Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa đa dạng phong phú, nhưng thống nhất, bởi đó là nền văn hóa được tạo thành từ văn hóa của các dân tộc anh em cùng chung sống xen kẽ trên khắp dải đất hình chữ S. Nền văn hóa ấy lấy nền văn hóa của người Việt làm trung tâm. Do vậy, khi tìm hiểu văn hóa của dân tộc Việt Nam, bên cạnh việc tìm hiểu văn hóa của người Việt thì việc chú trọng tìm hiểu văn hóa của các dân tộc thiểu số cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Hiểu rõ điều này, Đảng ta đã đưa ra nhiều chính sách trong việc nghiên cứu và bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số ít người, trong đó có nền văn hóa dân gian của dân tộc Tày. Từ sau cách mạng tháng Tám đến nay, văn hóa dân tộc Tày đã từng bước được chú ý sưu tầm, nghiên cứu và phát triển với hát Then là trung tâm. Then là một hình thức sinh hoạt văn hóa - văn nghệ mang đậm tính sinh hoạt quần chúng, nhưng mặt khác nó cũng là một loại hình sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng lâu đời của người Tày miền núi phía Bắc Việt Nam. Với tư cách là loại hình sinh hoạt văn hóa - văn nghệ, tín ngưỡng tiêu biểu, Then thực sự có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống tâm linh của người Tày. Tuy nhiên có một thời gian dài Then đã từng bị xếp vào loại hình hành nghề mê tín, các thầy Then bị cấm đoán hành nghề. Vì thế, để bảo tồn và giữ gìn bản sắc dân tộc Tày, chúng ta cần quan tâm, khai thác và nghiên cứu Then một cách khoa học, có hệ thống nhằm phát huy thế mạnh cũng như hạn chế những mặt bảo thủ của Then trong đời sống hiện đại. Là một tỉnh miền giới nằm ở phía Bắc nước ta, Cao Bằng có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó dân tộc Tày chiếm tới 43% dân số toàn tỉnh. Đây là tộc người có quá trình cộng cư lâu đời trên mảnh đất này và đã lưu được những nét văn hóa riêng của dân tộc mình, cũng nhưđóng góp vào kho tàng di sản văn hóa Việt Nam.Vì vậy, việc nghiên cứu văn hóa dân gian nói chung và
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI LUẬN VĂN TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG “THEN” CỦA NGƯỜI TÀY Ở CAO BẰNG Chuyên ngành: Triết học LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2015 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được luận văn của mình, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo tại trường Đại học Sư Phạm Hà Nội.Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các thầy cô giáo trong khoa Triết học, các phòng ban chức năng - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Trần Đăng Sinh - người đã dành cho tôi sự quan tâm chu đáo, sự hướng dẫn tận tình và những chỉ bảo quý báu trong quá trình làm luận văn . Qua đây, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến NSƯT Hoàng Thị Quỳnh Nha, NSƯT Hoàng Kim Tuế đã giúp đỡ tôi trong quá trình tìm hiểu, thu thập và dịch tài liệu về Then. Xin cảm ơn gia đình, bạn bè và những người thân đã tạo điều kiện, động lực giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn thạc sĩ của mình. Với khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, thời gian có hạn và kiến thức còn hạn chế nhưng bằng sự nỗ lực hết mình, lại được sự ủng hộ, động viên của các thầy cô giáo, tôi đã hoàn thành luận văn đúng thời hạn. Song không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để luận văn của tôi hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 6 năm 2015 Học viên 2 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa đa dạng phong phú, nhưng thống nhất, bởi đó là nền văn hóa được tạo thành từ văn hóa của các dân tộc anh em cùng chung sống xen kẽ trên khắp dải đất hình chữ S. Nền văn hóa ấy lấy nền văn hóa của người Việt làm trung tâm. Do vậy, khi tìm hiểu văn hóa của dân tộc Việt Nam, bên cạnh việc tìm hiểu văn hóa của người Việt thì việc chú trọng tìm hiểu văn hóa của các dân tộc thiểu số cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Hiểu rõ điều này, Đảng ta đã đưa ra nhiều chính sách trong việc nghiên cứu và bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số ít người, trong đó có nền văn hóa dân gian của dân tộc Tày. Từ sau cách mạng tháng Tám đến nay, văn hóa dân tộc Tày đã từng bước được chú ý sưu tầm, nghiên cứu và phát triển với hát Then là trung tâm. Then là một hình thức sinh hoạt văn hóa - văn nghệ mang đậm tính sinh hoạt quần chúng, nhưng mặt khác nó cũng là một loại hình sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng lâu đời của người Tày miền núi phía Bắc Việt Nam. Với tư cách là loại hình sinh hoạt văn hóa - văn nghệ, tín ngưỡng tiêu biểu, Then thực sự có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống tâm linh của người Tày. Tuy nhiên có một thời gian dài Then đã từng bị xếp vào loại hình hành nghề mê tín, các thầy Then bị cấm đoán hành nghề. Vì thế, để bảo tồn và giữ gìn bản sắc dân tộc Tày, chúng ta cần quan tâm, khai thác và nghiên cứu Then một cách khoa học, có hệ thống nhằm phát huy thế mạnh cũng như hạn chế những mặt bảo thủ của Then trong đời sống hiện đại. Là một tỉnh miền giới nằm ở phía Bắc nước ta, Cao Bằng có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó dân tộc Tày chiếm tới 43% dân số toàn tỉnh. Đây là tộc người có quá trình cộng cư lâu đời trên mảnh đất này và đã lưu được 3 3 những nét văn hóa riêng của dân tộc mình, cũng nhưđóng góp vào kho tàng di sản văn hóa Việt Nam.Vì vậy, việc nghiên cứu văn hóa dân gian nói chung và Then nói riêng của người Tày tỉnh Cao Bằng là một vấn đề cấp thiết, căn bản và mang tính lâu dài đối với sự nghiệp phát triển văn hóa văn nghệ của tỉnh. Trước đây, cũng đã có một số công trình nghiên cứu về văn hóa dân gian của ngườiTày ở Cao Bằng, đặc biệt là nghiên cứu tổng quan về Then và một số loại hình diễn xướng Then, tuy nhiên chưa có một công trình khoa học nào làm rõ khía cạnh về con người và những vấn đề liên quan đến đời sống tình cảm của con người trong Then của người Tày Cao Bằng. Chính bởi những lý do đó, tôi đã lựa chọn đề tài “Triết lý nhân sinh trong “Then” của người Tày ở Cao Bằng” để nghiên cứu trong luận văn thạc sĩ của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nền văn hóa Việt Nam được cấu thành bởi văn hóa của 54 dân tộc, đó là nền văn hóa kết hợp hài hòa những tinh hoa văn hóa có phong cách riêng của các dân tộc anh em trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Trong đó, văn hóa các dân tộc thiểu số góp phần quan trọng làm nên diện mạo phong phú, đa dạng của bức tranh văn hóa Việt Nam. Việc nghiên cứu và khai thác văn hóa dân tộc Tày ở các tỉnh miền núi phía Bắc không chỉ nhằm đi sâu vào làm rõ những giá trị tư tưởng, thẩm mỹ về văn hóa của dân tộc, mà còn nhằm cho thấy quá trình phát triển văn hóa Việt Nam trong lịch sử. Công tác sưu tầm và nghiên cứu văn hóa dân gian của các tỉnh miền núi phía Bắc đã được nhen nhóm từ sau cách mạng tháng Tám, đặc biệt là sau khi miền Bắc giải phóng năm 1954 và đã có được một số thành tựu nhất định. Cuốn “Lời hát Then” của nhà sưu tầm Dương Kim Bội do Sở Văn Hóa Thông Tin Việt Bắc xuất bản năm 1975 đã giới thiệu tương đối đầy đủ về hát Then: nguồn gốc, mối quan hệ của Then với Mo, Tào, chức năng lề lối hát Then 4 4 và những nhận xét về văn bản Then. Cuốn sách giới thiệu nguyên văn lời hát Then bằng tiếng Tày được sưu tầm ở vùng Thất Khê - Tràng Định - Lạng Sơn theo phiên âm chữ Quốc ngữ và lược dịch một số đoạn ra tiếng Việt. Bài “Bước đầu tìm hiểu những yếu tố hiện thực sinh hoạt và tín ngưỡng, nghi lễ trong quá trình hình thành Then” của tác giả Lê Chí Quế in trong tạp chí Văn học số 4 xuất bản năm 1976 đã phân tích những yếu tố hiện thực sinh hoạt và tín ngưỡng trong nội dung lời ca và nghệ thuật diễn xướng Then, cùng với vai trò của Then trong đời sống tinh thần người Tày - Nùng. Cuốn “Mấy vấn đề về Then Việt Bắc” được nhà xuất bản Văn hóa dân tộc xuất bản năm 1978 là kết quả của “Hội nghị sơ kết công tác sưu tầm, nghiên cứu về Then” tháng 12 năm 1975 được tổ chức tại Sở Văn Hóa Thông Tin khu tự trị Việt Bắc. Cuốn sách tập hợp những báo cáo, tham luận, nghiên cứu về Then của các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian. Đây là cuốn sách đầu tiên nghiên cứu tổng hợp về Then, một loại hình diễn xướng dân gian phổ biến ở các tỉnh phía Đông Bắc (Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn). Cuốn sách đã đề cập tới nhiều vấn đề của Then như nguồn gốc, loại hình, nghệ thuật, giá trị văn hóa cũng như vai trò của Then trong đời sống các dân tộc Việt Bắc. Từ năm 1970 đến năm 1980 tuy số lượng sách xuất bản về Then không nhiều, nhưng các vấn đề về Then đã được nghiên cứu tập trung và có hệ thống, thể hiện một cái nhìn mới về Then là loại hình nghệ thuật diễn xướng tổng hợp, giúp những người quan tâm đến hát Then có được sự hình dung tương đối toàn diện về Then. Đến những năm 80 của thế kỷ XX, mặc dù trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V, Đảng ta đã khẳng định vị trí và vai trò của văn hóa dân gian các dân tộc ít người trong nền văn hóa Việt Nam, nhưng công tác sưu tầm, nghiên cứu Then Việt Bắc có phần bị lãng quên. Phải sang đến những 5 5 năm 90 việc sưu tầm và nghiên cứu Then mới lại bắt đầu được khởi sắc với những thành tựu trong việc sưu tầm và giới thiệu các văn bản Then. Về công tác sưu tầm đã có một số bài viết trong các tạp chí như: “Tình hình văn bản và một số suy nghĩ về bài ca “Khảm Hải” của Vi Hồng (Tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 3 năm 1992), “Then bách điểu” của Phương Bằng (Tạp chí Dân tộc học số 4 năm 1990) là những bài viết được tác giả sưu tầm khá công phu về lời ca của các bài Then và phân tích nội dung cơ bản của những bài Then đó. Một số hội viên Hội văn nghệ dân gian Việt Nam ở Cao Bằng đã tiến hành sưu tầm và dịch ra tiếng Việt nhiều văn bản nghi lễ Then cụ thể như: “Hội én du xuân” (1996) và “Then kỳ yên” (1997) của Nguyễn Thiên Tứ, “Then và những khúc hát” (1997) và “Lễ hội Dàng Then” (1998) của Triều Ân; “Lễ cầu tự của người Tày Cao Bằng” của Triệu Thị Mai (NXB Văn hóa dân tộc xuất bản năm 2013); “Lễ cấp sắc Then nữ phía Tây của dân tộc Tày tỉnh Cao Bằng” (NXB Văn hóa dân tộc xuất bản năm 2009) Trong đó, các công trình sưu tầm của tác giả Triều Ân về khúc hát Dàng ở miền Đông Cao Bằng đã được tập hợp và xuất bản thành sách với tiêu đề: “Then Tày những khúc hát” (NXB Văn hóa dân tộc tái bản năm 2012). Đây là một công trình sưu tập về các khúc hát Then hành lễ có kèm theo bài giới thiệu về nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa, đặc điểm nghi lễ gắn với các khúc hát Then. Về nghiên cứu, các tác giả ở Trung Ương và địa phương đã có một số bài viết trên các tập san chuyên ngành đề cập đến các khía cạnh của Then như cuốn “Văn hóa dân gian Cao Bằng” là kỷ yếu Hội thảo Khoa học Văn hóa dân gian các dân tộc thiểu số Cao Bằng tổ chức vào đầu năm 1993 có hai bài viết về Then đó là: bài “Nghệ thuật hát Then và hát Dàng Cao Bằng”của tác giả Hoa Cương là bài viết công phu đi vào giới thiệu đặc điểm âm nhạc của hai dòng hát Then (nam và nữ) ở Cao Bằng và bài “Cây đàn tính trong dân gian Cao Bằng” của tác giả Dương Sách tập trung phân tích, đánh giá vị trí 6 6 vai trò của cây đàn tính trong đời sống của người dân Cao Bằng. Cùng với một số bài viết khác như:“Hát Then một hình thức âm nhạc phong tục lễ nghi mùa xuân của đồng bào Tày Nùng Việt Bắc” của Nguyễn Hữu Thu (Tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 2 năm 1994);“Tìm hiểu đặc điểm của hát Then qua một số văn bản Then viết bằng chữ Nôm Tày Nùng” của Cung Khắc Lược (Tạp chí Văn hóa dân gian số 1 năm 1996); “Then một hình thức Shaman của người Tày ở Việt Nam” của Ngô Đức Thịnh (Tạp chí Văn hóa dân gian số 3 năm 2002) Cuốn “Then Bắc cầu xin hoa” của Nguyễn Thanh Hiền (NXB Văn hóa dân tộc năm 2008) chỉ ra hình thức, trình tự, thời gian nghi lễ bắc cầu xin hoa được tiến hành, cùng với đó tác giả cũng giới thiệu một số bài hát Then được thầy Then sử dụng trong nghi lễ. Cuốn “Quyển Đẳm” của Nguyễn Thị Yên (NXB Văn hóa dân tộc năm 2008) trình bày tương đối cụ thể về nghi lễ đám tang của người Tày ở huyện Quảng Uyên - Cao Bằng, được thực hiện bởi các thầy Dàng thuộc dòng hát Then nam miền Đông Cao Bằng với một số bài Then tiêu biểu. Như vậy, Then với tư cách là loại hình diễn xướng văn hóa dân gian từ lâu đã trở thành mối quan tâm của các nhà nghiên cứu. Nhiều văn bản Then được sưu tầm và công bố, vốn tư liệu đó đã thực sự trở thành tài sản văn hóa dân tộc có giá trị và rất hữu ích cho công tác nghiên cứu văn hóa dân gian các dân tộc thiểu số. Những công trình nêu trên phần lớn tập trung chú ý khai thác phương thức diễn xướng của hát Then nói chung và Then Cao Bằng nói riêng, nghệ thuật biểu diễn, chức năng nghi lễ nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu, cũng như khai thác về khía cạnh triết lý nhân sinh trong lời ca của các bài hát Then. Khai thác triết lý nhân sinh trong hát Then chính là để từ đó tìm ra được cái hay, cái đẹp của lời Then Cao Bằng. Chính vì vậy, việc thực hiện đề tài “Triết lý nhân sinh trong “Then” của người Tày ở Cao Bằng” là một việc 7 7 làm cần thiết để góp phần đem đến một cái nhìn đầy đủ, toàn diện và khoa học cho một nghi lễ truyền thống của người Tày, mà sâu hơn là của người Tày ở Cao Bằng. 3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Xuất phát từ tính cấp bách của đề tài và lịch sử nghiên cứu vấn đề, tôi xác định mục đích của đề tài là: trên cơ sở phân tích nguồn gốc, đặc điểm của Then và người Tày ở Cao Bằng, từ đó làm rõ khía cạnh nhân sinh trong Then của người Tày ở Cao Bằng cũng như những giá trị của nó trong sự phát triển của văn hóa hiện nay. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn: triết lý nhân sinh trong Then của người Tày ở Cao Bằng. 3.3. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu, khai thác triết lý nhân sinh về nguồn gốc của con người, về sự sống, chết, về cuộc sống và đời sống tình cảm của con người trong gia đình trong những bài ca, lời hát Then tại các lễ hội Then mang tính chất cộng đồng hay các lễ diễn xướng Then tại các gia đình của người Tày ở Cao Bằng. 4. Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của luận văn 4.1. Những luận điểm cơ bản Triết lý nhân sinh trong hát Then của người Tày ở Cao Bằng có một vị trí, vai trò và giá trị vô cùng quan trọng trong đời sống tinh thần của người Tày ở Cao Bằng nói riêng và trong văn hóa dân gian của nước ta hiện nay nói chung. 4.2. Đóng góp mới của luận văn - Làm rõ những đặc điểm, tính chất riêng biệt của cộng đồng người Tày 8 8 ở tỉnh Cao Bằng và ảnh hưởng của nó đến văn hóa hát Then ở đây. - Làm rõ một số khía cạnh nhân sinh trong Then của người Tày ở Cao Bằng. - Đưa ra một số phương hướng, giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của truyền thống hát Then của người Tày ở Cao Bằng với bối cảnh đất nước ta đang ở trong xu thế toàn cầu hóa của thế giới. Góp phần nâng cao nhận thức lớp trẻ của tỉnh về văn hóa truyền thống của địa phương mình cũng như góp phần giúp cho lãnh đạo tỉnh Cao Bằng trong việc hoạch định chính sách để bảo tồn và phát triển văn hóa hát Then hiện nay. - Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy và nghiên cứu tín ngưỡng tộc người và môn văn hóa học, tôn giáo học trong các trường cao đẳng, đại học. - Ở mức độ nhất định luận văn có thể giúp ích về mặt lý luận cho công tác bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc Tày nói chung và của dân tộc Tày ở Cao Bằng nói riêng. 5. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong luận văn là phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng; chủ nghĩa duy vật lịch sử; kết hợp phương pháp lôgíc - lịch sử; phân tích - tổng hợp; quy nạp, diễn dịch; điền dã; điều tra dân tộc học 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 2 chương, 5 tiết. 9 9 NỘI DUNG Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ THEN CỦA NGƯỜI TÀY Ở TỈNH CAO BẰNG 1.1. Khái quát về người Tày ở Cao Bằng 1.1.1. Sự hình thành cộng đồng người Tày ở Cao Bằng Tày là tên gọi đã có từ lâu đời dùng để chỉ chung nhiều dân tộc thuộc nhóm Thái - Choang ở Trung Quốc và Đông Nam Á, theo các nhà dân tộc học thì tên gọi này có từ cuối thiên niên kỉ thứ I sau công nguyên [57; tr.48]. Ở Việt Nam, người Tày là cư dân bản địa cư trú chủ yếu ở vùng Việt bắc, trong quá trình lịch sử phát triển, họ có những giao lưu tiếp xúc văn hóa với người Việt. Thông qua sự kiện Thục Phán khi làm vua nước Nam Cương đã đánh chiếm Văn Lang của người Việt, sau đó lập nên nước Âu Lạc đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh - Hà Nội ngày nay), các nhà nghiên cứu đã dự đoán rằng trong lịch sử xa xưa đã từng có một bộ phận người Tày cổ ở miền thượng du bắc bộ hòa đồng vào cộng đồng người tiền Việt, còn một bộ phận người Tày cổ ở miền núi phía bắc trở thành người Tày hiện nay. Nổi bật nhất trong các cuộc di cư của người Kinh lên Cao Bằng là sự kiện vua quan nhà Mạc thất thế chạy lên cát cứ Cao Bằng cuối thế kỉ XVI, đầu thế kỉ XVII (1594 - 1677). Ngoài ra, còn có một bộ phận người Tày là lưu quan hoặc quan quân nhà Lê lên dẹp nhà Mạc, sau đó ở lại sinh sống và lập nghiệp tại Cao Bằng. Người Tày là cư dân bản địa có mặt lâu đời ở Cao Bằng; các truyền thuyết dân gian như “chín chúa tranh ngôi”, sự tích “báo luông sao cải” đều liên quan đến việc giải thích nguồn gốc của người Tày ở vùng này. Đến thời Lê (1428 - 1527) năm Quang Thuận thứ 7 (1466), vua Lê Thái Tông chia cả đất nước ra làm 12 đạo Thừa Tuyên. Miền đất Cao Bằng đương thời gọi là phủ Bắc Bình trực thuộc Thừa Tuyên, Thái Nguyên [1; tr.239]. Đến năm Cảnh Tống thứ hai (1499) đời vua Lê Hiến Tông (1498-1504), 10 10 [...]... phát triển Then Tày Cao bằng đã trải qua nhiều bước thăng trầm nhưng những giá trị của Then ở đây vẫn tồn tại trong đời sống văn hóa tâm linh của người Tày như một minh chứng cho sự trường tồn của tinh thần, bản sắc dân tộc Chương 2 QUAN NIỆM VỀ CON NGƯỜI VÀ ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI TRONG THEN CỦA NGƯỜI TÀY CAO BẰNG 2.1 Quan niệm trong Then về con người 29 2.1.1 Quan niệm về triết lý nhân sinh Từ khi xuất hiện... dân bản địa đầu tiên 27 của Cao Bằng Người Tày ở Cao Bằng có ba nhánh chính đó là: nhánh người Tày gốc, nhánh người Ngạn và nhánh người Kinh hóa Tày Cao Bằng với địa thế khá thuận lợi, được ví như một lòng chảo mà ở giữa là thành phố, được bao xung quanh bởi các huyện và thị trấn cùng với núi non điệp trùng, sông suối xanh mát Dân tộc Tày ở Cao Bằng có tính cố kết cộng đồng cao, thường chung sống quần... học (ví dụ như: triết lý phương Đông, triết lý của Phật giáo ) Thứ hai, triết lý còn được hiểu là những quan niệm chung của con người về những vấn đề nhân sinh và xã hội Trong Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học có định nghĩa nhân sinh là: cuộc sống con người, là nghệ thuật vì con người 30 Để hiểu về triết lý nhân sinh, ta cũng cần hiểu về nhân sinh quan, bởi hai khái niệm này có sự tương đồng... thức lý luận của nhân sinh quan Nói cách khác, nó là hệ thống triết học mang tính lý luận và logic về các vấn đề mục địch, giá trị, ý nghĩa, thái độ của đời người Tóm lại, triết lý nhân sinh chính là hệ thống các quan niệm về con người và cuộc sống con người 2.1.2 Về nguồn gốc hình thành của con người Người Tày quan niệm con người có hai phần: thể xác và linh hồn Họ cho rằng thể xác của con người. .. nhân của địa phương từ lâu đời) Nhánh này là con cháu lâu đời của người Tày cổ Then - chính là sản phẩm văn hóa của nhánh Tày này Nhánh người Ngạn: Theo cuốn “Sơ khảo lịch sử Cao Bằng thì người Ngạn có nguồn gốc chính ở Quý Châu, Trung Quốc Trong các cuộc giao tranh giành lãnh thổ giữa các tộc người ngày xưa, người Ngạn đã dạt sang Cao - Bằng sinh sống và sát nhập vào cư dân địa phương trở thành người. .. các quan điểm khác nhau bàn về triết lý nhân sinh, chúng ta có thể hiểu về triết lý nhân sinh bằng cách làm rõ triết lý là gì và nhân sinh là gì Để thấy được triết lý là gì, ta phải thấy được sự khác nhau giữa triết lý và triết học Theo chủ nghĩa Mác - Lê Nin, triết học là một khoa học Nội dung mà nó có được là nhờ nghiên cứu nghiêm túc, với phương pháp đặc thù, xác định Triết học nghiên cứu những quy... nhất của tự nhiên và xã hội (quy luật của quy luật) Còn triết lý lại khác Nếu triết học là lý luận (khách quan), thì triết lý chỉ là lý lẽ (chủ quan) do vậy sự đúng - sai có thể do góc nhìn; ngoài ra có thể nó chẳng liên quan gì tới triết học Từ điển Tiếng Việt định nghĩa triết lý: Ở dạng danh từ, triết lý được hiểu theo hai nghĩa Đầu tiên, triết lý được hiểu là lí luận triết học (ví dụ như: triết lý. .. các hình thức ý thức tôn giáo của xã hội có giai cấp cũng ngày càng phát triển thịnh hành Người Tày ở Cao Bằng được thừa hưởng ở tổ tiên giá trị lạc quan, yêu đời trong văn hóa và những giá trị đó ngày càng được phát triển thêm trong đời sống gian khó bởi vậy nó đã thấm sâu vào đời sống tinh thần của người Tày Tiêu biểu nhất trong văn hóa tín ngưỡng của người Tày Cao Bằng là thờ cúng tổ tiên, bắt nguồn... luận, tạo ra nhân sinh quan tự giác, mang tính nguyên lí triết học Nhân sinh quan phản ánh tồn tại xã hội của con người Nội dung của nó biểu hiện những nhu cầu, lợi ích, khát vọng và hoài bão của con người trong mỗi chế độ xã hội cụ thể Trong xã hội có giai cấp, nhân sinh quan có tính giai cấp Giai cấp đang đi lên trong lịch sử có nhân sinh quan lạc quan, tích cực, cách mạng; nhân sinh quan của giai cấp... giới phía bắc nước ta Người Tày là những cư dân sớm có mặt trong thành phần cư dân nước Văn Lang xa xưa và là một trong những dân cư sáng lập nên Nhà nước Âu Lạc” [52] Người Tày ở Cao Bằng cư trú ở tất cả các xã trong tỉnh Tập trung nhiều ở các huyện miền Đông của tỉnh như: Trùng Khánh, Hòa An, Trà - Lĩnh, Hạ Lang Người Tày ở Cao Bằng được hình thành từ ba nhánh: Nhánh người Tày gốc (còn gọi là thổ, . LUẬN VĂN TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG “THEN” CỦA NGƯỜI TÀY Ở CAO BẰNG Chuyên ngành: Triết học LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2015 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được luận văn của mình,. các gia đình của người Tày ở Cao Bằng. 4. Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của luận văn 4.1. Những luận điểm cơ bản Triết lý nhân sinh trong hát Then của người Tày ở Cao Bằng có một vị. chất riêng biệt của cộng đồng người Tày 8 8 ở tỉnh Cao Bằng và ảnh hưởng của nó đến văn hóa hát Then ở đây. - Làm rõ một số khía cạnh nhân sinh trong Then của người Tày ở Cao Bằng. - Đưa ra