Mô tả đối tƣợng nghiên cứu

Một phần của tài liệu ước tính mức giá sẵn lòng trả cho sản phẩm gạo thân thiện với môi trường của người dân thành phố vĩnh long (Trang 45)

Tiêu chí Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất

Tuổi 41,33 11,23 22 65

Số thành viên trong gia đình 4,11 1,80 1 15 Giá gạo hiện tại (đồng) 12.546,67 1.656,13 10.000 20.000

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2013

Tuổi của đáp viên ở nhiều độ tuổi khác nhau, trung bình là 41 tuổi. Đáp viên lớn tuổi nhất là 65 tuổi và nhỏ nhất là 22 tuổi. Tuổi này chứng tỏ các đáp viên đã có thu nhập trong gia đình, cũng có thể là chủ hộ hoặc những ngƣời trực tiếp chịu trách nhiệm chi những khoản tiền cho gia đình, điều này phù hợp cho vấn đề mà đề tài đang nghiên cứu.

Giá gạo hiện tại qua điều tra có rất nhiều giá gạo khác nhau đƣợc sử dụng ở các hộ gia đình của đáp viên. Các hộ gia đình trả từ 10.000 đồng đến 20.000 đồng cho mỗi kg gạo. Sau khi phân tích số liệu điều tra thì giá gạo trung bình hiện tại mà các đáp viên trên địa bàn thành phố Vĩnh Long phải trả là khoảng 12.500 đồng cho mỗi kg gạo.

Số thành viên trong gia đình của các đáp viên có từ 1-15 thành viên, trung bình mỗi hộ khoảng 4 thành viên. Số thành viên trong gia đình không nhiều, do chính sách dân số đƣợc thực hiện khá tốt nên đa phần mỗi gia đình chỉ có từ 1 đến 2 con sống cùng cha mẹ, những gia đình có đông thành viên là do có nhiều thế hệ cùng sống chung.

chiếm 10,7 % và tuổi mới lớn (13-17 tuổi) chiếm 15,4% trong tổng số 150 hộ gia đình. Đây là những thành viên chƣa tạo ra thu nhập do còn đi học và chƣa đến tuổi lao động nên phải sống nhờ vào thu nhập của những thành viên đã có thu nhập trong gia đình do vậy cũng có thể ảnh hƣởng đến mức giá sẵn lòng trả cho sản phẩm gạo thân thiện với môi trƣờng.

Bảng 4.2 Số thành viên trong gia đình

Tuổi Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%)

Trẻ em (<12 tuổi) 66 10,7

Tuổi mới lớn (13-17 tuổi) 95 15,4

Ngƣời lớn (trên 18 tuổi) 456 73,91

Tổng 617 100

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2013

Thu nhập của các hộ đƣợc khảo sát có thu nhập trung bình từ dƣới 7 triệu đồng/tháng đến trên 21 triệu đồng/tháng. Qua phân tích số liệu điều tra cho thấy mức thu nhập từ 7 đến 15 triệu đồng chiếm tỉ lệ cao nhất (66,67%). Kế đến là mức thu nhập dƣới 7 triệu đồng chiếm 24%. Mức thu nhập từ 15 đến 21 triệu đồng chiếm 6% và thấp nhất là 3,33% ở mức thu nhập trên 21 triệu đồng. Những hộ có thu nhập thấp do nhiều lí do nhƣng phổ biến nhất là các lí do trong hộ có ít ngƣời có thu nhập, hộ gia đình chỉ có thu nhập từ buôn bán nhỏ, thu nhập chính của hộ chỉ từ lƣơng hƣu. Tuy nhiên cuộc điều tra đƣợc thực hiện trên địa bàn là thành phố Vĩnh Long, là khu vực thành thị, trung tâm kinh tế của toàn tỉnh nên điều kiện lao động phát triển. Do đó có nhiều công việc làm hơn vì vậy lƣợng lao động tạo ra thu nhập trong gia đình cũng nhiều hơn.

Trên 21 triệu đồng, 3,33% Từ 15 đến 21 triệu đồng, 6% Từ 7 đến 15 triệu đồng, 66,67% Dƣới 7 triệu đồng, 24%

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2013

Hình 4.1 Tổng thu nhập của gia đình đáp viên

Về trình độ học vấn qua cuộc khảo sát thực tế cho thấy hầu hết các đáp viên đều biết đọc, biết viết không có trƣờng hợp không tham gia lớp học chính

thức. Khi các đáp viên có trình độ học vấn cao thì kiến thức càng rộng, việc đánh giá và nhìn nhận sự vật, sự việc đƣơc khách quan và chính xác hơn. Do đó các đáp viên sẽ có nhận thức về các vấn đề môi trƣờng và hiểu biết về các sản phẩm thân thiện với môi trƣờng nhiều hơn, từ đó góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trƣờng cũng nhƣ việc tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trƣờng. Bên cạnh đó, trình độ học vấn cao các đáp viên có thể nắm bắt đƣợc vấn đề nêu ra hơn khi đƣợc phỏng vấn. Qua phân tích số liệu điều tra, bậc học tập trung cao nhất của các đáp viên là bậc đại học chiếm đến 39%, thứ hai là bậc phổ thông trung học (cấp 3) chiếm 33%, bậc cao đẳng chiếm 20%, bậc học phổ thông cơ sở chỉ có 6%. Thấp nhất là bậc trên đại học và tiểu học (cấp 1), cả hai đều chỉ có 1%. Qua hình 4.2, có thể thấy hơn 90% đáp viên có trình độ từ phổ thông trung học trở lên. Trình độ học vấn của đáp viên tƣơng đối cao, do đặc điểm là ở khu vực thành thị, trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị của toàn tỉnh nên hầu hết các đáp viên đều là công nhân viên chức hay đi làm ở các công ty, xí nghiệp.

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2013

Hình 4.2 Trình độ học vấn của đáp viên

Giới tính có gần 68,67% đáp viên là nữ và tỷ lệ đáp viên nam chiếm 31,33%. Đáp viên nữ chiếm tỉ lệ cao hơn so với đáp viên nam cũng là một thuận lợi, phù hợp với vấn đề mà đề tài đang nghiên cứu. Vì nữ thƣờng là ngƣời quản lý chi tiêu cho gia đình trong sinh hoạt hằng ngày (một nguyên nhân mang tính truyền thống về “phân công lao động” trong gia đình Việt Nam rằng phụ nữ phụ trách lo những vấn đề chung về nội trợ). Việc điều tra

sản phẩm gạo thân thiện với môi trƣờng giữa đáp viên nam và đáp viên nữ có khác nhau hay không.

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2013

Hình 4.3 Cơ cấu giới tính của đáp viên

Tình trạng hôn nhân qua khảo sát thu thập đƣợc thông tin về tình trạng hôn nhân của đáp viên đƣợc tổng hợp lại và thể hiện rõ qua hình 4.4

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2013

Hình 4.4 Tình trạng hôn nhân của đáp viên

Đa phần đáp viên đã có gia đình (chiếm 83,33%), đáp viên độc thân rất thấp chỉ 16,67%. Tỷ lệ đáp viên đã có gia đình chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều lần so với đáp viên độc thân.

4.2 THÁI ĐỘ CỦA ĐÁP VIÊN VỀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƢỜNG 4.2.1 Hành vi và thái độ bảo vệ môi trƣờng

Để biết đƣợc hành vi và thái độ bảo vệ môi trƣờng của đáp viên, trong bảng phỏng vấn đã đƣa ra các phát biểu đối với từng câu phát biểu các đáp

viên sẽ chọn một trong 5 mức là: hoàn toàn không đồng ý, không đồng ý, không ý kiến, đồng ý hay hoàn toàn đồng ý. Kết quả thu đƣợc sau khi phỏng vấn đáp viên đƣợc tổng hợp trong bảng phụ lục 1.

Qua khảo sát thấy rằng hầu hết các đáp viên ủng hộ phát biểu “Thực vật và động vật có quyền tồn tại nhƣ con ngƣời” có 31,33% hoàn toàn đồng ý và 60,67% đồng ý chứng tỏ các đáp viên rất quan tâm đến sự tồn tại của các loài thực vật và động vật. Kế đến là phát biểu “Mặc dù có khả năng đặc biệt của chúng ta, con ngƣời vẫn phải tuân theo các quy luật tự nhiên” có 48% đồng ý và 41,33% hoàn toàn đồng ý. Phát biểu này cho thấy dù có khả năng đặc biệt đến đâu thì con ngƣời cũng không thể thay đổi đƣợc quy luật của tự nhiên.

Khi hỏi về hành vi với môi trƣờng hiện nay của con ngƣời thì có 50% đáp viên đồng ý và 38,67% đáp viên hoàn toàn đồng ý với phát biểu “Con ngƣời đang lạm dụng nghiêm trọng đến môi trƣờng”. Chứng tỏ các đáp viên cũng rất quan tâm đến hiện trạng môi trƣờng hiện nay. Môi trƣờng đang bị con ngƣời chúng ta khai thác và sử dụng quá mức. Đối với ý kiến “Nếu các hoạt động can thiệp vào tự nhiên của con ngƣời nhƣ hiện nay, chúng ta sẽ sớm gặp một thảm họa sinh thái lớn” có tới 51,33% đáp viên hoàn toàn đồng ý và 31,33% là đồng ý. Đa số các đáp viên cũng nghĩ “Con ngƣời can thiệp vào tự nhiên sẽ dẫn đến tự nhiên sẽ bị hƣ hại”, có 46% là đồng ý và 22% là hoàn toàn đồng ý với ý kiến này. Đối với phát biểu “Trái đất giống nhƣ một tàu vũ trụ có độ rộng và các nguồn lực rất hạn chế” có 50,67% đáp viên đồng ý và tỷ lệ đáp viên không đồng ý là 24%. Đây là những ý kiến đúng trong tình trạng môi trƣờng hiện nay. Việc phần lớn các đáp viên đồng ý hay hoàn toàn đồng ý với những ý kiến này là một điều thuận lợi, vì khi hiểu biết nhiều về các vấn đề môi trƣờng nhƣ nguồn tài nguyên đang bị khai thác rất nhiều, môi trƣờng sẽ hƣ hại nếu con ngƣời can thiệp quá mức… thì đáp viên sẽ có thái độ tích cực hơn, cũng nhƣ dễ dàng chấp nhận hơn các sản phẩm thân thiện với môi trƣờng.

Đối với phát biểu “Trái đất có rất nhiều tài nguyên thiên nhiên nếu chúng ta chỉ cần tìm hiểu làm thế nào để phát triển chúng” thì cũng có 44,67% ý kiến là đồng ý và 34% là hoàn toàn đồng ý. Phát biểu “Con ngƣời có nghĩa là ngƣời cai trị phần còn lại của thiên nhiên” có 42% đáp viên đồng ý và 12% đáp viên hoàn toàn đồng ý.

Tóm lại, tỷ lệ lựa chọn của ngƣời dân ở địa bàn thành phố Vĩnh Long cho các phát biểu thiên về môi trƣờng cao hơn so với tỷ lệ la chọn các phát biểu gây tổn hại môi trƣờng.

4.2.2 Kiến thức về vƣờn quốc gia Tràm Chim

Kiến thức về VGQ Tràm Chim cũng có thể là một yếu tố ảnh hƣởng đến mức giá sẵn lòng trả cho sản phẩm gạo thân thiên với môi trƣờng, nhằm bảo tồn đa dạng sinh học nói chung và loài sếu đầu đỏ nói riêng.

Để biết đƣợc kiến thức của đáp viên về VQG Tràm Chim, ở phần 2 trong bảng phỏng vấn đã đƣa ra các thông tin về VQG Tràm Chim và loài sếu đầu đỏ đối với từng thông tin các đáp viên sẽ chọn một trong 3 mức là: biết nhiều, biết ít và không biết. Kết quả thu đƣợc sau khi phỏng vấn đáp viên đƣợc tổng hợp trong bảng 4.3:

Bảng 4.3 Kiến thức của đáp viên về Vƣờn quốc gia Tràm Chim

Đơn vị tính: %

Không

biết Biết ít nhiều Biết 1. Khái quát về VQG Tràm Chim. 10,00 75,33 14,67 2. Số loài động, thực vật ở VQG Tràm Chim . 12,67 74,67 12,67 3. Đặc điểm về loài sếu đầu đỏ. 30,00 58,00 12,00 4. Số lƣợng sếu đầu đỏ quay về VQG Tràm

Chim. 30,00 56,00 14,00

5. Các nguyên gây ra sự mất cân bằng sinh học

ở Tràm Chim. 12,67 57,33 30,00

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2013

Thông qua phân tích số liệu kiến thức về VQG Tràm Chim thì đa phần các đáp viên chỉ biết đến các vấn đề về môi trƣờng nói chung. Riêng về loài sếu đầu đỏ là loài động vật quý, có nguy cơ bị tuyệt chủng và cần đƣợc bảo tồn thì các đáp viên lại có rất ít thông tin về vần đề này.

Khi đƣợc hỏi về kiến thức của đáp viên ở VQG Tràm Chim thì các nguyên nhân gây ra sự mất cân bằng sinh học ở Tràm Chim là vấn đề đƣợc các đáp viên biết đến nhiều nhất, có hơn 80% đáp viên trả lời là biết. Trong đó có 30% trả lời là biết nhiều và 57,33% là biết ít, chứng tỏ các đáp viên có quan tâm đến vấn đề môi trƣờng đặc biệt là các việc làm xâm hại đến môi trƣờng củng nhƣ đa dạng sinh học. Kế đến là thông tin về “Tràm chim có 191 loài thực vật, 150 loài cá nƣớc ngọt, và gần 231 loài chim nƣớc. Một số đƣợc liệt vào các loài quý hiếm và bị đe dọa trong Sách Đỏ Việt Nam và thế giới. Đặc biệt là sếu đầu đỏ. cũng đƣợc các đáp viên quan tâm với 12,67% biết nhiều và 74,67% biết ít.

Tuy nhiên, khi đƣợc hỏi về thông tin “Đến năm 2013, chỉ có 50 con đã quay trở lại Tràm Chim, giảm 50% so với cùng kỳ năm trƣớc. Năm mƣơi con là rất thấp so với 1.052 con vào năm 1988, chiếm 70% của cả thế giới. Đây là

con số đáng báo động về sự mất cần bằng sinh thái ở vùng đất ngập nƣớc này” thì có tới 30% trả lời không biết, đây là thông tin về số lƣợng sếu đầu đỏ quay về VQG Tràm Chim. Tƣơng tự, hiểu biết về đặc điểm của loài sếu đầu đỏ cũng có 30% đáp viên trả lời là không biết. Điều này cũng chứng tỏ rằng kiến thức vể VQG Tràm Chim và loài sếu đầu đỏ cũng có thể là một yếu tố ảnh đến giá sẵn lòng trả cho sản phẩm gạo thân thiện với môi trƣờng nhằm mục đích là bảo tồn loài sếu đầu đỏ và đa dạng sinh học ở VQG Tràm Chim.

4.3 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN GIÁ SẴN LÒNG TRẢ TIỂN CHO SẢN PHẨM GẠO THÂN THIỆN CỦA NGƢỜI DÂN TRẢ TIỂN CHO SẢN PHẨM GẠO THÂN THIỆN CỦA NGƢỜI DÂN THÀNH PHỐ VĨNH LONG

4.3.1 Các câu trả lời cho câu hỏi WTP

Qua phân tích số liệu điều điều tra từ những ngƣời dân sống trên địa bàn thành phố Vĩnh Long, phần lớn ngƣời dân đều có ý thức bảo vệ môi trƣờng và cho rằng vấn đề môi trƣờng hiện nay là vấn đề cần đƣợc quan tâm. Môi trƣờng cần đƣợc bảo vệ tốt hơn cũng nhƣ việc bảo tồn các động vật có nguy cơ tuyệt chủng đặc biệt là loài sếu đầu đỏ. Vì vậy việc tạo ra những sản phẩm thân thiện với môi trƣờng là rất cần thiết. Do đó khi sản phầm gạo thân thiện với môi trƣờng đƣợc đƣa ra đã đƣợc khá đông các đáp viên quan tâm và ủng hộ. Theo thống kê số liệu điều tra, ở hình 4.5 thì có 30,67% đáp viên không đồng ý. Số đáp viên đồng ý chi trả cho sản phẩm gạo thân thiện với môi trƣờng chiếm tỷ lệ cao hơn là 69,33%.

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2013

Hình 4.5 Cơ cấu đáp viên đồng ý và không đồng ý đối với sản phẩm gạo thân thiện với môi trƣờng

Sau khi nói về các hiện trạng ở VQG Tràm Chim, chỉ ra các nguy cơ đe dọa đến đa dạng sinh học, đặc biệt là số lƣợng sếu đầu đỏ quay về đây ngày

thức bảo vệ môi trƣờng và tăng thu nhập cho ngƣời dân địa phƣơng. Lợi ích của sản phẩm thân thiện với môi trƣờng nói chung, cũng nhƣ sản phẩm gạo thân thiện với môi trƣờng nói riêng cũng đƣợc nêu lên. Tiếp đó các đáp viên đƣợc hỏi “Giả sử Ông/bà đang mua gạo với giá 10.000 đồng/kg, Ông/bà có sẵn lòng trả nhiều hơn một khảng tiền (các mức giá đƣợc nêu lên cụ thể trong bảng câu hỏi) để mua gạo nếu đƣợc trồng theo cách thức “thân thiện với sếu đầu đỏ”?”.

Có tổng cộng 6 mức giá đƣợc đƣa ra và chia cho 150 bảng câu hỏi, mỗi mức giá có 25 bảng câu hỏi, mỗi đáp viên chỉ đƣợc trả lời ở một mức giá ở một bảng câu hỏi và chỉ trả lời có hay không chấp nhận ở mức giá mà bảng câu hỏi đã đƣa ra, dựa vào đó sẽ tính đƣợc mức giá trung bình sẵn lòng trả (WTP) theo phƣơng pháp CVM. Câu trả lời của các đáp viên đƣợc tổng hợp trong bảng 4.4

Bảng 4.4 Các câu trả lời cho câu hỏi WTP

Giá (đồng)

Số quan

sát

Câu trả lời cho câu hỏi WTP

Sẵn lòng chi trả Không sẵn lòng chi trả Số ngƣời trả lời % so với số bảng câu hỏi Số ngƣời trả lời % so với số bảng câu hỏi 11.500 25 24 96,00 1 4,00 13.000 25 25 100,00 0 0,00 14.500 25 22 88,00 3 12,00 16.000 25 11 44,00 14 56,00 17.500 25 9 36,00 16 64,00 19.000 25 13 52,00 12 48,00 Tổng 150 104 69,33 46 30,67

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2013

Qua kết quả điều tra cho thấy 13.000 đồng không phải là mức giá thấp nhất nhƣng 100% các đáp viên đồng ý với mức giá này tức khi giá gạo tăng lên 30% so với giá của loại gạo mà họ đang sử dụng. Ở mức giá cao nhất là 19.000 đồng, tăng hơn đến 90% so với giá trị loại gạo hiện tại hộ gia đình

Một phần của tài liệu ước tính mức giá sẵn lòng trả cho sản phẩm gạo thân thiện với môi trường của người dân thành phố vĩnh long (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)