1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản cổ vật gốm sứ ở nước ta hiện nay ( Qua khảo sát Hà Nội, Nam Định và Ninh Bình

113 1,6K 10
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 494,5 KB

Nội dung

Lịch sử mấy ngàn năm dựng nước gắn liền với giữ nước của dân tộc đã hun đúc nên một truyền thống văn hóa tốt đẹp

Trang 1

MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài

Lịch sử mấy ngàn năm dựng nước gắn liền với giữ nước của dân tộc

đã hun đúc nên một truyền thống văn hóa tốt đẹp Nền văn hóa đó đã làm nênsức sức sống trường tồn, đưa dân tộc Việt Nam vượt qua bao thăng trầm củalịch sử, bảo vệ nền độc lập, xây dựng và bảo vệ đất nước

Ngày nay thế giới đang đứng trước xu thế hội nhập và phát triển Đảng

ta chủ trương xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắcdân tộc

Trong lịch sử dân tộc, chưa bao giờ văn hóa và vai trò của văn hóađược đề cao đến như vậy Văn hóa, được xem là nền tảng tinh thần của xãhội, là mục tiêu, là động lực của phát triển kinh tế - xã hội như trong sựnghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo Báo cáo chính trị của đại hội đại biểutoàn quốc lần thứ X của Đảng, một lần nữa khẳng định: “Đẩy mạnh việc thựchiện nhiệm vụ phát triển văn hóa…làm cho văn hóa thấm sâu vào từng khudân cư, từng gia đình, từng người, hoàn thiện hệ giá trị mới của con ngườiViệt Nam, kế thừa các giá trị truyền thống của dân tộc, tăng sức đề khángchống những văn hóa phẩm đồi trụy, độc hại Nâng cao tính văn hóa trongmọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội và hoạt động của nhân dân”1 Pháttriển nền văn hóa chính là hiện đại hóa trên cơ sở bảo tồn và phát huy các disản văn hóa

Đảng ta khẳng định di sản văn hóa nói chung và di sản văn hóa cổ vậtnói riêng là tài sản của nhân dân, phục vụ lợi ích của toàn xã hội, mọi tổ chức,mọi ngành, mọi cấp phải có nghĩa vụ và trách nhiệm bảo vệ các di sản vănhóa Trong quá trình phát triển văn hóa gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với

1 ( Đảng cộng sản Việt nam; Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG,H.2006.Tr213.)

Trang 2

phát triển kinh tế xã hội Việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa dân tộcđược xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.

Di sản cổ vật và cổ vật gốm sứ là một bộ phận cấu thành quan trọngcủa di sản văn hóa Việt Nam Trong những năm qua, việc bảo vệ di sản vănhóa, các di tích và cổ vật nói riêng, đã có những chuyển biến tích cực

Nhiều bảo tàng nhà nước, các ngành đã được quan tâm đầu tư tiền của,công sức, trí tuệ, con người để xây mới, tôn tạo, tu bổ, nâng cấp và khai tháctiềm năng của di sản văn hóa, gắn việc trưng bày, triển lãm với lễ hội, du lịchgóp phần trực tiếp làm ra kinh tế cho đất nước

Nhiều bảo tàng tư nhân, nhiều bộ sưu tập cá nhân đã được công chúngđón nhận và trân trọng, góp phần làm đa dạng, phong phú thêm bức tranh bảotồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của đất nước

Các cuộc trưng bày, triển lãm, hội chợ, giao lưu, đấu giá…ngày mộtnhiều hơn đã góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân về giá trị di sản vănhóa dân tộc, khơi dậy lòng tự hào, tự tôn dân tộc của các tầng lớp nhân dân

Tuy nhiên, bên cạnh những chuyển biến tích cực đó, trong quá trìnhphát triển nền kinh tế thị trường có định hướng XHCN, sự hình thành thịtrường hàng hóa văn hóa nói chung, thị trường cổ vật và thị trường cổ vậtgốm sứ nói riêng là tất yếu khách quan Vấn đề bảo vệ, bảo tồn và phát huygiá trị di sản cổ vật đang đứng trước những cơ hội mới và những thách thứckhốc liệt của yếu tố kinh tế thuần túy, nạn trộm cắp cổ vật ở nhiều địaphương có chiều hướng tăng lên một cách rõ rệt Riêng cổ vật gốm sứ, việcđào bới, trục vớt trái phép cổ vật ở trong lòng đất và dưới biển cũng giatăng, đặc biệt, hiện tượng tranh giành, mua bán, lừa đảo cổ vật gốm sứ diễn

ra công khai, có khi rất sôi động, trái với những quy định của pháp luật, tạonên sự không lành mạnh trong thị trường hàng hóa văn hóa Điều đó ảnhhưởng rất lớn và rất quan trọng đến việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản

cổ vật gốm sứ ở Việt Nam

Trang 3

Trước đây, dù pháp luật không thừa nhận sở hữu tư nhân về di sản vănhóa và nghiêm cấm mọi hành vi mua bán cổ vật nhưng trên thực tế vẫn tồn tạimột thị trường “đen” về cổ vật, trong đó có cổ vật gốm sứ Từ “giới thợ chạy”

ở các địa phương, cổ vật được tuồn về Hà Nội, về thành phố Hồ Chí Minh,Huế, Đà Nẵng…bày bán công khai trong các tiệm với cái tên danh nghĩa

“Hàng lưu niệm” Những đường phố như Hàng Đào, Hàng Ngang, Kim Liên,Nghi Tàm, Đồng Khởi, Lê Công Kiều…đã từng là những tụ điểm buôn bán

cổ vật vô cùng náo nhiệt Nhiều cổ vật về tay “con buôn” được bán bằngngoại tệ mạnh, phần lớn là cho người sưu tập nước ngoài mà trong đó không

ít là con buôn cỡ quốc tế Cổ vật Việt Nam, vì thế bị thất thoát, “chảy máu”trầm trọng Hiện tượng các cổ vật gốm sứ có giá trị kinh tế cao, giá trị thẩm

mỹ đẹp, giá trị lịch sử quan trọng đang có nguy cơ bị sâm hại và “chảy máu”

ra thị trường quốc tế

Luật di sản văn hóa- 2001 ra đời, cổ vật nói chung và cổ vật gốm sứ

ở nước ta nói riêng đã được nhà nước cho phép công khai mua, bán, traođổi , thẩm định, đấu giá …vv Cổ vật được chính thức nhìn nhận dưới góc

độ là một loại tài sản, loại hàng hóa đặc biệt, không chỉ có giá trị về lịch

sử, văn hóa, khoa học mà còn có khả năng đem lại lợi ích kinh tế cao chocác chủ sở hữu

Việc đánh giá, thẩm định, mua bán, trao đổi các tài sản văn hóa cổvật, trong đó có cổ vật gốm sứ có nguồn gốc bất hợp pháp không nhữngchưa chấm dứt mà còn gia tăng một cách sôi động, những điều đó cho thấynếu tiếp tục bông lỏng quản lý, thiếu kiểm soát chặt chẽ, vô hình chung,chúng ta đang dần biến thị trường cổ vật mặc nhiên thành nơi tiêu thụ cáctài sản do trộm cắp, do đào bới trái phép, do không được giám định thậtgiả, nông, sâu…vv Điều đó không những dẫn đến sự thất thu thuế của nhànước, mà quan trọng hơn, là làm thất thoát đi một khối lượng không nhỏ disản cổ vật của đất nước, một loại tài sản đặc biệt Kinh nghiệm của nhiều

Trang 4

nước đã phải bỏ ra rất nhiều tiền, nhiều khi gấp hàng trăm, hàng ngàn lần

để mong mua lại những cổ vật của chính dân tộc mình

Thực tế, chúng ta đang đứng trước những câu hỏi: Vai trò của cổ vậtgốm sứ Việt Nam như thế nào đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóadân tộc, việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của cổ vật gốm sứ hiện nay

ra sao? Đã có thị trường cổ vật gốm sứ thực sự chưa? Việc tổ chức, quản lýnhư thế nào? Để có một thái độ đúng đắn, nghiêm túc trong việc bảo tồn,lưu giữ và phát huy giá trị văn hóa di sản cổ vật nói chung và cổ vật gốm sứnói riêng, chúng ta cần phải làm gì và làm như thế nào để bảo tồn và phát huygiá trị văn hóa của cổ vật gốm sứ, định hướng cho thị trường cổ vật gốm sứphát triển lành mạnh, hoạt động đúng quy luật, góp phần quan trọng trongviệc sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị di sản cổ vật gốm sứ… là bài toáncần có những lời giải đáp hết sức cụ thể và cấp thiết

Trên đây là những là những lý do nghiên cứu của đề tài “Bảo tồn và

phát huy giá trị di sản cổ vật gốm sứ ở nước ta hiện nay ( Qua khảo sát Hà Nội, Nam Định và Ninh Bình) ”.

2 Tình hình nghiên cứu

Hoạt động bảo tồn, lưu giữ và phát huy các giá trị di sản văn hóa củaViệt Nam trong thời gian qua đã có những bước tiến bộ rất đáng phấn khởi,nhà nước ta đã quan tâm đầu tư nhiều hơn trong công tác nhiên cứu, trưng bày

và quảng bá giá trị văn hóa cổ vật ở trong nước và quốc tế, nhiều cuộc hộithảo, triển lãm, trưng bày, hội chợ, festival …vv đã được tổ chức và bướcđầu thu hút được sự quan tâm của đông đảo nhân dân Thị trường hàng hóavăn hóa nói chung và thị trường cổ vật gốm sứ nói riêng đã dần dần hìnhthành, phát triển và đã chiếm được vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa,tinh thần của nhân dân, nó phản ánh tập trung mối quan hệ giữa phát triểnkinh tế và văn hóa của mỗi quốc gia, dân tộc Ở Việt Nam, liên quan đến vấn

đề nghiên cứu có thể thấy:

Trang 5

2.1 Những quan điểm có tính chất chỉ đạo trong đường lối chính

sách của Đảng và Nhà Nước về phát triển văn hóa trong cơ chế thị trường định hướng XHCN… được thể hiện trong các văn kiện: Nghị quyết hội nghị

TW4 khóa VII, văn kiện đại hội Đảng lần thứ VIII, thứ IX, Nghị quyết TW5khóa VIII, kết luận Hội Nghị TW 10 khóa IX

Từ nghị quyết Hội nghị lần thứ tư BCH TW khóa VII đã bàn đếnnhững khía cạnh kinh tế trong hoạt động và kinh doanh hàng hóa văn hóa ởnước ta Ví dụ những vấn đề được nêu ra: bằng mọi cách phải đưa các giá trịvăn hóa của dân tộc và thế giới đến với nhân dân, mở rộng giao lưu văn hóavới nước ngoài dưới nhiều hình thức như mở rộng xuất nhập khẩu văn hóaphẩm… Tháng 12 năm 1995, bộ văn hóa thông tin đã triển khai thực hiện vănbản của Chính phủ về việc tăng cường quản lý các hoạt động văn hóa và dịch

vụ văn hóa, đẩy mạnh bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm trọng…vv Đặcbiệt nghị quyết TW 5 khóa VIII về xây dựng phát triển nền văn hóa Việt Namtiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc và đã đưa ra một số chính sách kinh tế trongvăn hóa rất quan trọng

Có thể nói, đó là những quan điểm chỉ đạo có ý nghĩa định hướng khôngnhững cho công tác nghiên cứu trên lĩnh vực này, mà còn là cơ sở cho các hoạtđộng văn hóa nói chung và quản lý thị trường hàng hóa văn hóa nói riêng

Luật di sản văn hóa (2001) Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ Về tăng

cường các biện pháp quản lý bảo vệ cổ vật trong di tích và ngăn chặn đào bới, trục vớt trái phép di chỉ khảo cổ học (2002) Trong chỉ thị này, đã có

phân công trách nhiệm cho các ngành, các cơ quan chức năng như Bộ Vănhóa-Thông tin, Bộ công an, Ủy ban nhân dân các Tỉnh, Thành phố trực thuộcTrung ương, Ban tôn giáo của Chính phủ…trong việc quản lý các cổ vật

Quyết định số 68/2006/QĐ-BTC Về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp,

quản lý và sử dụng phí thẩm định, nội dung và lệ phí cấp phép xuất khẩu văn hóa phẩm Nghị định số 56/2006/NĐ-CP Về sử phạt vi phạm hành chính

Trang 6

trong hoạt động văn hóa nghệ thuật Chỉ thị của Bộ Văn hóa, thể thao và du

lịch số 84/2008/CT-Bộ VH.TT.DL Về tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo

nhằm thúc đẩy sự ra đời, phát triển của các bảo tàng và sưu tập tư nhân.

Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 gồm 7 chương, 36 điều, cóhiệu lực từ ngày 6-11-2010, thay thế nghị định số 92/2002 NĐ-CP ngày 11-11-2002 của chính phủ

Hiện nay trung tâm UNESCO nghiên cứu, bảo tồn cổ vật Việt Namcũng đang có nhiều hoạt động tích cực liên quan đến lĩnh vực bảo tồn và pháthuy giá trị văn hóa di sản cổ vật

Những định hướng trong chủ trương phát triển văn hóa và kinh tế, sự

cố gắng của Chính phủ đã tác động quan trọng đến công tác bảo tồn và pháthuy giá trị di sản cổ vật gốm sứ ở nước ta

2.2 Những nghiên cứu vấn đề trên bình diện rộng về lý luận và thực

tiễn của mối quan hệ giữa văn hóa và kinh tế như: Kinh tế thị trường định

hướng XHCN; vai trò của văn hóa trong quá trình phát triển, phát triển vănhóa trong kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam Sự tác động củatoàn cầu hóa đối với sự phát triển văn hóa hiện nay, phát triển văn hóa, pháttriển con người và nguồn nhân lực trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa …Ví dụ như những công trình nghiên cứu và các đề tài cấp Bộ,cấp Nhà nước:

Văn hóa vì phát triển – GS Phạm Xuân Nam, Nxb CTQG Hà Nội 1998 Văn hóa Việt Nam trước thách thức toàn cầu hóa về kinh tế ( Đề tài cấp

Bộ đấu thầu Học viện CTQG- HCM do PGS, TS Phạm Duy Đức chủ nhiệm,

đã nghiệm thu năm 2005)

2.3 Bước đầu nghiên cứu về lý luận của thị trường hàng hóa văn

hóa trên các mặt chủ yếu như: Vấn đề kinh tế trong văn hóa, bản chất của

hàng hóa văn hóa tinh thần, quản lý thị trường văn hóa và cơ chế quản lý thịtrường văn hóa, thị trường văn hóa phẩm ở Việt Nam…có các công trình:

Trang 7

Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng văn hóa ở nước ta - GS,TS

Hoàng Vinh (Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội,1999 )

Một số nghiên cứu bước đầu về kinh tế học văn hóa - PGS, TS Lê Ngọc

Tòng (Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2004 )

Thị trường văn hóa phẩm ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp (đề tài

cấp bộ, Học viện CT QG HCM - TS Nguyễn Thị Hương chủ nhiệm, đãnghiệm thu năm 2008)

2.4 Một số công trình và đề tài nghiên cứu về quản lý các hoạt động văn

hóa và cơ chế hoạt động văn hóa trong điều kiện hiện nay ở nước ta , Như :

Theo dấu các văn hóa cổ của tác giả Hà Văn Tấn, Nxb khoa học xã

hội, Hà Nội,1997

Bảo tồn và phát huy giá trị danh nhân văn hóa truyền thống Việt nam

Tác giả Diêm Thị Đường, Nxb văn hóa thông tin, Hà Nội 1998

Các nền văn hóa khảo cổ tiêu biểu ở Việt Nam (Phạm Văn Đấu và

Phạm Võ Thanh Hà, Nxb văn hóa thông tin, 2010

Lược sử quản lý văn hóa ở Việt Nam (Tập bài giảng văn hóa của trường

đại học văn hóa Hà Nội, của tác giả Hoàng Sơn Cường- Nxb Văn hóa thôngtin- Hà Nội,1998)

Quản lý hoạt động văn hóa (của tác giả Nguyễn Văn Hy, Phan Văn Tú,

Hoàng Sơn Cường, Lê Thị Hiền, Trần Thị Diên, Nxb Văn hóa Thông tin, HàNội, 1998)

Thể chế xã hội trong lĩnh vực văn hóa, văn nghệ ở nước ta (Đề tài cấp

bộ, Học viện CTQG HCM- do GS, TS Hoàng Vinh chủ nhiệm, nghiệm thunăm 2000)

Xây dựng thể chế quản lý kinh doanh văn hóa phẩm hiện thời ở nước

ta (Đề tài cấp bộ Học viện CTQG.HCM- Do GS,TS Hoàng Vinh chủ nhiệm,

nghiệm thu năm 2005)

Trang 8

2.5 Sách về cổ vật gốm sứ, thú chơi cổ vật của một số tác giả như

Vương Hồng Sển (TP Hồ Chí Minh) TS,Trần Đức Anh Sơn (Huế) và một số

bài viết trên tạp chí: Cổ vật Tinh Hoa, Cổ vật Thiên trường, một số bài viết

trên các báo và trên mạng Internet vv

Có thể nói, chưa có một công trình nghiên cứu nào liên quan trực tiếpđến vấn đề nghiên cứu của đề tài Chắc chắn đề tài sẽ gặp nhiều khó khăn cả

3.2 Nhiệm vụ:

Để thực hiện được mục đích trên luận văn có nhiệm vụ:

Làm rõ cơ sở lý luận của việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa cổ vậtgốm sứ Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế

Cổ vật gốm sứ Việt Nam và sự vận động của thị trường cổ vật gốm sứ

ở Việt nam trong thời gian qua (Qua khảo sát ở Hà Nội và các tỉnh Nam Định,Ninh Bình)

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân trongviệc bảo tồn và phát huy giá trị di sản của văn hóa cổ vật gốm sứ ở nước ta

Trang 9

hiện nay, xây dựng một thị trường cổ vật gốm sứ phát triển công khai, minhbạch, lành mạnh và hội nhập quốc tế

4 Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duyvật biện chứng về mối quan hệ giữa văn hóa với phát triển, quan điểm củaĐảng ta về phát triển văn hóa trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN

Đề tài sử dụng các phương pháp liên/đa ngành; Phương pháp phân tổng hợp; phương pháp chuyên gia; phỏng vấn sâu… để phục vụ cho mụcđích nghiên cứu

5 Những đóng góp mới về khoa học của luận văn

Đề tài góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề bảo tồn vàphát huy giá trị văn hóa cổ vật gốm sứ Việt Nam và sự vận động của thịtrường cổ vật gốm sứ ở nước ta trong thời gian qua

Kết quả của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu và giảng dạy;làm cơ sở cho các nhà quản lý một hướng tiếp cận về quản lý thị trường vănhóa gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc trong quátrình hội nhập kinh tế quốc tế

6 Kết cấu của luận văn

Không kể phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luậnvăn được kết cấu làm 3 chương 9 tiết:

Trang 10

Chương I: Di sản văn hóa cổ vật gốm sứ đối với việc bảo tồn di sản

văn hóa dân tộc

Chương II: Thực trạng công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cổ

vật gốm sứ Việt Nam

Chương III: Giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị di sản cổ vật

gốm sứ Việt Nam

Trang 11

CHƯƠNG I

DI SẢN VĂN HÓA CỔ VẬT GỐM SỨ ĐỐI VỚI VIỆC

BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA DÂN TỘC

1.1 QUAN NIỆM VỀ DI SẢN CỔ VẬT GỐM SỨ

1.1.1 Quan niệm chung về di sản văn hóa

Theo cách hiểu thông thường thì di sản là tài sản của thế hệ trước hoặcthời đại trước truyền lại cho thế hệ sau hoặc thời đại sau theo hướng tích lũyngày càng nhiều, da dạng và phong phú hơn,

Ai cũng biết rằng, dù là bất cứ loài dộng vật gì cũng chỉ sống có mộtthì, nghĩa là toàn bộ hành vi bản năng của nó chỉ hướng vào thực tại nhằm đểtồn tại và phát triển Khác với động vật, con người sống theo ba thì: quá khứ,hiện tại và tương lai Trong hoạt động thực tiễn, con người thường xuyên hồisuy về quá khứ, tổng kết, rút kinh nghiệm hoạt động để tìm ra được phương

án tốt nhất, đặt cơ sở cho những hành động, những dự phòng về tương lai.Những tạo phẩm do con người làm ra trong lịch sử, trong quá khứ, mà hiện tạivẫn đang đắc dụng, sẽ trở thành di sản văn hóa

Một đứa trẻ vừa cất tiếng khóc chào đời đã được tiếp xúc ngay với môitrường văn hóa, đó là bầu sữa mẹ, là những vỗ về cưng nựng, yêu thương, lànhững vuốt ve âu ếm, là lời ru của mẹ, là câu chuyện kể ngày xửa, ngày xưacủa Bà, là mái lều tranh, là cây đa, giếng nước… Đó chính là di sản văn hóa

mà thế hệ trước đã dành sẵn cho nó Nó có nhiệm vụ học tập, tiếp thu, tiến tớichiếm lĩnh, trước hết là toàn bộ vốn di sản văn hóa của cộng đồng, để trởthành người - một thành viên của cộng đồng xã hội Như vậy, sản phẩm vănhóa được sáng tạo ra khi đã được cộng đồng chấp nhận vào “bộ nhớ” của xãhội và trở thành di sản văn hóa

Trang 12

Di sản văn hóa được tích lũy làm cho môi trường văn hóa ngày càngnhiều hơn, phong phú hơn và có chất lượng cao hơn, nhờ đó mà đào luyệnnên những con người, mang giá trị văn hóa cao hơn Những “nhân cách vănhóa” ấy đến lượt nó lại tích cực tham gia vào quá trình sáng tạo ra các giá trịvăn hóa mới, bồi đắp cho môi trường văn hóa ngày càng thêm giàu có và chấtlượng Đây chính là con đường phát triển văn hóa, trong đó di sản văn hóađóng vai trò cầu nối giữa các thế hệ.

Thuật ngữ “văn hóa” là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học,cho nên nó mang tính đa nghĩa Trong luận văn này, văn hóa được hiểu là toàn

bộ hoạt động sáng tạo của con người trong quá khứ cũng như trong hiện tại,được đúc kết thành hệ thống các giá trị và chuẩn mực xã hội nhất định

Có thể nêu một trong rất nhiều định nghĩa như sau: “Di sản văn hóa dântộc là toàn bộ sản phẩm sáng tạo của các thành viên trong cộng đồng dân tộc

nó thể hiện dưới dạng những đối tượng vật thể (hữu hình) và phi vật thể (vôhình) mang tính biểu tượng, được lan tỏa (vô thức) và trao truyền (hữu thức)

từ cộng đồng này sang cộng đồng khác, từ thế hệ trước cho thế hệ sau”2

Chúng ta biết rằng, không phải mọi vật phẩm do con người làm ra đềutrở thành di sản văn hóa Cho nên, phải xác định những tiêu chí đặc trưng cho

di sản văn hóa để phân biệt nó với các vật phẩm thông thường khác

Muốn làm được điều này phải xuất phát từ những đặc trưng cơ bản củavăn hóa:

Đặc trưng thứ nhất của văn hóa là tính sáng tạo hoặc tính tích lũy

thông tin Đặc trưng này xuất phát từ chỗ, như người ta thường nói: conngười là một động vật tò mò Con người vừa hoạt động, vùa kiếm sống,vừa cần cù quan sát, ghi nhớ, suy ngẫm về cái thế giới mà nó đang tác động

2

:Bảo tồn và phát huy giá trị danh nhân văn hóa truyền thống Việt Nam – Diêm Thị Đường- NXB Văn hóa thông tin- Tr.21.22.23

Trang 13

và thích ứng để tồn tại Nhờ đó, mà có sự nhận biết về sự tồn tại của thếgiới khách quan, rồi đúc kết thành tri thức,kinh nghiệm, khái quát lên thànhcác quy tắc hành xử, thành khoa học Dù cho là động vật có hiểu biết thì sựhiểu biết của nó chỉ đủ thích ứng thụ động với thiên nhiên để tồn tại nhưhiện hữu Còn hiểu biết của con người là nhằm thích ứng tích cực với thếgiới khách quan, rồi cải tạo nó phù hợp với hoàn cảnh để không ngừnghoàn thiện cuộc sống theo hướng nhân bản hóa Đó là đặc trưng quan trọnghàng đầu để phân biệt giữa hoạt động hữu thức của con người với hành vi

tự nhiên của động vật

Như vậy là trong di sản văn hóa có chứa đựng vốn kinh nghiệm và trithức sống của con người ví dụ trống đồng Ngọc Lũ chứa đựng biết bao nhiêukiến thức sống mà chủ nhân của nó đương thời đã tích lũy và thu gom được.Chưa kể những hình khắc và hoa văn phủ đầy trên mặt và tang trống, phảnánh các hình thái sinh hoạt vật chất và tinh thần của các cư dân thời đó, việcđúc trống đã hé mở cho chúng ta về vốn tri thức công nghệ luyện kim thời ấy

đã phong phú và kĩ thuật đến chừng nào

Đặc trưng thứ hai của văn hóa là tính giá trị Văn hóa khởi đầu là từ

thông tin, hiểu biết những cái thông tin và hiểu biết ấy phải hướng về giá trịmới thành Giá trị là cái được mọi người coi là cái cao quý, đáng ước ao vàkhi đạt được thì cảm thấy dễ chịu như rơi vào trạng thái thăng hoa Những giátrị phổ thông được mọi nền văn hóa chấp nhận là cái đúng (chân), cái tốt(thiện), cái đẹp (mỹ) cái có ích (ích)

Một đồ vật được coi là di sản văn hóa không nhất thiết phải hội tụ bốnphẩm chất: đúng, tốt, đẹp và có ích, nhưng chí ít nó phải có một trong bốnphẩm chất ấy Ví dụ, đôi dép cao su và bộ quần áo kaki của Bác Hồ khônghẳn là một vật phẩm đẹp, nhưng nó nói lên đức tính giản dị và khiêm nhườngcủa lãnh tụ, trong đó có sự thông cảm sâu sắc với đời sống của nhân dân lao

Trang 14

động, vì vậy trở thành một hiện vật tượng trưng cho đức độ và phong cáchgiản dị của chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Đặc trưng thứ ba của văn hóa là tính biểu tượng bộc lộ trên mặt ngoại

hiện của nó Chúng ta đã biết mỗi di sản văn hóa thường chứa đựng một sốgiá trị nào đó, nhưng giá trị là cái trừu tượng, ngầm ẩn trú trong mỗi di sảnvăn hóa, nó phải biểu hiện ra ngoài thành biểu tượng văn hóa, nghĩa là biểuhiện bằng hệ thống kí hiệu mang thông tin về bản thân nó Ví dụ, giá trị củatruyện Thánh Gióng là biểu hiện tinh thần anh dũng chống ngoại xâm của cưdân làm ruộng nước ở châu thổ Bắc Bộ còn biểu tượng Thánh Gióng là nói

về hình tượng người nông dân bề ngoài trông hiền lành, chất phác, nhưng khi

có giặc ngoại xâm thì vụt lớn mang sức mạnh của cả một dân tộc bất khuất,không chịu làm nô lệ, sức mạnh ấy như một thiên thần, dũng mãnh, liệt oanh.dẹp xong giặc dữ, lại bay về trời một cách vô tư thánh thiện Giá trị của chùaMột Cột là ở tài năng thiết kế của một nhà kiến trúc vô danh nào đó, đã khéotạo ra một công trình có kết cấu giản dị, hài hòa nhất là công trình ấy đã thểhiện thành công đề tài nói về “Giấc mơ của vua Lý thấy Phật hiện ra trên tòasen” Ngôi chùa là biểu tượng kiến trúc tuyệt vời, về mặt hình thái nó như mộtbông sen ngoi lên từ hồ nước, trên đó có Phật hiện ra Chùa Một Cột là mộtcông trình kiến trúc tuyệt đẹp được du khách trong và ngoài nước thán phục

Đặc trưng thứ tư của văn hóa là tính lịch sử Tính lịch sử của văn hóa

được thể hiện ở chỗ nó bao giờ cũng được hình thành trong một quá trình,được tích lũy và sàng lọc qua sự vận động của xã hội Tính lịch sử làm chovốn di sản văn hóa có bề dày thời gian có sự phong phú về hình loại

Di sản văn hóa nào cũng mang dấu ấn thời gian, nó là vật chứng chomột thời kì lịch sử nhất định Quá khứ không chỉ là đối tượng quan sát, màcòn là một đối tượng suy ngẫm, có khả năng gây xúc động thẩm mĩ đối vớicon người Bằng năng lực liên tưởng mạnh mẽ, con người có thói quen giữgìn di vật của quá khứ, tìm sức mạnh tinh thần từ quá khứ, tựa vào đó để hồi

Trang 15

suy lại cuộc hành trình của mình Thói quen ấy tạo tiền đề cho sự ra đời cácsưu tập hiện vật, để cuối cùng hệ thống các nhà bảo tàng xuất hiện - nơi bảoquản và giới thiệu những di sản văn hóa.

Do di sản văn hóa mang tính lịch sử, cho nên bất cứ vật thể nào đạidiện cho một sự kiện lịch sử trọng đại, một giai đoạn lịch sử tiêu biểu hay mộtnhân vật lịch sử kiệt xuất thì đều có thể trở thành di sản văn hóa

Dựa vào quan điểm của UNESCO, người ta phân chia di sản văn hóathành hai loại:

Di sản văn hóa vật thể bao gồm những tạo phẩm vật thể (hữu hình) có

giá trị đặc biệt về các mặt văn hóa, lịch sử và tự nhiên, do một cộng đồng vănhóa - xã hội nào đó tạo ra Đó là những di vật, di tích như đền đài, cung điện,chùa tháp, lăng mộ, những hiện vật bảo tàng, thư tịch, tài liệu lưu trữ, mẫu vật

tự nhiên, thắng cảnh thiên nhiên và những hiện vật quý hiếm khác

Di sản văn hóa phi vật thể bao gồm những tạo phẩm phi hình thể (vô

hình) có giá trị đặc biệt về các mặt văn hóa, lịch sử do một cộng đồng văn hóa

- xã hội nào đó tạo ra Nó được lưu truyền và biến tấu theo các phương thứctruyền khẩu, mô phỏng và bắt chước Thuộc về di sản văn hóa phi vật thểgồm các loại hình văn hóa dân gian như: âm nhạc, ca múa, sân khấu, truyện

kể, huyền thoại, tạp kỹ, lễ hội, phong tục tập quán, chữa bệnh dân gian, nghệthuật nấu ăn, bí quyết trong sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, các nghệ nhân,danh nhân văn hóa

1.1.2 Quan niệm về di sản cổ vật gốm sứ

Từ quan niệm chung về di sản văn hóa và cách phân chia di sản vănhóa của UNESCO trên đây thì di sản cổ vật gốm sứ được xếp vào loại thứnhất là di sản văn hóa vật thể, do vậy nó cũng mang đầy đủ các yếu tố của disản văn hóa Trước hết Cổ vật gốm sứ phải là Cổ vật ( theo Luật Di sản năm

2001 thì hiên vật đó phải có ít nhất từ 100 năm trở lên, các món đồ chưa đủtrăm tuổi thì trong dân gian thường gọi là đồ cũ chứ chưa được gọi là đồ cổ)

Trang 16

Sau nữa, cổ vật gốm, sứ được làm từ chất liệu đất, có tráng men hoặc khôngtráng men, được chế tác do bàn tay khéo léo, tài ba của cha ông, nhằm phục

vụ cho cuộc sống hiện tại và là kho tư liệu vô giá cho con cháu mai sau

Bảo vệ di sản văn hóa nói chung và di sản văn hóa cổ vật gốm sứ nóiriêng trong thời đại ngày nay không chỉ là nhiệm vụ của mỗi quốc gia, mỗidân tộc, mà thực sự đã trở thành vấn đề chung của mang tính toàn cầu được

cả nhân loại quan tâm

Trong một thế giới đầy biến động; với sự phát triển mạnh mẽ về kinh

tế, chính trị, khoa học - kĩ thuật, sự biến đổi khác thường của khí hậu và vỏtrái đất cùng mối quan hệ đa dạng, nhiều chiều; bảo vệ di sản văn hóa đangđứng trước những thách thức vô cùng cam go, liên quan đến nhiều vấn đềphát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ cảnh quan môi trường, giữ gin bản sắc dântộc, chủ quyền quốc gia, quảng bá hình ảnh của đất nước và sự giao thoa giữacác nền văn hóa

Trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế của nước ta hiện nay, disản văn hóa được xác định là cốt lõi của bản sắc dân tộc, là cơ sở để chúng tanghiên cứu, kế thừa xây dựng và phát triển nền "văn hóa Việt Nam tiên tiến,đậm đà bản sắc dân tộc"; xây dựng con người Việt Nam về tư tưởng, đạo đức,tâm hồn, tình cảm, lối sống; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh cho sựphát triển xã hội

Di sản văn hóa là tài sản vô giá của toàn dân, kết tinh truyền thống dântộc, do các thế hệ người Việt Nam, nối tiếp nhau từ đời nay qua đời khác sángtạo nên trong suốt chiều dài lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc

Chăm lo cho di sản văn hóa cũng có ý nghĩa là chăm lo cho sự gắn kếtTruyền thống - Hiện tại và Tương lai; chăm lo cho việc bồi đắp cái cốt lõi củabản sắc dân tộc Không có truyền thống thì sẽ không có hiện tại và càngkhông thể có cơ sở vững chắc để hướng tới tương lai tốt đẹp

Trang 17

Gốm: là một loại hàng hóa được làm từ chất liệu đất nung với các họa

tiết đơn giản, kĩ thuật chưa cầu kì và dặc biệt là nhiệt độ nung ở nhiệt độ thấpdưới 1000 độ C Một đặc điểm cơ bản rất dễ phân biệt với đồ sành và đồ sứ là

đồ gốm thường thấm nước.

Gốm đất nung được làm chủ yếu từ các loại đất sét dẻo, tương đối mịnhạt, pha thêm cát, nung ở nhiệt độ trên dưới 800 - 900oC, gốm cứng nhưngvẫn còn thấm nước Gốm có nhiều màu sắc khác nhau, như đen hạt, đen sẫm,nâu đỏ, vàng nhạt hoặc trắng mốc

Các loại gốm thường thấy là gạch, ngói, mô hình nhà, giếng nước, bigốm, nồi niêu, bình, vò, chõ, chì lưới, dọi xe chỉ, khuôn gốm… Nhìn chung,gốm đất nung thời kì sau này vẫn phát triển theo truyền thống gốm văn hóaĐông Sơn

Sành : Về cơ bản cũng là các loại gốm trên nhưng được chọn lọc kỹ

càng hơn về chất đất, kĩ thuật nhào, luyện và đặc biệt là nhiệt độ nung caohơn hẳn nhiệt độ nung đồ gốm

Đặc điểm dễ phân biệt nhất của đồ sành là màu sắc thường có màu sám,

màu đen và nhất là đặc tính không thấm nước Các hiện vật thường thấy của

đồ sành như: Chum, Vò, Lu, Kiệu, Lư hương… Đồ sành chủ yếu được làm từđất sét dẻo, ít tạp chất, chủ yếu pha thêm cát, độ nung cao, đất chớm chảy và

Trang 18

có phần thủy tinh hóa trong suốt bề mặt dày của nó, hạt sít hơn, trông có vẻbóng nhoáng.

Sự ra đời của đồ sành thực sự là một bước phát triển cao so với gốm đấtnung Đất làm sành phải là đất sét tốt, ít tạp chất, hàng lượng SiO2 pahir lớnthì mới chịu được nhiệt độ cao (trên 1000oC) Đồ sành đã được nung trong lòcóc và lò rồng Dấu tích lò đã được phát hiện tại Hà Nội, Bắc Ninh, VĩnhPhúc, Thanh Hóa… Đồ sành hơn hẳn đồ đất nung về chất liệu và độ nung.Các loại đồ sành thường gặp là sành nâu và sành trắng

Đồ Sứ : Riêng đồ sứ lại được phân ra làm 2 loại: Đồ bán sứ và đồ sứ.

Đồ bán sứ: Thường được nung với nhiệt độ thấp hơn đồ sứ, cốt xốp, đã

được tráng men, các họa tiết, hoa văn được trang trí đơn giản Có người chorằng đồ bán sứ là bước chuyển tiếp giữa đồ gốm và đồ sứ - xong quan điểmnày chưa thật sự thuyết phục và còn phải bàn luận kỹ hơn Đồ sứ chủ yếuđược làm bằng kaolin có thêm đất sét trắng và một số loại đá Nguyên liệulàm sứ là loại nguyên liệu “tinh chất”, chịu lửa cao, đến 1500oC, có màutrắng, thủy tinh hóa trở thành trong suốt, rắn chắc, bóng loáng như thuỷ tinh

Người Việt biết sử dụng đất sét trắng và kaolin để làm gốm sứ khámuộn so với người Trung Quốc - vào các thế kỉ đầu Công nguyên Các đồđược gọi là đồ sứ trong thời kì này thật ra là đồ bán sứ hoặc đồ bán sành bán

sứ Thường là các loại vò có văn hoa ô vuông, ô trám, xương không đượctrắng lắm Gốm thời Hán - Lục triều được làm bằng đất sét trắng nhưngkhông tráng men

Loại hình đồ bán sứ tương đối phong phú, bao gồm các loại gốm giadụng, như bát đĩa, vò, bình lọ, âu, bình con tiện, chõ, nậm rượu, bình có quaixách, bình đầu gà, mô hình nhà, chậu, mâm, cốc… các loại đồ dùng trong thờcúng, như cốc đốt trầm, đồ đựng ba chân

Trang 19

Men tráng trên đồ bán sứ cũng có nhiều loại khác nhau, như màu ghi, sữa,nâu, xanh, nâu đen, men tro, men màu kem, vàng, trắng hơi xám, da lươn…

Việc phát hiện và khai quật các khu lò gốm Tam Thọ, Bãi Định, TamSơn, Đại La, Đồng Đậu, Thanh Lãng, Cổ Loa…đã khẳng định nguồn gốc bảnđịa của các loại sành, sứ mà nhiều người lâu nay vẫn cho hoặc nghi là “gốmHán” Tất nhiên, bên cạnh gốm sứ Việt cũng có mặt một số ít gốm sứ Hán doquá trình giao thương giữa hai nước cũng như của các quan binh nhà hán đicai trị mang theo Cũng phải nói thêm rằng cũng tồn tại một số gốm sứ Việtmang phong cách Hán

Trong thời kì này đã xuất hiên một số trung tâm gốm sứ lớn như TamThọ (Thanh Hóa), Cổ loa (Hà Nội), Đại La, Luy Lâu, Đương Xá (Bắc Ninh)

Sự ra đời gốm kiến trúc (gạch, ngói), đồ sành và đồ bán sứ thực sự là mộtbước phát triển nhảy vọt của nghề sản xuất gốm sứ ở Việt Nam

Đồ sứ: Là loại hình xuất hiện muộn hơn rất nhiều so với đồ gốm, nó

xuất hiện cùng với sự phát hiện ra các loại men dùng để tráng ra lớp ngoàicùng của đồ vật Đồ sứ có đặc điểm là độ bền cao, không thấm nước, các họatiết, hoa văn được thể hiện cầu kỳ, tinh sảo…( Tất nhiên các vật dụng đồ gốm

sứ còn được phân chia theo 3 loại theo địa vị của người sử dụng chúng đó là:

đồ dân dụng, đồ quan dụng và đồ ngự dụng Theo cách gọi thông thường củagiới sưu tầm cổ vật còn gọi là đồ phố, đồ nội phủ và đồ cung đình) Cũng cầnphải nói thêm rằng, gianh giới giữa đồ sứ và đồ bán sứ cũng rất mong manh

và không phải khi đồ sứ phát triển lên đỉnh cao rồi thì các loại đồ gốm và đồsành bị loại bỏ, chúng song song phát triển và tồn tại hiện hữu cho đến ngàynay Nhiều làng nghề truyền thống ở nước ta mặc dù đã và đang sản xuất rấtnhiều sản phẩm đồ sứ các loại và đã đạt đến trình độ cao - nhưng hiện nay vẫnsản xuất gốm, sành và vẫn được gọi là làng gốm Bát Tràng, gốm Biên Hòa,gốm Lái Thiêu hay gốm Cây Mai…vv

Trang 20

Còn một dòng gốm sứ không được sản xuất ở trong nước nhưng vẫnphải kể đến khi sưu tầm và nghiên cứu văn hóa gốm sứ Việt, đó là dònggốm sứ “ kí kiểu” của các quan lại triều đình khi đi sứ bên Trung Quốc đặtlàm theo mẫu mã, kích thước và văn hóa của nước nhà, (Có thời vua quannhà Nguyễn đã mời các nghệ nhân người Trung Quốc sang Việt Nam đểlàm hàng gốm sứ cao cấp phục vụ cho cung đình…) Dòng sản phẩm nàychất lượng cao về kĩ, mỹ thuật và khá phổ biến , được giới sưu tầm cổ vậtgốm sứ rất ưa chuộng.

Sau đây là sơ lược một đôi nét về các làng gốm sứ cổ ở Việt Nam:

Làng gốm Bát Tràng

Tương truyền, gần 6 thế kỷ trước, có một nghệ nhân cao tuổi, râu tóc đãbạc trắng, từ làng Bồ Bát trong Thanh Hóa đến Bát Tràng hành nghề, dựngnghiệp, rồi truyền lại nghề gốm bàn xoay cho dân làng (Gọi là gốm bàn xoay,bởi cách nặn, chuốt đồ gốm trên một cái mâm luôn luôn được đạp cho quaytròn) Câu chuyện về cụ nghệ nhân tóc bạc trắng chỉ là truyền khẩu Còn theonhững gì được ghi lại trong sử sách thì làng nghề Bát Tràng cũng đã có đến

500 năm tuổi Một số thư tịch cổ có ghi việc thời Lê sơ, thế kỷ 15, các cốngphẩm triều đình cống nạp cho nhà Minh bên Trung Quốc gồm các sản vật quýnhư gấm, vóc, lụa là, châu ngọc , và có cả đồ gốm Bát Tràng Nhưng có thểnói, nghề gốm ở Bát Tràng cực thịnh là vào thế kỷ 16, thế kỷ 17 Nhiều đồthờ quý giá ở những đình, đền, chùa, miếu còn đến nay, thấy có ghi tên tuổinhững người cúng tiền và thời gian chế tác, thì biết những đồ gốm Bát Tràngcực kỳ đẹp cả cốt, dáng, nét và men đã ra đời vào thời Mạc Mậu Hợp và thời

Lê Trung Hưng

Từ xưa, dân Bát Tràng đã sống và phát triển bằng nghề gốm sứ Đất sét

để làm đồ gốm, người Bát Tràng phải mua từ làng Cổ Điển bên Vĩnh Phú,hoặc mua từ làng Dâu bên Bắc Ninh Hàng gốm Bát Tràng thời kỳ đầu là đồ

Trang 21

gốm trắng, mãi sau mới chuyển sang làm đồ đàn Gốm đàn là loại gốm

"xương" đỏ, miệng loe, mỏng và thấp Nghĩa là người thợ làm "xương" gốmbằng đất đỏ, rồi mới lót một lượt đất trắng mỏng ra ngoài Quy trình gia côngnày có công đoạn phải đàn cho "xương" và "da" gốm mỏng ra, do vậy mới gọi

là đồ đàn Đất đỏ làm đồ đàn phải mua từ Hồ Lao, Hồ Lễ bên Hải Dươnghoặc mua của Thổ Hà bên Bắc Ninh Lò đàn của Bát Tràng truyền thống làmtheo cấu trúc dưới vuông trên cuốn Khi đưa đồ vào nung phải xếp trongnhững bao thơi Bao thơi là 4 viên gạch vuông cỡ lớn, rộng chừng 33cm, dày

8 đến 9cm, ghép lại thành hình hộp, trong lòng vừa đặt 4 cọc bát hoặc những

đồ khác tương đương Các bao thơi chứa đồ gốm bên trong được xếp vào lò,chồng lên nhau từ thấp lên cao Mỗi mẻ lò nung được hàng trăm ngàn bát đĩa.Gạch làm bao thơi sau mỗi lần dùng, nếu không vỡ, sẽ được dùng tiếp cho lầnsau Bởi thế mà độ già, độ rắn chắc của gạch này rất cao, chất lượng tuyệt tốt,nên người tứ xứ ưa mua loại gạch này về để xây cất Người xưa hay dùng nó

để xây nhà, lát sân, xây mộ, xây giếng Từ đó mà có câu ca : "Anh mua vềgạch Bát Tràng - xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân."

Ngoài bát đĩa, ấm chén thông dụng, Bát Tràng còn làm nhiều hàngkhác, như các đồ thờ tự và các đồ cho trang trí nội, ngoại thất: độc bình, lư,đỉnh, đèn thờ, các bộ tượng tam đa, tam thánh, chậu hoa, con giống, gạchtrang trí cao cấp Hàng Bát Tràng từ xa xưa đã nổi tiếng về chất men phủ,phổ biến là men màu búp dong, loại men này sắc độ trắng hơi ngả xanh hoặcxám, trong vào sâu Đặc biệt là Bát Tràng đã có men lý, men nho, men nàymàu gần như màu ngọc thạch, nên được gọi là men ngọc Tiếc thay, đến nayloại men quý này đã bị thất truyền Câu nói truyền miệng của người BátTràng "nhất nho, nhì lý" không chỉ nhằm ca ngợi thứ đặc sản của quá khứvinh quang, mà còn như một lời nhắc nhở các thế hệ hôm nay gắng sức tìm lạigiá trị ông cha đã đạt được Riêng hai loại men rạn, là rạn xương đất đen vàrạn xương đất trắng rất có giá trị từ xưa, thì ngày nay các nghệ nhân chế tácrất thành công

Trang 22

Nói đến làng nghề Bát Tràng, không thể không nêu những linh hồn củalàng, đó là các nghệ nhân Thời nay, Bát Tràng có những nghệ nhân xứngđáng với truyền thống của mình, như các ông Trần Văn Giàng, Nguyễn VănCổn, Lê Văn Cam, hoặc nghệ nhân rất trẻ như Lê Xuân Phổ Các nghệ nhân,

có người chú trọng về men, nói cách khác là giỏi độc đáo về men; có nghệnhân chuyên sâu về tạo dáng; có nghệ nhân thì tài về vẽ Nói đến gốm sứ,giá trị của nó đã được gói gọn trong câu nhất dáng, nhì men, sau đó mới đếnnét khắc, vẽ Giờ đây, gốm sứ Bát Tràng nổi tiếng đã và đang tiếp tục chinhphục người tiêu dùng, bởi các nghệ nhân Bát Tràng chú ý đến tất cả các mặttạo nên cái đẹp của đồ gốm sứ Dáng gốm thì thoáng, nhìn mát mắt Men màuthì tự nhiên, phóng khoáng, tạo được độ trong và sâu Về trang trí, nếu dùngnét khắc chìm thì loại men có độ chảy cao sẽ làm nổi bật hình vẽ Bởi vậy,thị trường của Bát Tràng đã rộng khắp nước, và có một lượng không nhỏđược bán đi các nước Nhật, Pháp, Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan

Gốm Chu Đậu.

Gốm Chu Đậu- Mỹ Xá, còn được biết đến là gốm Chu Đậu, là gốm sứ cổ

truyền Việt Nam đã được sản xuất tại vùng mà nay thuộc làng Chu Đậu và làng

Mỹ Xá, thuộc các xã Minh Tân và Thái Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương

Loại gốm sứ này thường được nhắc đến với tên gốm Chu Đậu là do lầnđầu tiên người ta khai quật được các di tích của dòng gốm này ở Chu Đậu.Sau này, khi khai quật tiếp ở Mỹ Xá (làng bên cạnh Chu Đậu) thì người taphát hiện ra khối lượng di tích còn đa dạng hơn và có một số nước men màngười ta không tìm thấy trong số các di tích khai quật được tại Chu Đậu GốmChu Đậu là dòng gốm nổi tiếng vì màu men và họa tiết thuần Việt Nó đãtừng xuất khẩu sang nhiều nước Châu Âu Năm 1997 sau khi tìm dược rấtnhiều gốm Chu Đậu trong con tàu đắm ở Cù Lao Chàm (Nghệ An) của người

Bồ Đào Nha dòng gốm này mới được biết đến và nổi tiếng

Trang 23

Cả hai vùng Mỹ Xá và Chu Đậu đều coi ông Đặng Huyền Thông,người Hùng Thắng, Minh Tân là ông tổ của dòng gốm sứ này Mới đây cácnhà khảo cổ đã khẳng định bà Bùi Thị Hý là tổ nghề gốm Chu Đậu.

Dòng gốm sứ này có thể đã được hình thành và phát triển trong khoảng

từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 18 có nguồn thông tin cho rằng: nó bị hủy diệt dochiến tranh Lê - Mạc cuối thế kỷ 16

Gốm Thanh Hà:

Nằm cách Hội An 3 Km về hướng Tây, làng gốm Thanh Hà từng đóngvai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của đô thị cổ Hội An Vàothế kỷ 16, 17, Thanh Hà là một ngôi làng rất thịnh đạt, nổi tiếng về các mặthàng gốm, đất nung được trao đổi, bán buôn khắp các tỉnh miền trung ViệtNam Chính những người thợ gốm Thanh Hà đã làm nên và cung cấp gạch,ngói lợp, ngói lát nền cho các ngôi nhà cổ ở Hội An và các khu vực chungquanh Hiện nay, người dân làng gốm Thanh Hà đang làm đúng những côngviệc và theo đúng cách cha ông họ đã làm trong những thế kỷ trước Trongđôi bàn tay khéo léo và điêu luyện của họ, những chiếc lọ hoa xinh xắn,những bình trà, bình rượu, những chiếc ấm, bồng binh, những chum, lu, hũ,vại và cả những con vật thân thương như trâu, Bò, mèo, lợn cứ lần lượt rađời Ngày nay, những ngôi nhà cổ ở Hội An đang cần đến bàn tay khéo léo vàkhối óc thông minh, sáng tạo của những người thợ gốm Thanh Hà Họ chính

là đối tác duy nhất có thể cung cấp những viên gạch xây, những viên ngói lợpđúng tiêu chuẩn, hợp quy cách và chất lượng cao phục vụ công tác trùng tu,bảo tồn cả Thị xã Hội An ( di sản văn hóa thế giới) Làng gốm Thanh Hànằm ở địa phận xã Cẩm Hà, thị xã Hội An Dù đã trải qua bao nhiêu sự đổidời của thời gian, sự khó khăn về kinh tế bởi sự cạnh tranh dữ dội của cácmặt hàng ngoại quốc, dân làng ở đây vẫn cố tồn giữ một nghề truyền thống kếthừa từ cha ông đã bao đời lặng lẽ đã góp vào các mặt hàng chu yếu xã hội

Trang 24

bằng các sản phẩm đặc trưng về nghề gốm như: chén , bát, nồi, chum, vại,bình bông, chậu kiểng…

Xuất phát từ nguồn gốc Thanh Hoá, nghề gốm Thanh Hà đã tiếp thumột số kỹ thuật của đất Quảng Nam để hình thành nên một làng nghề với cácsản phẩm hội đủ mọi yếu tố không giống với bất kỳ một làng gốm nào ở địabàn cả nước dù cũng chỉ với nguyên liệu chính là đất sét và kỹ thuật chế tácchính là ở đôi bàn tay và nhiệt độ ở các lò nung Ðiều đó thể hiện rõ rệt ở cácđiểm: màu sắc, độ bền, độ nhẹ và các hoa văn trên bề mặt sản phẩm Tuỳ theothời gian và nhiệt độ nung màu sắc gốm Thanh Hà có thể từ màu hồng, hồngvàng đến đỏ, gạch nâu và đen tuyền Tuỳ theo kỹ thuật chế biến đất và cácthao tác dây chuyền trong: chuốt, nắn Độ bền của các sản phẩm gần như vôđịch so với các loại khác ở trong nước và độ láng bóng có thể nói là chẳngkhác gì tráng men Ðồ gốm ở đây đặc biệt nhẹ hơn các sản phẩm cùng loại ởcác địa phương khác Ðặc biệt, khi gõ vào sản phẩm vang lên những âm thanhtrong, thanh mảnh và có độ vang Một số sản phẩm được đặt theo yêu cầuhoặc trên các các chậu để trồng phong lan, hoa cảnh đều được thực hiệnnhững hoa văn chìm, nổi tuy đơn sơ nhưng không kém phần tinh tế, sắc sảo

về mỹ thuật

Các nghệ nhân gốm Thanh Hà từng được triều Nguyễn mời ra Huế đểchế tác những sản phẩm đặc biệt phục vụ cho sinh hoạt cung đình và cũngnhư nghệ nhân mộc Kim Bổng, họ cũng được phong hàm Cửu phẩm, Bátphẩm Từ vài thập niên gần đây gốm Thanh Hà vẫn có mặt ở khắp nơi trongnước và thỉnh thoảng lại xuất hiện ở nước ngoài (Canada, Mỹ, Pháp)

Ngoài gốm, làng Thanh Hà còn nổi tiếng về gạch, ngói Nơi đây từ xưađến nay đã từng cung cấp ngói âm dương, ngói mấu, ngói ống để phục vụ chocác công trình kiến trúc cổ, biểu trưng là đô thị cổ Hội An trong các côngtrình trùng tu, tôn tạo di tích

Gốm Phù Lãng:

Trang 25

Làng Phù Lãng (thuộc xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh),cách thị xã Bắc Ninh khoảng 10km và cách sông Lục Đầu khoảng 4km

Nay Phù Lãng có ba thôn: Trung thôn, Thượng thôn, Hạ thôn Theo TôNguyễn, Trình Nguyễn trong sách Kinh Bắc - Hà Bắc thì ông tổ nghề gốmPhù Lãng là Lưu Phong Tú Vào cuối thời Lý, ông được triều đình cử đi sứsang Trung Quốc Trong thời gian đó, ông học được nghề làm gốm và truyềndạy cho người trong nước

Đầu tiên, nghề này được truyền vào vùng dân cư đôi bờ sông Lục Đầusau đó chuyển về vùng Vạn Kiếp (Hải Dương) Vào khoảng đầu thời Trần(thế kỷ XIII) nghề được truyền đến đất Phù Lãng Trung

Có thể thấy, sản phẩm chính của gốm Phù Lãng xưa là chum vại, ấmđất, chậu cảnh, tiểu sành Ngày nay với những bàn tay tài hoa muốn khôiphục và gìn giữ nghề truyền thống của làng, các nghệ nhân thế hệ mới nhưnghệ nhân Vũ Hữu Nhung (với cái tên quen gọi là Gốm Nhung) nghệ nhânThiều (với tên quan thuộc Gốm Thiều) đã phát triển những tinh hoa của nghềgốm với nghệ thuật tạo hình khối, hoa văn

Nhiều sản phẩm và mẫu gốm mới như: tranh gốm, lọ hoa gốm, ấm chéngốm, gốm trang trí, gốm ốp tường, lư hương đã và đang được khách hàng,doanh nhân, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước yêu thích

Nét đặc trưng nổi bật trong trang trí gốm Phù Lãng là sử dụng phương phápđắp nổi theo hình thức chạm bong, mà người Phù Lãng quen gọi là chạm kép các

đề tài: tứ linh, nghê, hạc, mặt hổ phù, chữ thọ, hồi văn, cánh sen, sóng nước

Đối với những sản phẩm được sản xuất đại trà như gốm dân dụng,người Phù Lãng rất ít trang trí Tuy nhiên, gốm Phù Lãng có ưu thế ở chấtmen màu tự nhiên, bền và lạ, dáng gốm mộc mạc, thô phác nhưng khỏekhoắn, chứa đựng vẻ đẹp nguyên sơ của đất và đậm nét điêu khắc

Trang 26

Hiện nay, đồ gốm dùng trong tín ngưỡng dân gian Phù Lãng vẫn cònhiện diện trong một số di tích lịch sử ở châu thổ sông Hồng như các đình, đền,chùa, miếu…

1.2 CÁC GIÁ TRỊ CỦA CỔ VẬT GỐM SỨ

1.2.1 Giá trị lịch sử.

Di sản văn hóa là vốn quý của dân tộc Xét trên bình diện lịch sử, vănhóa và dân tộc là hai thực thể đồng tồn song hành với nhau Có dân tộc là cóvăn hóa, mất văn hóa là mất dân tộc Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta trước saucoi trọng các di sản văn hóa dân tộc, chủ trương giữ gìn và phát huy giá trịcủa các di tích lịch sử, các di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh, các côngtrình văn hóa nghệ thuật và các lễ hội gắn với danh nhân văn hóa

Chính sách của Đảng và Nhà nước ta chủ chương bảo tồn lâu dài vốnquý đó để giáo dục nhân dân về lòng tự hào dân tộc, về truyền thống lịch sửvăn hóa đương truyền ấy để có thể sáng tạo ra những giá trị nhân văn mới, thểhiện được tầm cao của thời đại và chiều sâu của lịch sử, vừa dân tộc, vừa hiệnđại, nhằm xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

Trong mỗi tác phẩm cổ vật gốm sứ đều mang đậm những giá trị lịch sửđược thể hiện trên những nét hoa văn, các họa tiết trang trí, những câu thơ,những minh văn thể hiện sinh động cuộc sống của nhân dân đương thời, nókhẳng định về sự tồn tại hiện hữu của lịch sử với nền văn hóa độc lập, tự chủ,lâu đời, kế tiếp nhau mà không bị đồng hóa trước các nền văn minh khác trênthế giới như văn hóa Trung Hoa, văn minh Ấn Độ … Đó là các nền văn hóaĐồng Đậu, văn hóa Gò mun, văn hóa Phùng nguyên, văn hóa Đông Sơn…mang đậm nét văn hóa đất Việt và qua đó chúng ta càng thêm tự hào vớitruyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam ta

Các hiện vật gốm sứ như gạch, ngói, đá được xây dụng cung điện, lăngtẩm, chùa chiền ở thành Cổ Loa- Hà Nội, cố đô Hoa Lư- Ninh Bình, Thành

Trang 27

nhà Mạc- Lạng sơn, thành nhà Hồ- Thanh Hóa, phủ Thiên Trường- NamĐịnh, cố đô Huế…và gần đây nhất là phát hiện khu di tích Hoàng thànhThăng Long- Hà Nội đã là những minh chứng sống động cho các nền văn hóa

đã phát triển rực rỡ của cha ông chúng ta trong suốt quá trình lịch sử oai hùngcủa dân tộc việc phát hiện và trục vớt các con tàu đắm ở Cù lao Tràm, HònKhoai, Hòn Cau, Cà Mau, Phan Thiết…với rất nhiều đồ sứ Chu Đậu ( thờiTrần- Lê) đã cho chúng ta thêm tự hào với sự phát triển của gốm sứ Việt Nam

đã vươn ra thị trường thế giới Nhân đây cũng xin nói thêm là Dòng gốm ChuĐậu đã hưng thịnh ở thế kỉ 15-16 của Việt Nam đã được rất nhiều bảo tàng ởcác nước phương tây trưng bày, lưu giữ và hiện cũng là dòng gốm có giá trịthương mại cao trong dòng đồ sứ trên thế giới

1.2.2 Giá trị Văn hóa.

Cũng như các giá trị văn hóa chung của cổ vật, cổ vật gốm sứ Việt namcũng hàm chứa trong nó rất nhiều các giá trị văn hóa truyền thống của dântộc Từ hình dáng, kích thước, hoa văn, họa tiết trang trí đến chất liệu, dụng

cụ, phương tiện, cách thức sản xuất…đều phản ánh các giá trị văn hóa Việt.Chúng ta có thể viện dẫn ra đây các ví dụ mang đậm phong cách Việt như cácviên gạch, viên ngói được dùng để xây các công trình cung điện, đền đài, lăngtẩm trong các triều đại phong kiến xưa, cho đến các đồ sành, đồ sứ được sửdụng trong dân gian Chúng ta cùng điểm lại những giá trị văn hóa của gốm

sứ Việt qua những thể loại sau:

Trang 28

Gạch đỏ, độ nung cao, thường có văn chải, nhiều viên có chữ in nổi “Đại Việt quốc quân thành chuyên” Đây là loại gạch chiếm đa số, có quy mô:30x16x4cm Loại gạch này thuộc thời Đinh.

Gạch xám, độ nung cao, có in chữ “Giang Tây quân” hay “ GiangTây chuyên” Loại gạch này do quân Giang Tây đóng để xây đồn bốt(thuộc thời Đường)

Loại gạch có hoa văn trám lồng là gạch thuộc Đông Hán – Lục triềuđược tái sử dụng

Còn gạch văn thừng chưa rõ nguồn gốc

Hiện chưa phát hiện được gạch dân dụng.Gạch lát nền thấy nhiều ởHoa Lư và Hà Nội Gạch có đặc trưng thống nhất là: Hình vuông, màu đỏ, độnung khá cao, hoa văn in nổi trên mặt, quy mô: dài 30 – 35 cm dày 6- 9cm,được chỉnh sửa cẩn thận Gạch được trang trí nổi ở một mặt với họa tiết hoasen có đủ gương, nhụy, cánh hoa và đôi chim phượng nối đuôi nhau Gạch

“Đại Việt quốc quân thành chuyên” cũng thấy có mặt ở Hà Nội

Ngói và gốm trang trí kiến trúc:

Ở Hoa Lư có 2 loại ngói: ngói bản và ngói ống Theo thư tịch thì LêĐại Hành có lợp ngói bạc nhưng chưa phát hiện được ở Hoa Lư

Trang trí kiến trúc chưa phát hiện được nhiều, chỉ thấy có vịt (chimuyên ương) và mô hình tháp

Trang 29

men mỏng, đọng giọt ở đáy Men có màu xanh lục, trắng ngà, xanh đen, đỏsẫm hay vàng nhạt.

Lò Thanh Lãng và Đương Xá là lò cóc, có quy mô: dài 4,5 - 5m, chỗrộng nhất 2,5 - 3m, chiều cao còn lại là 1,1 - 1,3m

Lò Đại La là lò rồng, có quy mô: Lò 1:dài 12,45m , rộng 1.4 - 2,1m,bầu lò dài 6,45; Lò 2: dài 12,8m, rộng 1,5 - 4,9m, bầu lò dài 6,1m

Các lò này nung cả đồ đất nung, đồ sành và đồ bán sứ Sản phẩm củacác lò này cũng thấy ở Hoa Lư Rõ ràng, thời Đinh- Lê đã tạo dựng nền móngcho nghề làm sành sứ thời Lý Trần

Gốm men: Gốm men trắng ngà, gốm men nâu và gốm men ngọc Gốmmen ngọc thời Lý có xương khá mịn, dày và chắc men dày, mịn và rất bóng.xương và men có độ cố kết cao Gốm men ngọc tìm thấy ở nhiều nơi, nhưQuần Ngựa (Hà Nội), Tam Thọ (Thanh Hóa), Hải Dương, Bắc Ninh, NinhBình, Hà Tây, Quảng Ninh Loại hình gốm men ngọc tương đối đa dạng, như:bát, đĩa, bình, liễn, thạp, âu, ấm, hộp, ống nhổ…Gốm men ngọc nói riêng vàgốm men nói chung đã có bước phát triển đột biến về cả chất liệu, loại hìnhlẫn men và hoa văn thiên nhiên, cỏ cây, hoa lá, chim thú là nguồn cảm hứngchính để người thợ thời Lý sáng tạo ra hình dáng và hoa văn gốm

Gốm sứ thời Trần:

Gốm sứ thời Trần có bước phát triển cao đặc biệt Đây là thời kì xuấthiện nhiều trung tâm làm gốm nổi tiếng như Thanh Hóa, Tức Mạc (Nam

Trang 30

Định), Quần Ngựa, Bát Tràng (Hà Nội), Phù Lãng, Thổ Hà, Đồng Vạn (BắcNinh), Xóm Hống (Hải Dương)…

Gốm đất nung và đồ sành phong phú và đẹp: đó là các loại gạch trangtrí rồng phượng, hoa sen, hoa cúc, hoa dây Gốm trang trí kiến trúc gồm có lá

đề, hình rồng, chim thần Garuda, đầu rồng, đầu phượng, ngói mũi hài (đơn vàkép), tháp đất nung, tượng,…

Gốm men:

Gốm men thời lý- Trần rất phát triển, gồm gốm men ngọc, gốm menngà, gốm men nâu, gốm hoa nâu Gốm hoa nâu được coi là gốm đặc trưng củathời Trần

Gốm có xương xốp, dày, nặng, độ nung cao, được làm từ đất sét trắng,đôi khi có thêm kaolin, xương gốm còn lẫn nhiều oxyde sắt nên thường cómàu nâu, đỏ hoặc trắng hồng, Men được chế từ sỏi son, đá vôi (vỏ nhuyễnthể) và tro của các loại lá cây, men thường có màu vằng ngà hoặc xanh nhạt

Gốm được làm bằng bàn xoay và khuôn kết hợp với kĩ thuật dải cuộn,vuốt bằng tay và sử dụng con kê

So với thời Lý, gốm thời Trần, nhất là gốm hoa nâu phát triển cao cả về

số lượng và loại hình Loại hình gốm Trần thường có thạp, liễn, ấm, chậu, ốngnhổ, bát, đĩa, âu, mô hình tháp, tượng gốm,…

Gốm Trần được trang trí nhiều loại hoa văn khác nhau, như hoa lá,chim cá, động vật, người, mây trời và sông nước…

Nhìn chung, đường nét hoa văn to mập, khoáng đạt, không quá tỉ mỉ,chi tiết như hoa văn trên gốm thời Lý, gốm Trần đã được xuất khẩu ra nhiềunuớc ở Đông Nam Á, Đông Á và Châu Âu

Gốm sứ thời Lê:

Gốm sứ thời Lê sơ (1428-1527):

Trang 31

Gốm đất nung, đồ sành và đồ gốm men tiếp tục có bước phát triển mới

ở thời Lê, đặc biệt là gốm men trắng hoa lam

Gốm Lê sơ chứa nhiều kaolin, trắng, mịn, độ nung cao, men trắng hoặctrắng xanh, mịn, mỏng hơn men gốm Trần, nhiều sản phẩm đạt trình độ sứ,các loại cốc chén, bát đĩa, có đáy rộng, chân đế cao, có nhiều sản phẩm tiêubiểu như bát sâu lòng, chân đế to cao, trôn bôi son nâu, đĩa chậu với kíchthước lớn, bình tỳ bà, hộp gốm…

Hoa lam được vẽ bằng bút lông, đường nét thanh mảnh, chi tiết, đậmnhạt khác nhau, chủ đề hoa văn chủ yếu là cỏ cây, hoa lá, chim thú, trời mây,sông nước và người

Gốm hoa lam được làm chủ yếu bằng bàn xoay, bằng khuôn, ve lòng,dùng con kê, bôi son nâu, dùng bao nung và nung trong lò

Gốm hoa lam được xuất khẩu ra rất nhiều nước ở Đông Nam Á, Đông

Á và Châu Âu Sự có mặt với một số lượng lớn hoa lam ở các con tàu đắmmới được trục vớt gần đây ở ven biển Việt Nam và Đông Nam Á, ở nhiều ditích khảo cổ và nhiều nhà bảo tàng thuộc Đông Nam á, Đông Á và châu Âu

đã nói lên giá trị của gốm men trắng hoa lam

có dáng hình cân đối, giữa các phần của chân đèn được phân cách bởi các đai

để mộc hoặc tô son nâu

Trang 32

Chân đèn được trang trí bằng cách vẽ bút lông, đắp nổi và khắc chìm.Hoa văn trang trí dày đặc, gồm rồng “yên ngựa”, cánh sen đắp nổi hoặc vẽlam, hoa 4 cánh, lá đề mây cuộc, sóng nước, hoa cúc, hoa phù dung, hình mặttrời có mây lửa xung quanh Các họa tiết hoa văn trên chân đế đều đã thấy ởthời Lê Sơ.

Lư hương: có 3 loại Loại có 3 chân gắn ở dưới đáy, còn bên trên códạng ống nhỏ, miệng loe rộng, thân thấp Loại 2 hình hộp chữ nhật, trang tríđắp nổi và vẽ lam ở thân Loại thứ 3 hình con nghê, trên lưng có phần rỗng đểcắm hương, cổ nghê khắc nổi hoa văn xoắn, các khủy chân đắp nổi mây mác,thân dán bông cúc nổi

Các loại chân đèn và lư hương này xuất hiện ở thế kỉ XVI và phổ biến

ở thế kỉ XVII – XVIII

Gốm sứ thời Lê Trung Hưng (1592 -1782)

Đây là thời kì xã hội đầy biến động (nội chiến, khởi nghĩa nông dân),kinh tế đình đốn Mặc dù vậy, nghề gốm sứ thế kỉ XVII vẫn được xuất khẩu

ra Đông Nam Á, Nhật Bản, Ấn Độ và châu Âu

Loại hình gốm có bát; đĩa (đĩa nhiều nhất, trang trí lá xe cắt nhau), âu,chén mắt trâu, nậm rượu cổ nhỏ, thân gần hình trụ, đĩa đựng dầu lạc, bình tỳ

bà, bình củ tỏi cổ thấp và rộng, không thắt eo rõ rệt, lư hương hình trụ mặtbên đặt trên lưng con nghê, chân đèn đế thấp hơn, đáy và chân rộng hơntrước, bình vôi có quai xách…

Hoa văn trang trí gồm có hoa cúc, hoa sen, hoa phù dung, chim chíchchòe, chim đang bay, ngựa có cánh, cá biển, vịt sen, mây mác, rồng, chuồnchuồn, hòn non bộ, người cưỡi ngựa… Hoa văn có phần phóng khoáng, nét

vẽ to, phổ biến lối vẽ hoa lam mảng to ở thế kỉ XVIII Thế kỷ XVII xuất hiệnbát thành đứng, bụng rộng và roãng lòng Chất lượng gốm hoa lam thế kỉXVII - XVIII có phần giảm sút, xương gốm thường có màu trắng xám, xámnhạt và nâu đỏ

Gốm sứ thời Nguyễn:

Trang 33

Gốm sứ thời Nguyễn suy giảm nhiều mặt Nhiều làng gốm thời Lê đếnthời Nguyễn phải ngừng sản xuất, như Chu Đậu, Hợp Lễ… gặp nhiều khókhăn Tuy nhiên, ở thời Nguyễn vẫn có một số loại gốm đáng chú ý.

Gốm cung đình:

Nhà Nguyễn cho mở xưởng sản xuất gốm sứ riêng cho triều đình sửdụng Gốm được đóng dấu “nội phủ” được làm tại xưởng Long Thọ (Huế).Gốm “ngự dụng” còn đặt kí kiểu làm tại Trung Quốc, gốm “ngự dụng” gồm

có một số loại như bình, chóe, lọ, bát, đĩa, đôn…

Ngoài ra, để phục vụ nhu cầu lớn về xây dựng kinh thành, lăng tẩm,đền chùa, nhà Nguyễn cồn đặt một số cơ sở sản xuất gạch, ngói ở sau dinhQuảng Đức (Hương Trà) Đến năm 1864 (Tự Đức) đã có tới 24 lò gạch ngói.Ngoài ngói ống đất nung bình thường, các lò còn làm được cả ngói đất nungmen vàng, men xanh Ngoài ra nhà Nguyễn còn sử dụng gạch Bát Tràng đểlát nền các công trình kiến trúc

Đặc biệt, trong kiến trúc cung đình cũng như xây dựng đình, chùa, đền,miếu, lăng tẩm còn dùng lối ghép mảnh sứ để trang trí Bằng lối ghép mảnh

sứ, người ta đã tạo ra nhiều đồ án hoa văn kì thú, như lưỡng long chầu nguyệttrên bờ nóc, hổ phù trên tường hồi bít nóc, nghê, 4 con phượng chum đuôi vàonhau, đầu quay 4 hướng trên các công trình kiến trúc cung đình ở Huế, nhưcổng Hiền Nhơn, Chương Đức, Trường Am, Điện Thái Hòa, Lăng KhảiĐịnh… Các đồ án trang trí được ghép bằng những mảnh sứ xanh được dán trênnền trắng và sứ trắng Đó là các đồ án rồng chầu mặt nguyệt, rồng ẩn trongmây, phượng, tứ linh, tứ quý, hổ phù, các dây, hoa sen, hoa lá, cây quả…

Một số đồ gốm còn được bịt vàng, bịt bạc để triều đình sử dụng hàngngày, để ban thưởng cho các sứ thần và quan lại có công với nhà Nguyễn

Gốm, dân dụng:

Trang 34

Gốm dân dụng do các làng nghề sản xuất như Bát Tràng làm gốm tiêuthụ trong nước và gốm xuất khẩu.

Miền Bắc có 3 loại làng làm gốm: Bát Tràng làm gốm men; Thổ Hà vàPhù Lãng làm gốm sành; Đình Trung (Vĩnh Phúc), Vân Đình (Hà Tây), LàngQuậy (Hải Dương) làm gốm đất nung

Miền Trung và miền Nam: gốm men được làm số làng ở Bình Định,Quảng Ngãi, Chợ Bộng (Nghệ An) làm gốm đất nung, ở miền núi có BảnChiềng, Mường Chanh làm gốm đất nung

Loại hình gốm men gồm nhiều loại, như bát, đĩa, đôn, chậu, chóe, hộp,bình, nậm rượu, ấm, chén, tách, chậu, đôn, con giống, gạch…

Loại hình gốm sành có lon, vại, chum, chĩnh, chậu, bình, lọ, ấm, lưhương, quay cửa, cối, bình vôi, con giống…

Gốm đất nung chủ yếu gồm có nồi, ấm chậu…

Nhìn chung, gốm cung đình và gốm dân dụng có sự phân biệt rõ ràng.gốm cung đình chịu ảnh hưởng của Trung Quốc, gốm dân dụng mộc mạc, phùhợp với nhu cầu sử dụng của quảng đại quần chúng nhân dân

Như vậy, gốm sứ Việt Nam trải qua nhiều giai đoạn phát triển, mỗi giaiđoạn đều có những thành tựu, sáng tạo mới, nhất là các dòng gốm men (gốmmen ngọc, gốm hoa nâu, gốm men trắng hoa lam) Sự phát triển của nghềgốm thường gắn liền với sự hưng vong của lịch sử dân tộc, gốm men khôngchỉ là sản phẩm tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu rộng rãi ra nước ngoài.Gốm sứ cổ Việt Nam thật sự là một trong những di sản văn hóa quý báu củadân tộc và góp phần tạo nên bản sắc văn hóa độc đáo của nền văn hóa truyềnthống Việt Nam

1.2.3 Giá trị kinh tế

Trang 35

Cũng như cổ vật nói chung, cổ vật gốm sứ được nhìn nhận là loại hànghóa đặc biệt, nó bao hàm rất nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa, thẩm mỹ…màcòn là một loại hàng hóa có giá trị kinh tế rất cao.

Ở đây chúng ta chỉ xét chúng ở phương diện giá trị kinh tế thuần túyhoặc nói cách khác là cổ vật gốm sứ được mua bán với giá đặc biệt kể cảtrong nước và đấu giá quốc tế

Tiêu chuẩn để đánh giá một “Món đồ” khi mua bán, trao đổi, đấu giáthường căn cứ vào các tiêu chí được giới sưu tầm cổ vật “ Ca dao” hóa là :

"Nhất dáng, nhì da, tam toàn, tứ họa, ngũ đại, lục độc" có nghĩa là ưu tiên sốmột của cổ vật gốm sứ là mẫu mã, hình dáng món đồ, sau đó là men, chàm,toàn lành, vẽ đẹp hay xấu, to, bé và độ độc đáo của nó Còn khi các tiêu chítrên tạm được thỏa mãn thì người ta thường quan tâm đến hiện vật đó vẽ gì ?

Có thơ phú hay điển tích gì không?“Nhất nhân, nhì vật, tam phong cảnh "

Đặc biệt giới sưu tầm thường quan tâm tới hiệu đề dưới đáy của hiệnvật (xuất hiện nhiều ở đồ sứ ký kiểu) như : Nội cung, nội phủ thị trung, nộiphủ thị đông, nội phủ thị đoài, nội phủ thị tả, nội phủ thị hữu, Khánh xuân,ngoạn ngọc, trân ngoạn, nội phủ, Minh Mạng niên chế, Tự Đức niên chế…vv.Ngoài ra ở một số hiện vật lại ghi niên hiệu sản xuất hoặc lò gốm nơi sảnxuất, tác giả chế tác…vv

Tóm lại : Để đánh giá giá trị kinh tế của một hiện vật cổ vật gốm sứ

phải căn cứ vào rất nhiều tiêu chí như đã trình bày một phần ở trên, giá cả củamón đồ còn phụ thuộc rất nhiều vào thị hiếu của nhà sưu tầm, độ nông, sâucủa thời gian, độ “ Nóng của thị trường” thậm chí còn phụ thuộc vào cả yếu tố

“Tâm linh“ cơ duyên của người bán và người mua… Chính vì vậy, nhiềungười cho rằng, chơi cổ vật nói chung và cổ vật gốm sứ nói riêng là một điềurất khó Hơn nữa giá cả của cổ vật chỉ "định tính” chứ không “ định lượng”

và giá cả của chúng rất không “Bình dân” nên nhiều người cho là “ Vô giá “

Trang 36

Sau đây xin viện dẫn một vài ví dụ cụ thể về giá cả đã trao đổi thànhcông trên thị trường cổ vật hiện nay ở Hà Nội (Tháng 7/2011) đối với loạihàng hóa cổ vật gốm sứ bình thường đang lưu hành trên thị trường:

Một chiếc nậm đựng rượu 1 lít , vẽ chim hoa, đáy vẽ chữ thọ to, toànlành, men gạo nếp đã trao đổi thành công với giá 120 triệu VNĐ

Một chiếc dầm tống đường kính 11cm sâu lòng, toàn lành, đáy chữ thọ

to với giá 110 triệu VNĐ

Một chiếc nai đựng rượu 1,5 lít vẽ tản vân đáy chữ thọ vẽ một nét cógiá 200 triệu VNĐ

Một chiếc bát tô đường kính miệng 18 cm vẽ sơn thủy có bài thơ hiệu

đề nội phủ thị trung, toàn lành đã bán với giá 158 triệu VNĐ

Một chiếc ấm dáng tỳ bà Chu Đậu tam thái vẽ tản vân, toàn lành đã bángiá 35 triệu VNĐ…

Trên đây là một vài ví dụ giá cả ở thị trường cổ vật gốm sứ trong nước

ở thời điểm hiện tại, còn tại thị trường đấu giá quốc tế thì giá cả của cổ vậtgốm sứ Việt Nam còn cao hơn gấp nhiều lần, đó cũng là nguyên nhân dẫn đếnhiện tượng “ Chảy máu cổ vật “ ở nước ta hiện nay

1.3 VAI TRÒ CỦA VIỆC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN CỔ VẬT GỐM SỨ TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA VÀ KINH TẾ XÃ HỘI Ở NƯỚC TA

1.3.1 di sản cổ vật là một bộ phận của văn hóa dân tộc.

Cùng với công cuộc đổi mới đất nước, sự nghiệp bảo vệ di sản văn hóadân tộc đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận về cả tư duy, nhận thức,

hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách, hợp tác quốc tế, đào tạo nguồn nhânlực, đầu tư cho nghiên cứu, bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị văn hóa và thựchiện xã hội hóa sự nghiệp này… Di sản văn hóa đã và đang hành trình cùngdân tộc trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước

Trang 37

Với những tài liệu khảo cổ học đã tìm được, chúng ta thấy rằng khuvực phân bố cơ bản của văn hóa Đông Sơn là khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung

Bộ Việt Nam Địa bàn đó nằm gọn trong lãnh thổ Việt Nam ngày nay Nhữngmiền ngoài Việt Nam chỉ chịu ảnh hưởng của văn hóa Đông Sơn hoặc cónhững di vật lẻ tẻ của văn hóa Đông Sơn

Văn hóa Đông Sơn là văn hóa của người Lạc Việt mà như chúng ta đãbiết, người Lạc Việt là tổ tiên của người Việt hiện đại; cho nên cái kết luậnhiển nhiên và chặt chẽ có thể rút ra được là chủ nhân văn hóa Đông Sơn chính

là tổ tiên của người Việt hiện đại

Trước văn hóa Đông Sơn có văn hóa Gò Mun Trước văn hóa Gò Mun

là văn hóa Đồng Đậu và trước văn hóa Đồng Đậu là văn hóa Phùng Nguyên.Văn hóa nói đây là văn hóa khảo cổ khái niệm “văn hóa khảo cổ” được hiểunhư một tập hợp di tích đồng tính chất, phân bố vào một khu vực nhất định,tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định

Các văn hóa từ Phùng Nguyên đến Gò Mun phân bố chủ yếu trong cáclưu vực sông Hồng, ở vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ có thể nhìn rađược sự khác biệt này qua nhiều đặc điểm văn hóa Đặc biệt, chúng ta có thểphân biệt dễ dàng những văn hóa này qua đồ gốm Khi cầm trong tay những

đồ gốm có miệng loe rộng ra ngoài, bên trong thành miệng có trang trí hoavăn khắc vạch, hoa văn ngoài đồ gốm thường là văn “nan chiếu”, loại hoa vănđược tạo nên bằng một bàn dập cuộn dây thực vật, ta biết đó là những di vậtcủa văn hóa Gò Mun Ta có thể nhận ra các di tích văn hóa Đồng Đậu vớinhững đồ gốm có đồ án hoa văn gồm những đường song song, tạo nên bởi cáique có nhiều răng như cái bút kẻ khuông nhạc ngày nay Đồ gốm văn hóaPhùng Nguyên lại bày ra trước mắt chúng ta những đồ án trang trí có nhiềuđường cong, giữa những đường vạch chìm là những chấm nhỏ li ti đều vàthẳng hàng

Trang 38

Đó chỉ là một vài đặc điểm, chưa phải toàn bộ, đủ cho chúng ta phânbiệt các văn hóa này với nhau Nhưng sự khác biệt giữa văn hóa Tiền ĐôngSơn cũng như sự khác biệt giữa các văn hóa này với văn hóa Đông Sơn không

hề phá vỡ tính liên tục giũa chúng

Hiện nay, chúng ta có thể chứng minh sự phát triển liên tục các văn hóanày qua nhiều mặt Các nhà khảo cổ học đã phát hiện được những dịa điểmquan trọng có tầng văn hóa dày, trong đó các di tích của văn hóa này chồngtrực tiếp lên nhau không có lớp trống ngăn cách Chẳng hạn ở địa điểm ĐồngĐậu (Vĩnh Phú), lớp dưới mang tính chất trung gian giữa văn hóa PhùngNguyên và văn hóa Đồng Đậu, lớp giữa là văn hóa Đồng Đậu và chồng lênlớp này là văn hóa Gò Mun Ở địa điểm Đình Chàng (Hà Nội), lớp dưới cùng

là văn hóa Đồng Đậu, lớp trên là lớp văn hóa Gò Mun, sau đó chủ nhân vănhóa Đông Sơn lại chôn vào di chỉ Gò Mun những ngôi mộ của họ Ngoàinhững địa điểm có di tích ba văn hóa như Đồng Đậu và Đình Chàng, chúng tabiết đến khá nhiều địa điểm hai di tích văn hóa chồng lên nhau và những địađiểm mang di tích có tính chất hỗn hợp giữa hai văn hóa Nhờ những địa điểmnhư vậy, chúng ta thấy được rằng phổ hệ Phùng Nguyên- Đồng Đậu- GòMun- Đông Sơn mà các nhà khảo cổ học đã dựng lên là chính xác Trật tựsớm muộn của các văn hóa này còn được xác định bằng các niên đại cacbonphóng xạ

Các văn hóa này không chỉ nối tiếp nhau trong thời gian mà chính là từvăn hóa này đã phát triển thành văn hóa kia Qua sự phát triển bất kì một loạihình di vật nào chúng ta cũng có thể thấy rõ tính liên tục Chúng ta thấy sựgần gũi giữa mũi giáo đá Phùng Nguyên với mũi giáo đồng trong các nền vănhóa sau Sự phát triển liên tục như vậy cũng có thể nhận ra ở đồ trang sức.Loại vòng đồng rỗng có bản rìa xung quang rộng tìm thấy trong văn hóaĐông Sơn gần như là sao y nguyên bản loại hình vòng đá Đồng Đậu, và đếnlượt loại vòng đá này lại bắt nguồn từ những vòng đá thiết diện chữ T trong

Trang 39

văn hóa Phùng Nguyên Chiếc vòng đồng có bốn mấu xung quanh, tìm thấy ởđịa điểm Đông Sơn có khởi hình là chiếc vòng bốn mấu bằng đá có mặt ở cả

ba văn hóa trước Đông Sơn Có thể kể ra nhiều hơn những thí dụ tương tự.tính liên tục cũng thể hiện rõ ràng ở sự phát triển của đồ gốm Nhiều hoa văntrang trí trên đồ đồng Đông Sơn rất giống với hoa văn trên đồ gốm Gò Munhay Phùng Nguyên Không những chỉ có sự gần gũi về đồ án hoa văn mà có

cả sự gần gũi về bố cục hoa văn Người Đông Sơn đã tiếp thu từ chủ nhân vănhóa trước đó không ngừng chỉ “từ vựng” hoa văn mà còn cả “ngữ pháp” hoavăn Sự phát triển liên tục của đồ gốm còn thể hiện ở hình dạng Một số đồgốm ở các văn hóa tiền Đông Sơn còn là hình mẫu đầu tiên cho những đồđựng bằng đồng trong văn hóa Đông Sơn

Một loại di vật bằng đất nung, có hình dáng kì lạ, được các nhà khảo cổhọc Việt Nam gọi bằng cái tên đã quen nhưng không chính xác là “chân dò”hay “chạc gốm”, đã tồn tại rất phổ biến trong tất cả địa điểm từ văn hóaPhùng Nguyên đến văn hóa Đông Sơn Công dụng của loại hiện vật này hiệncòn là điều bí ẩn đối với các nhà khảo cổ học nhưng sự tồn tại phổ biến của

nó đã làm thành một thứ tiêu chí dân tộc học để nhận ra mối quan hệ bà congiữa các văn hóa trên

Thế là cho đến nay, đã có nhiều chứng cứ chắc chắc để chứng minh cho

sự phát triển liên tục từ văn hóa Phùng Nguyên qua các văn hóa Đồng Đậu,

Gò Mun đến văn hóa Đông Sơn Những chứng cứ này cũng đồng thời nói lênrằng văn hóa Đông Sơn là văn hóa bản địa, phát triển lên từ văn hóa trước nó.Như vậy, chủ nhân văn hóa Đông Sơn không phải từ bên ngoài thiên di tớiViệt Nam Chủ nhân văn hóa Đông Sơn mà các thư tịch cổ chép là người LạcViệt chỉ là con cháu của chủ nhân các văn hóa Tiền Đông Sơn trước đó

Những văn hóa Tiền Đông Sơn cùng với văn hóa Đông Sơn hợp thànhmột hệ thống văn hóa, có thể gọi là hệ thống văn hóa sông Hồng, hay nói mộtnghĩa rộng là văn minh sông Hồng Các văn hóa đã nói đến thực chất là

Trang 40

những bước phát triển khác nhau của văn minh này Khi đã thừa nhận ngườiLạc Việt, chủ nhân của văn hóa Đông Sơn là tổ tiên của người Việt - hay Việt

- Mường - hiện tại, thì rõ ràng phải tìm cội nguồn của người Việt trong hệthống văn hóa sông Hồng

Qua những dẫn chứng trên đây, chúng ta có thể khẳng định rằng, Di sản

cổ vật là một phần tất yếu không thể thiếu của di sản văn hóa Chính bản thâncác cổ vật, trong đó có cổ vật gốm sứ, đã là những minh chứng cụ thể, sốngđộng và hết sức khách quan cho tiến trình lịch sử của mỗi dân tộc, mỗi quốc

gia, mỗi nền văn hóa, và như vậy di sản cổ vật là một bộ phận của văn hóa

dân tộc

1.3.2 Di sản cổ vật với kinh tế, du lịch, dịch vụ

Bên cạnh việc bảo tồn và phát huy, công tác khai thác giá trị di sản vănhóa của đất nước ta cũng đã bước đầu được quan tâm Di sản văn hóa đượcnhìn nhận như một động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội, mang lại nhữnggiá trị vật chất và tinh thần to lớn Sự gắn kết giữa bảo tồn di sản văn hóa vớiphát triển du lịch đã làm sinh động hơn mối quan hệ giữa văn hóa và kinh tế

Hàng năm, lượng khách du lịch trong nước và khách du lịch quốc tếđến với các khu danh lam, thắng cảnh, các di tích lịch sử, văn hoá, các bảotàng ngày một nhiều hơn Rất nhiều di tích sau khi được tu bổ, tôn tạo đã trởthành những sản phẩm du lịch- văn hóa đặc sắc, thu hút du khách trong vàngoài nước, đem lại một nguồn thu đáng kể cho các địa phương có di tích,làm thay đổi cơ cấu kinh tế cho cộng đồng dân cư nơi có di tích và lễ hội.Nguồn thu ở nhiều di tích đã đạt tới con số hàng chục tỉ đồng như cố đô Huế,vịnh Hạ Long, Yên Tử,( Quảng Ninh) địa đạo Củ Chi (TP HCM) Chùa BáiĐính - (Ninh Bình) Chùa Hương ( Hà Nội )… Các di tích có nguồn thu vài tỉđồng xuất hiện ngày càng nhiều ở các địa phương như: Văn Miếu - Quốc TửGiám, đền Ngọc Sơn (Hà Nội), Côn Sơn - Kiếp Bạc (Hải Dương), Mỹ Sơn,Hội An (Quảng Nam), động Phong Nha (Quảng Bình), núi Bà Đen (TâyNinh), Thành nhà Hồ, Di tích lịch sử lam Kinh (Thanh Hóa)… Đó là những

Ngày đăng: 17/04/2013, 14:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
9. . Dương Sĩ, Nhạc Nam. Định Lăng - một cuộc bể dâu.- H. : Thế giới, 2001.- 273tr.; 20cm.. KH kho: 1TC 1269; SĐH 9227 Sách, tạp chí
Tiêu đề: một cuộc bể dâu
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1991
11. Đàm Hoàng Thụ (1998) Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa nghệ thuật ở nước ta hiện nay, NXB văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa nghệ thuật ở nước ta hiện nay
Nhà XB: NXB văn hóa thông tin
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện hội nghị lần thứ tư, Ban chấp hành Trung ương khóa VII, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện hội nghị lần thứ tư, Ban chấp hành Trung ương khóa VII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1993
13. Đỗ Minh Cương (2001) Văn hóa kinh doanh và triết lý kinh doanh ,NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa kinh doanh và triết lý kinh doanh
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
14. GS, PTS Hoàng Vinh (1997) Một số vấn đề về bảo tồn và phát triển di sản văn hóa dân tộc, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về bảo tồn và phát triển di sản văn hóa dân tộc
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
15. GS, TS Hoàng Vinh (2000) Thể chế xã hội trong lĩnh vực văn hóa, văn nghệ ở nước ta Đề tài cấp bộ - Học viện CTQG. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thể chế xã hội trong lĩnh vực văn hóa, văn nghệ ở nước ta
16. GS,TS Hoàng Vinh (2005) Xây dựng thể chế quản lý kinh doanh văn hóa phẩm hiện thời ở nước ta. Đề tài cấp bộ- Học viện CTQG.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng thể chế quản lý kinh doanh văn hóa phẩm hiện thời ở nước ta
20. Lê Bình Phong. Vấn đè bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá ở tỉnh Sơn La trong thời kỳ đổi mới hiện nay. Chuyên ngành: Văn hoá và phát triển, 2008.- 59tr.;30cm.. KH kho: LVCN 9550 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đè bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá ở tỉnh Sơn La trong thời kỳ đổi mới hiện nay
22. Lê Thị Thu Huyền. Bảo tồn và phát huy giá trị danh nhân văn hoá thời Lý ở Kinh Bắc. Chuyên ngành: Văn hoá học. Mã số Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo tồn và phát huy giá trị danh nhân văn hoá thời Lý ở Kinh Bắc
23. Lê Xuân Diệm, Hoàng Xuân Chinh. Di chỉ khảo cổ học Đồng đậu.- H. : Khoa học xã hội, 1983.- 166tr.; 19 cm.. KH kho: 2W 8165 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di chỉ khảo cổ học Đồng đậu
24. Luật Di sản Việt Nam – Năm 200125 Một số điều sửa đổi luật di sản Việt Nam – Năm 2009 26. . Một số vấn đề khảo cổ học ở Miền Nam Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Di sản Việt Nam "– Năm 200125 "Một số điều sửa đổi luật di sản Việt Nam" – Năm 200926
29. Nguyễn Danh Ngà (1997) Đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp, doanh nghiệp công ích ngành văn hóa thông tin trong nền kinh tết thị trường ở Việt Nam, NXB Văn hóa Thông Tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp, doanh nghiệp công ích ngành văn hóa thông tin trong nền kinh tết thị trường ở Việt Nam
Nhà XB: NXB Văn hóa Thông Tin
30. Nguyễn Duy Hinh. Trống đồng quốc bảo Việt Nam.- H. : Khoa học xã hội, 2001.- 269tr.; 19cm. KH kho: 1TC 610-11; SĐH 8682-83; 1PĐ 2132 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trống đồng quốc bảo Việt Nam
32. Nguyễn Khoa Điềm (2001), Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Tác giả: Nguyễn Khoa Điềm
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2001
33. Nguyễn Khắc Sử. Khảo cổ học tiền sử và sơ sử Sơn La Prehistoric and protohistoric archaeology of Son La.- H. : Khoa học xã hội, 2003.- 434tr.;20,5 cm.. KH kho: 5W 696; 1TC 3316-17; 1SDH 1258-59 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo cổ học tiền sử và sơ sử Sơn La
38. Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2000.- H. : Khoa học xã hội, 2001.- 819tr.;27cm. KH kho: TCL 1219; SĐHL 1860; PĐL 480 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2000
39. Phạm Hân. Tìm lại dấu vết thành Thăng Long.- Tài liệu có bổ sung.- H. : Văn hoá thông tin, 2003.- 199tr.;19cm.. KH kho: 1SĐH 870-71 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm lại dấu vết thành Thăng Long
40. Phạm Minh Trị. Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo công tác bảo tồn, quản lý và khai thác các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh( từ 1984 đến 2003). Chuyên ngành: Lịch sử Đảng, 2004.- 85.; 30cm.. KH kho: LVCN 6004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo công tácbảo tồn, quản lý và khai thác các di tích lịch sử văn hoá, danhlam thắng cảnh( từ 1984 đến 2003)
41. Phạm Văn Đấu - Võ Thanh Hà (2010) Các nền văn hóa khảo cổ tiêu biểu ở Việt nam, Nxb văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nền văn hóa khảo cổ tiêu biểu ở Việt nam
Nhà XB: Nxb văn hóa thông tin

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w