- Đẩy lùi các vi sinh vật: độ ẩm và dinh dưỡng trong vùng rhizosphere tạo ra thường
3.4.1 Chuẩn bị trước thí nghiệm
Để thực hiện mục tiêu thí nghiệm của đề tài việc thực hiện các thí nghiệm đã làm như sau:
- Đất: trộn đều khối đất thí nghiệm lại với nhau. Rồi dùng cân cân 10 kg đất cho vào mỗi chậu đã chuẩn bị sẵn.
- Trùn đất: trùn đem từ khu công nghiệp Biên Hoà 2 về và xác định là chỉ thực hiện trên 1 loại trùn duy nhất Pheretima sp. Sau đó chọn ra những con trưởng thành có đai sinh dục rõ ràng tương đối đều nhau để thực hiện thí nghiệm. Để trùn có thể thích ứng với môi trường thí nghiệm chúng ta có thể đưa trùn về nuôi trước 1 tuần, giảm nguy cơ bị sốc khi thực hiện ngay thí nghiệm.
- Cây: là cây có chung 1 nguồn gốc từ Đồng Tháp được đưa vào sử dụng, với số lượng 1 cây /1 chậu (quan sát các đặc điểm của cây trước khi thí
nghiệm như: chiều dài, số cành, số lượng lá). Chọn những cây có được từ phương pháp giâm cành, có độ tăng trưởng đồng đều để làm thí nghiệm. Tưới nước cho cây: đất và nước tưới được phân tích hàm lượng Pb tự nhiên để đảm bảo môi trường thí nghiệm ban đầu không có Pb. Sau 1 tuần trồng, các cây được xử lý đồng loạt với acetate Pb, và để đảm bảo lượng chì không bị rửa trôi ta cần tưới đúng lượng xác định. (chỉ tưới 1/3 lượng nước so với ngày đầu tiên). Như vậy ở đây lượng nước tưới là :
- Tưới 2 lần trong 1 ngày và mỗi lần tưới là 250 ml.
Trong thí nghiệm quan sát và ghi nhận các đặc điểm của cây theo từng ngày như: số cành, chiều dài, đường kính, hiện tượng phát triển của lá ….).
Cuối thí nghiệm: Thu nhận cây, tách riêng phần lá, rễ, và đất của thời gian 1 tháng. Quan sát việc hình thành các hạt kết của trùn đất và của cây khác nhau như thế nào. Mẫu đất sẽ được phân chia, phơi khô và nghiền, sàng và đem đi phân tích. Ngoài ra, cần chú ý có thể thu nhận thêm phân trùn đất trong thời gian thí nghiệm củng cố thêm số liệu thành phần dinh dưỡng trùn tạo ra.