NGUYỄN TRƯƠNG BẢO TRÂN ƯỚC TÍNH MỨC GIÁ SẴN LÒNG TRẢ CHO SẢN PHẨM GẠO THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG CỦA NGƯỜI DÂN THÀNH PHỐ VĨNH LONG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành KINH TẾ TÀI NGUYÊ
Trang 1NGUYỄN TRƯƠNG BẢO TRÂN
ƯỚC TÍNH MỨC GIÁ SẴN LÒNG TRẢ CHO
SẢN PHẨM GẠO THÂN THIỆN VỚI
MÔI TRƯỜNG CỦA NGƯỜI DÂN
THÀNH PHỐ VĨNH LONG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành KINH TẾ TÀI NGUYÊN – MÔI TRƯỜNG
Mã số ngành: 52850102
Trang 2KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN TRƯƠNG BẢO TRÂN
4105706
ƯỚC TÍNH MỨC GIÁ SẴN LÒNG TRẢ CHO
SẢN PHẨM GẠO THÂN THIỆN VỚI
MÔI TRƯỜNG CỦA NGƯỜI DÂN
THÀNH PHỐ VĨNH LONG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN – MÔI TRƯỜNG
Mã số ngành: 52850102
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Th.s HUỲNH THỊ ĐAN XUÂN
12-2013
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Qua quá trình học tập tại trường Đại Học Cần Thơ, em chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Kinh Tế và QTKD đã cung cấp cho em rất nhiều kiến thức và kĩ năng giúp em có thể hoàn thành bài luận văn này
Trong quá trình làm luận văn ngoài nỗ lực của riêng bản thân em thì
em xin chân thành cảm ơn quí Thầy, Cô và các bạn khóa 36 đã giúp đỡ em rất nhiều Đặc biệt là Cô Huỳnh Thị Đan Xuân và Thầy Huỳnh Việt Khải đã tận tình hướng dẫn em làm tốt luận văn tốt nghiệp
Em xin chân thành cảm ơn những người dân trên sống trên địa bàn thành phố Vĩnh Long đã cung cấp cho em những thông tin, kiến thức giúp
em thu thập tốt những thông tin cần thiết để hoàn thành tốt bài viết của mình
Tuy nhiên do hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm nên trong quá trình thực hiện đề tài không tránh khỏi sai sót Em rất mong nhận được ý kiến của quý thầy cô để bài luận văn được hoàn chỉnh hơn
Cuối cùng em kính chúc quý Thầy Cô Khoa Kinh tế & QTKD trường Đại học Cần Thơ dồi dào sức khỏe, công tác tốt và không ngừng thăng tiến trên con đường sự nghiệp của mình
Ngày … tháng … năm … Sinh viên thực hiện
Nguyễn Trương Bảo Trân
Trang 4Nguyễn Trương Bảo Trân
Trang 5NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
Ngày … tháng … Năm 2013 Thủ trưởng đơn vị
(ký tên và đóng dấu)
Trang 6BẢN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên người nhận xét: Huỳnh Thị Đan Xuân Học vị: Thạc Sĩ
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Cơ quan công tác: Đại học Cần Thơ
Tên sinh viên: Nguyễn Trương Bảo Trân MSSV:
4105706
Lớp: Kinh tế Tài nguyên môi trường, Khoá 36
Tên đề tài: Ước tính mức giá sẵn lòng trả cho sản phẩm gạo thân thiện với môi trường củ người dân thành phố Vĩnh Long
Trang 7NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
Trang 8
MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu 2
1.3.1 Không gian nghiên cứu 2
1.3.2 Thời gian thực hiện nghiên cứu 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 2
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
2.1 Cơ sở lý luận 3
2.1.1 Sản phẩm thân thiện với môi trường 3
2.1.2 Khái niệm mức giá sẳn lòng trả (willingness to pay-WTP) 4
2.1.3 Thang đo NEP _ New Ecological Paradigm Scacle 4
2.1.4 Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (Contingent Valuation Method-CVM) 5
2.1.5 Áp dụng CVM vào nghiên cứu 11
2.1.6 Lược khảo tài liệu 13
2.2 Phương pháp nghiên cứu 15
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu 15
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 15
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 16
Chương 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN-KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH VĨNH LONG 19
Trang 93.1 Giới thiệu tổng quan về tỉnh Vĩnh Long và thành phố Vĩnh Long 19
3.1.1 Vị trí địa lý 19
3.1.2 Đặc điểm khí hậu 20
3.1.3 Đặc điểm dân số, xã hội, kinh tế 20
3.2 Giới thiệu tổng quan về VQG Tràm Chim 24
3.2.1 Vị trí địa lý 24
3.2.2 Thực trạng về Sếu đầu đỏ 29
Chương 4: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ SẴN LÒNG TRẢ TIỂN CHO SẢN PHẨM GẠO THÂN THIỆN CỦA NGƯỜI DÂN THÀNH PHỐ VĨNH LONG 32
4.1 Mô tả đối tượng nghiên cứu 32
4.2 Thái độ của các đáp viên về các vấn đề môi trường 35
4.2.1 Hành vi và thái độ bảo vệ môi trường 35
4.2.2 Kiến thức về vườn quốc gia Tràm Chim 37
4.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giá sẵn lòng trả tiển cho sản phẩm gạo thân thiện của người dân thành phố Vĩnh Long 38
4.3.1 Các câu trả lời cho câu hỏi WTP 38
4.3.2 Giải thích các biến sử dụng trong mô hình xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng chi trả của đáp viên cho sản phẩm gạo thân thiện với môi trường của người dân thành phố Vĩnh Long 40
4.3.3 Kết quả xử lý mô hình Logit về các yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng chi trả cho sản phẩm gạo thân thiện với môi trường của người dân thành phố Vĩnh Long 42
Chương 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN VỀ SẢN PHẨM GẠO THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG 46
5.1 Giải pháp nâng cao nhận thức của người dân cho việc sử dụng sản phẩm gạo thân thiên với môi trường 46
5.2 Giải pháp cho sản phẩm gạo thân thiện với môi trường 47
Trang 106.1 Kết luận 48
6.2 Kiến nghị 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
PHỤ LỤC 52
Trang 11DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Số lượng bảng câu hỏi nhận lại 16
Bảng 2.2 Tổng hợp các biến với dấu kỳ vọng trong mô hình hồi quy Logit 18 Bảng 3.1 Số lượng sếu đầu đỏ qua các năm ở VQG Tràm Chim 30
Bảng 4.1 Mô tả đối tượng nghiên cứu 32
Bảng 4.2 Số thành viên trong gia đình 33
Bảng 4.3 Kiến thức của đáp viên về VQG Tràm Chim 37
Bảng 4.4 Các câu trả lời cho câu hỏi WTP 39
Bảng 4.5 Kết quả hồi quy mô hình logit các yếu tố ảnh hưởng đến giá sẵn lòng trả cho sản phẩm gạo thân thiên với môi trường 42
Bảng 4.6 Đo lường WTP của đáp viên bằng phương pháp Turnbull 44
Trang 12DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 3.1 Bản đồ tỉnh Vĩnh Long 19
Hình 3.2 Số lượng sếu đầu đỏ qua các năm (1998-2008) 30
Hình 4.1 Tổng thu nhập của gia đình đáp viên 33
Hình 4.2 Trình độ học vấn của đáp viên 34
Hình 4.3 Cơ cấu giới tính của đáp viên 35
Hình 4.4 Tình trạng hôn nhân của đáp viên 35
Hình 4.5 Cơ cấu đáp viên đồng ý và không đồng ý với sản phẩm gạo thân thiện với môi trường 38
Hình 4.6 Tỷ lệ các đáp viên sẵn lòng chi trả cho sản phẩm gạo thân thiên với môi trường 40
Trang 14CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Khi xã hội ngày càng phát triển nhu cầu của mỗi người không chỉ còn là
ăn no mặc ấm mà đã trở thành ăn ngon mặc đẹp Đặc biệt là một đất nước phát triển chủ yếu bằng nghề trồng lúa và gạo là món ăn chính hằng ngày nên thị trường gạo trong nước rất đa dạng và phong phú Tuy nhiên để có một loại gạo vừa sạch, vừa ngon, giá cả hợp lí lại là vấn đề cần thiết hơn bao giờ hết nhằm nâng cao thương hiệu gạo Việt và mang lại lợi ích cho chính chúng ta Hiện nay trên thị trường, khái niệm gạo sạch, rau sạch không còn xa lạ với người tiêu dùng và gạo thân thiện với môi trường là một khái niệm khái quát hơn về gạo sạch Gạo thân thiện với môi trường là loại gạo được trồng theo các tiêu chuẩn: trong nước (VietGAP), Châu Á (ASEAN GAP) và quốc tế (GLOBAL GAP) nhằm tạo ra sản phẩm gạo vừa thân thiện với môi trường vừa đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng và người sản xuất Với việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp: ít thuốc bảo vệ thực vật, mức lưu tồn hóa chất trong gạo ở mức cho phép Khi sử dụng gạo thân thiện với môi trường sẽ đảm bảo về an toàn hơn so với các sản phẩm gạo được sản xuất theo phương pháp cổ truyền-là phương pháp canh tác lúa sử dụng thuốc bảo vệ thực vật với số lượng lớn, làm ô nhiễm môi trường đất, nước, tác động tiêu cực đến môi trường sống của nhiều loài động vật quý hiếm, trong đó có sếu đầu đỏ
Sếu đầu đỏ là một trong 15 loài sếu quý hiếm của Thế giới, là loài lớn nhất trong các loài sếu, và cũng là loài chim cao nhất trong các loài chim bay hiện nay Trong số hơn 350 loài bị đe doạ ở Việt Nam thì sếu đầu đỏ là loài có nguy cơ bị đe doạ lớn nhất Cụ thể là vùng Đồng Tháp Mười-Vườn Quốc gia (VQG) Tràm Chim, nơi cư trú của sếu đầu đỏ ở Việt Nam có diện tích lúa ma
và năn-nguồn thức ăn chủ yếu của sếu đang bị thu hẹp lại Vì lý do đó, làm cho số lượng sếu hằng năm bay về VQG Tràm Chim giảm đi rất nhiều qua các năm Số lượng sếu này đã giảm từ 1.052 con năm 1988 xuống hiện còn hơn 50 con
Vì vậy, vừa để đáp ứng nhu cầu của con người về một loại gạo có chất lượng (tốt cho sức khoẻ người tiêu dùng, người sản xuất và không làm hại đến môi trường) vừa bảo tồn loài sếu đầu đỏ, tại sao chúng ta không nghĩ đến sẽ trồng một loại gạo vừa thân thiện với môi trường vừa giúp bảo tồn loài sếu đầu đỏ ở Việt Nam? Vì vậy việc thực hiện một dự án bảo tồn sếu đầu đỏ thông qua nhãn hiệu gạo thân thiện với môi trường là một vấn đề đáng được quan
Trang 15tâm Đề tài “ Ước tính mức giá sẵn lòng trả cho sản phẩm gạo thân thiện với môi trường của người dân thành phố Vĩnh Long” được thực hiện nhằm
ước tính mức giá sẵn lòng trả tiền của người dân cho sản phẩm gạo thân thiện với môi trường để bảo tồn loài sếu đầu đỏ ở VQG Tràm Chim Đồng Tháp
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Ước tính mức giá sẵn lòng trả cho sản phẩm gạo thân thiện với môi trường của người dân thành phố Vĩnh Long
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích thái độ và nhận thức của người dân ở thành phố Vĩnh Long
về vấn đề bảo tồn sếu đầu đỏ và đa dạng sinh học ở VQG Tràm Chim
- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ước muốn sẵn lòng trả tiền cho sản phẩm gạo thân thiện với môi trường nhằm bảo tồn sếu đầu đỏ và đa dạng sinh học ở VQG Tràm Chim của người dân thành phố Vĩnh Long
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về việc bảo tồn đa dạng sinh học và giải pháp cho sản phẩm gạo thân thiện với môi trường
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trong địa bàn thành phố Vĩnh Long
1.3.2 Thời gian thực hiện nghiên cứu
- Thời gian thực hiện nghiên cứu từ ngày 12/8/2013 đến ngày 18/11/2013
- Thời gian thu thập số liệu sơ cấp từ ngày 27/8/2013 đến ngày 15/9/2013
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Các hộ gia đình sống trên địa bàn thành phố Vĩnh Long
Trang 16CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Sản phẩm thân thiện với môi trường
“Sản phẩm thân thiện với môi trường” là nhóm sản phẩm mà quá trình sản xuất, tiêu thụ và thải bỏ không ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường (hoặc nếu có thì tác động đến môi trường cũng nhẹ hơn so với các sản phẩm tương tự cùng loại) Xét trong chừng mực nào đó, đôi khi các sản phẩm thân thiện với môi trường còn có ảnh hưởng tích cực tới môi trường Ví dụ, các nông sản hữu cơ tạo điều kiện cân bằng lại sinh thái, hoặc khi phân huỷ chúng đảm bảo khả năng tái tạo lại độ mùn của đất, các sản phầm và dịch vụ khắc
- Sản phẩm được tạo ra từ các vật liệu thân thiện với môi trường: Nếu
sản phẩm chứa các vật liệu tái chế thay vì sử dụng vật liệu mới, thô, nó có thể được xem là một sản phẩm xanh Ví dụ, một sản phẩm tái chế nhanh như tre hay bần (sử dụng để lót nều) là những sản phẩm thân thiện với môi trường vì
là sản phẩm được tạo ra từ vật liệu phế phẩm nông nghiệp như rơm hoặc dầu nông nghiệp
- Sản phẩm đem đến những giải pháp an toàn đến môi trường và sức khoẻ thay cho các sản phẩm phẩm độc hại truyền thống: ví dụ các vật liệu
thay thế chất bảo quản gỗ như creosote, được biết là một hợp chất gây ung thư
- Sản phẩm giảm tác động đến môi trường trong quá trình sử dụng: (ít
chất thải, sử dụng năng lượng tái sinh, ít chi phí bảo trì), người tiêu dùng châu
Âu nhiều năm qua đã quay lại sử dụng chai sữa thủy tinh và giảm tỉ lệ sử dụng loại sữa đựng trong chai nhựa sử dụng 1 lần rồi bỏ Chai thủy tinh có thể sử dụng nhiều lần, dễ dàng tái chế
Trang 17- Sản phẩm tạo ra một môi trường thân thiện và an toàn đối với sức khoẻ: Vật liệu xây dựng xanh là những sản phẩm tạo ra một môi trường an
toàn trong nhà bằng cách không phóng thích những chất ô nhiễm quan trọng như sơn có dung môi hữu cơ bay hơi thấp, bám chắc, loại bỏ hoặc ngăn ngừa
sự lan truyền chất ô nhiễm như sản phẩm từ sự thông gió hoặc bộ lọc không khí trong máy lạnh (bụi, nấm mốc, vi khuẩn…) và cải thiện chất lượng chiếu sáng
2.1.2 Khái niệm mức giá sẳn lòng trả (willingness to pay-WTP)
- Sự sẵn lòng trả được định nghĩa theo nhiều cách dưới đây là một cách định nghĩa về WTP:
“WTP là số tiền tối đa mà một cá nhân tuyên bố họ sẵn sàng trả cho một hàng hóa hoặc dịch vụ tốt”(DFID, 1997)
- Có nhiều kỹ thuật khác nhau để đánh giá WTP, nhưng có thể phân ra làm 2 cách tiếp cận:
+ Cách tiếp cận dùng giá thị trường để phản ánh WTP Cách này đo lường thiệt hại dưới dạng mất mát thu nhập hay sản lượng, hay tiêu dùng để
bù đắp thiệt hại Thuật ngữ thường được dùng là đo lường WTP trực tiếp + Cách tiếp cận WTP của các cá nhân thông qua hành vi tiêu dùng của
họ hoặc hỏi trực tiếp Cách này được thực hiện khi không có thị trường thực Thuật ngữ thường được dùng là đo lường WTP gián tiếp
2.1.3 Thang đo NEP_New Ecological Paradigm Scacle
Theo Mark W ANDERSON (2012) tổng hợp từ tác giả Dunlap và nhiều tác giả khác (2000) thì thang đo NEP là một thước đo để kiểm chứng thái độ ủng hộ bảo vệ môi trường được sử dụng rộng rãi trong giáo dục, xã hội, khu vui chơi giải trí và những nơi mà có sự khác biệt về thái độ và hành vi
Thang đo được xây dựng từ 15 ý kiến và phải chọn đồng ý hay không đồng ý (bao gồm 5 mức độ không đồng ý hoàn toàn, không đồng ý, không chắc chắn, đồng ý, đồng ý hoàn toàn) về các vấn đề môi trường:
- Chúng ta đang dần tiến tới giới hạn dân số mà trái đất có thể chịu đựng
- Con người có quyền điều chỉnh môi trường tự nhiên theo yêu cầu cần thiết của họ
- Con người can thiệp vào tự nhiên sẽ dẫn đến tư nhiên sẽ bị hư hại
- Sự khéo léo của con người sẽ bảo đảm rằng chúng ta không làm cho
Trang 18- Con người đang lạm dụng nghiêm trọng đến môi trường
- Trái đất có rất nhiều tài nguyên thiên nhiên nếu chúng ta chỉ cần tìm hiểu làm thế nào để phát triển chúng
- Thực vật và động vật có quyền tồn tại như con người
- Sự cân bằng của tự nhiên là đủ mạnh để đối phó với những tác động của các quốc gia công nghiệp hiện đại
- Mặc dù có khả năng đặc biệt của chúng ta, con người vẫn phải tuân theo các quy luật tự nhiên
- Những thông tin về “Cuộc khủng hoảng sinh thái” mà con người phải đối mặt đã được phóng đại rất nhiều
- Trái đất giống như một tàu vũ trụ có độ rộng và các nguồn lực rất hạn chế
- “Con người” có nghĩa là người cai trị phần còn lại của thiên nhiên
- Sự cân bằng của tự nhiên rất mỏng manh và dễ dàng bị tổn thương
- Con người cuối cùng sẽ tìm hiểu đủ về quy luận vận hành của tự nhiên
để có thể kiểm soát nó
- Nếu các hoạt động can thiệp vào tự nhiên của con người như hiện nay, chúng ta sẽ sớm gặp một thảm họa sinh thái lớn
Qua 15 câu trắc nghiệm thái độ về môi trường sẽ tính ra điểm NEP của
cá nhân trả lời Điểm số tối đa là 75 điểm và điểm tối thiểu là 15 điểm Nếu điểm số càng cao thì cho thấy người đó có thái độ ủng hộ môi trường
Các báo cáo về nghiên cứu chỉ tiêu này cho thấy điểm trung bình của thang đo này là 53,3 điểm Nếu cá nhân có điểm số cao hơn 53,3 điểm cho thấy cá nhân này có thái độ môi trường tốt hơn trung bình Và ngược lại nếu ít hơn 53,3 điểm thì được xếp vào loại có hành vi kém thân thiện với môi trường
2.1.4 Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (Contingent Valuation Method-CVM)
2.1.4.1 Định nghĩa
- Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên: là phương pháp dùng để đánh giá
giá trị hàng hóa môi trường bằng cách hỏi trực tiếp Phương pháp này gọi là phương pháp định giá “ngẫu nhiên” vì nó cố làm cho người được hỏi nói họ hành động thế nào nếu họ đặt trong một trường hợp giả định
Trang 19Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp hàng hóa hay dịch vụ không hoặc chưa được buôn bán trên thị trường và chỉ có cách hỏi các đối tượng nghiên cứu xem họ chọn thế nào khi được đặt vào trường hợp nhất định
- Điểm mạnh của phương pháp CVM:
Điểm mạnh của phương pháp này chính là linh động, có thể áp dụng cho bất kì thứ gì mà con người có thể hiểu được, bao gồm hàng hóa thị trường và hàng hóa không thị trường tương ứng, định được giá phi sử dụng
- Điểm yếu của phương pháp CVM:
+ Đặt tính giả định: do người được hỏi đưa ra quyết định trong trường hợp giả định, không thật nên có hai khả năng xảy ra: Một là, trong tình huống thật họ không quyết định như vậy Hai là, không có động lực để họ trả lời thật
sự quyết định của mình với phỏng vấn viên
+ Động lực nói không đúng giá sẵn lòng trả, có hai động lực: một là, người được hỏi đoán rằng câu trả lời của họ sẽ được dùng để đưa ra mức phí bảo hiểm nên họ sẽ đưa ra mức thấp hơn mức sẵn lòng trả của họ; hai là, người trả lời sẽ đưa ra mức giá cao hơn vì họ nghĩ rằng người khác cũng như vậy vì họ thực sự chưa chi trả tiền
- Ứng dụng: Có thể đánh giá giá trị của:
+ Sự cải thiện môi trường: Max WTP để đạt được sự cải thiện, Min WTP
Sự thay đổi chất lượng môi trường được đo ở đây là gì?
Cần phải mô tả rõ sự thay đổi về môi trường
Sử dụng bảng, hình ảnh,…v.v để minh hoạ
Bước 2: Xác định đối tượng khảo sát
Là toàn bộ các đối tượng (cá nhân, hộ gia đình) hưởng lợi tìm năng từ hàng hoá/dịch vụ đang đánh giá
Trang 20Bước 3: Lựa chọn phương thức khảo sát/ cách đặt câu hỏi
a/ Cách đặt câu hỏi:
Bài viết sử dụng phương pháp Close-ended question để hỏi đáp viên
Dưới đây là một số phương pháp phổ biến dùng để hỏi trong nghiên cứu:
Open-ended question: phương pháp này hỏi người đựơc phỏng vấn họ
muốn trả bao nhiêu
Close-ended question: Đưa ra cho người được phỏng vấn 1 con số (số tiền phải trả) và hỏi họ đồng ý trả hay không
Payment card: đưa thẻ ghi một dãy số và đề nghị người được phỏng vấn
chọn
Stochastic payment card: đưa thẻ ghi một dãy số và hỏi người được
phỏng vấn xác suất/khả năng họ đồng ý trả cho mỗi số tiền
Double-bounded: Người được phỏng vấn trả lời mức giá ban đầu Nếu
trả lời có, hỏi mức cao hơn Nếu trả lời không, hỏi mức thấp hơn Ngoài ra, còn có các cách đặt câu hỏi như: Bidding game, v.v
b/ Phương thức phỏng vấn:
Đề tài sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp để phỏng vấn đáp viên
Bước 4: Xây dựng công cụ khảo sát
* Xây dựng bảng câu hỏi: rất quan trọng trong CVM
Bảng câu hỏi tốt là bảng câu hỏi cung cấp chính xác các thông tin, làm người trả lời phải suy nghĩ nghiêm túc và từ đó thu thập được WTP đúng
* Các bước xây dựng bảng câu hỏi:
- Xác định lại hàng hoá cần đánh giá
- Thiết kế kịch bản
- Đặt câu hỏi về WTP
Các câu hỏi phụ liên quan đến: thái độ và sự hiểu biết liên quan đến vấn
đề được hỏi (attitude, opinion, knowledge question), các câu hỏi“tiếp theo” (“folow-up question), đặc điểm kinh tế xã hội (demographic)
- Khảo sát thử và chỉnh sửa bảng câu hỏi
* Cấu trúc của bảng câu hỏi:
- Các câu hỏi về kiến thức thái độ
- Kịch bản
Trang 21- Mô tả các thuộc tính của hàng hoá
- Mô tả thị trường: đơn vị cung cấp, ai sẽ hưởng lợi và thiệt hại?
- Phương thức thanh toán (payment vehicle): thanh toán như thế nào? Cá nhân hay hộ gia đình? Thời gian thanh toán? Cơ quan nào chịu trách nhiệm thu tiền? Phương thức chi trả đạt yêu cầu nếu người được phỏng vấn tin là công bằng và có tính thực tế
- Câu hỏi về sự hài lòng và nhu cầu
- Câu hỏi WTP
- Câu hỏi “liên quan tiếp theo” (Follow up question)
- Đặc điểm kinh tế xã hội
* Xác định các mức giá
- Để xác định mức giá: cần thảo luận nhóm, phỏng vấn cá nhân
- Xác định mức giá như thế nào còn liên quan đến cách đặt câu hỏi
tình trạng hiện tại của họ Do đó, câu trả lời là kiểu "có (yes)" hoặc "không (no)", đòi hỏi một lý thuyết như thế nào để chuyển các câu trả lời riêng biệt vào ước tính giá sẵn lòng trả (WTP) có ý nghĩa Chúng tôi cho rằng một người trả lời được yêu cầu xem xét sự thay đổi từ hiện trạng Q 0 đến Q 1 , tại Q 1 đề cập đến chất lượng môi trường và có lẽ là sự lựa chọn thứ hai là thích hợp hơn với
trước đây Biểu thị các hữu dụng gián tiếp của người trả lời như V(P,Q,I,Z), trong đó P là một vector của giá, I là thu nhập của người trả lời và Z là một
vector của các đặc tính của người trả lời Sau đó nếu người trả lời được hỏi
liệu anh có sẵn sàng trả một số tiền M để có được Q 1, câu trả lời sẽ là "có" nếu
các điều kiện sau đây đạt được (trong đó PR biểu thị xác suất)
Trang 22Pr(Yes) = Pr{V(P,Q 1 , I – M, Z) + ε 1 ≥ V(P,Q 0 , I – 0, Z) + ε 0}
= Pr{V(P,Q 1 , I – M, Z) – V(P,Q 0 , I – 0, Z) + ε 1 – ε 0 ≥ 0} (2.1)
Trong đó ε 0 và ε 1 là thành phần không có ý nghĩa của hàm hữu dụng và
giống nhau, phân phối độc lập biến ngẫu nhiên với số không có nghĩa Nếu chúng ta định nghĩa:
∆V = V(P,Q 1 , I – M, Z) – V(P,Q 0 , I – 0, Z) và γ = ε 1 – ε 0
ta có thể viết lại:
Pr{Yes} = Pr( γ ≥ – ∆V) = 1 – F γ (– ∆V) = F γ ( ∆V) (2.2) Khi đó F γ ( ∆V) đại diện cho hàm mật độ tích lũy của giá sẵn lòng trả tối
đa
Trong phương pháp phân tích CV phân đôi ước tính giá trung bình và
mức giá sẵn lòng trả trung bình (WTP) dựa trên các hệ số liên quan đến giá sẵn lòng trả (WTP) với một hằng số và giá (BID) Hệ số bổ sung (X) của biến khác
như câu trả lời cho câu hỏi thái độ hoặc thông tin cá nhân của người trả lời cũng có thể là một nhân tố trong mô hình Probit và mô hình logit được áp dụng phổ biến để phân tích các lựa chọn dạng phân đôi của phương pháp định giá ngẫu nhiên Trong nghiên cứu này sử dụng các hàm logit tính toán tương đối dễ dàng hơn so với phương pháp của hàm probit Sau đây hàm số logistic
có thể ước tính cho các hệ số:
Trong đó và là các hệ số ước tính và giá (BID) là số tiền người được
hỏi yêu cầu trả
Mô hình logistic có thể ước tính với khả năng cao nhất Cho R k là chỉ số biến cho quan sát k, với:
Pr(Yes) = Pr(R k = 1) = Pr( γ k ≤ ∆V k ) = F γ ( ∆V k) (2.4)
Pr(No) = Pr(R k = 0) = Pr( γ k ≤ ∆V k ) = 1 – F γ ( ∆V k) (2.5)
Để log được hình thành:
logL = + (1 – R k )ln(1 – F γ ( ∆V k))} (2.6) Trong trường hợp này, giá trung bình và giá sẵn lòng trả trung bình
(WTP) đều có ý nghĩa như nhau, theo phương pháp tham số thì mức WTP tính
như sau:
Trang 23Mean/Median WTP = – (2.7) Phương pháp phi tham số
Theo Haad và McConnell (2002) nếu câu trả lời là “có” cho một mức giá
cụ thể tj thì WTP lớn hơn hoặc bằng mức giá đó Nếu câu trả lời là “không” thì WTP thấp hơn mức giá đó
Với tj là mức giá mà dự án bảo tồn đưa ra, nếu đáp viên trả lời “có” ta có thể kết luận WTPj>=tj, ngược lại nếu trả lời là “không” thì WTPj<tj Vì vậy, WTP có thể được xem là biến ngẫu nhiên với một hàm số phân phối tích lũy Fw(tj)
Trình tự ước tính mức sẵn lòng chi trả như sau:
Bước 1: tính toán tỉ lệ trả lời “không” với một mức giá bằng cách chia số
người có câu trả lời “không” cho tổng số người được hỏi cho cùng một mức giá đưa ra Kí hiệu là Fj Kết hợp các mức giá trong trường hợp nếu cần thiết Cho * 0
f cho mỗi mức giá đóng góp Những con
số ước tính này đại diện cho mức sẵn lòng chi trả giữa giá (tj ) và (tj+1) để tính toán khả năng sẵn lòng cho trả giữa mức giá cao nhất (tM) và cận trên (tM+1) chúng ta xác định * 1
Bước 3: nhân một mức giá được cung cấp với xác suất trả lời “không”
sẵn sàng trả tiền nằm giữa mức giá này và mức giá cao nhất kế tiếp (tj+1) ở bước 2 là f j Không cần phải thực hiện tính toán này cho khoảng từ 0-t1
Bước 4: tính tổng các con số từ bước (3) trên tất cả mọi giá để có được
một ước tính mức sẵn lòng chi trả thấp hơn giới hạn trên
j F F t
0
* (2.8) Bước 5: tính toán phương sai của các cận dưới là
(2.9)
Trang 24* Ghi chú: ở bước 2 tính * *
1
*
j j
j
j j
T
N T
T
N N
1
(Nj là số câu trả lời “không” và Yj là số câu trả lời “có” ở từng mức giá j; Tj=Yj+Nj
Vậy theo phương pháp phi tham số thì giá trị WTP trung bình được tính như sau:
j F F t
0
* (2.10)
* Kiểm tra độ tin cậy của giá trị WTP: nhằm xác định WTP có
tuân theo các lý thuyết và kỳ vọng hay không
Hồi quy WTP theo các biến số:
- Thu thập đặc điểm kinh tế-xã hội
- Các biến số về thái độ
- Thái độ đối với kịch bản
- Kiến thức về hàng hoá đang xem xét
- Khoảng cách đến địa điểm cung cấp hàng hoá
Các bước kiểm tra:
- Hồi quy WTP theo các biến
- Kiểm tra mức ý nghĩa của các hệ số
- Xem xét dấu của biến Có phù hợp với lý thuyết hay không?
- Kiểm tra lại phần trăm dự báo đúng của mô hình để xem xét mức độ phù hợp của mô hình
2.1.5 Áp dụng CVM vào nghiên cứu
2.1.5.1 Bảng câu hỏi
Bảng câu hỏi gồm bốn phần:
- Phần 1: Hành vi và thái độ bảo vệ môi trường Trong phần 1 này nhằm tìm hiểu về thái độ và hành vi bảo vệ môi của đáp viên thông qua các phát biểu được nêu ra ở bảng câu hỏi
- Phần 2: Các câu hỏi về sự hiểu biết của đáp viên về VQG Tràm Chim Phần này thu thập thông tin về sự quan tâm của người dân đối với VQG Tràm Chim và sếu đầu đỏ
Trang 25- Phần 3: Câu hỏi CVM về nhãn hiệu gạo “Thân thiện với sếu đầu đỏ” + Chỉ ra các mối đe dọa đến đa dạng sinh học ở VQG Tràm Chim Sau
đó đưa ra lợi ích của sản phẩm “thân thiện với môi trường” nói chung cũng như lợi ích của sản phẩm “gạo thân thiên với môi trường” nói riêng
+ Đưa ra câu hỏi WTP cho đáp viên và các câu hỏi “tiếp theo” Trong phần này đáp viên sẽ cho biết có sẵn lòng trả tiền cho sản phẩm “gạo thân thiện với môi trường” không Sau đó lựa chọn mức độ chắc chắn mua hoặc không chắc chắn mua khi loại gạo này có sẵn trên thị trường
- Phần 4: Thông tin về hộ gia đình Phần này thu thập thông tin cá nhân của các đáp viên
2.1.5.2 Kịch bản
Kịch bản bắt đầu với sự nghiên cứu về hành vi và thái độ bảo vệ môi trường của các đáp viên thông qua các phát biểu được đưa ra trong bảng câu hỏi Môi trường tự nhiên đang bị xâm hại nặng do mật độ dân cư tăng cao nên các sinh cảnh của thú luôn bị con người xâm nhập để canh tác nông nghiệp và thực hiện các hoạt động khác Sự ô nhiễm môi trường sống do chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp ngày càng gia tăng và trở nên nghiêm trọng hơn Sau đó đưa ra kế hoạch để bảo tồn đa dạng sinh học đặc biệt là loài sếu đầu đỏ ở VQG Tràm Chim (Tam Nông, Đồng Tháp) thông qua nhãn hiệu “gạo thân thiện với môi trường”
Giả sử Ủy Ban Nhân Dân Đồng Tháp và khu bảo tồn Tràm Chim sẽ chịu tránh nhiệm cung cấp nhãn hiệu lúa sản xuất “thân thiện với sếu đầu đỏ” cho nông dân ở xung quanh vùng Tràm Chim nếu họ sản xuất lúa sử dụng liều lượng hóa chất theo tiêu chuẩn quy định và hình thức canh tác không ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của sếu đầu đỏ cũng như các loài chim thú khác đồng thời bảo vệ môi trường, sức khoẻ cho người tiêu dùng Với hy vọng
là lúa với thương hiệu “Thân thiện với môi trường” sẽ được bán với mức giá cao hơn vì hình thức sản xuất này về lâu dài sẽ làm cho sếu đầu đỏ cũng như các loài động thực vật khác sẽ tăng lên đáng kể
Câu hỏi WTP: giả sử ông/bà đang mua gạo với mức giá 10.000đồng/kg, ông/bà có sẵn lòng trả nhiều hơn một khoản tiền cụ thể để mua gạo nếu được trồng theo cách thức “thân thiện với sếu đầu đỏ” Khoản tiền tăng lên sẽ làm tăng thêm thu nhập của người dân nơi đây nhằm khuyến khích ý thức bảo vệ môi trường, giảm đi tình trạng lấn chiếm đất trái phép của khu bảo tồn ở VQG Tràm Chim
Trang 262.1.5.3 Các mức giá
Qua điều tra sơ bộ những người dân trong địa bàn nghiên cứu Bài viết đưa ra các mức giá 11.500 đồng, 13.000 đồng, 14.500 đồng, 16.000 đồng, 17.500 đồng và 19.000 đồng
2.1.5.4 Phương pháp phát bảng câu hỏi
Đề tài sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp
Phỏng vấn trực tiếp (hay phỏng vấn trực diện) là người phỏng vấn (phỏng vấn viên) và người được phỏng vấn (đáp viên) tiếp xúc trực tiếp hỏi và ghi chép thông tin trả lời theo một bảng câu hỏi thiết kế sẵn
Phương pháp phỏng vấn trực tiếp có ưu điểm:
Tính linh hoạt cao
- Phỏng vấn trực tiếp có tính linh hoạt cao hơn so với các phương pháp phỏng vấn khác do người phỏng vấn có thể thay đổi cách hỏi hoặc giải thích thêm nếu người được phỏng vấn chưa hiểu rõ câu hỏi
- Thu được nhiều dữ liệu hơn ngoài bảng câu hỏi mà khách hàng trả lời, bởi vì người phỏng vấn có thể quan sát để thu được thêm dữ liệu về người được phỏng vấn qua ngôn ngữ không lời (nhà cửa, thái độ, hành vi, trang phục…)
Tính chính xác
- Tỉ lệ người trả lời cao, thông tin thu được khá chính xác và nhiều hơn
so với điều tra bằng thư tín
Tính thuận lợi
- Thông tin được trao đổi một cách trực tiếp nên dễ xử lý
- Người phỏng vấn có thể thăm dò đối tượng khi thấy thông tin chưa đủ tin cậy
Thông tin thu được ở nhiều mặt
Khám phá thế giới nội tâm của nhân vật
Tạo ra sự độc quyền về thông tin
2.1.6 Lược khảo tài liệu
Bài viết có lược khảo các tài liệu liên quan đến vấn đề mà đề tài đang nghiên cứu như: Trương Đặng Thuỵ (2007), Trần Thị Thu Duyên (2009), Nguyễn Thị Ngọc Thảo (2011), Lữ Bảo Tuấn (2013) những đề tài lược khảo
Trang 27đều sử dụng phương pháp CVM để định giá hàng hóa và sử dụng phương pháp phi tham số để xác định mức giá sẵn lòng trả
“Willingness to Pay for Conservation of The Vietnamese Rhino” (Trương Đặng Thuỵ): thực hiện năm 2007, đề tài khảo sát tại địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh và Hà Nội Bài nghiên cứu này là một phần của dự án nghiên cứu lớn hơn về sẵn lòng chi trả của địa phương để bảo tồn các loài động vật bị đe doạ ở Đông Nam Á Dự án nghiên cứu đo lường sự sẵn lòng chi trả sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) cho một chương trình bảo tồn tê giác Việt Nam và một chương trình bảo tồn cấp độ vùng cho Rùa biển, những loài này đang bị đe doạ một cách nguy cấp Năm mức giá được sử dụng dựa trên kết quả của cuộc trắc nghiệm thử với 120 bảng câu hỏi ở thành phố Hồ Chí Minh Cuộc khảo sát thực hiện với 800 bảng câu hỏi ở thành phố
Hồ Chí Minh và Hà Nội, trong đó có 690 hộ trả lời Kết quả sự sẵn lòng chi trả trung bình ước lượng khoảng 40.000 đồng/hộ
Trần Thị Thu Duyên (2009): chuyên đề luận văn tốt nghiệp được thực
hiện năm 2009 Bài viết sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) nhằm phân tích để tìm hiểu nhận thức, thái độ cũng như sự sẵn lòng trả tiền để bảo tồn sếu đầu đỏ của người dân huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ Qua
đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân đối với việc bảo tồn các loài động vật bị đe doạ, và đề xuất phương pháp thích hợp để thu nhận sự đóng góp của người dân cho Chương trình bảo tồn sếu đầu đỏ Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng người dân cũng chưa nắm rõ những thông tin về sếu đầu đỏ Tuy nhiên, người dân bày tỏ rằng họ xem trọng giá trị tồn tại và giá trị thừa kế của các động vật bị đe doạ Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng tỷ lệ đáp viên sẵn lòng chi trả để ủng hộ cho Chương trình bảo tồn sếu đầu đỏ dưới 50% Tuy nhiên các hộ gia đình đã sẵn lòng trả trung bình là 11.173 đồng/hộ để bảo tồn sếu đầu đỏ Có 2 yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng chi trả này là các mức giá đưa ra trong bảng câu hỏi và khả năng tiếp cận tính dụng Trong việc thu nhận sự đóng góp của người dân, cách thu tiền thông qua hoá đơn tiền điện không được đa số đáp viên chấp nhận, họ thích thu riêng khoản tiền này hơn
Nguyễn Thị Ngọc Thảo (2011): Bài viết sử dụng phương pháp đánh giá
ngẫu nhiên (CVM) nhằm đánh giá sự sẵn lòng chi trả cho việc tăng phí vệ sinh hướng đến giảm bao cấp ngân sách của quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nhận thức được ý nghĩa của việc tăng phí vệ sinh để gia tăng chất lượng môi trường chỉ dưới 50%, mức giá sẵn lòng trả trung bình là 35.740 đồng/hộ, tăng thêm 19,13% so với mức phí hiện tại mà
Trang 28họ đang chi trả Có 2 yếu tố ảnh hưởng đến mức giá sẵn lòng trả là các mức giá đưa ra trong bảng câu hỏi và thu nhập bình quân của đáp viên
Lữ Bảo Tuấn (2013): Bài viết cũng sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu
nhiên (CVM) nhằm phân tích để tìm hiểu nhận thức, thái độ cũng như sự sẵn lòng trả tiền để bảo tồn đa dạng sinh học ở VQG U Minh Thượng của người dân đồng bằng sông Cửu Long Đề tài nghiên cứu cho thấy rằng môi trường nằm trong 3 vấn đề quốc gia mà đáp viên quan tâm nhất hiện nay nhưng các loài có nguy cơ bị tiệt chủng ngày càng nhiều chưa được đáp viên ưu tiên quan tâm trong các vấn đề môi trường Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng tỷ lệ đáp viên sẵn lòng chi trả để ủng hộ cho dự án bảo tồn đa dạng sinh học ở VQG U Minh Thượng chỉ khoảng 30%, mức giá trung bình mà các hộ gia đình sẵn lòng trả là 28.950 đồng/hộ Trong đó có 3 yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng chi trả này là các mức giá đưa ra trong bảng câu hỏi, tổng thu nhập và giới tính của đáp viên
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Bài viết chọn các hộ gia đình sống tại thành phố Vĩnh Long Thành phố Vĩnh Long là địa phương tiếp giáp với tỉnh Đồng Tháp, nơi có VQG Tràm Chim và loài sếu đầu đỏ có nguy cơ tuyệt chủng đang cần được bảo tồn Ngoài
ra nó là một trong những trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của ĐBSCL Do đó người dân nơi đây có điều kiện tiếp cận các thông tin về môi trường nói chung cũng như các vấn đề về VQG Tràm Chim nói riêng một cách đầy đủ và chính xác hơn
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu chính dùng trong bài viết này là số liệu sơ cấp từ việc phỏng vấn
150 hộ gia đình trên địa bàn thành phố Vĩnh Long, được điều tra dựa trên sự thuận lợi hay dựa trên tính dễ tiếp cận của đối tượng, ở những nơi mà nhân viên điều tra có nhiều khả năng gặp được đối tượng Do vậy, số liệu được thu thập theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện
Với 150 bảng câu hỏi được phát ra cho 150 hộ gia đình trên địa bàn thành phố Vĩnh Long, có 6 mức giá được đưa ra trong bảng câu hỏi là 11.500 đồng, 13.000 đồng, 14.500 đồng, 16.000 đồng, 17.500 đồng, 19.000 đồng, mỗi mức giá có 25 bảng câu hỏi được phát ra để phỏng vấn trực tiếp ở các hộ gia đình Người trả lời chỉ được hỏi một mức giá lấy ngẫu nhiên từ 6 mức giá và chỉ trả lời là có hay không chấp nhận mức giá mà bảng câu hỏi đã đưa ra và dựa vào đó sẽ tính được mức giá trung bình sẵn lòng trả WTP theo phương
Trang 29pháp CVM Số lượng bảng câu hỏi nhận lại tương ứng với các mức giá ở bảng 2.1 dưới đây:
Bảng 2.1 Số lượng bảng câu hỏi nhận lại
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2013
Ngoài ra bài viết còn sử dụng số liệu thứ cấp được thu thập trên Internet
và các bài nghiên cứu liên quan đến vị trí và hệ động thực vật ở Đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Vĩnh Long và VQG Tràm Chim, các thông tin về sếu đầu
đỏ, sản phẩm thân thiện với môi trường,
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu
Sử dụng phần mềm Exel và Stata để xử lý số liệu
Sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) để xác định giá sẵn lòng trả (WTP) của người dân thành phố Vĩnh Long cho sản phẩm gạo thân thiện với môi trường
Phương pháp hồi quy tuyến tính bội bằng mô hình kinh tế lượng: sử dụng mô hình logit để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ước muốn giá sẵn lòng trả cho sản phẩm gạo thân thiện với môi trường của người dân thành phố Vĩnh Long để bảo tồn loài sếu đầu đỏ và đa dạng sinh học ở VQG Tràm Chim Trong đề tài này mô hình Logit được sử dụng nhằm ước tính mức giá sẵn lòng trả cho sản phẩm gạo thân thiện với môi trường của người dân thành phố Vĩnh Long
Mô hình Logit:
Y = f(gia,tuoi,sothanhvien,gioitinh,trinhdohv,tthonnhan,tthunhap)
Biến phụ thuộc trong mô hình là WTP:
+ WTP = 1 nếu đáp viên sẵn lòng chi trả cho sản phẩm gạo thân thiện với môi trường
+ WTP = 0 nếu đáp viên không sẵn lòng chi trả cho sản phẩm gạo thân thiện với môi trường
Trang 30Các biến giải thích (theo dự báo có thể có ảnh hưởng đến sự sẵn lòng chi trả của đáp viên) đưa vào mô hình gồm có:
Các mức giá (gia): Các mức giá được đề nghị trong bảng câu hỏi có đơn vị là đồng, có 6 mức giá khác nhau được đưa ra để khảo sát ý kiến của người dân trên địa bàn thành phố Vĩnh Long có đồng ý trả với mức giá đó hay không Biến này được kỳ vọng là ảnh hưởng ngược chiều với sự sẵn lòng chi trả của đáp viên cho sản phẩm gạo thân thiện với môi trường, tức khi ở mức giá thấp thì ước muốn sẵn lòng cho sản phẩm gạo thân thiện với môi trường sẽ tăng lên, ngược lại khi mức giá cao thì ước muốn sẵn lòng cho sản phẩm gạo thân thiện với môi trường sẽ giảm xuống Các mức giá được đưa ra là 11.500 đồng, 13.000 đồng, 14.500 đồng, 16.000 đồng, 17.500 đồng và 19.000 đồng
Tuổi (tuoi): là số tuổi hiện tại của đáp viên Tuổi của đáp viên càng cao thì thu nhập của họ càng thấp do đó họ có khuynh hướng tiết kiệm các chi tiêu hơn Vì vậy mức sẵn lòng chi trả của họ càng thấp Bên cạnh đó, trong quá trình đi học hoặc đi làm, có thể người trẻ tuổi tiếp cận các thông tin về môi trường cũng như các sản phẩm thân thiện với môi trường nhiều hơn, có thu nhập cao hơn, do đó họ sẽ dễ chấp nhận sản phẩm gạo thân thiện với môi trường Vậy biến tuổi được kì vọng có sự ảnh hưởng ngược chiều đến sự sẵn lòng chi trả
Số thành viên trong gia đình (sothanhvien): là tổng số thành viên đang sống trong gia đình của đáp viên bao gồm trong tuổi lao động và ngoài
độ tuổi lao động, biến số thành viên trong gia đình này có kì vọng có tác động
âm lên biến WTP, nghĩa là nếu số thành viên càng nhiều thì ước muốn sẵn lòng trả cho sản phẩm gạo thân thiện với môi trường càng giảm, vì hộ phải chi tiêu hàng tháng cho gia đình nhiều hơn
Giới tính (gioitinh): là giới tính của đáp viên Nữ giới thường là những người nắm giữ chi tiêu trong gia đình và ra quyết định cho các sản phẩm lương thực hằng ngày Do đó, biến giới tính cũng được kỳ vọng là có ảnh hưởng đến sự sẵn lòng trả tiền của đáp viên cho sản phẩm gạo thân thiện với môi trường
Trình độ học vấn (trinhdohv): là trình độ học vấn của đáp viên Trình
độ học vấn của đáp viên cao hơn có thể họ sẽ có nhiều thông tin hơn về các sản phẩm thân thiện với môi trường, vì vậy có thể họ sẽ nhận thức đầy đủ hơn
về tầm quan trọng của sản phẩm này và sẽ có thái độ tích cực hơn trong việc
sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường Do đó, trình độ học vấn của đáp viên được kỳ vọng là sẽ có ảnh hưởng cùng chiều đến sự sẵn lòng trả tiền của đáp viên cho sản phẩm gạo thân thiện với môi trường
Trang 31 Tình trạng hôn nhân (tthonnhan): là tình trạng hôn nhân của đáp viên, đáp viên có gia đình đã có thu nhập và sẽ nghĩ đến việc bảo tồn cho thế hệ tương lai hơn là đáp viên độc thân vậy biến tình trạng hôn nhân kì vọng cùng chiều ước muốn sẵn lòng chi trả của đáp viên
Tổng thu nhập hàng tháng của hộ (tthunhap): là tổng số thu nhập hàng tháng của tất cả các thành viên trong gia đình của đáp viên, nó có kì vọng tác động dương lên biến phụ thuộc WTP, tức khi thu nhập tăng lên thì người ta sẵn lòng chi trả cho sản phẩm thân thiện với môi trường nhiều hơn
Dấu kì vọng của các biến giải thích sử dụng trong mô hình Logit được tổng hợp trong bảng 2.2
Bảng 2.2 Tổng hợp các biến với dấu kỳ vọng xem xét trong mô hình hồi quy
- Giới tính Gioitinh Nam = 1, nữ = 0 +
Trình độ học vấn Trinhdohv
Trình độ hoc vấn dưới phổ thông cơ
sở (cấp 2) = 0, từ phổ thông cơ sở (cấp 2) trở lên = 1
≤ tthu nhập trung bình là 1
+
Ghi chú: tthu nhập trung bình=9.000.000 đồng
Trang 32CHƯƠNG 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN-KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH VĨNH LONG 3.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TỈNH VĨNH LONG VÀ THÀNH PHỐ VĨNH LONG
Vĩnh Long là Tỉnh nằm ở trung tâm châu thổ đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) thuộc vùng giữa sông Tiền-sông Hậu, cách thành phố Hồ Chí Minh
136 km Trên quan hệ đối ngoại, Vĩnh Long nằm trong vùng ảnh hưởng của địa bàn trọng điểm phía Nam, nằm giữa trung tâm kinh tế quan trọng là thành
phố Cần Thơ và thành phố Hồ Chí Minh
3.1.1 Vị trí địa lý
Nguồn: Vĩnh Long thành lập thị xã Bình Minh, 2013
Hình 3.1 Bản đồ tỉnh Vĩnh Long Vĩnh Long có tọa độ địa lý từ 9o 52' 45" đến 10o 19' 50" vĩ độ Bắc và từ
104o 41' 25" đến 106o 17' 00" kinh độ Đông
- Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Tiền Giang và Bến Tre
- Phía Tây và Tây Nam giáp thành phố Cần Thơ và Sóc Trăng
- Phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Trà Vinh
- Phía Tây Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp
Trang 33Tỉnh Vĩnh Long có 7 huyện: Long Hồ, Mang Thít, Bình Minh, Tam Bình, Trà Ôn, Vũng Liêm, Bình Tân và một thành phố trực thuộc tỉnh là thành phố Vĩnh Long
1.400 Chế độ mưa
Lượng mưa trung bình đạt 1.450-1.504 mm/năm Số ngày mưa bình quân 100-115 ngày/năm Về thời gian mưa có 90% lượng mưa năm phân bố tập trung vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11 dương lịch)
- Đặc điểm thủy văn
Chế độ thủy văn chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều, biên độ triều khá lớn, một số vùng trên triều tự chảy hòan toàn Sông Tiền và sông Hậu có tổng chiều dài đi qua tỉnh 80 km và mạng lưới kênh rạch 114 km kênh chính, 1.728 km kênh mương nội đồng hệ thống kênh rạch được chi phối bởi sông Tiền và sông Hậu, chế độ dòng chảy tương đối điều hoà Xâm nhập mặn một phần nhỏ diện tích với độ mặn dưới 2 g/l
Tình hình ngập lũ hàng năm lũ bắt đầu từ tháng 8, 9 và kết thúc vào tháng 11, 12 Diện tích ngập lụt tổng cộng 120.018 ha Nhìn chung ngập lũ của tỉnh xảy ra hàng năm nhưng ít nghiêm trọng so với các tỉnh đầu nguồn khác
3.1.3 Đặc điểm dân số, xã hội, kinh tế
- Dân số
Theo số liệu thống kê dân số trung bình tỉnh Vĩnh Long năm 2010 là
Trang 34đương dân số của 2 xã hiện nay Mật độ dân số trung bình là 698 người/km2, đứng hàng thứ 2 ở ĐBSCL sau thành phố Cần Thơ, gấp 1,7 lần mật độ trung bình của ĐBSCL và 2,8 lần mật độ trung bình của cả nước
Trừ thành phố Vĩnh Long, mật độ dân số phân bố tương đối đồng đều giữa các huyện trong tỉnh, thấp nhất là huyện Trà Ôn có mật độ 566 người/km2, bằng 82% mật độ của huyện cao nhất là Long Hồ với 780 người/km2
Cũng như nhiều tỉnh ĐBSCL, Vĩnh Long là tỉnh có cơ cấu đa dân tộc, bao gồm: Kinh, Khơmer và Hoa
- Hệ thống giáo dục và đào tạo
Hiện tại trên địa bàn tỉnh có 1 Trường Đại học, 5 Trường cao đẳng, 4 Trường trung cấp và có khoảng 17 Trung tâm dạy nghề được phân bổ ở các huyện, thành phố Cụ thể gồm: Trường Đại học Dân lập Cửu Long, Trường Cao đẳng Cộng đồng, Trường Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Long, Trường Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long, Trường Cao đẳng Xây dựng Miền Tây, Trường Cao đẳng Kinh tế Tài chính, Trường Trung học Y tế Vĩnh Long, Trường Trung học Kỹ thuật Lương thực, Trường Trung cấp nghề số 9, Trường Trung cấp nghề Vĩnh Long Với số lượng trường như thế, hàng năm đào tạo hàng ngàn kỹ sư, công nhân đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho tỉnh và các tỉnh lân cận trong khu vực
- Hệ thống y tế-chăm sóc sức khỏe
Vĩnh Long hiện có 2 bệnh viện tuyến tỉnh, 1 bệnh viện y dược cổ truyền,
6 bệnh viện đa khoa tuyến huyện, 6 phòng khám đa khoa khu vực và 104 trạm
y tế với 1.980 giường bệnh, chiếm tỷ lệ 19,34 giường/1 vạn dân
Để đạt mục tiêu đến năm 2015 toàn tỉnh có 22 giường bệnh/1 vạn dân, tỉnh đã đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa Thành phố Vĩnh Long quy mô 200 giường, bệnh viện đa khoa huyện Bình Tân 100 giường và mở rộng bệnh viện
đa khoa huyện Tam Bình lên 200 Theo đó, các khu điều trị sẽ được bố trí giường, ga sạch sẽ, thông thoáng và hạn chế tối đa sự lây chéo giữa bệnh nhân với bệnh nhân
- Lĩnh vực kinh tế
+ Công nghiệp-Trung tâm công nghiệp, Thương mại, Dịch vụ, Du lịch, Tài chính-Ngân hàng
Hiện Vĩnh Long có 2 khu công nghiệp lớn là khu công nghiệp Hòa Phú
và khu công nghiệp Bình Minh; và một tuyến công nghiệp tập trung là tuyến
Trang 35công nghiệp Cổ Chiên Giá trị sản xuất trong khu, tuyến công nghiệp ước đạt 3.100 tỷ đồng, tăng 30% so cùng kỳ; giá trị xuất khẩu ước đạt 140 triệu USD tăng 25% so cùng kỳ
Công nghiệp-Trung tâm công nghiệp: Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 10-2013 ước tăng 7,34% so với tháng trước và tăng 12,7% so với cùng tháng năm trước Trong 10 tháng năm 2013, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 12,01% so với cùng kỳ, trong đó ngành công nghiệp khai khoáng tăng 19,83%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 12,09%; sản xuất, phân phối điện, khí đốt tăng 8,92%; cung cấp nước, quản lý và xử lý nước thải, rác thải tăng 7,46%
Thương mại, dịch vụ, du lịch: Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu tiêu dùng xã hội năm 2012 ước thực hiện đạt 25.283 tỷ đồng, tăng 20,56% so với năm 2011 Trong đó ngành thương nghiệp đạt 20.606 tỷ đồng, tăng 21,08%; khách sạn nhà hàng đạt 3.672,6 tỷ đồng, tăng 20,25%; dịch vụ đạt
975 tỷ đồng, tăng 11,84%; du lịch đạt 1.873 tỷ đồng, tăng 4,98% Trong đó, tổng lươ ̣t khách du l ịch đến tỉnh năm 2012 ước khoảng 742.000 lượt khách, tăng 0,8% so với năm 2011
Tài chính-ngân hàng: Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đến cuối tháng 10/2013 ước thực hiện được 2.831 tỷ đồng, đạt 105,4% dự toán năm và tăng 24,63% so với cùng kỳ Trong đó, các khoản thu cân đối ngân sách địa phương 1.944 tỷ đồng, đạt 101,44% dự toán năm và tăng 33,04%; các khoản thu phản ảnh qua ngân sách nhà nước 887 tỷ đồng, đạt 115,25% dự toán năm
và tăng 9,47% so với cùng kỳ Tổng chi ngân sách địa phương đến cuối tháng 10/2013 ước thực hiện 4.795 tỷ đồng, đạt 106,22% dự toán năm và tăng 57,69% so với cùng kỳ năm trước Trong đó, chi cân đối ngân sách địa phương 3.998 tỷ đồng, đạt 106,76%; các khoản chi phản ảnh qua ngân sách nhà nước 797 tỷ đồng, đạt 103,56% dự toán năm và tăng gấp 2,16 lần cùng kỳ
Số dư nguồn vốn huy động trên địa bàn ước tính đến cuối tháng 10 đạt 16.150
tỷ đồng, tăng 1,96% so với tháng trước và tăng 15,2% so với số đầu năm Tổng dư nợ cho vay trên địa bàn ước đến cuối tháng 10 đạt 14.500 tỷ đồng, giảm 0,46% so với tháng trước nhưng tăng 8,58% so với số đầu năm Tính đến 15-10-2013, nợ xấu toàn tỉnh chiếm tỉ lệ 7,22% trên tổng dư nợ, tăng 1,16% so với thời điểm cuối năm 2012
+ Nông Nghiệp-Phát triển Nông thôn
Tỉnh Vĩnh Long có nhiều điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp: quỹ đất nông nghiệp năm 2010 là 117.332,12 ha chiếm 78,39% diện tích tự
Trang 36nước ngọt quanh năm phục vụ phát triển ngành nông nghiệp theo hướng toàn diện
Với cây lúa, do làm tốt công tác thuỷ lợi, áp dụng tiến bộ khoa học-công nghệ và đưa giống lúa chất lượng cao vào sản xuất nên năng suất bình quân tăng từ 4,51 tấn/ha/vụ năm 2000 lên 5,79 tấn/ha/vụ (năm 2012), sản lượng lúa năm 2012 đạt 1.075.000 tấn Những vùng chuyên canh màu tập trung đã và đang hình thành đã mang lại giá trị thu hoạch trên 50 triệu đồng/ha/năm Lúa Thu Đông năm 2013 đã thu hoạch được 42.817 ha, ước năng suất bình quân đạt 5,49 tấn/ha; lúa Đông Xuân 2013-2014 xuống giống 5.939 ha; màu vụ Đông Xuân 2013-2014 đã xuống giống 1.810 ha, tăng 110 ha so với cùng kỳ Ước sản lượng thu hoạch cây lâu năm trong 25.018 tấn, lũy kế 503.018 tấn, tăng 5,3% so với cùng kỳ
Lĩnh vực chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản cũng có những chuyển biến tích cực Đến năm 2010, toàn tỉnh có 353 nghìn con lợn, 67 nghìn con bò và 4,7 triệu con gia cầm, diện tích nuôi trồng thủy sản chuyên canh gần 2,4 nghìn
ha và 663 lồng bè nuôi cá, sản lượng đạt trên 140 nghìn tấn Khoảng tháng 10 năm 2013 giá các sản phẩm chăn nuôi đã tăng trở lại Giá heo hơi tăng 19% so cùng kỳ năm trước, giá gà công nghiệp tăng 6% so với tháng trước và tăng 54% so cùng kỳ năm trước Nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ sau một thời gian dài
“treo chuồng” đã quay lại với nghề chăn nuôi Diện tích nuôi thủy sản ước đạt 2.554 ha, tăng 50 ha so với cùng kỳ, trong đó: diện tích nuôi cá tra thâm canh
426 ha, giảm 1,3 ha so với cùng kỳ 2012; đang thả nuôi 287 ha, giảm 21,6 ha
so với cùng kỳ năm 2012 Toàn tỉnh có 671 lồng bè nuôi cá, giảm 81 chiếc so với cùng kỳ, tăng 6 chiếc so với tháng trước, trong đó: đang nuôi 462 chiếc, giảm 171 chiếc so với cùng kỳ; chưa thả lại 209 chiếc
3.1.4 Tổng quan về Thành phố Vĩnh Long
Thành phố Vĩnh Long là một thành phố trực thuộc của tỉnh Vĩnh Long được thành lập ngày 10-4-2009 bởi Nghị định số 16 do Chính Phủ ban hành Với tổng diện tích tự nhiên là 47,93 km2, dân số năm 2009 là 147.039 người Thành phố Vĩnh Long được chia thành 11 đơn vị hành chính, gồm có 7 phường (Phường 1, 2, 3, 4, 5, 8, 9) và 4 xã (xã Trường An, xã Tân Ngãi, xã Tân Hòa và xã Tân Hội)
Thành phố Vĩnh Long nằm phía Bắc tỉnh Vĩnh Long, tại ngã ba sông Tiền và sông Cổ chiên, phía Bắc giáp huyện Cái Bè-tỉnh Tiền Giang và huyện Chợ Lách-tỉnh Bến Tre, phía Đông và phía Nam giáp huyện Long Hồ, phía Tây giáp huyện Châu Thành-tỉnh Đồng Tháp
Trang 373.2 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ VQG TRÀM CHIM
trấn Tràm Chim thuộc huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp
3.2.1.1 Yếu tố tự nhiên
Với tổng diện tích tự nhiên là 7.313 ha, VQG Tràm Chim được chia ra làm 3 khu vực:
- Khu bảo vệ nghiêm ngặt là: 6.899 ha
- Khu phục hồi sinh thái là: 653 ha
- Khu hành chính, dịch vụ là: 46 ha
Địa hình:
- VQG Tràm Chim có địa hình trũng, lũ ngập kín, khó tiêu, nước Độ cao bình quân từ 1,4 m đến 1,5 m và bao bọc các dãy đất cao ở phía Tây Bắc của bậc thềm phù sa cổ, phía Tây bao bọc bởi các giồng các ven sông Mêkông, các kênh xuyên qua Tràm Chim như: Kênh Dường Gạo, Phú Thành, Phú Hiệp, Đồng Tiến, An Hoà, Cà Dâm… chu vi gần 60 km
- Tuy vậy, mặt đất của VQG Tràm Chim cũng có sự khác biệt rõ rệt về
độ cao, từ những vùng trũng thấp ngập nước quanh năm với độ cao thấp hơn mặt nước biển, đến những vùng gò và giồng cát với độ cao hơn 2m so với mực nước biển Sự khác biệt về độ cao tạo ra sự khác biệt về độ ngập và thời gian ngập, có vai trò rất quan trọng trong sinh thái của đất ngập nước ở VQG Tràm Chim
Đất đai: VQG Tràm Chim có các nhóm đất sau
- Nhóm đất cát cổ: được hình thành thông qua quá trình phong hoá trầm tích Pleistocenen chiếm diện tích khoảng 154 ha
- Đất xám điển hình khoảng 476 ha
- Đất xám đọng mùn khoảng 274 ha
Trang 38- Các nhóm đất dốc tụ trên nền trầm tích proluvi chiếm diện tích 1559
ha
- Các nhóm đất phù sa có trên nền phèn: trầm tích sông-biển chồng lấp lên lớp trầm tích đầm lầybiển hình thành những vạt đất phù sa có tầng sinh phèn và đất phù sa có tầng-phèn chứa các khoáng jarosite
- Đất phèn hoạt động hình thành từ nền trầm tích đầm lầy biển với diện tích khoảng 355 ha, phân bố nhiều nhất tại khu A5 Độ chua của pH khoảng từ 2,0-3,2
Tài nguyên nước:
- VQG Tràm Chim chịu ảnh hưởng thủy văn của vùng châu thổ sông MeKong nhận nguồn nước trực tiếp từ sông MeKong thông qua hệ thống kinh thủy lợi (kênh Hồng Ngự-Long An, Đồng Tiến, An Hòa và Phú Hiệp) tràn vào nội đồng và bị ngập lũ hàng năm từ tháng 8 đến tháng 12 Vườn quốc gia Tràm Chim được chia thành 5 vùng quản lý khác nhau (A1-A5), mỗi khu vực được bao bọc xung quanh bởi hệ thống kênh và đê với tổng chiều dài lên đến
59 km Mực nước bên trong vườn quốc gia được điều tiết thông qua hệ thống cống và cửa xả nằm ở các bờ bao xung quanh Hiện nay, để giảm rủi ro do lửa vào mùa khô, mực nước bên trong vườn quốc gia luôn được giữ ở mức cao hơn những điều kiện trong quá khứ Thành phần thực vật, phân bố và tốc độ
sinh trưởng đã bị ảnh hưởng bởi những tác động này
- Hàng năm, nước lũ đến cung cấp cho hệ sinh thái Tràm Chim một nguồn năng lượng lớn, cũng như hoà loãng và lôi đi các các chất cặn bã tích tụ trong môi trường nước Nước lũ còn tạo ra một cầu nối cho thuỷ sinh vật thông thương giữa hai môi trường là sông và đồng lụt, duy trì sự đa dạng sinh vật cho VQG Tràm Chim Mùa khô cần thiết cho nhiều loài thực vật của Tràm Chim để duy trì sự sống của chúng Lớp phủ thực vật an toàn, lượng thức ăn dồi dào và mực nước thích hợp trong mùa khô tạo cho Tràm Chim thành nơi ở
lý tưởng cho nhiều giống loài động vật, đặc biệt là nhóm chim, trong đó có rất
nhiều chim di cư
Khí hậu:
- VQG Tràm Chim nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa
- Nhiệt độ trung bình hàng tháng là: 27oC Nhiệt độ thấp hơn khoảng
1-2oC vào cuối mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 2) và tăng lên khoảng 1-2oC vào các tháng cuối mùa khô, đầu mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 6) Nhiệt độ cao nhất là 37oC vào tháng 4 và thấp nhất là khoảng 16oC
Trang 39- Lượng mưa hằng năm là: 1.600 mm, tập trung vào mùa mưa chiếm 95% lượng mưa cả năm Mưa nhiều từ các tháng 5-11, mưa lớn từ tháng 9-10,
90-và mưa ít là từ tháng 12-4 lại là những tháng khô hạn nhất, thời tiết hầu như không có mưa, các tháng này dễ bị hạn hán Số ngày mưa trung bình đo được tại VQG Tràm Chim khoảng 110-160 ngày/năm
- Tổng số giờ nắng bình quân hằng năm là : 2.200 giờ
- Ẩm độ bình quân hằng năm là : 82-83% Độ ẩm cao nhất có thể lên đến 100% và thấp nhất là 35-40%
- Lượng bốc hơi hằng năm là : 1.200 mm
Tài nguyên sinh vật:
- Tài nguyên thực vật:trầm tích, địa mạo, và đặc tính đất khá đa dạng, từ đất xám, phát triển trên nền trầm tích cổ Pleistocen, đến những nhóm đất phù
sa mới và đất phèn phát triển trên trầm tích trẻ Holocen đã góp phần làm đa dạng các quần xã thực vật tự nhiên Kết quả khảo sát từ 2005-2006 ghi nhận được 130 loài thực vật, với 6 kiểu quần xã đă ̣c trưng như:
+ Quần xã sen (Nelumbo nucifera): Kiểu quần xã này thường xuất hiện ở
nơi có đất thấp như bưng, lung, trấp, vùng đầm lầy gần như ngập nước quanh năm (không khô hẳn vào mùa khô) Đây là những vùng đất thấp trũng có thời gian ngâp nước quanh năm hoặc gần như quanh năm nên ít cháy vào mùa khô
+ Quần xã lúa ma (Orya rufipogon): Lúa ma (hay lúa trời), là kiểu sinh
cảnh độc đáo của những vùng đồng bằng ngập nước theo mùa Nhưng ngày nay diện tích của kiểu thảm thực vật này còn rất ít Ở VQG Tràm Chim, cây lúa ma có độ ưu thế cao nhất (53%), kế đến là cỏ bắc hoặc cỏ ống (tùy theo vùng), các loài khác như rau dừa, năng ống, u du v.v… chỉ chiếm một tỷ lệ rất
nhỏ Đồng lúa ma (Oryza rufipogon) phân bố khá rộng Tuy nhiên đồng lúa
ma (Oryza rufipogon) thuần loài có diện tích khá nhỏ, khoảng 33 ha, diện tích
còn lại có sự hiện diện của lúa ma là sự hổn hợp với những loài thực vật khác tạo thành những quần xã thực vật đặc trưng cho vùng đất ngập nước: lúa ma -
cỏ ống (O.rufipogon-Panicum repens); lúa ma-cỏ bắc (Oryza Leersia hexandra), khoảng 160 ha; lúa ma-cỏ ống-cỏ chỉ (O.rufipugon-P Repens-C.dactylon) Hầu như tất cả các loài chim trong Tràm Chim đều thích với đồng lúa ma kể cả sếu đầu đỏ (Grus antigone), sinh cảnh này đa dạng sinh
rufipugon-học rất cao
+ Quần xã cỏ ống (Panicum repens): Kiểu quần xã này thường xuất hiện
ở những nơi có độ cao khác nhau nhưng phổ biến và chiếm ưu thế ở những nơi