“Là một nhà báo và nhà tư vấn PR, Ông Cường có trình độ chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành : tư vấn, lên kế hoạch chiến lược và tổ chức thực hiện các chương trình: PR, Marketing… Ông C
Trang 1CHUYÊN ĐỀ ĐÀO TẠO
Trang 2PHAN MINH CƯỜNG
CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN DOANH NGHIỆP
GIẢNG VIÊN CAO CẤP VCCI
GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐÀO TẠO QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP-CBAM
GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH CÔNG TY TRUYỀN THÔNG QUẢNG CÁO
SÁNG TẠO VIỆT (VIETCREAD)
CỐ VẤN CHIẾN LƯỢC CÔNG TY TNHH TRUYỀN THÔNG & TƯ VẤN GOLDZONE (GOLDZONE COMMUNICATE &CONSULTANT)
Giới thiệu Giảng Viên
Trang 3 Tốt nghiệp Đại học Khoa Báo Chí Tuyên Truyền Trường Tuyên Huấn Trung Ương, Học Viện Báo Chí Berlin (Đức)
Và các chương trình đào tạo PR, Marketing, Chiến lược doanh nghiệp… tại Châu Âu, Singapore…
Giảng viên tại Trường Đào Tạo Quản Lý Doanh Nghiệp CBAM, Viện Quản Trị Quốc Tế (BMG International Education), Brain Mark Việt Nam,
Trường Việt Nam-Singapore (VSIC), Viện Quản Trị Chiến Lược (UCI),Viện nghiên cứu đào tạo và đầu tư phát triển nguồn nhân lực quốc tế Phương
Nam(IRIHTID), các chương trình đào tạo doanh nghiệp của VCCI và một
số trường đại học, cao đằng khác : Đại Học Huflit (Khoa Quan Hệ Quốc
Tế), Đại Học Văn Lang (Khoa Quan Hệ Công Chúng và Truyền Thông),
Cao Đẳng Nghề Dấu Khí, Cao Đẳng Nghề Kiên Giang, Cao Đẳng Kinh Tế
Kỹ Thuật Kiên Giang
Vài nét về Giảng Viên
Trang 4 “Là một nhà báo và nhà tư vấn PR, Ông Cường có trình độ chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành : tư vấn, lên kế hoạch chiến lược và tổ chức thực hiện các chương trình: PR, Marketing…
Ông Cường từng tham gia làm việc ở những tờ báo Lao Động, Đài Tiếng Nói Nhân Dân TP.HCM, Mốt & Cuộc Sống, Netsoft VNN, Bất Động Sản Việt Nam…
Ngoài việc làm báo, Ông Cường còn tham gia tư vấn cho các thương hiệu lớn tại Việt Nam, những dự án tư vấn của Ông đã triển khai cho
Dệt May Thái Tuấn, Vietnam Airlines, Sony Ericsson, SamSung Mobile, Unilever, Bút Bi Thiên Long, Cathay Pacific (Hồng Kông), Tập đoàn JTI (Nhật Bản),Tập đoàn thời trang Eruno (Ý)…”
Xem thêm tại link : http://www.bmg.edu.vn/vn/ban-giang-vien
Vài nét về Giảng Viên
Trang 5PHAN MINH CƯỜNG
Mobile :
0909.53.56.28 và 0933.996.123
Email :
info@phanminhcuong.com minhcuong.tuvandoanhnghiep@gmail.com Website : www.phanminhcuong.com
Thông tin liên hệ với Giảng Viên
Trang 6 Hãy lắng nghe – không cần ghi chép
Hãy hiểu bài – không cần nhớ bài
Hãy yên lặng – khi giảng viên giảng bài
Hãy tranh luận – khi lớp cần thảo luận
Học viên là trọng tâm – giảng viên chỉ hướng dẫn
Không cần điểm thi – chỉ cần thực tiễn và ứng dụng
HỌC THỰC TIỄN ĐỂ LÀM THÀNH CÔNGNguyên tắc giảng bài
Trang 7Những dấu hiệu cần biết trong phòng học
Không hút thuốc lá
Giữ yên lặng khi cần thiết Không sử dụng điện thoại trong phòng học Toilet bên ngoài phòng học
Trang 8Dẫn Nhập
Tầm Quan Trọng Của Chiến Lược
Doanh Nghiệp
Trang 9TạI Sao Có Nhiều Doanh Nghiệp Kinh Doanh Sa Sút, Thất Bại ?
Trang 10Không Hoạch Định Chiến Lược
Trang 11Không Có Mục Tiêu Ngắn Hạn & Dài Hạn
Rõ Ràng
Trang 12Không Nhìn Xa Trông Rộng
Trang 13Không Có Nguồn Nhân Lực Ổn Định
Trang 14Không Có Chính Sách Đào Tạo
& Phát Triển Nguồn Nhân Lực
Trang 15Không Có Tiêu Chí Đánh Giá Công Việc,
Nhân Lực…
Trang 16Không Xác Định Được Thị Trường
Mục Tiêu
Trang 17Không Có Chiến Lược Cạnh Tranh
Trang 18Không Quản Lý Tài Chính & Cân Đối
Thu Chi Rõ Ràng
Trang 19Luôn Cứng Nhắc & Thiếu Linh Hoạt
Trong Điều Hành
Trang 20Luôn “Tăng Trưởng” Ngoài Tầm
Kiểm Soát
Trang 21Và Rồi Tới Đâu Hay Tới Đó…
Trang 22Luôn Chấp Nhận “ Sống Chung Với Lũ”
Trang 23Không Có Một Hành Động Nào Về
Chiến Lược Doanh Nghiệp
Trang 24Sự Khác Biệt Chính Là Tâm Điểm Chiến Lược Của Doanh Nghiệp
Trang 25Cho Nên
Nếu Doanh Nghiệp Không Muốn Bị Phá Sản Thì Phải Quan Tâm Đến Chiến Lược
Trang 26∗ “Công việc của nhà quản lý không phải để thấy tổ
chức như hiện tại, mà là để thấy tổ chức như nó có thể trở thành”
∗ John W Teets (cựu Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Tổng công ty Greyhound, trong các năm 1980, 1990 nay trở thành The Dial Corp và sau đó được đổi tên
Viad Corp Teets, ông nghỉ hưu năm 1997 và mất thọ 77 tuổi)
Cho Nên
Chiến Lược Doanh Nghiệp Là…
Trang 27Cho Nên
MUỐN PHÁT TRIỂN NHƯ THẾ NÀO ?
Trang 28I-TẦM QUAN TRỌNG CỦA THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG (BALANCED SCORECARD-
BSC) TRONG DOANH NGHIỆP
Trang 29Thẻ điểm cân bằng (Balanced Scorecard-BSC) là gì ?
_ Hệ thống Xây dựng kế hoạch và Quản lý chiến lược theo Thẻ điểm cân bằng (Balanced Scorecard-BSC) là một khái niệm không mới trên thế giới, nhưng lại rất mới đối với các doanh nghiệp Việt Nam
_BSC là một hệ thống xây dựng và quản lý chiến lược được Giáo
sư Robert Kaplan và David Norton, trường Đại học Harvard
khởi xướng vào những năm đầu của thập niên 1990
TẦM QUAN TRỌNG CỦA THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG (BALANCED SCORECARD-
BSC) TRONG DOANH NGHIỆP
Trang 30_BSC được đề cập đến đầu tiên trong một mục nhan đề “The
Balanced Scorecard- Measures that Drive Performance” (Thẻ cân đối điểm- biện pháp điều khiển sự thực hiện) trong Harvard Business Review năm 1992 và sau đó là cuốn sách “The Balanced Scorecard: Translating Strategy into Action” (Thẻ cân đối điểm: chuyển chiến lược thành hành động” xuất bản năm 1996
_Cụm từ Balanced Scorecard được sử dụng từ những năm 1990, nhưng nguồn gốc của phương pháp này xuất phát từ sự tiên
phong của General Electric (GE) trong việc đưa ra báo cáo đo lường hiệu quả hoạt động vào những năm 1950.
TẦM QUAN TRỌNG CỦA THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG (BALANCED SCORECARD-
BSC) TRONG DOANH NGHIỆP
Trang 31_BSC đã trở thành hệ thống xây dựng kế hoạch và quản trị chiến lược, xuất phát từ mô hình đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp đơn giản Hệ thống này giúp doanh nghiệp triển khai
những chiến lược trên giấy thành những “mệnh lệnh hành động”
cho hoạt động hằng ngày của mình
_BSC giúp tạo ra các mô hình không chỉ đo lường hiệu quả hoạt động mà còn giúp hoạch định những công việc cần phải thực hiện
Trang 32_BSC cho phép các nhà quản trị doanh nghiệp thực sự triển khai được các chiến lược của mình.
_BSC là mô hình đo lường hiệu quả hoạt động có tích hợp thêm các chỉ số không thuộc về tài chính bên cạnh các chỉ số tài chính truyền thống, việc này cho phép các nhà quản lý có một cái nhìn
“cân bằng” hơn về hoạt động của doanh nghiệp
TẦM QUAN TRỌNG CỦA THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG (BALANCED SCORECARD-
BSC) TRONG DOANH NGHIỆP
Trang 33Mục đích của BSC là gì ?
_Mục đích của BSC là nhằm xây dựng một hệ thống các Thẻ
điểm (từ cấp độ cao nhất đến thấp nhất và đến từng cá nhân) ,
trong đó xác định Viễn cảnh (Perspective), Mục tiêu (Objective),
Thước đo (Indicator), Chỉ tiêu (Target), Sáng kiến (Innitiative) của từng người và bộ phận để dựa vào đó tiến hành thực hiện, đo lường và quản lý việc thực thi chiến lược của doanh nghiệp
TẦM QUAN TRỌNG CỦA THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG (BALANCED SCORECARD-
BSC) TRONG DOANH NGHIỆP
Trang 34Lợi ích BSC là gì ?
_ BSC của đưa ra một phương pháp mới về diễn đạt chiến lược
và đo lường việc thực thi chiến lược, mang lại nhiều lợi ích mà chưa có phương pháp nào đạt được:
1-Thiết lập được một hệ thống : Thẻ điểm với các Mục tiêu, Chỉ tiêu phấn đấu cho mỗi bộ phận, mỗi người nhất quán và cân
bằng với chiến lược chung của doanh nghiệp.
2-Xây dựng được cách thức thực hiện, đo lường, đánh giá kết
quả thực hiện công việc và đề xuất sáng kiến trong tương lai của các cấp độ để điều chỉnh hành động kịp thời, thực thi thành công chiến lược của doanh nghiệp.
TẦM QUAN TRỌNG CỦA THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG (BALANCED SCORECARD-
BSC) TRONG DOANH NGHIỆP
Trang 353-Diễn đạt chiến lược một cách dễ hiểu, ngắn gọn đến tất cả các cấp độ, tăng cường hiệu quả truyền thông, giao tiếp cả bên trong
và bên ngoài của tổ chức Từ đó tăng cường chia sẻ thông tin và phối hợp hành động đạt mục tiêu chung bởi Thẻ điểm có tính
thuyết phục cao, thúc đẩy tinh thần hợp tác, trao quyền thích hợp và điều chỉnh tức thì hành vi của nhân viên
4-Khắc phục được hạn chế của các phương pháp truyền thống như đo lường năng suất, quản lý theo phương pháp hoạch định ngân sách kiểu cũ, đó là: chu kỳ còn đo dài (chậm chân trong
việc cải tiến), chưa chỉ rõ được vấn đề (cái gì, ở đâu và do ai),
phân bổ nguồn lực thiếu cân đối, chỉ theo kết quả ngắn hạn.
TẦM QUAN TRỌNG CỦA THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG (BALANCED SCORECARD-
BSC) TRONG DOANH NGHIỆP
Trang 365-Giải quyết được căn bản 4 rào cản lớn trong thực thi chiến
lược – lý do chính của vấn nạn thất bại trong quản lý chiến lược là: Rào cản Tầm nhìn, Rào cản con người, Rào cản nguồn lực và Rào cản quản lý.
6-Từ việc chấm điểm Thẻ điểm giúp đánh giá chính xác kết quả công tác đạt được của mỗi cấp độ, đưa ra chính sách đãi ngộ,
khen thưởng thích đáng, kịp thời Đồng thời giúp đào tạo, phân
bổ, nguồn lực một cách khoa học, cân đối và kịp thời, từ đó nâng cao năng suất một cách bền vững
TẦM QUAN TRỌNG CỦA THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG (BALANCED SCORECARD-
BSC) TRONG DOANH NGHIỆP
Trang 377-Tạo cơ sở khoa học cho hoạch định, phát triển các tài sản vô hình như: chiến lược đào tạo, phát triển tri thức của doanh
nghiệp; tối ưu hóa giá trị yếu tố quản lý thuộc các quá trình nội bộ; khai thác các giá trị có thể từ khách hàng Đó là nền tảng để
có được các thành công về tài chính – một mục tiêu tối quan
trọng của doanh nghiệp
TẦM QUAN TRỌNG CỦA THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG (BALANCED SCORECARD-
BSC) TRONG DOANH NGHIỆP
Trang 38Triết lý của BSC :
“Cái gì đo lường được thì mới thực hiện được”
và
“Hãy đo lường những gì quan trọng”.
TẦM QUAN TRỌNG CỦA THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG (BALANCED SCORECARD-
BSC) TRONG DOANH NGHIỆP
Trang 39_BSC đưa ra việc nên nhìn doanh nghiệp từ 04 “viễn cảnh” và phát triển phép đo, thu thập dữ liệu và phân tích chúng trong mối quan hệ với mỗi “viễn cảnh” đó và với định hướng chiến lược của doanh nghiệp :
_Viễn cảnh tài chính (The Financial Perspective)
_Viễn cảnh khách hàng (The Customer Perspective)
_Viễn cảnh hoạt động quy trình nghiệp vụ nội bộ (The Business Process Perspective)
_Viễn cảnh đào tạo, nghiên cứu và phát triển (The Learning and Growth Perspective)
II- THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG (BALANCED
SCORECARD-BSC)
Trang 40BSC ĐƯỢC VẬN HÀNH THẾ NÀO ?
Trang 41Viễn cảnh tài chính (The Financial Perspective)
_“Để thành công về khía cạnh tài chính, chúng ta hiện diện như thế nào trước các đối tác?”
_BSC không bỏ qua các yếu tố tài chính truyền thống Việc đúng lúc và chính xác trong chuyển dữ liệu tài chính này luôn là một lợi thế, và các nhà quản lý luôn luôn cần được cung cấp nó Các phép đo ở khía cạnh này cho chúng ta biết chiến lược có được thực hiện để đạt được các kết quả cuối cùng hay không
Viễn cảnh tài chính
(The Financial Perspective)
Trang 42_Chúng ta có thể tập trung toàn bộ nỗ lực và khả năng của chúng ta vào việc cải tiến sự thỏa mãn của khách hàng, chất lượng, giao hàng đúng hạn hoặc hàng loạt vấn đề khác nhưng nếu không chỉ ra những tác động tích cực đến chỉ số tài chính của tổ chức thì những nỗ lực của chúng ta cũng bị giảm bớt giá trị.
_Thông thường chúng ta quan tâm tới các chỉ số truyền thống như: lợi nhuận, tăng doanh thu, và các giá trị kinh tế khác Nhưng tổ chức cần chú ý đến việc không quá nhấn mạnh tài chính dẫn tới việc không quan tâm tới các viễn cảnh khác.
Viễn cảnh tài chính (The Financial Perspective)
Trang 43Viễn cảnh khách hàng ((The Customer Perspective)
_Viễn cảnh khách hàng được đưa ra xoay quanh “ Để đạt được chiến lược đặt ra, chúng ta nên hiện diện như thế nào trước các khách hàng? ” Các khách hàng ở đây bao gồm cả khách hàng và các bên liên quan Triết lý quản lý ngày nay đã chỉ ra tầm quan trọng của việc hướng vào khách hàng và niềm vui của họ trong bất kỳ ngành kinh doanh nào BSC sẽ làm rõ điều đó
Viễn cảnh khách hàng
(The Customer Perspective)
Trang 44_Lấy một ví dụ: nếu khách hàng không được hài lòng, họ sẽ dần tìm thấy những hàng hóa khác thay thế Và như vậy, các bức
tranh tài chính hiện tại có thể trông tốt, nhưng đằng sau nó lại là mối đe dọa trong tương lai
_BSC sẽ phát triển các phép đo sự thỏa mãn, khách hàng cần
được chia và phân tích theo các nhóm khách hàng và quá trình chúng ta cung cấp sản phẩm hay dịch vụ tới nhóm khách hàng đó.
_Vậy, ai là khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp, và cái gì thực
sự là giá trị mà chúng ta phục vụ khách hàng? Các chỉ số chủ
yếu được đo lường là: sự thỏa mãn của khách hàng, lòng trung thành của khách hàng, thị phần và số lượng khách hàng mới.
Viễn cảnh khách hàng (The Customer Perspective)
Trang 45Viễn cảnh hoạt động quy trình nghiệp vụ nội bộ (The Business Process Perspective)
_Câu hỏi đặt ra là: “ Để thỏa mãn khách hàng và các cổ đông, chúng ta phải vượt trội ở quá trình kinh doanh nào?” Viễn cảnh này đề cập tới những quy trình nghiệp vụ bên trong doanh
nghiệp Các phép đo ở đây cho phép các nhà quản lý biết được việc kinh doanh tiến triển như thế nào, và các sản phẩm, dịch vụ thỏa mãn yêu cầu của khách hàng tốt ra sao
Viễn cảnh hoạt động quy trình nghiệp vụ nội bộ (The Business Process Perspective)
Trang 46_Chúng ta phải xác định các quá trình chính cũng như các quá trình hỗ trợ mà tổ chức cần thực hiện để thường xuyên gia tăng giá trị cho khách hàng và cuối cùng là các cổ đông Các vấn đề chủ yếu cần quan tâm là: những sản phẩm hay dịch vụ nào sẽ là giá trị cho khách hàng trong tương lai ?
_Quá trình nào đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng? Nhìn vào trong tương lai, những quy trình nào mà chúng ta phải trội hơn? Cái gì sẽ là giá trị trong tương lai và làm thế nào để nâng cao giá trị đó?
Viễn cảnh hoạt động quy trình nghiệp vụ nội bộ (The Business Process Perspective)
Trang 47Viễn cảnh đào tạo, nghiên cứu và phát triển (The Learning and Growth Perspective)
_Viễn cảnh được tìm hiểu thông qua câu hỏi “ Để đạt được chiến lược, chúng ta duy trì cà cải tiến năng lực hiện có như thế nào?” Các phép đo trong khía cạnh này là để hỗ trợ cho việc đạt được kết quả ở những viễn cảnh khác
_Nếu lực lượng lao động với kiến thức, sáng kiến, các kỹ năng nhưng lại không được cho phép thì sẽ không thể xây dựng và
tăng cường vào những quy trình cải tiến, không thể thu hút
khách hàng và cuối cùng là sẽ không đạt được viễn cảnh tài
chính
Viễn cảnh đào tạo, nghiên cứu và phát
triển (The Learning and Growth
Perspective)
Trang 48_Viễn cảnh tập trung vào thái độ, văn hóa của từng cá nhân
cũng như của toàn doanh nghiệp Trong tổ chức, người lao động với hiểu biết, kiến thức của mình là nguồn lực chính Các phép
đo sẽ hướng dẫn nhà quản lý tập trung hướng vào đào tạo lao động để họ luôn duy trì và cải tiến các quy trình hiện có Trong bất cứ trường hợp nào, sự nghiên cứu và phát triển là nền tảng quan trọng cho thành công của bất cứ tổ chức hướng vào tri
thức nào.
Viễn cảnh đào tạo, nghiên cứu và phát
triển (The Learning and Growth
Perspective)
Trang 49III- TRIỂN KHAI & ỨNG DỤNG BSC
Trang 50Cách thức áp dụng BSC bao gồm 10 bước như sau:
Bước 1: Bước khởi đầu: để xác định tính cần thiết và quyết tâm
áp dụng BSC.
Bước 2: Tổ chức và nhân sự: để chuẩn bị công tác tổ chức, xây dựng một ban triển khai và tổ dự án chuyên trách BSC; Đào tạo
kỹ năng xây dựng và áp dụng BSC.
Bước 3: Xây dựng dự án BSC: để xây dựng Chiến lược phát
triển tổng thể doanh nghiệp với bước đi khả thi là dự án BSC.
Bước 4: Phát động chương trình BSC: để Truyền thông rộng rãi, hình thành văn hóa “Just do it” và động viên toàn bộ tổ chức
tham gia thực hiện thành công chương trình BSC.
Bước 5: Họach định Chiến lược: để ban hành chính thức các tài liệu Chiến lược nền tảng của tổ chức.
III- TRIỂN KHAI & ỨNG DỤNG BSC
Trang 51Bước 6: Thiết lập bản đồ Chiến lược các cấp: để Thiết lập bản đồ Chiến lược của các cấp theo nguyên tắc từ trên xuống dưới bắt đầu
từ Chiến lược của tổ chức.
Bước 7: Thiết lập thẻ điểm cân bằng ở các cấp: để xây dựng Thẻ
điểm cân bằng ở các cấp phù hợp, nhất quán với bản đồ Chiến lược của cấp đó.
Bước 8: Tiêu chuẩn hóa hệ thống BSC: để Xây dựng hệ thống tài liệu để thực hiện BSC.
Bước 9: Áp dụng hệ thống BSC: để hệ thống quản lý theo BSC được
áp dụng triệt để vào trong thực tế và từng bước mang lại hiệu suất thực sự trong quá trình sản xuất kinh doanh của tổ chức.
Bước 10: Duy trì và cải tiến hệ thống BSC: để duy trì việc áp dụng, đánh giá sự thay đổi và liên tục cải tiến hệ thống đo lường hiệu suất.
III- TRIỂN KHAI & ỨNG DỤNG BSC