- Đẩy lùi các vi sinh vật: độ ẩm và dinh dưỡng trong vùng rhizosphere tạo ra thường
7. N, P, K dễ tiêu
7.1 P dễ tiêu Nguyên lí
Nguyên lí
Phương pháp Oniani dựa trên nguyên lí hoà tan các dạng hợp chất photpho trong đất bằng dung dịch H2SO4 0.1 N.
Hàm lượng photpho trong dung dịch được xác định bằng phương pháp trắc quang với “ màu xanh molypden”.
Dụng cụ - hoá chất Dụng cụ và thiết bị Bình nhựa 100 ml Ống đong 50 ml Pipette: 2ml, 5 ml Màu của dung dịch
Bình định mức 50 ml,100 ml. Giấy lọc Cân phân tích Spectrophotometer Máy lắc Hoá chất H2SO4 0.1 N
Thuốc thử photpho (pha tương tự như photpho tổng).
Dùng cân phân tích cân 5 g đất vào mỗi bình nhựa 100 ml. (Mỗi chỉ tiêu được thực hiện 2 lần lặp lại). Cho 50 ml dung dịch H2SO4 0.1N vào bình nhựa, lắc 1 h với vận tốc tối đa sau đó để lắng một thời gian lọc qua giấy lọc. Thu vào bình nhựa tiếp tục thực hiện phép so màu như làm với photpho tổng.
Tính toán kết quả
P2O5 (mg /100g đất) = C. V. V2 . 100 W . V1
Trong đó:
C: nồng độ so màu mg P2O5/ml V1: số ml dung dịch lấy so màu (2ml) V2: số ml dung dịch chiết rút mẫu (50 ml) W: khối lượng mẫu cân được.
7.2N dễ tiêu (phương pháp Kjendhal)
Trong đất nitơ (đạm) tồn tịa chủ yếu ở dạng N – hữu cơ. Tuy nhiên cây trồng chỉ sử dụng dưới dnạg N- khoáng ( NH4+, NO3-). Đây là nitơ dễ tiêu trực tiếp nhưng thường có hàm lượng nhỏ trong đất; NH4+ chiếm ưu thế hơn NO3- trong đất ngập nược, còn NO3- lại nhiều hơn trong đất kho có quá trình oxi hoá mạnh. Do hàm lượng amôn (NH4+) và nitrat (NO3-) thấp và luôn biến động, lại thường xuyên được bổ sung do quá trình khoáng hoá ccá chất hữu cơ nên trên thực tế kết quả phân tích NH4+, NO3- không phản ánh đầy đủ
khả năng cung cấp N- dễ tiêu của đất. Vì vậy nitơ dễ tiêu trong đất còn được đánh giá thông qua N- thuỷ phân.
NH4+ trong đất tồn tại một phần ở dạng hoà tan trong dung dịch đất, phần lớn chúng ở dnạg trao đổi, do vậy phải dùng muối troa đổi . Mặt khác NH4+ dễ bị biến đổi thành các dạng khác ( NO3-), nên xác định NH4+ cần phải phân tích ngay trong mẫu đất tươi mới lấy về.
Nguyên lí phương pháp: NH4+ được rút trích ra từ đất bằng dung dịch muối thích hợp (KCl 2 N) sẽ tác dụng với thuốc thử Nessler trong môi trường kiềm tạo thành phức chất màu vàng: NH4+ + 2 K2(HgI4) + 4 KOH = NH2Hg2IO + 7 KI + 3 H2O + K+ Dụng cụ - hoá chất Dụng cụ và thiết bị Ống đong 50 ml Lọ nhựa đựng mẫu 100 ml Bình định mức 1000 ml Giấy lọc Erlen 250 ml Cân phân tích Máy lắc Bộ cất N Buret điện tử Hoá chất
KCl 2 N : 14.9 g KCl pha với nước cất định mức đến 1000 ml.
Chỉ thị Nessler : 15 g HgI2 và 10 g KI hoà trong 500 ml nước cất rồi cho vào 40 g NaOH. Khuấy cho tan, để lắng vài ngày gạn dung dịch trong bình màu nâu để dùng. Nếu không có sẵn HgI2 thì pha như sau: 9 g HgCl2 với 15.5 g KI hoà vào 500 ml nước cất. Thêm 40 g NaOH khuấy đều cho tan. Đề sau vài ngày và gạn nước trong để dùng.
H3BO3 3 %: Cân 30 g H2BO3 tinh khiết cho vào nước cất định mức đến 1000 ml. HCl 0.02 N : 1.62 ml HCl đậm đặc pha trong 1000 ml nước cất.
Dung dịch hấp thụ: 100 ml H3BO3 với 1 ml Nessler . Thuốc thử phenolphtalein
Thực hành
Dùng cân phân tích cân 5 g đất vào mỗi bình nhựa 100 ml. (Mỗi chỉ tiêu được thực hiện 2 lần lặp lại).
Cho 50 ml dung dịch KCl 2 N vào bình nhựa rồi chuyển lên máy lắc với tốc độ tối đa trong 1 giờ. Đem xuống để lắng mẫu một thời gian tiếp tục lọc mẫu bằng giấy lọc. Thu vào bình nhựa tiếp tục chạy máy chưng cất. (Thao tác thực hiện như với N tổng số)
Chạy máy chưng cất Kjeldahl, mẫu sau khi lọc được đo lại thể tích bằng ống đong 50 ml. (Ghi nhận số liệu thể tích). Cho toàn bộ mẫu vào các ống chưng cất, nhỏ thêm 2 – 3 giọt phenolphtalein rồi cho vào máy. Cho NaOH xuống màu dung dịch trong ống có màu hồng nhạt, tiếp tục chạy máy cho đến khi dịch hấp thụ có màu tím chuyển sang xanh ở mức từ 100 – 150 ml. Tắt máy, đem định lượng bằng phương pháp màu. Chuẩn độ dung dịch từ màu xanh chuyễn sang màu tím trở lại với HCl 0.02 N. Ghi thể tích HCl đã dùng chuẩn độ.
Phương pháp chuẩn độ tương tự như với chuẩn N2 tổng .
Tính toán kết quả
NH4+ ( mg/100gđất) = C . V .V2 . k . 100 W. V1
V: số ml dung dịch chiết rút (ml) V1: số ml mẫu đem chạy máy (ml) V2: thể tích HCl 0.02 N chuẩn độ (ml) W : Khối lượng mẫu (g)
C: nồng độ so màu (mg/ml) k: hệ số cô kiệt