TẦM QUAN TRỌNG CỦA THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG (BALANCED SCORECARD-

Một phần của tài liệu Bài giảng thẻ điểm cân bằng BALANCED SCORECARD BSC (Trang 29 - 38)

_Hệ thống Xây dựng kế hoạch và Quản lý chiến lược theo Thẻ điểm cân bằng (Balanced Scorecard-BSC) là một khái niệm không mới trên thế giới, nhưng lại rất mới đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

_BSC là một hệ thống xây dựng và quản lý chiến lược được Giáo sư Robert Kaplan và David Norton, trường Đại học Harvard

khởi xướng vào những năm đầu của thập niên 1990.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG (BALANCED SCORECARD- CÂN BẰNG (BALANCED SCORECARD-

_BSC được đề cập đến đầu tiên trong một mục nhan đề “The Balanced Scorecard- Measures that Drive Performance” (Thẻ cân đối điểm- biện pháp điều khiển sự thực hiện) trong Harvard Business Review năm 1992 và sau đó là cuốn sách “The Balanced Scorecard: Translating Strategy into Action”(Thẻ cân đối điểm: chuyển chiến lược thành hành động” xuất bản năm 1996.

_Cụm từ Balanced Scorecard được sử dụng từ những năm 1990, nhưng nguồn gốc của phương pháp này xuất phát từ sự tiên

phong của General Electric (GE) trong việc đưa ra báo cáo đo lường hiệu quả hoạt động vào những năm 1950.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG (BALANCED SCORECARD- CÂN BẰNG (BALANCED SCORECARD-

_BSC đã trở thành hệ thống xây dựng kế hoạch và quản trị chiến lược, xuất phát từ mô hình đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp đơn giản. Hệ thống này giúp doanh nghiệp triển khai

những chiến lược trên giấy thành những “mệnh lệnh hành động”

cho hoạt động hằng ngày của mình.

_BSC giúp tạo ra các mô hình không chỉ đo lường hiệu quả hoạt động mà còn giúp hoạch định những công việc cần phải thực hiện và đánh giá.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG (BALANCED SCORECARD- CÂN BẰNG (BALANCED SCORECARD-

_BSC cho phép các nhà quản trị doanh nghiệp thực sự triển khai được các chiến lược của mình.

_BSC là mô hình đo lường hiệu quả hoạt động có tích hợp thêm các chỉ số không thuộc về tài chính bên cạnh các chỉ số tài chính truyền thống, việc này cho phép các nhà quản lý có một cái nhìn “cân bằng” hơn về hoạt động của doanh nghiệp

TẦM QUAN TRỌNG CỦA THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG (BALANCED SCORECARD- CÂN BẰNG (BALANCED SCORECARD-

Mục đích của BSC là gì ?

_Mục đích của BSC là nhằm xây dựng một hệ thống các Thẻ điểm (từ cấp độ cao nhất đến thấp nhất và đến từng cá nhân), trong đó xác định Viễn cảnh (Perspective), Mục tiêu (Objective), Thước đo (Indicator), Chỉ tiêu (Target), Sáng kiến (Innitiative) của từng người và bộ phận để dựa vào đó tiến hành thực hiện, đo lường và quản lý việc thực thi chiến lược của doanh nghiệp.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG (BALANCED SCORECARD- CÂN BẰNG (BALANCED SCORECARD-

Lợi ích BSC là gì ?

_ BSC của đưa ra một phương pháp mới về diễn đạt chiến lược và đo lường việc thực thi chiến lược, mang lại nhiều lợi ích mà chưa có phương pháp nào đạt được:

1-Thiết lập được một hệ thống : Thẻ điểm với các Mục tiêu, Chỉ tiêu phấn đấu cho mỗi bộ phận, mỗi người nhất quán và cân

bằng với chiến lược chung của doanh nghiệp.

2-Xây dựng được cách thức thực hiện, đo lường, đánh giá kết quả thực hiện công việc và đề xuất sáng kiến trong tương lai của các cấp độ để điều chỉnh hành động kịp thời, thực thi thành công chiến lược của doanh nghiệp.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG (BALANCED SCORECARD- CÂN BẰNG (BALANCED SCORECARD-

3-Diễn đạt chiến lược một cách dễ hiểu, ngắn gọn đến tất cả các cấp độ, tăng cường hiệu quả truyền thông, giao tiếp cả bên trong và bên ngoài của tổ chức. Từ đó tăng cường chia sẻ thông tin và phối hợp hành động đạt mục tiêu chung bởi Thẻ điểm có tính thuyết phục cao, thúc đẩy tinh thần hợp tác, trao quyền thích hợp và điều chỉnh tức thì hành vi của nhân viên.

4-Khắc phục được hạn chế của các phương pháp truyền thống như đo lường năng suất, quản lý theo phương pháp hoạch định ngân sách kiểu cũ, đó là: chu kỳ còn đo dài (chậm chân trong việc cải tiến), chưa chỉ rõ được vấn đề (cái gì, ở đâu và do ai), phân bổ nguồn lực thiếu cân đối, chỉ theo kết quả ngắn hạn.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG (BALANCED SCORECARD- CÂN BẰNG (BALANCED SCORECARD-

5-Giải quyết được căn bản 4 rào cản lớn trong thực thi chiến lược – lý do chính của vấn nạn thất bại trong quản lý chiến lược là: Rào cản Tầm nhìn, Rào cản con người, Rào cản nguồn lực và Rào cản quản lý.

6-Từ việc chấm điểm Thẻ điểm giúp đánh giá chính xác kết quả công tác đạt được của mỗi cấp độ, đưa ra chính sách đãi ngộ, khen thưởng thích đáng, kịp thời. Đồng thời giúp đào tạo, phân bổ, nguồn lực một cách khoa học, cân đối và kịp thời, từ đó nâng cao năng suất một cách bền vững.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG (BALANCED SCORECARD- CÂN BẰNG (BALANCED SCORECARD-

7-Tạo cơ sở khoa học cho hoạch định, phát triển các tài sản vô hình như: chiến lược đào tạo, phát triển tri thức của doanh

nghiệp; tối ưu hóa giá trị yếu tố quản lý thuộc các quá trình nội bộ; khai thác các giá trị có thể từ khách hàng. Đó là nền tảng để có được các thành công về tài chính – một mục tiêu tối quan

trọng của doanh nghiệp.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG (BALANCED SCORECARD- CÂN BẰNG (BALANCED SCORECARD-

Một phần của tài liệu Bài giảng thẻ điểm cân bằng BALANCED SCORECARD BSC (Trang 29 - 38)

Tải bản đầy đủ (PPTX)

(66 trang)