Phƣơng pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu ước tính mức giá sẵn lòng trả cho sản phẩm gạo thân thiện với môi trường của người dân thành phố vĩnh long (Trang 28)

Số liệu chính dùng trong bài viết này là số liệu sơ cấp từ việc phỏng vấn 150 hộ gia đình trên địa bàn thành phố Vĩnh Long, đƣợc điều tra dựa trên sự thuận lợi hay dựa trên tính dễ tiếp cận của đối tƣợng, ở những nơi mà nhân viên điều tra có nhiều khả năng gặp đƣợc đối tƣợng. Do vậy, số liệu đƣợc thu thập theo phƣơng pháp chọn mẫu thuận tiện.

Với 150 bảng câu hỏi đƣợc phát ra cho 150 hộ gia đình trên địa bàn thành phố Vĩnh Long, có 6 mức giá đƣợc đƣa ra trong bảng câu hỏi là 11.500 đồng, 13.000 đồng, 14.500 đồng, 16.000 đồng, 17.500 đồng, 19.000 đồng, mỗi mức giá có 25 bảng câu hỏi đƣợc phát ra để phỏng vấn trực tiếp ở các hộ gia đình. Ngƣời trả lời chỉ đƣợc hỏi một mức giá lấy ngẫu nhiên từ 6 mức giá và chỉ trả lời là có hay không chấp nhận mức giá mà bảng câu hỏi đã đƣa ra và dựa vào đó sẽ tính đƣợc mức giá trung bình sẵn lòng trả WTP theo phƣơng

pháp CVM. Số lƣợng bảng câu hỏi nhận lại tƣơng ứng với các mức giá ở bảng 2.1 dƣới đây:

Bảng 2.1 Số lƣợng bảng câu hỏi nhận lại

Giá (đồng) Số lƣợng (quan sát) Tỷ lệ (%) 11.500 25 100 13.000 25 100 14.500 25 100 16.000 25 100 17.500 25 100 19.000 25 100 Tổng 150 100

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2013

Ngoài ra bài viết còn sử dụng số liệu thứ cấp đƣợc thu thập trên Internet và các bài nghiên cứu liên quan đến vị trí và hệ động thực vật ở Đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Vĩnh Long và VQG Tràm Chim, các thông tin về sếu đầu đỏ, sản phẩm thân thiện với môi trƣờng,...

Một phần của tài liệu ước tính mức giá sẵn lòng trả cho sản phẩm gạo thân thiện với môi trường của người dân thành phố vĩnh long (Trang 28)