Ảnh hưởng của khẩu phần thí nghiệm lên chất lượng trứng

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của mỡ cá tra trong khẩu phần lên năng suất và chất lượng trứng gà hisex – brown giai đoạn 25 – 32 tuần tuổi (Trang 43 - 46)

Ảnh hưởng của các khẩu phần thí nghiệm lên chất lượng trứng được thể hiện qua Bảng 4.3.

Bảng 4.3: Ảnh hưởng của khẩu phần thí nghiệm lên chất lượng trứng

Nghiệm thức MC0 MC4 MC8 SEM P Khối lượng trứng, g 55,08 53,21 54,06 0,646 0,141 Chỉ số hình dáng 79,37 78,43 79,04 0,770 0,686 Chỉ số lòng trắng đặc 0,09 0,09 0,09 0,007 0,992 Tỷ lệ lòng trắng, % 60,86 61,17 59,04 1,256 0,442 Chỉ số lòng đỏ 0,43 0,44 0,43 0,008 0,772 Tỷ lệ lòng đỏ, % 25,87 25,37 27,91 1,266 0,337 Tỷ lệ vỏ, % 13,01 12,89 12,70 0,277 0,726 Màu lòng đỏ 8,10 8,50 8,00 0,224 0,261 Độ dày vỏ, mm 0,49a 0,50a 0,46b 0,008 0,004 Đơn vị Haugh 83,70 83,90 84,70 2,824 0,966

Ghi chú: các số trung bình cùng hàng mang chữ số mũ khác nhau sai khác có ý nghĩa (P=0,05) theo phép thử Tukey.

Về khối lượng trứng: Bổ sung mỡ cá vào khẩu phần gà thí nghiệm thì không ảnh hưởng đến khối lượng trứng (P=0,141). Khối lượng trứng trung bình của các nghiệm thức lần lượt là MC0 (55,08 g), MC4 (53,21 g) và MC8 (54,06 g) đều nhỏ hơn so với khối lượng trứng trung bình của Nguyễn Thị Bích Điệp (2011) với khối lượng trứng trung bình MC2 (58,95 g) và BTMC2 (59,84 g). Nguyên nhân có thể là do trong thời gian thí nghiệm gà bị bệnh CRD phải điều trị một thời gian nên đã ảnh hưởng tới khối lượng trứng.

0 10 20 30 40 50 60

Tuần 25 Tuần 26 Tuần 27 Tuần 28 Tuần 29 Tuần 30 Tuần 31 Tuần 32

Tuần tuổi T rọ n g n g tr n g (g ) MC0 MC4 MC8

Hình 4.4: Biểu đồ so sánh khối lượng trứng trung bình qua các tuần

Về chỉ số hình dáng: Bổ sung mỡ cá vào khẩu phần không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê (P=0,686). Nghiệm thức MC0 (79,37) có chỉ số hình dáng cao nhất và thấp nhất ở nghiệm thức MC4 (78,43). Chỉ số hình dáng ở tất cả nghiệm thức đều cao hơn chỉ tiêu của Nguyễn Đức Hưng (2006) với chỉ số từ 73 – 74. Kết quả cho thấy khi bổ sung mỡ cá vào khẩu phần có ảnh hưởng tới chỉ số hình dáng của trứng.

Về chỉ số lòng trắng đặc: Các nghiệm thức tương đối đồng đều nhau và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức (P=0,992). Chỉ số lòng trắng ở cả 3 nghiệm thức đều là 0,09 và đều đạt được chỉ tiêu trứng tốt của Nguyễn Thị Mai (2009) là lớn hơn 0,08.

Về tỷ lệ lòng trắng: Tỷ lệ lòng trắng cao nhất ở nghiệm thức MC4 (61,17%), kế đến là nghiệm thức MC0 (60,86%) và thấp nhất là nghiệm thức MC8 (59,04%). Cả 3 nghiệm thức đều cao hơn tiêu chuẩn của Nguyễn Đức Hưng (2006) là 58,5% và không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê (P=0,442).

Về chỉ số lòng đỏ: Chỉ số lòng đỏ của 3 nghiệm thức không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê (P=0,772). Chỉ số lòng đỏ bằng nhau ở cả hai nghiệm thức MC0 và MC8 (0,43), còn lại là MC4 (0,44). Kết quả cũng tương đồng với Nguyễn Thị Bích Điệp (2011) với MC2 (0,45) và BTMC2 (0,43).

Về tỷ lệ lòng đỏ: Tỷ lệ lòng đỏ của 3 nghiệm thức lần lượt là MC0 (25,87%), MC4 (25,37%) và MC8 (27,91%), đều không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê (P=0,337). Cả 3 nghiệm thức đều không đạt được chỉ tiêu của Nguyễn Đức Hưng (2006) là lớn hơn 30%.

Về màu lòng đỏ: Bổ sung mỡ cá vào khẩu phần đã không ảnh hưởng đến màu lòng đỏ (P=0,261). Màu lòng đỏ ở 3 nghiệm thức đều đạt chỉ tiêu mà Nguyễn Đức Hưng (2006) đưa ra là 8 – 12 với nghiệm thức MC0 (8,10), MC4 (8,50) và MC8 (8,00). Kết quả đưa ra có sự khác biệt với nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Điệp (2011) là có sự khác biệt về màu lòng đỏ khi bổ sung MC 2% và BTMC 2%. Sự khác nhau này có thể do thí nghiệm của Nguyễn Thị Bích Điệp có bổ sung thêm bột tỏi vào khẩu phần.

Về đơn vị Haugh: Chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng trứng và phụ thuộc vào chiều cao lòng trắng đặc. Đơn vị Haugh cao nhất ở nghiệm thức MC8 (84,70), kế đến MC4 (83,90) và thấp nhất ở MC0 (83,70). Bổ sung mỡ cá vào khẩu phần không ảnh hưởng tới đơn vị Haugh (P=0,966).

Về tỷ lệ vỏ: Sự khác biệt ở các nghiệm thức không có ý nghĩa thống kê (P=0,726). Tỷ lệ vỏ ở nghiệm thức MC0 (13,01%), MC4 (12,89%), MC8 (12,70%) và đều cao hơn chỉ tiêu của Nguyễn Đức Hưng (2006) là 11,5%.

Về độ dày vỏ: Cả 3 nghiệm thức đều nằm trong mức đưa ra của Nguyễn Đức Hưng (2006) là từ 0,25 – 0,55 mm và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức P=0,004. Độ dày vỏ lớn nhất ở nghiệm thức MC4 (0,50 mm), kế đến MC0 (0,49 mm) và nhỏ nhất ở MC8 (0,46 mm). Điều này cho thấy khi bổ sung ở mức 8% mỡ cá vào khẩu phần là quá cao so với nhu cầu chất béo của gà đẻ giai đoạn này, gây ra rối loạn chuyển hóa chất béo trong cơ thể, làm giảm khả năng hấp thụ Ca và P dẫn đến trứng đẻ ra có vỏ mỏng (Senkoylu et al., 2004). 0% 20% 40% 60% 80% 100% MC0 MC4 MC8 Nghiệm thức Tỷ lệ vỏ, % Tỷ lệ lòng đỏ, % Tỷ lệ lòng trắng, %

Hình 4.5: Biểu đồ ảnh hưởng bổ sung mỡ cá lên tỷ lệ thành phần của trứng

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của mỡ cá tra trong khẩu phần lên năng suất và chất lượng trứng gà hisex – brown giai đoạn 25 – 32 tuần tuổi (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)