1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích chiến lược tài chính Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Hòa Phát

36 2,2K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 315,86 KB

Nội dung

- Tổng quan ngành và rủi ro ngành - Tổng quan Công ty - Phân tích tình hình tài chính - Phân tích chiến lược tài chính

Trang 1

Lời mở đầu

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự tăng trưởng chậm lại của kinh tế thế giớinhững năm gần đây, cùng với đó là sự gia tăng rủi ro chung đã góp phần cho sự thua lỗ,phá sản của hàng loạt doanh nghiệp Trước tình hình đó các doanh nghiệp đều nhận ratầm quan trọng của chiến lược kinh doanh đối với sự tồn tại và phát triển của mình Chiếnlược kinh doanh đúng đắn sẽ tạo một hướng đi tốt cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệpkéo dài chu kỳ sống Và chìa khóa đảm bảo cho chiến lược kinh doanh được thực hiệnthành công chính là chiến lược tài chính

Hiểu được tầm quan trọng của chiến lược kinh doanh nói chung và chiến lược tàichính nói riêng đối với sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp, nhóm chúng tôi đãquyết định chọn đề tài: “Phân tích chiến lược tài chính Công ty Cổ phần Tập đoàn HòaPhát năm 2014” làm đề tài nghiên cứu cho tiểu luận môn học

Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát là một Công ty đa ngành nghề tuy nhiên thép

và các sản phẩm liên quan là ngành mũi nhọn, ngành chủ lực chiếm từ 75% đến 85%tổng doanh thu của Công ty

Những năm gần đây, cùng với toàn cầu hóa, khủng hoảng kinh tế và những biếnđộng khó lường của các yếu tố kinh tế vi mô, vĩ mô ngành thép là một trong những ngànhchịu ảnh hưởng lớn Bên cạnh đó sự đóng băng của thị trường bất động sản trong nhiềunăm càng làm gia tăng rủi ro lên ngành Có thể nói tăng trưởng của ngành thép trongnhững năm qua đã bị chậm lại và cụ thể năm 2014 nhiều doanh nghiệp đã phải nhận kếtquả thua lỗ nặng nề, giá cổ phiếu tuột dốc, tỷ lệ nợ cao đã làm một số doanh nghiệp đứngtrước nguy cơ phá sản

Trong tình hình đó Hòa Phát với kết quả kinh doanh ấn tượng với 25,825 tỷ doanhthu, 3,520 tỷ lợi nhuận sau thuế, 19.1% thị phần thép xây dựng… Công ty đã trở thànhhình mẫu cho các công ty trong ngành và có thể nói rằng Công ty chính là hi vọng cho sựtăng trưởng của ngành thép Việt Nam trong tương lai

Trang 2

Để đạt được kết quả ấn tượng trên, chiến lược tài chính chính là một trong nhữngđiểm then chốt Trong phạm vi bài tiểu luận này chúng ta hãy cùng phân tích, tìm hiểu vàđánh giá cụ thể chiến lược tài chính của Công ty trong năm qua như thế nào.

Bố cục bài tiểu luận gồm 4 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan về ngành và rủi ro ngành

Chương 2: Giới thiệu Công ty Cổ phần tập đoàn Hòa Phát

Chương 3: Phân tích tổng quan tình hình tài chính và rủi ro Công ty

Chương 4: Phân tích chiến lược tài chính Công ty

Trang 3

Chương 1: Tổng quan về ngành và rủi ro ngành

Theo thống kê của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), ngành thép đang có khoảng

400 doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất thép các loại Mặc dù vậy cho tới naychúng ta vẫn phải nhập khẩu một số chủng loại thép như thép cuộn cán nóng, thép hợpkim, thép chế tạo cơ khí, thép tầm cán nóng, nguội… Đối lập với tình hình thiếu cung cácchủng loại thép trên phải nhập khẩu là tình trạng thừa cung đối với một số loại thép phục

vụ cho xây dựng như thép thanh, thép cuộn, ống thép hàn, thép hình…Ước tính trongnăm qua hầu hết các doanh nghiệp sản xuất thép chỉ sản xuất ở mức cầm chừng khoảng

40 – 60% công suất

Kết thúc năm 2014 mặc dù tăng trưởng chung của ngành ở mức 10% Tuy nhiênnhiều doanh nghiệp trong ngành đã rơi vào tình trạng khó khăn do lợi nhuận sụt giảmthậm chí là thua lỗ nặng nề, hàng tồn kho và cả nợ phải trả đều cao

Bảng 1.1: Doanh thu và lợi nhuận sau thuế của 9 doanh nghiệp đứng đầu ngành thépMã

2014 (triệu đồng)

2013 (triệu đồng)

2014(triệu đồng)

HSG: Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen

POM: Công ty Cổ phần thép Pomina

NKG: Công ty Cổ phần thép Nam Kim

Trang 4

VIS: Công ty Cổ phần thép Việt Ý

TLH: Công ty Cổ phần tập đoàn thép Tiến Lên

VGS: Công ty Cổ phần Ống thép Việt Đức

DTL: Công ty Cổ phần Đại Thiên Lộc

DNY: Công ty Cổ phần thép Dana Ý

Năm 2014 kết thúc đánh dấu một năm không mấy tốt đẹp đối với ngành thép ViệtNam nói chung khi mà tình hình kinh doanh của hai trong ba ông lớn ngành thép là Công

ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (HSG) và Công ty Cổ phần thép Pomina ( POM ) ( HSG,POM và HPG chiếm đến 85% thị phần ngành thép Việt Nam) rơi vào trạng thái xấu Vềdoanh thu thuần, cả HSG và POM đều tăng lần lượt 27.47% và 9.24% tuy nhiên lợinhuận sau thuế lại đánh dấu một mức âm đáng kể Sự biến động doanh thu và lợi nhuậnsau thuế của các công ty còn lại trong top 9 không theo một quy luật nào cả Có nhữngcông ty đạt một mức tăng đáng kể về cả doanh thu lẫn lợi nhuận nhưng bên cạnh đó cũng

có những công ty thua lỗ đáng báo động

Bảng so sánh trên phần nào cho chúng ta thấy được rủi ro trong năm qua đối vớingành thép là khá lớn Vậy đâu là những rủi ro, những nguyên nhân góp phần đưa đếntình trạng trên ?

1.2.1 Rủi ro từ môi trường vĩ mô

Sự biến động từ các yếu tố lạm phát, lãi suất, tỷ giá… tác động không nhỏ đếnhoạt động sản xuất, kinh doanh thép Đặc biệt là tỷ giá bởi một tỷ trọng không nhỏnguyên liệu đầu vào của ngành được nhập khẩu từ nước ngoài

Năm 2014, kinh tế vĩ mô có nhiều chuyển biến tích cực, lạm phát ở mứcthấp Theo số liệu từ Tổng cục thống kê CPI bình quân năm 2014 tăng 4.08% so với bìnhquân năm 2013 – mức tăng thấp nhất trong 10 năm trở lại đây Lạm phát thấp tác độnghai mặt đến nền kinh tế Về mặt tích cực đây là tín hiệu đáng mừng, là cơ hội để giảm lãisuất, tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp Và thực tế là lãi suất ngânhàng đã giảm và duy trì ở mức khá thấp, cụ thể lãi suất huy động được điều chỉnh giảm

từ 7% xuống 6% rồi 5,5% vào tháng 10 năm 2014, lãi suất cho vay điều chỉnh giảm về

Trang 5

mức từ 7% - 8%… Xét theo chiều hướng ngược lại, lạm phát thấp chứng tỏ sức cầu của nền kinh tếkhá yếu, cơ hội tăng trưởng cho các doanh nghiệp không lớn.

Về diễn biến lãi suất, ngày 18/3/2014, NHNN đã điều chỉnh giảm đồng loạt lãisuất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu từ mức 7% và 5% của năm 2013 xuống còn 6,5%

và 4,5% trong khi trần lãi suất tiền gửi bằng tiền đồng được điều chỉnh giảm từ 7% xuống6% và tiếp tục giảm xuống còn 5,5% vào ngày 29/10/2014 (xem hình 2) Ngoài bảo đảmlãi suất thực dương, với khoảng cách giữa các lãi suất điều hành trên, NHNN chủ động sửdụng lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu để hỗ trợ các ngân hàng thương mại(NHTM) cho vay vào các lĩnh vực mà Chính phủ ưu tiên với mức lãi suất giảm xuống0,5% - 1% so với mức lãi suất phổ biến của thị trường Đồng thời, NHNN còn quy địnhtrần lãi suất cho vay bằng tiền đồng là 8% từ ngày 18/3/2014 và giảm xuống còn 7% từngày 29/10/2014 đối với 5 lĩnh vực ưu tiên

Do đặc điểm ngành, hầu hết các doanh nghiệp ngành thép đều có tỷ lệ nợ khá caonhắm tài trợ cho các hợp đồng nhập khẩu thép và đầu tư máy móc thiết bị Tỷ lệ nợ trungbình của ngành là 66%, rủi ro tín dụng ngành khá lớn Năm qua lãi suất biến động theochiều hướng giảm đã tạo điều kiện cho ngành tiết kiệm được một khoản chi phí tài chínhkhá lớn Từ đó giảm thiểu được rủi ro tài chính ngành

Cùng với sự biến động của lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái cũng có sự biến động.Ngày 18/6, Ngân hàng Nhà nước bất ngờ công bố điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngânhàng giữa đồng Việt Nam và đôla Mỹ Theo đó, mức 21.036 đồng/USD sẽ được nâng lênthành 21.246 đồng/USD, tương đương 1% Với biên độ cộng trừ 1%, tỷ giá trần sẽ là21.458 đồng/USD, sàn là 21.034 đồng/USD Đây cũng là mức cao nhất từ trước đến naycủa tỷ giá bình quân liên ngân hàng Xét về mặt lý thuyết tỷ giá tăng sẽ tạo điều kiện choxuất khẩu tăng trưởng nhưng đối với ngành thép nguồn nguyên liệu phụ thuộc vào nhậpkhẩu lớn, bên cạnh đó các doanh nghiệp còn phải nhập khẩu máy móc thiết bị, côngnghệ… trong khi tỷ trọng xuất khẩu còn thấp Như vậy tỷ giá tăng tác động tiêu cực vàgóp phần gia tăng rủi ro kinh doanh

1.2.2 Rủi ro từ công nghệ

Trang 6

Với đặc thù sản xuất công nghiệp nặng, công nghệ là một trong những yếu tốquyết định đến thành công và sức cạnh tranh của ngành Tuy nhiên do phần lớn dâychuyền công nghệ phải nhập khẩu từ nhiều nước khác nhau nên việc đầu tư cũngnhư cập nhật máy móc linh kiện thiết bị để thay thế phụ thuộc vào nước ngoài vàchi phí đầu tư là tương đối lớn

Thực tế trình độ công nghệ của ngành thép Việt Nam còn ở mức thấp, quy

mô nhỏ nên tổn hao nguyên vật liệu và năng lượng Hậu quả là tính cạnh tranh bịhạn chế Tuy vậy trong số đó đã có một vài doanh nghiệp lớn tiên phong đi đầu đổimới đầu tư công nghệ hiện đại, tiêu biểu có các nhà máy của Vinakyoeic, Thép Việt– Hàn, Hòa Phát, Việt Ý, Pomina, Thép Phú Mỹ…

1.2.3 Rủi ro từ khuôn pháp lý

Cùng với tiến trình gia nhập WTO và việc gia nhập các tổ chức kinh tế, thươngmại khu vực Các cam kết bắt đầu được thực hiện cũng là thời điểm mà các doanh nghiệpngành thép phải đối mặt với nhiều thách thức

Đầu tiên phải nói đến hiệp định thương mại tự do đa phương giữa các thành viênASEAN ( AFTA) Theo lộ trình thuế suất thuế nhập khẩu một số loại thép từ các nướcASEAN sẽ tiến về 0% chậm nhất vào năm 2015 Tính bình quân thuế suất nhập khẩutheo AFTA sẽ là 3,3%

Tiếp theo là lộ trình gia nhập WTO Bắt đầu từ 2010 một số sản phẩm thép buộcphải giảm thuế nhập khẩu và đến năm 2014 chậm nhất là 2017 thuế suất bình quân cácsản phẩm thép nhập khẩu sẽ là 13%

Các hiệp định thương mại AFTA và WTO sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệpngành thép trong việc duy trì khả năng cạnh tranh

Việc phải cạnh tranh và chia thị phần với nguồn thép nhập khẩu đã buộc cácdoanh nghiệp ngành thép phải mở thêm con đường đi khác Và TPP chính là một nhân tốtạo điều kiện thuận lợi cho ngành thép trong việc tăng trưởng

Trang 7

TPP là Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương Đây là mộtthỏa thuận thương mại toàn diện nhằm giải quyết các vấn đề thương mại và thách thứccủa thế kỷ 21 Nếu như WTO là thỏa thuận một chiều, Việt Nam phải mở cửa cho cácnước WTO mà không có quyền yêu cầu họ mở cửa cho mình thì TPP lại là một hiệp định

“có đi có lại” Đồng nghĩa với việc Việt Nam mở cửa thì các nước cũng sẽ mở cửa choViệt Nam Như vậy các doanh nghiệp ngành thép sẽ có cơ hội xuất khẩu lớn và sẽ đượcnhập nguồn nguyên liệu với giá rẻ hơn

Thêm một thông tin nữa không thể coi là triển vọng cho ngành thép đó là về Hiệpđịnh FTA giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan Nga- Belarus- Kazakshtan (VCUFTA)

sẽ được ký kết đầu năm 2015 và thuế suất 0% được áp dụng ngay đã làm cho nhiều nhàđầu tư lo ngại

Theo các cam kết gia nhập WTO và các cam kết khu vực, việc bảo hộ ngành thépchủ yếu được thực hiện thông qua thuế quan Các loại thuế xuất, nhập khẩu, thuế GTGTchính là những công cụ để Chính Phủ thực hiện các mục tiêu chiến lược Cụ thể để hỗ trợngành thép, đầu tháng 4 năm 2014 Bộ Tài chính đã nâng thuế nhập khẩu đối với một sốmặt hàng thép đại trà lên mức từ 8- 15% Còn đối với các sản phẩm thép trong chuỗi giátrị mà Việt Nam chưa sản xuất được điều chỉnh về mức 0 – 3%

Mặc dù nói như vậy nhưng thực tế điều hành chính sách thuế nhập khẩu đối vớimặt hàng sắt thép trong những năm qua cho thấy công cụ bảo hộ này có hiệu quả hạn chế.Chính Phủ cam kết thuế nhâp khẩu cao, thực tế chỉ điều chỉnh cao hơn một ít rồi lại phảithực hiện theo các hiệp định quốc tế và khu vực Nhìn chung khuôn pháp lý của ngànhcho thấy những rủi ro nhất định

1.2.4 Biến động đầu vào

Rủi ro từ yếu tố đầu vào là một vấn đề đáng lo ngại của ngành Những nguồn đầuvào chính của ngành bao gồm than, điện, xăng dầu, thép phế, phôi thép nhập khẩu… biếnđộng không có lợi cho ngành

Trang 8

Biến động thất thường nhất phải kể đến giá xăng, có những thời điểm giá xăng liêntục tăng cao làm cho các công ty thép phải lo ngại nhưng cũng có những thời điểm giáxăng giảm sâu Điển hình như năm 2014, đây là năm đánh dấu sự điều chỉnh giá xăngdầu nhiều nhất từ trước đến nay với 24 lần điều chỉnh trong đó 5 lần tăng và 19 lần giảm.Lần tăng thứ 5 vào ngày 7 tháng 7 năm 2014 đã chốt mức giá kỷ lục trong vài năm qua.Tuy nhiên chuỗi thời gian còn lại theo đà giảm của giá xăng dầu thế giới giá xăng dầuViệt Nam cũng liên tục được điều chỉnh giảm, đến ngày 22 tháng 12 mức giá xăng dầuđánh dấu giá bán thấp nhất trong 4 năm qua kể từ năm 2011 Xét về mặt lý thuyết giá cảxăng dầu giảm sẽ đem lại lợi ích rất lớn cho ngành thép bởi hiện nay các doanh nghiệpngành thép chủ yếu sử dụng dầu DO chiếm khoảng 3 – 5% trong cơ cấu giá thành sảnphẩm Tuy nhiên không thể phủ nhận rằng giá xăng dầu biến động quá thất thường đãlàm gia tăng rủi ro kinh doanh cho cả ngành

Đối lập với giá xăng dầu, giá điện năm qua không có biến động nhiều Tuy nhiênảnh hưởng từ việc tăng giá điện 5 % cuối năm 2013 cộng với giá điện dành cho khối sảnxuất tăng 1% kể từ ngày 1 tháng 6 năm 2014 đã gia tăng áp lực không nhỏ đến ngành.Bên cạnh đó việc EVN liên tục “dọa” tăng giá lại càng làm cho các nhà quản trị ngànhthép phải đau đầu

Vậy các doanh nghiệp được gì với tình hình trên Thực tế là sự biến động như trênchỉ làm gia tăng rủi ro cho ngành, đó là chưa kể đến giá điện ở mức cao và có xu hướngtăng đã giảm đáng kể ảnh hưởng của giá dầu giảm đến chi phí sản xuất bởi như đã nói ởtrên dầu chỉ chiếm 3 – 5% trong cơ cấu giá thành sản phẩm trong khi điện lại chiếm đến 6– 7 % Như vậy giá dầu giảm sâu cũng không bù được một sự tăng nhẹ của giá điện

Một trong những vấn đề lớn nữa của ngành thép đó là nó vẫn chưa thể chủ độngđược nguồn nguyên liệu trong chuỗi sản xuất mà ít nhiều đều phải nhập khẩu Thép phếphải nhập đến 60 – 70 % Đây là nguồn nguyên liệu đầu vào chiếm đến gần 90% cơ cấuchi phí Phôi thép nhập khẩu từ 20 – 30 % Trước đây con số này là từ 40 – 50% nhưngtrong 2 năm trở lại đây cùng với những nỗ lực và chính sách của Chính phủ, ngành thép

đã chủ trương gia tăng năng lực sản xuất đầu vào trong nước, đầu tư công nghệ, dây

Trang 9

chuyền sản xuất phôi thép từ quặng thép, hạn chế phần nào nhập khẩu phôi thép, thépvụn… ngành thép đã đáp ứng được 70 – 80% phôi thép

Đây cũng là một trong những lý do quan trọng làm cho biên lợi nhuận của ngànhtương đối thấp

Nhìn chung rủi ro từ đầu vào của ngành thép là khá cao khi chi phí đầu vào biếnđộng liên tục, chi phí sản xuất và quản lý cao

1.2.5 Đầu ra, thị trường tiêu thụ

Thị trường đầu ra chính của ngành là thị trường nội địa Nhưng thị trường nàyđang phải đối mặt với nhiều vấn đề, vấn đề lớn nhất là mức cầu không cao, tiêu thụ théphiện nay vẫn trong tình trạng ì ạch Thị trường bất động sản khởi sắc, các dự án an sinh

xã hội, công trình công cộng chưa đủ sức kéo sức tiêu thụ thép tăng lên nhiều Đã vậy, nólại phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt từ thép nhập khẩu

Thông tin từ Hiệp hội Thép Việt Nam cho thấy trong năm qua, lượng thép các loạinhập khẩu vào Việt Nam lên đến gần 11 triệu tấn, tăng 105% so với năm trước đó (đây làmức tăng cao nhất từ trước đến nay) Điều đáng nói là trong 11 triệu tấn thép nhập khẩucác loại thì trong đó có đến 4,78 triệu tấn thép Bo Thép Bo này khi vào Việt Nam được

sử dụng làm thép xây dựng Loại thép này được tung ra thị trường bán với giá thấp hơnthép xây dựng trong nước từ 1-2 triệu đồng/tấn

Chưa hết, thép Trung Quốc giá rẻ còn tràn sang các nước Đông Nam Á ngày càngnhiều, trong đó có Việt Nam Trong năm 2014, thép Trung Quốc các loại nhập vào ViệtNam khoảng 5,3 triệu tấn, tăng 66,1% so với với năm trước đó

Bên cạnh đó, thép nhập khẩu từ Nga đang ngày càng gia tăng và việc đồng Rúpcủa Nga mất giá cũng khiến thép Nga bán ở thị trường Việt Nam rẻ hơn Điều này lạicàng gia tăng áp lực cạnh tranh cho thép nội

Giá thép rẻ, lượng cung dồi dào là tín hiệu đáng mừng đối với người tiêu dùngViệt Nam nhưng lại là một tín hiệu xấu đối với các doanh nghiệp thép nội khi mà một

Trang 10

mặt các doanh nghiệp ngành thép phải cắt giảm sản xuất, chấp nhận gánh chịu chi phí cốđịnh bình quân cao Theo ước tính các nhà máy thép đều chưa chạy hết công suất thiết kế,sản xuất thực tế chỉ mới đạt khoảng 50 – 70 % công suất thiết kế Mặt khác phải giảm giábán, tăng chiết khấu… để đảm bảo cạnh tranh, giữ thị phần Giá bán giảm trong khi chiphí nguyên liệu đầu vào tăng, chi phí sản xuất tăng đã dẫn đến tình trạng nhiều doanhnghiệp thép mặc dù đạt mức sản lượng, doanh thu nhưng lại rơi vào tình trạng “ chết lâmsàng”

1.2.6 Triển vọng ngành thép 2015

Dự báo của Hiệp hội Thép cho rằng năm 2015 sẽ tiếp tục là thời gian nhiều khókhăn đối với doanh nghiệp thép trong nước do cung vượt cầu ( dự báo nhu cầu tiêu thụthép xây dựng cả nước trong năm 2015 dự báo gần 6 triệu tấn, nhưng công suất thép xâydựng của các nhà máy trên cả nước hiện lên đến 11 triệu tấn, vượt gần gấp đôi nhu cầu)

và thép nhập khẩu từ Nga và Trung Quốc gây sức ép Thép hợp kim giá rẻ nguyên tố Bo

từ Trung Quốc vẫn ồ ạt nhập vào khiến nhiều loại thép rơi vào tình trạng cung vượt cầu,thép từ thị trường Nga cũng đang chực chờ nhập vào Việt Nam theo lộ trình ưu đãi thuếquan nên các doanh nghiệp sản xuất thép sẽ tiếp tục có một năm vất vả Nếu thuế nhậpkhẩu thép từ Nga về Việt Nam giảm theo hiệp định tự do thương mại Việt Nam - Liênminh thuế quan (VCUFTA) thì chắc chắn các nhà sản xuất thép trong nước sẽ thêm điêuđứng

Hiệp hội thép dự báo năm 2015 nhu cầu tiêu thụ thép trong nước vẫn chưa thể tăngnhiều, tổng thể cả ngành thép sẽ có mức tăng trưởng 11,8%

Kết luận: Từ những phân tích trên cho thấy ngành thép năm qua thực sự phải đối

mặt với nhiều rủi ro

Chương 2: Giới thiệu tổng quan Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát

Trang 11

2.1.1 Thông tin cơ bản

Vốn điều lệ

Sàn niêm yết: HOSE

Ngày bắt đầu niêm yết: 15/17/2007

Số lượng cổ phiếu lưu hành: 488.643.175 cổ phiếu

Trang 12

Hòa cùng sự phát triển của xã hội, sản phẩm luôn hướng tới lợi ích khách hàng Hợp tác bền vững, đối tác tin cậy, mang lại giá trị lâu dài cho các cổ đông Phát huy tài năng, trí tuệ và đem đến cuộc sống tốt đẹp cho các thành viên công ty Triển vọng mở rộng đầu tư để góp phần to lớn vào sự hưng thịnh của Việt Nam

 Tháng 8/1992 Công ty TNHH Thiết bị phụ tùng Hòa Phát được thành lập với hoạtbhđộng chính là cung cấp thiết bị phụ tùng cho ngành xây dựng Sau đó Hòa Phátlần lượt mở rộng sang các lĩnh vực khác bằng cách thành lập nhiều công ty mangthương hiệu Hòa Phát:

o Năm 1995: Công ty Cổ phần Nội thất Hòa Phát

o Năm 1996: Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát

o Năm 2000: Công ty TNHH Điện lạnh Hòa Phát

o Năm 2001: Công ty Cổ phần Xây dựng và phát triển đô thị Hòa Phát

o Năm 2004: Công ty TNHH Thương mại Hòa Phát

 Ngày 9/1/2007, Hòa Phát tái cấu trúc theo mô hình Tập đoàn trong đó CTCP Tậpđoàn Hòa Phát giữ vai trò là Công ty mẹ cùng các công ty con, công ty liên kết

 Năm 2007, Tập đoàn Hòa Phát thành lập thêm 2 công ty thành viên: CTCP ThépHòa Phát và CTCP Thép cán tấm Kinh Môn

 Ngày 15/11/2007, Hòa Phát chính thức niêm yết 132 triệu cổ phiếu trên thị trườngchứng khoán Việt Nam với mã HPG

Sau thời điểm tái cấu trúc, Hòa Phát có nhiều bước tiến mạnh mẽ trong đó nổi bậtnhất là triển khai Dự án xây dựng Khu liên hợp gang thép tại Hải Dương với công nghệsản xuất thép thượng nguồn và tham gia vào lĩnh vực khai thác khoáng sản để tạo đầu vàocho sản xuất thép Hiện nay, Hòa Phát đang dẫn đầu ngành thép với thị phần 19,1% (năm2014), đứng thứ 7 trong Top 10 Doanh nghiệp tư nhân lớn nhất và thứ 47 trong top 500doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam

Trang 13

2.4 Các ngành nghề kinh doanh chính

- Buôn bán và xuất nhập khẩu sắt thép, vật tư thiết bị luyện, cán thép;

- Sản xuất cán, kéo thép, tôn lợp;

- Sản xuất ống thép không mạ và có mạ, ống inox;

- Sản xuất và mua bán kim loại màu các loại, phế liệu kim loại màu

- Luyện gang, thép; Đúc gang, sắt, thép;

- Sản xuất và buôn bán than cốc;

- Khai thác quặng kim loại; Mua bán kim loại, quặng kim loại, sắt thép phế liệu;

- Sản xuất, kinh doanh các loại máy xây dựng và máy khai thác mỏ;

- Sản xuất, kinh doanh hàng nội thất phục vụ văn phòng, gia đình, trường học;

- Sản xuất, kinh doanh, lắp ráp, lắp đặt sửa chữa, bảo hành hàng điện, điện tử, điệnlạnh…

- Đầu tư và xây dựng đồng bộ hạ tầng, kỹ thuật khu công nghiệp và khu đô thị

- Kinh doanh bất động sản

Ngoài ra chúng ta có thể phân chia các hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công

ty thành ba mảng tương ứng với ba ngành chính là: Sản xuất thép và các sản phẩm liênquan; Sản xuất công nghiệp khác ( nội thất, điện lạnh, phụ tùng, năng lượng, khoángsản…) và bất động sản Trong đó sản xuất thép và các sản phẩm liên quan như than coke,quặng sắt chiếm đến 77% doanh thu là lĩnh vực chủ lực của Tập đoàn

Trang 14

Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát

Chương 3: Thực trạng tình hình tài chính Công ty năm 2014

Trang 15

3.1 Tình hình tài chính tổng quan

3.1.1 Thị phần

Bảng 3.1: Sản lượng và thị phần 5 doanh nghiệp đứng đầu thị trường thép xây dựng

Côngsuất thiếtkế

Sản lượngSX (ngàn tấn)

Sản lượng

TT (ngàn tấn)

Thịphần (%)

Sản lượngSX (ngàn tấn)

Sản lượngTT (ngàn tấn)

Thịphần(%)

Pomina: Công ty Cổ Phần thép Pomina

Tisco: Công ty Cổ phần gang thép Thái Nguyên

Vinakyoei: Công ty TNHH thép Vina Kyoei

VNS: Tổng Công ty thép Việt Nam

Năm 2014 với kết quả sản xuất kinh doanh ấn tượng ( sản lượng sản xuất đạt 1008

ngàn tấn, sản lượng tiêu thụ đạt 1001 ngàn tấn) Công ty đã gia tăng đáng kể vị thế và thị

phần của mình trong ngành công nghiệp sản xuất thép đặc biệt là trong mảng thép xây

dựng – một trong những mảng sản xuất kinh doanh chính của Công ty Nếu như năm

2013 thị phần của Hòa Phát là 15.2% đứng sau Pomina với 15.9 % thì kết thúc năm 2014

Hòa Phát đã lội ngược dòng ngoạn mục leo lên vị trí cao nhất với 19.1% thị phần thép

xây dựng, bỏ khá xa các đối thủ còn lại kể cả Pomina ( 15.1%)

3.1.2 Doanh thu – lợi nhuận

Bảng 3.2: Tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận năm 2014

Trang 16

Tổng doanh thu 19,200,234,178,082 25,851,816,458,125 34.64Doanh thu thuần 18,934,292,150,531 25,525,348,822,713 34.81Lợi nhuận gộp 3,283,751,514,327 5,187,002,283,034 57.96

Lợi nhuận trước thuế 2,394,404,194,432 3,769,520,728,432 57.43Lợi nhuận sau thuế 2,010,435,402,769 3,250,214,590,204 61.67

Nguồn: Báo cáo tài chính HPG năm 2013, 2014

Bảng 3.3: Tổng doanh thu và lợi nhuận sau thuế so với kế hoạch

Chỉ tiêu 2014 (tỷ đồng) Kế hoạch 2014

(tỷ đồng) % kế hoạch

Nguồn: Báo cáo tài chính HPG năm 2013, 2014

Thông qua một số chỉ tiêu tài chính được tóm tắt ở bảng trên chúng ta có thể đưa

ra nhận định tổng quan về tình hình hoạt động kinh doanh trong năm qua của Công ty làthực sự ấn tượng Kết thúc năm 2014 Công ty đạt 25,852 tỷ doanh thu và 3,250 tỷ lợinhuận sau thuế vượt 12% và 48% so với kế hoạch đề ra ( bảng 2.2) Đây là năm đầu tiênghi nhận doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng nhảy vọt nhất từ trước đến nay Doanh thu

và lợi nhuận sau thuế lần lượt tăng trưởng 35% & và 62% so với cùng kỳ năm trước(bảng 2.1) Năm 2014 cũng đánh dấu cột mốc sản lượng sản xuất và sản lượng tiêu thụđều vượt 1 triệu tấn thép thành phẩm

Lợi nhuận sau thuế tăng đến 62% so với cùng kỳ năm trước và vượt đến 48% sovới kế hoạch đề ra trong khi doanh thu tăng với tốc độ chậm hơn là 35% vượt 12% so với

kế hoạch Điều này cho thấy hiệu quả quản trị và cắt giảm chi phí đã được chứng minh.Chiến lược mà Công ty đã thực hiện đã mang đến những thành công vượt ngoài mongđợi

Bảng 3.4: Tỷ trọng doanh thu và lợi nhuận sau thuế năm 2014

Doanh thu( tỷ đồng)

% doanhthu

Doanh thu (tỷ đồng)

% lợinhuận

Trang 17

Bất động sản 2,689 10.4 715 22.0

Nguồn: Báo cáo tài chính HPG năm 2013,2014

Biểu đồ 3.4: Tỷ trọng doanh thu và lợi nhuận sau thuế năm 2014

Với định hướng phát triển: “ Trởthành Tập đoàn sản xuất công nghiệp hàngđầu Việt Nam hoạt động đa ngành với lĩnhvực cốt lõi là thép” Kết thúc năm 2014nhóm ngành sản xuất và kinh doanh các mặthàng về thép đã chiếm tới 77% doanh thu và68% lợi nhuận Công ty (bảng 2.3) Điều nàycho thấy những chiến lược Công ty đã điđúng con đường mà Công ty hoạch địnhtrong tương lai

3.1.3 Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu

Bảng 3.5: Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu

Doanh thu thuần (đồng) 18,934,292,150,531 25,525,348,822,713Lợi nhuận gộp (đồng) 3,283,751,514,327 5,187,002,283,034

Nguồn: Báo cáo tài chính HPG năm 2013, 2014

Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu năm 2013 là 17.34%, sang năm 2014 chỉ sốnày tăng lên đến 20.32% Thứ nhất đây được coi là những chỉ số khá cao đối với mộtcông ty chuyên về sản xuất công nghiệp nặng như Hòa Phát Thứ hai, tỷ suất lợi nhuậngộp trên doanh thu năm 2014 tăng lên đáng kể so với năm 2013 chứng tỏ Công ty đã đạtđược hiệu quả trong những nỗ lực cắt giảm chi phí, giảm tiêu hao nguyên vật liệu trong

Bất động sản 68.40%

Bất động sản

Trang 18

quá trình sản xuất Từ đó giảm được giá vốn hàng bán, tăng lợi nhuận Nhìn lại bảng 2.1

ta thấy lợi nhuận gộp năm 2014 tăng đến gần 58% trong khi doanh thu năm tăng với tỷ lệchậm hơn (gần 35% )

3.1.4 Tỷ suất sinh lợi

Bảng 3 6: Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA)

lợi nhuận sau thuế (đồng) 2,010,435,402,769 3,250,214,590,204Tổng tài sản (đồng) 23,076,377,862,689 22,089,104,397,803

Nguồn: Báo cáo tài chính HPG năm 2013, 2014

Năm 2013 ROA là 8.71%, nghĩa là cứ 100 đ tài sản sẽ tạo ra 8.71 đ lợi nhuận Tỷ

số này tăng gần gấp đôi vào năm 2014 lên 14.71 % chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản củaCông ty đang ngày một gia tăng Công ty đã sử dụng tài sản hợp lý, đầu tư hợp lý tạo rađược nhiều lợi nhuận

Bảng 3.7: Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE)

lợi nhuận sau thuế (đồng) 2,010,435,402,769 3,250,214,590,204Vốn chủ sở hữu (đồng ) 9,500,327,254,417 11,795,984,026,356

Nguồn: Báo cáo tài chính HPG năm 2013, 2014

ROE năm 2013 là 21.16 %, có nghĩa là 100 đ vốn sẽ tạo ra 21.16 đ lợi nhuận Năm

2014 ROE tăng lên 27.55 % tức là 100 đ vốn sẽ tạo ra 27.55 đ lợi nhuận Đây là một dấutốt cho các cổ đông bởi đầu tư của họ đã hiệu quả hơn năm trước đồng nghĩa với rủi ro đã

được giảm xuống

Ngày đăng: 17/09/2015, 22:19

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w