0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Giới thiệu tổng quan về VQG Tràm Chim

Một phần của tài liệu ƯỚC TÍNH MỨC GIÁ SẴN LÒNG TRẢ CHO SẢN PHẨM GẠO THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG CỦA NGƯỜI DÂN THÀNH PHỐ VĨNH LONG (Trang 37 -37 )

3.2.1 Vị trí địa lý

Vƣờn Quốc gia Tràm Chim là VQG đầu tiên tại ĐBSCL đƣợc thành lập ngày 29-12-1998 với vị trí địa lý 10037’ đến 10046’ độ Vĩ Bắc, 105028’ đến 105036’ độ Kinh Đông. Nằm lọt thỏm giữa vùng đất trũng ngập nƣớc Đồng Tháp Mƣời nổi tiếng của miền Tây Nam Bộ, VQG Tràm Chim có diện tích tự nhiên 7.313 ha, dân số xung quanh Vƣờn khoảng 50.000 ngƣời, thuộc địa phận 5 xã: Tân Công Sính, Phú Đức, Phú Thọ, Phú Thành, Phú Hiệp và thị trấn Tràm Chim thuộc huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp.

3.2.1.1 Yếu tố tự nhiên

Với tổng diện tích tự nhiên là 7.313 ha, VQG Tràm Chim đƣợc chia ra làm 3 khu vực:

- Khu bảo vệ nghiêm ngặt là: 6.899 ha. - Khu phục hồi sinh thái là: 653 ha. - Khu hành chính, dịch vụ là: 46 ha.

Địa hình:

- VQG Tràm Chim có địa hình trũng, lũ ngập kín, khó tiêu, nƣớc. Độ cao bình quân từ 1,4 m đến 1,5 m và bao bọc các dãy đất cao ở phía Tây Bắc của bậc thềm phù sa cổ, phía Tây bao bọc bởi các giồng các ven sông Mêkông, các kênh xuyên qua Tràm Chim nhƣ: Kênh Dƣờng Gạo, Phú Thành, Phú Hiệp, Đồng Tiến, An Hoà, Cà Dâm… chu vi gần 60 km.

- Tuy vậy, mặt đất của VQG Tràm Chim cũng có sự khác biệt rõ rệt về độ cao, từ những vùng trũng thấp ngập nƣớc quanh năm với độ cao thấp hơn mặt nƣớc biển, đến những vùng gò và giồng cát với độ cao hơn 2m so với mực nƣớc biển. Sự khác biệt về độ cao tạo ra sự khác biệt về độ ngập và thời gian ngập, có vai trò rất quan trọng trong sinh thái của đất ngập nƣớc ở VQG Tràm Chim.

Đất đai: VQG Tràm Chim có các nhóm đất sau

- Nhóm đất cát cổ: đƣợc hình thành thông qua quá trình phong hoá trầm tích Pleistocenen chiếm diện tích khoảng 154 ha.

- Đất xám điển hình khoảng 476 ha. - Đất xám đọng mùn khoảng 274 ha.

- Các nhóm đất dốc tụ trên nền trầm tích proluvi chiếm diện tích 1559 ha.

- Các nhóm đất phù sa có trên nền phèn: trầm tích sông-biển chồng lấp lên lớp trầm tích đầm lầybiển hình thành những vạt đất phù sa có tầng sinh phèn và đất phù sa có tầng-phèn chứa các khoáng jarosite.

- Đất phèn hoạt động hình thành từ nền trầm tích đầm lầy biển với diện tích khoảng 355 ha, phân bố nhiều nhất tại khu A5. Độ chua của pH khoảng từ 2,0-3,2.

Tài nguyên nước:

- VQG Tràm Chim chịu ảnh hƣởng thủy văn của vùng châu thổ sông MeKong nhận nguồn nƣớc trực tiếp từ sông MeKong thông qua hệ thống kinh thủy lợi (kênh Hồng Ngự-Long An, Đồng Tiến, An Hòa và Phú Hiệp) tràn vào nội đồng và bị ngập lũ hàng năm từ tháng 8 đến tháng 12. Vƣờn quốc gia Tràm Chim đƣợc chia thành 5 vùng quản lý khác nhau (A1-A5), mỗi khu vực đƣợc bao bọc xung quanh bởi hệ thống kênh và đê với tổng chiều dài lên đến 59 km. Mực nƣớc bên trong vƣờn quốc gia đƣợc điều tiết thông qua hệ thống cống và cửa xả nằm ở các bờ bao xung quanh. Hiện nay, để giảm rủi ro do lửa vào mùa khô, mực nƣớc bên trong vƣờn quốc gia luôn đƣợc giữ ở mức cao hơn những điều kiện trong quá khứ. Thành phần thực vật, phân bố và tốc độ sinh trƣởng đã bị ảnh hƣởng bởi những tác động này.

- Hàng năm, nƣớc lũ đến cung cấp cho hệ sinh thái Tràm Chim một nguồn năng lƣợng lớn, cũng nhƣ hoà loãng và lôi đi các các chất cặn bã tích tụ trong môi trƣờng nƣớc. Nƣớc lũ còn tạo ra một cầu nối cho thuỷ sinh vật thông thƣơng giữa hai môi trƣờng là sông và đồng lụt, duy trì sự đa dạng sinh vật cho VQG Tràm Chim. Mùa khô cần thiết cho nhiều loài thực vật của Tràm Chim để duy trì sự sống của chúng. Lớp phủ thực vật an toàn, lƣợng thức ăn dồi dào và mực nƣớc thích hợp trong mùa khô tạo cho Tràm Chim thành nơi ở lý tƣởng cho nhiều giống loài động vật, đặc biệt là nhóm chim, trong đó có rất nhiều chim di cƣ.

Khí hậu:

- VQG Tràm Chim nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa.

- Nhiệt độ trung bình hàng tháng là: 27oC. Nhiệt độ thấp hơn khoảng 1- 2oC vào cuối mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 2) và tăng lên khoảng 1-2oC vào các tháng cuối mùa khô, đầu mùa mƣa (từ tháng 4 đến tháng 6). Nhiệt độ cao nhất là 37oC vào tháng 4 và thấp nhất là khoảng 16oC.

- Lƣợng mƣa hằng năm là: 1.600 mm, tập trung vào mùa mƣa chiếm 90- 95% lƣợng mƣa cả năm. Mƣa nhiều từ các tháng 5-11, mƣa lớn từ tháng 9-10, và mƣa ít là từ tháng 12-4 lại là những tháng khô hạn nhất, thời tiết hầu nhƣ không có mƣa, các tháng này dễ bị hạn hán. Số ngày mƣa trung bình đo đƣợc tại VQG Tràm Chim khoảng 110-160 ngày/năm.

- Tổng số giờ nắng bình quân hằng năm là : 2.200 giờ.

- Ẩm độ bình quân hằng năm là : 82-83%. Độ ẩm cao nhất có thể lên đến 100% và thấp nhất là 35-40%.

- Lƣợng bốc hơi hằng năm là : 1.200 mm.

Tài nguyên sinh vật:

- Tài nguyên thực vật:trầm tích, địa mạo, và đặc tính đất khá đa dạng, từ đất xám, phát triển trên nền trầm tích cổ Pleistocen, đến những nhóm đất phù sa mới và đất phèn phát triển trên trầm tích trẻ Holocen đã góp phần làm đa dạng các quần xã thực vật tự nhiên. Kết quả khảo sát từ 2005-2006 ghi nhận đƣợc 130 loài thực vật, với 6 kiểu quần xã đă ̣c trƣng nhƣ:

+ Quần xã sen (Nelumbo nucifera): Kiểu quần xã này thƣờng xuất hiện ở nơi có đất thấp nhƣ bƣng, lung, trấp, vùng đầm lầy gần nhƣ ngập nƣớc quanh năm (không khô hẳn vào mùa khô). Đây là những vùng đất thấp trũng có thời gian ngâp nƣớc quanh năm hoặc gần nhƣ quanh năm nên ít cháy vào mùa khô.

+ Quần xã lúa ma (Orya rufipogon): Lúa ma (hay lúa trời), là kiểu sinh cảnh độc đáo của những vùng đồng bằng ngập nƣớc theo mùa. Nhƣng ngày nay diện tích của kiểu thảm thực vật này còn rất ít. Ở VQG Tràm Chim, cây lúa ma có độ ƣu thế cao nhất (53%), kế đến là cỏ bắc hoặc cỏ ống (tùy theo vùng), các loài khác nhƣ rau dừa, năng ống, u du .v.v… chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Đồng lúa ma (Oryza rufipogon) phân bố khá rộng. Tuy nhiên đồng lúa ma (Oryza rufipogon) thuần loài có diện tích khá nhỏ, khoảng 33 ha, diện tích còn lại có sự hiện diện của lúa ma là sự hổn hợp với những loài thực vật khác tạo thành những quần xã thực vật đặc trƣng cho vùng đất ngập nƣớc: lúa ma - cỏ ống (O.rufipogon-Panicum repens); lúa ma-cỏ bắc (Oryza rufipugon- Leersia hexandra), khoảng 160 ha; lúa ma-cỏ ống-cỏ chỉ (O.rufipugon-P. Repens-C.dactylon). Hầu nhƣ tất cả các loài chim trong Tràm Chim đều thích với đồng lúa ma kể cả sếu đầu đỏ (Grus antigone), sinh cảnh này đa dạng sinh học rất cao.

thấp cỏ ống mộc thành từng đám (chiếm khoảng 50% diện tích chung) xen kẻ với mực nƣớc (trong đó có sự hiện diện của nhĩ cán vàng, nhĩ cán tím và năng ống).

+ Quần xã năng (Elcochanris dulcis): Kiểu quần xã này thƣờng xuất hiên ở độ cao trunh bình. Năng ống có độ ƣu thế cao nhất (45-50%), kế đến là cỏ ống hoặc năng kim (tùy theo vùng), các loài khác nhƣ cỏ chỉ, lúa ma, mồm mốc chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ. Các quần xã năng ống là thức ăn của các loài tiêu biểu nhƣ sếu, giang sen và già đẩy.

+ Quần xã mồm mốc (Ischacmum rugosum): Kiểu quần xã này thƣờng xuất hiện ở độ cao trung bình. Số liệu từ các ô mô tả cho thấy, mồm mốc có độ ƣu thế cao nhất (78%), kế đến là cỏ bắc, cỏ ống và các loài khác nhƣ rau dừa, nút áo, cỏ chỉ. Ở những nơi thích hợp, mồm mốc mọc dày và các nhánh trên của nó tạo thành một trần dày cách mặt đất khoảng 20-50cm, đƣợc các thân chống chịu. Đây là nơi thích hợp cho nhiều loài chim làm tổ và trú ẩn khi bị kẻ thù đe dọa. Độ che phủ của cỏ mồm mốc là đƣợc Larsen (1996) chọn làm một biến để xây dựng mô hình ƣớc tính sự hiện diện của một số loài chim.

+ Quần xã rừng Tràm (Melaleuca cajuputy): Các khu rừng tràm trong VQG là các khu rừng đƣợc trồng ở độ tuổi từ 4 đến 25, mật độ biến thiên trong khoảng từ 5.000-20.000 cây/ha. Rừng tràm (Melaleuca cajuputi) là thảm thực vật thân gỗ có diện tích lớn nhất, diện tích khoảng 3.000 ha. Do tác động con ngƣời, hầu hết những cánh rừng tràm nguyên sinh đã biến mất và hiện nay chỉ còn lại là những cánh rừng tràm trồng, thuộc loài Melaleuca cajuputi (họ Myrtaceae), nhƣng do đƣợc bảo tồn nhiều năm nên có những cụm tràm phân bố theo kiểu tự nhiên. Hai kiểu phân bố đƣợc ghi nhận: tập trung và tràm phân tán.

- Tài nguyên động vật nhƣ: Đây là nơi cƣ trú của hơn 130 cá nƣớc ngọt chiếm khoảng ¼ số loài cá của Đồng bằng sông Cƣ̉u Long , 132 loài chim nƣớc với 32 loài chim quý hiếm đƣợc ghi vào sách đỏ của Viê ̣t Nam và Thế giới nhƣ: Ngan cánh trắng (Cairina scutulata), Ô tác, Công đất (Houbaropsis bengalensis), Choi choi lƣng đen (Charadrius peronii), Đại bàng đen (Aquila clanga), Cổ rắn, Điêng điểng (Anhinga melanogaster), Cò thìa (Platalea minor), Bồ nông chân xám (Pelecanus philippensis), Cò lạo Ấn Độ, Giang sen (Mycteria leucocephala)… đă ̣c biê ̣t là Sếu cổ trụi, Sếu đầu đỏ (Grusantigone).

+ Chim nƣớc: Từ năm 1985-1999 các nhà khoa học trong nƣớc và thế giới đã thống kê đƣợc 198 loài chim thuộc 49 họ. Trong đó có 88% đƣợc tìm thấy ở Vƣờn Quốc Gia Tràm Chim vào mùa khô. Có 16 loài chim quý hiếm đang bị đe dọa tuyệt chủng ở quy mô toàn cầu .

+ Về môi trƣờng sống: có 42% số loài sử dụng đầm lầy nƣớc ngọt. 10% số loài sử dụng các đồng cỏ, 80% số loài sử dụng các con kênh có cây bụi, cây gỗ, 38% số loài còn lại sử dụng tổng hợp các môi trƣờng sống nói trên.

+ Các loài chim quý hiếm gồm có: Sếu đầu đỏ, Gìa đãy lớn, Gìa đãy Java, Cò quắm đầu đen, Cò thìa Ấn độ, Đại bàng đen, Te vàng, Choi choi lƣng đen, Ngan cánh trắng, Điêng điểng, Cò trắng trung quốc, Diệc Sumatra, Bồ nông chân xám (chàng bè), Giang sen, Nhạn ốc, Ô tác (công đất). Trong đó có loài Sếu đầu đỏ (Grus antigone sharpie) đƣợc nhiều ngƣời trong nƣớc và quốc tế quan tâm biết đến.

+ Cá: có 55 loài cá chia thành 2 nhóm sinh thái chính là nhóm cá tỉnh (Nhóm cá đồng), nhóm cá ƣa nƣớc chảy (nhóm cá sông).

+ Thủy sinh vật: có 185 loài thực vật nổi (Phytoplankton), 93 loài động vật nổi (Zooplankton), 90 loài động vật đáy (Zoobenthos).

3.2.1.2 Kinh tế xã hội

Tràm chim tiếp giáp 5 xã (Tân Công Sính, Phú Đức, Phú Thọ, Phú Thành, Phú Hiệp) và 1 thị trấn (thị trấn Tràm Chim), dân số của thị trấn vào năm 1999 là 37.881 ngƣời. Mật độ dân số trung bình năm 1999 là 204 ngƣời/km2. Có tổng số hộ là 7.950, trong đó 22,3% số hộ nghèo và 53% số hộ đói.

Hầu hết dân xung quanh vƣờn Quốc Gia Tràm Chim sống bằng nghề canh tác lúa 2 vụ, đánh bắt thủy sản. Vào mùa thu hoạch lúa, hàng ngàn dân nghèo các địa phƣơng lân cận kéo đến Tràm Chim để làm thuê nhƣ: gặt lúa, dọn cỏ, bắt cá… Hiện tƣợng xâm nhập bất hợp pháp vào VQG đã gây áp lực cho việc quản lý tài nguyên thiên nhiên, bình quân mỗi ngày có khoảng 100 ngƣời vào rừng để khai thác các sản phẩm tự nhiên.

Các hoạt động khuyến nông, lâm ngƣ. Các chƣơng trình tài trợ để nâng cao đời sống dân nghèo và công tác tuyên truyền giáo dục đã đƣợc cấp tỉnh, huyện, Vƣờn Quốc Gia Tràm Chim và các tổ chức quốc tế quan tâm, nhƣng vẫn chƣa đáp ứng so với nhu cầu hiện tại.

3.2.1.3 Du lịch

- Cảnh quan thiên nhiên, văn hóa lịch sử:

Tràm chim là mẫu cảnh quan duy nhất còn sót lại, tiêu biểu cho hệ sinh thái đất ngập nƣớc của Đồng Tháp Mƣời hùng vĩ xƣa kia, cũng là căn cứ địa cách mạng qua các thời kỳ chống ngoại xâm. Bảo tồn hệ sinh thái đất ngập

nƣớc Tràm Chim cũng đồng thời bảo vệ khu di tích lịch sử và văn hóa của Đồng Tháp Mƣời.

Tràm chim còn lại là nơi du lịch giải trí, học tập và nghiên cứu khoa học. Vào mùa thu nƣớc nổi mênh mông, Tràm Chim có rất nhiều chim, cá, cùng với các quần xã thực vật: tràm, sen, súng… phát triển mạnh tạo thành nhiều cảnh quan thiên nhiên rất đẹp của mùa thu. Khi mùa xuân đến các loài thực vật trên cạn phát triển thành những đồng cỏ rộng thênh thang xanh biếc. Xuất hiện nhiều loài chim quý: Sếu đầu đỏ, giang sen, công đất… Đặt biệt khi khí trời se lạnh là tín hiệu mùa chim sếu bay, hàng năm đã trở thành quy luật rất thân thiện đối với ngƣời dân Đồng Tháp.

- Các loại hình tham quan du lịch

Chủ yếu là du lịch sinh thái, vào mùa nƣớc nổi du khách có thề du ngoạn bằng thuyền xuyên qua từng khu rừng, làng mạc, hoặc có thể đến các đài quan sát cao chót vót để vừa xem sếu, vừa quan sát môi trƣờng thiên nhiên đặt trƣng của Đồng Tháp Mƣời.

Một phần của tài liệu ƯỚC TÍNH MỨC GIÁ SẴN LÒNG TRẢ CHO SẢN PHẨM GẠO THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG CỦA NGƯỜI DÂN THÀNH PHỐ VĨNH LONG (Trang 37 -37 )

×