PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU DU

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch hà tiên kiên giang của du khách nội địa (Trang 53)

LỊCH CỦA DU KHÁCH NỘI ĐỊA TẠI HÀ TIÊN

Từ giá trị VIF ở bảng 4.14 nhỏ hơn 10 nên có thể nói rằng không hiện diện hiện tượng đa cộng tuyến của các biến.

* Đánh giá độ phù hợp của mô hình

Từ kết quả xây dựng mô hình hồi qui được trình bày ở bảng trên, mức độ phù hợp của mô hình sẽ được kiểm tra. Giá trị R2hiệu chỉnh = 49,8 % có nghĩa là 49,8 % sự biến thiên của chi tiêu du lịch tại Hà Tiên của du khách nội địa được giải thích bởi mối liên hệ tuyến tính giữa chi tiêu du lịch với các nhân tố: thu nhập, trình độ học vấn, nơi cư trú, thời gian lưu trú, ố người trong nhóm du lịch, hời gian kỳ nghỉ, khả năng thu hút của điểm đến và giá cả. Do đó, mức độ phù hợp của mô hình là tương đối.

Chi tiêu (nghìn đồng) Du khách từ Kiên Giang Du khách từ nơi khác Tổng Số người % Số người % Số người % 140 – 450 5 20,83 32 42,11 37 37,00 >450 – 750 3 12,50 22 28,95 25 25,00 >750 – 1.050 5 20,83 16 21,05 21 21,00 >1.050 11 45,83 6 7,89 17 17,00 Tổng 24 100,00 76 100,0 0 100 100,00 Trung bình 950,13 603,20 686,46 Kiểm định T Df = 98; p = 0,001

46

Bảng 4.14 Kết quả xây dựng mô hình hồi quy Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số đã chuẩn hóa Sai số chuẩn t p VIF Hằng số 275.951,502 136.714,201 2,018 0,046 x Thu nhập 0,048 0,279 0,013 3,579 0,001 1,201 Trình độ học vấn 177.389,313 0,227 68.705,431 2,582 0,011 1,531 Nơi cư trú 293.686,524 0,342 63.390,893 4,633 0,000 1,075 Thời gian lưu trú 46.055,230 0,044 93.871,371 0,491 0,625 1,557 Số người trong nhóm du lịch -10.527,164 -0,188 4.985,288 -2,112 0,037 1,571 Thời gian kỳ nghỉ 7.855,030 0,066 9.189,170 0,855 0,395 1,188 Khả năng thu hút của điểm đến -19.830,585 -0,026 56.340,886 -0,352 0,726 1,073 Giá cả 172.470,670 0,231 56.763,522 3,038 0,003 1,144 R2 hiệu chỉnh = 0,498 Prob > F =0.0000

Nguồn: Số liệu phân tích từ 100 mẫu phỏng vấn trực tiếp năm 2013

* Kiểm định độ phù hợp của mô hình

Kiểm định giả thuyết

H0: 1 2 3 0 (mô hình hồi quy không có ý nghĩa)

H1: tồn tại ít nhất một tham số i 0 (mô hình hồi quy có ý nghĩa)

Với Prob > F = 0.0000 < α = 0.05 nên bác bỏ giả thuyết H0. Vậy, mô hình hồi trên quy có ý nghĩa.

47

* Kiểm định sự phù hợp của các nhân tố đưa vào mô hình

Giả thuyết H0: βi = 0: nhân tố thứ i không có ảnh hưởng đến chi tiêu du lịch tại Hà Tiên của du khách nội địa.

Với mức ý nghĩa α = 5 %, những nhân tố có ý nghĩa tác động đến chi tiêu du lịch của du khách nội địa đến Hà Tiên đó là thu nhập, trình độ học vấn, nơi cư trú, thời gian lưu trú, giá cả tại điểm đến. Trong đó thì nhân tố nơi cư trú có tác động đến chi tiêu du lịch tại điểm đến mạnh nhất, sau đó là nhân tố thu nhập. Vậy, khi thu nhập của du khách nội địa tăng thì chi tiêu của họ cho du lịch ở Hà Tiên cũng tăng theo; hoặc khi du khách nội địa có trình độ học vấn ở mức trung cấp trở lên thì chi tiêu cho du lịch sẽ cao hơn những du khách có trình độ học vấn dưới phổ thông; những du khách cho rằng giá cả hợp lý sẽ chi tiêu cao hơn những du khách cho rằng giá cả ở Hà Tiên là không hợp lý; khi số người du lịch cùng nhóm tăng thì chi tiêu du lịch sẽ giảm xuống.

Những nhân tố không có ý nghĩa tác động đến chi tiêu du lịch của du khách nội địa đến Hà Tiên là: thời gian lưu trú, thời gian kỳ nghỉ và khả năng thu hút của điểm đến.

4.3 NHỮNG MONG MUỐN CỦA DU KHÁCH NỘI ĐỊA HÀ TIÊN ĐỐI VỚI DU LỊCH HÀ TIÊN

Sau khi phỏng vấn 100 du khách nội địa thì có 41 du khách có ý kiến đề xuất bày tỏ mong muốn của mình về những mặt còn thiếu sót của du lịch Hà Tiên. Từ đó, có thể có những giải pháp phù hợp nhằm cải thiện điểm yếu và đáp ứng nhu cầu của du khách nội địa ngày một tốt hơn. Các ý kiến cụ thể được trình bày ở bảng 4.15.

Bảng 4.15 Những ý kiến phản hồi của du khách nội địa về du lịch ở Hà tiên

Mong muốn của du khách Số người %

Cải thiện môi trường tự nhiên sạch sẽ 22 32,84 Xây dựng nhiều khu vui chơi giải trí 19 28,36 Kiểm soát hợp lý về giá cả 6 8,96 Nâng cao tính chuyên nghiệp của nhân viên phục vụ 5 7,46 Nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông 4 5,97 Xây dựng thêm các cơ sở ăn uống 3 4,48 Xây dựng thêm các cơ sở lưu trú 2 2,99 Tổ chức nhiều sự kiện, lễ hội 2 2,99 Mở rộng và đa dạng các cửa hàng lưu niệm 2 2,99 Đưa vào những dịch vụ mới như xe đạp 1 1,49 Xây dựng thêm chùa chiền 1 1,49

Tổng 67 100,00

48

Như bảng 4.15 thì ý kiến về cải thiện môi trường tự nhiên sạch sẽ là ý kiến nhiều nhất, chiếm 32,8 % trong tổng số các ý kiến được đưa ra. Du khách chủ yếu phản ánh về tình hình vệ sinh của bãi biển và những địa điểm tham quan. Vì thế vấn đề vệ sinh môi trường bãi biển và các điểm tham quan du lịch phải được tiến hành triệt để và gắt gao. Tiếp theo là ý kiến về xây dựng nhiều khu vui chơi giải trí chiếm tỉ lệ cao thứ hai. Hà Tiên có phong cảnh đẹp nhưng không có nhiều khu vui chơi giải trí thì du khách cũng sẽ cảm thấy nhàm chán. Bên cạnh đó, việc tham quan ở những địa điểm du lịch nổi tiếng ở Hà Tiên thì có thể chấm dứt trong một ngày ngắn ngủi. Nếu muốn tăng thời gian lưu trú du khách ở lại Hà Tiên thì việc mở rộng và xây dựng nhiều khu vui chơi giải trí là cần thiết. Ngoài ra du khách còn đề xuất xây dựng thêm các cơ sở hạ tầng như khách sạn, nhà nghỉ, quán ăn, nhà hàng, chùa chiền.

49

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐÁP ỨNG NHU CẦU VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Ở HÀ TIÊN

5.1 CƠ SỞ ĐƯA RA GIẢI PHÁP

5.1.1 Điểm mạnh và điểm yếu của hoạt động du lịch ở Hà Tiên

5.1.1.1 Điểm mạnh

Trong những năm qua, kinh tế - xã hội thị xã Hà Tiên phát triển khá ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm trên 18%, GDP bình quân đầu người đạt 38.735.000 đồng/người/năm (tương đương 1.860 USD). Trong cơ cấu kinh tế năm 2012 lĩnh vực thương mại - dịch vụ - du lịch chiếm 62,45%, công nghiệp - xây dựng chiếm 20,94%, nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 16,61%. Hà Tiên đang kêu gọi và ưu đãi giảm tiền thuê đất và thuế thu nhập doanh nghiệp cho các nhà đầu tư vào khu kinh tế cửa khẩu Hà Tiên. Khu kinh tế cửa khẩu được xúc tiến triển khai xây dựng các khu chức năng, gồm khu bảo thuế, siêu thị miễn thuế, chợ biên giới, kho ngoại quan. Từ đó, góp phần tăng trưởng kinh tế và mậu dịch.

Lĩnh vực du lịch có sự tăng trưởng trong giai đoạn năm 2010 – 2012, tăng 77,3%. Đặc biệt là lượng du khách nội địa có sự tăng trưởng mạnh và chiếm tỉ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu du khách đến Hà Tiên, chiếm 99,38% năm 2012.

Hà Tiên có những thế mạnh về phong cảnh tự nhiên xinh đẹp. Vì thế những danh lam thắng cảnh ấy đã trở thành những điểm đến hấp dẫn thu hút lượng lớn du khách.

Ngoài những vẻ đẹp thiên nhiên được nhiều người biết đến qua thơ ca, Hà Tiên còn là vùng đất của nhiều lễ hội, những lễ hội này mang đậm nét đặc trưng bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc và ngày càng được xem trọng thông qua được việc tổ chức hàng năm. Vì thế, vị thế du lịch của Hà Tiên ngày càng được nâng cao.

Vị trí địa lý cũng là một thế mạnh của Hà Tiên trong việc giao lưu kinh tế ngoài nước (Campuchia, Thái Lan) và các khu vực trong nước (Cần Thơ, An Giang, Rạch Giá, Phú Quốc).

Đảng bộ thị xã có sự quan tâm đặc biệt đến lĩnh vực du lịch ở Hà Tiên và đã xác định dịch vụ - du lịch làm lĩnh vực hàng đầu ưu tiên phát triển. Từ đó, từng bước đưa thị xã Hà Tiên phát triển vững chắc trở thành Thành phố văn hóa

50

– du lịch. Nhằm thu hút hơn nữa lượng đầu tư, Hà Tiên có những chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư như: miễn thuế, được tạo điều kiện thuận lợi tối đa về thủ tục hành chánh và được địa phương giúp đỡ tận tình trong quá trình triển khai thực hiện dự án.

Nhờ vào sự nỗ lực không ngừng, cơ sở hạ tầng ở Hà Tiên ngày càng được nâng cấp. theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Kiên Giang, đến năm 2015, tiếp tục đầu tư nâng cấp đồng bộ hệ thống cầu và đường, ở các tuyến quốc lộ, hệ thống đường tỉnh, đường tuần tra biên giới. Theo kế hoạch thì đường đô thị ở thị xã Hà Tiên sẽ hoàn tất việc bê tông nhựa hóa 100%.

5.1.1.2 Điểm yếu

Mặc dù cơ sở hạ tầng cho du lịch đã được cải thiện trong những năm gần đây nhưng so với tiềm năng phát triển du lịch thì nó vẫn còn khá kém. Lý do chủ yếu là nguồn vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng còn thiếu mặc dù Hà Tiên đã tích cực kêu gọi và xúc tiến đầu tư.

Sản phẩm, dịch vụ du lịch chưa đặc sắc, trùng lặp. Đến Hà Tiên du khách sẽ có xu hướng có các hoạt động như tham quan, tắm biển mà du khách có thể bắt gặp ở những bãi tắm nào hoặc điểm du lịch tham quan nào ở đồng bằng sông Cửu Long.

Sự quảng bá hình ảnh du lịch chưa có sự đột phá mạnh mẽ, du khách hầu hết biết đến Hà Tiên là do bạn bè người thân giới thiệu.

Hà Tiên là vùng đất thơ mộng, khí hậu mát mẻ, nằm ven biển và có hai con sông lớn chảy qua. Đây là nơi nghỉ dưỡng rất lý tưởng, nơi có đủ điều kiện xây dựng các khu nghỉ dưỡng ven sông, biển. Tuy nhiên, đến nay du lịch nghỉ dưỡng nơi đây vẫn còn bỏ ngõ.

Mặt khác, các hoạt động vui chơi giải trí còn khá ít và đơn thuần. Du khách đến Hà Tiên phần lớn là để tham quan. Nhu cầu vui chơi giải trí không phải không có nhưng việc cung ứng lại không đủ. Ở khu du lịch Mũi Nai chỉ có duy nhất một hệ thống xe trượt ống và loại hình tổ chức cắm trại. Vì thế thời gian lưu lại của du khách thường rất ngắn.

Dịch vụ thiếu tính chuyên nghiệp một phần là do lao động hoạt động trong các cơ sở lưu trú hầu hết chưa qua đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, còn mang nhiều tính chất gia đình.

Du lịch Hà Tiên còn phụ thuộc nhiều vào thời vụ du lịch, du khách đến rất ít nếu không phải vào ngày nghỉ, lễ. Nếu du lịch đến Hà Tiên vào thời gian này thì có rất ít các dịch vụ du lịch để phục vụ.

51

Các cửa hàng, quầy bán hàng lưu niệm khá ít. Thêm vào đó, sản phẩm hàng lưu niệm không được ấn tượng, sáng tạo. Với các sản phẩm cứ lặp đi lặp lại hết năm này đến năm khác như thế thì làm cho du khách dễ cảm thấy nhàm chán nên nhu cầu mua sắm hàng lưu niệm ở Hà Tiên còn thấp.

5.1.2 Cơ hội và thách thức của hoạt động du lịch

5.1.2.1 Cơ hội

Thu nhập bình quân đầu người của cả nước nói chung, của đồng bằng sông Cửu Long và Kiên Giang nói riêng đều tăng từ năm 2010 đến 2012. Đây là một dấu hiệu tích cực cho hoạt động du lịch của Hà Tiên. Vì khi thu nhập tăng lên thì nhu cầu cho du lịch cũng sẽ tăng theo.

Bảng 6.1 GDP bình quân đầu người của tỉnh Kiên Giang, Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước giai đoạn 2010 - 2012

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010 2012/2010 USD/người % USD/người % Cả nước 1.273 1.517 1.749 244 119,17 476 137,39 ĐBSCL 900 - 1.023 - - 123 113,67 Kiên Giang 964 1.605 2.026 641 166,49 1.062 210,17

Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục thống kê và các bài báo

Theo như kế hoạch thì Năm du lịch Quốc gia diễn ra ở Kiên Giang vào năm 2016. Năm du lịch Quốc gia là sự kiện lớn nhất trong ngành du lịch Việt Nam, mang tầm quốc gia và được tổ chức hàng năm, bắt đầu từ 2003. Mục đích chính là phát huy tiềm năng du lịch của mỗi địa phương, xây dựng các chương trình du lịch phù hợp với từng địa phương, ở từng thời kỳ thích hợp. Mặt khác đây là động lực thúc đẩy thu hút đầu tư cơ sở hạ tầng và cơ sở dịch vụ của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước; quảng bá hình ảnh du lịch tại địa phương. Từ đó, thúc đẩy du lịch tại các địa phương trong cả nước phát triển.

5.1.2.2 Thách thức

Hà Tiên đang đối mặt với sự cạnh tranh của các địa phương có nhiều điểm du lịch nổi tiếng. Tại tỉnh Cà Mau, có nhiều điểm du lịch nổi tiếng như khu du lịch mũi Cà Mau, khu du lịch biển Khai Long, hòn Đá Bạc, vườn quốc gia U Minh Hạ, vườn quốc gia mũi Cà Mau, rừng đước Năm Căn,... nơi đã được UNESCO công nhận Khu dự trữ sinh quyển thế giới, được đánh giá cao tiềm năng phát triển du lịch sinh thái với du khách trong và ngoài nước. Ở Bến Tre có đặc sản dừa và có khá nhiều cù lao (cồn) mang đậm bản sắc vùng sông nước.

52

Đồng Tháp thì nổi tiếng với tràm chim Tam Nông, làng nghề hoa kiểng Sa Đéc. Chợ nổi Cần Thơ - Tiền Giang với nhiều loại trái cây. Phong cảnh Thất sơn Bảy núi (An Giang) thật sự đã cuốn hút và hấp dẫn du khách. Thời gian qua ngành du lịch Tiền Giang cũng có nhiều điểm mới do đường giao thông đến Tiền Giang đã thông suốt và tiện lợi hơn như đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương. Nhiều công trình phục vụ du lịch đã được xây dựng và đưa vào sử dụng như: Chợ đêm ẩm thực Mỹ Tho; bến tàu du lịch thành phố Mỹ Tho. Các đơn vị du lịch trong tỉnh đang khai thác và đưa vào chương trình tham quan 3 khu du lịch truyền thống như: Khu du lịch cù lao Thới Sơn, khu du lịch Cái Bè, khu du lịch biển Tân Thành.

Thành phố Rạch Giá là trung tâm hành chính của tỉnh Kiên Giang, có bờ biển dài 7km, giao thông thủy, bộ và hàng không rất thuận tiện. Nếu xét về cơ sở hạ tầng giao thông, cơ sở lưu trú, ăn uống và vui chơi giải trí thì Hà Tiên sẽ bị thiệt thòi hơn. Một số khu vực phụ cận của Rạch Giá, có vị trí địa lí khá gần so với Hà Tiên như huyện đảo Kiên Hải, Hòn Đất, U Minh Thượng cũng có nhiều tiềm năng phát triển du lịch. Kiên Hải đang khai thác các tour khám phá biển đảo đi – về trong ngày. Đây là vùng thắng cảnh biển-đảo với đặc thù nghề truyền thống đi biển, làm nước mắm, chế biến hải sản, tạo thành nét sinh hoạt văn hóa riêng biệt. Khu du lịch Hòn Đất đang hoàn chỉnh và hoàn thiện những công trình văn hóa tại khu mộ Anh hùng liệt sĩ Phan Thị Ràng (chị Sứ), xây dựng khu trưng bày một số hiện vật chứng tích chiến tranh tại khu phát sóng truyền hình của tỉnh trên đỉnh Hòn Me.

Du khách có xu hướng du lịch ra nước ngoài nhiều hơn. Năm 2012 có khoảng 3,5 triệu lượt người Việt Nam đi du lịch nước ngoài, tăng 20% so với năm 2011. Việt Nam thu hút được 6,8 triệu lượt khách quốc tế, doanh thu đạt gần 7 tỉ USD. Trong khi đó, chi tiêu của du khách Việt tại nước ngoài cũng bằng một nửa, gần 3,5 tỉ USD (Duy Anh, 2013). Đây là một thách thức không hề nhỏ đối với hoạt động du lịch trong nước nói chung và của Hà Tiên nói riêng.

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch hà tiên kiên giang của du khách nội địa (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)