Danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch hà tiên kiên giang của du khách nội địa (Trang 34 - 39)

Hà Tiên xưa được biết đến với “thập cảnh” trong thơ của Mạc Thiên Tích: Kim Dữ lan đào, Đông Hồ ấn nguyệt, Bình San điệp thúy, Châu Nham lạc lộ, Tiêu Tự thần chung, Lộc Trĩ thôn cư, Nam Phố trừng ba, Giang Thành dạ cổ, Thạch Động thôn vân, Lư Khê ngư bạc. Ngày nay du khách đến với Hà Tiên bởi những danh lam thắng cảnh như: Thạch Động, hang Đá Dựng, bãi tắm Mũi Nai, khu vực núi Bình San, chùa Tam Bảo, chùa Phù Dung, Đông Hồ,…

Hòn Phụ Tử

Nhắc đến Hà Tiên không ai có thể không nhớ đến hòn Phụ Tử. Đây là hai tảng đá khổng lồ hơi nghiêng cùng một chiều tượng trưng cho sự quấn quýt của hai cha con. Tảng đá nhỏ (hòn Con) cao khoảng 30m, tảng đá to (hòn Cha) cao khoảng 40m, ở giữa hai tảng đá có một tảng đá nhỏ hơn nằm chen vào. Hòn Phụ Tử nằm cách bờ biển khoảng 100m. Nếu ở vị trí trên bãi cát phía sau Chùa

27

Hang, du khách có thể ngắm Hòn Phụ Tử cách đó khoảng 500m về phía Tây Bắc.

Thạch Động

Nơi này nằm bên quốc lộ 80, cách trung tâm thị xã Hà Tiên khoảng 3 - 4km về hướng Bắc, trên đường đi cửa khẩu quốc tế Xà Xía. Đó là một khối đá vôi dựng đứng, có đường kính chân khoảng 45m, cao 93m so với mực nước biển. Từ dưới nhìn lên vách núi có nhiều thạch nhũ hình thù kỳ quái, trong đó có một thạch nhũ giống như bầu vú nước nhỏ giọt quanh năm như dòng sữa mẹ, người dân nơi đây gọi là bầu vú mẹ. Vượt qua một đoạn dốc đá là đến cửa động. Cửa động ở độ cao khoảng 50m. Bên trên cửa động có đề ba chữ Tiên Sơn Động.

Trong động có chùa Tiên Sơn được làm bằng gỗ từ năm 1790, mái chùa cũng bằng những tấm gỗ ghép lại với nhau rất chắc chắn. Vào năm 2003 chánh điện được sửa lại, nền được lát đá hoa cương.

Thạch Động có hai cửa chính: cửa hang phía Đông hướng về thị xã Hà Tiên, cửa phía Tây nhìn ra cánh đồng lúa.

Từ trong hang có một ngách ăn thông lên trời, du khách ngước nhìn lên sẽ trông thấy một khoảng trời xanh trong vắt. Ngoài ra còn có một ngách hang khác ăn sâu xuống lòng đất. Hai con đường được gọi là đường "lên trời" và đường xuống "âm phủ".

Hiện nay, để đảm bảo an toàn, đường thông "âm phủ" đã bị lấp và tráng xi măng bằng phẳng, chỉ còn lại đường "lên trời" dành cho những ai thích du lịch mạo hiểm. Du khách men theo lối bậc thang nhỏ lên tầng trên nhìn ra bên ngoài hang động, thạch nhũ có hình đầu con đại bàng khổng lồ đang quặp một cô gái, tương truyền cô gái ấy là công chúa trong truyện cổ tích Thạch Sanh Lý Thông. Thạch Động là nơi đại bàng giam cầm công chúa. Đường "lên trời" là nơi Thạch Sanh xuống động cứu công chúa. Trước kia, nơi đây còn có một dây rừng lớn thòng xuống bây giờ đã bị đứt, tương truyền đây là sợi dây mà ngày xưa Thạch Sanh dùng leo xuống hang động đưa công chúa lên. Cũng chính tại hang này, Thạch Sanh đã giải thoát cho công chúa Thủy Tề và được nàng đưa về du ngoạn thủy cung. Ngoài ra trong hang có một ngôi chùa gọi là chùa Thạch Động. Phía bên trên trần và vách hang có nhiều thạch nhũ với những hình thù lạ mắt.

Đá Dựng

Núi Đá Dựng hay núi Châu Nham thuộc xã Mỹ Đức. Nằm về phía Tây Bắc của núi Thạch Động khoảng 1km, cách trung tâm thị xã Hà Tiên khoảng 6km, cách biên giới Việt Nam - Campuchia 4km. Đây đã từng là khu căn cứ cách mạng trong hai cuộc kháng chiến.

Núi có hình thang cân, cao gần 100m, trông xa như một khối đá vuông vức dựng giữa đồng bằng. Còn tên gọi Châu Nham có nghĩa là một dãy núi ngọc

28

vì khi Mạc Cửu mới đến khai phá đất Hà Tiên, có bắt gặp tại đây một viên bảo châu vuông một tấc, vô cùng quý giá, nên gọi là Châu Nham. Trong núi có nhiều hang động kỳ bí, quyến rũ, gồm các hang chính như :

-Hang Bồng Lai bốn mùa không khí trong lành, từ hang này ngước nhìn qua vòm núi có thể thấy mây trời, gió thổi rì rào.

-Hang Trống Ngực, đưa tay lên vỗ nhẹ vào lồng ngực, ngay lập tức, du khách sẽ nghe được tiếng “tùng tùng” vọng lại từ vách đá nghe như tiếng trống. -Hang Lầu Chuông có nhiều thạch nhũ mà khi gõ nhẹ vào sẽ tạo nên tiếng ngân trong như tiếng chuông âm vang trong gió.

-Hang Kim Quy có một khối đá giống hệt như con rùa, ngồi ở đây, nhìn qua Campuchia là ngút ngàn đồng ruộng và cây thốt nốt, gió thổi mát lạnh.

-Hang Mẹ Sanh là một thế giới huyền bí, đặt chân vào đây, du khách sẽ có cảm giác choáng ngợp, càng đi sâu vào, hang càng nhỏ dần.

-Hang Khổ Qua có những khối thạch nhũ treo lủng lẳng như những trái khổ qua.

-Ở hang Sám Hối, du khách sẽ ngỡ ngàng và thích thú trước một bức tượng đá to lớn như dáng hình một nhà sư khoác áo cà sa, quay đầu vào vách đá suy tư.

-Từ hang Chỉ Huy, du khách có thể ngắm toàn cảnh Hà Tiên, nếu vào ngày đẹp trời, dùng ống nhòm có thể thấy cả Châu Đốc và Phú Quốc.

-Hang Xã Lộc Kỳ sâu và tối, hang thông với bên ngoài bằng một lối ra chỉ đủ cho một người đi lọt. Trong hang, có hai "giếng trời" như nắp hang thông lên bên trên với dây leo và lá xanh um. Khi ánh sáng chiếu vào thì thạch nhũ nơi đây trở nên rất đẹp.

-Đặc biệt hang Cội Hàng Da tương truyền là nơi sinh sống của Thạch Sanh. Ở trước cửa hang có nhiều phiến đá chồng khít lại với nhau tạo thành một mái vòm tự nhiên. Theo truyền thuyết, một buổi sáng xưa kia, từ nơi đây, Thạch Sanh đã giương cung bắn chim đại bàng đang cắp nàng công chúa bay ngang qua núi Đá Dựng. Về sau, Lý Thông đã lừa nhốt Thạch Sanh vào trong hang núi và cho người bịt kín miệng hang lại. Thạch Sanh đã tiêu sầu bằng cách gõ vào các thạch nhũ và nó đã phát ra những âm thanh trầm bổng bay theo gió đến tận cung điện nhà vua, khiến cho công chúa Quỳnh Nga nghe được và xin vua cha cho quân lính đến giải nguy cho Thạch Sanh.

Nhà tù Hà Tiên

Thực dân Pháp xây nhà tù Hà Tiên từ 1897 để giam giữ tù nhân kể cả tù chính trị. Cho đến nay chưa có số liệu cụ thể, nhưng vào đầu năm 1945, khi Nhật đảo chính Pháp thì nhà tù Hà Tiên giải phóng khoảng 500 tù nhân. Nhà tù Hà Tiên nằm trên một khu đất bằng phẳng với chiều dài 30m, chiều rộng 25m,

29

có bức tường bằng đá kiên cố bao quanh, cao 3,5m, dày 0, m, bốn gốc có bốn tháp canh. Nơi đây vừa là nơi tố cáo tội ác thực dân Pháp, chúng đã giam hàng ngàn người Việt Nam yêu nước, tra tấn đánh đập dã man; đây cũng là nơi ra đời một chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam ở Nam Bộ từ năm 1930 lấy tên là Đảng bộ Cộng sản Hà Tiên.

Ở đây có một phòng hỏi cung để đầy dụng cụ tra tấn, đánh đập để uy hiếp ép cung với nhiều cực hình tra tấn dã man như: tra điện, kẹp điện vào mang tai, cổ tay, cổ chân rồi cho điện giật.

Núi Bình San

Di tích núi Bình San gồm có Lăng Mạc Cửu ở dưới chân núi và khu mộ của dòng họ Mạc ở lưng chừng núi. Đền thờ họ Mạc, còn có các tên chữ là Trung Nghĩa từ, Mạc Công từ hay Mạc Công miếu, người dân thường gọi là Lăng Mạc Cửu. Ngoài giá trị lịch sử, ngôi đền nó còn là một công trình có giá trị nghệ thuật cao, bởi cách bố trí hài hòa và lối chạm trổ tinh vi, sắc sảo. Phía trước đền thờ là hai ao sen, tương truyền do Mạc Thiên Tứ sai đào để chứa nước ngọt, cho nhân dân dùng. Từ đền, qua cổng phụ phía bên phải (tính từ cổng chính nhìn vào), là một con đường dẫn lên khu an táng hơn 40 ngôi mộ của dòng họ Mạc. Trong số ấy, có một số mộ xưa (như của Mạc Cửu, Mạc Thiên Tứ, Nguyễn Hiếu Túc được xây dựng theo lối Trung Quốc). Đặc biệt hơn cả là phần mộ Mạc Cửu. Đây là ngôi mộ lớn nhất, có hình bán nguyệt khoét sâu vào núi. Trước hai bên mộ có hai tượng tướng cầm gươm đứng hầu bằng đá xanh. Ngoài ra, trước mộ là khoảng sân rộng với các bậc thềm cẩn đá xanh, có tảng dài đến ba mét, do các nhà buôn Trung Hoa thời bấy giờ chở từ Quảng Tây sang tặng.

Chùa Xà Xía

Chùa Xà Xía nằm trên tỉnh lộ 28, thuộc xã Mỹ Đức, thị xã Hà Tiên. Chùa được xây dựng theo kiến trúc độc đáo của người dân tộc Khmer Nam bộ. Hàng năm, ở đây tổ chức các lễ hội theo phong tục tập quán của người Khmer và cũng giống như đồng bào khmer ở các tỉnh Nam bộ, là trung tâm sinh hoạt văn hóa của bà con dân tộc Khmer ở địa phương.

Chùa Phù Dung

Chùa Phù Dung nằm ở phía bắc núi Bình San,Hà Tiên Mạc Thiên Tứ xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 18 cho vợ thứ tên là Nguyễn Thị Xuân, còn gọi là Phù Cừ làm nơi tu hành. Phía bên trái chùa có một lối đi nhỏ men theo triền núi. Đi khoảng 20m, sẽ gặp một ngôi mộ cổ. Đây là mộ của bà, trên bia mộ có ghi những dòng chữ: “Lăng bà Phù Dung - Từ Thành Thục Nhơn - Nguyễn Thị

30

Xuân (1720-1761) - Viên tịch rằm tháng 2 Âl - Hiệu Phù Cừ”. Thêm nữa là chùa Phù Dung còn có điện thờ Ngọc Hoàng phía sau chùa.

Chùa Tam Bảo

Chùa Tam Bảo nằm ngay trung tâm thị xã Hà Tiên, tại số 75 Phương Thành, phường Bình San. Chùa được thành lập năm 1730, do Mạc Cửu sáng lập để mẹ của ông là Thái Bà Bà tu hành. Sau khi bà mất, ông đã cho đúc một tượng phật với một chuông bằng đồng để thờ và tưởng niệm bà. Hiện nay, sau chùa còn ngôi mộ của Thái Bà Bà, xung quanh chùa còn lại bức tường cổ gần 300 năm, họ Mạc đã cho xây dựng để ngăn giặc.

Khu du lịch Mũi Nai

Khu du lịch Mũi Nai cách trung tâm thị xã Hà Tiên 5km, đây là một trong những bãi biển đẹp và thơ mộng nhất của tỉnh Kiên Giang. Khu du lịch được đầu tư, phát triển năm 2008 bởi công ty cổ phần dịch vụ du lịch Mũi Nai với nhiều loại hình dịch vụ phong phú. có nhà hàng cạnh bờ biển sẵn sàng phục vụ các món đặc sản biển.

Bên cạnh đó là dịch vụ phòng nghỉ với 39 phòng, trong đó có 2 phòng đặc biệt, 2 phòng cao cấp, 35 phòng tiêu chuẩn. Hệ thống phòng nghỉ còn có 7 phòng nghỉ dưỡng cạnh bờ biển để du khách tiện ngắm cảnh quan thiên nhiên. Trên đỉnh núi Tà Pang xây dựng lầu vọng cảnh ở độ cao 128m so với mặt biển. Lầu vọng cảnh có 3 tầng, tầng 1, 2 phục vụ giải khát và thức ăn nhẹ, tầng 3 có trang bị hệ thống kính viễn vọng nhìn xa đến 40km để du khách ngắm cảnh Hà Tiên từ trên cao. Ngoài ra, nơi đây cũng cung cấp dịch vụ cắm trại qua đêm cho đoàn khách. Đặc biệt, từ cuối năm 2008, hệ thống xe trượt ống được khánh thành và đưa vào khai thác. Hệ thống xe trượt ống ở đây có tổng chiều dài 1.205m, trong đó đường kéo lên đỉnh núi Tà Pang dài 320m, đường đi xuống 885m, độ cao chênh lệch giữa ga lên và ga xuống là 125m (công ty cổ phần dịch vụ du lịch Mũi Nai - Hà Tiên, 2013).

Quần đảo Hải Tặc

Quần đảo nằm trong vịnh Thái Lan, trải dài trên vùng biển Tây rộng 1.100 ha, gồm 15 hòn đảo lớn, nhỏ cách đất liền 7 hải lý, cách bờ biển thị xã Hà Tiên gần 28 km và đảo Phú Quốc 40 km. Quần đảo bao gồm hệ thống các đảo nhỏ nằm ở phía Tây – Tây Nam, gồm có 15 đảo: Hòn Đốc, Hòn Tre Vinh, Hòn Tre Nhỏ, Hòn Khô, Hòn Bánh Tổ, Hòn Ruồi, Hòn Bánh Quy, Hòn Bánh Lái, Hòn Kiến Vàng, Hòn Đước, Hòn Giang, Hòn Ụ, Hòn Bánh Tét, Hòn Phụ Tử, Hòn Đồi Mồi.

Do nằm trong khu vực vịnh Hà Tiên - Rạch Giá ra đến vịnh Thái Lan, một tuyến đường thông thương quan trọng từ Trung Quốc sang các nước phương Tây, nên từ nhiều thế kỷ trước, nơi đây nổi tiếng với nhiều câu chuyện về nạn cướp biển. Đây từng là vùng biển với đầy hang ổ của các toán cướp biển chuyên đánh cướp tàu thuyền qua lại. Cũng vì thế, nó có tên gọi là quần đảo "Hải Tặc".

31

Từ Hà Tiên, nếu du khách có thể đến quần đảo này tham quan bằng tàu với khoảng 1 giờ 30 phút ngồi tàu sẽ đến nơi. Hiện nay, mỗi ngày chỉ có một tàu hoạt động từ bến tại thị xã Hà Tiên ra đến đảo. Tàu sẽ khởi hành từ 9h30 sáng mỗi ngày và trở vào lại đất liền vào lúc 15h.

Phong cảnh trên đảo rất hoang sơ, với không khí trong lành. Không chỉ có những cây cổ thụ mà nơi đây còn có những hàng dừa, được trồng dọc theo con đường ven biển. Những người dân nơi này rất nhiệt tình và mến khách. Du khách có thể đến đây tắm biển, câu cá, cắm trại.

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch hà tiên kiên giang của du khách nội địa (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)