Từ xa xưa đến nay, Việt Nam nói chung, Hội An nói riêng là nơi hội tụ nhiều dòng chảy văn hóa của các thành phần cư dân, trong đó người Kinh là dân tộc chủ thể. Người Hoa, do nhiều nguyên nhân khác nhau đã di cư vào Việt Nam qua nhiều thời kì và có một bộ phận định cư ở Hội An. Trong quá trình định cư ở Hội An, người Hoa đã tiếp tục phát triển những đặc trưng văn hóa truyền thống, đồng thời đã nảy sinh những yếu tố mới trong quá trình định cư, giao lưu thích hợp với đất mới.Đời sống văn hóa là một trong những lĩnh vực phản ánh khá rõ đặc trưng của tộc người, có liên quan đến toàn bộ hệ thống xã hội như hoạt động kinh tế, nhà cửa, trang phục, văn hóa ẩm thực…Dưới góc độ lịch sử, nghiên cứu Đời sống văn hóa của người Hoa ở xã Minh Hương Hội An thực chất là nghiên cứu những giá trị văn hóa mà những thế hệ người Hoa đã mang theo khi du nhập vào Việt Nam nói chung và Hội An nói riêng.Sự hình thành và phát triển của xã Minh Hương gắn với sự phát triển của thương cảng Hội An từ thế kỉ XVII – XIX. Với đặc điểm là một làng – xã hoạt động chủ yếu bằng thương nghiệp, xã Minh Hương đã góp phần đáng kể làm nên sự phồn thịnh của thương cảng Hội An trong nhiều thế kỷ, đã để lại những dấu ấn văn hóa sâu sắc trong diện mạo văn hóa Đô thi cổ Hội An ngày nay. Vì vậy, khi nghiên cứu về Đời sống văn hóa của người Hoa ở xã Minh Hương Hội An sẽ giúp chúng ta có được nhận thức đầy đủ hơn, toàn diện hơn về Di sản Văn hóa Hội An.Nghiên cứu về Đời sống văn hóa của người Hoa trong kho tang văn hóa chung của dân tộc, còn giúp làm rõ và nhận diện những đặc điểm văn hóa của một cộng đồng dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, giúp chắt lọc những cái hay, cái đẹp để phát huy, đồng thời hạn chế những mặt tiêu cực, để xây dựng một nếp sống văn minh, vừa hiện đại lại vừa đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.Từ trước đến nay, dưới góc độ sử học, trong ngành sử học cũng như các ngành khoa học kế cận chưa có một công trình nào nghiên cứu về đời sống văn hóa của người Hoa ở xã nh một cách toàn diện, đầy đủ, có hệ thống và mang tính chuyên khảo. Vì vậy, chúng tôi chon vấn đề: Đời sống văn hóa của người Hoa ở xã Minh Hương Hội An trong phạm vi thời gian từ thế kỉ XVII đến thế XIX làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình.2.Lịch sử nghiên cứu vấn đềVấn đề người Hoa ở Việt Nam từ trước đến nay đã thu hút rất nhiều học giả trong và ngoài nước. Tài liệu sớm nhất đề cập đến người Hoa ở Việt Nam là sách của Khang Thái, Chu Ứng, những sứ thần được thứ sử nhà Ngô ở Giao Châu cử đến Phù Nam vào năm 229, những trang sách này tuy đã thất lạc nhưng đã được ghi chép lại trong các sách sử của Trung Quốc. Cuốn “ Chân lạp phong thổ kí” của Chu Đạt Quan cũng ghi chép những nét khái quát về sự xuất hiện của người Hoa ở Việt Nam.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ DỊU
đời sống văn hóa của ngời hoa
ở xã minh hơng, hội an thế kỷ xvii - xix
Chuyờn ngành: Lịch sử Việt Nam
Trang 2Công trình đ ược hoàn thành tại c hoàn thành t i ại
TR ƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI NG Đ I H C S PH M HÀ N I ẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Ư ẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ỘI
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Duy Bính
Ph n bi n 2: ản biện 1: ện 1: .
Lu n văn đận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại ược bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tạic b o v t i H i đ ng ch m lu n văn th c sĩ h p t iảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại ệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại ại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại ội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại ồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại ấm luận văn thạc sĩ họp tại ận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại ại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại ọp tại ại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại
Vào h i gi ngày tháng năm 2014 ồi giờ ngày tháng năm 2014 ờ ngày tháng năm 2014
Có th tìm hi u lu n văn t i: ể tìm hiểu luận văn tại: ể tìm hiểu luận văn tại: ận văn tại: ại:
Trang 3- Trung tâm thông tin - Th vi n tr ư ệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại ường Đại học Sư phạm Hà ng Đ i h c S ph m Hà ại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại ọp tại ư ại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại
N i ội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại
Trang 4Lời Cảm ơn
Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS
Nguyễn Duy Bính, người thầy đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành Luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô trong khoa Lịch sử - Trường ĐHSP Hà Nội Phòng tư liệu khoa sử trường ĐHSP Hà Nội,
ĐHKHXH và Nhân Văn; Thư viện Quốc gia đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành đề tài
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
cư ở Hội An Trong quá trình định cư ở Hội An, người Hoa đã tiếp tục phát triển những đặc trưng văn hóa truyền thống, đồng thời đã nảy sinh những yếu tố mới trong quá trình định cư, giao lưu thích hợp với đất mới
Đời sống văn hóa là một trong những lĩnh vực phản ánh khá rõ đặc trưng của tộc người, có liên quan đến toàn bộ hệ thống xã hội như hoạt động kinh tế, nhà cửa, trang phục, văn hóa ẩm thực…Dưới góc độ lịch sử, nghiên cứu Đời sống văn hóa của người Hoa ở xã Minh Hương Hội An thực chất là nghiên cứu những giá trị văn hóa mà những thế hệ người Hoa đã mang theo khi du nhập vào Việt Nam nói chung và Hội
An nói riêng
Trang 5Sự hình thành và phát triển của xã Minh Hương gắn với sự phát triển của thương cảng Hội An từ thế kỉ XVII – XIX Với đặc điểm là một làng – xã hoạt động chủ yếu bằng thương nghiệp, xã Minh Hương
đã góp phần đáng kể làm nên sự phồn thịnh của thương cảng Hội An trong nhiều thế kỷ, đã để lại những dấu ấn văn hóa sâu sắc trong diện mạo văn hóa Đô thi cổ Hội An ngày nay Vì vậy, khi nghiên cứu về Đời sống văn hóa của người Hoa ở xã Minh Hương Hội An sẽ giúp chúng ta có được nhận thức đầy đủ hơn, toàn diện hơn về Di sản Văn hóa Hội An
Nghiên cứu về Đời sống văn hóa của người Hoa trong kho tang văn hóa chung của dân tộc, còn giúp làm rõ và nhận diện những đặc điểm văn hóa của một cộng đồng dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, giúp chắt lọc những cái hay, cái đẹp để phát huy, đồng thời hạn chế những mặt tiêu cực, để xây dựng một nếp sống văn minh, vừa hiện đại lại vừa đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc
Từ trước đến nay, dưới góc độ sử học, trong ngành sử học cũng như các ngành khoa học kế cận chưa có một công trình nào nghiên cứu
về đời sống văn hóa của người Hoa ở xã nh một cách toàn diện, đầy đủ,
có hệ thống và mang tính chuyên khảo Vì vậy, chúng tôi chon vấn đề: Đời sống văn hóa của người Hoa ở xã Minh Hương Hội An trong phạm
vi thời gian từ thế kỉ XVII đến thế XIX làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề người Hoa ở Việt Nam từ trước đến nay đã thu hút rất nhiều học giả trong và ngoài nước Tài liệu sớm nhất đề cập đến ngườiHoa ở Việt Nam là sách của Khang Thái, Chu Ứng, những sứ thần được thứ sử nhà Ngô ở Giao Châu cử đến Phù Nam vào năm 229, những trang sách này tuy đã thất lạc nhưng đã được ghi chép lại trong
Trang 6các sách sử của Trung Quốc Cuốn “ Chân lạp phong thổ kí” của Chu
Đạt Quan cũng ghi chép những nét khái quát về sự xuất hiện của người Hoa ở Việt Nam
Trong “Đại Nam thực lục” của Quốc sử quán triều Nguyễn, bản dịch của Viện sử học, xuất bản 1979, và “Gia Định thành thông chí”
của Trịnh Hoài Đức do Nguyễn Tạo dịch đã nhắc đến sự có mặt của người Hoa ở Việt Nam
Đào Hùng trong tác phẩm “ Người Trung Hoa lưu lạc” đã giới thiệu một số trường hợp điển hình về lối sống của người Hoa lưu vong
ở Việt Nam nói chung, ở Hội An nói riêng
Cuốn “ Các nhóm cộng đồng người Hoa ở Việt Nam” của Châu Hải, xuất bản năm 1992 đã trình bày quá trình tụ cư và hòa nhập của người Hoa ở Việt Nam
Tác giả Trần Khánh với các tác phẩm “ Những khuynh hướng
cơ bản phát triển kinh tế, xã hội và chính trị tộc người của cộng đồng người Hoa ở Việt Nam”, “Vai trò của người Hoa trong nền kinh tế các nước Đông Nam Á, Thái Mậu Khuê với “ Người Hoa ở miền Nam Việt Nam” đã đề cập những nét khái quát, và một số khía
cạnh về đời sống của người Hoa ở Việt Nam
Tác giả Nguyễn Duy Bính với một loạt công trình nghiên cứu về
người Hoa như: “Lịch sử hình thành cộng đồng người Hoa ở Việt Nam”, “Những nghi lễ trong gia đình của người Hoa ở Nam Bộ”,
“Hôn nhân và gia đình của người Hoa ở Nam Bộ”, “Hoạt động kinh tế của người Hoa ở Việt Nam” Các tác giả Trần Văn An,
Nguyễn Chí Trung, Trần Ánh với ấn phẩm “Xã Minh Hương với thương cảng Hội An thế kỷ XVII – XIX” Chào mừng ngày Di sản
Văn hóa Việt Nam và ngày Đô thị cổ Hội An, Khu di tích – Tháp Chàm
Mỹ Sơn được công nhận Di sản Thế giới (4/12/1999-2005), Trung tâm
Trang 7bảo tồn Di sản – Di tích Quảng Nam năm 2005 đã đề cập đến lịch sử hình thành cộng đồng người Hoa ở Hội An và ở Việt Nam, một số ngành kinh tế, nét văn hóa của người Hoa ở xã Minh Hương Hội An,
là nguồn tư liệu quí để tham khảo, so sánh trong công trình này
Nhìn chung, phần lớn những công trình nghiên cứu về người Hoa
ở Việt Nam đều tập chung vào các hoạt động của họ ở Nam Bộ , ở xứ Quảng - Đàng Trong và tập chung chủ yếu ở Hội An nói chung Riêng đối với người Hoa ở xã Minh Hương thì chưa được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu nhiều một cách có hệ thống Mặc dù người dân Minh Hương đã góp phần đáng kể làm nên sự phồn thịnh của thương cảng Hội An trong nhiều thế kỉ, để lại những dấu ấn văn hóa sâu sắc trong diện mạo văn hóa Đô thị cổ Hội An ngày nay
3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu về các lĩnh vực văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của người Hoa ở xã Minh Hương Hội An Tuy nhiên do hạn chế về nguồn tư liệu và thời gian, đề tại không có tham vọng đi sâu nghiên cứu một cách chi tiết, sâu sắc tất cả các giá trị văn hóa của người Hoa ở xẫ Minh Hương Hội An mà mới dừng lại ở việc trình bày, giới thiệu đời sống văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của người Hoa trên những nét chủ yếu
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Không gian nghiên cứu của luận văn là
xã Minh Hương Hội An
Phạm vi thời gian: Luận văn giới hạn thời gian chủ yếu từ
thế kỉ XVII đến Thế kỉ XIX là khoảng thời gian mà những nét văn hóa của người Hoa ở xã Minh Hương Hội An đã góp
Trang 8phần đáng kể làm nên sự phồn thịnh của thương cảng Hội An
và để lại những dấu ấn văn hóa sâu sắc trong diện mạo văn hóa Đô thị cổ Hội An ngày nay
4 Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
Phương pháp nghiên cứu: Để hoàn thành luận văn này các
phương pháp luận chủ yếu được tác giả sử dụng là phương pháp biện chứng, phương pháp logic và phương pháp lịch sử Sử dụng phương pháp biện chứng, tác giả đặt đối tượng nghiên cứu là đời sống văn hóa của người Hoa ở xã Minh Hương Hội An trong mối liên hệ với đời sống văn hóa của cộng đồng 54 dân tộc anh em ở Việt Nam nói chung,
ở Hội An nói riêng Trong mối quan hệ đó, sự giao lưu và tiếp biến văn hóa giữa người Hoa với người Việt, giữa người Hoa với các nền văn hóa khác, trong đó nề văn hóa Âu - Mỹ là mạnh nhất Từ đầu đến cuối luận văn chúng tôi đặc biệt thâu suốt phương pháp luận Mác xít và tư tưởng Hồ Chí Minh Chúng tôi cũng kết hợp với một số phương pháp liên nghành khác để sử lý nguồn tư liệu như phương pháp phân tích, phương pháp thống kê, tổng hợp, đồng thời so sánh, đối chiếu các nguồn tư liệu khác nhau có liên quan đến đề tài, từ đó rút ra những nhận xét và những kết luận khoa học, chính xác, khách quan
Nguồn tư liệu
Nhóm tư liệu gốc: Tổng số tư liệu gốc chúng tôi sưu tầm được
gồm 1034 trang, trong đó chủ yếu là bản coppy các lạo văn khế, tờ thế chấp, cầm cố về nhà cửa, thổ phố, các bản khai ruộng đất, chuyển nhượng đất tư, các tờ phân chia gia sản, các trát văn, tờ trình, đơn từ liên quan đến các hoạt động của xã và dân xã, các sắc phong, bia kí, giaphổ các tộc phái của người Hoa xã Minh Hương Đặc điểm của nhóm các bản gốc thường có dấu ấn triện của triều đình, dinh trấn, phủ huyện hoặc của chức dinh xã Phần lớn các tư liệu này là của xã Minh Hương
Trang 9Ngoài ra còn có một số ít giấy tờ, văn bản của các xã khác tại Hội An như Cẩm Phô, Hội An, Thanh Châu, Đế Võng…
Nhóm tư liệu viết về xã Minh Hương: gồm các bài viết về xã
Minh Hương ở Hội An, Thanh Hà (Huế), Quy Nhơn, Quảng Ngãi, Hưng Yên, Đông Nam Bộ…Trong đó đáng kể hơn là chuyên khảo của
GS Trần Kinh Hòa, Nguyễn Thiệu Lâu, Diệp truyền Hoa về tổ chức Minh ở Hội An , Thanh Hà (Huế) Một số bài khảo cứu gần đây của Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Văn Đăng, Đỗ Bang, Trần Bá Chi, Li Tana
đã cung cấp những thông tin cập nhật về đặc điểm, vai trò của tổ chức Minh Hương ở Đàng Trong nói riêng, Việt Nam nói chung
Nhóm tư liệu khác: ảnh, hoành phi, liễn đối
5 Đóng góp của luận văn
Dưới góc độ của Sử học, Văn hóa học, Dân tộc học…luận văn có thể được xem là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách tương đối có hệ thống hoàn chỉnh về đời sống văn hóa của người Hoa ở xã Minh HươngHội An Qua đó có thể thấy sự đan xen, giao lưu, tiếp biến văn hóa giữangười Hoa và các dân tộc ở Việt Nam cũng như ở Hội An Trong sự giao lưu đó, giao lưu văn hóa Hoa - Việt, Việt – Hoa và văn hóa
phương Tây là rõ nét hơn cả Kết quả nghiên cứu của luận văn với những tư liệu mới về văn hóa vật chất, tinh thần của người Hoa ở xã Minh Hương Hội An vừa có ý nghĩa thực tiễn và lí luận trong việc tìm hiểu những đặc trưng văn hóa tộc người, lịch sử hình thành và hội nhậpcủa người Hoa trong cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam
6 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được chia thành ba chương
PHẦN NỘI DUNG
Trang 10Chương 1: Khái quát về xã Minh Hương Hội An thế kỷ XVII – XIX
1.1 Bối cảnh lịch sử
1.2 Qúa trình hình thành
1.3 Vị trí và quy mô của làng Minh Hương
1.4 Dân cư và tổ chức xã hội của người Hoa xã Minh Hương –
2.1.1 Mùa mậu dịch (Hội chợ)
2.1.2 Trao đổi với nhà nước
Trang 12PHỤ LỤC
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ XÃ MINH HƯƠNG HỘI AN
THẾ KỶ XVII – XIX 1.1 Bối cảnh lịch sử
Nhà Minh trị vì Trung Hoa từ năm 1368 đến 1644, bị Mãn Thanh thôntính Trước những năm Minh triều tan rã, một số cựu thần cũng như một sốgia đình giàu có trong nước tìm cách di dân đến những nước quanh vùng ĐôngNam Á hoặc các nước Âu Mỹ, Phi Châu vì không chịu thần phục ngoại tục.Việt Nam là nước kế cận, có chung biên giới, lại là nước có mối liên hệ lâu dàinhất nên số người di tản này lần lượt đổ vào Việt Nam (kể cả xứ Đàng Ngoàilẫn Đàng Trong) Nhưng phải đến lúc Mãn Thanh tiến chiếm Đài Loan (Khang
Hy 21.22) họ Trịnh ở đây không chống nổi, quan quân ở đây mới rời quêhương với hơn 3000 binh sĩ và gia quyến trên 70 chiếc thuyền do Dương NgạnĐịch cùng các tướng Hoàng Tiến, Trần Thắng Tài (tức Trần Thượng Xuyên)
và Trần An Bình tới Quảng Nam đầu hàng và xin làm tôi Chúa Nguyễn
Trước làn sóng di cư ồ ạt như thế, mà hành trang của họ không phải làdụng cụ canh tác, lại toàn là vũ khí: thật là một điều đáng lo cho nhà Chúa.Tuy nhiên với tính khoan dung vốn có và với chính sách khôn ngoan, mềmdẻo Chúa Nguyễn đã thi hành một kế sách lưỡng lợi, vẹn toàn: ban quan tướccho các tướng, rồi khiến họ xuống miền Mỹ Tho, Biên Hòa khai khẩn đấtĐông Phố - một vùng đất phì nhiêu từ Trường Giang trở lên Bắc – mà ChúaNguyễn chưa đủ lực lượng kinh doanh
Các chúa Nguyễn bấy giờ có chính sách rõ ràng, những cựu thần nhàMinh, những thương gia giàu có và những tay nghề sành sỏi thì chúa cho lưu
cư tại Thừa Thiên, Hội An, nhằm sử dụng họ vào những việc cần thiết, làmbàn tiệc tại cung đình, viết liễn đối…Cũng như nhờ họ mà ta có thể học được
Trang 13những nghề làm gương, đèn sáp tinh vi hơn, và trọng dụng những vị nho ybốc thuốc, chữa bệnh…
1.2. Qúa trình hình thành xã Minh Hương Hội An
Di dân đến những “Miền quê mới” trên thế giới nói chung, đặc biệt ởĐông Nam Á và Việt Nam nói riêng là một hiện tượng phổ biến, khá mạnh
mẽ của người Trung Hoa Nó có lịch sử khá lâu dài, thường xuyên và đượcxuất phát do hoạt động thương mại, do hoàn cảnh kinh tế (bởi thiên tai hoặcchiến tranh gây ra) hoặc gắn với quá trình xâm lược (theo chính sách “mã lưunhân”) của các hoàng đế Trung Hoa hoặc mỗi khi đất nước này có biến độngchính trị Ở thương cảng Hội An, quá trình nhập cư và hình thành khối cộng
đồng cư dân Minh Hương có thể kể đến những nguyên nhân sâu xa và trực tiếp chủ yếu sau:
Từ cuối triều Nguyên, chính quyền Trung Quốc ra sức tìm cách thiết lập
hệ thống kiểm soát vùng biển Nam Trung Hoa, dẫn tới chính sách cấm vậnhàng hải nghiêm ngặt đến mức một tấc gỗ cũng không xuống biển của nhàMinh vào cuối thế kỉ XIV Từ đó không một thương thuyền nào có thể đếnTrung Quốc buôn bán nếu không có giấy phép chính thức của triều đình (chỉnhững nước thần phục nhà Minh mới được đến cảng của Trung Quốc) Cuộcxuất dương của hạm đội Trịnh Hòa vào đầu thế kỷ XV thực chất vẫn là nhằmkiểm soát tất cả những hoạt động thương mại đối với Trung Quốc và thiết lậpđộc quyền kiểm soát trên khu vực biển Nam Trung Hoa cho nhà Minh Việccấm vận của nhà Minh đối với các nước Đông Nam Á và Nhật Bản đã tạo nênnạn “hải tặc” và vô số các nhóm buôn lậu trên biển Một số Hoa thương cũngkhông được quyền trở lại Trung Hoa lục địa mà phải cư trú ở nước ngoài.Nhưng bước vào thế kỷ XV, ở châu Âu với sự thành lập mạnh mẽ của của các vương quyền thống nhất, đẩy mạnh sự phát triển sản xuất tư bản chủ nghĩa, đồng thời với nó, việc tìm kiếm thị trường đã trở thành yêu cầu bức xúc của các nước phương Tây Dựa vào thành tựu rực rỡ của thời kỳ Phục
Trang 14Hưng ở Châu Âu là những tiến bộ khoa học như: Thiên văn học, bản đồ học, khoa học hàng hải, kỹ thuật đóng tàu buồm…cùng với tinh thần phiêu lưu, mạo hiểm, sự khát khao thị trường…đã thúc đẩy các nhà hàng hải đồng thời
là thương nhân phương Tây cùng các giáo sĩ Dòng tên đi phát hiện những vùng đất mới thiết lập những thể chế thuộc địa Những sự kiện trên đã mở ra thời kỳ mới cho các nhà thương nhân – hàng hải châu Âu tha hồ căng buồm, vùng vẫy trên sóng nước Đại dương đến với các châu lục trên thế giới Đi tiênphong đến các nước Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á là người Bồ Đào Nha Tiếp theo là người Tây Ban Nha, Hà Lan…cũng lần lượt đặt chân lên các nước Á Đông vừa tiến hành buôn bán, lập thuộc địa vừa tiến hành truyền giáo Trước sự ồ ạt xâm lược thị trường của thương nhân, thực dân phương Tây vào khu vực Đông, Nam và Đông Nam Á nói trên, năm 1567 triều Minh Trung Quốc (đời vua Minh Mục Tông) đã buộc phải bãi bỏ cấm vận hàng hải,cho thương nhân xuất dương ra nước ngoài nhưng vẫn cấm giao thương với Nhật, trong khi người Nhật rất cần một số mặt hàng có tính chất quân sự - kinh tế của Trung Quốc như: đồng, quặng sắt, diêm sinh, tơ sống… Sự kiện trên dẫn đến hàng loạt thương nhân Trung Quốc đổ xuống khu vực Đông Nam
Á để buôn bán với các nước trong khu vực (nhất là đối với thương nhân Nhật Bản) Mặt khác ở Nhật Bản, vào cuối thế kỷ XVI, sau hơn 200 năm nội chiến kéo dài, các thế lực giành được quyền thống trị, thống nhất đất nước Nhật Bản đều ra sức củng cố chính quyền và thế lực kinh tế Từ tướng quân Toytomi Hodeyshi (1536-1598) đến tướng Tokugawa Ieyasu (1542-1616)…đều chủ trương khuyến khích tàu buôn nước ngoài đến Nhật Bản và đồng thời cấp giấy phép cho các tàu Nhật Bản đi buôn ở nước ngoài Trong đó, Nhật Bản đặc biệt quan tâm tìm kiếm thị trường – địa điểm buôn bán với thương nhân Trung Quốc nhằm trao đổi hàng hóa mà cả hai bên đều rất cần nhau
Lúc này, Đàng Trong – Việt Nam, đặc biệt là xứ Quảng, sau những đợttiến quân, di dân mở mang bờ cõi: của cha con Hồ Qúy Ly (nhà Hồ) – 1402,
Trang 15của vua Lê Thánh Tông (niên hiệu Hồng Đức – nhà Lê) - 1470 và rồi với sựtrấn nhậm xứ Thuận Quảng của Chúa Tiên (Nguyễn Hoàng) – 1858, sau đó
1570 vì mục tiêu cát cứ lâu dài do mẫu thuẫn sống – còn giữa 2 dòng họ( Trịnh – Nguyễn) Vùng đất này (xứ Quảng) đã bước vào thời kỳ vận hộithăng hoa và vai trò là vị trí yết hầu hết sức quan trọng đối với sự nghiệp củacác chúa Nguyễn Nhằm tạo thế và lực về kinh tế - chính trị - quân sự chốnglại chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, các chúa Nguyễn đều thi hành biện pháp tíchcực khai phá đất hoang, mở mang xóm làng, phát triển công thương nghiệp,đặc biệt khuyến khích ngoại thương phát triển bằng chính sách “nhu viễn”(mềm mỏng, khoan hòa đối với những người từ phương xa đến) Các lớp cưdân Việt vào đây, đã biết kế thừa những thành quả kinh tế của cư dânChampa, mặt khác biết khai thác mọi tiềm năng, thế mạnh của xứ sở để tạodựng một nền kinh tế nội sinh đầy sức sống cả về văn hóa – xã hội Chính sựphát triển kinh tế, trực tiếp là phát triển kinh tế hàng hóa, cùng với chính sách
mở cửa của chính quyền chúa Nguyễn là cơ sở, tác nhân bên trong rất quantrọng dẫn đến sự phát triển một loạt các đô thị thương cảng ở Đàng Trong.Trong các đô thị - thương cảng ở Đàng Trong, phải kể đến Đô thị - thươngcảng Hội An, thuộc xứ Quảng, bởi Hội An có một vị trí địa lý hết sức thuậnlợi: nằm ở cửa sông – ven biển, với Cửa Đại, ngoài khơi có Cù Lao Chàmtrấn giữ, đồng thời là điểm tiền tiêu, nơi dừng chân của các thương thuyềntrên con đường hàng hải quốc tế, lại nằm trên một vùng hạ lưu rộng lớn - nơihội tụ 3 nguồn sông (Thu Bồn - Vu Gia - Chiên Đàn) của xứ Quảng và thôngvới Cửa Hàn – Đà Nẵng bởi con sông Đế Võng – Lộ Cảnh Giang Có thể nóiHội An là mảnh đất “Nhân hòa – địa lợi” nhất xứ Quảng – Đàng Trong lúcbấy giờ để phát triển kinh tế thương nghiệp – ngoại thương
Xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản trên, từ cuối thế kỉ XVI, nhiềuthương nhân Trung Quốc đã đến xứ Quảng - Đàng Trong và tập trung chủyếu tại Hội An để trao đổi buôn bán Mặt khác do chế độ gió mùa các thương
Trang 16nhân Trung Hoa phải “lưu đông”, lấy vợ Việt làm cơ sở lưu trú, buôn bán lâudài và được phép của các chúa Nguyễn - Đàng Trong họ đã tụ cư, lập phố.
“Đường nhân phố” cùng với “Nhật Bản phố” của thương nhân Nhật Bản Như
vậy, vào đầu thế kỷ XVII, một số tổ chức xã hội của cộng đồng người Hoa đầu tiên ở Hội An được hình thành với nhiều nguyên nhân nhập cư cơ bản xuất phát từ hoạt động kinh tế (thương nghệp).
Cũng vào đầu thế kỷ XVII, triều đình nhà Minh (Trung Quốc) đã đếngiai đoạn suy tàn, nạn quan lại đua nhau nhũng nhiễu khắp nơi Vì vậy phongtrào nông dân khởi nghĩa liên tiếp xảy ra Trước tình cảnh ấy, thương nhân,thợ thủ công và cả nông dân Trung Quốc ồ ạt đi tìm con đường “tha phươngcầu thực” chủ yếu ở phương Nam, trong đó có Hội An – nơi đây vốn đã cóngười Hoa cư trú Tiếp theo là sự thất bại của triều đình nhà Minh trước sựxâm chiếm của người Mãn Thanh “Người nhà Minh” bất phục nhà Thanh đãkéo cả bộ thuộc ra đi tạo nên một làn sóng di cư mạnh mẽ khác bao gồm các
“thần dân” nhà Minh (di thần) và quan lại triều đình nhà Minh (cựu thần)xuống phương Nam Hội An cũng là điểm dừng chân quan trọng của đoàn
người di cư tránh nạn này Đây là làn sóng di cư lớn thứ hai của cư dân Trung Hoa đến Hội An xuất phát từ hoàn cảnh kinh tế và biến động chính trị Với sự tiếp tục gia nhập mạnh mẽ của nhóm “di cư” mới và xuất
phát từ nguyện vọng của một bộ phận di dân người Hoa cơ bản là các “dithần”, “cựu thần” nhà Minh và những người do nhiều hoàn ảnh đã quyết địnhlưu trú vĩnh viễn ở Hội An – Đàng Trong Việt Nam, mặt khác được phép củacác chúa Nguyễn: cho tập hợp, lập làng, cư trú ổn định như những làng xã –thần dân của chúa Nguyễn Đàng Trong Các yếu tố này đã thúc đẩy sự hìnhthành tổ chức “Minh Hương xã” ở Hội An vào khoảng nửa sau thế kỷ XVII.Sau những làn sóng di cư chính ở trên, còn có các đợt di cư khác của ngườiTrung Hoa đến Hội An trong các thế kỷ tiếp theo:
- 1715: Đợt di dân ồ ạt của người Minh dưới sự chỉ huy của Mạc Cửu
Trang 17- 1840: Sau thất bại bởi chiến tranh nha phiến của nhà Thanh
- 1851: Sau phong trào Thái Bình Thiên Quốc thất bại
- 1911: Sau cuộc cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc
Dựa vào nội dung tấm bia tại Động Hoa Nghiêm, Non Nước có niên đạichắc chắn 1640 (ghi rõ những người Hoa ở Hội An cúng tiền với địa chỉ “Hội
An phố” hoặc “Đại Minh Quốc”…không hề thấy đề xã hiệu Minh Hương),hoặc sau sự kiện năm 1644 -1645 (người Thanh thu phục nhà Minh lập nêntriều nhà Thanh và nhiều di thần, di dân nhà Minh đến tị nạn ở Hội An), haytấm bảng phong bằng gỗ ghi niên đại 1653 ở miếu Quan Công – Hội An Cácnhà nghiên cứu đều thống nhất khung thời gian thành lập xã hiệu MinhHương vào khoảng 1645-1653(nửa sau thế kỷ XVII) Về những nhân vật liên
quan đến việc thành lập Minh Hương xã Về nhân vật liên quan đến việc thành lập Minh Hương xã có 10 người – Hương quan gồm 6 họ (Ngụy,
Trang, Ngô, Hứa, Thiệu, Ngũ) là đại diện các đợt nhập cư đầu tiên Và NgôĐình Khoan, Tẩy Quốc Tường, Trương Hoằng Cơ Ngoài ra còn có bà NgôThị Lành – pháp danh Diệu Thành, Đại sư Huệ Hồng đều là những bậc hậuhiền, sống vào khoảng thế XVIII, XIX, đã bỏ công sức, tiền của để xây dựng,củng cố, mở rộng sự phát triển của làng Minh Hương Việc dùng danh xưng
“Minh Hương” để đặt tên xã hiệu chứng tỏ xu hướng chính trị “Bài ThanhPhục Minh” của những đại biểu Minh Hương đầu tiên nói trên Bởi “xã hiệu”này muốn nói lên triều nhà Minh, dân nhà Minh vẫn sáng, thơm, hương hỏavẫn tồn tại lưu truyền mãi mãi Tuy nhiên, càng về sau, xu hướng này càngphai nhạt, nhường chỗ cho các xu hướng kinh tế, quan hệ giao dịch – buônbán, cho nên chữ “Hương” đã được đổi thành nghĩa là “làng” – nơi cư trú.Thời điểm chuyển đổi theo các nhà nghiên cứu được xác định bởi việc ban bốchiếu chỉ của vua Minh Mạng năm thứ VIII (1827)
1.3 Vị trí và quy mô của làng Minh Hương
Trang 18Ban đầu diện tích làng Minh Hương rộng khoảng 14 mẫu rưỡi nhưng theothời gian địa phận của làng được mở rộng ra Ngoài những người Hoa gốc cúngđất cho làng như bà Ngô Thị Lành, hòa thượng họ Lương, pháp danh HuệHường…còn do đặc điểm địa hình địa mạo của vùng đất đã được bồi thêm dosông Thu Bồn mang lại hàng năm trong những vụ lũ lụt Thu – Đông
Năm Gia Long thứ 8, tổng diện tích Minh Hương xã kể cả đất chùa,miếu có 17 mẫu 7 sào 10 thước gồm 2 ấp: Hương Thắng (tính từ đường LêLợi đến chùa cầu); Hương Định (từ đường Lê Lợi về phía chùa Ông) Đường
Lê Lợi ngày nay với 2 dãy nhà dọc thuộc về làng Hội An xưa
Năm 1883, làng Cổ Trai (làng kề bên phía Đông của Minh Hương) gồm
14 hộ khẩu với 13 họ: Dương, Tăng, Lý, Vương, Phạm, Hà, Nguyễn, Tạ, Đỗ,Cao, Lương, Thân, Hồ cũng là người tản cư từ Trung Quốc sang nhưng không
đủ điều kiện tế lễ tiên hiền, thấy Minh Hương xã làm ăn thuận lợi, có kỷcương bèn xin sáp nhập
Năm 1841, diện tích làng Minh Hương là 19 mẫu, 19 thước Năm 1878,diện tích là 20 mẫu, 1 sào 33 thước (kể cả đất mới bồi) Nhờ phần đất mới bồinày đã mở thêm con đường Bạch Đằng (1886) Năm 1897, Thực dân Pháp vàchính phủ Nam triều chỉnh trang vùng đất thành thị xã, cắt đất mở đường chialại ranh giới, chính thức dùng tên gọi Faifo cho thị xã Nhưng người dân vẫnquen gọi là Hội An
Năm 1878 đến năm 1972 đất đai của làng Minh Hương không thay đổi
gì theo đo đạc của làng để ghi vào “Minh Hương Tam Bảo Vụ”, chỉ riêngdiện tích của làng cho thuê trong thị xã là 22.787m2, chưa kể mặt bằng khuônviên của các di tích lịch sử xây trên đất tư của làng, vì thế có thể là khoảng200.000m2, chưa kể đất thuộc làng Minh Hương từ nhà thờ đạo Hội An rađến Mả Bà Thiên (nơi có di tích Thanh Minh Từ) hoặc phía Tây, phía ĐôngCận Thị
Trang 19Với việc quy hoạch khu vực cư trú như vậy, cho thấy làng Minh Hươngthuần một sắc dân Hoa cư trú, xã dân Minh Hương trên đất này cũng có một
số ít người Việt thuần túy, họ sống chan hòa, xen kẽ với người Hoa
Tên gọi địa danh “Hội An” mặc dù chưa có trong “Ô châu Cận lục”(1553) nhưng đã thấy trên bản đồ Thiên nam Tứ Chí Lộ đồ thư (1683) do ĐỗCông Luận vẽ và bản đồ Giáp Ngọ niên Bình Nam đồ (1774) do Đoạn CôngBùi Thế Đạt vẽ Tuy làng Minh Hương xuất hiện khoảng năm 1640 nhưng địadanh Minh Hương mới được nhắc đến vào năm 1814, dưới thời Gia Long Từ
đó về sau, trên văn bản của dinh Quảng Nam đều nêu tên làng Hội An và làngMinh Hương đến khi miền Nam giải phóng 1975 Sau này sáp nhập thànhlàng Minh An ngày nay
1.4 Dân cư và tổ chức xã hội của người Hoa xã Minh Hương – Hội An.
số, lao động phổ thông và binh lính, quan lại, quý tộc, nho sĩ…Điều đáng chú ý là trong thành phần
cư dân Minh Hương khi đến Hội An, các Hoa kiều đều không mang theo vợ con Họ đến và lấy một hoặc một số bà vợ địa phương để giúp việc buôn bán, trông coi gia sản, nuôi dạy con cái… Những
bà vợ này đã giúp chồng một cách đắc lực trong việc mở mang kinh doanh tạo lập gia sản và nội trợ Vai trò của những bà vợ địa phương này rất quan trọng đối với gia đình chồng, ngay cả khi người chồng đã qua đời Về sau, từ thế kỷ XVIII quan hệ hôn nhân gia đình giữa cư dân Minh Hương với cư dân địa phương diễn ra khá phổ biến, tự nhiên Người dân các làng Hội An, Cẩm Phô, Thanh Hà, Sơn Phô lấy vợ, gả chồng là người Minh Hương và ngược lại hoặc xa hơn như Thuận Hóa, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Gia Định, Nam Định, Bắc Thành…Việc quan hệ này đã được vua Minh Mạng thừa nhận năm 1829 trong quy định bổ sung, sửa đổi luật Gia Long là: Người Hoa lấy vợ Việt, sinh con ra là người Việt gốc Hoa nhưng vẫn là dân Minh Hương Về dân số dân Minh
Trang 20Hương xã ở thời kỳ đầu (sau khi thành lập - thế kỷ XVII) đến nay chưa có tư liệu nào xác định Mặt khác, do lịch sử hình thành và địa bàn phân bố dân cư có tính đặc thù riêng biệt cho nên cũng không thể áp dụng những phương pháp tính toán của dân số học để đoán định một cách tương đối Vào giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII, thông qua sổ khai dân đinh thì dân đinh của xã Minh Hương qua các năm cụ thể như sau:
đã bước vào thời kỳ ổn định, phát triển, “an cư lạc nghiệp” Cho nên cộngđồng cư dân Minh Hương, vốn là dân di tản, ngụ cư, đến sau, chỉ còn cáchbám theo những dải, mỏm đất bồi nhỏ hẹp, sát mép bờ những con sông hoặcngay trên điểm giao lưu, hợp lưu của các nguồn sông gần cửa biển để cư trú.Đây là những điểm cư trú nhỏ hẹp, không ổn định, ngoại trừ vùng hạ lưu, nằmbên bờ Bắc sông Thu Bồn – tức khu phố cổ Hội An hiện nay Mặt khác, khá
Trang 21quan trọng hơn là do tính chất hành nghề buôn bán: mại biện, đại ký, bao mua
và hoạt động thủ công nghiệp mà những địa bàn này lại là những điểm cư trúthích hợp với cộng đồng cư dân Minh Hương Từ những lý do trên có thể nói,địa bàn cư trú của cư dân Minh Hương về cơ bản được phân bố rải rác dọctheo hai bên bờ sông, gần cửa biển Đáng lưu ý ở xứ Quảng là các điểm cư trú
ở Thăng Bình, Trà My, Trà Kiệu, Trà Nhiêu, Trung Phường, Thanh Hà, PhúChiêm, Kim Bồng…Trong đó điểm cư trú thuận lợi, bền vững, ổn định vàđóng vai trò trung tâm quan trọng nhất đó là điểm thuộc một phần ở khu phố
cổ Hội An hiện nay Người Minh Hương đã chung sống trong nhiều thôn xómvới người Việt chứ không biệt lập Từ đầu thế kỷ XVIII họ đã có mặt tạinhiều thôn xã tại dinh Quảng Nam, rồi thành phố Thanh Hà (Thuận Hóa) và ởcác châu, xã, huyện, phủ của Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Phú Yên, Bình Khang,Bình Thuận, Gia Định Địa bàn cư trú của họ tuy hẹp nhưng lại được lan tỏakhắp nơi, bao gồm các ngõ nguồn miền núi như nguồn Thu Bồn, Vu Gia, chođến các Cù Lao ven biển như Cù Lao Chàm, Cù Lao Rí (Lý Sơn – QuảngNgãi) Chính sách cho phép “hòa nhập” của các chúa Nguyễn chính là mộttrong những nguyên nhân dẫn đến việc người Minh Hương nhanh chóng ổnđịnh cuộc sống trong các thôn xóm người Việt và hòa nhập một cách tựnhiên, không cưỡng bách với cư dân bản địa, cùng với quan hệ hôn nhân (vớinhững người phụ nữ Việt) họ đã trở thành một bộ phận cư dân không thể táchrời của cộng đồng cư dân Hội An nói riêng, xứ Quảng Đàng Trong nói chung.Trong suốt thế kỷ XVIII, địa điểm tập trung cư trú của người Minh Hương,ngoài phố Hội An còn lại cũng đều là các thị tứ lớn như: Phú Chiêm, KimBồng, Trà Nhiêu, Bàn Thạch, Qúa Gián, Tiên Đỏa… không có sự di chuyểnđịa bàn cư trú từ nơi này đến nơi khác như một số quan niệm trước đây, cóchăng chỉ xảy ra ở một số tộc – họ, gia đình hay cá nhân nào đó mà thôi Địabàn cư trú của cư dân Minh Hương có đặc điểm là không liên cư liên địa nhưcác làng xã người Việt mà phân tán thành từng nhóm ở nhiều địa phương,
Trang 22nhiều phủ huyện hoặc đan xen, thậm chí là một căn hộ trong làng xã ngườiViệt Địa điểm họ chọn cư trú qua các thời kỳ là các thị tứ, bến chợ ở đồngbằng, trung du và miền núi, những nơi có vị trí thuận lợi về giao thông đườngthủy, đường bộ, nơi hợp lưu các con sông, các dải đất bồi ven sông…Đây lànhững vị trí thuận lợi cho việc gom góp, vận chuyển hàng hóa, phát triển kinhdoanh và các ngành nghề thủ công, y dược…Khác hẳn với các làng xã ngườiViệt ở miền Trung đối với làng Minh Hương chúng ta không thể hoạch địnhđược bản đồ địa giới hành chính của Minh Hương xã, có chăng, trên bản đồ
xứ Quảng – Đàng Trong chúng ta chỉ điểm được những địa chỉ có cư dânMinh Hương xã cư trú mà thôi
Những đặc điểm của cư dân Minh Hương:
- Người Minh Hương có dòng máu người Hoa trong huyết thống, nêntrước hết họ là những người rất nhạy cảm với kinh tế thị trường với việc cạnhtranh buôn bán
- Người Minh Hương là những người cần cù trong lao động, biết chịuđựng gian khổ và luôn có ý thức vươn lên xây dựng cơ nghiệp, làm giàu đôikhi từ đôi bàn tay trắng
- Người Minh Hương trong quan hệ tộc họ , gia đình thường điều hànhbằng quyền lực gia trưởng tập trung, trên cơ sở đó họ thuyết phục hoặc buộc
bà con trong tộc họ, gia đình phục tùng theo sự lãnh đạo của tộc trưởng, giatrưởng để huy động, tích lũy vốn tổ chức hoạt động kinh doanh
- Người Minh Hương rất có tinh thần đùm bọc lẫn nhau, thường giúp nhauvốn, chuyển giao bí quyết cho bà con trong tộc để làm ăn, sinh sống Trong một
tổ chức kinh doanh gia đình, tộc họ, họ thường sử dụng bà con trong tộc dù cóphần kém một chút, hơn là dùng người giỏi ở bên ngoài tộc họ
- Người Minh Hương trong kinh doanh cũng như quan hệ lấy chữ tínlàm đầu, xem đó là đạo đức, giá trị văn hóa truyền thống, trên cơ sở đó đặtlòng tin vào nhau trong kinh doanh và sinh hoạt
Trang 23- Người Minh Hương luôn luôn xác định là người định cư, không có ýđịnh quay về cố hương sau biến cố lịch sử mất nước và có tâm lý phấn đấuxây dựng một cuộc sống ổn định cho mình và con cháu trên quê hương mới.Cũng cần hiểu rằng, cộng đồng người Minh Hương thuộc nhiều thànhphần xã hội khác nhau: Tầng lớp trên gồm các đình thần, quan lại, tướng soái,chính khách, địa chủ, thương gia, tầng lớp trung gia và tầng lớp dưới gồm các
sĩ phu thầy lang, thầy địa lý, thầy đồ, nhà buôn nhỏ, thợ thủ công, binh lính,dân nghèo đô thị, nông dân bị mất ruộng đất…
1.4.2 Tổ chức xã hội
Trên cơ sở có những tồn thức của người dân Minh Hương về cách thức
tổ chức, quản lý xã hội theo truyền thống Trung Hoa, và với tư cách là một tổchức làng xã ở Đàng Trong – Việt Nam, mặt khác do đặc thù về lịch sử hìnhthành và kết cấu thành phần dân cư, địa bàn cư trú mà hệ thống tổ chức quản
lý của Minh Hương xã Hội An có nhiều điểm riêng biệt Đặc điểm xuyên suốtnhiều thế kỷ là bộ máy hành chính của xã được tổ chức theo kiểu “Hội đồng
xã vụ” gồm nhiều đại diện Đứng đầu là cai xã, có vai trò như một người
trung gian giao dịch giữa xã với chính quyền sở tại Do vậy cai xã thường lànhững người đang làm quan ở các nha sở hoặc Ty tàu vụ Từ nửa sau thế kỷXVIII, vai trò của người cai xã này ít được đề cập đến trong các văn bản mà
nổi trội là vai trò của tổ chức “Đại lý xã vụ”, gồm các hương lao, hương trưởng – những người trực tiếp quản lý, điều hành các hoạt động của xã Số
lượng các hương lão, hương trưởng trong tổ chức này khá đông Tổ chức “Đại
lý xã vụ” thực chất là một hội đồng điều hành hợp bởi những người có uy tín,
có tài sản, có năng lực và có công lao đối với xã, trong đó hương lão có vaitrò như cố vấn còn hương trưởng là những người trực tiếp điều hành Do cónhiều hương lão, hương trưởng trong hội đồng nên quyền lực được dàn trải vàmuốn đi đến thống nhất phải có công nghị Hàng năm xã vụ Minh Hươngthường tổ chức một số lần công nghị để giải quyết các việc đối nội, đối ngoại
Trang 24của xã và trong các văn bản pháp lý thường có nhiều hương lão, hươngtrưởng cùng đứng tên.
Dưới “Tổ chức xã” có nhiều “phụ thuộc” gọi là “Lân”, ta có thể biết đếnmột số Lân qua bảng kê dưới đây:
BẢNG KÊ MỘT SỐ LÂN CỦA XÃ MINH HƯƠNG QUA CÁC THỜI KỲ
Dựa theo khảo cứu của giáo sư Nguyễn Thiệu Lâu, Trần Kinh Hòa và
một số văn bản gốc của xã Minh
Đứng đầu “Lân” giúp cho các hương trưởng quản lý xã dân là các Giáp.
Về sau có thêm các chức Chính trưởng, Phụ trưởng Đến thời Minh Mạng,
để quản lý phố hộ, buôn bán (phường buôn – hàng phố) có thêm các chức
Chánh trưởng hàng, Phó trưởng hàng và Thư ký (thơ) Các chức này đều
do Hội đồng hương lão, hương trưởng bổ nhiệm, riêng thư kí thì do chánh,phó trưởng hàng cử ra
Trang 25Cùng với việc cho phép thành lập xã Minh Hương, các Chúa Nguyễncũng như vua triều nhà Nguyễn sau này đều cấp châu bằng thuận cho MinhHương xã có “đặc cách” riêng: Trực lệ Quảng Nam Dinh/Tỉnh, không phụthuộc hoặc chịu quản lý của tổ chức hành chính Tổng - phủ - huyện như cáclàng xã người Việt và các “đặc ân” riêng: phối hợp các nha sở, Ty tàu vụkiểm soát tàu buôn các nước, cân đo định giá hàng, thông ngôn…được chuẩnmiễn việc tuần ty chợ, đò, phu phen, tạp dịch Tuy triều Tây Sơn, Nguyễn saunày có bổ sung về một số quy định về thuế, dân đinh, tổ chức quản lý nhưng
cơ bản vẫn thuận cho xã Minh Hương y theo lệ cũ thời các chúa Nguyễn đểsinh sống, hành nghề thực hiện nghĩa vụ đối với chính quyền sở tại
Ngoài hệ thống tổ chức quản lý làng – xã nói trên, trong cộng đồng cưdân Minh Hương còn nhiều hình thức tổ chức có tính chất nhóm họp khácnhằm tương trợ giúp đỡ lẫn nhau theo nhóm dân cư, địa bàn cư trú, nghềnghiệp, giới tính, lứa tuổi, tộc họ…
Tiểu kết chương 1:
Có thể nói khi nghiên cứu về lịch sử làng – xã ở Việt Nam nói chung tathấy sự hình thành của xã Minh Hương và sự tồn tại của nó với vai trò mộtlàng – xã trong hệ thống quản lý hành chính của nhà nước phong kiếnĐàng Trong, Việt Nam (từ thế kỷ XVII – XIX) là một trường hợp hết sứcđặc biệt Đồng thời sự ra đời của xã Minh Hương đã có ý nghĩa to lớn,đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển nổi tiếngcủa Đô thị thương cảng Hội An với tính chất có thể xem như là “một đặckhu kinh tế” của các Chúa Nguyễn và cả các vua triều nhà Nguyễn ở ĐàngTrong, Việt Nam
Con đường hình thành xã Minh Hương là kết quả tập hợp của một bộphận di dân người Hoa vì hoàn cảnh kinh tế, tỵ nạn chính trị mà đã phải lưutrú vĩnh viễn ở Đàng Trong – Việt Nam và đã bắt gặp được trên mảnh đất
“Nhân hòa – địa lợi”, cùng với chính sách “nhu viễn nhân” đặc biệt, cực kì
Trang 26khôn khéo, sáng suốt được khởi đầu bởi các chúa Nguyễn đến các vua triềunhà Nguyễn.
Cộng đồng cư dân Minh Hương khởi đầu được hình thành vốn là tập hợpcủa nhóm cư dân Trung Hoa gồm nhiều giai tầng xã hội khác nhau (thươngnhân, thợ thủ công, quan lại, quý tộc, nho sĩ…), từ nhiều địa phương khácnhau của vùng Hoa Nam Trung Quốc Khi đến lập làng tại Hội An và tạiĐàng Trong họ đã chung sống với người Việt trong một không gia địa lý – địabàn cư trú cơ bản không tách biệt mà gần như đan xen, hòa nhập trong mọingõ nguồn, thôn - xóm, làng – xã của người Việt Họ sinh sống bằng nhiềunghề nhưng cơ bản vẫn là hoạt động thương nghiệp – buôn bán và thủ côngnghiệp Đặc biệt có khá nhiều người được trọng dụng, phong chức cai phủtàu, đảm nhận các công việc của Ty tàu hoặc liên quan đến hoạt động thươngmại, kinh tế, quân sự,…
Tuy cơ bản nguồn gốc dân Minh Hương không cùng về phong tục, tậpquán, tiếng nói, y phục…nhưng lại “đồng văn”, “đồng chủng”, cùng hệ tưtưởng “nho, y, lý, số” với người Việt nên dễ hòa hợp và đặc biệt qua quan hệhôn nhân cùng với những người phụ nữ Việt đã tạo nên nhiều thế hệ concháu của “mẹ Việt” cùng chung sống trên “đất Việt” ắt phải có sự hòa hợpnhất định để tạo nên những nét riêng của người Hoa Minh Hương
Nhìn trên góc độ hoạt động kinh tế thì chất phường – thị trong xã MinhHương rất rõ nhưng về cơ cấu tổ chức quản lý thì yếu tố làng – xã vẫn mạnhhơn yếu tố phường - phố - thị Về cơ bản có thể khẳng định đây là một “lànghoạt động thương nghiệp” nhưng có hệ thống tổ chức quản lý khá đặc biệt ởViệt Nam Hơn nữa, khác với làng – xã người Việt, xã Minh Hương có “đặccách” riêng: trực lệ Quảng Nam dinh/tỉnh, không phụ thuộc hoặc chịu sự quản
lý của tổ chức hành chính tổng, huyện, phủ như làng – xã người Việt cónhững “đặc ân” riêng như miễn sưu dịch, được giao việc thông ngôn, nghiệmxét tàu nước ngoài, định giá, cân lượng hàng hóa…
Trang 27Sự ra đời và phát triển của xã Minh Hương là đóng góp rất độc đáo vềkhẳ năng hình thành và loại hình thiết chế, tổ chức quản lý làng – xã ở ĐàngTrong nói riêng, Việt Nam nói chung Phải chăng sự hình thành và tồn tạiphát triển của xã Minh Hương tại Hội An – Đàng Trong là kết quả tốt đẹp trênmột mảnh đất với vai trò là đặc khu kinh tế của các Chúa Nguyễn và các vuatriều nhà Nguyễn ở xứ Quảng.
CHƯƠNG 2: ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT CỦA NGƯỜI HOA
Ở XÃ MINH HƯƠNG THẾ KỶ XVII - XIX
Chúng ta biết rằng, người Hoa đến Việt Nam nói chung, đến xứ Quảng –Hội An nói riêng nhằm 2 mục đích chủ yếu: Hầu hết họ đều ra đi từ PhướcKiến, Quảng Đông – những tỉnh miền duyên hải Đông Nam Trung Quốc vốn
có truyền thống mậu dịch hàng hải từ rất lâu đời Khi xã Minh Hương đượcthành lập (vào khoảng giữa thế kỉ XII) ở Hội An đã có nhiều thương nhân:khách trú Hoa kiều, Nhật Bản (số lượng đã giảm đi nhiều), Bồ, Hà,…
Sau khi được các chúa Nguyễn cho phép thành lập làng xã, nhận làmthần dân của nước Đại Việt, coi như “đồng bào quý hóa”, người Hoa Minh
Trang 28Hương đã nhanh chóng hình thành bộ máy tổ chức, một mặt dựa vào chínhsách ưu đãi của chính quyền phong kiến Đàng Trong, mặt khác dựa vào tínhthương thân, tương trợ của đồng hương Hoa kiều để từng bước hòa nhập vàothương nhân quốc tế đang diễn ra hết sức sôi động tại Hội An cảng thị.
Xứ Quảng là một vùng đất dồi dào tài nguyên thiên nhiên Thị trường nội địa tại đây đã có sự phát triển với mạng lưới phố chợ, bến sông giăng khắp xứ Cư dân địa phương được đánh giá là hiền hòa và chính quyền Đàng Trong đang có chính sách ưu đãi để mời gọi khách thương các nước đến buônbán, kinh doanh Cùng với sự thu hút của thị trường Xứ Quảng, Đàng Trong, vào thời kỳ này mạng lưới mậu dịch quốc tế đang diễn ra nhôn nhịp ở khu vực Đông Nam Á và ven biển Đông Do chính sách cấm vận của chính quyền Trung Hoa, các thương nhân phương Tây, thương nhân Nhật Bản và Trung Hoa cần tìm một số điểm trung chuyển ở Đông Nam Á để thực hiện việc buônbán, trao đổi, nhất là đối với các mặt hàng bạc, đồng và tơ lụa của Trung Hoa.Thương cảng Hội An đã đáp ứng đúng những yêu cầu này
Trong nửa đầu thế kỷ XVII, thương nhân Nhật Bản đã giữ vai trò chủchốt trong hoạt động kinh doanh thương mại tại Hội An Từ cuối thế kỷ XVII,vai trò được chuyển giao dần cho thương nhân Trung Hoa, có lẽ từ năm 1685,khi Thanh Thánh tổ ban hành lệnh cho phép thương thuyền các tỉnh vùngNam Trung Hoa xuất dương buôn bán Đến đầu thế kỷ XVIII, người MinhHương hầu như đã hầu như đã nắm giữ phần lớn việc kinh doanh buôn bán vàquan hệ ngoại thương ở phố Hội An Tất nhiên, việc quản lý điều hành chungvẫn nằm trong tay các Chúa Nguyễn Là một trong những bộ phận chủ yếucấu thành nền kinh tế ngoại thương ở thương cảng Hội An, thương nhân xãMinh Hương cũng tham gia gần như đầy đủ các phương thức mua bán đangthịnh hành lúc bấy giờ
2.1.1 Mùa mậu dịch (hội chợ)
Trang 29Đây là phương thức phổ biến nhất, được hoan nghênh nhất đối với cảthương nhân trong nước lẫn nước ngoài Quy mô “hội chợ” được mở rộngkhắp cảng thị Hội An và đây là nhịp tốt nhất để các thương nhân tìm chọn chomình những mặt hàng thích hợp, là nơi giao dịch, trao đổi trực tiếp giữa ngườibán với người mua mà không cần thông qua tầng lớp trung gian và cũngkhông tốn công đi lùng tìm những nơi khác Phương thức phổ biến này đếngiữa thế kỷ XVIII và các thương nhân Minh Hương đã đóng vai trò quantrọng trong việc tổ chức, cung ứng nguồn hàng Họ vừa phối hợp với các HoaKiều về mua hàng hóa từ Trung Quốc sang, vừa huy động các nguồn hàng từcác nơi trong xứ cung cấp cho “hội chợ” Một thương nhân giàu có ở Hội An
đã ghi lại lịch trình buôn bán của họ rằng: “Hàng năm đi một chuyến 6 thángqua, 6 tháng về Tàu buồm qua cũng như về, đi thuận theo gió mùa Thánggiêng, tháng hai, có gió Tây Bắc thì ở Quảng Châu qua mua bán trong thờigian 4 - 5 tháng cho xong, lại sắp đặt chuyến về Độ cuối tháng 6, đầu tháng
7, đã có gió Đông Nam thì phải về cho kịp mùa gió thuận Nếu trế đến tháng
8 thì không thể về vì nghịch nước và nghịch gió, phải ở lại qua năm sau, lừathuận gió, nước mới về được, thế là trễ mất một chuyến buôn Đã đến kỳ về
mà tàu nào tiêu thụ không ngót hàng hóa thì thuê nhà hoặc cất phố xá, cấthàng lên phố trữ lại, có người ở lại coi mua bán, còn tàu phải ra về ngay chothuận buồm xuôi gió [80; 25] Giữa hai đợt gió mùa mô tả trong lịch trình này
là thời gian nhộn nhịp bán buôn trong “mùa mậu dịch”
2.1.2 Trao đổi với Nhà Nước
Dù muốn hay không, các thương nhân nước ngoài khi đặt quan hệ ngoạithương mậu dịch với Đàng Trong cũng đều phải thông qua sự kiểm soát, chophép của Nhà nước mà đứng đầu là các Chúa Nguyễn Dù đã thiết lập bộ máytrông coi ngoại thương là Ty Tàu Vụ với 175 người, song thực chất, các chúa,các quan đại thần mới chính là những người giám sát ngoại thương trướcnhất, kỹ lưỡng nhất và đồng thời là những nhà buôn lớn nhất Vì vậy, trong
Trang 30những chuyến buôn, mọi hàng hóa đều phải qua tay các chúa, các quan kiểmduyệt, ưu tiên lựa chọn và tình trạng o ép giá cả luôn làm cho các thươngnhân than phiền: “Nợ cũ thì hầu như tuyệt vọng mà bọn quan lại mua hàng thì
ít khi chịu trả tiền ngay Không thể trần tình lên đến Chúa nếu như khôngthông qua các bà phi mà như thế thì tốn không biết bao nhiêu lễ lạt”[13;175].Các thương nhân Minh Hương không phải là ngoại kiều, không đến nỗi bị đối
xử bất bình đẳng trong doanh thương như vậy nhưng cũng ít nhiều chịu sựphiền toái của nhà nước phong kiến Ví dụ, năm 1747, các quan đã có văn bảnnhờ xã Minh Hương mua giúp 21 mặt hàng, trong đó có nhiều mặt hàng quýhiếm như hồng nhung Thượng Hải, ngân châu, thần sa, phấn sáp, hạt châu…
DANH MỤC MẶT HÀNG DO CÁC QUAN NHỜ XÃ MINH HƯƠNG MUA
(Ghi trong sổ đinh năm 1747)
11 Dĩa tam phụng loại đường
kính 5 tấc
2.1.3 Mại biện
Vốn là cư dân được định cư trên phố cảng lại được chính quyền phong
Trang 31kiến giao cho chức trách thông ngôn, cân đo hàng hóa như vậy nên ngườiMinh Hương có ưu thế hơn hẳn trong phương thức mại biện Đây là phươngthức có sự tham gia trung gian giữa người mua – người bán hoặc giữa cácthương nhân nước ngoài với các quan lại của chính quyền phong kiến ĐàngTrong Sau khi các Nhật thương rời khỏi cảng thị Hội An từ giữa thế kỷ XVII,vai trò của người Minh Hương và người Hoa Ngũ Bang vươn lên làm chủ thịtrường, họ tích cực đẩy mạnh phương thức mại biện và điều tiết cán cân buônbán đối với các thương nhân nước ngoài khác Dân xã Minh Hương có nhiềungười đảm trách các chức vụ quan trọng trong Ty Tàu Vụ “ Ban Thương tàuthuế vụ dùng nhân viên phần đông là người Minh Hương làm chức Cai phủtàu, Ký lục tàu, Tri bộ tàu và thông ngôn…hiệp tùng với quan lại ở Trấn đểkiểm soát tàu bè ngoại quốc và đánh thuế”[81;29], hơn nữa, họ được chínhquyền phong kiến chuẩn miễn các việc phục dịch, sưu sai, tuần đò, quét chợnên rất thuận lợi để một số người xem mại biện như một ngành nghề dễ kiếmđược tiền.
Để thuận tiện cho việc mại biện họ thường đảm nhận một chức quan nào
đó liên quan đến hoạt động thương nghiệp, hậu cần quân đội, ghi chép sổ sách,giấy tờ ở các Bộ, Viện hoặc tham gia vào hàng ngũ chức sắc của xã MinhHương để làm các việc cân đo, nghiệm xét hàng hóa, thông ngôn…Dường nhưkhi tham gia các chức vụ, nhiệm vụ này thì việc mại biện sẽ được thuận lợihơn, hiệu quả hơn, vì vậy không có gì lạ, khi trong sổ đinh của xã MinhHương năm Thái Đức 11(1788), số quan viên, chức sắc chiếm 506/1063 người(49,4%) Điều này cũng cho thấy thực tế về việc kết hợp giữa quyền lực chínhtrị và thế lực kinh tế tại đô thị thương cảng Hội An thời bấy giờ
2.1.4 Thu mua trực tiếp:
Đây là phương thức được người Minh Hương tận dụng triệt để nhất vì mua được tận gốc, bán được tận ngọn, có hiệu quả kinh doanh cao nhất Ngoài việc tập trung cư trú rải rác tại nhiều thị trấn, thị tứ khác trong vùng
Trang 32như Kim Bồng, Trà Nhiêu, Phú Chiêm hoặc xa hơn như Thanh Hà (Huế), Thu
Xà (Quảng Ngãi),…Theo sổ đinh 1788, riêng tại Quảng Nam, người Minh Hương đã có mặt tại 5 huyện, 213 thôn, xã, vạn, thuộc rải từ miền núi đến đồng bằng như nguồn Ô Gia, Bàn Thạch, Miếu Bông, La Tháp, Kỳ Lam, Đại Bình, Hương An, Vân Quật, Tiên Đỏa, An Việt, Trà Kiệu, Liễu Trì, Hà Lam, Lạc Cau, Nồi Rang, Thi Lai, Túy Loan…Một số trong chúng ngày nay vẫn giữ vai trò là một thị tứ hoặc là tụ điểm buôn bán Những địa điểm này tạo thành một mạng lưới buôn bán tại địa phương Hội An, xứ Quảng do người Minh Hương chi phối Họ cũng được xem như cư dân bản địa, là “thổ công” nên rất rành về hàng hóa, sản vật của địa phương Từ các loại trầm hương, hạttiêu, cau, vàng, mật gấu, sừng tê,…ở miền trung du, miền núi Quảng Nam đến các loại đường, tơ, lụa,… ven sông Thu Bồn hoặc yến sào, vi cước cá,…Hội An nơi đâu họ cũng có mặt để thu mua trực tiếp hoặc đặt hàng trước (bao mua) cho người sản xuất khai thác Người Minh Hương còn cử con cháu lên làm nhà vừa để ở vừa để làm “văn phòng đại diện” thường xuyên túc trực thu mua các lâm, thổ sản tận Trà My, Tiên Phước, Đại Lộc, Quế Sơn,…Mãi đến trước năm 1975, nhiều thương gia Minh Hương vẫn còn là các chủ thầu khai thác yến sào, trực tiếp thu hái loại hàng đặc biệt này để thu về nguồn lợi nhuận đáng kể
Không dừng lại ở xứ Quảng, mạng lưới này từng bước mở rộng đến cácphủ Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Phú Yên, Bình Khang, Diên Ninh, Bình Thuận,Gia Định Ở một số thị tứ lớn tại các phủ này hiện vẫn còn di tích chứng tỏtrước đây người Minh Hương cư trú khá đông đúc như Thu Xà (Quảng Ngãi),Nước Mặn (Quy Nhơn), Hà Tiên (Kiên Giang), Nông Nại Đại Phố (BiênHòa), Mỹ Tho Đại Phố (Mỹ Tho) Gia phả của các tộc phái Minh Hương tạiHội An thường ghi lại thực tế về sự chuyển cư của một số người thân trongtộc đén các phủ này để lập nghiệp, kinh doanh buôn bán Gia phả tộc Châu
(Minh Hương) tại Hội An ghi: “Con cả là ông Bá Tựu, ông đi xem tình hình
Trang 33mua bán ở các tỉnh, đến Tân Quang thuộc tỉnh Bình Định gặp anh em quen biết ở rất đông nên ông có ý định lưu cư ở đó mà kinh doanh Ông thấy trong anh em có vợ đều là An Nam để dễ sự mua bán nên ông có coi được một người con gái có họ Vưu cũng là người Tàu nhập tịch Minh Hương, biết mua bán, tính tình hiền hậu,…ông về lại nhà thưa bà cố xin cưới người đó và ở luôn đó mua bán làm ăn để liên lạc hàng thổ sản như dừa trái, dầu dừa, giây chạc về Hội An bán lại là một chỗ dễ làm ăn…”.
Một số văn bản khác của xã Minh Hương lớn tại phố Hội An cũng phảnánh thực tế về việc những hiệu buôn Minh Hương lớn tại thành phố Hội Anthường có một số đại lý, cửa hàng tại các thị tứ, các thụ điểm buôn bán ởThanh Hà (Huế), Thu Xà (Quảng Ngãi), Nước Mặn (Quy Nhơn) Có thể nói,dựa trên sự gần gũi về quan hệ huyết thống, quan hệ cộng đồng, cư dân MinhHương ở Hội An nói riêng, Đàng Trong nói chung có lợi thế để kết thành mộtmạng lưới kinh doanh, buôn bán do họ chi phối với quy mô trải khắp các thị
tứ lớn ở Đàng Trong
Người Minh Hương Hội An nói riêng, Đàng Trong nói chung cũng đã
có vai trò khá quan trọng trong việc tạo thành đường dây mậu dịch nối liền thị trường nội địa với thị trường bên ngoài Bên cạnh việc tham gia trực tiếp vào bộ máy quản lý hoạt động thương nghiệp - ngoại thương của chínhquyền sở tại, đảm nhiệm việc cân đo, nghiệm xét, định giá hàng hóa, thông ngôn, phiên dịch trong hoạt động thương nghiệp - ngoại thương, cư dân Minh Hương (Hội An) còn là những người trực tiếp thực hiện những
chuyến buôn xa vượt biển
Như vậy, trong quá trình kinh doanh buôn bán, người Minh Hương đãtừng bước tạo thành mạng lưới mậu dịch nối liền các thị tứ trong vùng, trong
xứ và giữa thị trường nội địa với bên ngoài, tạo điều kiện để đưa hoạt độngthương nghiệp – ngoại thương tại phố Hội An gia nhập mạnh mẽ vào hoạtđộng mậu dịch trong khu vực và thế giới
Trang 342.1.5 Các phương thức khác
* Dịch Vụ
Cộng đồng cư dân Hội An nói chung, người Minh Hương nói riêng từ
lâu đã rất nhạy bén với thời cuộc và đề ra những phương cách đó là việc cho các thương nhân nước ngoài thuê nhà để giao thương mậu dịch Vào giữa
thế kỷ XVIII, một số thương nhân phương Tây đã nhận xét: “ Khi đến Faifo,chúng ta tìm thấy những cửa hàng cho thuê nếu muốn, các của hàng lớn
thường có giá 100 đồng bạc cho suốt thời gian gió mùa”[14;157-158] Một lái
buôn phương Tây khác, năm 1750, cũng thừa nhận hiện tượng co thuê nhà rấtphổ biến tại phố cảng Hội An: “ Họ xây cất phòng ốc sẵn để cho Trung Quốckhách thương thuê mướn lúc đương giao dịch, mỗi gian có thể thuê đến 200-
500 quan Ngoài ra còn nhà nhỏ hơn cũng được thích dụng mỗi tháng từ 8-12quan theo giá”[31;12-13] Việc cho thuê nhà đã đem lại nguồn thu đáng kểcho người dân Minh Hương, chỉ tính riêng việc cho thuê các trụ sở công cộngcủa làng cũng thu được 725 quan trong tổng số 926 quan (chiếm 78%) côngquỹ theo thống kê của Lý Tam Bửu Vụ Minh Hương vào năm 1787
BẢNG KÊ CÁC KHOẢN THU CỦA LÝ TAM BỬU VỤ
XÃ MINH HƯƠNG NĂM 1787
I Tiền thu thổ phố của Trừng Hán Cung
thuê 1 sở
10 quan
người thuê
II Tiền thuê thổ phố của Truy Viễn đường
Trang 352 Đất sát sông 1 sở 40 quan
III Tiền thuê thổ phố Lương Hội
IV Tiền thuê thổ phố Lai Viễn Kiều
V Tiền thuê đất tam bửu ở xứ Hổ Bì
13 đồng
Tổng cộng: Tiền: - 926 quan 4 tiền 13 đồng
- Lúa: 700 ang
Vào các đợt gió mùa trong năm, phố cảng Hội An đón nhận rất nhiềuthương nhân nước ngoài, phố cảng Hội An đón nhận rất nhiều thương nhânnước ngoài đến cư trú buôn bán Nhu cầu nhiều mặt của các thương khách đãđặt ra cho cư dân địa phương, trong đó có người Minh Hương, các loại hình
dịch vụ phù hợp như ăn uống, vui chơi giải trí,… phục vụ cho họ trong
suốt thời gian họ lưu lại nơi này Và thế là các cửa hàng, tửu lâu, tửu quán,…
đã xuất hiện để bán ra những món ăn, đồ uống như cao lâu, hoành thánh, nhânsâm, lục tàu xá, lường phảnh, xí mà,…mang hương vị Tàu, Việt Các món ănđặc sản này vẫn được kế thừa, phổ biến cho đến ngày nay để phục vụ cho nhưcầu ẩm thực của biết bao du khách trong và ngoài nước
Trang 36Người Minh Hương còn có một phương thức dịch vụ nữa là đóng gói túi, giỏ, bao bì,… không những để bảo quản, vận chuyển hàng hóa của chính
họ mà còn làm dịch vụ cho các thương nhân nước ngoài khác Họ rất có kinhnghiệm về kẹp quế, sấy và bảo quản cau khô, chế biến và bảo quản vi cá tươi,yến sào,… nhằm bảo hành chất lượng hàng hóa trong nhiều tháng để cácthương thuyền Á – Âu mang hàng tháng liền trên biển Đặc biệt quế là mộtmặt hàng rất được ưa chuộng và chiếm số lượng khá lớn trong các chuyếnhàng xuất khẩu của người Minh Hương Họ đã thành lập những tổ chứcchuyên khai thác, chế biến mặt hàng này gọi là “Quế tượng ban” Để thấyđược quy mô của việc xuất cảng mặt hàng này chúng ta hãy xem một số bảngthống kê hàng hóa các tàu vào năm Minh Mạng III (1822) dưới đây:
Trang 37TÀU CỦA TIÊU TÍN MẬU, DỰ CÂN CÓ TRƯƠNG LONG QUAN,
tiền 30 đồng
172 quan 8tiền
6 cân
6052 quan
2 tiền
302 quan 6tiền 6 đồng
tiền
19 quan 5tiền 9 đồng
tiền
9 quan 1tiền 3 đồng
tiềnHạt sa
27 quan 4tiền 12 đồng
Nghề thủ công
Bên cạnh lĩnh vực hoạt động thương nghiệp – ngoại thương với nhiềuphương thức đa dạng và chiếm tỷ trọng áp đảo trong cơ cấu kinh tế, một bộphận người Minh Hương sinh sống bằng nghề thủ công và có sự đóng góp
Trang 38đáng kể vào việc phát triển các nghề thủ công truyền thống của địa phương.
Họ làm thợ trong các Chu tượng (các thợ đóng thuyền) Chú tượng (các thợđúc đồng) Diêm hộ (các hộ làm muối), Liêm (Kim) họ (là các hộ làm vàng),Ngân tượng (các thợ bạc), Nhiễm tượng (thợ nhuộm),… Số thợ thủ công nàychiếm số lượng khá lớn tròn cơ cấu ngành nghề của xã Minh Hương Trong
sổ kê dân đinh năm 1788, số người Minh Hương trong các hiệp thợ này chiếm185/1063 người (17.4%) – một con số khá lớn Hàng năm, một số thợ thủcông của xã đã được chính quyền cấp trên điều đi đóng tàu chiến, làm doanhtrại, trần thiết cung điện, nấu nướng, khám chữa bệnh, đúc đồ đồng,…Sốngười Minh Hương có mặt khá đông trong các Chu tượng, điều này chắc cóảnh hưởng nhất định đến việc phát triển nghề đống tàu thuyền tại địa phương.Tay nghề của họ đã được chính quyền địa phương tín nhiệm và có khi có yêucầu họ thường được tập trung để đóng mới hoặc tu bổ các chiến thuyền củanhà nước Cùng với nghề đóng thuyền, cư dân Minh Hương đã có mặt trongcác phường đúc Phúc Kiều, các hộ làm vàng, làm muối ở khắp xứ Quảng.Một số thợ Minh Hương là đò bạc, nhuộm vải vóc cũng đã có mặt nhằm đápứng nhu cầu sinh hoạt mang tính phổ thị tại thương cảng Hội An Tư liệu dângian tại Hội An cho biết trước đây người Minh Hương còn tham gia làm đồgốm, chạm trổ, làm lịch, in vàng mã, làm pháo,…Ngoài ra họ còn có một bộphận nhỏ làm các nghề lao động phổ thông như huân vác, phục dịch,…Cùngvới việc giao lưu, chuyển giao, phổ biến kinh nghiệm với các làng nghề thủcông trong vùng, một điều thú vị được ghi lại rất rõ ràng trong các văn bảncủa xã là vào đầu thế kỉ XIX, dưới thời Minh Mạng, triều đình Huế đã điều
15 người Minh Hương (cụ thể là : Huỳnh Thanh, Trần Khắc Minh, NguyễnĐăng Phong, Trần Hữu Chương, Mã Nguyên Thái, Trương Thừa Luộng, TháiDuy Bửu, Trương Bửu Bình, Tăng Thảo, Thái Văn Thành, Đinh An, TriệuThạc, Vương Thế Hy, Trần Hữu Nghiêm, Vương Quỳnh Nhưng đợt đầu tiênchỉ có 4 người chấp hành: Huỳnh Thanh, Vương Quỳnh, Mã Nguyên Thái,
Trang 39Trần Hữu Nghiêm, nên xã Minh Hương phải cử 11 người khác đến thay thế,
đó là: Vương Đắc, Thái An, Lâm Chấn Trung, Trương Tăng Hiệp, Lư KiếnNghiệp, Trần Nguyên Thịnh, Vương Đức, Thái Minh Phụng, Lâm PhongThưởng, Trương Đức Huy, Lý Ngọc Điền Họ mang theo gia sản, vốn liếng,hàng hóa, vợ con ra Huế cư trú, buôn bán ổn định Đến tháng 99/1928, TrầnHữu Nghiêm bị bệnh chết, Mã Nguyên Thái bị khùng, xã Minh Hương phải
cử Lý Thuần Cầu và Trần Thống Toàn ra thay thế) giỏi buôn bán, kinh doanh
ra kinh đô làm phố hộ để truyền đạt kinh nghiệm cho giới doanh thương vàphát triển nền kinh tế thương nghiệp tại xứ kinh đô Điều đó chứng tỏ rằng,tuy là kinh đô, nơi tập trung các đầu mối kinh tế, nhưng triều Nguyễn vẫn cầnnhững kinh nghiệm của người Minh Hương trong lĩnh vực buôn bán, thươngmại Vì vậy, triều Nguyễn đã điều một số người Minh Hương ra Huế để loviệc phố hộ Bằng chứng này cho thấy người Minh Hương có vai trò quantrọng trong việc phát triển các thị tứ, không chỉ ở kinh đô mà còn ở một số địaphương khác trong vùng
Người Minh Hương ở Hội An còn giỏi chế biến thực phẩm vừa phục
vụ nhu cầu ẩm thực của mình, vừa tạo ra sản phẩm hàng mang tính đặc trưngphố thị Ngoài các món ăn đã nói ở phần trên, cho đến bây giờ, người MinhHương vẫn còn chế biến tương ớt, làm bánh ú tro, bánh đậu xanh, bánh quaivạc, bánh ít khá hấp dẫn trên thị trường
Chế biếnTương ớt:
Bất cứ một món ngon nào cũng không thể thiếu phần gia vị, mà tương ớt
là một trong những gia vị không thể thiếu được trong những món ăn ngon.Tương ớt Hội An tuy chỉ là một loại tương cay thông thường nhưng hương vị,chất lượng khó có nới nào bì kịp Nguyên liệu để làm tương ớt chủ yếu là ớtmua từ các vùng nông thôn đưa lên bán Quả ớt để làm tương yêu cầu phảichín đỏ, tươi Cách làm tương cũng không kém phần phức tạp Ớt tươi đemluộc rồi xay nhuyễn trộn với cà chua vừa đủ, khử dầu, cho vào chảo đun sôi
Trang 40Lại cho thêm các thứ mè rang, tỏi trộn đều cho thấm, tiếp tục xào cho ráonước để thành tương ớt Khi tương ớt đã nguội được cho vào lọ
Trên mặt lọ tương đổ một lớp dầu khử chín để giử được lâu và tránhmốc Một lọ tương ớt đạt yêu cầu là phải có màu đỏ đẹp, có vị cay mà khônggắt và mùi thơm dịu Tương ớt Hội An không chỉ sản xuất để phục vụ cho cácnhà hàng, khách sạn hay các quán ăn trong nội tỉnh mà còn được bán đi khắpnơi trên đất nước như TP Hồ chí Minh, Huế, Quảng Ngải Tại Hội An trướcđây có tiệm tương ớt Triều Phát rất nỗi tiếng Hiện nay tương ớt được nhiềunhà sản xuất và bày bán, chất lượng tuy không bằng trước nhưng vẫn đượcnhiều người, nhiều địa phương ưa chuộng Ngày nay, du khách phương xađến tham quan phố cổ, ngoài việc mua sắm các loại bánh trái hay hàng lưuniệm để làm quà ra họ còn tìm mua cho được tương ớt Hội An để dùng tronggia đình và làm quà biếu Không phải tự dưng người ta lại làm như vậy mà
chắc chắn rằng họ thấy được cái "danh bất hư truyền" của tương ớt Hội An.
Bánh bao - Bánh vạc
Do có hình dáng nhỏ và có màu trắng trông như những đoá hoa hồng nên
bánh bao bánh vạc còn có tên gọi là White Rose (hoa hồng trắng) Đây là món
ăn khá phổ biến trong thực đơn của các nhà hàng, quán ăn ở Hội An Bánhbáo bánh vạc là hai loại có tên gọi khác nhau nhưng thường có mặt trongcùng một đĩa bánh và cùng có chung một loại nước chấm rất đặc biệt: khôngquá mặn, không quá nhạt và có thơm hương, vị ngọt của thịt tôm
Nguyên liệu chính để chế biến hai loại bánh này là gạo, loại gạo thậttrắng, nguyên hạt, dẻo, thơm, trồng trên ruộng đất sạch Người ta đem gạo vo
kỹ, ngâm với nước dứa nửa ngày rồi xả lại nhiều lần bằng nước giếng Bá Lễ.Sau đó, gạo được xay thành bột rồi chắt lọc qua khoảng 10-15 lần nước chođến khi bột thật trắng, bột lọc càng kỹ thì bánh càng dai càng ngon Tiếp đó,
họ nhồi bột thành những thuôn dài rồi xoay vòng để tạo thành một miếng bột