0
Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Mối quan hệ giữa trùn và thực vật

Một phần của tài liệu THỬ NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP TÁCH CHIẾT DNA TRONG ĐẤT NHẰM KHẢO SÁT TÍNH ĐA DẠNG CỦA HỆ VI SINH VẬT TRONG MỐI QUAN HỆ TƯƠNG TÁC GIỮA TRÙN ĐẤT PHERETIMA SP. VÀ THỰC VẬT SIÊU HẤP THỤ KIM LOẠI NẶNG (Trang 29 -32 )

- Đẩy lùi các vi sinh vật: độ ẩm và dinh dưỡng trong vùng rhizosphere tạo ra thường

2.8.3 Mối quan hệ giữa trùn và thực vật

Trùn đến ảnh hưởng đến sự phát triển của cây đặc biệt là giai đoạn phát triển của cây (Brown và cộng sự, 1999; Lavelle, 1997). Như đã nói ở trên cây trồng tác động trực tiếp đến trùn đất thông qua hoạt động của bộ rễ cây là chủ yếu, những chất tiết ra từ bộ rễ, sự lan tỏa của bộ rễ. Là nguồn dinh dưỡng và là mái nhà che ổn định nhiệt độ, độ ẩm của trùn đất ….

Bên cạnh đó trùn cũng tác động ngược lại đối với cây trồng là tạo ra các đường hang giúp rễ phát triển lan rộng dễ dàng, hệ tiêu hóa của trùn còn có khả năng kích thích hoạt động của các vi sinh vật giúp chuyển hóa các chât dinh dưỡng khó tiêu thành các chất dễ tiêu giúp cho cây hấp thụ dễ dàng .

Trùn đất cải thiện đất trồng và các thành phần hóa học, sinh học. Giúp cho không khí luân chuyển dễ dàng trong đất, sự di chuyển của nước cũng dễ dàng.

Dẫn nước cho cây: Trùn tạo ra các đường hang dọc và ngang, gia tăng khả năng vận

chuyển khí và nước trong đất cung cấp kịp thời cho hệ thống cây trồng. Trùn còn có khả năng chuyển hóa các chất khó hấp thu thành chất dễ tiêu nhờ hệ thống VSV trong ống tiêu hóa của trùn tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng phát triển.

Thông thoáng đất: Khí có thể dễ dàng luân chuyển xung quanh vùng rễ cung cấp

oxi giúp cho rễ cây phát triển và cacbon dioxide từ rễ thoát ra ngoài dễ dàng. Bởi vì trùn đã làm thay đổi trạng thái của đất làm cho đất xốp hơn, áp xuất không khí trong đất cũng thay đổi. Trùn tác động vào đất bằng 2 cơ chế đó là: (1) Tạo ra nhiều đường hang. (2)Tạo ra các hạt kết trong đất.

Hạt kết

Ở đây hạt kết được biết như là sự pha trộn giữa đất và các vật chất của vi sinh vật do trùn tạo ra. Nó có cấu trúc ổn định, có độ bền cao có thể phân biệt được so với các hạt đất thông thường. Hay có thể nói là sự liên kết của các hạt đất ở nhiều kích thước với vi sinh vật (nấm, vi khuẩn , ….) sự liên kết của các hạt đất giúp bảo vệ các thành phần dinh dưỡng của đất làm cho đất tránh hiện tượng xói mòn bảo vệ hệ vi sinh sống trong đó.

Như vậy yếu tố nào đã liên kết các hạt đất với nhau ?

Có quan điểm cho rằng vi sinh vật đóng vai trò gián tiếp trong sự liên kết các hạt đất với nhau. Hoạt động của vi sinh vật, nhất là nhóm háo khí đã hình thành nên một thành phần của mùn là axit humic. Các muối của axit humic tác dụng với ion Canxi tạo thành một chất dẻo gắn kết những hạt đất với nhau. Sau này người ta đã tìm ra vai trò trực tiếp của vi sinh vật trong việc tạo thành kết cấu đất: Trong quá trình phân giải chất hữu cơ, nấm mốc và xạ khuẩn phát triển một hệ khuẩn ti khá lớn trong đất. Khi nấm mốc và xạ khuẩn chết đi, vi khuẩn phân giải chúng tạo thành các chất dẻo có khả năng kết dính các hạt đất với nhau. Bản thân vi khuẩn chết đi và tự phân huỷ cũng tạo thành các chất kết dính. Ngoài ra lớp dịch nhày bao quanh các vi khuẩn có vỏ nhày cũng có khả năng kết dính các hạt đất với nhau.

Genxe - một nhà nghiên cứu về kết cấu đã nhận xét rằng: khi bón vào đất những chất như Xenluloza và Protein thì kết cấu của đất được cải thiện. Đó là do vi sinh vật phân giải xenluloza và protein đã phát triển mạnh mẽ, các sản phẩm phân giải của chúng và các chất tiết trong quá trình sống của chúng đã liên kết các hạt đất với nhau tạo nên cấu trúc đất.

Rudacop khi nghiên cứu về kết cấu đoàn lạp ở đất trồng cây họ đậu đã kết luận rằng: Nhân tố kết dính các hạt đất trong đất trồng cây họ đậu chính là một sản phẩm kết hợp giữa axit galactorunic và sản phẩm tự dung giải của vi khuẩn Clostridium polymyxa. Axit galactorenic là sản phẩm của thực vật được hình thành dưới tác dụng của enzym protopectinaza do vi khuẩn tiết ra. Các chất kết dính tạo thành kết cấu đất còn được gọi là mùn hoạt tính. Như vậy mùn không những là nơi tích luỹ chất hữu cơ làm nên độ phì nhiêu của đất mà còn là nhân tố tạo nên kết cấu đất. Sự hình thành và phân giải mùn đều do vi sinh vật đóng vai trò tích cực. Vì vậy các điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến vi sinh vật cũng ảnh hưởng đến hàm lượng mùn trong đất. Đặc biệt nước ra ở trong vùng nhiệt đới nóng ẩm, sự hoạt động của vi sinh vật rất mạnh ảnh hưởng rất lớn đến sự tích luỹ và phân giải mùn. Các biện pháp canh tác như cày bừa, xới xáo, bón phân ... đều ảnh hưởng trực tiếp đến vi sinh vật và qua đó ảnh hưởng đến hàm lượng mùn trong đất.

Vi sinh vật trong đất: Trùn đất là một điển hình với số lượng lớn có thể tiêu thụ dễ

dàng 2 tấn vật chất khô trong một năm, giúp cải thiện đất trồng, trộn đều đất và các vi sinh vật trong đất.

Ví dụ một số vùng ở Pennysylvania có ít trùn nên tác động của chúng không nhiều là cho đất không được tốt nên thường ít được sử dụng. Còn ở Hà Lan, một số vùng ven biển khi cải tạo lần đầu không sử dụng trùn đất khi trồng cây thường phát triển kém, cho đến khi có bổ xung thêm trùn thì cây phát triển tốt hơn. Và đây cũng là một trong những nguyên nhân mà chính phủ Hà Lan bắt đầu khuyến khích người dân sử dụng trùn trong nông nghiệp.

Cung cấp dinh dưỡng cho cây: Phân trùn có nhiều Ni, P, K và Ca hơn các phần đất

xung quanh, khả năng trao đổi cation cao. Một số nguyên tố vi lượng như là Zinc, Bo được cung cấp nhiều hơn trong quá trình giải kim loại nặng.

Lợi ích của vi khuẩn: Ngoài ra trong phân của trùn còn cung cấp thêm dinh dưỡng

Hình thể hiện mối quan hệ các nhóm

vi khuẩn rất cao rất cần thiết cho nông nghiệp. Điều khiển các loại sinh vật gây hại cho cây như tuyến trùng bằng cách ăn chúng làm giảm các sinh vật gây hại trong đất.

2.9Drilosphere

Các yếu tố chủ yếu chi phối các hoạt động trong đất là: mối liên kết giữa các hạt đất, vi sinh vật phân giải, chu kì dinh dưỡng, hoạt động của vi khuẩn, thực vật và các thành phần hoạt tính…. Và dựa trên những đặc điểm riêng người ta chia ra là các nhóm : litter system, detritusphere, rhizosphere, Aggregatusphere, drilosphere, termitosphere, myrmecosphere.

Trong đó 2 thành phần đầu tiên là quan trọng chịu sự tác động của khối sinh vật. Các loại sinh vật sinh sống trên mặt đất, ở rễ cây và ở các vùng xung quanh.

Porosphere là sự hình thành các lỗ đất tạo thành mạng lưới đan xen nhau với nhiều kích thước (nhỏ, vừa và lớn) trong đất. Độ xốp của đất giúp cho nước và oxi di chuyển dễ dàng giúp cho hệ rễ phát triển

mạnh, ngoài ra còn có thể giúp chúng lan rộng một cách dễ dàng.

Các thành phần và yếu tố có mối quan hệ đan xen với nhau, tác động ảnh hưởng qua lại .

Một phần của tài liệu THỬ NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP TÁCH CHIẾT DNA TRONG ĐẤT NHẰM KHẢO SÁT TÍNH ĐA DẠNG CỦA HỆ VI SINH VẬT TRONG MỐI QUAN HỆ TƯƠNG TÁC GIỮA TRÙN ĐẤT PHERETIMA SP. VÀ THỰC VẬT SIÊU HẤP THỤ KIM LOẠI NẶNG (Trang 29 -32 )

×