Phân tích thực trạng du lịch Hà Tiên của du khách nội địa

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch hà tiên kiên giang của du khách nội địa (Trang 44 - 50)

* Mục đích du lịch

Mục đích chính du lịch của du khách được phân chia theo những nhu cầu như: vui chơi, giải trí; tham quan, tìm hiểu; học tập, nghiên cứu; đi công tác kết hợp du lịch; thăm người thân, bạn bè; nghỉ dưỡng, chữa bệnh; mục đích khác.

Bảng 4.1 Mục đích chính du lịch đến Hà Tiên của du khách nội địa

Mục đích chính Số du khách

(người) %

Vui chơi, giải trí 45 45

Tham quan, tìm hiểu 41 41

Thăm người thân, bạn bè 4 4

Đi công tác kết hợp du lịch 4 4

Học tập, nghiên cứu 3 3

Nghỉ dưỡng, chữa bệnh 1 1

Khác 2 2

Tổng 100 100

Nguồn: Số liệu phân tích từ 100 mẫu phỏng vấn trực tiếp năm 2013

Từ bảng 4.1 có thể thấy mục đích chính của du khách khi đến với Hà Tiên là vui chơi giải trí và tham quan, tìm hiểu. Hai mục đích này chiếm đến 86%, cũng có nghĩa là trong số 100 du khách được phỏng vấn thì có đến 86 du khách trả lời mục đích chính du lịch Hà Tiên là vui chơi, giải trí và tham quan, tìm hiểu. Trong đó thì mục đích vui chơi giải trí chiếm tỉ lệ cao nhất 45%. Bởi vì không những Hà Tiên có nhiều phong cảnh đẹp cộng thêm nhiều di tích lịch sử mà nơi đây còn có bãi biển xinh đẹp rất thích hợp cho những du khách đến đây tham quan cũng như vui chơi. Mục đích khác và mục đích nghỉ dưỡng chiếm tỉ lệ thấp nhất. Ở mục đích khác, có 1% du khách kết hợp cả mục đích vui chơi giải trí và tham quan, tìm hiểu; còn 1% còn lại với mục đích hành hương, cúng viếng người có công khai phá xây dựng vùng đất Hà Tiên – dòng họ Mạc. Từ kết quả phân tích trên, có thể thấy được thế mạnh của Hà Tiên là du lịch tham quan, giải trí. Vì thế, Hà Tiên cần phải phát huy hơn nữa thế mạnh đó của mình.

37

Chính quyền, người dân nơi đây cần tôn tạo, gìn giữ những công trình kiến trúc có giá trị văn hóa, lịch sử. Thêm vào đó, các cơ quan quản lý cùng với các doanh nghiệp phải nâng cấp, bổ sung các cơ sở hạ tầng phục vụ cho nhu cầu vui chơi giải trí của du khách khi đến đây. Mặt khác, du lịch Hà Tiên cần phải có định hướng đúng đắn về du lịch nghỉ dưỡng khi nơi đây có những lợi thế để phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng như có hai con sông lớn chảy qua, nằm ven biển với bãi biển Mũi Nai xinh đẹp.

* Thời gian du lịch

Thời gian du lịch của du khách Hà Tiên là những kỳ nghỉ dài hạn như nghỉ hè, lễ, Tết và những kỳ nghỉ ngắn hạn như cuối tuần, lúc rãnh rỗi.

Bảng 4.2 Thời gian du lịch chủ yếu của du khách nội địa đến Hà Tiên Thời gian du lịch Số du khách (người) % Nghỉ hè 46 46 Lễ, Tết 44 44 Lúc rãnh 8 8 Cuối tuần 2 2 Tổng 100 100

Nguồn: Số liệu phân tích từ 100 mẫu phỏng vấn trực tiếp năm 2013

Du khách Hà Tiên thường đi du lịch vào thời điểm nghỉ hè (chiếm 46 %) và Lễ, Tết (chiếm 44%). Vì lúc đó thì du khách sẽ có thời gian đi du lịch nhiều hơn. Cho nên nếu du khách đi du lịch trong thời gian này họ sẽ cảm thấy thoải mái vì không phải gò bó bởi yếu tố thời gian. Đặc biệt là tình trạng này dẫn đến sự phụ thuộc nhiều vào tính mùa vụ của du khách. Đó là lượng du khách du lịch trong những thời gian này rất cao và ngược lại những thời gian khác đặc biệt không phải ngày nghỉ cuối tuần thì lượng du khách rất thấp. Về phía các cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ thì nó tạo nên sự mất cân đối trong việc đáp ứng các nhu cầu của du khách. Vào thời điểm đông khách thì các cơ sở phục vụ du lịch hoạt động liên tục còn vào thời điểm không phải ngày Lễ, Tết thì có thể một số các cơ sở đó sẽ phải tạm ngưng hoạt động. Xét về phía du khách, du khách trong những thời điểm này nhiều, cho nên khó có thể tránh khỏi tình trạng chất lượng dịch vụ thấp và cả việc chặt chém du khách cũng sẽ xảy ra. Từ đó làm mất niềm tin của du khách. Từ những hệ quả trên, du lịch Hà Tiên cần phải có những biện pháp nhằm giảm tính thời vụ du lịch, từ đó nâng cao chất lượng phục vụ, hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch cũng như niềm tin trong lòng du khách khi đến với Hà Tiên.

38

* Kênh thông tin du lịch

Về kênh thông tin du lịch, Hà Tiên được du khách nội địa biết đến 71% trong tổng số du khách được phỏng vấn thông qua bạn bè, người thân.

Bảng 4.3 Những kênh thông tin của du khách nội địa biết đến Hà Tiên

Nguồn: Số liệu phân tích từ 100 mẫu phỏng vấn trực tiếp năm 2013

Có thể cho rằng, Hà Tiên đã tạo nên hình ảnh đẹp trong lòng du khách - những người đã từng đến đây và họ đã giới thiệu Hà Tiên đến những người thân, bạn bè của họ. Các kênh thông tin khác chiếm tỉ lệ khá khiêm tốn, đó là radio, ti vi (8%); báo, tạp chí, tờ rơi (7%), sách du lịch (4%), đặc biệt là internet (7%) và nguồn thông tin khác (3%). Trong nguồn thông tin khác thì du khác biết đến Hà Tiên là do những du khách đó có nơi cư trú ở Kiên Giang nên biết về Hà Tiên khá rõ. Từ đó cho thấy, sự quảng bá hình ảnh du lịch Hà Tiên còn yếu kém. Vì thế các cơ quan quản lí cần phải quảng bá hình ảnh du lịch Hà Tiên đến với các du khách tiềm năng không những thông qua những kênh truyền thống như sách báo, ti vi, radio mà còn phải thông qua các kênh mới như internet.

* Thời gian kỳ nghỉ trung bình

Du khách nội địa đến Hà Tiên có kỳ nghỉ trung bình khoảng 3,95 ngày. Số ngày kỳ nghỉ từ 3 – 4 ngày là chiếm nhiều nhất với 54 du khách và 54%.

Bảng 4.4 Khoảng thời gian kỳ nghỉ của du khách nội địa đến Hà Tiên

Nguồn: Số liệu phân tích từ 100 mẫu phỏng vấn trực tiếp năm 2013

Kênh thông tin

Số du khách (người) % Bạn bè, người thân 71 71 Radio, ti vi 8 8 Báo, tạp chí, tờ rơi 7 7 Internet 7 7 Sách hướng dẫn du lịch 4 4 Khác 3 3 Tổng 100 100 Thời gian kỳ nghỉ (ngày) Số du khách (người) % 1 – 2 21 21 3 – 4 54 54 5 – 6 11 11 >=7 14 14 Tổng 100 100 Trung bình 3,95 X

39

* Thời gian lưu trú

Thời gian qua đêm trung bình của du khách nội địa đến Hà Tiên rất thấp 1,72 đêm. Bên cạnh đó, thời gian qua đêm trên 4 đêm chiếm tỉ lệ thấp nhất 8%. Thời gian qua đêm có tần số lớn nhất là 1 đêm, với 20 du khách, 20%.

Bảng 4.5 Thời gian lưu trú của du khách nội địa đến Hà Tiên

Nguồn: Số liệu phân tích từ 100 mẫu phỏng vấn trực tiếp năm 2013

Nhìn chung, có thể thấy rằng du khách nội địa khi đến Hà Tiên thường chỉ lưu trú lại 1 đêm; có đến 14 du khách, 14% là không ở lại qua đêm. Nguyên nhân cũng bởi vì những cơ sở vui chơi giải trí chưa đáp ứng nhu cầu của du khách cũng như chưa đủ thu hút du khách để họ có thể tăng thêm thời gian lưu lại Hà Tiên. Điều này phản ánh tầm quan trọng của sự mở rộng, nâng cao các loại hình cơ sở vui chơi giải trí cũng như chất lượng dịch vụ lưu trú cho du khách khi đến Hà Tiên.

* Dự định quay lại du lịch

Khi được hỏi dự định quay lại Hà Tiên du lịch thì 90% du khách nội địa trả lời là có, 10% trả lời không.

Bảng 4.6 Dự định quay lại Hà Tiên du lịch của du khách nội địa

Nguồn: Số liệu phân tích từ 100 mẫu phỏng vấn trực tiếp năm 2013

Mặc dù tỉ lệ này khá chênh lệch nhưng vẫn có những du khách lại không muốn trở lại Hà Tiên du lịch. Đây là một vấn đề cần phải được xem xét. Khi được hỏi nguyên do thì du khách cho rằng ở Hà Tiên vẫn tồn tại những hiện

Số đêm lưu trú (đêm) Số du khách (người) % 0 14 14 1 42 42 2 20 20 3 16 16 >=4 8 8 Tổng 100 100 Trung bình 1,72 X Dự định quay lại du lịch (ngày) Số du khách (người) % Có 90 90 Không 10 10 Tổng 100 100

40

tượng như chặt chém du khách của các cơ sở, doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh du lịch; bãi biển không được sạch sẽ, vẫn có rác trên bãi biển; không có nhiều loại hình vui chơi giải trí; thái độ của nhân viên phục vụ không được chuyên nghiệp. Vì những nguyên nhân đó nên làm du khách cảm thấy không được thoải mái và hình ảnh Hà Tiên trở nên kém hấp dẫn so với những nơi khác. Vì thế nên Hà Tiên cần phải có những biện pháp tích cực trong việc cải thiện tình trạng vệ sinh bãi biển, nâng cao chất lượng đào tạo về đội ngũ nhân viên hoạt động trong ngành du lịch, xây dựng và mở rộng các khu vui chơi giải trí.

* Kiểm định sự khác biệt về thời gian lưu trú đêm tại Hà Tiên giữa du khách nội địa đến từ Kiên Giang và đến từ các tỉnh, thành khác

Giả thuyết : H0: Du khách nội địa đến từ Kiên Giang và nơi khác thì thời gian ở lại qua đêm tại Hà Tiên là như nhau.

H1: Du khách nội địa đến từ Kiên Giang và nơi khác thì thời gian ở lại qua đêm tại Hà Tiên là khác nhau.

Bảng 4.7 Thời gian lưu trú tại Hà Tiên của nhóm du khách có nơi cư trú khác nhau

Nguồn: Số liệu phân tích từ 100 mẫu phỏng vấn trực tiếp năm 2013

Từ kết quả của kiểm định t ta có giá trị p bằng 0,44 lớn hơn mức ý nghĩa α = 0,05 nên thời gian lưu trú của du khách nội địa đến từ Kiên Giang và các địa phương khác là như nhau. Du khách phần lớn đến từ các tỉnh thuộc Đồng

Thời gian lưu trú (đêm) Du khách từ Kiên Giang Du khách từ nơi khác Tổng Số người % Số người % Số người % 0 2 8,33 12 15,79 14 14,00 1 9 37,50 33 43,42 42 42,00 2 4 16,67 16 21,05 20 20,00 3 8 33,33 8 10,53 16 16,00 >=4 1 4,17 7 9,21 8 8,00 Tổng 24 100,00 76 100,00 100 100,00 Trung bình 1,92 x 1,66 x 1,72 X Kiểm định T Df = 98; p = 0,44

41

bằng sông Cửu Long, có vị trí địa lí khá gần Hà Tiên và không xa hơn nhiều so với du khách đến từ Kiên Giang. Thêm vào đó là ở Hà Tiên ít có các hoạt động vui chơi, giải trí thu hút du khách lưu trú lại nhiều đêm nên thời gian lưu trú của họ khá ngắn.

* Kiểm định sự khác biệt về thời gian lưu trú giữa du khách nội địa có độ tuổi khác nhau

Giả thuyết

H0: Độ tuổi của du khách nội địa khác nhau thì thời gian lưu trú ở Hà Tiên như nhau.

H1: Độ tuổi của du khách nội địa khác nhau thì thời gian lưu trú ở Hà Tiên khác nhau.

Bảng 4.8 Thời gian lưu trú của du khách nội địa tại Hà Tiên với các độ tuổi khác nhau

Tuổi

Thời gian lưu trú

(đêm) Tổng Trung bình 0 1 2 3 >=4 <=20 Số người 0 8 6 5 2 21 2,2 % 0,0 19,0 30,0 31,2 25,0 21,0 x 21 – 30 Số người 7 23 7 11 5 53 1,8 % 50,0 54,8 35,0 68,8 62,5 53,0 x 31 - 40 Số người 4 7 1 0 0 12 0,8 % 28,6 16,7 5,0 0,0 0,0 12,0 x 41 - 50 Số người 1 2 4 0 1 8 2,0 % 7,1 4,8 20,0 0,0 12,5 8,0 x >50 Số người 2 2 2 0 0 6 1,00 % 14,3 4,8 10,0 0,0 0,0 6,0 x Tổng Số người 14 42 20 16 8 100 1,7 % 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 x Kiểm định ANOVA Df = 95; p = 0,032

Nguồn: Số liệu phân tích từ 100 mẫu phỏng vấn trực tiếp năm 2013

Theo như kết quả của kiểm định ANOVA thì giá trị p của kiểm định bằng 0,032 bé hơn mức ý nghĩa α = 0,05 nên có thể kết luận rằng có sự khác biệt về số thời gian lưu trú trung bình giữa các nhóm du khách nội địa có độ tuổi khác nhau. Cụ thể, số đêm lưu trú trung bình của du khách có nhóm tuổi từ nhỏ hơn 20 tuổi là cao nhất với 2,2 đêm, còn nhóm có thời gian lưu trú thấp nhất là từ

42

31 đến 40 tuổi với 0,8 đêm. Kết quả này có thể cho thấy rằng du khách nội địa có độ tuổi từ 31 – 40 tuổi có thời gian lưu trú khá ngắn vì những du khách này có thời gian của kỳ nghỉ ngắn nhất (trung bình khoảng 2,58 ngày) nên họ có xu hướng đi tham quan trong ngày hoặc chỉ nghỉ lại 1 đêm ở Hà Tiên để có thể dành thời gian để đi du lịch những nơi khác. Ngược lại những du khách có độ tuổi nhỏ hơn 20 có thời gian kỳ nghỉ trung bình là cao nhất (5,05 ngày) nên có xu hướng ở lại qua đêm tại điểm du lịch lâu hơn.

Bảng 4.9 Thời gian kỳ nghỉ trung bình của du khách nội địa có độ tuổi khác nhau

Đơn vị tính: ngày

Tuổi Thời gian kỳ nghỉ trung bình

<=20 5,05 21 – 30 3,91 31 – 40 2,58 41 – 50 4,13 >50 3,00 Tổng 3,95

Nguồn: Số liệu phân tích từ 100 mẫu phỏng vấn trực tiếp năm 2013

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch hà tiên kiên giang của du khách nội địa (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)