Thức ăn thí nghiệm

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của mỡ cá tra trong khẩu phần lên năng suất và chất lượng trứng gà hisex – brown giai đoạn 25 – 32 tuần tuổi (Trang 34)

Thí nghiệm được tiến hành với 3 khẩu phần khác nhau về tỷ lệ mỡ cá Tra (MC) được bổ sung vào khẩu phần thức ăn cơ sở của trại.

Nghiệm thức 1 (MC0): Khẩu phần cơ sở (KPCS).

Nghiệm thức 2 (MC4): Khẩu phần cơ sở + 4% mỡ cá Tra. Nghiệm thức 3 (MC8): Khẩu phần cơ sở + 8% mỡ cá Tra.

Thành phần nguyên liệu chính của KPCS bao gồm bắp, tấm, cám gạo, cám lúa mì, bột cá, đạm đậu nành, các acid amin, các chất bổ sung vitamin và khoáng với thành phần hóa học phân tích như Bảng 3.1.

Bảng 3.1: Thành phần hóa học của thức ăn, % DM

Thành phần (%) MC0 MC4 MC8 DM 90,10 89,80 88,00 CP 16,80 17,01 17,12 EE 3,75 5,01 7,05 OM 88,40 88,00 87,50 Ash 11,60 12,00 12,50 Ca 3,50 3,51 3,45 P 0,75 0,76 0,76 ME kcal/kg thức ăn 2750 2950 3150 3.2 Phương pháp thí nghiệm 3.2.1 Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức, lập lại 10 lần. Mỗi đơn vị thí nghiệm (ĐVTN) là một ô chuồng với 4 gà mái. Như vậy, thí nghiệm với tổng cộng 30 ĐVTN có 120 gà mái.

Bảng 3.2: Bố trí thí nghiệm

Nghiệm thức Lặp lại

MC0 MC4 MC8

1 4 con 4 con 4 con

2 4 con 4 con 4 con

3 4 con 4 con 4 con

… … … …

10 4 con 4 con 4 con

Tổng số gà 40 con 40 con 40 con

3.2.2 Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng

Gà được chăm sóc nuôi dưỡng trong điều kiện như nhau nhưng được cho ăn với những khẩu phần khác nhau. Gà được cho ăn mỗi ngày 2 lần với lượng thức ăn trung bình 110 g/con/ngày, ăn 50% lượng thức ăn vào buổi sáng khoảng 7 giờ 30 phút và 50% còn lại vào buổi chiều khoảng 13 giờ 30 phút. Vào mỗi buổi sáng, thức ăn thừa được cân lại và cân thức ăn mới cho vào

Gà được uống nước từ các bồn dự trữ ở đầu dãy trại và được bổ sung vào đó những loại thuốc cần thiết cho gà uống. Máng ăn, máng uống được vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày để tránh gà bị nhiễm bệnh. Gà được chiếu sáng từ lúc 4 giờ sáng cho đến 21 giờ tối bằng bóng đèn chữ U với diện tích 16,8 m2/bóng, công suất 7 W.Trứng được lượm vào lúc 8 giờ 30 phút sáng và lúc 14 giờ chiều.

3.2.3 Quy trình phòng bệnh cho gà ở trại

Trại nuôi gia công cho công ty TNHH Emivest Việt Nam nên quy trình được thực hiện theo chỉ định của công ty với quy trình cụ thể qua Bảng 3.3. Bảng 3.3 Quy trình sử dụng thuốc và vaccine cho gà ở trại

T.Tuổi Tên thuốc/Vaccine Đóng chai/gói Liều lượng Cách sử dụng 20 mg/kg TT

18 Norfloxacine

+ Amoxilin 20 mg/kg TT Uống 5 ngày 1000 liều 1 lọ/1000 con

ND Lasota

+ IBH120 1000 liều 1 lọ/1000 con Nhỏ mắt Coryza 250 ml 0.25 ml/con Tiêm ức 19

NDK 500 ml 0.5 ml/con Tiêm ức 20 Piperazin 1 kg 150 mg/kg TT Uống 12 giờ 21 Thuốc tím 120 ml/80L H2O Uống 3 ngày 22 ND Lasota

+ IBH120 1000 liều 1 lọ/1000 con Nhỏ mắt 1000 liều 1 lọ/1000 con

25 Thuốc tím 120 ml/80L H2O Uống 3 ngày ND Lasota

+ IBH120 1000 liều 1 lọ/1000 con Nhỏ mắt 1000 liều 1 lọ/1000 con

28 IB-ND Sohol 2500 liều 1 lọ/2500 con Nhỏ mắt 30 Thuốc tím 120 ml/80L H2O Uống 3 ngày 31 Piperazin 1 kg 150 mg/kg TT Uống 12 giờ

ND Lasota

+ IBH120 1000 liều 1 lọ/1000 con Nhỏ mắt 1000 liều 1 lọ/1000 con

34 Thuốc tím 120 ml/80L H2O Uống 3 ngày IB-ND Sohol 2500 liều 1 lọ/2500 con Nhỏ mắt 36 NDK 500 ml 0.5 ml/con Tiêm ức 37 ND Lasota

+ IBH120 1000 liều 1 lọ/1000 con Nhỏ mắt 1000 liều 1 lọ/1000 con

H5N2 (H5N3) 500 ml 0.5 ml/con Tiêm da cổ 38 Thuốc tím 120 ml/80L H2O Uống 3 ngày 41 IB-ND Sohol 2500 liều 1 lọ/2500 con Nhỏ mắt

Piperazin 1 kg 150 mg/kg TT Uống 12 giờ 42 Thuốc tím 120 ml/80L H2O Uống 3 ngày 45 ND Lasota

+ IBH120 1000 liều 1 lọ/1000 con Nhỏ mắt 1000 liều 1 lọ/1000 con

Bảng 3.3 Quy trình sử dụng thuốc và vaccine cho gà ở trại (tt)

T.Tuổi Tên thuốc/Vaccine Đóng chai/gói Liều lượng Cách sử dụng 50 Thuốc tím 120 ml/80L H2O Uống 3 ngày

1000 liều 1 lọ/1000 con ND Lasota

+ IBH120 1000 liều 1 lọ/1000 con Nhỏ mắt 53

NDK 500 ml 0.5 ml/con Tiêm ức 54 Thuốc tím 120 ml/80L H2O Uống 3 ngày 57 IB-ND Sohol 2500 liều 1 lọ/2500 con Nhỏ mắt

Thuốc tím 120 ml/80L H2O Uống 3 ngày 58

H5N2 (H5N3) 500 ml 0.5 ml/con Tiêm da cổ 1000 liều 1 lọ/1000 con

61 ND Lasota

+ IBH120 1000 liều 1 lọ/1000 con Nhỏ mắt 62 Thuốc tím 120 ml/80L H2O Uống 3 ngày 65 IB-ND Sohol 2500 liều 1 lọ/2500 con Nhỏ mắt 66 Thuốc tím 120 ml/80L H2O Uống 3 ngày

1000 liều 1 lọ/1000 con 69 ND Lasota

+ IBH120 1000 liều 1 lọ/1000 con Nhỏ mắt

(Nguồn: Công ty TNHH Emivest Việt Nam, 2014)

3.2.4 Phương pháp lấy mẫu

Thí nghiệm được tiến hành trong 9 tuần, tuần đầu tiên gà được cho ăn để thích nghi với thức ăn thí nghiệm, từ tuần thứ hai trở đi bắt đầu thu thập số liệu đến lúc kết thúc. Lúc này, gà ở giai đoạn 25 – 32 tuần tuổi. Gà được cân trọng lượng trước khi tiến hành thí nghiệm và được cân lại lần 2 sau khi kết thúc thí nghiệm.

3.2.5 Các chỉ tiêu theo dõi

3.2.5.1 Tiêu tốn thức ăn, g/gà/ngày

Mỗi ngày, thức ăn được cân cho vào máng ăn và cân lại thức ăn thừa vào sáng hôm sau. Từ đó tính được lượng thức ăn ăn vào mỗi ngày, sau đó tính tỷ lệ tiêu tốn thức ăn.

Lượng thức ăn ăn vào = Lượng thức ăn cho ăn – Lượng thức ăn thừa Tiêu tốn thức ăn, g/gà/ngày =

3.2.5.2 Tiêu tốn thức ăn, g/trứng

Tiêu tốn thức ăn, g/trứng =

3.2.5.3 Tiêu tốn thức ăn, kg/kg trứng

Tiêu tốn thức ăn, kg/kg trứng =

Số gà/ô chuồng

Lượng thức ăn ăn vào/ô chuồng

Tổng lượng thức ăn gà ăn vào Tổng số trứng gà đẻ ra

Tổng lượng thức ăn ăn vào Tổng khối lượng trứng đẻ ra

3.2.5.4 Tỷ lệ đẻ

Tỷ lệ đẻ (%) =

3.2.5.5 Trọng lượng trứng

Trọng lượng trứng TB =

3.2.5.6 Hiệu quả thức ăn

Hiệu quả thức ăn, g/g =

3.2.5.7 Chỉ số hình dáng Chỉ số hình dáng = 3.2.5.8 Chỉ số lòng trắng Chỉ số lòng trắng = 3.2.5.9 Chỉ số lòng đỏ Chỉ số lòng đỏ = 3.2.5.10 Độ dày vỏ

Độ dày vỏ (mm) được đo bằng thước chuyên dụng, không tách rời màng vỏ. Độ dày vỏ được đo và tính trung bình của 3 điểm: Đầu lớn, đầu nhỏ và đường xích đạo của quả trứng.

3.2.5.11 Màu lòng đỏ

Màu lòng đỏ được xác định bằng quạt so màu Roche, có đánh số từ 1 – 14. Màu lòng đỏ từ 1 – 6 là màu vàng nhạt, từ 7 – 10 là màu vàng trung bình và từ 11 – 14 là màu vàng sậm.

3.2.5.12 Đơn vị Haugh

Đơn vị Haugh (Haugh Unit, HU) là đơn vị đánh giá chất lượng lòng trắng trứng.

Đơn vị Haugh xác định dựa vào công thức: HU = 100*log(T – 1,7*W0,37 – 7,57)

T: Chiều cao lòng trắng đặc (mm) W: Khối lượng của trứng (g)

Số gà/ô chuồng x số ngày thí nghiệm Tổng số trứng/ô

x

100

Tổng khối lượng trứng trong nghiệm thức Tổng số trứng gà trong nghiệm thức

Khối lượng trứng, g/gà/ngày Tiêu tốn thức ăn, g/con/ngày

Chiều rộng quả trứng (cm)

Chiều dài quả trứng (cm) x 100

Chiều cao lòng trắng đặc (cm)

Đường kính trung bình lòng trắng đặc (cm)

Chiều cao lòng đỏ (cm)

3.2.6 Hiệu quả kinh tế

Thí nghiệm được tiến hành trong cùng một điều kiện nên hiệu quả kinh của thí nghiệm chỉ tính từ sự chênh lệch giữa tổng số tiền bán sản phẩm với tổng chi phí thức ăn cơ sở kết hợp với các mức độ mỡ cá Tra bổ sung, không kể chi phí khấu hao chuồng trại, công lao động và thuốc thú y.

3.2.7 Xử lý số liệu

Số liệu được thu thập và xử lý sơ bộ trên chương trình Excel, sau đó phân tích phương sai bằng mô hình Tuyến tính tổng quát (General Linear Model) của chương trình Minitab Release 16.1.0.

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Nhận xét chung về đàn gà thí nghiệm

Trong thời gian thí nghiệm, đàn gà tương đối ổn định, tuy nhiên có giai đoạn gà bị bệnh CRD cùng với sưng mặt, gà được điều trị kịp thời nên không bị chết nhưng có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ đẻ của gà trong khoảng 1 tuần của toàn thời gian thí nghiệm.

4.2 Kết quả thí nghiệm

4.2.1 Ảnh hưởng của các khẩu phần thí nghiệm lên năng suất trứng và tiêu tốn thức ăn. và tiêu tốn thức ăn.

Ảnh hưởng của các khẩu phần thí nghiệm lên năng suất trứng được thể hiện qua Bảng 4.1.

Bảng 4.1: Ảnh hưởng của khẩu phần thí nghiệm lên tỷ lệ đẻ và tiêu tốn thức ăn

Nghiệm thức MC0 MC4 MC8 SEM P Tỷ lệ đẻ, % 92,50a 84,24b 85,31b 2,184 0,024 TTTĂ/gà/ngày, g 100,90a 92,67b 93,55b 1,362 0,001 TTTĂ/trứng, g 109,18 111,57 109,77 2,828 0,824 TTTĂ/kg trứng, kg 2,00 2,10 2,03 0,062 0,413 HQTĂ, g/g 1,83 1,74 1,73 0,033 0,081

Ghi chú: các số trung bình cùng hàng mang chữ số mũ khác nhau sai khác có ý nghĩa (P=0,05) theo phép thử Tukey; TTTĂ: tiêu tốn thức ăn; HQTĂ:Hiệu quả thức ăn; MC0: khẩu phần cơ sở không bổ sung mỡ cá Tra; MC4: khẩu phần cơ sở + 4% mỡ cá Tra; MC8: khẩu phần cơ sở + 8% mỡ cá Tra.

4.2.1.1 Về tỷ lệ đẻ

Gà được cho ăn khẩu phần có bổ sung mỡ cá MC4 (84,24%) và MC8 (85,31%) đều có tỷ lệ đẻ thấp hơn nghiệm thức đối chứng (92,50%), sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê (P=0,024). Điều này cho thấy tỷ lệ mỡ cá bổ sung vào khẩu phần ở mức độ 4% và 8% đã ảnh hưởng lên tỷ lệ đẻ của gà thí nghiệm. Cụ thể hơn khi theo dõi qua từng tuần thí nghiệm (Hình 4.1) thì thấy rằng tỷ lệ đẻ hơi giảm chủ yếu bắt đầu từ tuần tuổi thứ 29 và kéo dài ổn định đến tuần tuổi thứ 32, có thể là do ở tuần tuổi thứ 29 gà có biểu hiện bệnh sưng mặt ở 1 số ô gà có bổ sung mỡ cá. Hơn nữa với tỷ lệ bổ sung 4% và 8% mỡ cá có thể là khá cao hơn so với nhu cầu của gà mái giai đoạn này, nhiều tác giả cho biết, chất béo trong khẩu phần ở mức độ thích hợp thì vừa có tác dụng cung cấp năng lượng hữu ích, vừa tăng hiệu quả sử dụng protein và còn có tác dụng tăng khối lượng trứng, tuy nhiên khi vượt giới hạn này và kéo dài thì sẽ làm ảnh hưởng đến năng suất và khối lượng trứng, gây ra rối loạn chuyển hóa chất béo trong cơ thể (Senkoylu et al., 2004). Hơn nữa, kết quả tỷ lệ đẻ của gà thí nghiệm cũng vẫn thấp hơn so với tiêu chuẩn của giống là do đàn gà bị nhiễm bệnh CRD cùng với sưng mặt nên tỷ lệ đẻ cũng giảm so với tiêu chuẩn

của giống gà Hisex – Brown ở độ tuổi từ 25 – 32 tuần tuổi, tỷ lệ đẻ đúng phải giảm từ 95 – 94,1% (Công ty TNHH Emivest Việt Nam, 2010).

4.2.1.2 Về tiêu tốn thức ăn/gà/ngày

Mỡ cá bổ sung vào khẩu phần đã ảnh hưởng tới TTTĂ của các nghiệm thức. Nghiệm thức MC0 có TTTĂ/gà/ngày cao nhất trong các nghiệm thức (100,90 g/gà/ngày), thấp nhất là MC4 (92,67 g/gà/ngày) và còn lại là MC8 (93,55 g/gà/ngày). Kết quả cho thấy khi bổ sung mỡ cá vào khẩu phần đều làm giảm mức ăn của gà, ngược lại so với kết quả của Nguyễn Thị Bích Điệp (2011) là làm tăng khả năng ăn vào của gà với nghiệm thức MC2 (114,51 g/gà/ngày) và BTMC2 (117,74 g/gà/ngày), nguyên nhân có thể do lượng mỡ cá bổ sung thấp hơn chỉ ở mức 2% nên mức năng lượng cung cấp chưa ảnh hưởng nhiều tới khả năng ăn vào của gà. Đồng thời TTTĂ của gà thí nghiệm cũng đều thấp hơn tiêu chuẩn ăn của gà Hisex – Brown giai đoạn 25 – 32 tuần tuổi là 112 g/gà/ngày (Công ty TNHH Emivest Việt Nam, 2010), điều này chứng tỏ mức năng lượng trong các nghiệm thức có bổ sung mỡ cá là quá cao so với nhu cầu năng lượng của gà đẻ giai đoạn này, nên gà đã giảm lượng ăn ăn vào ở các nghiệm thức có bổ sung mỡ cá.

0 20 40 60 80 100 120 25 26 27 28 29 30 31 32 Tuần tuổi T ỷ l ệ đ ẻ ( % ) MC0 MC4 MC8

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 110 MC0 MC4 MC8 Nghiệm thức TT T Ă /gà /ng à y ( g ) 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Tỷ lệ đ ( % ) TTTĂ/gà/ngày (g) Tỷ lệ đẻ (%)

Hình 4.2: Biểu đồ ảnh hưởng bổ sung mỡ cá lên tiêu tốn thức ăn và tỷ lệ đẻ

4.2.1.3 Về tiêu tốn thức ăn/trứng

Mặc dù năng suất trứng có giảm khi bổ sung mỡ cá vào khẩu phần, nhưng không ảnh hưởng lên TTTĂ/trứng của các nghiệm thức (P=0,824). Trong đó, nghiệm thức MC0 là thấp nhất với 109,18 g/trứng, MC8 là 109,77 g/trứng và cao nhất là MC4 với 111,57 g/trứng, sự chênh lệch này không có ý nghĩa thống kê.

4.2.1.4 Về tiêu tốn thức ăn/kg trứng

TTTĂ/kg trứng cũng không có sự khác biệt khi bổ sung mỡ cá với mức ý nghĩa P=0,413. Nghiệm thức MC4 (2,10 kg) là cao nhất và thấp nhất là MC0 (2,00 kg).

4.2.1.5 Về hiệu quả thức ăn

Hiệu quả thức ăn cũng không có sự khác biệt khi bổ sung mỡ cá với mức ý nghĩa P=0,081. Trong đó, nghiệm thức MC0 là cao nhất với 1,83 g và thấp nhất là MC8 với 1,73 g.

4.2.2 Ảnh hưởng của khẩu phần đến số lượng protein thô (CP), năng lượng trao đổi (ME) và béo thô(EE) ăn vào của gà lượng trao đổi (ME) và béo thô(EE) ăn vào của gà

Lượng protein thô, năng lượng trao đổi và béo thô ăn vào của các nghiệm thức được thể hiện trong Bảng 4.2.

Lượng protein ăn vào/gà/ngày: Lượng CP ăn vào/gà/ngày ở các nghiệm thức lần lượt là MC0 (16,95 g), MC8 (16,02 g) và MC4 (15,76 g) với sự khác biệt có ý nghĩa ở mức P=0,003. Kết quả của thí nghiệm tương đương hoặc thấp hơn xấp xỉ khoảng 2 g so với định mức protein thô của công ty TNHH Emivest Việt Nam (2010) cho gà đẻ Hisex – Brown giai đoạn 19 – 45 tuần tuổi (16,7 g/con/ngày).

Lượng năng lượng trao đổi ăn vào/gà/ngày: Gà được nuôi với khẩu phần bổ sung mỡ cá 4% và 8% có ảnh hưởng đến năng lượng trao đổi (ME) với mức ý nghĩa P=0,002. Trong đó, nghiệm thức MC8 là cao nhất (294,68 kcal/gà/ngày) và thấp nhất là MC4 (273,38 kcal/gà/ngày). Kết quả cho thấy mỡ cá đã cung cấp nhiều năng lượng nhưng vẫn thấp hơn so với thí nghiệm của Nguyễn Thị Bích Điệp (2011) với nghiệm thức MC2 (348,46 kcal/gà/ngày) và BTMC2 (360,77 kcal/gà/ngày), nguyên nhân có thể do lượng TTTĂ/gà/ngày của Nguyễn Thị Bích Điệp điều lớn hơn ở nghiệm thức MC2 (114,51 g) và BTMC2 (117,74 g).

Bảng 4.2: Lượng protein thô (CP), năng lượng trao đổi (ME) và béo thô (EE) ăn vào ở các nghiệm thức

Nghiệm thức MC0 MC4 MC8 SEM P CP ăn vào/gà/ngày, g 16,95a 15,76b 16,02b 0,231 0,003 ME ăn vào/gà/ngày, kcal 277,49b 273,38b 294,68a 4,040 0,002 EE ăn vào/gà/ngày, g 3,78c 4,64b 6,60a 0,076 0,001

Ghi chú: các số trung bình cùng hàng mang chữ số mũ khác nhau sai khác có ý nghĩa (P=0,05) theo phép thử Tukey.

Hình 4.3: Biểu đồ so sánh lượng CP và ME ăn vào qua các nghiệm thức 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 MC0 MC4 MC8 Nghiệm thức ng C P ă n v à o (g/ /ng à y ) 0 30 60 90 120 150 180 210 240 270 300 ng M E ă n v à o (k c a l/ /ngà y )

Lượng béo thô ăn vào/gà/ngày: Gà được nuôi với khẩu phần bổ sung mỡ cá có ảnh hưởng đến EE thô với mức ý nghĩa P=0,001. Lượng EE ăn vào ở các nghiệm thức lần lượt là MC0 (3,78 g) thấp nhất, MC4 (4,64 g) và MC8 (6,60

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của mỡ cá tra trong khẩu phần lên năng suất và chất lượng trứng gà hisex – brown giai đoạn 25 – 32 tuần tuổi (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)