Để có thể nắm bắt được nhu cầu cũng như sự cảm nhận của khách du lịch đối với hoạt động du lịch nơi đây, tác giả đã quyết định chọn đề tài tốt nghiệp là: “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN THỊ KIM ANH
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN NHU CẦU DU LỊCH HÀ TIÊN
- KIÊN GIANG CỦA DU KHÁCH NỘI ĐỊA
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành Kinh tế Ngoại thương
Mã số ngành: 52340120
8-2013
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN THỊ KIM ANH MSSV: 4105181
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN NHU CẦU DU LỊCH HÀ TIÊN
- KIÊN GIANG CỦA DU KHÁCH NỘI ĐỊA
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành Kinh tế Ngoại thương
Mã số ngành: 52340120
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN HUỲNH THỊ KIM UYÊN
8-2013
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành được bài luận văn tốt nghiệp này, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ phía Thầy, Cô và anh, chị ở Ủy ban nhân dân thị xã Hà Tiên cũng như phòng văn hóa thông tin thị xã Hà Tiên
Đầu tiên, em muốn gửi lời cảm ơn đến Thầy Cô khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh đã dạy dỗ em trong những năm học đại học tại trường Đại học Cần Thơ Quan trọng hơn em chân thành cảm ơn Cô Huỳnh Thị Kim Uyên đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành bài nghiên cứu này
Tiếp theo, em xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị ở Ủy ban nhân dân thị
xã Hà Tiên cũng như phòng văn hóa thông tin thị xã Hà Tiên đã cung cấp cho
em những thông tin cần thiết trong bài nghiên cứu
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn những du khách đã giúp em làm bài khảo sát để có thể hoàn thiện được bài nghiên cứu
Cần Thơ, ngày 07 tháng 12 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Kim Anh
Trang 4TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác
Cần Thơ, ngày 07 tháng 12 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Kim Anh
Trang 5MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1
1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu 1
1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn 2
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 4
1.2.1 Mục tiêu chung 4
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 4
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 5
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 5
1.4.1 Không gian nghiên cứu 5
1.4.2 Thời gian nghiên cứu 5
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu 5
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 5
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 8
2.1.1 Các khái niệm về du lịch 8
2.1.2 Nhu cầu du lịch 14
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 15
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 17
2.2.3 Sơ đồ nghiên cứu 23
CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH HÀ TIÊN 24
3.1 KHÁI QUÁT VỀ HÀ TIÊN 24
3.1.1 Vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên 24
3.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội 25
3.2 TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở HÀ TIÊN 26
3.2.1 Danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử - văn hóa 26
3.2.2 Lễ hội 31
3.2.3 Thực trạng hoạt động du lịch ở Hà Tiên 32
Trang 6CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU
DU LỊCH HẦ TIÊN CỦA DU KHÁCH NỘI ĐỊA 36
4.1 PHÂN TÍCH NHU CẦU DU LỊCH HÀ TIÊN CỦA DU KHÁCH NỘI ĐỊA 36
4.1.1 Phân tích thực trạng du lịch Hà Tiên của du khách nội địa 36
4.1.2 Phân tích nhu cầu du lịch Hà Tiên của du khách nội địa 42
4.2 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU DU LỊCH HÀ TIÊN CỦA DU KHÁCH NỘI ĐỊA 45
4.3 NHỮNG MONG MUỐN CỦA DU KHÁCH NỘI ĐỊA ĐỐI VỚI DU LỊCH HÀ TIÊN 47
CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐÁP ỨNG NHU CẦU CỦA DU KHÁCH NỘI ĐỊA VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Ở HÀ TIÊN 49
5.1 CƠ SỞ ĐƯA RA GIẢI PHÁP 49
5.1.1 Điểm mạnh và điểm yếu của hoạt động du lịch ở Hà Tiên 49
5.1.2 Cơ hội và thách thức của hoạt động du lịch ở Hà Tiên 51
5.2 CÁC GIẢI PHÁP ĐÁP ỨNG NHU CẦU VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Ở HÀ TIÊN 52
5.2.1 Về loại hình du lịch 54
5.2.2 Về quản lý nhà nước 54
5.2.3 Về nguồn nhân lực 55
5.2.4 Về xúc tiến quảng bá hình ảnh 55
5.2.5 Về cơ sở hạ tầng 55
5.2.6 Về cơ sở lưu trú 56
5.2.7 Về các hoạt động vui chơi giải trí, mua sắm và ẩm thực 56
5.2.8 Về tour du lịch 56
CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 57
6.1 KẾT LUẬN 57
6.2 KIẾN NGHỊ 57
6.2.1 Đối với Ủy ban Nhân dân thị xã Hà Tiên 57
6.2.2 Đối với Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch Kiên Giang 58
6.2.3 Đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực du lịch 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
PHỤ LỤC 62
Trang 7DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Bảng diễn giải các thông số trong mô hình hồi quy nhu cầu du lịch 17
Bảng 3.1 Danh sách các di tích đã được Nhà nước công nhận ở Hà Tiên 26
Bảng 3.2 Lượng du khách đến Hà Tiên năm 2010 – 6 tháng đầu năm 2013 32
Bảng 4.1 Mục đích chính du lịch đến Hà Tiên của du khách nội địa 36
Bảng 4.2 Thời gian du lịch chủ yếu của du khách nội địa dến Hà Tiên 37
Bảng 4.3 Những kênh thông tin của du khách nội địa biết đến Hà Tiên 38
Bảng 4.4 Khoảng thời gian kỳ nghỉ của du khách nội địa đến Hà Tiên 38
Bảng 4.5 Thời gian lưu trú của du khách nội địa đến Hà Tiên 39
Bảng 4.6 Dự định quay lại Hà Tiên du lịch của du khách nội địa 39
Bảng 4.7 Thời gian lưu trú tại Hà Tiên của nhóm du khách có nơi cư trú khác nhau 40
Bảng 4.8 Thời gian lưu trú của du khách nội địa đến Hà Tiên với các độ tuổi khác nhau 41
Bảng 4.9 Thời gian kỳ nghỉ trung bình của du khách nội địa có độ tuổi khác nhau 42
Bảng 4.10 Chi tiêu của du khách nội địa ở Hà Tiên 42
Bảng 4.11 Tổng chi tiêu và cơ cấu của các loại chi tiêu của du khách nội địa ở Hà Tiên 42
Bảng 4.12 Chi tiêu tại Hà Tiên của nhóm du khách có du lịch theo tour và không theo tour 44
Bảng 4.13 Chi tiêu tại Hà Tiên của nhóm du khách có nơi cư trú khác nhau 45 Bảng 4.14 Kết quả xây dựng mô hình hồi quy 46
Bảng 4.15 Những ý kiến phản hồi của du khách nội địa về du lịch ở Hà tiên 47 Bảng 5.1 GDP bình quân đầu người của tỉnh Kiên Giang, ĐBSCL và cả nước giai đoạn 2010 – 2012 51
Trang 8DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 1.1 Các bậc thang nhu cầu theo lý thuyết nhu cầu của con người của
A Maslow (có bổ sung) 3 Hình 2.1 Sơ đồ nghiên cứu 23 Hình 3.1 Bản đồ địa giới hành chính thị xã Hà Tiên – Kiên Giang 24 Hình 3.2 Số lượt du khách nội địa và tổng lượt du khách năm 2010 – 6 tháng đầu năm 2013 33 Hình 3.3 Doanh thu của hoạt động du lịch ở Hà Tiên 2010 – 6 tháng đầu năm
2013 34
Trang 9CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu
Thương mại dịch vụ đã và đang phát triển trong những thập kỷ gần đây và nhiều quốc gia trên thế giới cả những nước phát triển và đang phát triển xem nó như là một lĩnh vực quan trọng hàng đầu trong việc đóng góp vào GDP của quốc gia Bởi vì ngoài việc góp phần vào tăng trưởng kinh tế mà sự tăng trưởng lĩnh vực dịch vụ còn làm cho lĩnh vực hàng hóa phát triển, giải quyết các vấn đề liên quan đến việc làm của lao động trong nước ở lĩnh vực này Trong những năm vừa qua, ngành du lịch Việt Nam có những thành tựu vượt bậc du lịch đã có những đóng góp lớn trong GDP với 9,4% năm 2012 (Rochelle Turner, 2013), lượng khách du lịch ở Việt Nam tăng mạnh và doanh thu đạt được rất lớn Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, ngoại giao từ những năm 80 của thế kỷ 20 đến nay Từ đó Việt Nam đã có thể khẳng định được vị thế của mình trên trường quốc tế Các sự kiện quốc tế lớn như SEA Games 22, Hội nghị APEC, hoa hậu Hoàn vũ mà Việt Nam đã đăng cai và tổ chức thành công đã minh chứng rằng Việt Nam đủ khả năng đảm đương những trọng trách lớn Năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO
đã mở rộng cánh cửa ra với nhiều cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam phát triển, đời sống người dân ngày được nâng cao Điều này cũng cho thấy rằng nhu cầu
du lịch ngày càng trở nên phổ biến hơn trong cộng đồng dân cư
Việt Nam được biết đến với tài nguyên thiên nhiên phong phú, văn hóa lịch sử lâu đời, khí hậu và địa hình đa dạng với tám vùng sinh thái khác nhau Đặc biệt với đường bờ biển dài hơn 3 ngàn km, Việt Nam đã tạo nên sự thu hút đặc biệt đối với du khách bằng những bãi biển hấp dẫn Một trong số các bãi biển trở thành điểm đến du lịch lý tưởng của nhiều du khách là bãi biển Mũi Nai, đây là một bãi biển đẹp nằm ven bờ vịnh Thái Lan, thuộc xã Mỹ Đức, thị
xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang Đây cũng là một trong 10 cảnh đẹp của Hà Tiên được Mạc Thiên Tứ ca ngợi qua thi phẩm Lộc Trĩ thôn cư khá nổi tiếng Chẳng những nơi đây được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh quan xinh đẹp mà còn có các di tích lịch sử - văn hóa Về thắng cảnh biển, núi non của Hà Tiên thì có nhiều điểm du lịch hấp dẫn như khu du lịch Mũi Nai, núi Thạch Động, núi Tô Châu, núi Đá Dựng, đầm Đông Hồ, di tích lịch sử văn hóa thì có núi Bình San…rất thích hợp cho phát triển du lịch tham quan thắng cảnh, nghỉ dưỡng và
du lịch sinh thái Những thắng cảnh như núi Tô Châu, đầm Đông Hồ, sông
Trang 10Giang Thành, khu du lịch Mũi Nai - Núi Đèn (mở rộng) đang được đầu tư đưa vào mạng lưới khai thác du lịch chính thức Về văn hóa văn học - nghệ thuật thì vùng Hà Tiên có những lễ hội cổ truyền như Tết Nguyên tiêu, kỷ niệm ngày thành lập Tao Đàn Chiêu Anh Các, lễ giỗ Mạc Cửu; các di tích kiến trúc nghệ thuật như Lăng Mạc Cửu, chùa Phù Dung, đình Thành Hoàng cũng hứa hẹn cho khách du lịch nhiều điều thú vị Với tiềm năng du lịch dồi dào như vậy, Hà Tiên từng bước phát huy được lợi thế sẵn có của mình thông qua những kết quả đạt được từ du lịch trong những năm gần đây Mới đây, khu du lịch Mũi Nai - Hà Tiên đã được Hiệp hội du lịch Đồng bằng sông Cửu Long bình chọn là nơi du lịch tiêu biểu ở đồng bằng sông Cửu Long năm 2012 (Trần Văn Linh, 2012)
Hệ thống cơ sở vật chất ngày càng được hoàn thiện Năm 2009 đường tỉnh lộ
28 được đầu tư 99 tỷ đồng nhằm thu hút thêm khách du lịch từ đó thúc đẩy các hoạt động thương mại dịch vụ phát triển Các doanh nghiệp ngày càng quan tâm nhiều hơn vào lĩnh vực hấp dẫn này làm cho các cơ sở phục vụ trong du lịch tăng lên ngày càng nhiều về số lượng cũng như chất lượng
Mặc dù vậy, lĩnh vực du lịch ở Hà Tiên hiện nay vẫn chưa phát triển xứng với tiềm năng thực của nó Thêm vào đó là vẫn còn tồn tại một số hạn chế về việc bảo vệ cảnh quan du lịch; các cơ sở phục vụ cho du lịch như lưu trú và ăn uống vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng dịch vụ cũng như số lượng Hơn nữa, nhu cầu của khách du lịch ngày càng cao và đa dạng và đó là một nhân
tố quan trọng để góp phần phát triển du lịch Hà Tiên Để có thể nắm bắt được nhu cầu cũng như sự cảm nhận của khách du lịch đối với hoạt động du lịch nơi
đây, tác giả đã quyết định chọn đề tài tốt nghiệp là: “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch Hà Tiên – Kiên Giang của du khách nội địa” Từ
đó có thể đưa ra những giải pháp làm cho hoạt động du lịch ở Hà Tiên phát triển thông qua việc phân tích nhu cầu và các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch của du khách nội địa ở Hà Tiên
1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn
- Nhu cầu về an toàn, an ninh cho tính mạng
- Nhu cầu hòa nhập và tình yêu
- Nhu cầu tự tôn trọng và được tôn trọng
- Nhu cầu tự hoàn thiện, được thể hiện bản thân
Trang 11Sau này do nhu cầu của con người ngày càng trở nên phong phú và đa dạng hơn nên tháp nhu cầu đã được bổ sung thêm 2 thang bậc đó là:
- Nhu cầu về thẩm mỹ, cảm nhận cái đẹp
- Nhu cầu hiểu biết
Nguồn: Giáo trình kinh tế du lịch, Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa, Trương Tử
Nhân, 2006
Hình 1.1 Các bậc thang nhu cầu theo lý thuyết nhu cầu của con người của
A Maslow (có bổ sung) Khi đã thỏa mãn được những nhu cầu ở bậc dưới thì con người có xu hướng thỏa mãn ở những nhu cầu ở bậc cao hơn Cũng có thể hiểu là khi đời sống con người ngày càng được cải thiện thì xu hướng đi lên những bậc cao hơn
là tất yếu Cho nên những nhu cầu ở cấp bậc cao hơn ngày càng đóng vai trò quan trọng không kém những nhu cầu bậc thấp Trong xã hội phát triển như ngày nay, ngoài những nhu cầu về ăn, mặc thông thường thì con người ngày càng có thêm nhiều nhu cầu khác như vui chơi, giải trí Và con người có thể thỏa mãn những nhu cầu đó thông qua nhiều hoạt động, trong đó thì có du lịch Các chuyên gia về du lịch đã phân loại nhu cầu về du lịch thành 3 nhóm sau:
- Nhóm 1: Nhu cầu cơ bản: đi lại, ăn uống, lưu trú
- Nhóm 2: Nhu cầu đặc trưng: nghỉ ngơi, giải trí, tham quan,…
- Nhóm 3: Nhu cầu bổ sung: thẩm mỹ, làm đẹp,…
Việc thỏa mãn nhu cầu ở nhóm 2 giúp con người được thúc đẩy du lịch hơn trong khi việc thỏa mãn nhóm nhu cầu 1 thì chỉ giúp cho khách du lịch có
Nhu cầu tự hoàn thiện Nhu cầu hiểu biết Nhu cầu về thẩm mỹ, cảm nhận cái đẹp
Nhu cầu tôn trọng
Nhu cầu về hòa nhập và tình yêu
Nhu cầu an toàn Nhu cầu sinh lý
Trang 12thể tồn tại Nếu du khách thỏa mãn các nhu cầu ở nhóm 3 thì làm cho du khách thuận tiện hơn khi du lịch
1.1.2.2 Căn cứ thực tiễn
Mỗi người đều có nhu cầu thư giãn, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí nên mỗi người đều có nhu cầu du lịch Nhu cầu du lịch ngày càng tăng và trở nên quan trọng trong tình hình kinh tế - xã hội phát triển, khi hàng ngày mỗi người phải đối mặt với những áp lực của công việc, của gia đình và xã hội
Du lịch ở Hà Tiên đã có sự phát triển trong những năm gần đây Tuy nhiên, những con số ấy cũng chưa thể cho thấy rằng nó sẽ còn tăng tiếp tục nếu không nắm rõ tình hình du lịch, đưa ra những điểm mạnh, điểm yếu, các từ đó khắc phục được những yếu kém, sai sót của nó Vì thế việc nghiên cứu nhu cầu của
du khách là vô cũng cần thiết để có thể biết được những nhân tố nào ảnh hưởng đến nhu cầu của du khách khi đến với Hà Tiên Từ việc đó đề ra các giải pháp nhằm đáp ứng được tối đa nhu cầu đó tương ứng với tiềm lực du lịch của nơi đây
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch Hà Tiên – Kiên Giang của du khách nội địa, từ đó đưa ra những giải pháp đáp ứng cũng như nâng cao nhu cầu của du khách nội địa, làm cho hoạt động kinh doanh du lịch ở Hà Tiên ngày càng phát triển xứng với tiềm năng vốn có của nó
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích tình hình hoạt động du lịch ở Hà Tiên – Kiên Giang thông qua các số liệu về doanh thu, lượng du khách đến Hà Tiên du lịch hàng năm từ 2010 đến sáu tháng đầu năm 2013
- Phân tích các nhu cầu du lịch của du khách nội địa khi đến Hà Tiên – Kiên Giang
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch Hà Tiên của du khách nội địa nhằm xem xét mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến nhu cầu du lịch của du khách
- Đề xuất các giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch ở Hà Tiên của du khách nội địa và phát triển hoạt động du lịch ở nơi đây
Trang 131.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Tình hình hoạt động du lịch ở Hà Tiên – Kiên Giang từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 ra sao?
- Nhu cầu du lịch Hà Tiên của du khách nội địa như thế nào?
- Những nhân tố nào tác động đến nhu cầu du lịch Hà Tiên của du khách nội địa và nhân tố nào có sự tác động mạnh nhất?
- Những đề xuất của du khách nội địa là gì để du lịch Hà Tiên có thể đáp ứng được những nhu cầu của họ?
- Các giải pháp nào cần được đưa ra nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch của du khách, từ đó phát triển hoạt động du lịch ở Hà Tiên – Kiên Giang?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Không gian nghiên cứu
Do hạn chế về thời gian nên việc khảo sát và phỏng vấn du khách sẽ được thực hiện tại Hà Tiên – Kiên Giang
1.4.2 Thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ tháng 8/2013 đến tháng 11/2013
Số liệu thứ cấp sử dụng trong đề tài là những số liệu thu thập trong thời gian từ năm 2010 đến tháng 6/2013 Số liệu sơ cấp được thu thập trong năm
2013
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là du khách nội địa đang du lịch tại Hà Tiên
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Trong bài nghiên cứu “A Review of Micro Analyses of Tourist Expenditure” (2010), Ying Wang và Michael C.G Davidson Theo như tác giả thì việc phân tích nhu cầu du lịch có hai mức độ, đó là mức độ vĩ mô và mức độ
vi mô Nếu việc nghiên cứu mà tập trung vào các đối tượng là cá nhân thì thuộc
về nghiên cứu ở mức độ vi mô Ưu điểm của nghiên cứu đối tượng này là các đặc điểm cá nhân của từng du khách được phân tích sâu hơn như đặc điểm tâm
lý của du khách vì nó ảnh hưởng đến sự lựa chọn của du khách trong quá trình
ra quyết định của họ Ở mức độ vĩ mô, nhu cầu du lịch được coi như là tổng nhu cầu và sử dụng các loại dữ liệu để phân tích: dữ liệu theo chuỗi thời gian (năm, mùa), không gian (các quốc gia khác nhau) và dữ liệu bảng Ở dữ liệu bảng có thể giải quyết được vấn đề mẫu quan sát nhỏ Vì nó làm tăng mẫu quan sát, từ
Trang 14đó tăng độ tin cậy trong việc phân tích dữ liệu Bằng cách xem xét 27 nghiên cứu mô hình về chi tiêu du lịch ở mức vi mô tác giả đưa ra đặc điểm của mô hình, cũng như các biến phụ thuộc và độc lập Tác giả cho rằng chi tiêu du lịch
là sự đo lường quan trọng cho nhu cầu du lịch của du khách quốc tế Về mô hình nghiên cứu, mô hình hồi qui đa biến được sử dụng khá nhiều trong nghiên cứu chi tiêu du lịch, có 17 nghiên cứu sử dụng mô hình này trong tổng số 27 nghiên cứu được xem xét Sau khi xem xét các mô hình nhu cầu du lịch thì tác giả đã đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch thường được sử dụng trong các mô hình nhu cầu du lịch là:
- Thu nhập (thu nhập hộ gia đình, thu nhập gộp hàng năm, tổng thu nhập của nhóm du khách, thu nhập sau thuế, tổng chi tiêu hộ gia đình và tỉ giá tiền lương,…) Yếu tố thu nhập có tác động cùng chiều với nhu cầu du lịch hay nói cách khác khi thu nhập của một cá nhân tăng thì nhu cầu du lịch của họ cũng sẽ tăng theo
- Giá cả cũng là một nhân tố tác động đến chi tiêu của du khách Nhưng trong các nghiên cứu sử dụng dữ liệu không gian thì giả thuyết là giá cả như nhau đối với các cá nhân Những du khách đã nhận thức trước được điểm đến
mà họ du lịch có giá cả đắt đỏ thì họ có xu hướng chi tiêu nhiều hơn
- Các yếu tố nhân khẩu học: tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp, nơi cư trú thường xuyên, quốc gia, dân tộc, kích thước và thành phần gia đình
- Nhân tố liên quan đến chuyến đi (thời gian lưu trú, kích thước đoàn du lịch, sự hiện diện của bạn đồng hành, có hoặc không có con, loại hình thức lưu trú, số lần du lịch, ý định tiếp tục đến trả ít hơn/nhiều hơn 100 pouns, phương tiện vận chuyển, phương pháp thanh toán, khoảng cách du lịch, mục đích chuyến
đi, phương thức, )
- Yếu tố tâm lý (sự thu hút của điểm đến, đánh giá về chuyến đi, )
- Yếu tố về điểm đến như các hoạt động vui chơi giải trí, lễ hội tại các điểm đến cũng ảnh hưởng đến chi tiêu du lịch sau yếu tố thu nhập
Bài nghiên cứu “Demand for Tourism in Portugal: A Panel Data Approach “ (2005), của Sara A Proença và Elias Soukiazis, để xác định xu hướng nhu cầu du lịch của du khách đến Bồ Đào Nha, các tác giả đã dùng dữ liệu bảng để phân tích Trong dữ liệu này, thời gian được thu thập là từ 1977 –
2001 và xem xét bốn quốc gia chiếm 90% du khách đến Bồ Đào Nha đó là Tây Ban Nha ,Đức ,Pháp và Anh Trong mô hình này, tác giả đưa vào cả nhân tố cầu (thu nhập của du khách, giá cả) và nhân tố cung (tỉ lệ đầu tư công và cơ sở lưu
Trang 15trú tại điểm đến) Mô hình nhu cầu du lịch trong bài nghiên cứu này sử dụng hồi qui tuyến tính logarit với biến phụ thuộc là sự chi tiêu của du khách, biến độc lập: thu nhập, giá cả, khả năng về nơi lưu trú (đo lường bằng số giường phục vụ
du lịch), tỉ lệ đầu tư công cộng (cơ sở hạ tầng), biến giả tác động hội nhập (0: lúc chưa gia nhập EEC, 1: gia nhập EEC- từ 1986) Kết quả nghiên cứu cho thấy
tỉ lệ đầu tư công cộng và tác động hội nhập không có ý nghĩa, thu nhập, giá cả, khả năng lưu trú có ý nghĩa và tác động tích cực đến nhu cầu du lịch của du khách ở Bồ Đào Nha Trong đó, thu nhập (thu nhập trên đầu người) là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định di du lịch của du khách Sự tăng mức giá ở điểm đến làm giảm khả năng mua của khách hàng tiềm năng và vì thế làm giảm nhu cầu của họ về du lịch Mặt khác, sự tăng giá ở điểm đến cũng không khuyến khích du khách đến nơi này du lịch mà sẽ khiến họ lựa chọn một điểm đến khác có giá cả rẻ hơn Nhìn chung, du khách chống lại sự rủi ro, thích đi nghỉ ở những nơi đã quen thuộc với họ hoặc họ đã nghe một cái gì đó tích cực
về những nơi đó
Bài nghiên cứu “Review of international tourism demand models” (1997), Christine Lim Trong việc xem xét 100 mô hình đánh giá nhu cầu du lịch thì tác giả cho thấy có không ít các mô hình sử dụng dữ liệu không gian (9
mô hình sử dụng dữ liệu không gian, 9 mô hình sử dụng dữ liệu bảng, còn các
mô hình còn lại sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian) chi tiêu của du khách là một trong những biến phụ thuộc được đưa vào mô hình nhiều nhất Những biến giải thích thường được sử dụng trong mô hình nhu cầu du lịch theo như trong bài nghiên cứu là: thu nhập, giá cả, chi phí vận chuyển
Bài nghiên cứu “Factors Affecting Travel Expenditure of Visitors to Macau” (2011), Woody G Kim, Yumi Park, Gabriel Gazzoli, Taegoo Terry Kim, Robert S Brymer Bài nghiên cứu này với mục đích kiểm tra các nhân tố
có ảnh hưởng đến chi tiêu của du khách đến Ma Cao Trong đó thì chi tiêu của
du khách được tính bao gồm chi tiêu cho: đánh bạc; lưu trú; ăn uống; vui chơi giải trí; ngắm cảnh, tham quan; phương tiện vận chuyển địa phương Số liệu thu được bằng cách phỏng vấn trực tiếp 807 du khách tại những địa điểm như: sân bay, cửa khẩu, nhà ga sân bay Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng những du khách có thu nhập cao, số người du lịch trong cùng nhóm nhiều, tình trạng hôn nhân là đã kết hôn thì có xu hướng chi tiêu du lịch nhiều hơn Các yếu tố được đưa vào mô hình nghiên cứu mà không có ý nghĩa là: tuổi, giới tính, trình độ học vấn, khoảng cách du lịch (nơi cư trú ), mục đích du lịch chính, thời gian lưu trú, loại hình lưu trú
Trang 16Xét theo khía cạnh của người đi du lịch thì du lịch là một sự di chuyển của người đi du lịch từ nơi này đến nơi khác ngoài nơi lưu trú thường xuyên nhằm mục đích thỏa mãn những nhu cầu về vật chất và tinh thần
Đối với những nhà hoạt động kinh doanh du lịch thì đó lại là sự cung cấp các dịch vụ ăn uống, vui chơi, nghỉ ngơi, nhằm mục tiêu thỏa mãn các nhu cầu của người đi du lịch và từ đó thu được lợi nhuận
Tháng 6/1991, Hội nghị quốc tế về thống kê du lịch ở Otawa (Canada) đã đưa ra khái niệm về du lịch: “Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài môi trường thường xuyên, trong một khoảng thời gian đã được các tổ chức du lịch qui định từ trước, mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm” (Nguyễn Văn Đính
và cộng sự, 2006)
Theo luật Du lịch Việt Nam (điều 4, 2005): “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”
2.1.1.1 Khách du lịch
* Định nghĩa của các tổ chức quốc tế về khách du lịch
Năm 1963 Hội nghị do Liên hiệp quốc tổ chức tại Rome (Ý) để thảo luận
về Du lịch đã đưa ra khái niệm về khách viếng thăm quốc tế là người đến một nước khác với nơi cư trú thường xuyên của họ do nhiều mục đích, ngoại trừ lao động và kiếm sống Theo đó thì khách viếng thăm quốc tế được chia ra làm 2 loại, đó là khách du lịch quốc tế và khách tham quan quốc tế (Nguyễn Văn Đính
và cộng sự, 2006)
Trang 17Ở hội nghị này đã đưa ra khái niệm về khách du lịch quốc tế như sau:
“Khách du lịch là công dân của một nước sang thăm và lưu trú tại nước khác trong khoảng thời gian ít nhất là 24 giờ mà ở đó họ không có nơi ở thường xuyên, nhưng cũng không công nhận những người nước ngoài ở quá một năm hoặc những người đi ra nước ngoài thực hiện hợp đồng, hoặc tìm nơi lưu trú của mình cũng như những người ở vùng biên giới, sống nước này sang làm việc nước khác” Như vậy, khách du lịch quốc tế là những người rời khỏi đất nước, nơi cư trú thường xuyên của mình trong khoảng thời gian trên 24 giờ đến một năm, với những động cơ:
- Thời gian rỗi (du lịch nhằm giải trí, học tập, chữa bệnh, du lịch thể thao hoặc tôn giáo)
- Du lịch có liên quan đến việc làm ăn, ký kết; thăm gia đình, họ hàng, bạn bè; tham gia hội nghị,…
Khách tham quan quốc tế là người lưu lại tạm thời ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian dưới 24 giờ
Định nghĩa theo tổ chức Du lịch Thế giới (tổ chức Du lịch Thế giới, 2007):
- Du khách là người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên để đi đến một nơi khác với bất kỳ lý do nào (kinh doanh, giải trí hoặc mục đích cá nhân khác) ngoại trừ việc đến nơi đó để kiếm sống, trong thời gian ít hơn một năm Du khách bao gồm cả khách du lịch (nếu ở lại ban đêm) và khách tham quan trong ngày
Trang 18- Phân biệt giữa khách du lịch và khách tham quan thông qua yếu tố thời gian Khách du lịch có ở lại qua đêm còn khách tham quan trong ngày thì không
* Định nghĩa khách du lịch của Việt Nam
Luật du lịch Việt Nam (điều 4, chương 1, 2005) có nêu rõ: “Khách du lịch
là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”
Phân loại khách du lịch theo Luật du lịch Việt Nam (điều 34, chương 5, 2005) thì khách du lịch gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế
- “Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam”
- “Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch”
Trong bài này sử dụng thuật ngữ du khách được định nghĩa bao gồm cả khách tham quan (khách tham quan trong ngày, không ở lại qua đêm tại điểm đến du lịch) và khách du lịch (có ở lại qua đêm tại điểm đến) Du khách nội địa
là những du khách là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, trong bài nghiên cứu này
là trong phạm vi ở Hà Tiên – Kiên Giang Du khách nước ngoài là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài du lịch đến Việt Nam, cụ thể là đến Hà Tiên
2.1.1.2 Các loại hình du lịch
Có nhiều cách để phân chia loại hình du lịch thành nhiều loại khác nhau Trong đó có những loại hình du lịch được phân loại dựa vào các căn cứ (Nguyễn Văn Đính và cộng sự, 2006):
Căn cứ theo môi trường tài nguyên
- Du lịch sinh thái: là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên Hình thức du lịch này đảm bảo gìn giữ môi trường tự nhiên và cải thiện phúc lợi cho người dân địa phương Loại hình du lịch này phát triển dưới dạng các khu bảo tồn và vườn quốc gia
- Du lịch văn hóa: là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hoá dân tộc cùng với sự tham gia của cộng đồng địa phương không những có thể có doanh thu du lịch mà còn góp phần vào bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống
Căn cứ theo phạm vi lãnh thổ
- Du lịch quốc tế: là loại hình du lịch có điểm xuất phát và điểm đến thuộc lãnh thổ của các quốc gia khác nhau
Trang 19- Du lịch nội địa: là loại hình du lịch điểm xuất phát và điểm đến nằm trong lãnh thổ của một quốc gia
Căn cứ theo nhu cầu nảy sinh hoạt động du lịch
- Du lịch chữa bệnh: ở loại hình này thì du khách đi du lịch nhằm chữa những bệnh vê thể xác và tinh thần của họ
- Du lịch nghỉ ngơi, giải trí: du khách có nhu cầu chính là nghỉ ngơi, giải trí nhằm phục hồi thể lực và thoát khỏi công việc hằng ngày
- Du lịch thể thao: khách đi du lịch tham gia trực tiếp vào các hoạt động thể thao hoặc với mục đích là xem các sự kiện thể thao
- Du lịch tham quan: loại hình du lịch này đáp ứng được nhu cầu của du khách có sở thích nghiên cứu, khám phá văn hóa và phong tục tập quán bản địa nhằm nâng cao hiểu biết của du khách về các lĩnh vực như: lịch sử, kiến trúc, kinh tế, hội họa, cuộc sống của người dân bản địa
- Du lịch tôn giáo: nhằm thỏa mãn nhu cầu về tín ngưỡng của du khách
- Du lịch thăm hỏi, du lịch quê hương: với loại hình này thì du khách có mục tiêu chính là thăm hỏi người thân, bạn bè
- Du lịch quá cảnh: Loại hình du lịch này hình thành vì nhu cầu đi qua lãnh thổ của một nước nào đó trong thời gian ngắn để đến nước khác
- Du lịch MICE: đây là loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen thưởng của các công ty cho nhân viên, đối tác MICE được viết tắt của các từ Meeting Incentive Conference Event Trong
đó, Meeting (hội họp), Incentive (khen thưởng), Convention (hội nghị, hội thảo)
và Exhibition (triển lãm) Vì thế, các đoàn khách MICE thường rất đông (vài trăm khách) Đặc biệt mức chi tiêu cao hơn khách đi tour bình thường do Ban
tổ chức các hội nghị quốc tế bao giờ cũng đặt phòng cho khách ở khách sạn 4 -
5 sao, dịch vụ cao, tour sau hội nghị có thiết kế chuyên biệt theo yêu cầu MICE hiện là loại hình du lịch mang lại nguồn thu rất lớn cho ngành du lịch ở các nước
Căn cứ vào đối tượng khách du lịch:
- Du lịch thanh, thiếu niên
- Du lịch người cao tuổi
- Du lịch phụ nữ, du lịch gia đình
Căn cứ vào hình thức tổ chức chuyến đi:
- Du lịch theo đoàn: các thành viên tham gia sẽ đi theo đoàn và sẽ có những lịch trình trước về thời gian, địa điểm tới thăm, nơi ăn uống và nơi lưu trú
- Du lịch cá nhân: du khách tự chọn cho mình một chương trình tham quan nghỉ ngơi trong những chương trình du lịch do nhà tổ chức kinh doanh ấn định hoăc tự lên kế hoạch cho chuyến hành trình, nơi lưu trú, nơi ăn uống
Trang 20Căn cứ vào phương tiện giao thông được sử dụng:
Chương trình du lịch hay còn gọi là tour du lịch là lịch trình, các dịch vụ
và giá bán chương trình được định trước cho chuyến đi của khách du lịch từ nơi xuất phát đến điểm kết thúc chuyến đi (Luật du lịch, 2005)
2.1.1.4 Điểm du lịch, khu du lịch và tuyến du lịch
Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên
du lịch tự nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch
Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không (Luật du lịch, 2005)
2.1.1.5 Cơ sở lưu trú du lịch
Cơ sở lưu trú du lịch là nơi cung cấp các dịch vụ nghỉ ngơi và những dịch
dụ khác cho du khách ở lại hoặc qua đêm
Theo điều 4 Luật du lịch (2005) thì các loại cơ sở lưu trú du lịch bao gồm: khách sạn, làng du lịch, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, bãi cắm trại du lịch, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê và các cơ sở lưu trú du lịch khác
- Khách sạn (hotel) là cơ sở lưu trú du lịch, có quy mô từ mười buồng ngủ trở lên, đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ cần thiết phục vụ khách lưu trú và sử dụng dịch vụ, bao gồm các loại sau:
Trang 21a) Khách sạn thành phố (city hotel) là khách sạn được xây dựng tại các đô thị, chủ yếu phục vụ khách thương gia, khách công vụ, khách tham quan du lịch; b) Khách sạn nghỉ dưỡng (hotel resort) là khách sạn được xây dựng thành khối hoặc thành quần thể các biệt thự, căn hộ, băng-ga-lâu (bungalow) ở khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp, phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng, giải trí, tham quan của khách du lịch;
c) Khách sạn nổi (floating hotel) là khách sạn di chuyển hoặc neo đậu trên mặt nước;
d) Khách sạn bên đường (motel) là khách sạn được xây dựng gần đường giao thông, gắn với việc cung cấp nhiên liệu, bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện vận chuyển và cung cấp các dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch
- Làng du lịch (tourist village) là cơ sở lưu trú du lịch gồm tập hợp các biệt thự hoặc một số loại cơ sở lưu trú khác như căn hộ, băng-ga-lâu (bungalow) và bãi cắm trại, được xây dựng ở nơi có tài nguyên du lịch, cảnh quan thiên nhiên đẹp, có hệ thống dịch vụ gồm các nhà hàng, quầy bar, cửa hàng mua sắm, khu vui chơi giải trí, thể thao và các tiện ích khác phục vụ khách du lịch
- Biệt thự du lịch (tourist villa) là biệt thự có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê, có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú Có từ ba biệt thự
du lịch trở lên được gọi là cụm biệt thự du lịch
- Căn hộ du lịch (tourist apartment) là căn hộ có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê, có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú Có từ mười căn hộ du lịch trở lên được gọi là khu căn hộ du lịch
- Bãi cắm trại du lịch (tourist camping) là khu vực đất được quy hoạch ở nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp, có kết cấu hạ tầng, có cơ sở vật chất kỹ thuật
du lịch và dịch vụ cần thiết phục vụ khách cắm trại
- Nhà nghỉ du lịch (tourist guest house) là cơ sở lưu trú du lịch, có trang thiết bị, tiện nghi cần thiết phục vụ khách du lịch như khách sạn nhưng không đạt tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn
- Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (homestay) là nơi sinh sống của người sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp trong thời gian cho thuê lưu trú du lịch,
có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê lưu trú, có thể có dịch vụ khác theo khả năng đáp ứng của chủ nhà
- Các cơ sở lưu trú du lịch khác gồm tàu thủy du lịch, tàu hỏa du lịch, ra-van (caravan), lều du lịch
Trang 222.1.1.6 Sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch là sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố ở nơi du lịch như yếu tố tự nhiên, xã hội, cơ sở hạ tầng, lao động nhằm cung cấp các hàng hóa, dịch vụ đáp ứng những nhu cầu của du khách
Theo Luật Du lịch Việt Nam (điều 4, chương 1, 2005) “sản phẩm du lịch
là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch” và “dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch”
Sản phẩm du lịch bao gồm những hàng hóa và dịch vụ:
- Dịch vụ vận chuyển;
- Dịch vụ lưu trú, ăn uống;
- Dịch vụ tham quan, giải trí;
- Hàng hoá tiêu dùng và đồ lưu niệm;
- Các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch
2.1.2 Nhu cầu du lịch
Nhu cầu du lịch thể hiện qua tập hợp các hàng hóa và dịch vụ mà du khách đạt được trong một thời gian nhất định (Proença và Soukiazis, 2005) Cũng tương tự như định nghĩa này, Song cùng cộng sự ( 2010, p.64-65) cho rằng “nhu cầu du lịch là sự mong muốn sở hữu một hàng hóa hoặc sử dụng một dịch vụ kết hợp với khả năng mua hàng hóa hoặc dịch vụ đó” Như vậy, nhu cầu du lịch
là sự kết hợp giữa hai yếu tố đó là mong muốn có được hàng hóa, dịch vụ và khả năng chi trả để sở hữu, sử dụng hàng hóa, dịch vụ đó
Theo Proença và Soukiazis (2005, p.4) thì “việc xem xét tài liệu về mô hình kinh tế của nhu cầu du lịch cho thấy rằng không có bất kỳ tiêu chuẩn đo lường du lịch nào chấp nhận được Trong thực tế, phần lớn các nghiên cứu thực nghiệm trong lĩnh vực này xác định nhu cầu du lịch quốc tế sử dụng một trong những biện pháp đo lường thông qua số lượng du khách nước ngoài qua biên giới, số đêm ở lại của du khách đến từ nước ngoài, các khoản thu có nguồn gốc
từ chi tiêu của du khách; hoặc thời gian ở lại của khách du lịch ở điểm đến Không có sự đo lường nào là hoàn toàn thỏa đáng ở tất cả các khía cạnh mà tiêu biểu cho nhu cầu về du lịch ở một vị trí cụ thể” Trong nghiên cứu về nhu cầu
du lịch ở Bồ Đào Nha, các nhà nghiên cứu này đã dùng chi tiêu du lịch để tiếp cận nhu cầu du lịch của du khách Ở một nghiên cứu về nhu cầu du lịch của Song và cộng sự (2010) cũng cho rằng chi tiêu du lịch thường được sử dụng để
Trang 23đo lường nhu cầu du lịch trong nghiên cứu thực tiễn Vì thế, việc sử dụng chi tiêu du lịch của du khách để đo lường nhu cầu du lịch là có thể Mức độ chi tiêu của du khách cung cấp những thông tin giúp các nhà quản lý đưa ra các hoạch định tiếp thị bởi vì theo Kim và cộng tác (2011) thì chi tiêu là chìa khóa quan trọng trong việc thấu hiểu được hành vi của du khách
Theo Omerzel (2011, p.4) “điểm du lịch là sự pha trộn của sự hấp dẫn, các hoạt động dịch vụ và hệ thống giao thông” Vì thế để phân tích nhu cầu du lịch của du khách nên dựa vào sự đánh giá của du khách về các hoạt động dịch vụ
du lịch, hệ thống giao thông và các nhân tố khác có ảnh hưởng trực tiếp với nhu cầu du lịch cũng như chi tiêu của du khách
* Chi tiêu du lịch
Theo định nghĩa của tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) thì chi tiêu du lịch là tổng số tiền đã trả cho việc mua hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng, cũng như các vật có giá trị, để sử dụng riêng hoặc cho đi, trong các chuyến đi du lịch (tổ chức Du lịch Thế giới, 2007)
Ở nghiên cứu của Kim cùng các cộng sự (2011), tác giả đã cho thấy các khoản chi tiêu cho các hạng mục: ăn uống, lưu trú, vui chơi giải trí, đánh bạc, mua sắm, tham quan và giao thông vận tải địa phương chiếm 95% tổng chi tiêu của du khách khi đến Ma Cao
Trong bài nghiên cứu này, chi tiêu du lịch sẽ được tính bằng tổng chi tiêu của các khoản:
1 Chi tiêu vận chuyển (tại điểm đến du lịch)
2 Chi tiêu cho ăn uống/ngày
3 Chi tiêu cho việc ở/ngày
4 Chi tiêu cho mua sắm
5 Chi tiêu cho vé vào cửa
6 Chi tiêu cho hướng dẫn viên và nhân viên phục vụ
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
2.2.2.1 Số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp được thu thập thông qua các báo cáo của Ủy ban Nhân dân thị xã Hà Tiên từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013, internet (Công báo tỉnh Kiên Giang: congbao.kiengiang.gov.vn, Ủy ban Nhân dân thị xã Hà Tiên –
Trang 24Kiên Giang: www hatien.kiengiang.gov.vn, Tổng cục du lịch Việt Nam: www.vietnamtourism.gov.vn,…)
2.2.2.2 Số liệu sơ cấp
Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Do hạn chế về thời gian nên việc khảo sát và phỏng vấn du khách sẽ được thực hiện tại một số địa điểm du lịch chính ở Hà Tiên – Kiên Giang như khu du lịch Mũi Nai, núi Thạch Động, chùa Phù Dung, Lăng Mạc Cửu
Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu
Z: biến chuẩn tắc trong phân phối chuẩn tắc
(1) Độ biến động của dữ liệu V=p(1-p), trong trường hợp bất lợi nhất thì
độ biến động của dữ liệu ở mức tối đa thì:
Để bài nghiên cứu có ý nghĩa thì cỡ mẫu phải lớn hơn 96 Vì vậy, thu thập
số liệu sơ cấp bằng việc phỏng vấn 100 du khách nội địa đang du lịch tại Hà Tiên – Kiên Giang
- Xác định tổng thể nghiên cứu: Vì số lượng du khách nội địa chiếm phần lớn trong tổng số du khách (87,78% năm 2011, 99,04% trong 6 tháng đầu năm
2013 theo phòng Văn hóa thông tin và du lịch Hà Tiên, 2013) và do thời gian
có hạn nên đề tài sẽ chọn tổng thể là du khách nội địa
- Phương pháp chọn mẫu: mẫu được chọn theo phương thức ngẫu nhiên phân tầng theo nơi đến, sau đó sẽ tiến hành phỏng vấn du khách theo trong mỗi nhóm theo phương thức chọn mẫu phi xác suất theo kiểu thuận tiện
- Thiết kế bảng câu hỏi: gồm 3 phần
Trang 25+ Phần 1: Phần sàng lọc
+ Phần 2: Phần nội dung chính nhằm xác định hành vi, các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch Hà Tiên của du khách
+ Phần 3: Những thông tin cá nhân của du khách nội địa đến Hà Tiên
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
2.2.2.1 Mô hình nghiên cứu
Từ cơ sở lý thuyết trình bày ở trên cho phép mô hình nghiên cứu các nhân
tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch được xây dựng như sau:
y = β0 + β1x1 + β2x2 + β3x3 + β5x5 + β6x6 + β7x7 + β8x8
Trong đó:
β0: tham số tự do hay tham số chặn
βi: tham số của biến (i = 1,2,3,4,5,6,7,8)
Bảng 2.1 Bảng diễn giải các thông số trong mô hình hồi quy nhu cầu du lịch Biến
dấu đối với β i
x2 Trình độ học vấn (1 = trung cấp, cao đẳng hoặc
2.2.2.2 Các giả thuyết cần kiểm định
Giả thuyết 1: Nơi thường trú của du khách nội địa khác nhau thì có sự khác nhau về thời gian lưu trú tại Hà Tiên
Giả thuyết 2: Thời gian ở lại qua đêm tại Hà Tiên giữa du khách nội địa đến có độ tuổi khác nhau thì khác nhau
Trang 26Mức độ cần nghiên cứu (Y1) Mức độ kỳ gốc (Y0)
Giả thuyết 3: Hình thức du lịch của du khách nội địa khác nhau thì chi tiêu khác nhau
Giả thuyết 4: Nơi thường trú của du khách nội địa khác nhau thì có sự khác nhau về chi tiêu tại Hà Tiên
Giả thuyết 5: Các nhân tố có ý nghĩa tác động đến nhu cầu du lịch của du khách nội địa đó là thu nhập, thời gian lưu trú và mức độ hấp dẫn của Hà Tiên đối với du khách nội địa
Giả thuyết 6: Nhân tố thu nhập có tác động mạnh nhất đến nhu cầu du lịch của du khách nội địa
2.2.2.3 Phương pháp phân tích
- Mục tiêu 1: Phân tích tình hình hoạt động du lịch ở Hà Tiên – Kiên Giang
Sử dụng phương pháp so sánh từ các số liệu thứ cấp thu thập được
- Mục tiêu 2: Phân tích thực trạng du lịch của du khách nội địa đến Hà Tiên bằng phương pháp phân tích phân phối tần số, phân tích Cross – tabulation, phân tích phương sai (ANOVA)
- Mục tiêu 3: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch Hà Tiên của du khách nội địa Ở mục tiêu này dùng phương pháp hồi qui tuyến tính
- Mục tiêu 4: Đề xuất giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch
và phát triển hoạt động du lịch ở Hà Tiên Từ phân tích ma trận SWOT thông qua những điểm yếu, điểm mạnh, cơ hội, thách thức của du lịch Hà Tiên để đưa
ra những giải pháp
Phương pháp so sánh
Phương pháp này dùng để so sánh hai chỉ tiêu có liên hệ với nhau nhằm đánh giá sự tăng, giảm của các chỉ tiêu qua thời gian
- Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối:
Tăng (+) Giảm (-) = chỉ tiêu thực tế - chỉ tiêu kế hoạch tuyệt đối
- Phương pháp so sánh số tương đối động thái (lần, %): là kết quả của sự
so sánh giữa hai mức độ với cùng một chỉ tiêu ở hai thời điểm khác nhau
Số tương đối động thái =
Trang 27Số tuyệt đối từng bộ phận
Số tuyệt đối của tổng thể
Số dân Diện tích
110
100
- Phương pháp so sánh số tương đối kết cấu (%): dùng để xác định tỉ trọng kết cấu nên một tổng thể Tổng các tỷ trọng của các bộ phận trong một tổng thể bằng 100%
Số tương đối kết cấu = x 100%
- Phương pháp so sánh số tương đối cường độ: là so sánh hai chỉ tiêu khác nhau nhưng có liên hệ đến nhau, đơn vị tính là đơn vị kép, nó phụ thuộc vào đơn vị của tử số và mẫu số trong công thức tính
Ví dụ: mật độ dân số = (người/km2)
- Phương pháp phân tích so sánh số tương đối so sánh (lần, %): là xác định
tỉ lệ giữa các bộ phận trong tổng thể với nhau, Võ Thị Thanh Lộc (2010)
Ví dụ: tỉ lệ sinh viên nữ so với nam = = 1,1 = 110%
Phương pháp phân phối tần số
Phân phối tần số là việc lập, tóm tắt dữ liệu và trình bày dữ liệu thành bảng hoặc biểu đồ Bảng phân phối tần số là bảng thể hiện phân tổ hay cơ cấu của một chỉ tiêu nào đó theo phần trăm của tổng số mẫu hay mẫu số thực (là mẫu
đã trừ đi số quan sát bị thiếu khi điều tra so với tổng số mẫu (Võ Thị Thanh Lộc, 2010)
Phương pháp phân tích Cross – tabulation
Phân tích Cross – tabulation còn được gọi là phân tích bảng chéo Đây là một kỹ thuật thống kê mô tả hai hay ba biến cùng lúc và bảng kết quả phản ánh
sự kết hợp hai hay nhiều biến có số lượng hạn chế trong phân loại hoặc trong giá trị phân biệt Bảng phân tích Cross – Tabulation hai biến còn được gọi là bảng tiếp liên (Contigency table), mỗi ô trong bảng chứa đựng sự kết hợp phân loại của hai biến (Võ Thị Thanh Lộc, 2010)
Phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) và kiểm định t
Trang 28Nếu pLevene > mức ý nghĩa α thì chấp nhận giả thuyết H0: phương sai các nhóm không khác nhau một cách có ý nghĩa, có thể tiến hành kiểm định ANOVA
Giả thuyết:
H0: Không có sự khác biệt về trị trung bình của các nhóm tổng thể
H1: Có sự khác biệt về trị trung bình của các nhóm tổng thể
Nếu p> α thì chấp nhận H0 (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)
- Kiểm định t
Còn kiểm định t dùng để kiểm định sự khác biệt trị trung bình của hai nhóm tổng thể (Võ Thị Thanh Lộc, 2010)
Phương pháp phân tích hồi quy tương quan
Phương pháp phân tích tương quan là phương pháp toán học áp dụng vào việc nhằm biểu hiện và nghiên cứu mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau giữa các chỉ tiêu của hiện tượng mà trong đó sự biến động của một chỉ tiêu này là do tác động của nhiều chỉ tiêu khác Còn hồi quy là một phương pháp xác định độ biến thiên của tiêu thức kết quả theo sự biến thiên của tiêu thức nguyên nhân Bởi vậy 2 phương pháp này có quan hệ chặt chẽ với nhau và có thể gọi tắt là phương pháp tương quan Mục đích của phương pháp hồi qui tương quan là ước lượng mức độ liên hệ (tương quan) giữa các biến độc lập (các biến giải thích) đến biến phụ thuộc (biến được giải thích Phương pháp này được ứng dụng trong kinh doanh và phân tích kinh tế để phân tích mối liên hệ giữa hai hay nhiều biến ngẫu nhiên độc lập Mục tiêu phân tích mô hình hồi qui tương quan: nhằm giải thích biến phụ thuộc (Y: biến được giải thích) bị ảnh hưởng bởi nhiều biến độc lập Xi (Xi: còn được gọi là biến giải thích) Phương trình hồi qui tương quan có dạng:
Y= β0 + β1X1 + β2X2 + + βnXn
Trong đó:
Y: Chỉ tiêu phân tích (biến phụ thuộc)
Trang 29Xi (i=1, n): Các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích (các biến độc lập)
β0: Phản ánh mức độ ảnh hưởng của các nhân tố khác đến chỉ tiêu phân tích (ngoài các chỉ tiêu phân tích đã đưa ra)
βi (i=1,n): Các hệ số hồi quy này phản ảnh mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích Nếu β > 0: ảnh hưởng thuận; β < 0: ảnh hưởng nghịch β càng lớn thì sự ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích càng mạnh
Hệ số tương quan bội R: (Multiple Correlation Coefficient) nói lên tính chặt chẽ của mối quan hệ giữa biến phụ thuộc (Y) và các biến độc lập (Xi)
Hệ số xác định R2: (Multiple coefficient of determination) được định nghĩa như là tỷ lệ (hay phần trăm) biến động của biến phụ thuộc (Y) được giải thích bởi mối quan hệ tuyến tính của biến phụ thuộc (Y) và các biến độc lập (Xi) (Mai Văn Nam, 2008) Tuy nhiên, khi đưa thêm biến độc lập vào mô hình R2
càng tăng Trong trường hợp này thì giá trị R2 điều chỉnh (Adjusted R Square) được dùng để phản ánh mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính đa biến
vì nó không phụ thuộc vào độ lệch phóng đại của R2 (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)
Các kiểm định phương trình hồi qui:
Kiểm định giả thiết về các hệ số hồi qui
H0: βi = 0 Biến độc lập thứ i không ảnh hưởng đến biến phụ thuộc
H1: βi ≠ 0 Biến độc lập thứ i ảnh hưởng đến biến phụ thuộc
Cơ sở để kiểm định (kiểm định với độ tin cậy 95% tương ứng với mức ý nghĩa α = 1 – 0,95 = 0,5 = 5%)
Nếu p < α thì bác bỏ giả thiết H0
Nếu p > α thì có thể chấp nhận giả thiết H0
Trang 30 Kiểm định sự phù hợp của hàm hồi quy
Đặt giả thuyết:
H0: 1 2 3 0 (mô hình hồi quy không có ý nghĩa)
H1: tồn tại ít nhất một tham số i 0 (mô hình hồi quy có ý nghĩa)
Cơ sở để kiểm định: kiểm định với độ tin cậy 95% tương ứng với mức ý nghĩa α = 1 – 0,95 = 0,5 = 5%
Bác bỏ giả thuyết H0 khi: p < α
Chấp nhận giả thuyết H0 khi: p ≥ α
Phương pháp phân tích ma trận SWOT
SWOT
Điểm mạnh (S) Liệt kê những điểm mạnh
Điểm yếu (W) Liệt kê những điểm yếu
Cơ hội (O)
Liệt kê những cơ hội
Các chiến lược SO
Sử dụng điểm mạnh để tận dụng cơ hội
Các chiến lược WO Tận dụng cơ hội để vượt qua những điểm yếu
Thách thức (T)
Liệt kê những thách thức
Các chiến lược ST
Sử dụng những điểm mạnh để tránh các mối
đe dọa hoặc vượt qua những thách thức
Các chiến lược WT Lập kế hoạch để tối thiểu hóa điểm yếu và tránh những thách thức bên ngoài
Để có thể đưa ra các giải pháp để phát triển hoạt động du lịch ở Hà Tiên cũng như đáp ứng nhu cầu của du khách thì trước tiên phải hiểu rõ các điểm mạnh, điểm yếu của du lịch Hà Tiên Không chỉ vậy mà cũng phải biết được những cơ hội cũng như thách thức mà du lịch Hà Tiên đang gặp phải Từ việc phân tích, đánh giá các yếu tố trên để có thể từng bước đưa ra giải pháp phù hợp
và hiệu quả nhất Đó là phương pháp phân tích ma trận SWOT
Trang 312.2.3 Sơ đồ nghiên cứu
Sau đây là sơ đồ nghiên cứu thể hiện tiến trình nghiên cứu của tác giả Cụ thể là quá trình phân tích các số liệu, dữ liệu cũng như các phương pháp phân tích số liệu Từ đó, những giải pháp được đưa ra để có thể giải quyết được những vấn đề quan trọng trong bài nghiên cứu
Hình 2.1 Sơ đồ nghiên cứu
Ma trận SWOT
du khách nội địa
Hà Tiên
Xác định nhu cầu du
Tiên của du khách nội
Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch Hà Tiên của du khách nội địa
Xác định thực trạng
du lịch của
Hà Tiên
Giải pháp
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch Hà Tiên của du khách nội địa
Hồi quy tuyến tính
Kiểm định T-test,
Chi-Square,
ANOVA
Trang 32CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH HÀ TIÊN
3.1 KHÁI QUÁT VỀ HÀ TIÊN
3.1.1 Vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên
Hà Tiên là một thị xã thuộc tỉnh Kiên Giang, nằm về hướng Tây - Bắc Phía Bắc giáp Campuchia, phía Đông giáp huyện Giang Thành, phía Nam giáp huyện Kiên Lương, phía Tây giáp huyện đảo Phú Quốc và vịnh Thái Lan, có đường biên giới trên đất liền dài 13,7km và đường bờ biển dài 26km Thị xã Hà Tiên có vị trí nằm nơi cửa sông, ven biển, có nhiều dạng địa hình như: vũng,
Hình 4.1 Bản đồ địa giới hành chính thị xã Hà Tiên – Kiên Giang
vịnh, đồng bằng, đồi núi, sông, rạch, hang động, hải đảo Có hai con sông lớn
đó là sông Giang Thành và sông Tô Châu Sông Giang Thành bắt nguồn từ Campuchia, dài khoảng 23km Con sông này nối với kênh Vĩnh Tế tạo nên tuyến giao thông đường thủy quan trọng Hà Tiên – Châu Đốc
CAMPUCHIA
H.KIÊN LƯƠNG H.GIANG THÀNH
H.KIÊN LƯƠNG H.GIANG THÀNH
H.KIÊN LƯƠNG
Trang 33Với vị trí địa lý thuận lợi, Hà Tiên là cửa ngõ đường biển với một số nước trong khu vực như Campuchia, Thái Lan, Maylaysia Vị trí địa lý càng thuận lợi hơn trong việc phát triển kinh tế biên giới với Campuchia, Thái Lan bằng đường thuỷ, đường bộ (theo tuyến đường xuyên Á) Việc giao lưu kinh tế trong vùng cũng khá thuận tiện vì khoảng cách từ Hà Tiên đến đảo Phú Quốc dài 45km, đến khu công nghiệp Ba Hòn - Hòn Chông (huyện Kiên Lương) dài 20km, cách thành phố Rạch Giá và thị xã Châu Đốc tỉnh An Giang khoảng 90km, cách thành Phố Hồ Chí Minh khoảng 340km Có thể nói rằng vị trí địa lý của Hà Tiên rất phù hợp cho cả việc phát triển kinh tế nội địa và xuất nhập khẩu với các nước trong khu vực
Về hành chính, thị xã Hà Tiên có diện tích tự nhiên là 9.890,63ha, gồm 4 phường là Tô Châu, Pháo Đài, Đông Hồ, Bình San và 3 xã là Mỹ Đức, Thuận Yên và Tiên Hải (riêng xã đảo Tiên Hải bao gồm 14 đảo, còn gọi là quần đảo Hải Tặc) Toàn thị xã có số dân là 78.137 người (năm 2011), phân bố ở 28 ấp - khu phố và 266 tổ nhân dân tự quản Trong đó, dân tộc Kinh chiếm phần lớn 84,66%, dân tộc Khmer chiếm 12,31%, dân tộc Hoa chiếm 2,95%, dân tộc khác chiếm 0,08% dân số
Về khí hậu, thị xã Hà Tiên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mưa khô Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng
11, mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau Nhiệt độ trung bình năm khoảng 270C – 27,50C, nhiệt độ bình quân cao nhất 31,10C, nhiệt độ bình quân thấp nhất 24,40C chênh lệch nhiệt độ trung bình các tháng không quá 30C Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.100 mm/năm, số ngày mưa 26 - 170 ngày Số giờ nắng trung bình hàng năm xấp xỉ 2.400 giờ; mùa khô trung bình 7 giờ nắng/ngày, mùa mưa trung bình 6,4 giờ nắng/ngày Gió có 2 hướng chính
là gió mùa Đông Bắc mang theo thời tiết se lạnh và gió mùa Tây Nam mang theo thời tiết nóng, ẩm và mưa giông Độ ẩm trung bình hàng năm từ 80- 82%
Về thủy văn, biên độ triều cường đạt 1,1 m; biến thiên từ 0,5 đến 1m; biên
độ triều kém từ 0,2 đến 0,5m (Ủy ban Nhân dân thị xã Hà Tiên, 2012)
3.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội
Với sự nỗ lực của các cấp, các ngành và Ủy ban Nhân dân thị xã Hà Tiên, tình hình kinh tế - xã hội ở Hà Tiên đạt được những kết quả phấn khởi Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2012 thị xã đạt 18,66%; tổng giá trị tăng thêm (GDP) đạt 1.822 tỷ đồng, tăng 24,97% so cùng kỳ, trong đó lĩnh vực dịch vụ tăng 26,65%; công nghiệp- xây dựng tăng 28.82%; nông- lâm- ngư nghiệp tăng 14.9%; ước thu nhập bình quân đầu người đạt 38.735 ngàn đồng/người/năm Thương mại- dịch vụ- du lịch có bước phát triển vượt bậc Tổng mức bán lẻ
Trang 34hàng hóa đạt 2.886 tỷ đồng, vượt 1,2% kế hoạch và tăng 32,76% so với cùng kỳ (Ủy ban Nhân dân thị xã Hà Tiên, 2013)
3.2 TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở
HÀ TIÊN
Hà Tiên được hình thành hơn 300 năm trước, gắn liền với tên tuổi dòng
họ Mạc Mạc Cửu là người khai phá vùng đất này và đã được chúa Nguyễn phong cho làm Tổng binh Trấn Hà Tiên vào năm 1708 Con trai trưởng Mạc Thiên Tích là người kế vị ông sau này, đã xây dựng Hà Tiên thành một vùng đất trù phú, sầm uất (Thanh Trà, 2007) Không chỉ có thiên nhiên hữu tình mà vùng đất này còn có các di tích lịch sử - văn hóa đã được Nhà nước công nhận Trong đó, có 5 di tích cấp quốc gia, và 4 di tích cấp tỉnh
Bảng 3.1 Danh sách các di tích đã được Nhà nước công nhận ở Hà Tiên
- Di tích chứng tích chiến tranh chùa Xà Xía
- Di tích lịch sử văn hóa chùa Phù Dung
- Di tích lịch sử văn hóa chùa Tam Bảo
- Di tích lịch sử văn hóa Đình thần Thành Hoàng
11/08/2003 07/04/2004 03/09/2004 27/01/2009
Nguồn: Ủy ban Nhân dân thị xã Hà Tiên – Kiên Giang
Nhờ vào những thắng cảnh xinh đẹp cùng với những lễ hội đặc sắc, Hà Tiên không chỉ là điểm đến du lịch hấp dẫn mà còn trở thành vùng du lịch trọng điểm của tỉnh Kiên Giang và vùng Tây Nam Bộ
3.2.1 Danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử - văn hóa
Hà Tiên xưa được biết đến với “thập cảnh” trong thơ của Mạc Thiên Tích: Kim Dữ lan đào, Đông Hồ ấn nguyệt, Bình San điệp thúy, Châu Nham lạc lộ, Tiêu Tự thần chung, Lộc Trĩ thôn cư, Nam Phố trừng ba, Giang Thành dạ cổ, Thạch Động thôn vân, Lư Khê ngư bạc Ngày nay du khách đến với Hà Tiên bởi những danh lam thắng cảnh như: Thạch Động, hang Đá Dựng, bãi tắm Mũi Nai, khu vực núi Bình San, chùa Tam Bảo, chùa Phù Dung, Đông Hồ,…
Hòn Phụ Tử
Nhắc đến Hà Tiên không ai có thể không nhớ đến hòn Phụ Tử Đây là hai tảng đá khổng lồ hơi nghiêng cùng một chiều tượng trưng cho sự quấn quýt của hai cha con Tảng đá nhỏ (hòn Con) cao khoảng 30m, tảng đá to (hòn Cha) cao khoảng 40m, ở giữa hai tảng đá có một tảng đá nhỏ hơn nằm chen vào Hòn Phụ
Tử nằm cách bờ biển khoảng 100m Nếu ở vị trí trên bãi cát phía sau Chùa
Trang 35Hang, du khách có thể ngắm Hòn Phụ Tử cách đó khoảng 500m về phía Tây Bắc
Thạch Động
Nơi này nằm bên quốc lộ 80, cách trung tâm thị xã Hà Tiên khoảng 3 - 4km về hướng Bắc, trên đường đi cửa khẩu quốc tế Xà Xía Đó là một khối đá vôi dựng đứng, có đường kính chân khoảng 45m, cao 93m so với mực nước biển Từ dưới nhìn lên vách núi có nhiều thạch nhũ hình thù kỳ quái, trong đó
có một thạch nhũ giống như bầu vú nước nhỏ giọt quanh năm như dòng sữa mẹ, người dân nơi đây gọi là bầu vú mẹ Vượt qua một đoạn dốc đá là đến cửa động Cửa động ở độ cao khoảng 50m Bên trên cửa động có đề ba chữ Tiên Sơn Động
Trong động có chùa Tiên Sơn được làm bằng gỗ từ năm 1790, mái chùa cũng bằng những tấm gỗ ghép lại với nhau rất chắc chắn Vào năm 2003 chánh điện được sửa lại, nền được lát đá hoa cương
Thạch Động có hai cửa chính: cửa hang phía Đông hướng về thị xã Hà Tiên, cửa phía Tây nhìn ra cánh đồng lúa
Từ trong hang có một ngách ăn thông lên trời, du khách ngước nhìn lên sẽ trông thấy một khoảng trời xanh trong vắt Ngoài ra còn có một ngách hang khác ăn sâu xuống lòng đất Hai con đường được gọi là đường "lên trời" và đường xuống "âm phủ"
Hiện nay, để đảm bảo an toàn, đường thông "âm phủ" đã bị lấp và tráng xi măng bằng phẳng, chỉ còn lại đường "lên trời" dành cho những ai thích du lịch mạo hiểm Du khách men theo lối bậc thang nhỏ lên tầng trên nhìn ra bên ngoài hang động, thạch nhũ có hình đầu con đại bàng khổng lồ đang quặp một cô gái, tương truyền cô gái ấy là công chúa trong truyện cổ tích Thạch Sanh Lý Thông Thạch Động là nơi đại bàng giam cầm công chúa Đường "lên trời" là nơi Thạch Sanh xuống động cứu công chúa Trước kia, nơi đây còn có một dây rừng lớn thòng xuống bây giờ đã bị đứt, tương truyền đây là sợi dây mà ngày xưa Thạch Sanh dùng leo xuống hang động đưa công chúa lên Cũng chính tại hang này, Thạch Sanh đã giải thoát cho công chúa Thủy Tề và được nàng đưa về du ngoạn thủy cung Ngoài ra trong hang có một ngôi chùa gọi là chùa Thạch Động Phía bên trên trần và vách hang có nhiều thạch nhũ với những hình thù lạ mắt
Đá Dựng
Núi Đá Dựng hay núi Châu Nham thuộc xã Mỹ Đức Nằm về phía Tây Bắc của núi Thạch Động khoảng 1km, cách trung tâm thị xã Hà Tiên khoảng 6km, cách biên giới Việt Nam - Campuchia 4km Đây đã từng là khu căn cứ cách mạng trong hai cuộc kháng chiến
Núi có hình thang cân, cao gần 100m, trông xa như một khối đá vuông vức dựng giữa đồng bằng Còn tên gọi Châu Nham có nghĩa là một dãy núi ngọc
Trang 36vì khi Mạc Cửu mới đến khai phá đất Hà Tiên, có bắt gặp tại đây một viên bảo châu vuông một tấc, vô cùng quý giá, nên gọi là Châu Nham Trong núi có nhiều hang động kỳ bí, quyến rũ, gồm các hang chính như :
- Hang Bồng Lai bốn mùa không khí trong lành, từ hang này ngước nhìn qua vòm núi có thể thấy mây trời, gió thổi rì rào
- Hang Trống Ngực, đưa tay lên vỗ nhẹ vào lồng ngực, ngay lập tức, du khách sẽ nghe được tiếng “tùng tùng” vọng lại từ vách đá nghe như tiếng trống
- Hang Lầu Chuông có nhiều thạch nhũ mà khi gõ nhẹ vào sẽ tạo nên tiếng ngân trong như tiếng chuông âm vang trong gió
- Hang Kim Quy có một khối đá giống hệt như con rùa, ngồi ở đây, nhìn qua Campuchia là ngút ngàn đồng ruộng và cây thốt nốt, gió thổi mát lạnh
- Hang Mẹ Sanh là một thế giới huyền bí, đặt chân vào đây, du khách sẽ
có cảm giác choáng ngợp, càng đi sâu vào, hang càng nhỏ dần
- Hang Khổ Qua có những khối thạch nhũ treo lủng lẳng như những trái khổ qua
- Ở hang Sám Hối, du khách sẽ ngỡ ngàng và thích thú trước một bức tượng đá to lớn như dáng hình một nhà sư khoác áo cà sa, quay đầu vào vách
- Đặc biệt hang Cội Hàng Da tương truyền là nơi sinh sống của Thạch Sanh Ở trước cửa hang có nhiều phiến đá chồng khít lại với nhau tạo thành một mái vòm tự nhiên Theo truyền thuyết, một buổi sáng xưa kia, từ nơi đây, Thạch Sanh đã giương cung bắn chim đại bàng đang cắp nàng công chúa bay ngang qua núi Đá Dựng Về sau, Lý Thông đã lừa nhốt Thạch Sanh vào trong hang núi
và cho người bịt kín miệng hang lại Thạch Sanh đã tiêu sầu bằng cách gõ vào các thạch nhũ và nó đã phát ra những âm thanh trầm bổng bay theo gió đến tận cung điện nhà vua, khiến cho công chúa Quỳnh Nga nghe được và xin vua cha cho quân lính đến giải nguy cho Thạch Sanh
Nhà tù Hà Tiên
Thực dân Pháp xây nhà tù Hà Tiên từ 1897 để giam giữ tù nhân kể cả tù chính trị Cho đến nay chưa có số liệu cụ thể, nhưng vào đầu năm 1945, khi Nhật đảo chính Pháp thì nhà tù Hà Tiên giải phóng khoảng 500 tù nhân Nhà tù
Hà Tiên nằm trên một khu đất bằng phẳng với chiều dài 30m, chiều rộng 25m,
Trang 37có bức tường bằng đá kiên cố bao quanh, cao 3,5m, dày 0, m, bốn gốc có bốn tháp canh Nơi đây vừa là nơi tố cáo tội ác thực dân Pháp, chúng đã giam hàng ngàn người Việt Nam yêu nước, tra tấn đánh đập dã man; đây cũng là nơi ra đời một chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam ở Nam Bộ từ năm 1930 lấy tên là Đảng
bộ Cộng sản Hà Tiên
Ở đây có một phòng hỏi cung để đầy dụng cụ tra tấn, đánh đập để uy hiếp
ép cung với nhiều cực hình tra tấn dã man như: tra điện, kẹp điện vào mang tai,
cổ tay, cổ chân rồi cho điện giật
Núi Bình San
Di tích núi Bình San gồm có Lăng Mạc Cửu ở dưới chân núi và khu mộ của dòng họ Mạc ở lưng chừng núi Đền thờ họ Mạc, còn có các tên chữ là Trung Nghĩa từ, Mạc Công từ hay Mạc Công miếu, người dân thường gọi là Lăng Mạc Cửu Ngoài giá trị lịch sử, ngôi đền nó còn là một công trình có giá trị nghệ thuật cao, bởi cách bố trí hài hòa và lối chạm trổ tinh vi, sắc sảo Phía trước đền thờ là hai ao sen, tương truyền do Mạc Thiên Tứ sai đào để chứa nước ngọt, cho nhân dân dùng Từ đền, qua cổng phụ phía bên phải (tính từ cổng chính nhìn vào), là một con đường dẫn lên khu an táng hơn 40 ngôi mộ của dòng
họ Mạc Trong số ấy, có một số mộ xưa (như của Mạc Cửu, Mạc Thiên Tứ, Nguyễn Hiếu Túc được xây dựng theo lối Trung Quốc) Đặc biệt hơn cả là phần
mộ Mạc Cửu Đây là ngôi mộ lớn nhất, có hình bán nguyệt khoét sâu vào núi Trước hai bên mộ có hai tượng tướng cầm gươm đứng hầu bằng đá xanh Ngoài
ra, trước mộ là khoảng sân rộng với các bậc thềm cẩn đá xanh, có tảng dài đến
ba mét, do các nhà buôn Trung Hoa thời bấy giờ chở từ Quảng Tây sang tặng
Chùa Xà Xía
Chùa Xà Xía nằm trên tỉnh lộ 28, thuộc xã Mỹ Đức, thị xã Hà Tiên Chùa được xây dựng theo kiến trúc độc đáo của người dân tộc Khmer Nam bộ Hàng năm, ở đây tổ chức các lễ hội theo phong tục tập quán của người Khmer và cũng giống như đồng bào khmer ở các tỉnh Nam bộ, là trung tâm sinh hoạt văn hóa của bà con dân tộc Khmer ở địa phương
Chùa Phù Dung
Chùa Phù Dung nằm ở phía bắc núi Bình San,Hà Tiên Mạc Thiên Tứ xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 18 cho vợ thứ tên là Nguyễn Thị Xuân, còn gọi là Phù Cừ làm nơi tu hành Phía bên trái chùa có một lối đi nhỏ men theo triền núi
Đi khoảng 20m, sẽ gặp một ngôi mộ cổ Đây là mộ của bà, trên bia mộ có ghi những dòng chữ: “Lăng bà Phù Dung - Từ Thành Thục Nhơn - Nguyễn Thị
Trang 38Xuân (1720-1761) - Viên tịch rằm tháng 2 Âl - Hiệu Phù Cừ” Thêm nữa là chùa Phù Dung còn có điện thờ Ngọc Hoàng phía sau chùa
Chùa Tam Bảo
Chùa Tam Bảo nằm ngay trung tâm thị xã Hà Tiên, tại số 75 Phương Thành, phường Bình San Chùa được thành lập năm 1730, do Mạc Cửu sáng lập để mẹ của ông là Thái Bà Bà tu hành Sau khi bà mất, ông đã cho đúc một tượng phật với một chuông bằng đồng để thờ và tưởng niệm bà Hiện nay, sau chùa còn ngôi mộ của Thái Bà Bà, xung quanh chùa còn lại bức tường cổ gần
300 năm, họ Mạc đã cho xây dựng để ngăn giặc
Khu du lịch Mũi Nai
Khu du lịch Mũi Nai cách trung tâm thị xã Hà Tiên 5km, đây là một trong những bãi biển đẹp và thơ mộng nhất của tỉnh Kiên Giang Khu du lịch được đầu tư, phát triển năm 2008 bởi công ty cổ phần dịch vụ du lịch Mũi Nai với nhiều loại hình dịch vụ phong phú có nhà hàng cạnh bờ biển sẵn sàng phục vụ các món đặc sản biển
Bên cạnh đó là dịch vụ phòng nghỉ với 39 phòng, trong đó có 2 phòng đặc biệt, 2 phòng cao cấp, 35 phòng tiêu chuẩn Hệ thống phòng nghỉ còn có 7 phòng nghỉ dưỡng cạnh bờ biển để du khách tiện ngắm cảnh quan thiên nhiên Trên đỉnh núi Tà Pang xây dựng lầu vọng cảnh ở độ cao 128m so với mặt biển Lầu vọng cảnh có 3 tầng, tầng 1, 2 phục vụ giải khát và thức ăn nhẹ, tầng 3 có trang
bị hệ thống kính viễn vọng nhìn xa đến 40km để du khách ngắm cảnh Hà Tiên
từ trên cao Ngoài ra, nơi đây cũng cung cấp dịch vụ cắm trại qua đêm cho đoàn khách Đặc biệt, từ cuối năm 2008, hệ thống xe trượt ống được khánh thành và đưa vào khai thác Hệ thống xe trượt ống ở đây có tổng chiều dài 1.205m, trong
đó đường kéo lên đỉnh núi Tà Pang dài 320m, đường đi xuống 885m, độ cao chênh lệch giữa ga lên và ga xuống là 125m (công ty cổ phần dịch vụ du lịch Mũi Nai - Hà Tiên, 2013)
Quần đảo Hải Tặc
Quần đảo nằm trong vịnh Thái Lan, trải dài trên vùng biển Tây rộng 1.100
ha, gồm 15 hòn đảo lớn, nhỏ cách đất liền 7 hải lý, cách bờ biển thị xã Hà Tiên gần 28 km và đảo Phú Quốc 40 km Quần đảo bao gồm hệ thống các đảo nhỏ nằm ở phía Tây – Tây Nam, gồm có 15 đảo: Hòn Đốc, Hòn Tre Vinh, Hòn Tre Nhỏ, Hòn Khô, Hòn Bánh Tổ, Hòn Ruồi, Hòn Bánh Quy, Hòn Bánh Lái, Hòn Kiến Vàng, Hòn Đước, Hòn Giang, Hòn Ụ, Hòn Bánh Tét, Hòn Phụ Tử, Hòn Đồi Mồi
Do nằm trong khu vực vịnh Hà Tiên - Rạch Giá ra đến vịnh Thái Lan, một tuyến đường thông thương quan trọng từ Trung Quốc sang các nước phương Tây, nên từ nhiều thế kỷ trước, nơi đây nổi tiếng với nhiều câu chuyện về nạn cướp biển Đây từng là vùng biển với đầy hang ổ của các toán cướp biển chuyên đánh cướp tàu thuyền qua lại Cũng vì thế, nó có tên gọi là quần đảo "Hải Tặc"
Trang 39Từ Hà Tiên, nếu du khách có thể đến quần đảo này tham quan bằng tàu với khoảng 1 giờ 30 phút ngồi tàu sẽ đến nơi Hiện nay, mỗi ngày chỉ có một tàu hoạt động từ bến tại thị xã Hà Tiên ra đến đảo Tàu sẽ khởi hành từ 9h30 sáng mỗi ngày và trở vào lại đất liền vào lúc 15h
Phong cảnh trên đảo rất hoang sơ, với không khí trong lành Không chỉ có những cây cổ thụ mà nơi đây còn có những hàng dừa, được trồng dọc theo con đường ven biển Những người dân nơi này rất nhiệt tình và mến khách Du khách có thể đến đây tắm biển, câu cá, cắm trại
3.2.2 Lễ hội
Lễ giỗ Mạc Mi Cô
Phần lễ chính diễn ra vào các ngày 28-29/9 âm lịch hàng năm, tại Công viên Văn hóa Bình San như: Lễ An chức sự; Khai chung cổ; Lễ nghinh thần; Chiêm bái, tự do viếng; “Lễ tắm Bà” được cử hành vào lúc 0 giờ ngày 29/9 âm lịch hàng năm, tiếp theo là Lễ tế thần; Cúng Tiền hiền – Hậu hiền Sau phần tế
lễ, chính quyền địa phương, hàng ngàn người dân trong và ngoài tỉnh đến dâng hương tưởng niệm
Lễ giỗ Mạc Cửu
Phần lễ diễn ra trong 2 ngày, đó là ngày 25, 26 tháng 5 âm lịch, tại đền thờ
họ Mạc dưới chân núi Bình San và công viên tượng đài Mạc Cửu Lễ giỗ bao gồm các nghi thức như: rước Sắc Thần, lễ cúng tế chánh bái, đọc sắc phong, lễ cúng Tiền Hiền Hậu Hiền, thu hút đông đảo du khách và người dân địa phương đến dâng hương tưởng niệm
Phần hội diễn ra trong 3 ngày: 11/5-13/5 Trong đó tổ chức hội diễn văn nghệ cùng với những hoạt động mang dấu ấn truyền thống, gồm: biểu diễn võ thuật, biểu diễn lân sư rồng, tổ chức thi tìm hiểu lịch sử trấn Hà Tiên xưa, hội thi ẩm thực, triển lãm ảnh "Hà Tiên thập cảnh"
Lễ Giỗ Đức Khai trấn Mạc Cửu tại Hà Tiên được duy trì trong nhiều năm Qua đó nhắc nhở giáo dục và nâng cao lòng biết ơn đối với người có công khai phá, động viên mọi người nâng cao lòng yêu nước, ra sức đoàn kết giữ gìn quê hương, biên giới Tây Nam của tổ quốc
Lễ hội Năm văn hóa du lịch
Lễ hội Năm văn hóa du lịch là một loại hình lễ hội mới được hình thành vào năm 2009 Lễ hội được tổ chức vào những ngày đầu của tháng 1 Dương lịch Qua 5 lần tổ chức, với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng như chương trình lễ khai mạc rất hoành tráng phản ánh những nét văn hoá đặc sắc của vùng đất Hà Tiên thơ mộng Bên cạnh đó, phần hội được tổ chức nhiều hoạt động văn hoá, thể thao như giải đua xe đạp, giải đua thuyền truyền thống, hội chợ văn hoá
ẩm thực, các trò chơi dân gian đã thu hút một lượng lớn du khách đến tham quan trong những ngày đầu năm
Trang 40 Tao đàn Chiêu Anh Các
Lễ hội kỷ niệm truyền thống Tao Đàn Chiêu Anh Các được tổ vào hai ngày 14-15/1 tại đền thờ Mạc Cửu dưới chân núi Bình San Lễ hội này tái hiện hình ảnh của Tao đàn Chiêu Anh Các, một tao đàn văn thơ được Mạc Thiên Tích thành lập vào đêm Nguyên Tiêu năm Bính Thìn 1736 Đây là một tao đàn văn học lớn thứ 2 chỉ đứng sau Tao đàn Hồng Đức do vua Lê Thánh Tông sáng lập Hàng năm Tao đàn được tổ chức với ý nghĩa nhằm ôn lại sự hình thành của nó, tôn vinh những giá trị văn học và phát huy giá trị văn hóa truyền thống mà Tao đàn đã để lại Đồng thời đây còn là cơ hội cho những tài năng văn học còn tiềm tàng Lễ hội có các hoạt động rất phong phú như Lễ khai mạc, hội chợ văn hóa
ẩm thực; các cuộc thi thơ, triển lãm ảnh, thư pháp, thả đèn hoa đăng trên đầm Đông Hồ… Tâm điểm của lễ hội là buổi họp mặt trong giới văn nghệ với sự tham gia của đông đảo văn nghệ sĩ các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long Tao đàn Chiêu Anh Các đã đi vào lịch sử văn chương của Việt Nam và tạo nên dấu ấn đặc biệt của văn học Hà Tiên nói riêng và văn học, nghệ thuật Kiên Giang, Đồng bằng sông Cửu Long nói chung
3.2.3 Thực trạng hoạt động du lịch ở Hà Tiên
Từ năm 2010 đến 2012 lượng du khách đến Hà Tiên tăng đáng kể hơn 8 nghìn lượt, khoảng 77,35% Mặc dù năm 2011 lượng du khách giảm nhẹ 23 nghìn lượt, 2,08% nhưng đến năm 2012 lại tăng mạnh hơn 877 nghìn lượt, tăng 81,13% Điều này cho thấy những nỗ lực của các cơ quan quản lý cũng như các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong việc xúc tiến các hoạt động quảng bá du lịch và nâng cao chất lượng phục vụ du lịch cho du khách
Bảng 3.2 Lượng du khách đến Hà Tiên năm 2010 – 6 tháng đầu năm 2013
Đơn vị tính: Nghìn lượt khách
Nguồn: Phòng Văn hóa thông tin và Du lịch Hà Tiên, 2013
Không những du khách nước ngoài chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong tổng du khách đến Hà Tiên mà số lượt du khách nước ngoài đều giảm qua các năm 2010, 2011,
6 tháng
(%)
Nghìn lượt khách