TÓM LƯỢC Thí nghiệm “Ảnh hưởng của mỡ cá Tra trong khẩu phần lên năng suất và chất lượng trứng gà đẻ Hisex – Brown giai đoạn 25 – 32 tuần tuổi” được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu n
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
LÝ MINH THIỆN
ẢNH HƯỞNG CỦA MỠ CÁ TRA TRONG KHẨU PHẦN LÊN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG TRỨNG GÀ HISEX – BROWN GIAI ĐOẠN 25 – 32 TUẦN TUỔI
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CHĂN NUÔI – THÚ Y
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
LÝ MINH THIỆN
ẢNH HƯỞNG CỦA MỠ CÁ TRA TRONG KHẨU PHẦN LÊN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG TRỨNG GÀ HISEX – BROWN GIAI ĐOẠN 25 – 32 TUẦN TUỔI
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CHĂN NUÔI – THÚ Y
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TS NGUYỄN THỊ THỦY
2014
Trang 3PHẦN KÝ DUYỆT
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014 Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN DUYỆT BỘ MÔN
TS NGUYỄN THỊ THỦY
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014 DUYỆT CỦA KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
Trang 4
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân Các số liệu, kết quả thu được trong thí nghiệm được trình bày trong luận văn là có thật và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu hay luận văn khác
Nếu có gì sai trái tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Khoa và Bộ môn
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014 Sinh viên thực hiện
Lý Minh Thiện
Trang 5Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cha mẹ, người đã sinh thành, nuôi nấng, yêu thương, dạy dỗ, tạo mọi điều kiện cho tôi được ăn học đến ngày hôm nay và hy sinh một đời vì tôi
Tôi xin chân thành cảm ơn:
Quý Thầy Cô Trường Đại học Cần Thơ, đặc biệt là các Thầy Cô trong
Bộ môn Chăn nuôi – Thú y, Khoa Nông Nghiệp và Sinh học ứng dụng
Cô Nguyễn Thị Thủy, cố vấn học tập lớp Chăn nuôi – Thú y khóa 37 đã hết lòng quan tâm giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập, là người
đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành nghiên cứu này
Anh Nguyễn Hoài An, anh Trần Thanh Phong và tập thể anh em, Cô chú làm việc tại trại đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện vật chất và tinh thần để tôi thuận lợi tiến hành thí nghiệm tại trại gà đẻ ấp Phú Thọ, xã Tân Phú, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long
Tập thể lớp Chăn nuôi – Thú y K37A đã động viên, giúp đỡ, cùng tôi chia sẽ buồn vui, khó khăn trong quá trình học tập
Kính chúc tất cả dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt!
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014 Sinh viên thực hiện
Lý Minh Thiện
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM TẠ ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC HÌNH vi
TÓM LƯỢC vii
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2
2.1 Đặc điểm sinh học của gà 2
2.1.1 Đặc điểm hoạt động sinh lý 2
2.1.2 Đặc điểm hoạt động sinh sản 2
2.1.3 Cấu tạo của trứng gà 4
2.2 Sơ lược về các giống gà chuyên trứng 5
2.2.1 Giống gà Hisex- Brown 5
2.2.2 Giống gà Lohmann Brown 8
2.2.3 Giống gà Brown Nick 8
2.2.4 Giống gà Goldline – 54 8
2.2.5 Giống gà Hyline 8
2.2.6 Giống gà Leghorn 9
2.2.7 Giống gà Isa Brown 9
2.3 Nhu cầu dinh dưỡng của gà đẻ 9
2.3.1 Nhu cầu năng lượng 10
2.3.2 Nhu cầu protein 11
2.3.3 Nhu cầu vitamin và muối khoáng 13
2.4 Sơ lược về mỡ cá Tra 14
2.5 Các chỉ tiêu về năng suất và chất lượng trứng 15
2.5.1 Sản lượng trứng 15
2.5.2 Khối lượng trứng 15
2.5.3 Chất lượng trứng 16
2.6 Quy luật của sự đẻ trứng 17
2.7 Một số nghiên cứu bổ sung mỡ cá tra đã từng thực hiện 18
2.7.1 Ảnh hưởng bổ sung bột tỏi và mỡ cá Tra lên gà Hisex- Brown 21 – 29 tuần tuổi 18
2.7.2 Ảnh hưởng bổ sung dầu nành và mỡ cá lên gà Hisex – Brown 44 – 52 tuần tuổi 19
2.7.3 Ảnh hưởng bổ sung dầu mỡ lên gà ISA Brown 32 – 36 tuần tuổi 20
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 21
3.1 Phương tiện thí nghiệm 21
3.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm 21
3.1.2 Đối tượng thí nghiệm 21
3.1.3 Chuồng trại 21
3.1.4 Dụng cụ thí nghiệm 23
3.1.5 Thức ăn thí nghiệm 24
3.2 Phương pháp thí nghiệm 24
3.2.1 Bố trí thí nghiệm 24
Trang 73.2.2 Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng 24
3.2.3 Quy trình phòng bệnh cho gà ở trại 25
3.2.4 Phương pháp lấy mẫu 26
3.2.5 Các chỉ tiêu theo dõi 26
3.2.6 Hiệu quả kinh tế 28
3.2.7 Xử lý số liệu 28
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 29
4.1 Nhận xét chung về đàn gà thí nghiệm 29
4.2 Kết quả thí nghiệm 29
4.2.1 Ảnh hưởng của các khẩu phần thí nghiệm lên năng suất trứng và tiêu tốn thức ăn 29
4.2.2 Ảnh hưởng của khẩu phần đến số lượng protein thô (CP), năng lượng trao đổi (ME) và béo thô(EE) ăn vào của gà 31
4.2.3 Ảnh hưởng của khẩu phần thí nghiệm lên chất lượng trứng 33
4.2.4 Tỷ lệ trứng loại thải 36
4.2.5 Tăng trọng của gà thí nghiệm 36
4.2.6 Hiệu quả kinh tế của các khẩu phần thí nghiệm 37
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 38
5.1 Kết luận 38
5.2 Đề nghị 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO 39
PHỤ LỤC 40
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Chức năng của ống dẫn trứng ở gà mái .4
Bảng 2.2: Nhu cầu dinh dưỡng gà đẻ Hisex-Brown 6
Bảng 2.3: Tỷ lệ đẻ và trọng lượng trứng chuẩn của gà đẻ Hisex-Brown .7
Bảng 2.4: Thành phần các acid béo trong mỡ cá Tra 14
Bảng 2.5: Ảnh hưởng của việc bổ sung bột tỏi và mỡ cá Tra vào khẩu phần gà đẻ giống Hisex Brown giai đoạn 21 đến 29 tuần tuổi trên chuồng kín .18
Bảng 2.6: Ảnh hưởng của việc bổ sung các mức độ dầu nành và mỡ cá trong khẩu phần gà đẻ Hisex Brown giai đoạn 44 – 52 tuần tuổi trên chuồng kín 19
Bảng 2.7: Ảnh hưởng bổ sung các mức độ mỡ cá và dầu phộng trong khẩu phần gà đẻ ISA Brown giai đoạn 32 – 36 tuần tuổi trên chuồng kín 20
Bảng 3.1: Thành phần hóa học của thức ăn, % DM .24
Bảng 3.2: Bố trí thí nghiệm .24
Bảng 3.3: Quy trình sử dụng thuốc và vaccine cho gà ở trại 25
Bảng 4.1: Ảnh hưởng của khẩu phần thí nghiệm lên năng suất trứng .29
Bảng 4.2: Lượng protein thô (CP), năng lượng trao đổi (ME) và béo thô (EE) ăn vào ở các nghiệm thức .32
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của khẩu phần thí nghiệm lên chất lượng trứng 33
Bảng 4.4: Tỷ lệ trứng loại trong mỗi nghiệm thức .36
Bảng 4.5: Tăng trọng trung bình của gà mái thí nghiệm .36
Bảng 4.6: Hiệu quả kinh tế của các nghiệm thức thí nghiệm .37
Trang 9DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Hệ sinh dục của gà mái 3
Hình 2.2: Cấu tạo của trứng gà 5
Hình 2.3: Gà mái Hisex- Brown 6
Hình 3.1: Gà mái đẻ Hisex- Brown nuôi thí nghiệm 21
Hình 3.2: Tổng quan chuồng nuôi gà thí nghiệm 22
Hình 3.3: Hệ thống làm mát 22
Hình 3.4: Hệ thống quạt hút 22
Hình 3.5: Hệ thống máng ăn 23
Hình 3.6: Hệ thống nước uống 23
Hình 4.1: Biểu đồ so sánh tỷ lệ đẻ của nghiệm thức giữa các tuần 30
Hình 4.2: Biểu đồ ảnh hưởng bổ sung mỡ cá lên tiêu tốn thức ăn và tỷ lệ đẻ 31 Hình 4.3: Biểu đồ so sánh lượng CP và ME ăn vào giữa các nghiệm thức 32
Hình 4.4: Biểu đồ so sánh khối lượng trứng trung bình qua các tuần 34 Hình 4.5: Biểu đồ ảnh hưởng bổ sung mỡ cá lên tỷ lệ thành phần của trứng 35
Trang 10TÓM LƯỢC
Thí nghiệm “Ảnh hưởng của mỡ cá Tra trong khẩu phần lên năng suất và chất lượng trứng gà đẻ Hisex – Brown giai đoạn 25 – 32 tuần tuổi” được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức và 10 lần lặp lại:
Nghiệm thức 1 (MC0): Khẩu phần cơ sở (KPCS)
Nghiệm thức 2 (MC4): Khẩu phần cơ sở + 4% mỡ cá Tra
Nghiệm thức 3 (MC8): Khẩu phần cơ sở + 8% mỡ cá Tra
Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm: Tỷ lệ đẻ, tiêu tốn thức ăn, khối lượng trứng, các chỉ tiêu về chất lượng trứng và hiệu quả kinh tế
Về tỷ lệ đẻ có khuynh hướng giảm khi bổ sung mỡ cá Tra so với đối chứng (P=0,024), cụ thể tỷ lệ đẻ lần lượt là MC0 (92,50%), MC4 (84,24%) và MC8 (85,31%)
Về tiêu tốn thức ăn/gà/ngày thì giảm khi bổ sung mỡ cá Tra trong khẩu phần, sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê (P=0,001) Nghiệm thức MC0 (100,9 g/con/ngày) là cao nhất, kế đến MC8 (93,55 g/con/ngày) và thấp nhất MC4 (92,67 g/con/ngày)
Về các chỉ tiêu khối lượng trứng, chỉ số hình dáng, chỉ số lòng trắng, chỉ
số lòng đỏ, màu lòng đỏ, đơn vị Haugh đều không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P>0,05) Riêng độ dày vỏ thì trứng gà ở nghiệm thức MC8 (0,46mm) nhỏ hơn trứng ở 2 nghiệm thức còn lại MC0 (0,49 mm) và MC4 (0,5 mm), sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê (P=0,004)
Về hiệu quả kinh tế: Lợi nhuận thu được từ gà ở nghiệm thức MC8 (522.549 đồng) là thấp nhất, kế đến là MC4 (572.850 đồng) và cao nhất là nghiệm thức MC0 (893.043 đồng)
Trang 11CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong nền kinh tế Nông Nghiệp của nước ta hiện nay, chăn nuôi đóng vai trò rất quan trọng Trong đó, chăn nuôi gia cầm đang chiếm giữ vị trí thứ 2 sau chăn nuôi heo Đặc biệt, chăn nuôi gà theo hướng công nghiệp với quy mô lớn, góp phần cung cấp một nguồn thực phẩm rất lớn cho con người như sản phẩm thịt và trứng Trứng là một loại sản phẩm cung cấp nhiều về mặt giá trị dinh dưỡng Theo Bùi Xuân Mến (2008), ngoài thịt thì trứng là một trong những thực phẩm hoàn hảo nhất được biết vì chứng minh được sự cân bằng tuyệt vời các thành phần protein, mỡ, carbohydrat, khoáng và vitamin Vì thế, chăn nuôi gà đẻ hiện nay đang rất được quan tâm phát triển rất mạnh
Theo Dương Thanh Liêm (2003), chất béo là một trong những dưỡng chất quan trọng trong nhu cầu dinh dưỡng của gà đẻ trứng Chất béo là một nguồn cung cấp năng lượng rất cao và có ảnh hưởng đến năng suất cũng như chất lượng của trứng Ngoài cung cấp năng lượng, chất béo còn là dung môi hòa tan các vitamin A, D, E giúp cơ thể dễ hấp thu và sử dụng Chất béo dễ bị oxy hóa trong điều kiện bảo quản thông thường, nhất là khi tiếp xúc với ánh nắng, nhiệt độ và độ ẩm cao của môi trường Thức ăn của gia cầm thường không bổ sung vượt quá 8% chất béo (Bùi Xuân Mến, 2008) Theo Lưu Hữu
Mãnh và ctv (1999), chất béo cung cấp các acid béo thiết yếu là acid linoleic,
acid linolenic và acid arachidonic Ba acid béo này được xem là cần thiết cho
gà, giống như các acid béo chưa no khác, chúng là thành phần của của màng tế bào và có vai trò như lipid vận chuyển và là thành phần của enzyme lipoprotein
Mỡ cá là loại nguyên liêu tương đối dễ tìm trong điều kiện chăn nuôi cá Tra phát triển mạnh ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long Mỡ cá giàu acid béo chưa no, nguồn cung cấp nhiều acid béo quan trọng cần thiết cho gà đẻ như acid linoleic, acid linolenic, acid arachidonic và đặc biệt là acid oleic (Alphonse, 2010) Từ những lợi ích trên tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Ảnh hưởng của mỡ cá Tra trong khẩu phần lên năng suất và chất lượng trứng gà Hisex-Brown giai đoạn 25 – 32 tuần tuổi” với mục tiêu: Đánh giá
ảnh hưởng của việc bổ sung các mức độ mỡ cá Tra lên năng suất, chất lượng trứng và hiệu quả mang lại trên gà đẻ trứng công nghiệp giống Hisex – Brown
Trang 12CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Đặc điểm sinh học của gà
Gà là loài gia cầm thuộc lớp chim với các đặc điểm: Có lông vũ, bộ máy tiêu hóa không có răng, ở dưới da không có tuyến mồ hôi (Lê Hồng Mận, 1999)
2.1.1 Đặc điểm hoạt động sinh lý
Gà chịu nóng kém, có thân nhiệt cao hơn động vật có vú 0,5 – 1oC Tuy không có răng nhưng gà có dạ dày cơ (mề) rất khỏe để nghiền bóp các loại thức ăn thông thường, ngoài ra hệ thống men tiêu hóa lại phức tạp nên vận tốc tiêu hóa của gà rất lớn, điều này thể hiện gà ăn rất khỏe Từ những đặc điểm trên, gà có một tiềm năng sinh vật rất lớn (đẻ nhiều, nhanh lớn,…) (Lê Hồng Mận và Hoàng Đình Cương, 1999)
Theo Bùi Xuân Mến (2008), quá trình tiêu hóa ở dạ dày của gà được trong hai cơ quan phân biệt và tách riêng, dạ dày tuyến và mề Dạ dày tuyến là
cơ quan nhỏ, thức ăn tiêu hóa thoát qua vùng này nhanh chóng Chức năng chủ yếu của dạ dày tuyến là tiết dịch dạ dày Dịch tiết ở dạ dày tuyến giống như dịch tiết dạ dày của loài thú độc vị, chứa cả hai enzyme pepsin và acid hydrochloric Rất ít có sự đảo trộn thức ăn ở trong dạ dày tuyến
Chức năng của mề là hoạt động cơ học trộn và nghiền thức ăn Vì gà không có răng và nuốt nguyên thức ăn nên mề được xem là một cơ quan chủ yếu nghiền thức ăn Đôi khi mề còn được gọi là “răng mề” hoặc “răng gà mái” Trong mề, thức ăn được trộn với dịch tiêu hóa tiết từ dạ dày tuyến trong quá trình nghiền Các hạt sỏi là những mảnh đá nhỏ, được gia cầm ăn vào cùng với thức ăn để làm tăng khả năng tiêu hóa những thức ăn nguyên hạt hoặc hạt sơ chế và những thức ăn có vỏ cứng khác Hạt sỏi có vai trò kích thích sự vận động trong mề cũng như cung cấp thêm diện tích bề mặt trong khi nghiền thức ăn Khi cho gia cầm ăn thức ăn hỗn hợp ở dạng bột thì vai trò của hạt sỏi trong mề là không đáng kể
2.1.2 Đặc điểm hoạt động sinh sản
Gà mái đang đẻ trứng chỉ có một buồng trứng trái hoạt động, nằm trong xoang bụng, gần dưới xương sống lưng Lúc mới nở, buồng trứng trái của gà mái con có khoảng 3600 – 4000 tế bào trứng rất nhỏ và sau đó lòng đỏ sẽ phát triển và có độ lớn đầy đủ khi gà mái ở tuổi trưởng thành (Bùi Xuân Mến, 2008)
Mỗi lòng đỏ được bao bọc bởi một túi có màng rất mỏng gọi là nang (follicle) gắn vào cuống buồng trứng Túi này chứa hệ thống dày các mạch máu để cung cấp chất dinh dưỡng cho lòng đỏ Khi một gà hậu bị đạt đến tuổi
Trang 13phóng khỏi túi lòng đỏ theo một đường trên thành túi gọi là vết rách (stigma) Ngay sau khi phóng thích, trứng rớt và chìm xuống phễu (funnel) của ống dẫn trứng (Bùi Xuân Mến, 2008)
Ống dẫn trứng là một khúc ngoằn ngoèo dài khoảng 50 – 75 cm, chiếm phần lớn bên trái xoang bụng (Hình 2.1) Nó chia ra làm 5 đoạn xác định khá
rõ ràng, mỗi đoạn đóng một vai trò chuyên biệt để hình thành hoàn chỉnh một quả trứng Một gà mái bình thường cần trên 24 giờ để hình thành một quả trứng Ở gà trong vòng 10 – 30 phút sau khi đẻ trứng, một trứng chín khác được tiếp tục phóng thích từ buồng trứng để chuẩn bị cho ngày đẻ kế tiếp Chức năng trong mỗi đoạn của ống dẫn trứng được chỉ rõ trong Bảng 2.1 (Bùi Xuân Mến, 2008)
Hình 2.1: Hệ sinh dục của gà mái
(Nguồn: www.gatre.com.vn )
Trang 14Bảng 2.1: Chức năng của ống dẫn trứng ở gà mái
Đoạn Thời gian trứng lưu lại Chức năng
Phễu (funnel) 15 phút Nhận trứng rụng, tinh trùng và
Hình thành màng vỏ
(isthmus) 1 giờ 15 phút
Màng vỏ trong và ngoài, thêm nước và muối khoáng Bảo vệ chất liệu trong trứng, cách ly bẩn từ bên ngoài
Tử cung (uterus) 21 giờ
Thêm nước và khoáng làm căng phồng trứng, tăng lòng trắng loãng ngoài Tiết canxi và sắc tố
Âm đạo (vagina) Trứng rụng đến khi đẻ
trên 24 giờ
Trứng chuyển qua vùng này ngay trước khi đẻ, chức năng chưa được biết rõ ràng
(Nguồn: Bùi Xuân Mến, 2008)
2.1.3 Cấu tạo của trứng gà
Vỏ trứng đóng vai trò lớp bảo vệ, thành phần cấu tạo chủ yếu là lớp carbonate canxi, có từ 60000 – 80000 lỗ rất nhỏ cho phép trao đổi của các thành phần bay hơi Buồng khí định vị phía đầu lớn của trứng, hình thành khi trứng đẻ ra môi trường có nhiệt độ thấp hơn, làm co lại và đẩy màng trong và màng ngoài trứng về mỗi bên Dây chằng giống những sợi dây nhỏ giữ cho vị trí lòng đỏ ở trung tâm của trứng Lòng đỏ trong trứng được bao quanh bằng màng noãn hoàng Dĩa phôi thông thường nằm trên bề mặt của lòng đỏ Sự hình thành phôi bắt đầu chỉ khi nào trứng được thụ tinh Cấu tạo của trứng được thể hiện trong Hình 2.2 (Bùi Xuân Mến, 2008)
Trang 15Hình 2.2: Cấu tạo của trứng gà
(Nguồn: gatre.com.vn)
2.2 Sơ lược về các giống gà chuyên trứng
2.2.1 Giống gà Hisex – Brown
Hisex – Brown là giống gà chuyên trứng có nguồn gốc từ Hà Lan, được nhập vào nước ta từ Thái Lan và được nuôi nhiều ở các tỉnh phía Nam Gà có màu lông nâu và trắng, có thể phân biệt trống mái qua màu sắc lông lúc 1 ngày tuổi Sản lượng trứng đạt 290 – 300 quả trong 76 tuần tuổi, có khối lượng trứng 50 – 60 g Trứng màu nâu Tiêu tốn thức ăn cho 10 trứng là 1,5 – 1,7 kg (Bùi Đức Lũng, 1999)
Theo Nguyễn Thị Mai và ctv (2009), thì đây là giống gà chuyên trứng
màu nâu có nguồn gốc từ hãng Euribreed – Hà Lan (Hình 2.3) Gà giống bố
mẹ có khối lượng cơ thể đến 17 tuần là 1400 g, tỷ lệ nuôi sống 97% Lượng thức ăn tiêu thụ từ 18 – 20 tuần là 5,5 kg/con Tuổi đạt tỷ lệ đẻ 50% ở 152 ngày Sản lượng trứng đến 78 tuần tuổi là 315 quả/mái, khối lượng trứng 63 g Lượng thức ăn tiêu thụ từ 140 ngày tuổi là 116 g/con/ngày Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg trứng là 2,36 kg và cho 10 quả trứng là 1,49 kg Khối lượng cơ thể vào cuối thời kỳ đẻ là 2150 g/mái Gà mái đẻ thương phẩm đạt tỷ lệ đẻ 5% ở
20 tuần tuổi, đỉnh cao tỷ lệ đẻ khoảng 92% Thời gian đạt tỷ lệ đẻ trên 90% khoảng 10 tuần Khối lượng trứng trong tuần đẻ đầu là 46 g và tăng dần cho đến khi kết thúc là 67 g Tỷ lệ chết trong thời kỳ đẻ trứng là 5,8% Lượng thức
ăn tiêu thụ đến hết 78 tuần tuổi là 47 kg/con
Trang 16
Hình 2.3: Gà Hisex Brown
(Nguồn: www.safnepal.com )
2.2.1.1 Nhu cầu dinh dưỡng
Gà đẻ Hisex – Brown cần lượng nhu cầu dinh dưỡng cần thiết được trình bày cụ thể qua Bảng 2.2
Bảng 2.2: Nhu cầu dinh dưỡng gà đẻ Hisex – Brown
Giai đoạn (tuần tuổi) Thành phần
dinh dưỡng
Đơn
vị 0 – 3 3 – 9 9 – 17 17 – 19 19 – 45 45 – 70 70 – Kết thúc Protein % 20,0 20,0 15,5 16,5 16,7 16,2 15,3 Năng lượng Kcal 2975 2975 2750 2750 2775 2750 2725
Xơ (max) % 3,5 3,5 6,0 6,0 5,0 5,5 5,5 Béo (max) % 6,5 6,5 6,0 6,0 8,0 8,5 8,5 Acid linoleic % 1,50 1,50 1,25 1,25 2,20 1,60 1,25 Methionine % 0,54 0,54 0,34 0,38 0,41 0,39 0,36 Methionine
+ Cysteine % 0,92 0,92 0,61 0,68 0,75 0,69 0,63 Lysine % 1,20 1,20 0,75 0,80 0,80 0,75 0,70 Tryptophan % 0,23 0,23 0,14 0,15 0,17 0,16 0,15 Threonine % 0,78 0,78 0,49 0,52 0,56 0,53 0,50 Calcium % 1,0 1,0 0,9 2,2 3,7 4,0 4,2 Phosphor
hữu dụng % 0,50 0,50 0,45 0,42 0,42 0,40 0,38 Sodium % 0,16 0,16 0,15 0,15 0,15 0,15 0,15 Chloride % 0,22 0,22 0,22 0,22 0,22 0,20 0,18 – 0,2
(Nguồn: Công ty TNHH Emivest Việt Nam, 2010)
Trang 172.2.1.2 Tỷ lệ đẻ và trọng lượng trứng chuẩn
Gà đẻ Hisex – Brown có tỷ lệ đẻ và khối lượng trứng chuẩn được trình bày cụ thể qua Bảng 2.3
Bảng 2.3: Tỷ lệ đẻ và khối lượng trứng chuẩn của gà đẻ Hisex – Brown
Trang 18Bảng 2.3: Tỷ lệ đẻ và khối lượng trứng chuẩn của gà đẻ Hisex – Brown (tt)
Tuần tuổi Tỷ lệ đẻ, % Khối lượng trứng, g
(Nguồn: Công ty TNHH Emivest Việt Nam, 2010)
2.2.2 Giống gà Lohmann Brown
Lohmann Brown là giống gà đẻ trứng nâu được nhập nội từ Đức vào Việt Nam Gà mái thương phẩm mới nở lông màu nâu chọn nuôi, trống màu trắng loại Gà bố mẹ trưởng thành có khối lượng trống 3 – 3,3 kg, mái 2 – 2,2
kg Sản lượng trứng cao 290 – 300 quả/mái/năm, trứng to 63,5 – 65 g, tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng từ 1500 – 1600 g Gà nhập vào Việt Nam thích nghi tốt, nuôi phổ biến ở nhiều vùng, cho năng suất cao (Lê Hồng Mận, 2003)
2.2.3 Giống gà Brown Nick
Gà có nguồn gốc từ hãng N&N International của Hoa Kỳ, nhập vào nước
ta từ năm 1993 Gà con phân biệt trống mái lúc mới nở, tỷ lệ nuôi sống đến 18 tuần tuổi đạt 96 – 98% Thể trọng lúc 18 tuần tuổi đạt 1,54 kg Thời gian khai thác trứng từ 19 – 76 tuần, đạt tỷ lệ sống 91 – 94% Tuổi đẻ đạt 50% ở tuần tuổi 21 – 23 , sản lượng trứng đến 76 tuần tuổi trên số gà đầu kỳ đẻ 305 – 325 trứng Trứng nặng 62,5 – 63,5 g/quả, vỏ màu nâu sẫm, hệ số chuyển hóa 2,2 – 2,3 kg thức ăn/kg trứng (Bùi Xuân Mến, 2008)
2.2.4 Giống gà Goldline – 54
Gà chuyên trứng Hà Lan, ở cấp bố mẹ có lông màu trắng dòng mái, lông màu nâu dòng trống Gà thương phẩm chọn mái lông màu nâu để nuôi, trống lông trắng loại Sản lượng trứng cao 260 – 280 quả/mái/năm, trứng có khối lượng 56 – 60 g, vỏ nâu, giai đoạn đẻ cao 85 – 90% từ tuần 32 – 45 hơn các giống gà khác Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng từ 1500 – 1600 g Gà nhập vào Việt Nam thích nghi tốt, nuôi ở nhiều vùng (Lê Hồng Mận, 2003)
2.2.5 Giống gà Hyline
Gà chuyên trứng cao sản ở Mỹ Gà thương phẩm mới nở chọn mái lông màu nâu để nuôi, trống lông trắng loại Gà mình gọn, mào đơn, sản lượng trứng 270 – 300 quả/mái/năm, trứng to 56 – 60 g, vỏ nâu, tiêu tốn thức ăn cho
Trang 1910 quả trứng từ 1500 – 1600 g Gà nhập vào Việt Nam thích nghi tốt, nhất là vùng miền Trung rất được ưa chuộng (Lê Hồng Mận, 2003)
2.2.6 Giống gà Leghorn
Gà có nguồn gốc từ Italia Gà được chọn lọc và tạo ra nhiều dòng khác nhau, nhưng dòng gà màu lông trắng, đẻ trứng trắng thì có sức sản xuất cao và cho trứng lớn Gà đẻ thương phẩm dễ nuôi và đạt hiệu quả kinh tế cao, 10 quả trứng tiêu tốn 1,5 – 1,7 kg thức ăn (15 – 16% CP, 2700 – 2800 kcal/kg) Thể trọng gà khi loại thải khoảng 1,6 kg Tuy nhiên, gà đẻ trứng trắng nên không hợp thị hiếu người tiêu dùng ở một số thị trường, có giá bán luôn thấp hơn trứng màu nâu Hiện nay nước ta không còn sản xuất giống gà này (Bùi Xuân Mến, 2008)
2.2.7 Giống gà Isa Brown
Gà Isa Brown là sản phẩm tổ hợp lai các dòng gà đẻ trứng nâu của Viện chọn lọc giống gia súc Pháp (ISA) Gà con được phân biệt giới tính sau khi
nở, lông con mái có màu nâu Theo công bố của Viện ISA, gà đạt các chỉ tiêu
kỹ thuật về tỷ lệ sống đến tuần thứ 20 là 98%, từ 20 – 80 tuần tuổi đạt 92,5%
Gà bắt đầu đẻ lúc 20 tuần tuổi đạt 1,7 kg thể trọng Tỷ lệ đẻ 50% lúc 23 tuần Năng suất trứng bình quân 290 trứng/năm Trứng nặng 60 – 65 g/quả (Bùi Xuân Mến, 2008)
2.3 Nhu cầu dinh dưỡng của gà đẻ
Theo Võ Bá Thọ (1995), gà đẻ có nhu cầu dinh dưỡng rất quan trọng, đặc biệt là trong giai đoạn sản xuất Gà được nuôi theo phương pháp công nghiệp, do đó về mặt dinh dưỡng phụ thuộc hoàn toàn vào tác động người nuôi, cho gà ăn đủ lượng và chất để không bị mập mỡ Gà mái đẻ ăn đủ thức
ăn để duy trì sự sống và sản xuất ra sản phẩm, nếu cho gà ăn thiếu chất không đáp ứng nhu cầu cơ thể gà sẽ đẻ giảm, giảm khối lượng trứng, ảnh hưởng đến
độ bền và năng suất chung của toàn đàn Nhưng nếu gà ăn vượt quá tiêu chuẩn
về lượng và chất sẽ gây mập mỡ, lãng phí thức ăn, biếng đẻ Cụ thể trong giai đoạn sản xuất được chia ra 2 thời kì:
Thời kỳ đầu được tính từ lúc gà sắp đẻ đến lúc gà đạt tỷ lệ cao nhất và khối lượng trứng đạt mức cực đại, thời điểm này thường vào khoảng 35 – 48 tuần tuổi tùy giống gà Trong thời kỳ đầu giai đoạn đẻ gà được cho ăn tự do để
đẻ rộ, nhanh đạt tỷ lệ đẻ và khối lượng trứng.Thời kỳ sau được tính từ lúc gà
đẻ đạt đỉnh cao đến kết thúc Hầu hết, gà đẻ các giống trong thời kỳ này đều
ăn theo khẩu phần định mức Khi đạt được đỉnh cao của tỷ lệ đẻ, gà tiếp tục đẻ tốt và kéo dài một vài tuần Lúc này định mức khẩu phần gần như tối đa Về sau, gà có xu hướng giảm tỉ lệ đẻ dần theo quy luật, cần kịp thời điều chỉnh khẩu phần một cách tương xứng cho đến khi kết thúc thời kỳ khai thác Không
Trang 20giảm lượng thức ăn quá nhanh và đột ngột vì có thể làm cho gà giảm tỷ lệ đẻ dưới mức chuẩn và khối lượng trứng bị nhỏ lại Ngược lại giảm mức thức ăn không kịp thời gà sẽ mập nhanh, gây lãng phí, giảm đẻ nhanh, phải kết thúc khai thác trước hạn định Hai trường hợp trên đều kém hiệu quả kinh tế
2.3.1 Nhu cầu năng lượng
2.3.1.1 Nhu cầu duy trì
Theo Bùi Xuân Mến (2008), gia cầm nuôi cho mục đích sản xuất, trước hết phải nuôi dưỡng để duy trì sự sống, mặc dù chúng có sản xuất hay không Một lượng đáng kể thức ăn tiêu tốn cho gia cầm là sử dụng cho duy trì sự sống Nhu cầu năng lượng để duy trì của gia cầm bao gồm sự trao đổi cơ bản
và hoạt động bình thường Trao đổi cơ bản là sự tiêu phí năng lượng tối thiểu hoặc sự sinh nhiệt trong những điều kiện khi ảnh hưởng của thức ăn, nhiệt độ môi trường và hoạt động chủ động bị loại ra Sự sinh nhiệt cơ bản thay đổi theo độ lớn của vật nuôi, nhìn chung thì độ lớn vật nuôi tăng thì sự sinh nhiệt
cơ bản trên một đơn vị thể trọng giảm Sự sinh nhiệt cơ bản của gà con mới nở vào khoảng 5,5 calo/g thể trọng trong một giờ, nhưng trái lại đối với gà mái trưởng thành thì chỉ cần phân nửa số năng lượng này
Năng lượng yêu cầu cho hoạt động có thể thay đổi đáng kể, thường được ước tính bằng khoảng 50% của sự trao đổi cơ bản Điều này có thể bị ảnh hưởng bởi những điều kiện chuồng trại cũng như giống gia cầm được nuôi Sử dụng chuồng lồng làm giới hạn các hoạt động sẽ dẫn đến sự tiêu phí năng lượng thấp hơn, cỡ khoảng 30% của trao đổi cơ bản so với nuôi nền
Mặc dù thực tế những động vật lớn hơn yêu cầu năng lượng duy trì thấp hơn trên một đơn vị thể trọng, nhưng tổng năng lượng cần cho những động vật lớn hơn lại cao hơn nhiều so với vật nhỏ hơn Từ quan điểm thực tiễn cho thấy, một gà mái sản xuất trứng có độ lớn cơ thể nhỏ nhất, đẻ trứng lớn và sức sống cao sẽ có khả năng chuyển đổi thức ăn thành sản phẩm đạt hiệu quả nhất,
vì tiêu phí năng lượng duy trì thấp
Hầu hết gà đang đẻ trứng và gà thịt đang sinh trưởng đều được cho ăn tự
do theo yêu cầu sản xuất Lượng thức ăn gia cầm tiêu thụ có liên quan trước hết đến nhu cầu năng lượng của gia cầm trong thời kỳ này Khi các chất dinh dưỡng khác có đủ lượng trong thức ăn thì khả năng tiêu thụ thức ăn được xác định trước tiên dựa trên mức năng lượng của khẩu phần Mức tiêu thụ năng lượng của gia cầm hàng ngày có thể đo bằng kilocalo năng lượng trao đổi thì chắc chắn sẽ ổn định hơn là tổng lượng thức ăn tiêu thụ, nếu trong khẩu phần
có chứa các mức năng lượng khác nhau
Trang 212.3.1.2 Nhu cầu sản xuất trứng
Theo Bùi Xuân Mến (2008), năng lượng thuần cần cho một mái đang có
tỷ lệ đẻ cao gồm năng lượng tiêu phí cho duy trì và năng lượng dự trữ trong trứng Nếu tốc độ trao đổi cơ bản được ước lượng là 68 kcal/kg thể trọng trao đổi (lũy thừa 0,75 của thể trọng sống), hoạt động duy trì coi như bằng 50% của trao đổi cơ bản và một trứng lớn chứa 90 kcal Một gà mái nặng 1,8 kg, trong môi trường thích hợp đẻ một trứng một ngày sẽ cần khoảng 250 kcal năng lượng trong một ngày Hiệu quả sử dụng năng lượng trao đổi cho mục đích sản xuất này là 75%, do đó năng lượng trao đổi cần ăn vào khoảng 330 kcal ME Như vậy, lượng thức ăn cần thiết để đáp ứng một ngày cho gà đẻ là
110 g, chứa 2974 kcal ME/kg Những giả định này sẽ tạo cơ sở cho ước lượng tiêu thụ thức ăn của gia cầm
Gà mái có khả năng thay đổi mức tiêu thụ thức ăn theo mức năng lượng trong khẩu phần Tuy nhiên mức năng lượng tối thiểu trong khẩu phần của gà đang đẻ không thể dưới mức 2640 kcal ME/kg Khi gà mái phải chịu đựng trong môi trường lạnh thì mức năng lượng không thể thấp hơn 2750 kcal ME/kg Thường thì mức năng lượng thực trong khẩu phần sẽ tùy thuộc nhiều vào mức độ của giá thức ăn trong thực tế sản xuất
Theo Dương Thanh Liêm (2003), đặc trưng của gia cầm là không có vùng nhiệt độ trung hòa rõ rệt Khi nhiệt độ môi trường tăng lên hay giảm xuống thấp thì sẽ ăn thức ăn ít hay nhiều lên
Trong thực tế khi được cho ăn tự do, gà tự cân đối năng lượng ME ăn vào với nhu cầu của chúng Thường hàm lượng ME trong thức ăn gà đẻ từ 10 – 12 MJ/kg (11,5 – 13,5 MJ/kg chất khô) Nếu tăng hay giảm 1% hàm lượng năng lượng trong thức ăn (lớn hơn 12 MJ hay dưới 10 MJ) gây nên sự tăng hay giảm tương ứng lượng ăn khoảng 0,5% Nếu gà ăn khẩu phần chứa ít hơn
10 MJ/kg thức ăn có thể làm tăng tích lũy mỡ, làm mau hư gà mái nhưng không làm tăng số lượng trứng đẻ (mặc dù khối lượng trứng có thể tăng)
2.3.2 Nhu cầu protein
2.3.2.1 Nhu cầu duy trì
Theo Bùi Xuân Mến (2008), protein cần thiết cho duy trì tương đối thấp,
vì thế yêu cầu protein trước hết tùy thuộc vào lượng cần thiết cho mục đích sản xuất Để đáp ứng nhu cầu protein thì các acid amin thiết yếu phải được cung cấp đủ lượng và tổng hợp nitơ trong khẩu phần phải đủ cao và ở dạng thích hợp để cho phép tổng hợp các acid amin không thiết yếu
Một khi lượng protein tối thiểu được yêu cầu cung cấp cho sinh trưởng hoặc sản xuất trứng tối đa thì protein cần cộng thêm do bị oxy hóa thành năng
Trang 22lượng có thể đánh giá được Thực tế sản xuất, protein luôn là thành phần thức
ăn đắt nhất của một khẩu phần, sẽ không kinh tế nếu nuôi động vật quá mức protein Vì lý do này mà mức protein trong khẩu phần cho vật nuôi luôn phải giữ gần với mức nhu cầu tối thiểu hơn là các chất dinh dưỡng khác
2.3.2.2 Nhu cầu sinh trưởng
Theo Bùi Xuân Mến (2008), nhu cầu protein và acid amin của gia cầm non đang sinh trưởng là đặc biệt quan trọng Phần lớn vật chất khô tăng lên với sự sinh trưởng là protein Sự thiếu hụt của protein tổng số hoặc là một acid amin thiết yếu nào đó sẽ đều làm giảm tốc độ tăng trưởng Sự tổng hợp protein yêu cầu tất cả các acid amin cần thiết làm thành protein cần phải có mặt trong
cơ thể gần như cùng một lúc Khi thiếu một acid amin thiết yếu thì không có
sự tổng hợp protein Những protein không hoàn chỉnh sẽ không bao giờ được tạo thành Các acid amin không được sử dụng cho tổng hợp protein sẽ chuyển đổi thành carbohydrate hoặc mỡ, đồng thời nó có thể dễ dàng bị oxy hóa cho nhu cầu năng lượng trực tiếp hay được dự trữ dưới dạng mô mỡ Thân thịt của những vật nuôi cho ăn khẩu phần thiếu protein hoặc các acid amin thường chứa nhiều mỡ hơn những vật được ăn khẩu phần đủ và cân đối protein
Điều cân nhắc quan trọng nhất trong việc biểu diễn nhu cầu các acid amin là lượng thức ăn tiêu thụ Một lượng ổn định protein tổng số và acid amin thiết yếu trong thức ăn được yêu cầu để giúp tốc độ tăng trưởng mô cơ thể có thành phần không thay đổi Tuy nhiên, khi nhu cầu protein được biểu thị theo phần trăm trong khẩu phần thì mức protein ăn vào thực sự sẽ tùy thuộc vào sự tiêu hóa thức ăn Mức năng lượng trong khẩu phần có thể là sự xem xét quan trọng nhất trong việc đánh giá lượng thức ăn ăn vào Vì lý do này mà các nhu cầu được biểu diễn như phần trăm của khẩu phần luôn có sự liên quan tới mức năng lượng của khẩu phần đó
2.3.2.3 Nhu cầu đẻ trứng
Theo Bùi Xuân Mến (2008), một gà mái phải sản sinh ra khoảng 6,7 g protein cho mỗi quả trứng đẻ được Lượng protein này tương đương với lượng protein tích lũy hàng ngày của một gà thịt đang sinh trưởng có mức tăng trọng
37 g/ngày Mặc dù, gà mái không đẻ thường xuyên hàng ngày nhưng protein cho duy trì cũng phải được xem xét và nhu cầu protein hàng ngày cho những mái đang đẻ cao cũng đầy đủ như cho gà thịt đang sinh trưởng nhanh
Trong thời kỳ đầu của sản xuất trứng, gà mái đang còn tăng trọng nên chúng cần tích lũy protein cho cơ thể và cho sản xuất trứng Sau đó nhu cầu protein của tăng trọng giảm xuống nhưng độ lớn của trứng lại tăng lên Để có thể tạo ra được những trứng lớn và đạt tỷ lệ đẻ tối đa, một gà mái một ngày cần phải tiêu thụ 17 g protein (cân đối các acid amin)
Trang 23Trong bất cứ nghiên cứu nào về nhu cầu protein của gà mái đang đẻ phải đương nhiên thừa nhận một sự cân đối hợp lý các acid amin trong protein của khẩu phần Thiếu hụt một acid amin thiết yếu sẽ làm sụt giảm khả năng sản xuất trứng, giảm độ lớn của trứng và giảm mức protein tổng số Việc xác định nhu cầu các acid amin riêng rẽ cho gà mái đẻ có khó khăn hơn là cho gà thịt
Vì thể những ước lượng nhu cầu acid amin cho gà mái đẻ chủ yếu dựa vào thành phần các acid amin của protein trong trứng Tỷ lệ của các acid amin thiết yếu trong protein của khẩu phần phải đi gần với tỷ lệ các acid amin được tạo thành trong trứng
2.3.3 Nhu cầu vitamin và muối khoáng
Theo Bùi Xuân Mến (2008), hầu hết nhu cầu của gia cầm về vitamin và muối khoáng đã được biết chính xác, đặc biệt đối với các vitamin và khoáng chất biết chắc chắn là bị thiếu trong các khẩu phần sản xuất Ngoại trừ một số
ít các vitamin hoặc khoáng chất không biết chắc chắn là thiếu dưới những điều kiện sản xuất, các mức trong khẩu phần được khuyến cáo là sẽ cung cấp lượng
đủ để cho phép gia cầm sản xuất hiệu quả
Không như protein, các yếu tố vitamin và khoáng vi lượng luôn được cung cấp vượt quá mức nhu cầu tối thiểu trong khẩu phần Vì vậy, nhu cầu vitamin và khoáng vi lượng thường không được chỉ dẫn theo tỉ lệ thức ăn tiêu thụ hoặc mức năng lượng có trong thức ăn, từ đó số lượng đủ nằm trên mức nhu cầu tối thiểu luôn được tính trong các khẩu phần gia cầm
Chất dinh dưỡng cần thiết chủ yếu trong khẩu phần của gia cầm mái đang đẻ là canxi Cho mỗi trứng lớn gà mái đẻ ra cần 2 g canxi để thành lập vỏ trứng Một gà mái đẻ 250 trứng một năm cần tích 500 g canxi, chủ yếu ở dạng carbonate canxi (tương đương với 1300 g) Canxi không được sử dụng hiệu quả bởi gà mái đẻ, có thể chỉ khoảng 50 – 60% lượng canxi ăn vào được giữ lại và chuyển vào trứng Như vậy, để đảm bảo sản xuất ra vỏ trứng theo yêu cầu thì gà mái cần tiêu thụ 2600 g carbonate canxi trong một năm đẻ Đây là lượng khoáng vượt quá cả thể trọng của gà mái Qua sự đánh giá này cho thấy tầm quan trọng của sự trao đổi canxi phải diễn ra liên tục trong một gà mái đang đẻ và quá trình trao đổi này cũng lớn hơn ở bất kỳ loài vật nào khác Nhu cầu canxi đối với gia cầm mái đang đẻ khó xác định được chính xác, bởi vì duy trì ở một tỷ lệ đẻ cao thì mức canxi trong thức ăn lại thấp hơn yêu cầu để tạo ra một vỏ trứng vừa ý Thị trường hiện đại và những điều kiện quản
lý trứng yêu cầu vỏ trứng bền, không bị nứt bể dễ dàng trong buôn bán Khi gà mái đi vào kỳ cuối của năm đẻ thường cho những trứng có vỏ mỏng và chất lượng kém hơn trong thời kỳ đẻ đầu Thời tiết nóng cũng làm cho gà đẻ trứng
có vỏ mỏng hơn Chất lượng vỏ trứng cũng có thể bị ảnh hưởng bởi bệnh
Trang 24đường hô hấp, vì có thể bệnh này đã làm ảnh hưởng tới ống dẫn trứng nên gà
đẻ ra trứng có vỏ không bình thường
Sự tiêu thụ thức ăn cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định nhu cầu canxi khi được tính toán như phần trăm trong khẩu phần (giống như nhu cầu của protein) Đối với những gà mái trong thời kỳ đẻ đầu, muốn cho gà sử dụng tốt canxi thức ăn để tạo ra vỏ trứng vừa ý thì mức canxi trong khẩu phần chỉ ở dưới mức 3%
2.4 Sơ lược về mỡ cá Tra
Theo Huỳnh Văn Cần (2008), các acid béo trong mỡ cá phần lớn là acid béo chưa no, chiếm tỷ lệ cao nhất là acid oleic chiếm 35,4% Trước đây, các acid béo không no riêng biệt là tiền chất DHA (docosahexaenoic acid) là acid alpha linolenic hay acid omega 3, được biết có nhiều trong mỡ cá ở vùng biển sâu hoặc đi theo con đường tổng hợp Ngày nay, các nhà khoa học đã xác định được thành phần mỡ cá Việt Nam không những có đủ thành phần acid béo không no mà còn có thành phần tiền chất DHA Các acid béo trong mỡ cá được trình bày trong Bảng 2.4
Bảng 2.4: Thành phần các acid béo trong mỡ cá tra
Trong mỡ cá sau tinh
luyện STT Thành phần acid béo Ký
Trang 252.5 Các chỉ tiêu về năng suất và chất lượng trứng
2.5.1 Sản lượng trứng
Theo Nguyễn Đức Hưng (2006), sản lượng trứng là số trứng đẻ ra từ một gia cầm mái trong một khoảng thời gian nhất định thường là một năm đẻ trứng (sản lượng trứng/năm/mái) Sản lượng trứng được xác định theo cá thể (các cơ
sở giống bắt buộc phải theo dõi cá thể) hoặc theo nhóm Sản lượng trứng cá thể phải theo dõi thông qua đánh số gia cầm và sử dụng ổ đẻ tự động (ổ sập) Sản lượng trứng theo nhóm, chính là sản lượng trứng trung bình bằng tổng số trứng thu được trong thời gian nhất định chia cho số lượng gia cầm mái bình quân trong thời gian đó Hiện tồn tại nhiều cách tính sản lượng trứng khác nhau, đó là tính trên số mái đầu kỳ, tính trên số mái cuối kỳ hay tính trên số mái bình quân có mặt Mỗi cách tính đưa ra những sai số nhất định so với sản lượng trứng thực tế của gia cầm mái Sản lượng trứng trên năm cũng có nhiều cách xác định khác nhau Năm đẻ trứng sinh học tính từ khi gia cầm mái đẻ quả trứng đầu tiên đến ngày đó của năm tiếp theo Một số nước tính sản lượng trứng cho khi gia cầm mái đạt 500 ngày tuổi Vì vậy trước khi phân tích, so sánh cần xem cách tính cụ thể như thế nào, trong trường hợp cụ thể mà số liệu được đưa ra
2.5.2 Khối lượng trứng
Theo Nguyễn Đức Hưng (2006), khối lượng trứng gia cầm mái được xác định bằng khối lượng trứng trung bình trên năm (g/quả) hoặc khối lượng trứng sản xuất ra từ một gia cầm mái trên năm (kg trứng) Khối lượng trứng thường được xác định ở các thời điểm: Khối lượng quả trứng đẻ đầu tiên, khối lượng quả trứng đẻ lúc 32 tuần tuổi, khối lượng quả trứng đẻ lúc 52 tuần tuổi
Gia cầm lúc 32 tuần tuổi là lúc sức sản xuất biểu hiện cao nhất, lúc 52 tuần tuổi là lúc gia cầm hoàn toàn trưởng thành Để tính khối lượng trung bình trên năm, người ta tính khối lượng trung bình của 10 tháng đẻ trứng Ở mỗi tháng đẻ, cân 3 quả trứng rồi lấy khối lượng trung bình Ba quả trứng được cân
từ một gia cầm mái hoặc khối lượng trứng trung bình toàn đàn gia cầm mái vào 3 ngày liên tiếp trong tháng, hoặc 3 ngày với khoảng cách cố định và cân bằng cân kỹ thuật có độ chính xác 0,1 g Khối lượng trứng trung bình của gà
là 55 – 65 g
Trang 262.5.3 Chất lượng trứng
Theo Nguyễn Đức Hưng (2006), chất lượng trứng được thể hiện ở bên ngoài và bên trong Chất lượng bên ngoài của trứng đó là chỉ số hình dạng, màu sắc vỏ trứng, độ dày vỏ và độ bền vỏ trứng Chất lượng bên trong đó là tỷ
Độ dày vỏ: Độ dày vỏ trứng thu hút sự chú ý lớn của các nhà chăn nuôi
vì nó liên quan đến tỷ lệ dập vỡ và tỷ lệ ấp nở Trứng có độ dày vỏ từ 0,25 – 0,58 mm là tốt nhất, phụ thuộc vào loài, giống, cá thể, điều kiện nuôi dưỡng, bệnh tật Phương pháp xác định thông qua đo độ dày vỏ bằng thước kẹp hoặc thước chuyên dùng đo độ dày vỏ trứng Đo trên 3 vị trí: Đầu nhọn, giữa và đầu
tù của trứng rồi lấy giá trị trung bình Độ dày vỏ tỷ lệ thuận với khối lượng trứng
Màu sắc vỏ trứng: Được quyết định bởi yếu tố duy truyền mạnh hơn dinh dưỡng Ngược lại, độ đậm nhạt của lòng đỏ là do thức ăn quyết định Để thay đổi màu vỏ trứng phải thông qua việc tạo ra các tổ hợp gen mới, còn để thay đổi màu lòng đỏ trứng chỉ cần thay đổi thành phần khẩu phần ăn Xu hướng chung hiện nay là tạo ra gia cầm lai đẻ trứng vỏ màu (nâu, hồng, nâu sẫm,…) thay cho trứng vỏ trắng Vỏ trứng màu thường gắn với bộ lông màu và thường
di truyền liên kết với giới tính
Chỉ số lòng đỏ trứng: Là mối quan hệ giữa chiều cao và đường kính lòng
đỏ, chỉ số này càng cao thì trứng có phẩm chất càng tốt Được xác định bằng cách đập trứng ra đĩa petri sau đó đo đường kính và chiều cao, chỉ số này thay đổi theo thời gian bảo quản trứng và độ bền của màng lòng đỏ
Chỉ số lòng trắng đặc: Là mối quan hệ giữa chiều cao với trung bình giữa đường kính lớn và đường kính nhỏ của lòng trắng đặc, chỉ số này càng cao thì trứng có phẩm chất càng tốt
Đơn vị Haugh: Là chỉ số mối quan hệ giữa khối lượng trứng với chiều cao lòng trắng đặc của trứng Đơn vị Haugh càng cao thì phẩm chất trứng càng tốt Đơn vị Haugh của trứng chênh lệch 1 – 8 thì coi như có chất lượng tương
tự
Trang 27Đơn vị Haugh xác định dựa vào công thức:
HU = 100*log(T – 1,7*W0,37 – 7,57)
T: Chiều cao lòng trắng đặc (mm)
W: Khối lượng của trứng (g)
2.6 Quy luật của sự đẻ trứng
Theo Nguyễn Đức Hưng (2006), gà đẻ trứng thương phẩm thường loại thải sau một năm đẻ (500 – 550 ngày tuổi), từ khi đẻ quả trứng đầu tiên gia cầm mái trải qua các biến đổi về sinh lý, sinh hóa có liên quan đến sức đẻ trứng, khối lượng trứng, khối lượng cơ thể và hiệu quả sử dụng thức ăn Ở gia cầm tơ hay gà mái đẻ trứng năm đầu quy luật diễn ra theo 3 pha:
Pha 1: Từ khi đẻ quả trứng đầu tiên đến hết 3 tháng đẻ trứng Trong pha này sản lượng trứng đẻ tăng từ ngày đẻ đầu tiên đến khoảng 2 – 3 tháng Đồng thời với tăng sản lượng trứng thì khối lượng trứng, khối lượng cơ thể gà mái cũng tăng lên Pha đầu tiên của sự đẻ trứng thường kết thúc lúc 32 tuần tuổi
Pha 2: Sau khi sản lượng trứng đạt đỉnh cao thì pha này bắt đầu Lúc này sản lượng trứng giảm từ từ nhưng khối lượng trứng, khối lượng cơ thể gà mái không giảm, giai đoạn cuối gà mái có biểu hiện tích lũy mỡ Pha này kéo dài đến khoảng 62 tuần tuổi, khi sức đẻ trứng giảm còn 65% so với tổng số gà mái
đẻ trong ngày
Pha 3: Tiếp theo pha 2 cho đến khi gà mái có biểu hiện thay lông Trong pha này sản lượng trứng giảm đến khi ngưng đẻ hẳn Khối lượng trứng giảm nhẹ hoặc ổn định, nhưng chi phí thức ăn để sản xuất trứng tăng lên