2.5.1 Sản lượng trứng
Theo Nguyễn Đức Hưng (2006), sản lượng trứng là số trứng đẻ ra từ một gia cầm mái trong một khoảng thời gian nhất định thường là một năm đẻ trứng (sản lượng trứng/năm/mái). Sản lượng trứng được xác định theo cá thể (các cơ sở giống bắt buộc phải theo dõi cá thể) hoặc theo nhóm. Sản lượng trứng cá thể phải theo dõi thông qua đánh số gia cầm và sử dụng ổ đẻ tự động (ổ sập). Sản lượng trứng theo nhóm, chính là sản lượng trứng trung bình bằng tổng số trứng thu được trong thời gian nhất định chia cho số lượng gia cầm mái bình quân trong thời gian đó. Hiện tồn tại nhiều cách tính sản lượng trứng khác nhau, đó là tính trên số mái đầu kỳ, tính trên số mái cuối kỳ hay tính trên số mái bình quân có mặt. Mỗi cách tính đưa ra những sai số nhất định so với sản lượng trứng thực tế của gia cầm mái. Sản lượng trứng trên năm cũng có nhiều cách xác định khác nhau. Năm đẻ trứng sinh học tính từ khi gia cầm mái đẻ quả trứng đầu tiên đến ngày đó của năm tiếp theo. Một số nước tính sản lượng trứng cho khi gia cầm mái đạt 500 ngày tuổi. Vì vậy trước khi phân tích, so sánh cần xem cách tính cụ thể như thế nào, trong trường hợp cụ thể mà số liệu được đưa ra.
2.5.2 Khối lượng trứng
Theo Nguyễn Đức Hưng (2006), khối lượng trứng gia cầm mái được xác định bằng khối lượng trứng trung bình trên năm (g/quả) hoặc khối lượng trứng sản xuất ra từ một gia cầm mái trên năm (kg trứng). Khối lượng trứng thường được xác định ở các thời điểm: Khối lượng quả trứng đẻ đầu tiên, khối lượng quả trứng đẻ lúc 32 tuần tuổi, khối lượng quả trứng đẻ lúc 52 tuần tuổi.
Gia cầm lúc 32 tuần tuổi là lúc sức sản xuất biểu hiện cao nhất, lúc 52 tuần tuổi là lúc gia cầm hoàn toàn trưởng thành. Để tính khối lượng trung bình trên năm, người ta tính khối lượng trung bình của 10 tháng đẻ trứng. Ở mỗi tháng đẻ, cân 3 quả trứng rồi lấy khối lượng trung bình. Ba quả trứng được cân từ một gia cầm mái hoặc khối lượng trứng trung bình toàn đàn gia cầm mái vào 3 ngày liên tiếp trong tháng, hoặc 3 ngày với khoảng cách cố định và cân bằng cân kỹ thuật có độ chính xác 0,1 g. Khối lượng trứng trung bình của gà là 55 – 65 g.
2.5.3 Chất lượng trứng
Theo Nguyễn Đức Hưng (2006), chất lượng trứng được thể hiện ở bên ngoài và bên trong. Chất lượng bên ngoài của trứng đó là chỉ số hình dạng, màu sắc vỏ trứng, độ dày vỏ và độ bền vỏ trứng. Chất lượng bên trong đó là tỷ lệ các thành phần cấu tạo trứng, chỉ số lòng trắng trứng, chỉ số lòng đỏ trứng, độ đậm của lòng đỏ, tổng hợp chỉ quan hệ giữa khối lượng và chất lượng lòng trắng trứng là đơn vị Haugh.
Hình dạng trứng: Có ý nghĩa quan trọng trong việc ấp trứng cũng như trong vận chuyển bảo quản trứng thương phẩm. Hình dạng trứng được đánh giá qua chỉ số hình dạng trứng. Chỉ số hình dạng trứng là tỷ lệ giữa đường đường kính nhỏ d (chiều rộng) và đường kính lớn D (chiều dài) của trứng. Trứng gà có chỉ số hình dạng 73% – 74% là thích hợp, có tỷ lệ dập vỏ thấp nhất trong quá trình bảo quản, vận chuyển và cho tỷ lệ ấp nở cao.
Độ dày vỏ: Độ dày vỏ trứng thu hút sự chú ý lớn của các nhà chăn nuôi vì nó liên quan đến tỷ lệ dập vỡ và tỷ lệ ấp nở. Trứng có độ dày vỏ từ 0,25 – 0,58 mm là tốt nhất, phụ thuộc vào loài, giống, cá thể, điều kiện nuôi dưỡng, bệnh tật. Phương pháp xác định thông qua đo độ dày vỏ bằng thước kẹp hoặc thước chuyên dùng đo độ dày vỏ trứng. Đo trên 3 vị trí: Đầu nhọn, giữa và đầu tù của trứng rồi lấy giá trị trung bình. Độ dày vỏ tỷ lệ thuận với khối lượng trứng.
Màu sắc vỏ trứng: Được quyết định bởi yếu tố duy truyền mạnh hơn dinh dưỡng. Ngược lại, độ đậm nhạt của lòng đỏ là do thức ăn quyết định. Để thay đổi màu vỏ trứng phải thông qua việc tạo ra các tổ hợp gen mới, còn để thay đổi màu lòng đỏ trứng chỉ cần thay đổi thành phần khẩu phần ăn. Xu hướng chung hiện nay là tạo ra gia cầm lai đẻ trứng vỏ màu (nâu, hồng, nâu sẫm,…) thay cho trứng vỏ trắng. Vỏ trứng màu thường gắn với bộ lông màu và thường di truyền liên kết với giới tính.
Chỉ số lòng đỏ trứng: Là mối quan hệ giữa chiều cao và đường kính lòng đỏ, chỉ số này càng cao thì trứng có phẩm chất càng tốt. Được xác định bằng cách đập trứng ra đĩa petri sau đó đo đường kính và chiều cao, chỉ số này thay đổi theo thời gian bảo quản trứng và độ bền của màng lòng đỏ.
Chỉ số lòng trắng đặc: Là mối quan hệ giữa chiều cao với trung bình giữa đường kính lớn và đường kính nhỏ của lòng trắng đặc, chỉ số này càng cao thì trứng có phẩm chất càng tốt.
Đơn vị Haugh: Là chỉ số mối quan hệ giữa khối lượng trứng với chiều cao lòng trắng đặc của trứng. Đơn vị Haugh càng cao thì phẩm chất trứng càng tốt. Đơn vị Haugh của trứng chênh lệch 1 – 8 thì coi như có chất lượng tương tự.
Đơn vị Haugh xác định dựa vào công thức: HU = 100*log(T – 1,7*W0,37 – 7,57)
T: Chiều cao lòng trắng đặc (mm) W: Khối lượng của trứng (g)
2.6 Quy luật của sự đẻ trứng
Theo Nguyễn Đức Hưng (2006), gà đẻ trứng thương phẩm thường loại thải sau một năm đẻ (500 – 550 ngày tuổi), từ khi đẻ quả trứng đầu tiên gia cầm mái trải qua các biến đổi về sinh lý, sinh hóa có liên quan đến sức đẻ trứng, khối lượng trứng, khối lượng cơ thể và hiệu quả sử dụng thức ăn. Ở gia cầm tơ hay gà mái đẻ trứng năm đầu quy luật diễn ra theo 3 pha:
Pha 1: Từ khi đẻ quả trứng đầu tiên đến hết 3 tháng đẻ trứng. Trong pha này sản lượng trứng đẻ tăng từ ngày đẻ đầu tiên đến khoảng 2 – 3 tháng. Đồng thời với tăng sản lượng trứng thì khối lượng trứng, khối lượng cơ thể gà mái cũng tăng lên. Pha đầu tiên của sự đẻ trứng thường kết thúc lúc 32 tuần tuổi.
Pha 2: Sau khi sản lượng trứng đạt đỉnh cao thì pha này bắt đầu. Lúc này sản lượng trứng giảm từ từ nhưng khối lượng trứng, khối lượng cơ thể gà mái không giảm, giai đoạn cuối gà mái có biểu hiện tích lũy mỡ. Pha này kéo dài đến khoảng 62 tuần tuổi, khi sức đẻ trứng giảm còn 65% so với tổng số gà mái đẻ trong ngày.
Pha 3: Tiếp theo pha 2 cho đến khi gà mái có biểu hiện thay lông. Trong pha này sản lượng trứng giảm đến khi ngưng đẻ hẳn. Khối lượng trứng giảm nhẹ hoặc ổn định, nhưng chi phí thức ăn để sản xuất trứng tăng lên.
2.7 Một số nghiên cứu bổ sung mỡ cá tra đã từng thực hiện
2.7.1 Ảnh hưởng bổ sung bột tỏi và mỡ cá Tra lên gà Hisex – Brown 21 – 29 tuần tuổi 21 – 29 tuần tuổi
Năm 2011, Nguyễn Thị Bích Điệp đã tiến hành thí nghiệm về việc bổ sung bột tỏi và mỡ cá Tra với tỷ lệ 2% vào khẩu phần gà Hisex – Brown đẻ trứng thương phẩm nuôi trên chuồng kín ở ấp 4, xã Hắc Dịch, Huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Kết quả thí nghiệm được trình bày trong Bảng 2.5.
Bảng 2.5: Ảnh hưởng của việc bổ sung bột tỏi và mỡ cá Tra vào khẩu phần gà đẻ Hisex – Brown giai đoạn 21 – 29 tuần tuổi trên chuồng kín
Nghiệm thức ĐC MC2 BT2 BTMC2 Tỷ lệ đẻ 86,86 89,24 93,43 92,78 TTTĂ/gà/ngày, g 109,90b 114,51ab 114,25ab 117,74a TTTĂ/trứng, g 134,05ab 140,36a 125,42b 131,47ab Khối lượng trứng, g 59,00 58,95 58,66 59,84 Chỉ số hình dáng 78,82b 79,93ab 80,87a 79,98ab Chỉ số lòng trắng đặc 0,10a 0,10a 0,09ab 0,08b Tỷ lệ lòng trắng, % 63,34a 62,23ab 62,13b 62,27ab Chỉ số lòng đỏ 0,43b 0,45a 0,43b 0,43b Tỷ lệ lòng đỏ, % 23,68b 25,03a 25,30a 25,41a Màu lòng đỏ 10,31a 10,17ab 10,03b 10,21ab Tỷ lệ vỏ, % 12,99a 12,75ab 12,57ab 12,31b Độ dày vỏ, mm 0,44 0,44 0,44 0,44 Đơn vị Haugh 83,62a 83,38a 80,17b 79,10b Ghi chú:
Các số trung bình cùng hàng mang chữ số mũ khác nhau sai khác có ý nghĩa (P=0,05) theo phép thử Tukey ; TTTĂ: tiêu tốn thức ăn ; ĐC: đối chứng ; MC2: mỡ cá 2% ;BT2: bột tỏi 2% ; BTMC2: bột tỏi 2% + mỡ cá 2%.
2.7.2 Ảnh hưởng bổ sung dầu nành và mỡ cá lên gà Hisex – Brown 44 – 52 tuần tuổi 44 – 52 tuần tuổi
Năm 2013, Nguyễn Thành Nhân đã tiến hành thí nghiệm bổ sung dầu nành và mỡ cá với tỷ lệ 0,5%, 1%, 1,5%, 2%, 2,5% và 3% vào khẩu phần gà Hisex – Brown đẻ trứng thương phẩm nuôi trên chuồng kín ở ấp Bờ Cảng, xã Long Tân, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương.
Kết quả thí nghiệm được trình bày cụ thể qua Bảng 2.6.
Bảng 2.6: Ảnh hưởng của việc bổ sung các mức độ dầu nành và mỡ cá trong khẩu phần gà đẻ Hisex – Brown giai đoạn 44 – 52 tuần tuổi trên chuồng kín
Nghiệm thức ĐC NT1 NT2 NT3 Tỷ lệ đẻ 94,81 91,00 92,48 93,52 TTTĂ/gà/ngày, g 117,66 111,98 114,06 112,28 TTTĂ/trứng, g 125,89 126,98 127,12 123,52 Khối lượng trứng, g 63,13a 62,13b 62,94ab 63,27a Chỉ số hình dáng 77,3a 75,99ab 76,40ab 75,24b Chỉ số lòng trắng đặc 0,12 0,12 0,11 0,13 Tỷ lệ lòng trắng, % 61,63a 61,63a 61,75a 60,50b Chỉ số lòng đỏ 0,44 0,43 0,44 0,43 Tỷ lệ lòng đỏ, % 26,11 26,43 25,98 26,97 Màu lòng đỏ 8,13 8,25 8,07 8,13 Tỷ lệ vỏ, % 12,36 12,28 12,30 12,63 Độ dày vỏ, mm 0,39ab 0,4a 0,38b 0,39ab Đơn vị Haugh 92,82 92,48 95,29 92,43 Ghi chú:
Các số trung bình cùng hàng mang chữ số mũ khác nhau sai khác có ý nghĩa (P=0,05) theo phép thử Tukey ; TTTĂ: tiêu tốn thức ăn ; ĐC: đối chứng + 3% mỡ cá Tra ; NT1: 0,5% dầu nành + 2,5% mỡ cá Tra ; NT2: 1,5% dầu nành + 1,5% mỡ cá Tra ; NT3: 1% dầu nành + 1% mỡ cá Tra.
2.7.3 Ảnh hưởng bổ sung dầu mỡ lên gà ISA Brown 32 – 36 tuần tuổi
Năm 2010, Nguyễn Thị Hồng Thảo đã tiến hành thí nghiệm về việc bổ sung mỡ cá Tra và dầu động phộng với tỷ lệ 1% và 3% vào khẩu phần gà ISA Brown đẻ trứng thương phẩm giai đoạn 32 – 36 tuần tuổi được nuôi trên chuồng kín ở Đồng Nai. Kết quả thí nghiệm được trình bày qua Bảng 2.7. Bảng 2.7: Ảnh hưởng bổ sung các mức độ mỡ cá và dầu phộng trong khẩu phần gà đẻ ISA Brown giai đoạn 32 – 36 tuần tuổi trên chuồng kín
Nghiệm thức MC1 MC3 DP1 DP3 Tỷ lệ đẻ 95,00 92,30 97,20 89,60 TTTĂ/gà/ngày, g 111,38b 116,92a 118,50a 115,93a TTTĂ/trứng, g 117,66b 127,11ac 122,57ba 129,98c Khối lượng trứng, g 62,16b 62,83b 65,55a 64,08ba Chỉ số hình dáng 78,54 78,44 78,56 77,95 Chỉ số lòng trắng đặc 0,13 0,12 0,12 0,13 Tỷ lệ lòng trắng, % 62,65 62,47 62,01 61,34 Chỉ số lòng đỏ 0,44 0,45 0,44 0,44 Tỷ lệ lòng đỏ, % 24,58 25,31 25,60 25,81 Màu lòng đỏ 7,75 7,37 7,97 7,37 Tỷ lệ vỏ, % 12,77 12,22 12,38 12,85 Độ dày vỏ, mm 0,39 0,38 0,38 0,39 Đơn vị Haugh 87,65 87,58 87,60 87,67 Ghi chú:
Các chỉ số trung bình cùng hàng mang chữ số mũ khác nhau sai khác có ý nghĩa (P<0,05) theo phép thử Tukey ; MC1: bổ sung 1% mỡ cá; MC3: bổ sung 3% mỡ cá; DP1: bổ sung 1% dầu phộng; DP3: bổ sung 3% dầu phộng.
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1 Phương tiện thí nghiệm
3.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm
Thời gian: thí nghiệm được tiến hành từ ngày 20/5/2014 đến ngày 16/7/2014.
Địa điểm: thí nghiệm được tiến hành tại trại chăn nuôi gà đẻ ở ấp Phú Thọ, xã Tân Phú, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.
3.1.2 Đối tượng thí nghiệm
Thí nghiệm được thực hiện trên 120 con gà đẻ trứng thương phẩm giống Hisex – Brown đang trong giai đoạn 25 – 32 tuần tuổi (Hình 3.1). Gà đã được tiêm phòng và tẩy giun đầy đủ theo định kỳ.
Hình 3.1: Gà mái đẻ Hisex – Brown nuôi thí nghiệm
3.1.3 Chuồng trại
Trại bao gồm 3 dãy, được thiết kế theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, cách mặt lộ khoảng 120 m, mái chuồng lợp tole (Hình 3.2). Bên trong mỗi dãy gồm 6 dãy chuồng cách nền 0,5 m, hình chữ V, mỗi dãy chuồng gồm 3 tầng lồng xếp chồng lên nhau theo hình tháp, mỗi tầng chia thành nhiều ô chuồng với kích thước 0,4 x 0,4 m nhốt 4 gà mái.
Nhiệt độ chuẩn trong chuồng gà là 28 oC, khi nhiệt độ vượt quá mức cho phép thì sẽ tự khởi động hệ thống làm mát (Hình 3.3) đặt ở đầu dãy để điều hòa. Phía cuối dãy trại được đặt 10 quạt hút (Hình 3.4) sử dụng vào ban ngày, vào buổi tối thì hoạt động giảm lại 8 quạt. Nhiệt độ trong chuồng dao động từ 25,5 – 28 oC.
Hình 3.2: Tổng quan chuồng nuôi gà thí nghiệm
Hệ thống máng ăn được đặt phía trước mỗi tầng lồng, cách máng hứng trứng 10 cm, được làm bằng nhựa (Hình 3.5). Gà uống nước tự do với hệ thống nước bằng núm uống tự động (Hình 3.6) gắn vào ống dẫn nhựa phía trên mỗi tầng lồng, phía dưới mỗi núm uống có gắn chén hứng nước.
Hình 3.5: Hệ thống máng ăn
Hình 3.6: Hệ thống nước uống
3.1.4 Dụng cụ thí nghiệm
Dụng cụ thí nghiệm bao gồm cân điện tử, cân trọng lượng 2 kg và 12 kg, thau và một số dụng cụ cần thiết để phân tích chất lượng trứng trong phòng thí nghiệm.
3.1.5 Thức ăn thí nghiệm
Thí nghiệm được tiến hành với 3 khẩu phần khác nhau về tỷ lệ mỡ cá Tra (MC) được bổ sung vào khẩu phần thức ăn cơ sở của trại.
Nghiệm thức 1 (MC0): Khẩu phần cơ sở (KPCS).
Nghiệm thức 2 (MC4): Khẩu phần cơ sở + 4% mỡ cá Tra. Nghiệm thức 3 (MC8): Khẩu phần cơ sở + 8% mỡ cá Tra.
Thành phần nguyên liệu chính của KPCS bao gồm bắp, tấm, cám gạo, cám lúa mì, bột cá, đạm đậu nành, các acid amin, các chất bổ sung vitamin và khoáng với thành phần hóa học phân tích như Bảng 3.1.
Bảng 3.1: Thành phần hóa học của thức ăn, % DM
Thành phần (%) MC0 MC4 MC8 DM 90,10 89,80 88,00 CP 16,80 17,01 17,12 EE 3,75 5,01 7,05 OM 88,40 88,00 87,50 Ash 11,60 12,00 12,50 Ca 3,50 3,51 3,45 P 0,75 0,76 0,76 ME kcal/kg thức ăn 2750 2950 3150 3.2 Phương pháp thí nghiệm 3.2.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức, lập lại 10 lần. Mỗi đơn vị thí nghiệm (ĐVTN) là một ô chuồng với 4 gà mái. Như vậy, thí nghiệm với tổng cộng 30 ĐVTN có 120 gà mái.
Bảng 3.2: Bố trí thí nghiệm
Nghiệm thức Lặp lại
MC0 MC4 MC8
1 4 con 4 con 4 con
2 4 con 4 con 4 con
3 4 con 4 con 4 con
… … … …
10 4 con 4 con 4 con
Tổng số gà 40 con 40 con 40 con
3.2.2 Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng
Gà được chăm sóc nuôi dưỡng trong điều kiện như nhau nhưng được cho ăn với những khẩu phần khác nhau. Gà được cho ăn mỗi ngày 2 lần với lượng thức ăn trung bình 110 g/con/ngày, ăn 50% lượng thức ăn vào buổi sáng khoảng 7 giờ 30 phút và 50% còn lại vào buổi chiều khoảng 13 giờ 30 phút. Vào mỗi buổi sáng, thức ăn thừa được cân lại và cân thức ăn mới cho vào
Gà được uống nước từ các bồn dự trữ ở đầu dãy trại và được bổ sung vào đó những loại thuốc cần thiết cho gà uống. Máng ăn, máng uống được vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày để tránh gà bị nhiễm bệnh. Gà được chiếu sáng từ lúc 4 giờ sáng cho đến 21 giờ tối bằng bóng đèn chữ U với diện tích 16,8 m2/bóng, công suất 7 W.Trứng được lượm vào lúc 8 giờ 30 phút sáng và lúc 14 giờ chiều.
3.2.3 Quy trình phòng bệnh cho gà ở trại
Trại nuôi gia công cho công ty TNHH Emivest Việt Nam nên quy trình được thực hiện theo chỉ định của công ty với quy trình cụ thể qua Bảng 3.3.