1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Luận văn thạc sĩ xác định mức sẳn lòng chi trả của khách hàng cho hành vi tiêu dùng xanh trường hợp sản phẩm túi thân thiện với môi trường tại siêu thị bigc miền đông TPHCM

91 1,5K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 1,37 MB

Nội dung

Với mục tiêu nghiên cứu là xác định mức sẵn lòng chi trả của khách hàng cho hành vi tiêu dùng TTTMT, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả cho sản phẩm này, từ đó đề x

Trang 1



LÊ THỊ LIÊN

XÁC ĐỊNH MỨC SẴN LÒNG CHI TRẢ CỦA KHÁCH HÀNG CHO HÀNH VI TIÊU DÙNG XANH: TRƯỜNG HỢP SẢN PHẨM TÚI THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG TẠI SIÊU THỊ BIG C MIỀN ĐÔNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp Hồ Chí Minh, năm 2015

Trang 2



LÊ THỊ LIÊN

XÁC ĐỊNH MỨC SẴN LÒNG CHI TRẢ CỦA KHÁCH HÀNG CHO HÀNH VI TIÊU DÙNG XANH: TRƯỜNG HỢP SẢN PHẨM TÚI THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG TẠI SIÊU THỊ BIG C MIỀN ĐÔNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Kinh tế phát triển

Mã số: 60310105

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS NGUYỄN HỮU DŨNG

Tp Hồ Chí Minh, năm 2015

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện Các đoạn trích dẫn và

số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi Kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tác giả

Lê Thị Liên

Trang 4

MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

DANH MỤC CÁC HÌNH

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1

1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

1.4 Cấu trúc luận văn 4

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 5

2.1 Lý thuyết liên quan 5

2.1.1 Khái niệm về tổng giá trị kinh tế 5

2.1.2 Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên 9

2.1.2.1Nội dung của phương pháp 9

2.1.2.2Các bước thực hiện CVM 12

2.1.2.3Phương pháp hỏi giá sẵn lòng trả 17

2.1.3 Đo lường phúc lợi 19

2.2 Khảo lược các nghiên cứu liên quan 21

2.2.1 Các nghiên cứu trong nước 21

2.2.2 Các nghiên cứu ngoài nước 23

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26

3.1 Quy trình nghiên cứu 26

Trang 5

3.2 Mô hình nghiên cứu 27

3.2.1 Mô hình hồi quy 27

3.2.2Kiểm định mô hình 31

3.2.2.1 Kiểm định độ phù hợp tổng quát 31

3.2.2.2Kiểm định ý nghĩa của các hệ số hồi quy 31

3.2.3Xác định WTP 31

3.2.4Thu thập dữ liệu mẫu điều tra 32

3.2.4.1Cấu trúc phiếu phỏng vấn 32

3.2.4.2Cách thức thu thập 32

3.2.4.3Phương pháp xử lý số liệu 33

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 33

4.1Hiện trạng nhận thức và tình hình sử dụng Túi TTMT tại TP.HCM 33

4.1.1 Sự phát triển của dòng sản phẩm TTTMT 33

4.1.2Túi thân thiện môi trường của siêu thị Big C 37

4.1.2.1Khái niệm sản phẩm xanh, hành vi tiêu dùng xanh 42

4.1.2.2Người tiêu dùng xanh (Green Consumer) 43

4.2 Tổng quan về siêu thị Big C Miền Đông 44

4.3 Giới thiệu về Túi TTMT của siêu thị Big C Miền Đông 46

4.4 Đặc điểm kinh tế xã hội của mẫu điều tra 48

4.4.1Giới tính 49

4.4.2 Độ tuổi 50

4.4.3Trình độ học vấn 50

4.4.4 Thu nhập 51

4.4.5 Mức độ nhận thức về túi TTMT 53

4.4.6 Số lượng khách hàng đã từng sử dụng túi TTMT 54

4.5 Xác định mức sẵn lòng trả của khách hàng đối với sản phẩm túi thân thiện với môi trường của siêu thị Big C Miền Đông (willingness to pay) 54

Kết quả phân tích hồi quy……… 56

Trang 6

CHƯƠNG V : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61

5.1 Kết luận 61

5.2 Kiến nghị 63

5.3 Hạn chế của đề tài 66

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 5: Cơ cấu tổ chức nhân sự của siêu thị BigC Miền Đông 39

Trang 8

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Sơ đồ phân loại tổng giá trị kinh tế của tài nguyên 7 Hình 1.1: Một số hình ảnh túi sinh thái (nguồn: tác giả thu thập) 35 Hình 4.1: Tỷ lệ khách hàng nam, nữ tham gia mua sắm tại Big C Miền Đông 49

Hình 4.2 : Biểu đồ biểu hiện độ tuổi của khách hàng mua sắm tại Big C Miền

Đông 50

Hình 4.3 : Biểu đồ biểu hiện trình độ học vấn của khách hàng tham gia mua sắm tại

siêu thị Big C Miền Đông 51

Hình 4.5 : Biểu đồ thể hiện thu nhập của khách hàng tham gia mua sắm tại siêu thị

Big C Miền Đông 52

Hình 4.5 : Biểu đồ thể hiện mức độ nhận biết túi TTMT của khách hàng tham gia

mua sắm tại siêu thị Big C Miền Đông 53

Hình 4.5 : Biểu đồ thể hiện số lượng khách hàng tham gia mua sắm tại siêu thị Big

C Miền Đông đã từng sử dụng túi TTMT 54

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Các biến đưa vào mô hình và kỳ vọng dấu 30

Bảng 2 Thống kê tình hình lao động của siêu thị BigC 37

Bảng 3 So sánh đặc điểm của túi Lohas lớn và túi Lohas nhỏ 48

Bảng 4.3 Độ phù hợp tổng quát của mô hình……… 608

Bảng 4.4 Sự phù hợp của mô hình………608

Bảng 4.5 Mức độ giải thích của mô hình……….609

Bảng 4.6: Kết quả hồi quy Binary Logistic 60

Trang 10

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

CVM : Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên

Trang 11

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Trong đời sống hiện nay, đặc biệt ở các khu đô thị, thành phố tập trung nhiều dân

cư và có nền kinh tế phát triển, ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề nóng nhất trong giai đoạn hiện nay Mỗi một người dân, mỗi một quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt với các vấn đề ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và tài nguyên Một trong những hành động nhằm góp phần giảm thiểu sự ô nhiễm của môi trường đó là tiêu dùng các sản phẩm xanh Vì vậy, việc phân tích đâu là nguyên nhân, động lực ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh, hay việc xác định mức sẵn lòng chi trả cho việc sử dụng các sản phẩm xanh là một việc làm cần thiết đối với các doanh nghiệp để có các giải pháp, chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh sản phẩm xanh Chính vì thấy được sự cấp thiết của vấn đề nên tôi

đã lựa chọn đề tài “ Xác định mức sẵn lòng chi trả của khách hàng cho hành vi

tiêu dùng xanh – trường hợp sản phẩm TTTMT của siêu thị Big C Miền Đông –

Tp Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình

Với mục tiêu nghiên cứu là xác định mức sẵn lòng chi trả của khách hàng cho hành vi tiêu dùng TTTMT, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả cho sản phẩm này, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao quyết định mua của khách hàng đối với sản phẩm TTTMT, đề tài đã kết hợp phương pháp định tính và phương pháp định lượng để tiến hành nghiên cứu

Mô hình nghiên cứu được đề xuất dựa trên các nghiên cứu đã từng thực hiện trước

đó, các khung lý thuyết có liên quan, nghiên cứu định tính bằng phương pháp phỏng vấn sâu 10 khách hàng đi mua sắm tại siêu thị

Dựa trên mô hình nghiên cứu đề tài đã tiến hành nghiên cứu định lượng bằng phiếu khảo sát trực tiếp khách hàng, từ đó dựa trên cơ sở số liệu thu thập để tiến hành phân tích, xác định mức sẵn lòng chi trả của khách hàng đối với sản phẩm TTTMT

Trang 12

Kết quả của đề tài đã xác định mức sẵn lòng chi trả của khách hàng đối với sản phẩm TTTMT tại siêu thị Big C Miền Đông là 4,663 đồng/túi và đánh giá tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua và sử dụng, thông qua đó đề xuất và kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hành vi tiêu dùng sản phẩm này

Trang 13

CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

Trong chương này trình bày chủ yếu là các phần: lý do chọn nghiên cứu, vấn

đề nghiên cứu, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài và kết cấu của luận văn

1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu

Trong nền kinh tế ngày càng phát triển và hội nhập thì càng đòi hỏi yêu cầu cao hơn về chất lượng cuộc sống con người, vì vậy, vấn đề mang tính thời sự nhức nhối là chất lượng môi trường ngày càng giảm, lượng phát thải ra môi trường mỗi ngày càng cao hơn, bệnh tật từ đó cũng tăng lên, khiến con người luôn phải đối mặt với những vấn đề đe dọa đến sức khỏe của họ Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông dân nhất cả nước, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng củaViệt Nam Với dân số ngày càng tăng lên, tính đến năm 2015, tổng dân số lên đến hơn 8,6 triệu người (Cục Thống Kê Tp Hồ Chí Minh 2015), hàng ngày thải ra hàng ngàn tấn rác rải sinh hoạt, các chất phát thải

từ công nghiệp, nông nghiệp và cả thương mại…làm cho môi trường sống của người dân nơi đây ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sức khỏe của người dân

Trong những năm gần đây, vụ việc công ty Vedan xả thẳng nước thải chưa qua xử

lí ra kênh Thị Vải bị phát hiện và trở thành đề tài bàn tán xôn xao của người dân cũng như xuất hiện đầy trên các mặt báo, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và đời sống cư dân lân cận Ngay sau đó, thông tin sữa nhiễm chất melamine gây sạn thận cùng con số thống kê trẻ em phải nhập viện vì sử dụng loại sữa này, một lần nữa làm ảnh hưởng tâm lí mua sắm của người tiêu dùng trên thị trường sữa, hay vấn đề về rác thải y tế, rác thải rắn sinh hoạt, chiến dịch làm sạch

và cải thiện dòng kênh Thị Nghè – Nhiêu Lộc đang trở thành những thách thức khó khăn cho các cơ quan quản lý môi trường Mặc dù cải thiện chất lượng môi trường sống sẽ làm giảm thiệt hại về kinh tế cũng như sức khỏe của cộng đồng,

Trang 14

nhưng để hướng đến một nền kinh tế tăng trưởng xanh lại phụ thuộc rất nhiều vào quyết định của người tiêu dùng Khi cộng đồng đã nhận thức rõ và cổ động cho tiêu dùng xanh, chính họ sẽ đưa ra những đòi hỏi, yêu cầu bắt buộc với các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa, dịch vụ, phải thể hiện trách nhiệm với xã hội, với môi trường hoạt động của mình

Từ đó, khách hàng bắt đầu đắn đo, dè dặt hơn trong tiêu dùng, quan tâm nhiều hơn đến thông tin sản phẩm, cộng đồng người tiêu dùng bắt đầu nhận thức rõ ràng hơn rằng cần phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định trong hành vi mua sắm và tiêu dùng hàng hóa

“Tiêu dùng xanh” xuất hiện như một phương án tốt nhất giúp người tiêu dùng đưa

ra những quyết định đúng đắn, vừa giúp thỏa mãn nhu cầu vừa an toàn, thân thiện với môi trường

Tuy nhiên, ở các nước đang phát triển, ý thức bảo vệ môi trường còn thấp và khái niệm về “tiêu dùng xanh” còn khá xa lạ, do đó, việc khuyến khích để đạt được sự hưởng ứng của người dân về hành vi tiêu dùng sản phẩm xanh còn gặp nhiều trở ngại, thách thức

Đồng hành cùng với xu hướng chung, các doanh nghiệp đang từng bước thực hiện, ngày càng quan tâm hơn đến việc bảo vệ chất lượng môi trường sống, sản xuất tiêu dùng đi đôi với bảo vệ môi trường Trong đó, có thể kể đến chiến dịch khuyến khích người tiêu dùng thay đổi thói quen sử dụng túi ni lông sang túi thân thiện với môi trường (là loại túi có khả năng phân hủy nhanh và có thể tái sử dụng nhiều lần) do doanh nghiệp Big C triển khai và thực hiện Tuy thời gian triển khai

đã vài năm nay nhưng thực trạng người tiêu dùng vẫn không thể thay đổi thói quen sử dụng túi ni lông

Vì vậy, điều kiện cấp thiết là cần tìm ra các nhân tố ảnh hưởng và quyết định đến việc tiêu dùng sản phẩm túi thân thiện với môi trường, với ý tưởng nghiên cứu cho rằng mức sẵn lòng chi trả của khách hàng cho sản phẩm túi thân thiện với môi trường càng cao thì họ sẽ sử dụng túi sản phẩm này nhiều hơn , từ đó đưa ra

Trang 15

những chính sách phù hợp nhằm khuyến khích người tiêu dùng sử dụng sản phẩm túi thân thiện với môi trường, góp phần nâng cao chất lượng môi trường sống, bảo

vệ sức khỏe con người, hướng tới một nền kinh tế tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu cụ thể của đề tài được xác định dựa trên cơ sở nghiên cứu, thu thập số liệu, điều tra khảo sát và phân tích số liệu về ý kiến khách hàng đối với mức giá

mà họ sẵn lòng chi trả cho sản phẩm Túi TTMT :

- Xác định mức sẵn lòng chi trả của khách hàng đối với sản phẩm túi thân thiện môi trường tại siêu thị Big C Miền Đông

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả của người tiêu dùng đối với sản phẩm túi thân thiện với môi trường của siêu thị Big C Miền Đông

Nhằm đạt được các mục tiêu nghiên cứu trên, câu hỏi được đặt ra là:

- Mức sẵn lòng chi trả của khách hàng đối với sản phẩm Túi TTMT tại siêu thị Big C Miền Đông là bao nhiêu?

- Các nhân tố nào ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả của khách hàng đối với sản phẩm TTTMT tại siêu thị Big C Miền Đông?

1.3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu về mức sẵn lòng chi trả của khách hàng đối với sản phẩm túi thân thiện với môi trường và các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả cho sản phẩm này

Do hạn chế về mặt thời gian và tài chính nên đề tài sẽ tiến hành điều tra phỏng vấn trực tiếp người tiêu dùng tham gia mua sắm tại siêu thị Big C Miền Đông, tại 268A Tô Hiến Thành, Phường 15, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh

Trang 16

1.4 Cấu trúc luận văn

Luận văn được kết cấu gồm 5 chương như sau:

Chương 1 trình bày chủ yếu là các phần: lý do chọn nghiên cứu, vấn đề nghiên cứu, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu

Chương 2 trình bày các phương pháp định giá tiền tệ của hàng hóa và dịch vụ phi thị trường, phương pháp đánh giá ngẫu nhiên và cách đo lường WTP Ngoài

ra, để có cơ sở cho việc xây dựng mô hình nghiên cứu, tác giả cũng đã tìm hiểu một số nghiên cứu ở trong và ngoài nước có liên quan nội dung nghiên cứu của đề tài

Chương 3 trình bày quy trình nghiên cứu, cách xây dựng tình huống giả định và

đề xuất mô hình nghiên cứu trên cơ sở các nghiên cứu trước đã được tổng hợp nhằm tìm ra các yếu tố, hành vi của con người có khả năng ảnh hưởng đến WTP cho việc sử dụng TTTMT

Chương 4 trình bày hiện trạng nhận biết và tình hình sử dụng, tiêu thụ TTTMT trên địa bàn thành phố và kết quả của quá trình nghiên cứu như đặc điểm kinh tế xã hội của mẫu điều tra, các yếu tố ảnh hưởng đến WTP của các khách hàng đối với việc sử dụng TTTMT và mức sẵn lòng chi trả của khách hàng đối với sản phẩm TTTMT

Cuối cùng là chương 5, đưa ra những thảo luận, kết luận các kết quả nghiên cứu, những đề xuất giải pháp cho cơ quan chức năng, những hạn chế của đề tài và gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo

Trang 17

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN

Chương 2 trình bày các phương pháp định giá tiền tệ của hàng hóa và dịch vụ phi thị trường, phương pháp đánh giá ngẫu nhiên và cách đo lường WTP Ngoài ra,

để có cơ sở cho việc xây dựng mô hình nghiên cứu, tác giả cũng đã tìm hiểu một số nghiên cứu ở trong và ngoài nước có liên quan nội dung nghiên cứu của đề tài

2.1 Lý thuyết liên quan

2.1.1 Khái niệm về tổng giá trị kinh tế

Theo kiến thức kinh tế thì, tiền tệ là phương tiện chính trong lưu thông hàng hoá, nhưng không phải bất cứ loại hàng hoá nào cũng được xác định thông qua tiền

tệ, đặc biệt là hàng hoá môi trường, đối với những loại hàng hoá này khó có thể cân

đo đong đếm và khó có thể định lượng được Do đó, thất bại thị trường thường diễn

ra đối với những loại hàng hoá này vì chưa định giá hoặc định giá chưa phù họp Theo lý thuyết kinh tế, tổng giá trị kinh tế của tài nguyên môi trường chính là tổng giá trị sử dụng và các giá trị không sử dụng của tài nguyên môi trường đó (Munasinghe,1992), cụ thể:

TEV = UV + NUV (2.1) Trong đó:

TEV (Total economic value) : Tổng giá trị kinh tế của tài nguyên môi trường

UV (Usefull value) : Giá trị sử dụng

NUV (Non usefull value) : Giá trị không sử dụng

Giá trị sử dụng (UV) là giá trị rút ra từ hiệu quả sử dụng thực của tài nguyên môi trường Chẳng hạn, người dân vào rừng lấy củi, gỗ để đun nấu; đi ngắm nhìn các danh lam thắng cảnh Hay nói cách khác, đây chính là giá trị mà các cá nhân gắn với việc tiêu dùng một cách trực tiếp hay gián tiếp các dịch vụ tài nguyên môi

Trang 18

trường cung cấp (Koop và Smith, 1993)

Giá trị không sử dụng (NUV) là thành phần giá trị của nguồn tài nguyên môi trường thu được không phải do việc tiêu dùng một cách trực tiếp hay gián tiếp các dịch vụ do nguồn tài nguyên cung cấp (Koop và Smith, 1993)

Là những giá trị mà không có trong tính toán và khó có khả năng lượng hoá Trong thực tế nó không biểu hiện rõ ràng, nó thường thể hiện các giá trị nằm trong bản thân hàng hoá môi trường gọi là giá trị tuỳ thuộc, nghĩa là phụ thuộc vào mục đích chi tiêu của con người cho nó là có giá trị Bao gồm giá trị của chức năng bảo tồn văn hoá làng xã truyền thống, bảo tồn tài nguyên sinh học, giữ gìn cảnh quan đẹp Ví dụ, sự tồn tại giá trị của những người không có điều kiện đến thăm quan nhưng rất hạnh phúc để biết về sự tồn tại của quần thể thực vật và hệ động vật vô danh trong vùng đầm lầy thông qua những bức tranh hoặc những thước phim Hay người ta có thể hài lòng khi biết rằng mưa rừng tồn tại trong lưu vực sông Amazon Như vậy, đặc thù về giá trị của hàng hoá môi trường nên phương pháp đánh giá tác động môi trường khác biệt với đánh giá kinh tế khác Sự khuyết tật của kinh

tế thị trường thể hiện trong việc xác định giá trị sử dụng và các giá trị (chẳng hạn lợi ích) của môi trường tự nhiên đã không biểu hiện trong hệ thống tài khoản quốc gia Hay giá trị phi sử dụng, có khi dương, có khi âm không bao giờ được đề cập đến trong hệ thống này

Học thuyết kinh tế hiện nay thật sự đã nhận thấy tầm quan trọng của giá trị phi

sử dụng ngày càng tăng lên Việc xây dựng một con đập hoặc sự cải tạo vùng đầm lầy hoặc gây ra sự tuyệt chủng của quần thể thực vật, động vật, hoặc giảm bớt chức năng

tự nhiên của hệ sinh thái hay những con sông bị ô nhiễm bởi rác thải từ công nghiệp Tất cả những chi phí của sự huỷ hoại môi trường cần thiết được biết đến Theo Munasinghe (1992) đã phân loại tổng giá trị kinh tế của tài nguyên theo hợp phần như sau:

Trang 19

Hình 2.1: Sơ đồ phân loại tổng giá trị kinh tế của tài nguyên

Tổng giá trị kinh tế (TEV)

Giá trị lựa chọn (OV)

Giá trị để lại (BV)

Giá trị tồn tại (EV)

Giá trị trực tiếp

và gián tiếp tương lai

Giá trị

sử dụng

và không

sử dụng cho tương lai

Giá trị

từ nhận thức

sự tồn tại của tài nguyê

lũ, hạn hạn, xói mòn

Bảo tồn đa dạng sinh học, môi trườn

g

Nơi

cư trú các loài sinh vật

Hệ sinh thái các loài bị

đe dọa

Tính hữu hình giảm dần

Trang 20

Giá trị sử dụng trực tiếp (Direct Use Value - DUV) là giá trị của tài sản, tài nguyên có thể dùng hoặc tiêu thụ trực tiếp Người ta thường phân loại giá trị này như là hàng hoá hữu hình

Giá trị sử dụng gián tiếp (Indirect Use Value - IUV) là lợi ích mang lại một cách gián tiếp cho người sử dụng Ví dụ: Du lịch sinh thái, chống xói mòn, bơi lội, bơi thuyền, dã ngoại là những hoạt động mà tài nguyên thiên nhiên mang lại gián tiếp cho con người

Giá trị lựa chọn (Option Value - OV) được hình thành khi một cá nhân có thể

tự đánh giá cách lựa chọn để lựa chọn các nguồn tài nguyên môi trường trong tương lai Đó chính là giá trị môi trường mà lợi ích trong tương lai đang tiềm ẩn và giá trị

đó sẽ thực sự được sử dụng trong hiện tại Chẳng hạn như khi cá nhân đó đối mặt với sự không chắc chắn về vấn đề môi trường có được đảm bảo hay không, đó chính là giá trị sử dụng trong tương lai

Giá trị để lại (Bequest Value - BV) chính là phần giá trị thu được từ sự mong muốn sẽ bảo tồn các nguồn tài nguyên môi trường cho thế hệ hiện tại và tương lai Đối với nhiều nguồn tài nguyên môi trường thì tổng giá trị phi sử dụng có thể lớn hơn rất nhiều so với tổng giá trị của tài nguyên môi trường

Giá trị tồn tại (Existence Value - EV) là thành phần hiện có trong nội tại bản thân các tài nguyên môi trường, hay những giá trị này có được qua các cá nhân nhận biết được sự tồn tại của tài nguyên môi trường

Đối với nhiều nguồn tài nguyên môi trường thì tổng giá trị phi sử dụng có thể lớn hơn rất nhiều so với tổng giá trị của tài nguyên môi trường

Từ đó biểu thức (2.1) có thể viết lại như sau:

TEV = DUV + IUV + OV + BV + EV (2.2)

Trong đó:

DUV: Giá trị sử dụng trực tiếp

Trang 21

IUV: Giá trị sử dụng gián tiếp

OV (Option Value): Giá trị lựa chọn được hình thành khi một cá nhân

có thể tự đánh giá cách lựa chọn để giành các nguồn tài nguyên môi trường trong tương lai

BV (Bequest Value): Giá trị lưu truyền chính là phần giá trị có được từ

sự mong muốn bảo tồn

EV (Existense Value): Giá trị tồn tại hay giá trị hiện hữu là giá trị của bản thân sự tồn tại của nguồn tài nguyên môi trường được nhận biết bởi một

cá nhân

Giá trị không sử dụng có thể nhận được bằng cách lấy tổng giá trị tài nguyên trừ đi giá trị sử dụng của nó: NUV = TEV – UV (2.3)

2.1.2 Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên

2.1.2.1 Nội dung của phương pháp

Phương pháp CVM dùng các kỹ thuật phỏng vấn cá nhân để định giá loại hàng hóa hay dịch vụ môi trường vốn không có thị trường Phương pháp CVM là một hình thức nghiên cứu thị trường, ở đó “sản phẩm” là sự thay đổi trong môi trường CVM khác với nghiên cứu thị trường chung là ở chỗ nó đề cập đến một sự kiện mang tính giả thiết (Phan Thị Giác Tâm, 2008)

Phương pháp CVM bao gồm các cuộc phỏng vấn cá nhân, các cuộc điều tra bằng thư và các cuộc điều tra điện thoại để biết được WTP của người tiêu dùng về các hàng hóa không có trên thị trường dựa trên một kịch bản giả định để đo lường các giá trị liên quan đến các hàng hóa không có mặt trên thị trường như chất lượng nước, săn bắn, sự giải trí, chất lượng không khí và chất thải độc hại Theo Carson và cộng sự (1994), đã có hơn 1.600 nghiên cứu sử dụng phương pháp định giá ngẫu nhiên Do đó, các nhà nghiên cứu CVM có một nền tảng vững chắc để nghiên cứu CVM chính xác hơn

Trang 22

Ưu điểm của CVM: ít tốn chi phí hơn so với phương pháp thử nghiệm thực tế thị trường (Misra và cộng sự, 1991), không cần dựa vào nguồn dữ liệu thứ cấp như các phương pháp khác (Anderson và Bishop 1986, Cummings và cộng sự, 1986) và CVM có thể áp dụng cho giá trị sử dụng (chất lượng nước, nhìn thấy những động vật hoang dã, hưởng thụ trực tiếp cảnh quan) và những giá trị không sử dụng (giá trị tồn tại) (Phan Thị Giác Tâm, 2008)

Nhược điểm của CVM: Khi sử dụng phương pháp CVM, kết quả điều tra phụ thuộc vào các điều kiện của thị trường giả định, cách đặt vấn đề của người điều tra, cách chọn mẫu làm cho câu trả lời của các cá nhân không đúng với giá trị thực Theo Turner (1995) có một số trở ngại tiềm ẩn đối với nhà phân tích thiếu thận trọng sẽ làm sai lệch:

(1) Nói ít đi WTP: cho rằng bản chất giả thuyết của phương pháp CVM làm cho câu trả lời của các cá nhân không đúng với sự thật, có xu hướng nói bớt đi cái giá mà người ta sẽ thực sự trả Tuy vậy phần bớt này tương đối nhỏ nên không phải vấn đề nghiêm trọng

(2) WTP hay WTA: Bạn sẵn lòng trả bao nhiêu WTP để có tài sản môi trường này hoặc bạn sẵn lòng nhận bao nhiêu WTA để bồi thường cho việc từ bỏ tài sản môi trường này Khi đem so sánh giữa WTP và WTA bao giờ WTA cũng cao hơn WTP rất nhiều

Theo Turner, Pearce, Bateman (1995) khi đem so sánh 2 dạng trên các nhà phân tích cho rằng WTA cao hơn WTP rất nhiều, trên lý thuyết WTP và WTA có giá trị tương đương nhưng thực tế khác nhau hoàn toàn

WTP được thể hiện mức độ ưa thích của một cá nhân về một mặt hàng nào đó

Ở đây mặt hàng đó là dịch vụ thu gom RTSH, là một mặt hàng mà chỉ khi cá nhân nhận thức được hậu quả của việc ô nhiễm môi trường; lợi ích của việc hưởng thụ không khí trong lành, để đánh giá người dân về WTP bao nhiêu tiền để được hưởng những lợi ích khi dịch vụ thu gom RTSH được triển khai

Trang 23

Còn WTA là ngược lại khi họ không thích một điều gì đó, họ cũng sẽ sẵn lòng trả một mức giá nào đó để tránh nó hoặc sẵn lòng chấp nhận mức đền bù nào đó để chịu đựng điều mà họ không thích

So sánh khi hỏi về WTP, người được hỏi thường trả lời WTP tối thiểu, nhưng khi hỏi về WTA họ sẽ trả lời mức chấp thuận tối đa, vì WTP chịu ảnh hưởng bởi giới hạn thu nhập của người được phỏng vấn còn WTA thì không bị ảnh hưởng Điều này có thể được giải thích rằng sự ưa thích là lựa chọn của con người không hoàn toàn giống nhau

Phương pháp phỏng vấn trực tiếp thường được áp dụng nhiều trong tất cả các nghiên cứu, nhất là trong phương pháp định giá ngẫu nhiên, nó giúp người điều tra

và người được phỏng vấn gần gũi thân thiện dễ dàng trao đổi các thông tin, đưa ra nhiều tình huống giả định, đồng thời kết hợp nhiều dẫn chứng, minh họa để chứng minh tình huống nào tốt nhất để người được hỏi so sánh lựa chọn, kết quả chất lượng cuộc phỏng vấn được tốt hơn Hạn chế của phương pháp này đòi hỏi người đi điều tra phải nắm vững chuyên môn yêu cầu mục đích của việc điều tra, các tình huống giả định để phân tích, tốn nhiều thời gian, chi phí và công sức

(3) Thiên lệch một phần – toàn phần: Nếu người lần đầu tiên được hỏi WTP cho một phần tài sản và sau đó được hỏi đánh giá cho toàn bộ thì số tiền được phát biểu là như nhau vì tổng ngân sách của họ ổn định, do đó dễ sai lệch khi hỏi quy mô rộng lớn

(4) Thiên lệch điểm khởi đầu: Do ban đầu gợi ý cho người trả lời đưa ra mức trả khởi đầu từ thấp đến cao hoặc từ cao xuống thấp, thì việc lựa chọn mức khởi đầu này sẽ ảnh hưởng đến sự trả lời WTP của họ Ở đây ta hỏi từ mức cao xuống mức thấp và mức khởi đầu đã được tính toán trên phương tiện đầu tư và cả khu vực (5) Thiên lệch theo phương tiện: Khi xây dựng câu hỏi WTP người thiết kế điều tra phải xác định rõ phương tiện đóng góp Với mỗi phương tiện đóng góp khác nhau như: bằng tiền mặt, bằng tài khoản thì mức WTP cũng khác nhau Tùy

Trang 24

thuộc vào điều kiện cụ thể mà chúng ta xác định phương tiện đóng góp hay sử dụng nhất để tránh trở ngại này

2.1.2.2 Các bước thực hiện CVM

Bước 1: Xác định các mục tiêu cụ thể

Xây dựng các công cụ cho điều tra gồm các phương tiện mà dựa trên nguyên

lý để tìm ra WTP/WTA của các cá nhân và để thực hiện các việc đó cần:

 Thiết kế một kịch bản giả thuyết

 Nên hỏi câu hỏi WTP hay WTA bởi vì trong mỗi hoàn cảnh khác nhau thì phương cách trả lời khác nhau

 Tạo ra một kịch bản để người phỏng vấn sẽ thuận tiện nhất trong việc trả lời WTP hay WTA Ví dụ: Những người có nhận thức cao, những người có hiểu biết cao thì cách thức tiếp cận của chúng ta là hỏi trực tiếp, trả lời thẳng bằng tiền Những người nghèo, thu nhập thấp có trình độ thấp nhưng vẫn hiểu được giá trị của hàng hoá môi trường, chúng ta hỏi có sẵn sàng đóng góp bằng ngày công lao động không, thì họ sẽ đồng ý, từ đóng góp đó sẽ quy được ra tiền

Bước 2: Thiết kế câu hỏi

Bước này là bước quyết định ban đầu của cuộc điều tra, bao gồm cách tiến hành điều tra bằng gửi thư điện tử, gọi điện hay điều tra trực tiếp người dân; kích thước mẫu tiến hành điều tra bao nhiêu, đối tượng điều tra là ai và các thông tin liên quan khác trong bảng hỏi Câu trả lời cho những vấn đề này là dựa vào những thông tin khác nhau như tầm quan trọng của vấn đề định giá, tổng hợp các câu hỏi được hỏi, và chi phí tiến hành điều tra

Bản thân cuộc phỏng vấn nhìn chung ảnh hưởng bởi tổng hợp các câu hỏi vì

nó thường dễ dàng hơn để giải thích xung quanh thông tin được yêu cầu trả lời Người phỏng vấn thường phải tiến hành điều tra trong thời gian dài do người được hỏi thiếu thông tin về vấn đề nghiên cứu Trong một số trường hợp, những sự giúp

Trang 25

đỡ cần thiết là cung cấp video hay tranh ảnh màu cho đối tượng hỏi để họ hiểu được điều kiện giả định mà họ sẽ định giá

Trong quá trình điều tra thì phỏng vấn là quan trọng nhất Tuy nhiên, quá trình điều tra bằng gửi thư điện tử với mục đích tỉ lệ trả lời cao có thể cũng khá đắt Điều tra bằng cách gọi điện hoặc gửi thư điện tử rất ngắn gọn Điều tra bằng cách gọi điện thoại có thể chi phí thấp hơn nhưng thông thường rất khó để hỏi những câu hỏi CVM đối với đối tượng hỏi bởi vì giới hạn số lượng xung quanh thông tin yêu cầu Trong trường hợp giả định tiến hành bằng gửi thư điện tử thì người điều tra muốn khảo sát một mẫu rộng, trên nhiều vùng địa lý và hỏi những câu hỏi về vị trí

cụ thể và lợi ích của nó; cái mà dễ dàng được miêu tả trong bài viết

Bước 3: Thiết kế mẫu điều tra thực tế

Đây là một phần quan trọng và khó nhất trong quy trình Câu hỏi phỏng vấn gồm có 3 phần:

Phần thứ nhất: Thu thập thông tin đặc điểm kinh tế xã hội của người trả lời, gồm các câu hỏ sau:

1 Giới tính của người được phỏng vấn

Trang 26

3 Trước khi tham gia cuộc khảo sát này, Anh (chị) có biết đến sản phẩm túi thân thiện môi trường của siêu thị Big C không? (Đánh dấu vào ô phù hợp nhất với lựa chọn của anh (chị)

 Có

 Không

 Không chắc chắn

Nếu câu hỏi (2) được trả lời có:

4 Anh (chị) đã bao giờ sử dụng túi thân thiện môi trường của siêu thị Big

C để mua sắm hàng hóa chưa?

 Tất cả các chuyến đi mua sắm

 Hơn một nửa các chuyến đi mua sắm

 Ít hơn một nửa các chuyến đi mua sắm

Trang 27

7 Anh (chị) có cảm thấy hài lòng về chất lượng sản phẩm túi thân thiện

của siêu thị Big C cung cấp không? Tại sao?

 Không hài lòng

 Hài lòng

 Khác

8.Anh (chị) cảm thấy ngày nay việc tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với

môi trường có cần thiết không? (Đánh dấu vào mức độ cần thiết tăng dần

từ 1 đến 5)

Không cần thiết Không cần thiết

lắm

Cần thiết Khá cần thiết

Rất cần thiết

9 Anh (chị) có cho rằng sử dụng túi thân thiện môi trường có thể cải thiện

chất lượng môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề như hiện nay hay không?

 Có

 Không

 Không chắc chắn

10 Nếu túi thân thiện với môi trường được cung cấp miễn phí từ nhân viên

quầy tại siêu thị Big C, anh (chị) có sử dụng chúng thường xuyên hơn

không?

 Có

 Không

 Không chắc chắn

Trang 28

Phần thức ba: Các câu hỏi liên quan đến nhận thức và thái độ của người trả lời đối với môi trường, gồm các câu hỏi sau:

1 Nếu quầy tính tiền ở siêu thị Big C bắt đầu tính phí anh/chị 1.000đ cho mỗi chiếc túi nilon được sử dụng (loại 2kg trở lên), anh (chị) có mang theo túi thân thiện môi trường từ nhà đi để mua sắm hàng hóa không?

 Không, gia đình tôi sẽ trả 1000 đồng/1 túi nilon

 Có, gia đình tôi sẽ chuyển sang dùng túi thân thiện môi trường

Trang 29

5 Mức giá cao nhất mà anh (chị) có thể sẵn sàng chi trả cho một túi thân thiện môi trường là bao nhiêu?

Từ 1.000 - 3.000

đồng/túi

Từ 3.000 - 5.000 đồng/túi

Từ 5.000 - 7.000 đồng/túi

Bước 4: Xử lý số liệu

Bước này là bước tiến hành tổng hợp những thông tin thu được và xử lý số liệu Những phiếu phỏng vấn không hợp lệ sẽ bị loại bỏ, những thông tin thu thập hợp lệ sẽ được tổng hợp trên cơ sở đó xây dựng các biến để phân tích

Bước 5: Ƣớc lƣợng mức WTP

Bước này là bước hoàn thành phân tích và báo cáo kết quả Dữ liệu được phân tích bằng các phần mềm thống kê để xác định các thông số cần thiết cho báo cáo như trung bình của mẫu, WTP trung bình

Sau khi đã tính toán xong thì chúng ta cũng cần phải phân tích độ nhạy tức là xem xét sự thay đổi của giá trị đã tính toán trước sự biến động của thị trường Cụ thể, xem xét liên quan đến tỷ số chiết khấu và biến động về giá trị ròng trong thực hiện đưa vào phân tích chi phí-lợi ích môi trường và đó là kết quả chúng ta đề xuất cho các nhà hoạch định chính sách và sử dụng

2.1.2.3 Phương pháp hỏi giá sẵn lòng trả

Mục đích chính của CVM là để suy ra giá trị mà người ta gán cho loại “hàng hoá” đang nghiên cứu va khả năng chi trả thực tế Hỏi các cá nhân về số tiền tối đa

mà họ sẵn lòng trả để sử dụng hay bảo tồn hàng hóa, dịch vụ môi trường nào đó hay

số tiền đền bù mà họ sẵn lòng chấp nhận để từ bỏ hàng hóa, dịch vụ môi trường Việc chọn WTA hay WTP tùy thuộc trạng thái môi trường và quyền sở hữu của người được hỏi đối với tài nguyên môi trường

Xác định cách hỏi mức WTP/WTA

Trang 30

a) Câu hỏi mở: Người trả lời được yêu cầu nói WTP tối đa của họ, phỏng vấn viên không đưa ra một mức giá nào cụ thể Câu hỏi mở tạo cho người trả lời sự tự do diễn đạt ý tưởng của họ chứ không trả lời theo khuôn mẫu định sẵn Tuy nhiên, một số người không có khả năng trả lời một số câu hỏi sẽ dẫn đến kết quả thiếu thông tin Câu hỏi mở giúp tránh được thiên lệch từ phía người hỏi nhưng có thể bị thiên lệch từ phía người trả lời Thông tin phong phú nhưng xử lý thông tin và phân tích dữ liệu khó hơn

b) Bidding games: Phỏng vấn viên đưa ra mức giá đầu tiên và yêu cầu người được phỏng vấn trả lời Nếu được trả lời "có", phỏng vấn viên sẽ đưa ra giá ngày càng cao cho đến khi người được phỏng vấn trả lời "không" và ngược lại Đây chính là WTP tối đa của người trả lời Với cách hỏi này, thông thường trong các nghiên cứu, người tổ chức thường chia số mẫu phỏng vấn thành nhiều nhóm và mỗi nhóm sẽ có một mức giá khởi đầu khác nhau Nhược điểm lớn nhất của phương pháp này là các sai lệch xảy ra trong mức giá khởi đầu Mức giá khởi đầu quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của nghiên cứu

c) Payment card: Một loạt các mức giá được viết lên thẻ và người trả lời được yêu cầu chọn một mức giá Cách hỏi này thường đem lại WTP thấp, vì trong một loạt mức giá được ghi trên thẻ thì các mức giá thấp thường được người trả lời chú ý hơn

d) Câu hỏi đóng : Có hai cách hỏi dưới đây

Single - bounded dichotomous choice: Tiến hành phân khoản từ mức

WTP kì vọng cao nhất đến WTP kì vọng thấp nhất Tại mỗi mức giá này,

sẽ tiến hành hỏi một nhóm đối tượng phỏng vấn, người được phỏng vấn sẽ trả lời “đồng ý” hay “không đồng ý” với mức giá này

Ưu điểm: giúp người trả lời dễ quyết định

Trang 31

Nhược điểm: phải đảm bảo mức độ tin cậy trong việc lấy mẫu ngẫu nhiên

Double - bounded dichotomous choice: Trong phương pháp này, người

được phỏng vấn sẽ được hỏi một câu hỏi “có - không” về việc họ sẵn lòng trả một khoản tiền nhất định cho mục đích mà nó đã được mô tả Nếu họ trả lời “có” thì câu hỏi này sẽ được lặp lại với một số tiền lớn hơn, nếu họ trả lời “không” thì câu hỏi thứ hai sẽ hỏi với một khoản tiền nhỏ hơn Điều này được lặp lại cho đến khi WTP cuối cùng được xác định

2.1.3 Đo lường phúc lợi

Theo lý thuyết kinh tế, hàm hữu dụng gián tiếp dùng thường dùng để mô tả

mức hữu dụng tối đa của HGĐ sẽ đạt được do phải chi một phần thu nhập (Y), cho

sự cung ứng của một hàng hóa nào đó từ mức độ hiện nay (E0) đến mức trong tương

lai (E1), và ứng với giá cả hàng hóa nhất định (P) Trong trường hợp nghiên cứu

này, hàng hóa là chất lượng môi trường và nó không có thị trường Ngoài ra, mức hữu dụng của HGĐ còn được giả định là phụ thuộc vào các yếu tố kinh tế và xã hội

khác (S) đại diện cho sự ưa thích của HGĐ Với những giả định nêu trên, hàm hữu

dụng gián tiếp của HGĐ có thể viết dưới dạng tổng quát như sau (Bateman và cộng

sự, 2002; Hanemann, 1994):

) , , , , (Y P S E i

U  (3.1)

i

 là sai số đại diện cho những yếu tố khác của mức hữu dụng mà HGĐ biết, nhưng nhà nghiên cứu không thể biết (quan sát)

Trong những trường hợp phổ biến thì mức hữu dụng của HGĐ được kỳ vọng

là sẽ đạt được mức cao hơn khi thu nhập tăng và khi giá hàng hóa giảm Khi gia tăng cung cấp hàng hóa môi trường sẽ mang lại sự cải thiện môi trường tốt hơn Khi

đó, với chất lượng môi trường là (E1), HGĐ sẽ có mức hữu dụng (U1) cao hơn so

với chất lượng môi trường ban đầu (E0) là (U0)

) , , , , ( ) , , , ,

0 Y P S E i U Y P S E i

U    (3.2)

Trang 32

Trong nghiên cứu CVM, câu hỏi về WTP cho biết số tiền tối đa mà HGĐ sẽ sẵn lòng trả để được thụ hưởng một mức độ thay đổi về chất lượng môi trường Trong mô hình mức hữu dụng này, HGĐ được giả định là họ sẽ so sánh mức hữu dụng hiện tại với mức hữu dụng sẽ có được sau khi môi trường được cải thiện Vì

HGĐ sẽ có mức hữu dụng cao hơn (U1) với chất lượng môi trường (E1), lý thuyết kinh tế giả định rằng HGĐ sẽ sẵn sàng bỏ ra một số tiền nào đó để có được chất

lượng môi trường (E1) Nói cách khác WTP được mô tả là số tiền tối đa mà HGĐ sẽ chi trả để bảo đảm là mức hữu dụng của mình tại mức chất lượng môi trường cao ngang bằng (tương tự) với mức hữu dụng của mình tại mức chất lượng môi trường thấp trước đây

) , , , , (

) , , , ,

1 0

0 Y P S E i U Y WTP P S E i

U     (3.3)

) , , , , ( ) , , , ,

0 Y P S E i U Y P S E i U

WTP     (3.4) WTP trong phương trình (3.3 và 3.4) là giá trị thay đổi đền bù Hicksian dùng

để đo lượng sự thay đổi trong phúc lợi (Bateman và cộng sự , 2002; Hanemann, 1994)

Dựa theo phương trình (3.4), WTP là một hàm số của các biến trong mô hình,

và được viết dưới dạng tổng quát như sau:

) , , , , , (E0 E1 Y P S i WTP

WTP   (3.5)

Trong đó, E0, E1 là chất lượng môi trường trước và sau khi cải thiện; Y là thu

nhập của HGĐ, P là giá của hàng hóa; và S là véc tơ các biến số kinh tế - xã hội

Theo lý thuyết kinh tế, có một điểm khác cần lưu ý là mức WTP cao nhất trong phương trình (3.5) mà HGĐ có thể chi trả bị giới hạn bởi khả năng chi trả của họ - thu nhập Biến số thu nhập thích hợp nhất trong trường hợp nghiên cứu WTP là thu

nhập còn lại của HGĐ (Y1) sau khi chi tiêu cho các khoản cần thiết khác (ăn, mặc,

ở, đi lại, giải trí) Nói cách khác là WTP của HGĐ chỉ có thể bằng hoặc thấp hơn thu nhập còn lại của HGĐ, và phải lớn hơn hoặc bằng zero Đối với các hàng hóa

Trang 33

môi trường giá trị WTP âm là vô nghĩa, vì nếu hàng hóa đó không mang lại thêm gì cho mức hữu dụng cho HGĐ thì không cần phải cung cấp

Y WTP

E S

P Y E E

 ( , , , , , ) ( ) 

Ký hiệu E trong phương trình (3.6) là giá trị kỳ vọng của WTP Mô hình 3.6 là

mô hình lý thuyết cơ bản để nghiên cứu về WTP của HGĐ trong các nghiên cứu về CVM, được áp dụng trong nghiên cứu này

2.2 Khảo lược các nghiên cứu liên quan

2.2.1 Các nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu của Nguyễn Văn Song và các cộng sự (2011) xác định WTP của

các hộ nông dân về dịch vụ thu gom, quản lý và xử lý CTR sinh hoạt ở địa bàn huyện Gia Lâm, Hà Nội Nghiên cứu sử dụng phương pháp CVM, trong đó giả định chất lượng hàng hóa dịch vụ môi trường sẽ được cải thiện đáng kể như có nhiều chuyên chở chất thải rắn sinh hoạt hơn, đường phố có thêm nhiều cây xanh và luôn sạch đẹp v.v nhằm tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch đẹp thì mức sẵn lòng chi trả cho sự cải thiện dịch vụ đó là bao nhiêu Kỹ thuật thẻ thanh toán (Payment card) được sử dụng để xác định WTP, với WTP thấp nhất là 0 đồng/người/tháng và mức cao nhất là trên 20.000 đồng/người/tháng Mô hình hồi quy tuyến tính được sử dụng

để phân tích mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố chính tới WTP của hộ nông dân thực hiện dịch vụ thu gom, quản lý, xử lý CTR sinh hoạt Tác giả chọn một số biến như giới tính, tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, số người trong hộ và thu nhập để đưa vào mô hình nghiên cứu: WTP = f(GIOITINH, TUOI, QUYMO, TRINHDO, NGHENGHIEP, THUNHAP)

Kết quả nghiên cứu cho thấy, các biến có tác động dương (+) đến WTP là thu nhập, tuổi, trình độ, nghề nghiệp, giới tính; biến có tác động âm (-) đến WTP là số người trong hộ Bằng phương pháp bình quân gia quyền, nghiên cứu này đã xác định WTP bình quân của hộ nông dân là WTP = 6.000 đồng/tháng

Trang 34

Tuy nhiên, nghiên cứu này đã bỏ qua các yếu tố có thể ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả: nguồn tiếp nhận RTSH của HGĐ vì nếu gia đình thải rác ra sông, rạch thì rác sẽ bị dòng nước cuốn trôi theo triều cường và do đó người ta không nhận biết được tác động tiêu cực do ô nhiễm rác gây ra, dẫn đến họ có thể không sẵn lòng trả cho dịch vụ này Mặt khác, nghiên cứu chưa có nhận xét, đánh giá và kiến nghị các giải pháp có thể áp dụng trong thời gian tới nhằm cải thiện mức phí thu gom, nâng chất lượng dịch vụ ở địa bàn huyện Gia lâm, thành phố Hà Nội

Nghiên cứu của Hoàng Thị Hương (2008) tìm hiểu mức sẵn lòng chi trả của người dân về việc thu gom xử lý rác thải bằng phương pháp tạo dựng thị trường tại khu vực Xuân Mai – Chương Mỹ, thành phố Hà Nội Tác giả tiến hành phỏng vấn trực tiếp 377 người tại thị trấn Xuân Mai và xã Đông Sơn, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội Hàm hồi quy tuyến tính được sử dụng để phân tích, đánh giá và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến WTP của hộ dân và thẻ thanh toán cũng được sử dụng để xác định WTP, với WTP thấp nhất là 3.000 đồng/tháng và mức cao nhất là trên 28.000 đồng/tháng Mô hình nghiên cứu được sử dụng là WTP = f (GIOITINH, TRINHDO, NGHENGHIEP, THUNHAP)

Kết quả nghiên cứu xác định các yếu tố giới tính, trình độ học vấn, thu nhập, nghề nghiệp có ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả của người dân trong khu vực, trong đó yếu tố thu nhập và nghề nghiệp có ảnh hưởng lớn nhất Bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất, tác giả tính được mức sẵn lòng chi trả bình quân là 12.300 đồng/tháng

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Huệ (2011) với đề tài “Phân tích ý kiến của HGĐ và các yếu tố ảnh hưởng đến WTP đối với dịch vụ thu gom RTSH ở quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh”, tác giả cũng sử dụng phương pháp CVM để ước lượng WTP cho dịch vụ thu gom RTSH cải thiện

Kết quả khảo sát 137 hộ trong quận Bình Tân chỉ có 125 hộ sẵn lòng chi trả cho dịch vụ thu gom và xử lý chất thải cải tiến Nghiên cứu đã xác định các yếu tố

Trang 35

có ảnh hưởng đến WTP cho dịch vụ cải tiến là: nhận thức (nhận thức của người dân

về thu gom, phân loại rác tại nguồn, xử lý rác thải), trình độ học vấn, lệ phí hộ phải trả hàng tháng, thu nhập của hộ, số người trong hộ Kết quả cũng đã tìm ra WTP tăng thêm khoảng 7.800 đồng/hộ/tháng

Đây là kết quả được thực hiện dựa trên thực tế là đã có sẵn hệ thống thu gom RTSH , tác giả muốn nghiên cứu, tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng để đưa ra các khuyến cáo cho các nhà làm chính sách về cải thiện dịch vụ thu gom và xử lý CTR sinh hoạt trên địa bàn quận Bình Tân, bao gồm: đẩy mạnh công tác tuyên truyền, triển khai sâu rộng việc phân loại rác tại nguồn và thay đổi hình thức thu gom rác hiện nay Nghiên cứu này chỉ sử dụng 2 mức giá đưa ra cho việc xác định giá trị WTP là 25.000 và 30.000 đồng/hộ/tháng, do đó có thể đã bị nhược điểm thiên lệch điểm khởi đầu và khoảng cách giữa các mức phí không nhiều làm giảm độ tin cậy của mức WTP được ước tính

Nghiên cứu của Nguyễn Văn Ngãi và cộng sự (2012) về WTP của người dân

thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đối với dịch vụ cấp nước sạch Tác giả đã áp dụng CVM với câu hỏi đóng (đặt ra các mức giá sẵn cho người dân chọn lựa) Qua kết quả khảo sát 172 mẫu ngẫu nhiên đối với các hộ không có sử dụng nước sạch từ

hệ thống cấp nước sạch thành phố, chạy mô hình hồi quy tuyến tính với phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường (OLS) xác định các yếu tố ảnh hưởng đến WTP của HGĐ và sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để phân tích đánh giá

Kết quả tìm được 7 biến độc lập có tác động, ảnh hưởng đến biến phụ thuộc WTP: trình độ học vấn, quy mô hộ, tổng thu nhập, địa chỉ của chủ hộ, số người đi làm, nguồn nước sử dụng và nhận thức môi trường WTP bình quân của các hộ được khảo sát cho 1 m3 nước sạch là 4.956 đồng Nghiên cứu này rất có ý nghĩa cho việc xem xét, quyết định đầu tư mở rộng phạm vi cấp nước cho khu vực

2.2.2 Các nghiên cứu ngoài nước

Afroz và đồng sự (2008) sử dụng phương pháp CVM để ước lượng WTP của

Trang 36

người trả lời để cải tiến hệ thống thu gom CTR ở thành phố Dhaka, Banglasdesh Mục tiêu của nghiên cứu là ước lượng WTP khác nhau giữa những người đồng ý và không đồng ý thu gom rác thải tại nhà Người được phỏng vấn sẽ đánh giá hệ thống thu gom cải tiến và đưa ra mức giá sẵn lòng trả để thực hiện chương trình này Câu hỏi “Double bounded dichotomous question” được sử dụng trong nghiên cứu này Một tập hợp gồm 4 mức giá sẽ được chọn để xác định WTP và mỗi các nhân được phỏng vấn sẽ nhận ngẫu nhiên một mức giá trong bốn mức giá trên Tập hợp mức giá đầu tiên là 10, 15, 25 và 35 Taka (1 Taka khoảng 254 VNĐ) Nếu người phỏng vấn trả lời “đồng ý” với mức giá đưa ra thì họ sẽ được hỏi lặp lại câu hỏi này với một tập hợp mức giá cao hơn (15, 25, 35 và 50 Taka), ngược lại nếu người phỏng vấn trả lời “không đồng ý” thì họ cũng sẽ được hỏi lặp lại câu hỏi này nhưng với một tập hợp mức giá thấp hơn (5, 10, 15 và 25 Taka) Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố ảnh hưởng đến WTP đối với người đồng ý và không đồng ý thu gom rác thải tại nhà là giới tính, độ tuổi, số thành viên trong gia đình, trình độ, thu nhập, mối quan tâm về quản lý rác thải, mức thỏa mãn đối với dịch vụ thu gom rác và mức độ đồng ý phân loại rác thải Đối với dịch vụ thu gom rác tại nhà thì WTP trung bình của người phỏng vấn là 15,8 Taka Đối với dịch vụ không thu gom rác tại nhà thì WTP trung bình của người phỏng vấn là 12 Taka Tính trung bình cho cả hai hình thức thu gom rác thì WTP cho dịch vụ thu gom rác thải là 13 Taka, chiếm 0,12% thu nhập của họ WTP trung bình của người dân ở khu vực có dịch vụ thu gom rác tại nhà cao hơn ở khu vực không có, nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê Tổng giá trị WTP của những phỏng vấn ở thành phố Dhaka là 7,6 triệu Taka (khoảng 0,1 triệu USD)

Afroz và đồng sự (2010) sử dụng phương pháp CVM để ước lượng WTP của

HGĐ tại Kuala Lumpur, Malaysia khi cải tiến dịch vụ thu gom rác Dịch vụ cải tiến bao gồm 2 phương án, trong đó sự khác biệt giữa 2 phương án được đưa ra là bắt buộc và không bắt buộc phân loại CTR tại nguồn HGĐ sẽ được nói một cách rõ ràng rằng nếu họ quyết định tham gia, họ cần phải một khoảng phí rác thải trực tiếp cho đơn vị cung cấp dịch vụ Nghiên cứu xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến WTP

Trang 37

của HGĐ để cải tiến việc quản lý CTR bằng cách sử dụng mô hình lựa chọn nhị nguyên (Binary choice model) Phương pháp gần đúng tối đa (Maximum Likelihood – ML) được sử dụng để ước lượng các thông số trong mô hình hồi quy logistic Chỉ số tỷ lệ gần đúng (Likelihood ratio index) được đo lường bởi chỉ số phù hợp cho mô hình hồi quy logistic Các biến độc lập trong mô hình là tuổi, số thành viên trong gia đình, trình độ, thu nhập và ý thức về quản lý CTR Kết quả của

mô hình cho thấy WTP của HGĐ ở Kuala Lumpur cho dịch vụ thu gom CTR hàng tháng là 22 MYR (khoảng 124.000 VNĐ) Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cho thấy việc tính mức phí thu gom rác cho mỗi túi rác thải ra cũng ảnh hưởng đến khối lượng rác thải ra của HGĐ Khi mức phí thu gom là 0,7 MYR cho mỗi túi rác thì lượng rác thải của HGĐ là 17 túi rác so với 12 túi rác nếu mức phí thu gom tăng lên

1 MYR

Alhassan và Mohammed (2008) sử dụng phương pháp CVM để đánh giá nhu

cầu của 200 HGĐ đối với dịch vụ thu gom CTR tốt hơn ở thành phố New Juaben, Ghana Nghiên cứu sử dụng mô hình Probit để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến WTP Các biến độc lập trong nghiên cứu được xác định có tác động đến WTP là độ tuổi, giới tính, trình độ, số thành viên trong gia đình, mức độ thỏa mãn đối với dịch

vụ thu gom hiện tại, thu nhập của người được phỏng vấn, thời gian đi từ HGĐ đến nơi đổ rác và số năm sinh sống của người được phỏng vấn ở nơi cư trú hiện tại Kết quả nghiên cứu cho thấy mức WTP trung bình của HGĐ là 3,67 GHC (khoảng 21.000 VNĐ)

Ezebilo (2013) thực hiện nghiên cứu liên quan đến WTP của HGĐ để cải tiến

quản lý chất thải cho 236 HGĐ ở thành phố Llorin, bang Kwara, Nigeria Mô hình logit được sử dụng để tính toán các yếu tố ảnh hưởng đến WTP của người phỏng vấn Kết quả nghiên cứu cho thấy hơn 80% người phỏng vấn ủng hộ việc quản lý chất thải dân cư và WTP trung bình là 305 NGN một tháng (khoảng 30.400 VNĐ) Các yếu tố như thu nhập, giáo dục, kiểu nhà ở và sự hài lòng của người trả lời đối với sự tham gia của khu vực tư nhân vào việc cung cấp quản lý chất thải có ảnh

Trang 38

hưởng tích cực đến WTP của người phỏng vấn Giới tính, giá cả, quy mô HGĐ và các hoạt động kiểm tra vệ sinh không ảnh hưởng tích cực đến WTP

Huang và Ho (2005) cũng sử dụng phương pháp CVM để đo lường WTP cho

việc xử lý và làm sạch rác thải ở thành phố Taichung, Đài Loan Mục đích của câu hỏi ước đính WTP được xây dựng bằng cách sử dụng thẻ thanh toán Kết quả thực nghiệm chỉ ra rằng, các biến thu nhập HGĐ, trình độ giáo dục, cảm giác đối với ô nhiễm chất thải, việc phân loại rác thải và WTP để không sống gần thùng rác hay lò đốt có ảnh hưởng tích cực đến WTP, trong khi các biến như quy mô HGĐ có ảnh hưởng không tốt đến WTP WTP ước tính của HGĐ có 4 thành viên là 113$NT mỗi tháng (khoảng 75.000 VNĐ) Nếu mức phí để xử lý và làm sạch chất thải ở mức giá 113$NT thì theo tính toán trong nghiên cứu, mỗi lít chất thải được xử lý và làm sạch sẽ tốn 0,32$NT (khoảng 212 VNĐ)

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chương 3 trình bày quy trình nghiên cứu, cách xây dựng tình huống giả định

và đề xuất mô hình nghiên cứu trên cơ sở các nghiên cứu trước đã được tổng hợp nhằm tìm ra các yếu tố, hành vi của con người có khả năng ảnh hưởng đến WTP cho việc sử dụng TTTMT

3.1 Quy trình nghiên cứu

1a Xác định các đối tượng cần định giá 1b Thiết lập giá trị dùng để ước lượng và dùng đơn

vị đo 1c Xác định khoảng thời gian tiến hành điều tra 1d Xác định đối tượng phỏng vấn

2e Cơ chế chi trả

3a Quyết định tiến hành điều tra như thế nào, khi nào và ở đâu

3b Thảo luận nhóm 3c Điều tra thử nghiệm 3d Tiến hành điều tra

Trang 39

3.2 Mô hình nghiên cứu

3.2.1 Mô hình hồi quy

Phân tích hồi quy trong kinh tế lượng nhằm tìm ra mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập Thông thường chúng ta thường gặp các biến phụ thuộc ở dạng liên tục hoặc không liên tục Tuy nhiên, trong thực tế xảy ra nhiều trường hợp

mà biến phụ thuộc không phải là một biến liên tục, nó là biến định tính Biến định tính nhận hai giá trị như: có đồng ý/không đồng ý, có ý định/không ý định, có đóng góp/không đóng góp Các biến này được gọi là biến nhị nguyên Các phương pháp phân tích như mô hình hồi quy tuyến tính không thể áp dụng được cho các loại biến phụ thuộc định tính Theo Ramu Ramanathan (2000), đối với loại biến này, các loại

mô hình rời rạc như mô hình xác suất tuyến tính, mô hình đơn vị xác suất (mô hình Probit), mô hình Logit sẽ rất phù hợp

Vì bảng câu hỏi sử dụng phương pháp hỏi Single - bounded dichotomous choice để xác định WTP của người dân nên biến phụ thuộc sẽ là biến định tính và bị giới hạn bởi hai giá trị “có đồng ý” hoặc “không đồng ý” với mức giá đề xuất cho sản phẩm TTTMT được đưa ra trong bảng câu hỏi

Để tìm hiểu mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập được đưa vào mô hình nên tác giả đã sử dụng mô hình Binary Logistic để đưa vào nghiên cứu

Mô hình Logit có dạng sau:

0 1 1 2 2

i

k i

Trang 40

 X1, X2 Xk là các yếu tố dự kiến tác động đến WTP của khách hàng đối với TTTMT

 ε là sai số ngẫu nhiên

Hàm Binary Logistic xác định các yếu tố ảnh hưởng đến xác xuất đồng ý sử dụng TTTMT của khách hàng trong đề tài nghiên cứu được viết lại như sau:

Y = Ln [Pi/(1 – Pi)] = β0 + β1gioitinh + β2tuoi + β3hocvan + β4thunhap +

β5laodong + β6solanmuasam + β7quantam

Mô hình hồi quy gồm 01 biến phụ thuộc và 07 biến độc lập (05 biến định lượng và 02 biến giả), trong đó:

Biến phụ thuộc Y là biến giả (dummy), quyết định đồng ý tham gia sử dụng TTTMT, nhận giá trị 1 khi người được phỏng vấn trả lời đồng ý tham gia sử dụng TTTMT và nhận giá trị 0 khi người được phỏng vấn trả lời không đồng ý tham gia

sử dụng TTTMT

Các biến độc lập Xk như sau:

- Biến giới tính (gioitinh): là biến giả thể hiện giới tính của chủ hộ Biến nhận

giá trị 1 nếu là nam và giá trị 0 nếu là nữ Biến này được kỳ vọng là có mối tương quan thuận (+) với quyết định sử dụng TTTMT Dựa vào lược khảo tài liệu và kết quả thảo luận nhóm cho thấy, giới tính là nam sẽ có WTP cao hơn giới tính là nữ do người có giới tính là nam sẽ có tính phóng khoáng hơn người có giới tính là nữ

- Biến tuổi (tuoi): là biến định tính thể hiện số tuổi của khách hàng Biến này

được kỳ vọng là có mối tương quan thuận (+) với quyết định tham gia sử dụng TTTMT Dựa vào lược khảo tài liệu và kết quả thảo luận nhóm cho thấy, người có

độ tuổi cao có ý thức hơn về bảo vệ môi trường, họ mong muốn sống trong một môi trường sạch sẽ, trong lành hơn người ít tuổi Mặt khác, những người trẻ tuổi là những người có sức khỏe tốt nên họ chưa thực sự nhận thức rõ được ảnh hưởng của môi trường ô nhiễm tới sức khỏe

Ngày đăng: 13/03/2017, 23:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
15. Boldero, J. (1995). The prediction of household recycling of newspapers: The role of attitudes, intentions, and situational factors. Journal of Applied Social Psychology, 25, 440-462 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Applied Social Psychology, 25
Tác giả: Boldero, J
Năm: 1995
20. ICEK AJZEN , “The Theory of Planned Behavior”, University of Massachusetts at Amherst , 1985 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Theory of Planned Behavior
11. Ramu Ranmanathan, 2002. Nhập môn kinh tế lượng với ứng dụng. Chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright.Tiếng anh Khác
12. Afroz, R., Keisuke, H., 2009. Willingness to pay for improved waste management in Dhaka city, Bangladesh. Journal of Environmental Management 90, 492–503 Khác
13. Afroz, R., Masud, M., 2010. Using a contingent valuation approach for improved solid waste management facility: Evidence from Kuala Lumpur, Malaysia. Journal of Environmental Management 31, 800–808 Khác
14. Alhassan, M., Mohammed, J., 2008. Households’ Demand for Better Solid Waste Disposal Services: Case Study of Four Communities in the New Juaben Municipality, Ghana. Journal of Sustainable Development; Vol. 6, No. 11; 2013 Khác
16. Chiung-Ju Huang, Yuan-Hong Ho, 2005. Willing to pay for waste clearance and disposal: Result of the Taichung City Sutdy. The Business Review, Cambridge;Dec 2005; 4,2; Proquest Central pg.136 Khác
17. Ezebilo, E., 2013, Willingness to pay for improved residential waste management in a developing country. Int. J. Environ. Sci. Technol 10:413–422 Khác
18. Hanemann, M., 1989. Welfare evaluations in contingent valuation experiments with discrete response data: reply. Am J Agric Econ 71(4):1057–1061 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w