Tính toán kết quả

Một phần của tài liệu Thử nghiệm phương pháp tách chiết dna trong đất nhằm khảo sát tính đa dạng của hệ vi sinh vật trong mối quan hệ tương tác giữa trùn đất Pheretima sp. và thực vật siêu hấp thụ kim loại nặng (Trang 66 - 69)

- Đẩy lùi các vi sinh vật: độ ẩm và dinh dưỡng trong vùng rhizosphere tạo ra thường

5. Xác địn hP tổng số

5.4 Tính toán kết quả

Sau khi đo độ hấp thu loạt chuẩn. Vẽ đồ thị A = f(x). Sử dụng phương pháp bình phương cực tiểu để lập phương trình tuyến tính y = ax + b. Dựa vào đường chuẩn để tính toán kết quả.

Thang đánh giá: P2O5 (%) Đất nghèo P <0.06 Trung bình 0.06-0.1 Giàu P 0.1 6. Chất mùn (MO)

6.1 Nguyên lý và lý thuyết chung

Sự tích luỹ chất hữu cơ ở dạng mùn trong đất là do hoạt động vi sinh vật, thực vật cũng như bón phân hữu cơ. Hàm lượng, thành phần mùn quyết định hình thái và tính chất lí, hoá học, độ phì của đất. Trong tầng mùn chứa gần 90% nitơ ở dạng dự trữ và phần lớn các nguyên tố dinh dưỡng như P, S, nguyên tố vi lượng, là kho dự trữ chất dinh dưỡng cho cây trồng.

Hiện có nhiều phương pháp xác định chất hữu cơ của đất: phương pháp đốt khô, phương pháp đốt ướt (Chiurin, Walkley & Black), phương pháp đốt mùn trong tủ sấy 1500C, thời gian 20 phút (Nikitin) và phương pháp oxi hoá mùn 24 giờ ở nhiệt độ 200C (P. Anthnova). Sau đây trình bày một số phương pháp phổ biến ở Việt Nam.

Xác định chất hữu cơ theo phương pháp Chiurin

Nguyên lí phương pháp: Chất hữu cơ của đất, dưới tác dụng của nhiệt độ, bị dung

dịch K2Cr2O7 + H2SO4 (1: 1) oxi hoá

3C + 2 K2Cr2O7 + 8H2SO4 3CO2 + 2K2SO4 + 2Cr2(SO4)3 + 8H2O

Lượng K2Cr2O7 còn dư được dùng dung dịch muối khử là FeSO4 hay muối Morh (FeSO4 .(NH4)2SO4.6H2O) để chuẩn:

K2Cr2O7 +6FeSO4 +7H2SO4 Cr2(SO4)3 + 3Fe2(SO4)3 +K2SO4 + 7H2O

Chất chỉ thị cho quá trình chuẩn độ này thường dùng là axit phenylanthranilic (C13H11O2N), màu chuyển từ đỏ mận sang xanh lá cây hoặc điphenylamin (C12H11N), màu sẽ chuyển từ màu lam tím sang xanh lá cây.

Trong quá trình chuẩn độ, Fe3+ tạo thành có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển hoá màu cũa chất chỉ thị, vì vậy trước khi chuẩn độ có thể cho thêm một lượng nhỏ H3PO4 hoặc muối chứa ion F- để tạo phức không màu với Fe3+.

6.2 Hoá chất

K2Cr2O7 0.4 N trong H2SO4 (1:1): cân 40g tinh khiết K2Cr2O7 nghiền bằng chày trong cối sứ, hoà tan trong 500 ml nước cho vào bình định mức 2 lít. Cần phải để bình trong chậu nước đá lạnh rồi mới cho từ từ H2SO4 đậm đặc (d=1.84) vào cho đến thể tích 2 lít. Nồng độ của dung dịch này được kiểm tra bằng dung dịch FeSO4 (hoặc muối Morh) 0.2N.

Có trường hợp sau khi pha xong để một vài hôm có vài tinh thể màu đỏ hình kim xuất hiện, trong trường hợp này chỉ cần thêm ít nước, lắc đều tinh thể sẽ mất.

Dung dịch muối Morh 0.5 N: cân 200 g (NH4)2SO4.FeSO4.6H2O hoà tan trong nước, thêm 20 ml H2SO4 đặc và định mức đến 1 lít.

Một phần của tài liệu Thử nghiệm phương pháp tách chiết dna trong đất nhằm khảo sát tính đa dạng của hệ vi sinh vật trong mối quan hệ tương tác giữa trùn đất Pheretima sp. và thực vật siêu hấp thụ kim loại nặng (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w