1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập quản trị nhân lực tại công ty TNHH hanesbrands việt nam chi nhánh hưng yên

20 2,2K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 185,5 KB

Nội dung

Tình hình nhân lực và chức năng nhiệm vụ của bộ phận tổ chức quản trị nhân lực của doanh nghiệp...7 2.1.1.. Thực trạng về trả công lao động của doanh nghiệp...16 Phần 3: Một số vấn đề cấ

Trang 1

MỤC LỤC

Phần 1 - Giới thiệu chung về Công ty TNHH Hanesbrands Việt Nam chi nhánh Hưng

Yên 1

1.1 Sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp 1

1.2 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy của doanh nghiệp 2

1.3 Lĩnh vực và đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp là ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh.) 4

1.4 Khái quát về các hoạt động/hoạt động kinh tế và nguồn lực của doanh nghiệp (nhân lực, vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ) 4

1.4.1 Các hoạt động kinh tế: 4

1.4.2 Nguồn lực của doanh nghiệp 5

Nhân lực: Tình hình nhân lực tại Nhà máy Hưng Yên đến hết ngày 23/11/2012 5

1.5 Một số kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của đơn vị thực tập trong 3 năm gần đây 6

Phần 2: Tình hình hoạt động quản trị nhân lực của tổ chức 7

2.1 Tình hình nhân lực và chức năng nhiệm vụ của bộ phận tổ chức quản trị nhân lực của doanh nghiệp 7

2.1.1 Tình hình nhân lực (số lượng, chất lượng, cơ cấu) của bộ phận quản trị nhân lực 7

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của bộ phận tổ chức quản trị nhân lực 7

2.1.3 Tổ chức bộ phận quản trị nhân lực 8

2.2 Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường quản trị nhân lực tới hoạt động quản trị nhân lực của tổ chức 9

2.3 Thực trạng hoạt động quản trị nhân lực của doanh nghiệp 11

2.3.1.Thực trạng về quan hệ lao động của doanh nghiệp 11

2.3.2.Thực trạng về tổ chức và định mức lao động 11

2.3.3 Thực trạng về hoạch định nhân lực của doanh nghiệp 12

2.3.4 Thực trạng về phân tích công việc của doanh nghiệp 12

2.3.5 Thực trạng về tuyển dụng nhân lực của doanh nghiệp 13

2.3.6 Thực trạng về đào tạo và phát triển nhân lực của doanh nghiệp 15

Trang 2

2.3.7 Thực trạng về đánh giá nhân lực của doanh nghiệp 16 2.3.8 Thực trạng về trả công lao động của doanh nghiệp 16 Phần 3: Một số vấn đề cấp thiết cần giải quyết của doanh nghiệp và định hướng đề tài khoá luận tốt nghiệp 17 3.1.Đánh giá về thực trạng hoạt động kinh doanh, quản trị nhân lực của Công ty

TNHH Hanesbrands VN 17 3.2.Phương hướng hoạt động kinh doanh, quản trị nhân lực của doanh nghiệp trong thời gian tới 18 3.3 Định hướng đề tài khoá luận 18

Trang 3

PHẦN 1 - GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH HANESBRANDS

VIỆT NAM CHI NHÁNH HƯNG YÊN.

1.1 Sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp.

Giới thiệu chung về Hanesbrands toàn cầu: Tập đoàn HBI INC được thành

lập từ năm 1901 với tên ban đầu là Wesley Hanes, sản phẩm chủ yếu là đồ dệt kim của nam giới Sau hơn 100 năm tồn tại và phát triển, Hanesbrands INC Hiện nay, với các thương hiệu nổi tiếng như Hanes, Champion, Playtex, Bali, Just my Size, Barely There and Wonderbra,…Công ty kinh doanh các sản phẩm gồm áo T-Shirt, đồ lót nữ, đồ lót nam, đồ lót trẻ em, tất, hàng dệt kim, trang phục hàng ngày và trang phục thể thao Tập đoàn Hanesbrands hiện nay có khoảng 53300 nhân viên trên 27 quốc gia

Năm 2007, tập đoàn may mặc HBI chính thức đầu tư sản xuất tại khu vực Châu Á như Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam Ở Việt Nam, Tập đoàn HBI đã đầu tư tại Hưng Yên và Huế với các sản phẩm chủ yếu là đồ lót nam/nữ

Hanesbrands INC luôn tôn trọng những yếu tố tạo nên giá trị cốt lõi của mình đó là nguồn nhân lực, thương hiệu và uy tín

Nhà máy Hưng Yên: thành lập vào ngày 14 /12/ 2007 Ngày đầu tiên sản xuất

ngày 19/02/2008

Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH, là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư của Mỹ chuyên gia công sản xuất các mặt hàng may mặc xuất khẩu

Sản phẩm chính: Quần lót nam/nữ

Địa chỉ: Xã Dân Tiến- Huyện Khoái Châu- Tỉnh Hưng Yên

Tel: 0321 367 8088

Fax: 0321 3713988

Website: www.hanesbrands.com

Chức năng

- Sản xuất, gia công các sản phẩm may mặc xuất khẩu theo yêu cầu của tập đoàn Với nhãn hiệu Hanes (đồ lót nam và đồ lót nữ)

Nhiệm vụ:

- Sản xuất và cung cấp các sản phẩm và mặt hàng theo yêu cầu của tập đoàn

Trang 4

- Đưa ra chiến lược phát triển của công ty phù hợp với tình hình phát triển của tập đoàn

Nhà máy Phú Bài: thành lập vào tháng 3/2008, sản xuất đầu tiên và tháng 4/2008 1.2 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy của doanh nghiệp.

Sơ đồ 1.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty Hanesbrands Việt Nam chi nhánh Hưng

Yên.

Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty: bộ máy quản lý của công ty bao gồm một giám đốc nhà máy và 9 phòng ban Cụ thể:

Giám đốc: là lãnh đạo cao nhất của nhà máy đồng thời là đại diện pháp nhân cho doanh nghiệp, là người chịu trách nhiệm trước pháp luật trước các hoạt động của công ty Là người đưa ra kế hoạch tổng thể phát triển của nhà máy, theo dõi, giám sát mọi hoạt động sản xuất và phát triển của công ty

Plant Manager

Plant

Controller manager HR

IT Manager Manager Project

Operation Manager

QA Manager Manager Lean

Logistics Manager

IE Manager

Assistant Pr Manager

Production Manager

Purchasing

Coordinator

Warehouse Manager

Trang 5

- Phòng dự án (project)

Phòng có nhiệm vụ xây dựng dự án, tính toán tính khả thi của các dự án mà công ty định thực hiện, phân bổ nguồn vốn cho các dự án dựa trên quy mô và được duyệt bởi tập đoàn Nghiên cứu chiến lược phát triển để đề ra các dự án mở rộng, nâng cấp hoặc xây dựng các nhà máy hoặc chi nhánh

- Phòng hành chính – nhân sự

Phòng có nhiệm vụ giải quyết các vấn đề về hành chính và nhân sự của công ty như tiếp khách của công ty, quản lý các tài sản hiện có và các công tác của quản trị nhân lực như tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân lực, quan hệ lao động,

…Ngoài ra, phòng nhân sự còn có chức năng tham mưu cho giám đốc trong việc sắp xếp bố trí nhân sự của công ty đồng thời đề ra các chính sách về tiền lương, tiền thưởng, các chế độ đãi ngộ, bảo hiểm và các chế độ khác cho cán bộ công nhân viên trong công ty Bên cạnh đó, phòng nhân sự còn giám sát, quản lý hoạt động của ban bảo vệ, ban vệ sinh và bộ phận y tế của công ty

- Phòng kế toán tài chính

Phòng có chức năng thực hiện các nghiệp vụ kế toán của công ty như thanh toán và giao dịch các luồng tiền dựa trên các hoạt động mua bán, xuất nhập khẩu, nộp thuế nhà nước, cân đối ngân sách cuối kỳ

Tổ chức đánh giá toàn bộ hoạt động của công ty theo kế hoạch đã đề ra (tháng, quý, năm) và tiến hành giao kế hoạch tài chính cho các phòng ban Ngoài ra, phòng còn thực hiện các chức năng khác như kiểm tra, quản lý tài sản cố định, quản lý sổ sách, nguyên phụ liệu và các hoạt động thanh khoản, hoàn thuế cũng như các công tác phục vụ kiểm toán

- Phòng logistics

Bao gồm bộ phận xuất nhập khẩu bộ phận lập kế hoạch và bộ phận kho

+ Bộ phận xuất nhập khẩu: bộ phận này có nhiệm vụ thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh quốc tế của công ty như làm thủ tục hải quan cho các lô hàng nhập khẩu, xuất khẩu, nhận hàng ở cảng,…

+ Bộ phận lập kế hoạch sẽ lập kế hoạch sản xuất theo năm, quý, tháng, tuần và hàng ngày; dự trù và lập kế hoạch vật tư phục vụ sản xuất

Trang 6

+ Bộ phận kho có nhiệm vụ: Sắp xếp, quản lý, bố trí kho bãi nhận và giữ hàng nhập khẩu, nguyên phụ liệu, giao vật tư sản xuất cho các xưởng và dây chuyền sản xuất, nhận hàng thành phẩm và giao hàng xuất khẩu

- Phòng sản xuất

Dựa trên kế hoạch của bộ phận kế hoạch, phòng sản xuất quản lý và điều hành các xưởng sản xuất, các dây chuyền sản xuất nhằm giữ đúng tiến độ sản xuất, mặt hàng cần thiết và chất lượng sản phẩm

- Phòng quản lý chất lượng

Phòng có nhiệm vụ kiểm tra nguyên phụ liệu nhập về, nguyên phụ liệu cấp phát cho sản xuất, kiểm tra quy trình sản xuất và thành phẩm, kiểm tra quy cách đóng gói và quy trình sản xuất hàng xuất khẩu

- Phòng kỹ thuật

Phòng có nhiệm vụ lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa máy may và các máy khác trong công ty như máy in vải, máy đóng gói, vận hàng và quản lý bộ phận in cũng như các phụ liệu phục vụ in

- Phòng IT

Phòng có nhiệm vụ lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị liên lạc trong công ty như điện thoại, máy tính, máy fax, máy in, photocopy, internet,…

- Phòng lean

1.3 Lĩnh vực và đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp là ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh.)

Lĩnh vực hoạt động:

+Đầu tư xây dựng và vận hành các nhà máy may

+Sản xuất và gia công hàng may mặc để xuất khẩu và tiêu thụ trên thị trường nội địa, nhập khẩu và xuất khẩu máy móc, trang thiết bị và các nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất và vận hành của Công ty

1.4 Khái quát về các hoạt động/hoạt động kinh tế và nguồn lực của doanh

nghiệp (nhân lực, vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ)

1.4.1 Các hoạt động kinh tế

Hoạt động : Công ty TNHH Hanesbrands Việt Nam với hoạt động nhập khẩu nguyên liệu loại hình sản xuất xuất khẩu Sau đó, công ty lại xuất khẩu nguyên liệu này cho

Trang 7

các đối tác ở nước ngoài để gia công, sản phẩm gia công đã được nhập khẩu về Việt Nam để xuất khẩu ra ngoài

Năm 2010: Tặng sách vở cho học sinh nghèo vượt khó – các xã trên địa bàn huyện Khoái Châu Và do nhu cầu gia công sản phẩm lớn nên doanh nghiệp đã thuê công ty TNHH Hải Bảo và Công ty TNHH Ánh Hồng làm địa điểm sản xuất

Năm 2011: Tài trợ kinh phí cải tạo, xây mới phòng học – Nhà trẻ An Bình, xã Dân Tiến

Năm 2012: Tài trợ kinh phí xây mới phòng khám Trạm Y tế xã Dân Tiến

1.4.2 Nguồn lực của doanh nghiệp.

Nhân lực: Tình hình nhân lực tại Nhà máy Hưng Yên đến hết ngày 23/11/2012.

- Tổng số lao động của công ty (nhà máy Hưng yên) đến hết ngày 23 tháng 11 năm

2012 là 2478 người trong đó:

+Công nhân sản xuất trực tiếp: 2076 người

+Công nhân sản xuất gián tiếp: 172 người

+quản lý trung gian: 215 người

+quản lý: 15 người

- Trong đó, đối với lao động trực tiếp có: May mặc: 1737 người Đóng gói: 73 người Đóng thùng: 21 người Cuốn gói: 155 người In ấn: 62 người

Vốn: Tổng vốn: Năm 2010: 361.893.473.000VNĐ

Năm 2011: 510.064.622.000VNĐ Năm 2012: 585.158.896.000 VNĐ Có sự gia tăng đáng kể giữa các năm về nguồn vốn Nguyên nhân là do công ty luôn mở rộng sx, đầu tư thêm máy móc, trang thiết bị phục vụ sx cũng như nhu cầu nhập khẩu và xuất khẩu của công ty và tập đoàn

Cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ

Tổng diện tích: 279,861 Sq.ft Trong đó: Sàn xưởng sản xuất: 43,593 Sq.ft Hệ thống kho: 31,818 Sq.ft Văn phòng: 5,639 Sq.ft Khu vực ngoại vi: 198,811 Sq.ft

- Xưởng may: 03 xưởng, được trang bị máy may công nghiệp hiện đại, hệ thống ánh sáng, hút bụi và điều hòa không khí được bố trí hợp lý giúp công nhân yên tâm sản xuất

- Hệ thống kho: Tổng diện tích 31,818 Sq.ft gồm kho nguyên phụ liệu và kho thành phẩm được bố trí 4 tầng để hàng, 1 đội xe nâng hàng hóa và xe tải phục vụ nhận và cấp phát hàng hóa

Trang 8

- Văn phòng: 2 khu văn phòng được trang bị đầy đủ phục vụ làm việc: điện thoại, máy tính, máy in, máy fax, điều hòa nhiệt độ, internet,…

1.5 Một số kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của đơn vị thực tập trong 3 năm gần đây.

Nhà máy Hưng Yên:

- Năm 2010 với công suất 8,565,876 tá sản phẩm ~ 103 triệu sản phẩm/năm

- Tháng 9/2012: sản xuẩt khoảng 350 triệu sản phẩm

Kết quả phát triển của doanh nghiệp

Bảng 1.5 Kết quả phát triển của doanh nghiệp.

Đơn vị: 1000 đồng

Năm

Chỉ số

Tổng vốn 361.893.473 510.064.622 585.158.896

Doanh thu 909.852.969 1.061.129.656 1.243.596.991

Nộp ngân sách 14.367.078 13.425.731 9.362.942.149

Lương bình quân 1.906.396 VNĐ 2.778.415 VNĐ 2.933.945 VNĐ

Nguồn: Báo cáo kết quả phát triển của Công ty TNHH Hanesbrands Việt Nam

Trang 9

PHẦN 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CỦA TỔ CHỨC 2.1 Tình hình nhân lực và chức năng nhiệm vụ của bộ phận tổ chức quản trị nhân lực của doanh nghiệp

2.1.1 Tình hình nhân lực (số lượng, chất lượng, cơ cấu) của bộ phận quản trị nhân lực

Số lượng: 16 người trong bộ phận quản trị nhân lực

Chất lượng: nhìn chung là chất lượng nhân lực của phòng hành chính nhân sự khá cao Đa số là người lao động có trình độ đại học và trên đại học

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của bộ phận tổ chức quản trị nhân lực.

Tại công ty TNHH Hanesbrands Việt Nam , bộ phận đảm nhiệm công tác quản trị nhân lực chủ yếu là phòng hành chính - nhân sự

Phòng hành chính – nhân sự có nhiệm vụ:

Kiểm tra giám sát công việc đồng thời sắp xếp bố trí cán bộ công nhân viên của công

ty, kết hợp với phòng Kế toán chi trả lương cho người lao động

Công tác cán bộ công nhân viên trong công ty: phòng có trách nhiệm lưu giữ toàn bộ

hồ sơ lý lịch của công nhân trong công ty, quản lý về các mặt của công nhân như thời gian, nghỉ ốm, nghỉ ăn ca… Ngoài ra phòng còn có chức năng xây dựng kế hoạch nhu cầu lao động hàng năm, đào tạo, phát triển lao động, tuyển dụng, bố trí, sử dụng lao động, tổ chức xây dựng định mức kỹ thuật trong sản xuất, quản lý chỉ đạo việc thực hiện các chính sách nhà nước đối với cán bộ công nhân viên trong công ty Tham mưu công tác tổ chức bộ máy các phòng ban các phân xưởng của công ty

Công tác thi đua khen thưởng, thanh tra, kỷ luật trong công ty Tiến hành đánh giá xếp loại công nhân hàng tháng, từ đó đưa ra mức thưởng phạt phù hợp với người lao động Thực hiện công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động

Ngoài ra phòng còn thực hiện chức năng hành chính là:

Đón tiếp khách: công tác tiếp khách hàng và đối tác của công ty

Thực hiện công tác văn phòng, lưu trữ: đưa, gửi công văn, lưu trữ các hồ sơ văn bản tài liệu, quy chế của công ty, quản lý và sử dụng con dấu theo quy chế của nhà nước và công ty

Trang 10

2.1.3 Tổ chức bộ phận quản trị nhân lực.

ADM & HR

Manager

Chế độ C&B/

quan hệ lao động

Nhân sự

Hệ thống SPS Bảo hiểm

Hệ thống TMS C&B Quan hệ lao động

Kế hoạch NS/đào tạo Tuyển dụng Quản lý hồ sơ/HĐLĐ

Quản lý canteen

Quản lý vệ sinh/5S

Quản lý trạm y tế

Thông tin công ty/ hỗ trợ công tác Hành chính tổng hợp

GA/Kỷ luật lao động

Trật tự doanh nghiệp

Quản lý dịch vụ vận tải

Tổ chức sự kiện

Môi trường cảnh quản

Trang 11

Sơ đồ 2.1.3 Cơ cấu phòng hành chính nhân sự.

2.2 Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường quản trị nhân lực tới hoạt động quản trị nhân lực của tổ chức.

Môi trường bên ngoài:

- Dân số, lực lượng lao động: Tình hình phát triển dân số với lực lượng lao động tăng

sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp dễ dàng trong công tác tuyển mộ, cũng như có nhiều ứng viên để lựa chọn cho vị trí cần tuyển Ngược lại, với tình hình dân số già sẽ làm lão hóa đội ngũ lao động trong doanh nghiệp và khan hiềm nguồn nhân lực

- Pháp luật: là các quy định cho phép hoặc ngăn cấm, những ràng buộc đòi hỏi doanh nghiệp phải tuân theo thông qua hệ thống luật: luật doanh nghiệp, luật lao động, luật kinh tế,…Từ đó, doanh nghiệp lấy làm cơ sở, căn cứ để doanh nghiệp xây dựng hệ thống thang bảng lương, mức lương tối thiểu, chế độ về trợ cấp, phụ cấp, phúc lợi,…

mà người lao động được nhận từ phía doanh nghiệp

- Kinh tế - chính trị: Tình hình kinh tế có ảnh hưởng lớn đến quản trị nhân lực Vì khi

có biến động về kinh tế thì doanh nghiệp phải điều chỉnh các hoạt động sao cho có thể thích nghi và phát triển tốt Cụ thể, khi nền kinh tế suy thoái thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các chính sách về nhân sự của doanh nghiệp như chính sách về trả công, tuyển dụng, đào tạo và phát triển,…doanh nghiệp có thể phải giảm giờ làm việc, cho nhân viên tạm thời nghỉ việc hoặc giảm phúc lợi

- Khoa học kỹ thuật: là các phương thức kỹ thuật, công cụ tạo ra sản phẩm, dịch vụ Doanh nghiệp hoạt động trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển nhanh sẽ rất ảnh hưởng đến phương thức tổ chức khai thác máy móc thiết bị, đến cách thức tổ chức sử dụng lao động, đòi hỏi tăng cường việc đào tạo, sắp xếp lại lực lượng lao động và thu hút nguồn nhân lực có kỹ năng cao, cũng như cách thức đánh giá năng lực nhân viên,

và chính sách đãi ngộ tại doanh nghiệp

- Sự cạnh tranh: Trong nền kinh tế thị trường thì sự cạnh tranh của các đối thủ cũng như sự cạnh tranh có tính chất toàn cầu tăng lên làm cho doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao trình độ nghề nghiệp cho nhân viên, đồng thời phải giảm bớt chi phí lãng phí trong các khâu của quá trình sản xuất để giảm giá thành sản phẩm và tăng sức mạnh cạnh tranh Điều đó làm cho doanh nghiệp phải có chiến lược trong việc sử dụng nhân lực theo hướng chọn lọc hơn,…cũng như ảnh hưởng đến chính sách trả công trong doanh nghiệp, trả công lao động phải đảm bảo tính cạnh tranh so với các doanh

Ngày đăng: 17/09/2015, 21:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w