 mức độ Các câu hỏi cung cấp yếu tố cá nhân cùng với các câu hỏi liên quan đến nhận thức của cá nhân trong các hoạt động teambuilding như: tính chuyên nghiệp của hướng dẫn, tính an toàn, mục đích đạt được Tác giả chủ yếu phỏng vấn gián tiếp qua đường bưu điện và e-mail Ngoài ra, dữ liệu định tính được thu thập thông qua quan sát và phỏng vấn trực tiếp người tham gia, yêu cầu họ giải thích ngắn

Trang 13

gọn câu trả lời của họ cho một số câu hỏi Câu hỏi gắn liền với việc họ nghĩ các hoạt động teambuilding đã thành công trong việc đem lại lợi ích cho các tổ chức bao gồm cả lợi ích dự kiến, bất ngờ, khó khăn hoặc tiêu cực Kết quả cho thấy người tham gia từ các tổ chức nghiên cứu nhận thấy sự phát triển kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, đánh giá cá nhân… và đó chính là kết quả từ các hoạt động teambuilding Nhiều người trong số những người tham gia cũng nhận xét về kỹ năng của người hướng dẫn, tính an toàn (điều kiện bên ngoài) là quan trọng đối với hoạt động teambuilding Tác giả cũng quan sát thấy rằng để giữ chân những người tham gia cần có mục tiêu thiết kế ngắn gọn kết hợp những hoạt động thú vị được thiết kế tốt và thật sự đáp ứng yêu cầu của tổ chức

- Alex C Diego (2006), “ Teambuilding Event as Event Tourism”

Dữ liệu được tác giả thu thập trong các cuộc phỏng vấn trực tiếp mặt đối mặt, những người trả lời được chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện đến từ Scotland, xứ Wales và Anh; mã hóa, phân loại và phân tích dữ liệu để đưa ra vấn đề chính và ý kiến của những người tham gia Các bước thực hiện trong việc phân tích các thông tin dẫn tới xây dựng một khuôn khổ khái niệm dựa trên nhận thức của những người tham gia vào nghiên cứu Qua các cuộc phỏng vấn, phân tích thông tin từ nhận thức của người tham gia và việc x lý các tình huống tác giả thấy rằng các sự kiện xây dựng đội là rất cần thiết đối với các nhà tổ chức và người tham gia trong một chuyến du lịch, ngoài ra, sự kiện xây dựng đội hỗ trợ khắc phục vấn đề mùa vụ của du lịch; khả năng thu hút ở lại qua đêm và tăng thời gian lưu trú, công suất mang lại giá trị kinh tế

và tạo việc làm, khả năng hỗ trợ trong việc xây dựng hình ảnh điểm đến và thu hút đầu tư trong tương lai và góp phần hướng tới phát triển bền vững ngành công nghiệp du lịch ở Vương quốc Anh

- Dương Chí Nguyên, Lê Lan Phương, Huỳnh Vũ Linh (2008), “ Một

số giải pháp phát triển loại hình City Tour ở thành phố Hồ Chí Minh”

Tác giả s dụng nguồn dữ liệu sơ cấp và thứ cấp Dữ liệu thứ cấp được khai thác từ Sở Du lịch, các bài viết của các chuyên gia trên các báo, tạp chí, phương tiện truyền thông của ngành Tài liệu, số liệu thống kê và bảng báo cáo kết quả hoạt động của ngành du lịch thành phố, kết quả khai thác loại hình city tour trong 5 năm (2003-2008) Tác giả còn so sánh với một số nước trong khu vực như: Singapo, Thái Lan, Malaysia Nguồn dữ liệu sơ cấp: tác giả phỏng vấn 120 du khách (60 khách quốc tế và 60 khách nội địa) bằng bảng câu gồm những câu hỏi định tính và những câu hỏi định lượng Các câu hỏi định lượng được tập trung vào thang định danh và thang đo khoảng (thang

Trang 14

Likert 5 mức độ) Tác giả s dụng phương pháp tổng hợp và x lý bằng chương trình Microsoft Excel, so sánh kết quả hoạt động của các năm rồi đi đến kết luận Ngoài ra tác giả phân tích ma trận SWOT để đưa ra giải pháp Từ

đó, tác giả thấy rằng thành phố Hồ Chí Minh có tiềm năng du lịch rất lớn, do

đó đây là nơi hấp dẫn để phát triển loại hình du lịch city tour Dù vẫn còn những yếu kém trong quá trình tổ chức và hoạt động nhưng cùng với tốc độ phát triển trong du lịch của thành phố và những đánh giá khả quan từ khách du lịch qua khảo sát, tác giả cho thấy city tour đã thể hiện vị thế của mình và là loại hình du lịch độc đáo của thành phố Hồ Chí Minh

Qua các đề tài trên, đề tài học hỏi được cách thu thập dữ liệu thứ cấp, cách phân tích số liệu thứ cấp bằng phương pháp so sánh tuyệt đối và tương đối; cách thu thập dữ liệu sơ cấp cấp bằng việc phỏng vấn bằng bảng câu hỏi, cách x lý số liệu sơ cấp, cách xây dựng 1bảng câu hỏi, phương pháp chọn mẫu và việc s dụng ma trận phân tích điểm mạnh - điểm yếu - cơ hội - đe dọa

để đi đến đề xuất giải pháp Đồng thời tôi học hỏi được cách tiếp cận teambuilding và phương pháp so sánh giữa teambuilding thông thường và teambuilding trong du lịch để làm rõ ràng hơn đối tượng nghiên cứu của đề tài

Trang 15

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Theo định nghĩa của hai vị giáo sư tiến sỹ Hunziker và Krapf - người sáng lập ra lý thuyết cung du lịch: du lịch là tập hợp các mối quan hệ và các hiện tượng phát sinh trong các cuộc hành trình và lưu trú của những người ngoài địa phương, nếu việc lưu trú đó không thành cư trú thường xuyên và không liên quan đến hoạt động kiếm lời

Theo định nghĩa của Kuns – người Thụy Sỹ cho rằng: du lịch là hiện tượng những người ở chỗ khác, ngoài nơi ở thường xuyên, đi đến bằng các phương tiện giao thông và s dụng các xí nghiệp du lịch

Theo định nghĩa của Michael Cotlman - người Mỹ cho rằng: du lịch là sự tương tác giữa 4 nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ khách du lịch như: khách du lịch, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, cư dân sở tại và chính quyền địa phương nơi đón khách du lịch

Tuy nhiên, ở mỗi tổ chức, quốc gia lại có những định nghĩa khác nhau về

du lịch:

Theo Hội Nghị Liên Hợp Quốc tế về Du Lịch ở Roma, 1963: du lịch là tổng hòa các mối quan hệ, hiện tượng, các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước của họ với mục đích hòa bình Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ

Theo Tổ chức Du lịch Thế giới -World Tourist Organization (WTO): du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là

Trang 16

kiếm tiền Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư

Theo Hội nghị Quốc tế về thống kế du lịch ở Otawa, Cannada, 1991: du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài môi trường thường xuyên (nơi ở của mình), trong một khoảng thời gian ít hơn khoảng thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định trước, mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm

Theo luật du lịch Việt Nam, 2005: du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định

Đứng trên những góc độ khác nhau du lịch có những định nghĩa khác nhau:

Góc độ người đi du lịch: du lịch là cuộc hành trình lưu trú tạm thời ở ngoài nơi lưu trú thường xuyên của cá thể nhằm thỏa mãn các nhu cầu khác nhau, với mục đích hòa bình, hữu nghị Du lịch như cơ hội tìm kiếm những kinh nghiệm sống, sự thỏa mãn một số nhu cầu vật chất và tinh thần của họ Góc độ người kinh doanh du lịch: du lịch là quá trình tổ chức các sự kiện

về sản xuất và phục vụ nhằm thỏa mãn và đáp ứng các nhu cầu của người đi

du lịch Các doanh nghiệp du lịch xem du lịch như là một cơ hội để bán các sản phẩm mà họ sản xuất ra, nhằm thỏa mãn nhu cầu của người đi du lịch, đồng thời thông qua đó đạt được mục đích số một của mình là tối đa hóa lợi nhuận

Góc độ chính quyền địa phương: du lịch là việc tổ chức các điều kiện về hành chính, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ du khách Du lịch là tổng hợp các hoạt động kinh doanh đa dạng, được tổ chức nhằm giúp

đỡ việc hành trình và lưu trú tạm thời của cá thể Du lịch là cơ hội để bán các sản phẩm địa phương, tăng thu ngoại tệ, tăng các nguồn thu nhập từ các khoản thuế trực tiếp và gián tiếp, đẩy mạnh cán cân thanh toán và nâng cao mức sống vật chất và tinh thần cho dân địa phương

Góc độ người dân sở tại: du lịch là một hiện tượng kinh tế - xã hội Đối với họ, du lịch là cơ hội để tìm hiểu nền văn hóa và phong cách của người ngoài địa phương, người nước ngoài, là cơ hội để tìm kiếm việc làm, để phát sinh và phát triển các nghề cổ truyền, các nghề thủ công truyền thống của dân tộc Thông qua du lịch, một mặt có thể tăng thu nhập, nhưng mặt khác có thể ảnh hưởng đến đời sống: môi trường, an ninh trật tự, nơi ăn chốn ở,…

Trang 17

2.1.1.2 Khái niệm khách du lịch

Ngành du lịch muốn hoạt động và phát triển thì khách du lịch là nhân tố quyết định, không có khách du lịch việc kinh doanh và các hoạt động du lịch trở nên vô nghĩa

Theo Pháp lệnh Du lịch Việt Nam, 1999: khách du lịch là những người

đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập từ nơi đến

Phân loại khách du lịch:

Khách tham quan (Excursionists) là khách du lịch đến viếng thăm một nơi nào đó dưới 24 giờ đồng hồ và không ở lại qua đêm, còn gọi là khách du ngoạn hay khách ở trong ngày

Du khách (tourists) là khách du lịch lưu trú tại một quốc gia hay một vùng khác với nơi ở thường xuyên trên 24 giờ (dưới 1 năm) và nghỉ lại qua đêm tại đó với mục đích như tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng, tham dự hội nghị, tôn giáo, công tác, thể thao, học tập,

Theo Pháp lệnh Du lịch của Việt Nam 1999, khách du lịch bao gồm khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa:

Khách du lịch quốc tế: là người nước ngoài, người Vệt Nam định cư ở nước ngoài đến Việt Nam không quá 12 tháng với mục đích tham quan nghỉ dưỡng, hàng hương, tham người thân, bạn bè,tìm hiểu cơ hội đầu tư, kinh doanh,…

Khách du lịch nội địa: là công dân Việt Nam rời khỏi chổ ở của mình không quá 12 tiếng, với mục đích tham quan nghỉ dưỡng, hàng hương, tham người thân, bạn bè, tìm hiểu cơ hội đầu tư, kinh doanh,… trên lãnh thổ Việt Nam

2.1.1.3 Khái niệm điểm đến du lịch

Đểm đến du lịch là một không gian vật chất mà du khách ở lại ít nhất là một đêm Nó bao gồm các sản phẩm du lịch như: các dịch vụ hỗ trợ, các điểm đến và tuyến điểm du lịch trong thời gian một ngày Nó có các giới hạn vật chất và quản lý giới hạn hình ảnh, sự quản lý xác định tính cạnh tranh trong thị trường Các điểm đến du lịch địa phương thường bao gồm nhiều bên hữu quan như một cộng đồng tổ chức và có thể kết nối lại với nhau để tạo thành một

điểm đến du lịch lớn hơn.(Theo Tổ chức Du lịch Thế giới – WTO)

Điểm đến du lịch (Tourism destination) là một trong những khái niệm rất rộng và đa dạng - được dùng để chỉ một địa điểm (place) có sức hút với du

Trang 18

khách khác biệt cao hơn so với địa điểm cùng cấp xung quanh, bởi tính đa dạng tài nguyên, chất lượng và một loạt các tiện nghi và hoạt động (đặc biệt quan trọng là hoạt động quản lý và marketing) cung cấp cho du khách, do ở đây tồn tại các yếu tố sơ cấp đặc thù (khí hậu, sinh thái, truyền thống văn hoá, các kiến thức truyền thống, loại hình vùng đất) cùng các yếu tố thứ cấp như các khách sạn, giao thông - vận tải, các khu vui chơi giải trí và hoạt động được quy hoạch và quản lý như một hệ thống mở Điểm đến có thể hiểu đơn giản là các địa điểm du lịch như các công viên chủ đề, những câu lạc bộ khách sạn và các làng du lịch Những nơi này có thể là các điểm đến cho một chuyến đi trong ngày, một kỳ nghỉ ngắn hoặc dài ngày Ở một khía cạnh khác, thì các quốc gia, các lục địa cũng được xem xét và chào bán như là các điểm đến du

lịch (Theo Uỷ ban lữ hành Châu âu - ETC)

Hầu hết các điểm đến du lịch đều gồm các yếu tố sau:

- Điểm hấp dẫn du lịch: các điểm hấp dẫn của một điểm đến du lịch dù mang đặc điểm nhân tạo, đặc điểm tự nhiên hoặc là các sự kiện thì cũng đều gây ra động lực ban đầu cho sự thăm viếng của khách

- Giao thông đi lại: rõ ràng giao thông và vận chuyển khách ở điểm đến

sẽ làm tăng thêm chất lượng và duy trì giao thông có hiệu quả nối liền với các thị trường nguồn khách là điểm căn bản cho sự thành công của các điểm đến

Sự sáng tạo trong việc tổ chức giao thông du lịch sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các du khách trong việc tiếp cận điểm đến và là một yếu tố quan trọng thu hút khách du lịch

- Nơi ăn nghỉ: các dịch vụ lưu trú của điểm đến không chỉ cung cấp nơi

ăn nghỉ chất lượng mà còn tạo được cảm giác chung về sự đón tiếp nhiệt tình

và ấn tượng khó quên về món ăn và đặc sản địa phương

- Các tiện nghi và dịch vụ hỗ trợ: du khách đòi hỏi một loạt các tiện nghi, phương tiện và các dịch vụ hỗ trợ tại điểm đến du lịch

2.1.1.4 Khái niệm loại hình du lịch

Loại hình du lịch là tập hợp các sản phẩm du lịch có những đặc điểm giống nhau, hoặc vì chúng thỏa mãn những nhu cầu, động cơ du lịch tương tự, hoặc được bán cho cùng một nhóm khách hàng, hoặc vì chúng có cùng một nhóm phân phối, một cách tổ chức như nhau, hoặc được xếp chung theo một

mức giá bán nào đó.(Theo giáo trình Kinh tế du lịch, Đại học Cần Thơ )

Các loại hình du lịch :

Phân loại theo phương tiện lưu trú: du lịch ở khách sạn, du lịch ở khách sạn ven đường, du lịch ở liều trại, du lịch ở làng du lịch

Trang 19

Phân loại theo vị trí địa lí của nơi đến du lịch: nghỉ núi, nghỉ sông, hồ, biển, du lịch thành phố, du lịch đồng quê

Phân loại theo mục đích chuyến đi:

Du lịch đã trở thành một xu hướng phổ biến trên toàn cầu và trên thế giới

có nhiều biến động tác động mạnh mẽ đến ngành du lịch, làm cho nhu cầu du lịch thay đổi hướng tới những giá trị mới trên cơ sở những giá trị văn hóa truyền thống, giá trị tự nhiên, giá trị sáng tạo, công nghệ cao Du lịch bền vững, du lịch xanh, du lịch trách nhiệm, du lịch cộng đồng gắn với xóa đói giảm nghèo, du lịch hướng về cội nguồn, hướng về thiên nhiên là những xu hướng nổi trội Ngoài ra, khám phá văn hóa của các địa danh kết hợp nghỉ ngơi, thư giãn cùng các hoạt động xây dựng đội nhóm (teambuilding) là xu hướng du lịch mới của nhiều doanh nghiệp Chất lượng môi trường trở thành

yếu tố quan trọng cấu thành giá trị hưởng thụ du lịch (Theo Tổng cục du lịch)

2.1.3 Hoạt động Teambuilding

2.1.3.1 Khái niệm

Teambuilding (xây dựng nhóm) là thuật ngữ đề cập đến việc lựa chọn, phát triển hướng đến kết quả chung của toàn đội (một nhóm người) thông qua các hoạt động thực hành như tham gia các trò chơi năng động; là giải pháp xây dựng và phát triển đội nhóm Nó kết hợp vừa lý thuyết - thực hành - đánh giá - đào tạo và tạo động lực, nhằm liên kết và phát triển nhóm Đồng thời khơi dậy động lực và niềm tự hào trong mỗi thành viên trong nhóm cùng hướng đến

mục đích chung (Theo Nguyễn Thị Nam, “Tìm hiểu hoạt động Teambuilding

của sinh viên ngành Văn hóa du lịch trường Đại học dân lập Hải Phòng”, 2012)

Trang 20

Xây dựng nhóm (teambuilding) là khái niệm bao gồm các hoạt động nhằm thúc đẩy sự phát triển của một đội ngũ, tạo nên hiệu quả công việc Hoạt động đó được tổ chức dưới dạng các bài học lý thuyết và thực hành Tuy nhiên

dù ở thể loại nào thì các hoạt động này phải gắn liền với những hoạt động thực tiễn của đội ngũ đó (có thể là nhân viên công ty, thành viên một tổ chức, câu lạc bộ, trường học, gia đình … hoặc bất kỳ những cá nhân bắt buộc hoặc tự

nguyện hợp tác với nhau trong một môi trường nhất định) (Theo nhà chuyên tổ

chức các hoạt động teambuilding - IPTM TEAMBUILDING)

Teambuilding là hàng loạt các hoạt động được thiết kế và tổ chức, từ các hoạt động thách thức thể chất như leo núi, các hoạt động ngoài trời như trò chơi yêu cầu có đạo cụ…đến hoạt động không thách thức thể chất như các trò

chơi trong nhà (Theo Debra Anne Cresswell, “Teambuilding - Adding Value

or Variety?”, 2009)

2.1.3.2 Quá trình hình thành và phát triển

Teambuilding xuất hiện trên thế giới vào khoảng cuối những năm 20 và đầu những năm 30 của thế kỷ XX Frederick Winslow Taylor (1856-1915) chính là người đầu tiên nghiên cứu những hoạt động này, ông đã khai sáng ra

“Hoạt động tương quan giữa người và người” (Human Relations Movement), với những chuỗi hoạt động th thách trong những điều kiện nhất định, nhằm

th khả năng làm việc của nhóm công nhân Các cuộc th nghiệm tiếp theo do Elton Mayo thực hiện tại Hawthorne Works - một nhà máy lắp ráp của Western Electric ở phía bắc Illinois - trong suốt thập niên 1920 Ông đã tập trung tiến hành th nghiệm trên một nhóm nhân viên bằng cách thường xuyên thay đổi môi trường làm việc của họ như: tăng lương thưởng, điều chỉnh nhiệt

độ và ánh sáng, nghỉ giải lao, v.v Hiệu suất làm việc tăng lên, nhưng Mayo vô cùng ngạc nhiên khi nhận thấy sự cải thiện ấy dường như độc lập với điều kiện làm việc Ông kết luận rằng nhân viên làm việc tốt hơn vì cấp quản lý đã tỏ ra quan tâm đến những hình thức cải thiện ấy Nhờ công trình nghiên cứu mang tính đột phá của Mayo, giờ đây chúng ta hiểu rằng nơi làm việc là một hệ thống xã hội phức hợp mà tại đó, sự thỏa mãn và tận tâm của nhân viên ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc Qua 2 thập niên sau đó, nhiều cuộc th nghiệm

và phân tích theo nghiên cứu của Mayo và được áp dụng cho nhiều nhóm công nhân, đã minh chứng rằng năng suất làm việc tăng nhanh khi các công nhân được lập thành nhóm Vào những năm 1950, tập đoàn Genaral Foods đã có một cuộc th nghiệm về khái niệm làm việc nhóm Nhiều nghiên cứu sau đó liên tục được đưa ra, nhấn mạnh tầm quan trọng của nhóm trong việc tăng năng suất làm việc Những thập niên sau đó, càng ngày càng có nhiều tập đoàn như: Genaral Motors, Saab, Volvo, Honeywell, Xerox, và Pratt & Whitney tổ

Trang 21

chức những hoạt động nhằm chứng tỏ hiệu quả lớn lao của “làm việc nhóm”

Và hoạt động teambuilding chính thức được các công ty du lịch khai thác từ năm 1960 và phát triển vào những năm gần đây Team building vào Việt Nam bằng nhiều con đường: từ những doanh nghiệp dịch vụ như AQL tại thành phố

Hồ Chí Minh, từ tổ chức phi chính phủ như IOGT và qua liên kết đào tạo là sự liên kết với Thụy Điển - nơi có chuyên ngành đào tạo teambuilding với sự hỗ trợ của một giáo sư chuyên về teambuilding là Oille Ngoài ra còn một lực lượng các học viên của Việt Nam được c sang đào tạo tại Thụy Điển đã đem teambuilding về phát triển tại Việt Nam

2.1.3.3 Đối tượng

- Teambuilding cần thiết cho hầu hết các tổ chức, đơn vị thuộc các lĩnh vực cần có sự phối hợp làm việc của các cá nhân và bộ phận khác nhau trong cùng một tổ chức

đó muốn chuyển sang lĩnh vực khác

- Tổ chức muốn có một bước đột phá mới trong công việc, muốn làm tăng sự phấn khích trong môi trường làm việc Khi đó, tham gia một chương trình teambuilding là rất cần thiết vì đây sẽ là dịp để cho các thành viên hiểu biết và tăng cường quan hệ làm việc với nhau

2.1.3.4 Chức năng

- Chức năng giáo dục:

+ Đào tạo và rèn luyện kỹ năng làm việc đội: cộng tác, lãnh đạo giải quyết vấn đề…Các kỹ năng đó không chỉ được s dụng trong công việc, mà còn là kỹ năng cơ bản nhất mà người tham gia có áp dụng trong cuộc sống, cách sống

+ Nâng cao hiểu biết về công việc và các lĩnh vực khác: thành viên của đội có thể trau dồi kiến thức qua các bài tập thực hành mô phỏng công việc thực tế hoặc các trò chơi dựa trên nguyên lí toán học, vật lý, hóa học hoặc các cuộc thảo luận về một vấn đề xã hội… Bồi dưỡng tinh thần, hoàn thiện tâm hồn, tư tưởng, tình cảm, vun đắp tinh thần đoàn kết, sẵn sàng sẻ chia và giúp

đỡ đồng nghiệp, cảm thông với người lãnh đạo…

Trang 22

- Chức năng liên kết: chọn lựa những người có khả năng phù hợp với công việc và mục đích của đội là có thể, nhưng rất khó để chọn lựa tính cách của họ Qua các hoạt động teambuilding, người lãnh đạo sẽ rút ra cách phân công mọi người vào vị trí phù hợp, cách kết hợp những người có thể hổ trợ cho nhau… Các cá nhân năng động và cởi mở sẽ hòa nhập nhanh chóng hơn Các cá nhân nội tâm, thầm lặng hoặc thích làm việc độc lập… vẫn được phát huy năng lực và cảm thấy mình được tập thể chấp nhận Teambuilding giúp xây dựng sự thông hiểu và tin tưởng lẫn nhau trên tinh thần chung của đội

- Chức năng giải trí: nội hàm teambuilding không phản ánh chức năng giải trí Tuy vậy trong thực tế, một số phân loại teambuilding đã thể hiện chức năng này Người ta sáng tạo ra teambuilding, tìm đến với teambuilding để tránh khỏi sự cứng nhắc của những bài lý thuyết trong không gian làm việc đã quá quen thuộc Sự đa dạng trong hình thức hoạt động và không gian tổ chức của teambuilding góp phần tạo nên sự phấn khởi cho người tham gia, sức lôi cuốn hấp dẫn mà vẫn không làm mất đi tính hiệu quả của việc đào tạo Mong muốn lôi kéo được tất cả các thành viên tham gia thật tích cực đã làm cho hoạt động teambuilding ngày càng được thể hiện rõ chức năng này hơn Điều này đang có xu hướng trở thành một đặc trưng mới của hoạt động teambuilding

2.1.3.5 Đặc trưng

- Tính tự rèn luyện: teambuilding rèn luyện kỹ năng cho con người không phải trên sách vở, không phải là những bài thuyết giáo mà những người tham gia tự học qua quá trình trao đổi kinh nghiệm với đồng đội, qua nỗ lực của mỗi bản thân trong các hoạt động, trò chơi

- Tính tập thể: đây là yếu tố đặc trưng nhất của hoạt động teambuilding

vì teambuilding là các hoạt động đòi hỏi sự tham gia của tập thể, yêu cầu cá nhân phải hợp tác với các thành viên còn lại trong đội để thực hiện Có những trường hợp nó là những hoạt động có tính thách thức

- Tính ngoài công việc: teambuilding gồm các hoạt động ngoài công việc (mô phỏng đặc điểm, kỹ năng công việc, hoặc xây dựng các tình huống của công việc chứ không hoàn toàn là công việc) Tính chất ngoài công việc không

có nghĩa là chỉ phục vụ cho giải trí, có trường hợp hoạt động teambuilding xây dựng lại chân thực những khó khăn của công việc thực tế để các thành viên có

sự chuẩn bị tinh thần, làm quen, chuẩn bị phương án và kinh nghiệm x lý

- Tính chuyên nghiệp: hoạt động teambuilding có sự tham gia tổ chức hoặc cố vấn của các nhà teambuilding chuyên nghiệp

Trang 23

2.1.3.6 Vai trò

- Đối với tập thể:

+ Hoạt động teambuilding là một giải pháp nhân sự quan trọng Các hoạt động trong teambuilding mang tính tập thể rõ nét và nhiều trường hợp có tính thách thức khiến cho các cá nhân nhận thức được yêu cầu phải liên kết với nhau Trong quá trình thực hiện, họ giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm, giúp đỡ, hiểu và tin tưởng lẫn nhau Quá trình đó làm tăng cường sự cố kết giữa các thành viên trong đội, phát triển lên thành khối đoàn kết và niềm tự hào về tập thể

+ Teambuilding là sự rèn luyện kỹ năng làm việc bằng hành động Thay

vì ngồi một chỗ, các thành viên của đội trực tiếp tham gia vào các hoạt dộng

đa dạng Họ dễ dàng thể hiện điểm mạnh, bộc lộ điểm yếu, giúp người lãnh đạo

+ Hoạt động teambuilding làm tăng hiệu quả làm việc, giúp rút ngắn con đường đi tới mục đích chung của tập thể Teambuilding mang lại sự tận tâm của các thành viên đối với tập thể Sự tâm huyết, kỹ năng liên tục được trao dồi và phát huy đúng lợi thế

+ Hoạt động teambuilding giúp tăng cường mối quan hệ giũa người lãnh (leader) và các thành viên (member) Mối quan hệ giữa lãnh đạo và thành viên viên trong bất kỳ đội nào cũng luôn luôn là mối quan hệ hai chiều Nhờ hoạt động teambuilding, người lãnh đạo có thể tìm hiểu, đánh giá thành viên nhằm đưa ra chiến lược dùng người hợp lý nhất Ngược lại, các thành viên có cơ hội thực hiện việc trao đổi thông tin, đưa ra ý kiến phản hồi với người lãnh đạo Môi trường ngoài công việc cũng phần nào tạo nên sự cởi mở hơn cho mối quan hệ hai chiều này

- Đối với cá nhân

+ Quá trình vận động (vòng đời) của một đội, từ định hình (forming) đến hoạt động (perforrming), song song với quá trình chuyển biến mối quan hệ Hoạt động teambuilding giúp hoàn thiện kỹ năng sống Các thành viên không chỉ học cách làm việc với một hay một vài người khác, hơn thế, còn tự mình rút ra kinh nghiệm về ứng x , về cách quan tâm và giúp đỡ “đồng nghiệp”, cách yêu cầu được giúp đỡ… Đó chính là kỹ năng sống

+ Hoạt động teambuilding giúp cá nhân hòa nhập với phương thức làm việc hiện đại Hệ quả của chuyên môn hóa là sự phụ thuộc lẫn nhau Để tồn tại

và điều hòa các mối quan hệ phụ thuộc, con người đã chọn con đường hòa bình là hợp tác và cho đến ngày nay, nó đã trở thành một xu thế toàn cầu (toàn

Trang 24

cầu hóa) Nằm trong xu thế đó, làm việc theo đội, nhóm đã trở thành một yêu cầu đối với mọi cá nhân Teambuilding cung cấp cho cá nhân những kỹ năng

để hòa nhập và hợp tác

+ Hoạt động teambuilding giúp cá nhân hiểu được chính mình Không một ai là hoàn hảo và cũng không một ai làm tốt tất cả mọi việc, đảm nhiệm được mọi vị trí Mỗi cá nhân khi tham gia vào các hoạt động teambuilding sẽ

tự nhận biết mình làm được gì và không làm được gì, mình phù hợp với vị trí nào… Họ nhận định được ưu điểm, nhược điểm từ sự đúc kết thực tiễn chứ không phải lý thuyết suông Khi đó, họ sẽ tự đưa ra giải pháp khắc phục điểm yếu và hoàn thiện bản thân

2.1.4 Công tác tổ chức hoạt động teambuilding

2.1.4.1 Thời gian và địa điểm

Thông thường teambuilding thường được các tổ chức kết hợp với chuyến tham quan, nghỉ mát hằng năm của mình Họ sẽ thuê các đơn vị chuyên nghiệp thực hiện chương trình teambuilding Sau khi thực hiện xong teambuilding, tổ chức sẽ kết luận lại ý nghĩa, mục đích của chuyến đi qua các hoạt động và tiếp tục các chương trình riêng của họ Số luợng thành viên tham gia teambuilding

lý tưởng cho một chuyến đi là từ 15 đến 30 người Teambuilding có thể được thiết kế cho những tổ chức có từ 100 đến 200 thành viên cùng tham dự, tuy nhiên công tác tổ chức phải hết sức quy mô và chi tiết Dụng cụ là một vấn đề quan trọng không thể thiếu trong các chương trình teambuilding, số người tham gia càng đông, dụng cụ càng nhiều và cồng kềnh vì thế đơn vị tổ chức teambuilding luôn cần một đội ngũ nhân viên chuẩn bị và hỗ trợ trước và trong thời gian thực hiện teambuilding Đơn vị thực hiện teambuilding có thể sẽ đứng ra tổ chức chương trình hoặc có thể thực hiện nhiệm vụ vận chuyển, khách sạn cho thành viên Teambuilding có thể kết hợp thêm chương trình gala dinner thực hiện trong buổi cơm tối để tạo thêm niềm vui, hiểu biết và đoàn kết Tuỳ vào nhu cầu của tổ chức hay nhóm, thường thì thời gian thực hiện teambuilding từ 1 đến 2 ngày hoặc 2 đến 3 ngày, phần lớn là tại các khu vực ngoài trời có địa hình đa dạng khác nhau như bãi đất trống, hồ bơi, bãi

biển, núi, rừng, sân chơi rộng, trong rừng hay trong nhà (Theo Ernest John

Proctor, chuyên gia tư vấn nhân sự AQL Teambuilding)

Teambuilding là hoạt động có thể tổ chức ở tất cả mọi nơi Thông thường nhất, teambuilding được thực hiện tại các resort nơi có nhiều địa hình khác nhau để thực hiện Hiện tại ở miền Nam, các resort tại Mũi Né - Phan Thiết, Phú Quốc, Nha Trang, Đà Lạt hoặc tại khu du lịch Bình Quới, Đầm Sen, Văn

Thánh – TPHCM là những địa điểm lý tưởng được lựa chọn

Trang 25

2.1.4.2 Vai trò của những người tổ chức

- Facilitator (giảng viên): người chịu trách nhiệm chính về chuyên môn của chương trình phải thiết kế chương trình sao cho phù hợp yêu cầu của doanh nghiệp Trong thời gian thực hiện chương trình, các hoạt động, trò chơi phải làm cho các người tham gia rút ra được bài học theo đúng ý đồ của tổ

chức

- Assistant (trợ giảng): thường sẽ là một đội ngũ chịu trách nhiệm chuẩn

bị dụng cụ theo chương trình đã đề ra, vận chuyển và tổ chức dụng cụ, hướng dẫn trò chơi và hỗ trợ người tham gia trong khi thực hiện Số lượng người trợ

giảng thông thường nhiều hơn số lượng người hướng dẫn

2.1.4.3 Hạn chế

- Trong quá trình tham gia, thành viên trong đội mang nặng tính thắng thua quá mức mà quên đi ý nghĩa chính của teambuilding Thay vì rút ra những bài học từ trò chơi như ý nghĩa thực tiễn thì một số người lại thể hiện tính không trung thực và từ đó có thể dẫn tới sự bốc đồng, chia rẽ

- Khi tham gia, thành viên quá hòa vào cuộc chơi hăng say quên đi ý nghĩa cần rút ra, không hiểu được mục đích từ các hoạt động

- Đơn vị tổ chức chương trình quá chú trọng vào trò chơi mà không đề cập, hướng đến cho người chơi đến bài học rút ra từ các hoạt động Trường hợp này xảy ra khi các đơn vị tổ chức teambuilding không có người hướng dẫn giỏi

- Địa điểm tổ chức không phù hợp với các hoạt động được thiết kế từ trước Điều này thường xảy ra khi các công ty thực hiện teambuilding không

khảo sát trước hoặc chưa thực sự có kinh nghiệm

2.1.5 Hoạt động teambuilding trong du lịch

Với chức năng cơ bản là tạo lập nhóm, đội với tinh thần đoàn kết và phát huy đối đa năng lực của tập thể dưới một “dây chuyền” hoạt động Teambuilding là công cụ hữu hiệu hỗ trợ, làm phong phú hoạt động du lịch

Du lịch là loại hình hoạt động giao lưu văn hóa mang tính tập thể, đa phần các hoạt động du lịch đuợc tổ chức theo nhóm hay tour Với loại hình hoạt động mang đậm tính tập thể và tính văn hóa như vậy, teambuilding thực sự thích hợp để được vận dụng trong các hoạt động du lịch Thực tế các nhà du lịch hiên nay đang rất chú trọng và đi sâu khai thác công năng của hoạt động này trong du lịch, hoạt động kết hợp hài hòa với những yêu cầu, đặc trưng của du lịch, vừa tạo nên một tập thể hoạt động nhịp nhàng, hài hòa lợi ích, tôn trọng

đề cao tính văn hóa, tính tập thể Đối tượng của teambuilding là các đội và

Trang 26

khách hàng mục tiêu của du lịch cũng là cá nhân, đặc biệt là các tập thể thuộc doanh nghiệp, các tổ chức, gia đình…mang tính chất hoạt động đội sâu sắc Teambuilding thực sự là một sự kết hợp tuyệt vời với những đặc trưng của du lịch

2.1.5.1 Đặc trưng hoạt động teambuilding trong du lịch

- Đặc trưng nổi bật của hoạt động du lịch là tính giải trí, chính vì thế hoạt động teambuiding trong du lịch mang đậm tính giải trí hơn, tính thoải mái, thư giãn cao hơn, nhạt nhòa dấu ấn của công việc, đào tạo Hoạt động teambuiding trong du lịch chỉ chủ yếu tăng cuờng sự kết nối các thành viên, giảm tải các yêu cầu về đào tạo theo như những chuẩn mực đào tạo của hoạt động teambuiding thông thường Hoạt động teambuilding trong du lịch mang đậm tính chất cởi mở thân thiện hơn, dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu bản thân, lãnh đạo và các thành viên khác trong nhóm của mình

- Teambuiding trong du lịch thể hiện rõ ưu thế, phát huy tối đa vai trò trong việc thu hẹp khoảng cách, rèn luyện cách sống, phát huy vai trò tăng hiệu quả làm việc của nhân viên, tăng các tác động tâm lý tích cực Song teambuiding trong du lịch nhạt nhòa ấn tuợng sự đào tạo kỹ năng trong công việc hơn vì yêu cầu hài hòa với đặc trưng thư giãn, giải trí

- Du lịch là sự thể hiện mới của teambuilding, điểm khác biệt lớn nhất của hoạt động teambuilding du lịch và hoạt động teambuilding thông thường chính ở sự thư giãn, giải trí, nguời ta tìm tới teambuilding trong du lịch đơn giản vì sự tham gia cấu kết, giải trí nhiều hơn là giải quyết công việc, tính chất, mức độ đào tạo trong hoạt động teambuiding cũng giảm bớt nặng nề, được hài hòa nhẹ nhàng với mục đích thư giãn chung

2.1.5.2 Các loại hình hoạt động teambuilding trong du lịch

Teambuilding chỉ có 2 loại hình chính là:

+ Teambuilding indoor (hoạt động diễn ra trong nhà): tổ chức tại các phòng hội thảo, phòng học trong thành phố, hội trường của các khu du lịch, resort, khách sạn…

+ Teambuilding outdoor (hoạt động diễn ra ngoài trời): tổ chức tại bãi biển, công viên, trong rừng, khuôn viên khu du lịch, resort…

Nhìn chung, các hoạt động teambuilding đều có thể kết hợp được với tất

cả các loại hình du lịch Tùy thuộc vào mục đích chuyến đi, số lượng thành viên trong chuyến đi, các địa điểm tổ chức và kinh nghiệm thực tiễn của những người hướng dẫn thì sẽ có những hoạt động teambuilding phù hợp, giúp

Trang 27

cho các thành viên tham gia hiểu được ý nghĩa cũng như mục đích chuyến đi

của mình

2.2 Mô hình nghiên cứu và tiến trình nghiên cứu

Đề tài dựa vào mô hình nghiên cứu của Susan G.Cohen và Diane E

Bailey trong bài nghiên cứu “What makes team work: group effectiveness

research”, năm 2001 với 4 yếu tố chủ yếu là: thiết kế, quá trình, yếu tố môi

trường, đặc điểm tâm lý Nên mô hình nghiên cứu của đề tài “Thực trạng và

giải pháp phát triển họat động teambuilding trong du lịch ở thành phố Hồ Chí

Trang 28

Hình 2.2 Tiến trình nghiên cứu

Lược khảo tài liệu

Xác định mô hình nghiên cứu

Thiết kế bảng câu hỏi

Tiến hành phỏng vấn (n = 400)

Số liệu sơ cấp

Phỏng vấn người cộng

sự trong công ty chuyên

tổ chức hoạt động teambuilding

Thực trạng du lịch kết hợp teambuilding tại TP.HCM

Thống

kê mô tả

Phân tích nhân tố

Hồi quy tuyến tính bội

Nhu cầu của

khách du lịch

đối với

teambuilding

Loại bỏ biến không phù hợp và nhóm biến

Xác định biến ảnh hưởng

Giải pháp

Trang 29

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu

2.3.1.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: những bài viết, bài

nghiên cứu, báo cáo Số liệu thu thập từ Tổng cục thống kê, Tổng cục du lịch, Sở văn hóa thể thao và du lịch thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn năm 2010 – 6 tháng đầu năm 2013, trên các trang web của các công ty du lịch

lữ hành thành phố, các trang web du lịch

2.3.1.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: phỏng vấn trực tiếp

bằng bảng câu hỏi khách du lịch nội địa trên địa bàn thành phố

Đề tài s dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất - chọn mẫu thuận tiện vì dựa trên tính dễ tiếp xúc và cơ hội thuận tiện để tiếp cận đối tượng, ở những nơi mà người phỏng vấn có nhiều khả năng gặp được đối tượng, không làm mất nhiều thời gian và chi phí

Xác định cỡ mẫu: cỡ mẫu phụ thuộc vào tổng thể được xác định bởi công

n = 15.000.000/(1+ 15.000.000*0.0025) = 399,989 mẫu

Đề tài thu 400 mẫu

2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu

2.3.2.1 Phương pháp so sánh

So sánh tuyệt đối: là hiệu giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ trước

Phương pháp này để so sánh số liệu của năm sau so với năm trước, xem là năm sau có tăng hay giảm như thế nào so với năm trước

y1: số liệu năm sau

So sánh tương đối: là thương giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ trước

Phương pháp này để so sánh tốc độ tăng giảm của năm sau so với năm trước, xem là năm sau tăng hay giảm với tốc độ như thế nào so với năm trước

0

1 y y

y  

n = N/(1+N*e2)

Trang 30

Công thức: Trong đó: y0: số liệu năm trước

y1: số liệu năm sau

2.3.2.2 Phương pháp thống kê mô tả

Là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả, trình bày số liệu và rút ra kết luận về số liệu thông tin thu thập được

- Giá trị trung bình : bằng tổng các giá trị biến thiên chia cho số biến quan sát được

- Mode : là giá trị có tần số xuất hiện cao nhất trong tổng số hay trong dãy số phân phối

2.3.2.3 Hệ số Cronbach’s alpha : được s dụng trước để xem các

biến đưa vào mô hình có phù hợp không, kiểm định mối quan hệ giữa các biến

và loại các biến không phù hợp Các biến có hệ số tương quan biến tổng total correlation) >0,3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn là từ 0,6 trở lên Nếu hệ số này trong khoảng 0,6 - 0,7 là có thể s dụng được ; trong khoảng 0,7 – 0,8 là tương đối và >0,8 là rất tốt (Theo Nunnally và Burnstein, 1994) Tuy nhiên cũng cần lưu rằng nếu Cronbach’s alpha quá cao (>0,95) thì có khả năng xuất hiện biến quan sát thừa ở trong thang đo, tương tự như trường hợp đa cộng tuyến trong

(item-hồi quy, khi đó biến thừa nên được loại bỏ (Nguyễn Thị Bảo Trinh, 2012)

2.3.2.4 Phân tích nhân tố

Phân tích nhân tố được s dụng để rút gọn và tóm tắt dữ liệu Trong các

đề tài hầu như có rất nhiều biến để nghiên cứu, hầu hết chúng đều có tương quan và thường được rút gọn để dễ dàng quản lý Một nhân tố đại diện cho một số biến Phân tích nhân tố được ứng dụng nhiều trong cac nghiên cứu kinh

khoảng 100 thì nên chọn tiêu chuẩn factor loading >0,55; còn theo Nguyễn Thị

Bảo Trinh (2012) nếu cỡ mẫu khoảng 50 thì factor loading phải >0,75 Tiến

Trang 31

nhà nghiên cứu Và những biến này phải s sụng thang đo khoảng hoặc thang

đo tỷ lệ

Bước 2: lập ma trận tương quan

S dụng kiểm định Barlett’s để kiểm định giả thiết:

H0: các biến không có tương quan

H1: Các biến có tương quan

Trong phân tích nhân tố, ta mong đợi bác bỏ giả thiết H0, nghĩa là chấp nhận các biến có liên quan với nhau khi giá trị P nhỏ hơn mức ý nghĩa 

Bước 4: giải thích nhân tố

Việc giải thích các nhân tố được thực hiện trên cơ sở nhận ra các biến có

hệ số (factor loading) lớn ở cùng một nhân tố

Bước 5: xác định mô hình phù hợp

Mỗi nhân tố tương quan với nhau và với nhân tố chung Các nhân tố chung có sự kết hợp của các biến được quan sát Nếu mục tiêu của phân tích nhân tố là biến đổi một tập hợp biến góc thành một tập hợp các biến tổng hợp (nhân tố) có số lượng ít hơn để s dụng trong các phương pháp phân tích đa biến tiếp theo, thì chúng ta tính ra các nhân tố cho từng trường hợp quan sát với công thức: Fi = Wi1X1 + Wi2X2 + Wi3X3 +…+W1kXk

Trong đó: Fi : nhân tố thứ i k: số biến

Wi: hệ số trọng điểm của biến thứ i

Trang 32

2.3.2.4 Phân tích hồi quy tuyến tính

Hàm hồi quy tuyến tính dùng để phân tích mối liên hệ giữa nhiều biến độc lập ảnh hưởng tới 1 biến phụ thuộc Mối liên hệ đó được thể hiện qua phương trình hồi quy tuyến tính bội sau :

% biến động của biến Y

R2 hiệu chỉnh : mức độ phù hợp của mô hình

Trang 33

CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ DU LỊCH

Nằm ở ngã tư quốc tế giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam,

từ Tây sang Đông, là tâm điểm của khu vực Đông Nam Á

Đây là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh trong vùng và là c a ngõ quốc tế (có cảng Sài Gòn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất)

Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam bộ và đồng bằng sông

3.1.2 Điều kiện tự nhiên

Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Ðông Nam bộ và đồng bằng sông C u Long Ðịa hình tổng quát có dạng thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Ðông sang Tây Vùng thấp trũng ở phía Nam-Tây Nam

và Ðông Nam thành phố (thuộc các quận 9, 8,7 và các huyện Bình Chánh, Nhà

Bè, Cần Giờ) Vùng này có độ cao trung bình trên dưới 1m và cao nhất 2m, thấp nhất 0,5m Vùng trung bình, phân bố ở khu vực Trung tâm Thành phố, gồm phần lớn nội thành cũ, một phần các quận 2, Thủ Ðức, toàn bộ quận 12

và huyện Hóc Môn Vùng này có độ cao trung bình 5-10m Nhìn chung, địa hình Thành phố Hồ Chí Minh không phức tạp, song cũng khá đa dạng, có điều kiện để phát triển nhiều mặt

Trang 34

Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo Cũng như các tỉnh ở Nam bộ, đặc điểm chung của khí hậu - thời tiết TPHCM

là nhiệt độ cao đều trong năm và có hai mùa mưa - khô rõ ràng làm tác động chi phối môi trường cảnh quan sâu sắc Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau Theo tài liệu nhiều năm của trạm Tân Sơn Nhất, qua các yếu tố khí tượng chủ yếu; cho thấy những đặc trưng khí hậu Thành Phố Hồ Chí Minh như sau:

- Lượng bức xạ dồi dào, trung bình khoảng 140Kcal/cm2/năm Số giờ nắng trung bình/tháng 160-270 giờ Nhiệt độ không khí trung bình 270C Nhiệt độ cao tuyệt đối 400C, nhiệt độ thấp tuyệt đối 13,80

C Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 4 (28,80C), tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất

là khoảng giữa tháng 12 và tháng 1 (25,70C) Hàng năm có tới trên 330 ngày

có nhiệt độ trung bình 25-280C Ðiều kiện nhiệt độ và ánh sáng thuận lợi cho quá trình phân hủy chất hữu cơ chứa trong các chất thải, góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường đô thị và thích hợp cho các hoạt động vui chơi giải trí hay

du lịch ngoài trời

- Lượng mưa cao, bình quân/năm 1.949mm Năm cao nhất 2.718mm (1908) và năm nhỏ nhất 1.392mm (1958) Số ngày mưa trung bình/năm là 159 ngày Khoảng 90% lượng mưa hàng năm tập trung vào các tháng mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11; trong đó hai tháng 6 và 9 thường có lượng mưa cao nhất Các tháng 1, 2, 3 mưa rất ít, lượng mưa không đáng kể Trên phạm vi không gian thành phố, lượng mưa phân bố không đều, có khuynh hướng tăng dần theo trục Tây Nam - Ðông Bắc Ðại bộ phận các quận nội thành và các huyện phía Bắc thường có lượng mưa cao hơn các quận huyện phía Nam và Tây Nam Ðộ ẩm tương đối của không khí bình quân/năm 79,5%; bình quân mùa mưa 80% và trị số cao tuyệt đối tới 100%; bình quân mùa khô 74,5% và mức thấp tuyệt đối xuống tới 20% Do đó, đây là bất lợi cho viêc phát triển du lịch, gây khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động ngoài trời

- Về gió, Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính và chủ yếu là gió mùa Tây - Tây Nam và Bắc - Ðông Bắc Gió Tây -Tây Nam từ Ấn Ðộ Dương thổi vào trong mùa mưa, khoảng từ tháng 6 đến tháng

10, tốc độ trung bình 3,6m/s và gió thổi mạnh nhất vào tháng 8, tốc độ trung bình 4,5m/s Gió Bắc- Ðông Bắc từ biển Đông thổi vào trong mùa khô, khoảng từ tháng 11 đến tháng 2, tốc độ trung bình 2,4m/s Ngoài ra có gió tín phong, hướng Nam - Ðông Nam, khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 tốc độ trung bình 3,7m/s Về cơ bản TPHCM thuộc vùng không có gió bão Nhưng vẫn còn hiện tượng ngập nước trên đường phố khi mưa bão về gây bất lợi cho giao thông và việc đi lại của người dân cũng như khách du lịch khi đến thành phố

Trang 35

- Về nguồn nước, nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai - Sài Gòn, thành phố Hồ Chí minh có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất phát triển

Trên cơ sở các yếu tố cơ bản của điều kiện tự nhiên ở thành phố Hồ Chí Minh có ba hệ sinh thái thảm thực vật rừng tiêu biểu; rừng nhiệt đới ẩm mưa mùa, rừng úng phèn và rừng ngập mặn Với sự đa dạng về hệ sinh thái như vậy là nơi thích hợp để tổ chức và diễn ra các trò chơi lớn và mạo hiểm

3.1.3 Văn hóa xã hội

Thành phố Hồ Chí Minh luôn là một thành phố đa dạng về văn hóa từ truyền thống đến tây phương Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, toàn Thành phố Hồ Chí Minh có đủ 54 thành phần dân tộc cùng người nước ngoài sinh sống Tiêu biểu: cộng đồng người Kinh, cộng đồng người Hoa, cộng đồng người Khmer, cộng đồng người Chăm tập trung tại quận 1 Từ đó, hình thành nên cuộc sống vật chất và tinh thần khá đa dạng, họ sống hòa đồng tôn trọng phong tục nhau, có sự giao thoa đặc sắc về tín ngưỡng, tôn giáo, trang phục, ẩm thực, ngôn ngữ, lối sống…giữa các dân tộc và giữa những nét đặc sắc văn hóa của phương Tây và phương Đông Đời sống văn hóa của thành phố ngày càng phong phú, đa dạng, các truyền thống của dân tộc, những giá trị tinh thần mang đặc trưng của nhân dân thành phố như tinh thần nhân ái, làm việc nghĩa, giúp đỡ người nghèo, năng động sáng tạo… không ngừng được phát huy

Ngoài ra, TP.HCM còn có sự đa dạng về lễ hội và đây là điều kiện thuận lợi phát triển du lịch vì các lễ hội luôn thu hút đông đảo khách du lịch khi đến với thành phố Lễ hội cổ truyền: lễ thờ tổ nghiệp Kim Hoàn, lễ giổ tổ ngành hát bội và cải lương, lễ hội cúng cá voi ở biển Cần Giờ, lễ hội tôn giáo và các dân tộc; lễ hội mới: lễ hội văn hóa, lễ hội truyền thống cách mạng, lễ hội và sự kiện du lịch Các lễ hội sự kiện tiêu biểu: lễ hội gặp gỡ đất phương Nam, lễ hội hương sắc miền Nam, lễ hội trái cây Nam Bộ, lễ hội giao lưu vănhóa Việt – Nhật, lễ hội văn hóa du lịch Việt – Đức, ngày hội du lịch Thành phố Hồ Chí Minh…

Cho tới những thập niên gần đây, những hoạt động kinh tế, du lịch tiếp tục giúp thành phố có một nền văn hóa đa dạng hơn Với vai trò một trung tâm văn hóa của Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có 22 đơn vị nghệ

thuật, 9 rạp hát, 11 bảo tàng, 22 rạp chiếu phim, 25 thư viện (Theo Cục thống

kê thành phố Hồ Chí Minh )

3.1.4 Đặc điểm kinh tế

TP.HCM là trung tâm kinh tế, kinh tế trọng điểm phía Nam của cả nước

Do bị tác động và ảnh hưởng xấu của tình hình kinh tế thế giới và những khó

Trang 36

khăn trong nước, kinh tế thành phố năm 2012 gặp nhiều khó khăn, th thách, sức mua của thị trường giảm, hàng tồn kho tăng cao, doanh nghiệp khó có điều kiện tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản hoạt động trì trệ… đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đời sống nhân dân và kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội và thu chi ngân sách thành phố năm 2012 Theo đó, tổng sản phấm nội địa (GDP) năm 2012 đạt gần 592.000 tỷ đồng, tăng 9,2%, thấp hơn so với năm 2011 và chỉ tiêu đã đề

ra Tuy nhiên, kinh tế thành phố vẫn phát huy vai trò đầu tàu, duy trì GDP gấp 1,8 lần so với cả nước Đặc biệt trong điều kiện kinh tế cực kỳ khó khăn nhưng tổng thu ngân sách Nhà nước vẫn đạt gần 217.000 tỷ đồng, tăng 9,6%

so với năm 2011, GDP bình quân đầu người cuối năm 2012 đạt khoảng 8.500 USD (cả nước là 3.000 USD/người/năm Thực hiện nghiêm chủ trương cắt

giảm đầu tư công, chỉ số giá tiêu dùng năm 2012 chỉ tăng 4,07% (Theo Sở

công thương thành phố Hồ Chí Minh)

Khai thác tiềm năng, lợi thế, phát triển kinh tế nhanh, bền vững, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, thúc đẩy phát triển 9 nhóm ngành dịch vụ và 4 ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học – công nghệ và giá trị gia tăng cao

do Đại hội VIII và Đại hội IX của Đảng bộ thành phố đề ra Trong đó tập trung nâng cao tỷ trọng các ngành dịch vụ như thương mại quốc tế, tài chính, ngân hàng; dịch vụ cảng, kho bãi, hậu cần hàng hải, xuất nhập khẩu và du lịch Không ngừng cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư để thu hút đầu tư trong và ngoài nước; tăng cường liên kết, hợp tác phát triển càng có hiệu quả với các địa phương trong khu vực và trong cả nước; phát huy vai trò trung tâm, đầu tàu, động lực phát triển của thành phố

3.2 Thực trạng du lịch ở thành phồ Hồ Chí Minh

3.2.1 Thực trạng du lịch ở TP Hồ Chí Minh

TP.HCM là nơi có tiềm năng du lịch phát triển rất lớn Với mục tiêu là một trong bốn ngành kinh tế mũi nhọn, thời gian qua, du lịch TP HCM đã đảm bảo được mục tiêu này Những năm vừa qua, thành phố đã phấn đấu và đóng góp rất lớn vào sự phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng của cả nước Trong những năm vừa qua, du lịch TP HCM có những bước phát triển nổi bật Cơ cấu khách quốc tế và khách nội địa đến thành phố tăng qua các năm Trong đó, khách nội địa luôn chiếm tỷ trọng cao hơn và mang lại nguồn

thu lớn cho ngân sách nhà nước

Trang 37

Bảng 3.1 Lƣợng khách đến TP.HCM trong giai đoạn năm 2010 – 6 tháng đầu năm 2013

Đơn vị tính : triệu lượt

2012

6 tháng đầu năm

Trang 38

Lượng khách đến TP.HCM trong giai đoạn 2010-6 tháng đầu năm 2013 tăng liên tục Giai đoạn 2010-2011 tăng 18%, 2011-2012 tăng 6,2% Tốc độ tăng lên của giai đoạn này chậm hơn là do năm 2012 xảy ra nhiều biến cố, khó khăn ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung Nhưng sang giai đoạn tiếp theo 2012-6 tháng đầu năm 2013, lượng khách đến TP.HCM tăng lên vượt mức so với cùng kì, đạt được 53% kế hoạch năm 2013 Điều này cho thấy TP.HCM có sức hút rất lớn đối với khách quốc tế và khách nội địa

Theo số liệu thống kê từ Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch thành phố, trong 6 tháng đầu năm 2013, 10 thị trường khách hàng đầu (theo thứ tự) đến thành phố là: Mỹ, Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc, c, Trung Quốc, Pháp, Singapore, Canada, Malaysia Trong đó, khách đến bằng đường hàng không vẫn chiếm đa số với trên 445.000 lượt, tiếp theo là đường bộ trên 100.000 lượt

và đường biển trên 21.000 lượt (Nguồn : Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch

TP.HCM)

Số lượng khách đến thành phố theo dự báo là sẽ tiếp tục tăng lên trong những năm tới nên đòi hỏi những nhà cung cấp phải luôn tự hoàn thiện và đổi mới để hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước

Du lịch TP.HCM luôn rất phát triển, chiếm gần 50% lượng khách đến Việt Nam

Bảng 3.2 So sánh lượng khách đến TP.HCM và Việt Nam giai đoạn 2010

– 6 tháng đầu năm 2013

Đơn vị tính: triệu lượt

Khách

quốc

tế

Khách nội địa

Khách quốc tế

Khách nội địa

Khách quốc

tế

Khách nội địa

Khách quốc

tế

Khách nội địa

Trang 39

Lượng khách đến Việt Nam và TP.HCM đều tăng liên tục qua các năm, lượng khách đến thành phố luôn chiếm tỉ lệ rất cao trong lượng khách đến Việt Nam Trong đó, về lượng khách quốc tế năm 2010 là cao nhất với 60,8%, khách nội địa cao nhất là 47,3% năm 2011 Khách quốc tế luôn chiếm cao hơn 50% lượng khách đến Việt Nam, khách nội địa thì dưới 50% Tuy chỉ mới n a năm 2013 nhưng lượng khách đến TP.HCM cũng đã rất cao, đạt 32,9% so với

cả nước Vì thế mà các nhà kinh doanh du lịch nên có những biện pháp hiệu quả trong năm nay và những năm tới để thu hút và giữ chân khách quốc tế đang trên đà gia tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong du lịch cả nước

Bên cạnh đó, du lịch cũng đã mang lại cho TP.HCM nguồn doanh thu khá lớn và tăng qua các năm

Trang 40

Bảng 3.3 So sánh doanh thu TP.HCM và Việt Nam giai đoạn năm 2010 – 6 tháng đầu năm 2013

2012

6 tháng đầu năm

2013

Chênh lệch 2011/

2010 (%)

Chênh lệch 2012/

2011 (%)

Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013 so với cùng kì

(%)

Số lƣợng Tỷ lệ (%) lƣợng Số Tỷ lệ (%) lƣợng Số Tỷ lệ (%)

Ngày đăng: 18/09/2015, 00:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Alex C. Diego, 2006. Teambuilding Event as Event Tourism. Luận văn Thạc sĩ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Teambuilding Event as Event Tourism
5. Debra Anne Cresswell, 2009. Teambuilding – Adding value or variety. Doanh nghiệp Giang Nam Tourist, 2013. Teambuilding<http://khamphadulichviet.blogspot.com/p/teambuilding.html>. [ Ngày truy cập:28/8/2013] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Teambuilding – Adding value or variety
6. Dương Chí Nguyên, Lê Lan Phương, Huỳnh Vũ Linh, 2008. Một số giải pháp phát triển loại hình City Tour ở thành phố Hồ Chí Minh. Báo cáo đề án. Trường Đại học Hoa Sen Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số giải pháp phát triển loại hình City Tour ở thành phố Hồ Chí Minh
8. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. NXB Hồng Đức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS
Nhà XB: NXB Hồng Đức
9. Hồ Thị Thanh Ly, 2013. Phát triển các chương trình du lịch Teambuilding tại công ty lữ hàng Vitour. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển các chương trình du lịch Teambuilding tại công ty lữ hàng Vitour
10. Huỳnh Thị Phú Xuân, Trương Thị Thanh Tâm, Phùng Khắc Đức, 2012. Phát triển du lịch kết hợp Teambuilding tại Thành phố Đà Nẵng. Báo cáo thực tập.Trường Đại học Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: triển du lịch kết hợp Teambuilding tại Thành phố Đà Nẵng
11. Lê Phạm Nguyên Khoa Nguyễn Hoàng Luân, 2012. Tìm hiểu xu hướng phát triển loại hình "du lịch team building" ở Việt Nam. Báo cáo đề án. Trường Đại học Hoa Sen Sách, tạp chí
Tiêu đề: du lịch team building
12. Lưu Thanh Đức Hải, 2007. Giáo trình Nghiên cứu Marketing. Trường Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Nghiên cứu Marketing
14. Nguyễn Phạm Thanh Nam, 2011. Giáo trình Quản trị học. Trường Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản trị học
15. Nguyễn Thị Nam, 2012. Tìm hiểu hoạt động Teambuilding của sinh viên ngành Văn hóa du lịch trường Đại học dân lập Hải Phòng. Luận văn tốt nghiệp.Trường Đại học dân lập Hải Phòng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu hoạt động Teambuilding của sinh viên ngành Văn hóa du lịch trường Đại học dân lập Hải Phòng
18. Võ Thị Hồng Phượng, Giáo trình Kinh tế du lịch. Trường Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh tế du lịch
13. Nguyễn Huấn – Đất Việt Tour, 2013. Trào lưu du lịch teambuilding tại Việt Nam. < http://dulichteambuilding.net/chi-tiet/trao-luu-du-lich-teambuilding-tai-viet-nam_122.html >. [Ngày truy cập: 15/8/2013 Link
2. ALE team, 2009. Lịch s xuất hiện teanbuilding. <http://blog.aleteam.com/2009/11/lich-su-xuat-hien-teambuilding-tren.html>.[Ngày truy cập: 25/8/2013] Khác
3. AQL Teambuilding, 2013. Văn hóa doanh nghiệp - teambuilding thay đổi văn hóa teamwork. <http://teambuilding.com.vn/van-hoa-doanh-nghiep-367/teambuilding-thay-doi-van-hoa-teamwork-668.aspx >. [Ngày truy cập:25/8/2013] Khác
4. Công ty TNHH TMDV Đầu tƣ và Phát triển Phan Gia, 2013. Tổng hợp địa điểm làm teambuilding tại thành phố Hồ Chí Minh.<http://www.dididi.vn/news/detail/tong-hop-dia-diem-lam-team-building-tai-tp-hcm-1449.html>. [Ngày truy cập: 28/8/2013] Khác
7. Hair, Anderson, Tatham, Black, 1998. Multivariate Data Analysis, Prentical- Hall International, Inc Khác
17. Susan G.Cohen và Diane E. Bailey, 2001. What makes team work: group effectiveness research Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w