1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Qui định về báo cáo tài chính đối với hệ thống kế toán hành chính sự nghiệp nước ta hiên nay

11 4,2K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 367,13 KB

Nội dung

Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách 1.1 Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách dùng để tổng hợp tình hình về tài sản, tiếp nhận và sử dụng kinh phí ngân sách của Nhà

Trang 1

BÀI TẬP NHÓM Môn: Kế toán hành chính sự nghiệp

GVHD: ThS Hà Phước Vũ

Đề tài:

Quy định về BCTC đối với hệ thống kế toán HCSN ở nước ta hiện nay Điểm khác biệt giữa quy định về BCTC đối với hệ thống kế toán HCSN ở

nước ta và chuẩn mực kế toán công quốc tế (IPSAS)

A Quy định về BCTC đối với hệ thống kế toán HCSN ở nước ta hiện nay

I Quy định chung:

1 Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách

1.1 Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách dùng để tổng hợp tình hình về tài sản, tiếp nhận và sử dụng kinh phí ngân sách của Nhà nước; tình hình thu, chi và kết quả hoạt động của đơn vị hành chính sự nghiệp trong kỳ kế toán, cung cấp thông tin kinh

tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình hình và thực trạng của đơn vị, là căn cứ quan trọng giúp cơ quan nhà nước, lãnh đạo đơn vị kiểm tra, giám sát điều hành hoạt động của đơn vị

1.2 Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách phải lập đúng theo mẫu biểu quy định, phản ánh đầy đủ các chỉ tiêu đã quy định, phải lập đúng kỳ hạn, nộp đúng thời hạn và đầy đủ báo cáo tới từng nơi nhận báo cáo

1.3 Hệ thống chỉ tiêu báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách phải phù hợp

và thống nhất với chỉ tiêu dự toán năm tài chính và Mục lục ngân sách nhà nước, đảm bảo có thể so sánh được giữa số thực hiện với số dự toán và giữa các kỳ kế toán với nhau Trường hợp lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách có nội dung và phương pháp trình bày khác với các chỉ tiêu trong dự toán hoặc khác với báo cáo tài chính kỳ kế toán năm trước thì phải giải trình trong phần thuyết minh báo cáo tài chính

1.4 Phương pháp tổng hợp số liệu và lập các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách phải được thực hiện thống nhất ở các đơn vị hành chính sự nghiệp, tạo điều kiện cho việc tổng hợp, phân tích, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện

dự toán ngân sách Nhà nước của cấp trên và các cơ quan quản lý nhà nước

1.5 Số liệu trên báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách phải chính xác, trung thực, khách quan và phải được tổng hợp từ các số liệu của sổ kế toán

2 Trách nhiệm của các đơn vị trong việc lập, nộp báo cáo tài chính

Trang 2

2.1 Trách nhiệm của đơn vị kế toán

Các đơn vị hành chính sự nghiệp tổ chức bộ máy kế toán theo quy định tại Điều 48 Nghị định số 128/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004, các đơn vị kế toán cấp I, II gọi là đơn vị

kế toán cấp trên, các đơn vị kế toán cấp II, III gọi là đơn vị kế toán cấp dưới, đơn vị kế toán dưới đơn vị kế toán cấp III (nếu có) gọi là đơn vị kế toán trực thuộc Danh mục, mẫu

và phương pháp lập báo cáo tài chính quý, năm của đơn vị kế toán trực thuộc do đơn vị

kế toán cấp I quy định Các đơn vị kế toán có trách nhiệm lập, nộp báo cáo tài chính và duyệt báo cáo quyết toán ngân sách như sau:

Các đơn vị kế toán cấp dưới phải lập, nộp báo cáo tài chính quý, năm và nộp báo cáo quyết toán cho đơn vị kế toán cấp trên, cơ quan Tài chính và cơ quan Thống kê đồng cấp, Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị giao dịch để phối hợp kiểm tra, đối chiếu, điều chỉnh

số liệu kế toán liên quan đến thu, chi ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ chuyên môn của đơn vị

Các đơn vị kế toán cấp trên có trách nhiệm kiểm tra, xét duyệt báo cáo quyết toán cho đơn vị kế toán cấp dưới và lập báo cáo tài chính tổng hợp từ các báo cáo tài chính năm của các đơn vị kế toán cấp dưới và các đơn vị kế toán trực thuộc

2.2 Trách nhiệm của cơ quan Tài chính, Kho bạc Nhà nước, Thuế

Các cơ quan Tài chính, Kho bạc Nhà nước, Thuế và các đơn vị khác có liên quan, có trách nhiệm phối hợp trong việc kiểm tra, đối chiếu, điều chỉnh, cung cấp và khai thác số liệu về kinh phí và sử dụng kinh phí, quản lý và sử dụng tài sản và các hoạt động khác có liên quan đến tình hình thu, chi ngân sách nhà nước và các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn của đơn vị hành chính sự nghiệp

3 Yêu cầu lập và trình bày báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách

Việc lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách phải bảo đảm sự trung thực, khách quan, đầy đủ, kịp thời, phản ánh đúng tình hình tài sản, thu, chi và sử dụng các nguồn kinh phí của đơn vị

Việc lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách phải căn cứ vào số liệu sau khi khoá sổ kế toán Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách phải được lập đúng nội dung, phương pháp và trình bày nhất quán giữa các kỳ báo cáo

Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách phải được người lập, kế toán trưởng và Thủ trưởng đơn vị ký, đóng dấu trước khi nộp hoặc công khai

4 Kỳ hạn lập báo cáo tài chính

- Báo cáo tài chính của các đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước được lập vào cuối kỳ kế toán quý, năm

- Báo cáo tài chính của các đơn vị, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách được lập vào cuối kỳ kế toán năm;

Trang 3

- Các đơn vị kế toán khi bị chia, tách, sáp nhập, chấm dứt hoạt động phải lập báo cáo tài chính tại thời điểm quyết định chia, tách, sáp nhập, chấm dứt hoạt động;

5 Kỳ hạn lập báo cáo quyết toán ngân sách

Báo cáo quyết toán ngân sách lập theo năm tài chính là báo cáo tài chính kỳ kế toán

năm sau khi đã được chỉnh lý, sửa đổi, bổ sung trong thời gian chỉnh lý quyết toán theo qui định của pháp luật

6 Thời hạn nộp báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách

6.1 Thời hạn nộp báo cáo tài chính

6.1.1 Thời hạn nộp báo cáo tài chính quý

- Đơn vị kế toán trực thuộc (nếu có) nộp báo cáo tài chính quí cho đơn vị kế toán cấp III, thời hạn nộp báo cáo tài chính do đơn vị kế toán cấp trên cấp III quy định;

- Đơn vị kế toán cấp III nộp báo cáo tài chính cho đơn vị kế toán cấp II và cơ quan Tài chính, Kho bạc đồng cấp chậm nhất 10 ngày, sau ngày kết thúc kỳ kế toán quý;

- Đơn vị kế toán cấp II nộp báo cáo tài chính cho đơn vị kế toán cấp I hoặc cho cơ quan Tài chính, Kho bạc đồng cấp chậm nhất 20 ngày, sau ngày kết thúc kỳ kế toán quý;

- Đơn vị kế toán cấp I nộp báo cáo tài chính cho cơ quan Tài chính, Kho bạc đồng cấp chậm nhất 25 ngày, sau ngày kết thúc kỳ kế toán quý;

6.1.2 Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm

a Đối với đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí NSNN

Báo cáo tài chính năm của đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí NSNN sau khi đã được chỉnh lý sửa đổi, bổ sung số liệu trong thời gian chỉnh lý quyết toán theo quy định của pháp luật thời hạn nộp cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại tiết 6.2, điểm 6, mục I phần thứ tư

b Đối với đơn vị, tổ chức không sử dụng kinh phí NSNN thời hạn nộp báo cáo tài chính năm cho cơ quan cấp trên và cơ quan Tài chính, Thống kê đồng cấp chậm nhất là

45 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm

6.2 Thời hạn nộp báo cáo quyết toán ngân sách năm

6.2.1 Thời hạn nộp báo cáo quyết toán ngân sách năm của đơn vị dự toán cấp I của

ngân sách trung ương nộp cho cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính và cơ quan thống kế đồng cấp chậm nhất vào cuối ngày 01 tháng 10 năm sau; Thời hạn nộp báo cáo quyết toán ngân sách năm của đơn vị dự toán cấp II, cấp III do đơn vị dự toán cấp I qui định cụ thể

6.2.2 Thời hạn nộp báo cáo quyết toán ngân sách năm của đơn vị dự toán cấp I của

ngân sách địa phương do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương qui định cụ thể; Thời hạn nộp báo cáo quyết toán ngân sách năm của đơn vị dự toán cấp II, cấp III do đơn vị dự toán cấp I quy định cụ thể

Trang 4

II Danh mục và mẫu báo cáo tài chính:

1. Danh mục báo cáo

1.1 Danh mục báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán áp dụng cho các đơn vị kế toán cấp cơ sở

ST

T

Ký hiệu

biểu

TÊN BIỂU BÁO CÁO

LẬP BÁO CÁO Tài

chính (*)

Kho bạc

Cấp trên

Thống kê (*)

1 B01- H Bảng cân đối tài khoản Quý, năm x x

2 B02- H Tổng hợp tình hình kinh phí

và quyết toán kinh phí đã sử dụng

3 F02-1H Báo cáo chi tiết kinh phí hoạt

động

4 F02-2H Báo cáo chi tiết kinh phí dự

án

5 F02-3aH Bảng đối chiếu dự toán kinh

phí ngân sách tại KBNN

Quý, năm x x x

6 F02-3bH Bảng đối chiếu tình hình tạm

ứng và thanh toán tạm ứng kinh phí ngân sách tại KBNN

Quý, năm x x x

7 B03- H Báo cáo thu- chi hoạt động sự

nghiệp và hoạt động sản xuất, kinh doanh

8 B04- H Báo cáo tình hình tăng, giảm

TSCĐ

9 B05- H Báo cáo số kinh phí chưa sử

dụng đã quyết toán năm trước chuyển sang

10 B06- H Thuyết minh báo cáo tài

chính

Ghi chú: - (*) Chỉ nộp báo cáo tài chính năm

- Những đơn vị vừa là đơn vị dự toán cấp I, vừa là đơn vị dự toán cấp III nhận

dự toán kinh phí trực tiếp từ Thủ tướng Chính phủ hoặc Chủ tịch UBND do

cơ quan Tài chính trực tiếp duyệt quyết toán thì báo cáo đó gửi cho cơ quan Tài chính.

Trang 5

1.2 Danh mục báo cáo tài chính tổng hợp và báo cáo tổng hợp quyết toán áp

dụng cho đơn vị kế toán cấp I và cấp II

lập

Tài chín h

Kho bạc

Cấp trên

Thống kê

1 Mẫu số B02/CT-H Báo cáo tổng hợp tình hình

kinh phí và quyết toán kinh phí

đã sử dụng

2 Mẫu số B03/CT-H Báo cáo tổng hợp thu- chi hoạt

động sự nghiệp và hoạt động sản xuất, kinh doanh

1 Mẫu số B04/CT-H Báo cáo tổng hợp quyết toán

ngân sách và nguồn khác của đơn vị

Lưu ý: - Đơn vị dự toán cấp II chỉ gửi báo cáo tài chính cho đơn vị dự toán cấp I

- Đơn vị dự toán cấp I gửi cơ quan Tài chính, Thống kê, Kho bạc

2 Mẫu báo cáo tài chính

(Tài liệu đính kèm)

Trang 6

B Điểm khác biệt về trình bày báo cáo tài chính so với chuẩn mực kế toán công quốc tế; nguyên do và hướng giải quyết

Hệ thống chuẩn mực kế toán (CMKT) công quốc tế do Liên đoàn Kế toán Quốc tế (IFA) ban hành làm cơ sở cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính (BCTC) ở các đơn

vị trực thuộc khu vực công Theo đó, BCTC của từng đơn vị trong lĩnh vực công và BCTC hợp nhất của Chính phủ đối với các đơn vị thuộc lĩnh vực công đều phải lập và trình bày theo một khuôn mẫu thống nhất cho phù hợp với hệ thống CMKT công quốc tế Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp (HCSN) Việt Nam được xây dựng trên cơ sở Luật Ngân sách Nhà nước (NSNN), Luật Kế toán và các chính sách tài chính áp dụng cho đơn vị HCSN vẫn còn nhiều điểm khác biệt so với hệ thống CMKT công quốc tế.

I.1 Những điểm khác biệt khái quát

1 Đối tượng áp dụng

Kế toán trong lĩnh vực nhà nước của Việt Nam (viết tắt là kế toán nhà nước) áp dụng cho: các đơn vị thu – chi NSNN; các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp có sử dụng kinh phí NSNN; các đơn vị sự nghiệp tổ chức không sử dụng kinh phí NSNN; các quỹ tài chính của Nhà nước Kế toán nhà nước Việt Nam không áp dụng cho DN nhà nước và các DN khác thuộc mọi thành phần kinh tế

Trong khi, CMKT công quốc tế áp dụng cho các đơn vị thuộc chính quyền trung ương, các chính quyền khu vực; chính quyền địa phương và các đơn vị trực thuộc các đơn vị này; các đơn vị cung cấp dịch vụ công được Nhà nước tài trợ thường xuyên Nhà nước chịu trách nhiệm về tài sản công nợ khi phá sản CMKT công không áp dụng cho DNNN, các đơn vị, tổ chức công không được tài trợ thường xuyên để duy trì hoạt động liên tục

2 Về phạm vi hợp nhất BCTC của Chính phủ:

Kế toán nhà nước Việt Nam quy định về việc lập báo cáo quyết toán NSNN nhưng chưa xác lập được nội dung, mẫu biểu và phương pháp hợp nhất BCTC Chính phủ Còn theo CMKT công quốc tế, toàn bộ các đơn vị dưới sự kiểm soát của Chính phủ trong và ngoài nước hoặc đơn vị Chính phủ phải chịu trách nhiệm về tài sản và công

nợ khi giải thể, phá sản đều được tổng hợp vào BCTC Chính phủ Ngoài ra, tổng hợp lập báo cáo quyết toán chính quyền các cấp

3 Về áp dụng cơ sở kế toán:

Các đơn vị kế toán nhà nước Việt Nam đang áp dụng các cơ sở kế toán khác nhau Đơn vị thu – chi ngân sách áp dụng cơ sở kế toán tiền mặt có điều chỉnh (đã theo dõi

Trang 7

tạm ứng, nợ phải thu, nợ phải trả ); đơn vị HCSN áp dụng cơ sở kế toán dồn tích có điều chỉnh (đã hạch toán đầy đủ nợ phải thu, nợ phải trả, tính hao mòn của TSCĐ nhưng chưa tính vào chi phí hoạt động trong kỳ kế toán ) Còn CMKT công quốc tế phân định rõ ràng 2 cơ sở kế toán: kế toán trên cơ sở tiền mặt; kế toán trên cơ sở dồn tích

4 Về hệ thống thông tin:

Thông tin đầu vào của kế toán nhà nước Việt Nam do Chính phủ quy định cụ thể, chia làm 3 loại: lĩnh vực ngân sách; lĩnh vực HCSN; lĩnh vực đặc thù Còn theo CMKT công quốc tế, các mẫu thông tin đầu vào do Hội nghề nghiệp qui định Thông tin đầu ra của kế toán nhà nước Việt Nam mới chỉ dừng lại qui định việc lập BCTC ở cấp đơn vị và có tổng hợp BCTC theo từng cấp ngân sách nhằm phục vụ quyết toán kinh phí ở đơn vị Toàn Chính phủ chưa có qui định BCTC hợp nhất Hiện tại, mới chỉ có báo cáo thống kê tài sản toàn chính phủ và báo cáo ngân sách cho Quốc hội CMKT công quốc tế qui định 2 loại báo cáo: BCTC của Chính phủ (báo cáo tổng hợp các đơn vị thuộc đơn vị thuộc sự kiểm soát của Chính phủ) và báo cáo ngân sách (lập theo yêu cầu của Quốc hội)

I.2 Những điểm khác biệt cụ thể

1 Về ghi nhận nguồn vốn:

Chế độ kế toán HCSN của Việt Nam qui định số thu được ghi thẳng tăng nguồn vốn Còn CMKT công quốc tế qui định phải bù trừ giữa thu và chi, số chênh lệch mới được ghi tăng nguồn vốn

2 Về danh mục BCTC:

Kế toán nhà nước Việt Nam qui định: đơn vị thu – chi ngân sách phải lập 28 báo cáo, đơn vị HCSN phải lập 6 báo cáo và 4 phụ biểu, các đơn vị đặc thù còn có thêm các báo cáo đặc thù của ngành

CMKT công quốc tế qui định kế toán trên cơ sở tiền mặt lập 1 báo cáo thu – chi tiền mặt, kế toán trên cơ sở dồn tích lập 5 báo cáo (Báo cáo tình hình tài chính của đơn vị; Báo cáo kết quả hoạt động; Báo cáo sự thay đổi về tài sản thuần/Vốn chủ sở hữu; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Chính sách kế toán và giải trình BCTC)

3 Về hàng tồn kho:

Trang 8

Kế toán nhà nước Việt Nam quy định cuối năm, nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ

đa mua chưa sử dụng hết cũng được tính hết vào chi trong kỳ và được quyết toán CMKT công quốc tế (IPSAS 12) lại quy định giá trị hàng tồn kho chỉ được ghi nhận vào chi phí trong kỳ cho phù hợp với doanh thu được ghi nhận

4 Về giá trị XDCB dở dang, sửa chữa lớn hoàn thành:

Kế toán trong lĩnh vực Nhà nước của Việt Nam qui định cuối năm được tính vào chi và quyết toán ngay trong kỳ, còn CMKT công quốc tế (IPSAS 11) qui định chi phí được công nhận là chi trong kỳ phù hợp với khối lượng hoàn thành

5 Về tài sản cố định:

Theo kế toán Nhà nước của Việt Nam, khi mua sắm TSCĐ, tính toán toàn bộ giá trị tài sản vào số chi trong kỳ, hàng năm tính hao mòn TSCĐ, ghi giảm nguồn hình thành TSCĐ mà chưa thực hiện khấu hao TSCĐ vào chi phí trong kỳ đảm bảo phù hợp với doanh thu và chi phí Kế toán nhà nước Việt Nam qui định tiêu chuẩn TSCĐ hữu hình, vô hình, hướng dẫn phương pháp kế toán tăng, giảm, hao mòn, khấu hao, sửa chữa nhưng chưa hạch toán thiết bị quân sự, tài sản là di sản

Trong khi đó, CMKT công quốc tế (IPSAS 17) qui định số khấu hao mỗi kỳ được ghi nhận là chi phí; phân chia tài sản phi tài chính là bất động sản, nhà xưởng, thiết bị;

kế toán cả phần thiết bị quân sự chuyên dụng, cơ sở hạ tầng và không hướng dẫn kế toán tài sản là di sản

6 Về tỉ giá hối đoái và xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái:

Kế toán Nhà nước Việt Nam qui định các khoản thu chi ngân sách bằng ngoại tệ được qui đổi theo tỷ giá do Bộ Tài chính công bố Chênh lệch tỷ giá được ghi tăng chi hoặc ghi giảm chi trong kỳ

Còn CMKT công quốc tế (IPSAS 9) qui định tỷ giá hối đoái được ghi nhận theo tỷ giá tại thời điểm phát sinh giao dịch thường được coi là tỷ giá giao ngay Chênh lệch tỷ giá được ghi nhận là khoản thu hoặc chi phí trong kỳ phát sinh

7 Về bất động sản đầu tư, nợ tiềm tàng, công cụ tài chính:

Kế toán nhà nước Việt Nam chưa có cơ chế tài chính cụ thể nên chưa có hướng dẫn hạch toán đối với bất động sản đầu tư, nợ tiềm tàng, các công cụ tài chính…

Còn CMKT công quốc tế qui định và hướng dẫn rõ cách xử lý và hạch toán kế toán trong từng trường hợp (bất động sản đầu tư, nợ tiềm tàng, các công cụ tài chính…)

Trang 9

8 Về giao dịch:

Trong kế toán Nhà nước Việt Nam, kế toán thu – chi ngân sách qui định giao dịch một chiều: Kế toán HCSN qui định giao dịch một chiều với thu, chi liên quan đến ngân sách; hai chiều đối với hoạt động dịch vụ Trong hệ thống CMKT công quốc tế, mới chỉ

có CM cho các giao dịch trao đổi mà chưa có chuẩn mực cho các giao dịch một chiều

9 Về qui định kế toán trong nền kinh tế siêu lạm phát và các khoản dự phòng, nợ phải trả tiềm tàng:

Trong khi CMKT công quốc tế (IPSAS 10) đã có hướng dẫn cụ thể, thì kế toán nhà nước Việt Nam chưa qui định các khoản dự phòng, các khoản nợ phải trả tiềm tàng

10 Về chi phí đi vay:

Kế toán trong lĩnh vực nhà nước của Việt Nam qui định chi phí đi vay hạch toán là khoản chi ngân sách, chi hoạt động chưa được vốn hoá Còn CMKT công quốc tế hướng dẫn hạch toán chi phí đi vay, phương pháp vốn hoá chi phí vay liên quan đến mua tài sản, xây dựng hoặc sản xuất tài sản

11 Về thặng dư, thâm hụt:

Kế toán Nhà nước Việt Nam qui định thu – chi ngân sách xác định tồn quỹ ngân sách, trong đó có tính cả các khoản đi vay (trừ khoản vay cho vay lại ) và các khoản thu, chi chuyển nguồn, chuyển niên độ ngân sách; đơn vị HCSN tính chênh lệch thu, chi hoạt động do tiết kiệm kinh phí và chênh lệch hoạt động kinh doanh dịch vụ để bổ sung nguồn kinh phí, tăng thu nhập, trích lập các quỹ

Trong khi đó, theo CMKT công quốc tế, thu – chi ngân sách xác định thặng dư, thâm hụt theo thu, chi ngân sách, các khoản đi vay hạch toán riêng bù đắp bội chi; đơn

vị dịch vụ công được nhà nước tài trợ thường xuyên tính thặng dư thâm hụt hoạt động thông thường, thặng dư thâm hụt hoạt động bất thường

II Một số nguyên nhân dẫn đến khác biệt

- Ở Việt Nam, nhu cầu về quản lý chỉ dừng lại ở việc quản lý nhà nước và quản lý ngân sách nhà nước của Quốc hội

- Có thể nói, chỉ các nước phát triển mới có khả năng áp dụng ngay IPSAS vì bộ chuẩn mực này được xây dựng trên cơ sở nền tài chính công ở các quốc gia phát triển ở mức độ cao, trong đó, quan hệ NSNN với các đơn vị SN được thực hiện theo đơn đặt hàng, hoạt động sự nghiệp của đơn vị này được coi là các dịch vụ công thực hiện theo đơn đặt hàng của Nhà nước và khi hoàn thành nghiệm thu sẽ được Nhà nước thanh toán

- Trình độ quản lý còn hạn chế (chưa có một hiệp hội chuyên biệt để quản lý)

Trang 10

III Đề xuất hướng giải quyết

- Xem xét lại nhu cầu về báo cáo tài chính của các đơn vị quản lý khác nhau các cấp

của Chính phủ và tổ chức lại hệ thống báo cáo, bao gồm cả hình thức của báo cáo Các yêu cầu về báo cáo đối với các đơn vị sử dụng ngân sách cấp 3 cần phải được giảm xuống và nên để họ chuẩn bị và lập báo cáo về tình hình tài chính, báo cáo hoạt động tài chính, báo cáo lưu chuyển tiền tệ (hoặc báo cáo thu chi tiền mặt) và thuyết minh báo cáo tài chính, đây là những báo cáo mà các chuẩn mực quốc tế yêu cầu và hầu hết các nước phát triển đều áp dụng như vậy Các thông tin khác trong các báo cáo còn lại mà Quyết định 19/2006/QĐ-BTC yêu cầu có thể dưới hình thức thông tin bổ sung theo yêu cầu hoặc trong bản thuyết minh báo cáo tài chính

- Triển khai xây dựng đề án xây dựng mô hình Tổng Kế toán Nhà nước để thực hiện chức năng Tổng Kế toán Nhà nước tại KBNN KBNN thực hiện chức năng quản lý quỹ NSNN và các quỹ tài chính khác, tổ chức hệ thống thông tin theo ngành dọc từ trung ương đến địa phương (KBNN; KBNN tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; KBNN huyện), thực hiện nhiệm vụ thu thập, cung cấp thông tin kịp thời về tình hình thu, chi quỹ NSNN, tình hình vay nợ và trả nợ vay của Chính phủ (trong và ngoài nước) và các quỹ Tài chính nhà nước

- Áp dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế từng bước một Việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế trên cơ sở dồn tích ngay lập tức sẽ rất khó khăn đối với tình hình thực tiễn của Việt Nam Để áp dụng đầy đủ tất cả hệ thống kế toán dồn tích và thực hiện IPSAS, cần phải thay đổi cùng một lúc quá trình kế toán trên cơ sở tiền mặt với sự hỗ trợ của cơ

sở thông tin ví dụ như hệ thống xử lý thông tin máy tính Vì vậy, vấn đề này cần phải được xem xét rất kỹ lưỡng trước khi tiến hành Thêm vào đó, cũng cần phải tìm hiểu xu hướng quốc tế và học tập kinh nghiệm của các nước khác đã áp dụng IPSAS

- Cần phải thành lập một ủy ban đặc biệt để nghiên cứu kỹ lưỡng về các khái niệm, các chuẩn mực và chuẩn mực kế toán công quốc tế với mục đích duy nhất là xây dựng và trình Bộ Tài chính ban hành các chuẩn mực kế toán công của Việt Nam

- Bộ Tài chính nên thành lập một ủy ban về chuẩn mực kế toán, ví dụ như Ủy ban chuẩn mực kế toán công (PSASB) Uỷ ban này cần phải đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng của việc dịch các chuẩn mực quốc tế và thực hiện việc dịch các chuẩn mực và các hướng dẫn khi cần thiết để nâng cao độ tin cậy của các chuẩn mực Cần phải hỗ trợ về mặt pháp lý do ủy ban này và các chuẩn mực kế toán để tránh những vấn đề có thể phát sinh trong quá trình thực hiện

- Xây dựng một hệ thống xử lý thông tin kế toán tốt hơn với công nghệ thông tin tiên tiến Điều này có nghĩa là các cơ quan quản lý các cấp phải được trang bị đầy đủ hệ thống máy tính tốt được hỗ trợ bởi cơ sở thông tin mạng tốc độ cao Cần phải có một hệ

Ngày đăng: 14/08/2014, 09:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w