Chương 2 QUAN NIỆM VỀ CON NGƯỜI VÀ ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI TRONG THEN CỦA NGƯỜI TÀY

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG “THEN” CỦA NGƯỜI TÀY Ở CAO BẰNG (Trang 29)

CON NGƯỜI TRONG THEN CỦA NGƯỜI TÀY

CAO BẰNG

2.1.1.Quan niệm về triết lý nhân sinh

Từ khi xuất hiện cho đến nay, con người với trí thông minh của mình luôn được coi trọng. Con người xuất hiện khẳng định sự sống, sự sinh sôi nảy nở trong vũ trụ. Sự tồn tại của con người là sự tồn tại có ý nghĩa. Con người là chủ thể đích thực tạo ra lịch sử, là trung tâm của mọi sự phát triển xã hội. Chính vì vậy, vấn đề con người luôn là đề tài được rất nhiều bộ môn khoa học khác nhau nghiên cứu, là chủ đề trung tâm của lịch sử triết học từ cổ đại đến hiện đại. Từ trước đến nay, có rất nhiều các quan điểm khác nhau bàn về triết lý nhân sinh, chúng ta có thể hiểu về triết lý nhân sinh bằng cách làm rõ triết lý là gì và nhân sinh là gì.

Để thấy được triết lý là gì, ta phải thấy được sự khác nhau giữa triết lý và triết học.

Theo chủ nghĩa Mác - Lê Nin, triết học là một khoa học. Nội dung mà nó có được là nhờ nghiên cứu nghiêm túc, với phương pháp đặc thù, xác định. Triết học nghiên cứu những quy luật chung nhất, bao quát nhất của tự nhiên và xã hội (quy luật của quy luật).

Còn triết lý lại khác. Nếu triết học là lý luận (khách quan), thì triết lý chỉ là lý lẽ (chủ quan) do vậy sự đúng - sai có thể do góc nhìn; ngoài ra có thể nó chẳng liên quan gì tới triết học.

Từ điển Tiếng Việt định nghĩa “triết lý: Ở dạng danh từ, triết lý được hiểu theo hai nghĩa. Đầu tiên, triết lý được hiểu là lí luận triết học (ví dụ như: triết lý phương Đông, triết lý của Phật giáo...). Thứ hai, triết lý còn được hiểu là những quan niệm chung của con người về những vấn đề nhân sinh và xã hội.

Trong Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học có định nghĩa nhân sinh là: cuộc sống con người, là nghệ thuật vì con người.

Để hiểu về triết lý nhân sinh, ta cũng cần hiểu về nhân sinh quan, bởi hai khái niệm này có sự tương đồng nhất định với nhau.

Theo Từ điển tiếng việt của Viện ngôn ngữ học thì nhân sinh quan là: quan niệm thành hệ thống về cuộc đời, về ý nghĩa và mục đích sống của con người.

Trong Đại từ điển tiếng Việt của Nguyễn Như Ý: Nhân sinh quan là hệ thống quan niệm về mục đích, ý nghĩa lý tưởng, lẽ sống, lối sống…của cuộc sống con người.

Hay trong Từ điển Bách khoa toàn thư của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam định nghĩa: Nhân sinh quan là bộ phận của thế giới quan (hiểu theo nghĩa rộng), gồm những quan niệm về cuộc sống của con người: lẽ sống của con người là gì? mục đích, ý nghĩa, giá trị của cuộc sống con người ra sao và sống như thế nào cho xứng đáng? trả lời những câu hỏi đó là vấn đề nhân sinh quan. Khác với loài cầm thú, bất kì người nào cũng có quan niệm của mình về cuộc sống. Trong đời thường, đó là nhân sinh quan tự phát, “ngây thơ” của đại chúng; các nhà tư tưởng khái quát những quan điểm ấy, nâng lên thành lí luận, tạo ra nhân sinh quan tự giác, mang tính nguyên lí triết học. Nhân sinh quan phản ánh tồn tại xã hội của con người. Nội dung của nó biểu hiện những nhu cầu, lợi ích, khát vọng và hoài bão của con người trong mỗi chế độ xã hội cụ thể. Trong xã hội có giai cấp, nhân sinh quan có tính giai cấp. Giai cấp đang đi lên trong lịch sử có nhân sinh quan lạc quan, tích cực, cách mạng; nhân sinh quan của giai cấp đang đi xuống thường mang tính bi quan, yếm thế. Nhân sinh quan có tác dụng lớn đến hoạt động; những quan niệm về nhân sinh quan trở thành niềm tin, lối sống, tạo ra phương hướng, mục tiêu cho hoạt động (lí tưởng sống). Nếu phản ánh đúng khuynh hướng khách quan của lịch sử thì nó là nhân tố mạnh mẽ để cải tạo xã hội một cách hợp lí; nếu phản ánh không đúng thì nó có tác dụng ngược lại, cản trở xã hội

tiến lên. Trong lịch sử xã hội trước đây, hoạt động của con người bị tha hoá. Từ đó sinh ra những loại hình nhân sinh quan lạc hậu hoặc phản động, phản khoa học: hoặc mang tính tôn giáo, chuyển ý nghĩa cuộc đời ra bên ngoài cõi đời, sang thế giới bên kia; hoặc có xuất phát từ tính người, nhưng hiểu nó một cách trừu tượng, định hướng hoạt động vào những nhu cầu và lợi ích cá nhân (chủ nghĩa khoái lạc; chủ nghĩa hạnh phúc; chủ nghĩa vị lợi). Có thứ nhân sinh quan yếm thế, lánh đời (ẩn dật); có thứ nhân sinh quan tích cực, nhập thế (giúp đời, cứu nước), song vẫn mang ít nhiều màu sắc cá nhân chủ nghĩa (lập thân, lập công danh sự nghiệp).

Tuy nhiên, theo PGS.TS Nguyễn Tài Đông nhân sinh quan khác với triết lý nhân sinh. Triết lý nhân sinh là những nguyên lý và trí tuệ căn bản về cuộc đời con người. Nó là học thuyết triết học về các vấn đề của đời người, là hình thức lý luận của nhân sinh quan. Nói cách khác, nó là hệ thống triết học mang tính lý luận và logic về các vấn đề mục địch, giá trị, ý nghĩa, thái độ... của đời người.

Tóm lại, triết lý nhân sinh chính là hệ thống các quan niệm về con người và cuộc sống con người.

2.1.2. Về nguồn gốc hình thành của con người

Người Tày quan niệm con người có hai phần: thể xác và linh hồn. Họ cho rằng thể xác của con người gồm có đất và nước, còn phần hồn là lửa và gió, khi bốn yếu tố này kết hợp thì con người sống, còn phân hủy thì con người sẽ chết. Phần linh hồn của con người, người Tày gọi là khoăn. Khoăn

gồm phần hồn và phần vía, con gái có 9 khoăn, con trai có 7 khoăn. Khi con người sống, khoăn ở cùng với thể xác. Người ta khỏe mạnh khi xác và khoăn

hòa hợp. Còn nếu khoăn rời xác đi chu du thì người thường mệt mỏi, ăn không ngon ngủ không yên, trẻ con thì quấy khóc.

hay ít. Người ta cho rằng nếu khoăn bỏ đi lâu không về thì người ốm khó mà qua khỏi. Do vậy, người ta phải mời thầy Then đến làm lễ gọi khoăn về. Người Tày ở một số vùng còn có tục sau giao thừa người ta mang lễ cúng cùng với túi nải đựng quần áo của cả nhà đến đền Thổ công để gọi khoăn

về nhập vào thể xác mọi người trong nhà để năm mới người nào cũng khỏe mạnh. Khi người chết, xác nằm trong đất còn khoăn lên không trung lúc đó trở thành phi. Phi chính là ma, là những thánh thần ma quỷ mà người trần không nhìn thấy được. Phi có hai loại là phi dữ và phi lành. Phi lành thường được thờ cúng, phi dữ không được đặt bàn thờ cúng nhưng khi có tai họa do phi dữ gây nên ta sẽ phải làm lễ cúng ma đó. Việc cúng bái ấy phải nhờ đến Then ra tay giúp đỡ.

Còn có một quan niệm khác về hồn, vía của người Tày. Người Tày cho rằng con người ta ngoài thể xác còn có 12 hồn vía gộp lại có thể tương ứng với 12 con giáp hoặc 12 tháng trong năm. Quan niệm này được thể hiện khá rõ trong nghi lễ làm Then, cũng như lời ca Then của lễ Quyển Đẳm. Lễ Quyển Đẳm là lễ mà khi nhà có người mất sẽ mời thầy Then về nhà cúng lễ. Khi người ta còn sống thì 12 vía này nằm trong cơ thể, khi chết đi sẽ được tách rời, phần thì ở mộ phần (theo xác), phần thì về trời.

Trong lời Then Quyển Đẳm ở phần Vong linh nhắn nhủ trước khi về trời

có nói: “12 vía vong linh hội đủ”, nhưng có lúc lại nói: “ba hồn bảy vía tách rời, một hồn theo thổ nằm nơi mộ, một hồn theo tổ bay về trời”. Nếu cộng ba hồn bảy vía và hai hồn (một theo xác, một về trời) thì cũng đủ 12 vía. Cách hiểu này cũng được giải thích theo Thiên Can Địa Chi, chẳng hạn như trong phần Thu hồn vía của Then, thầy Then niệm:

Tý, Ngọ, Mão, Dậu thu tam hồn Sửu, Mùi, Thìn, Tuất thu thất phách Dần, Thân, Tỵ, Hợi thu hào quang

Thiên lý thu lai - Vạn lý thu lai Thiên lý giáp lai - Vạn lý giáp lai

Cườn (kiến) - Trừ - Mãn - Bình - Định - Chấp - Phá - Nguy - Thành - Thu

Còn hai chữ nữa ở cung này là Khai (mở) và Bế (đóng) nhưng thầy Then không nói. Vì vậy, việc hiểu 12 vía hay 10 vía thế nào cũng được, nó thuộc về Thiên Can (10) và Địa Chi (12). [59; tr.65,66].

Nhìn chung theo quan niệm của người Tày, trong Then con người đều được sinh ra và tạo thành bởi trời, số mệnh và cuộc đời đều được quyết định bởi Thiên (ông trời). Ở mỗi lễ khác nhau của Then, số lượng hồn vía trong mỗi con người cũng khác nhau, ngoài thể xác thì hồn vía cũng được quyết định bởi trời, hay ở đây theo người Tày là được dẫn đường chỉ lối bởi Then mỗi khi lầm lạc. Then là đại diện cho Trời, là hiện thân của người nhà Trời, vì vậy nên con người muốn làm gì cũng đều nhờ đến Then, cả khi lễ sống cũng như lễ chết.

2.1.3. Về sự sống, chết của con người

Theo Người Tày Cao Bằng thì thế giới tồn tại cả cõi người và cõi ma (cõi phi). Cõi người tổ chức sinh hoạt như thế nào thì cõi phi cũng sẽ như vậy. Có một số quan niệm không đồng nhất trong việc phân chia thế giới của người Tày thành các tầng khác nhau, tuy nhiên tựu chung lại đều chia thành ba tầng như ở lời Then của lễ Quyển Đẳm và lời Then của lễ Bắc cầu xin hoa.

Lễ Bắc cầu xin hoa là lễ cầu hoa với mong muốn xin con cái. Những đôi vợ chồng lấy nhau mà lâu không sinh được con, hiếm muộn thường đến gặp bà Then nhờ làm lễ để xin Mẹ Hoa - người ban phát giống nòi cho con người ban cho một đứa con. Qua lời Then trong lễ cầu hoa, ta nhận thấy thế giới được cấu trúc ba tầng, gồm mường trời, mường người và mường địa ngục.

quan niệm về cõi niết bàn của Phật giáo - nơi không còn kiếp khổ ải trầm luân. Bằng tình cảm tha thiết với người, với cảnh của miền núi, bằng tinh thần lạc quan sâu sắc cùng trí tưởng tượng bay bổng, người Tày đã đưa toàn bộ thế giới trần gian lên mường trời và lí tưởng hóa nó. Dân gian nói đến mường trời là nói đến vẻ đẹp lí tưởng, ở đấy mọi người sống trong thanh bình, hạnh phúc. Mọi thứ ở mường người đã đẹp thì ở mường trời càng đẹp đẽ thanh cao hơn. Qua lời miêu tả của Then trên trời chẳng khác gì trần gian, cũng có ruộng vườn, chợ búa, hoa thơm cỏ lạ, mọi thứ đều rực rỡ đẹp lạ thường đến ngất ngây lòng người. Mường trời trong lời Then Bắc cầu xin hoa là nơi Hoa Vương Thánh Mẫu (Mẹ Hoa) sống cùng các nàng tiên giữa một vườn hoa lớn trên hòn đảo ngoài biển khơi:

Hoa vàng bạc tỏa sáng thanh tân Bách hoa nở mùa xuân thơm ngát

Cho nên trong lễ, ở phần Bắc cầu xin hoa, đầu cầu bao giờ cũng có một con gà sống và một con vịt sống để tượng trưng cho việc vịt cõng gà đưa Then ra đảo gặp Hoa Vương Thánh Mẫu xin hoa cho trần gian.

Tầng giữa là mường người (thế giới con người). Đó là cuộc sống trần gian, có khổ đau, có sung sướng. Phật giáo gọi là “bể khổ trầm luân” - nơi con người sống gửi, thác lại trở về mường trời. Ở mường người con người gặp khổ đau, vận hạn thì phải nhờ Then lên mường trời kêu với Ngọc Hoàng xin giải vận hạn. Ở mường người, vợ chồng lấy nhau mà không sinh con thì phải làm lễ nhờ Then lên mường trời để gặp Thánh Mẫu xin hoa:

Chắp tay xin nụ với Thánh Chụm tay xin hoa với mẹ Tích Đế mẹ phân về Tích ca liền đưa lại

Tầng dưới là mường địa ngục, là thủy phủ có biển rộng, sông dài với ghềnh thác hiểm nguy và ma quái quỷ dữ. Phật giáo gọi là âm ti, nơi có vạc dầu sôi trừng trị những kẻ phạm tội ác trên trần gian. Hành trình lên mường trời đoàn quân Then phải vượt qua thử thách này.

Xuất phát từ quan niệm có ba tầng thế giới, người Tày quan niệm, cuộc sống của con người không phải do chính họ định đoạt mà phụ thuộc vào thế giới siêu nhiên (cõi trời, cõi ma). Đó là kết quả của sự nhận thức lệch lạc, hư ảo về thế giới của người xưa trong tình trạng kinh tế lạc hậu, tri thức non kém. Sai lầm của nhận thức này là con người tự nhập mình vào thế giới tự nhiên rồi lại phân thân mình ra trong thế giới tự nhiên ấy. Cho nên, các chàng trai cô gái Tày xưa nhiều khi thụ động đón chờ số phận của mình qua các cuộc pây ương, pây ẻn, những cặp vợ chồng muộn mằn con cái thì phải làm lễ bắc cầu xin hoa.

Quan niệm của người Tày cổ tuy có ba thế giới nhưng thế giới dưới mặt đất (mường địa ngục) ít được nhắc đến, mà người Tày chỉ hay nói đến mường người và mường trời. Con người sống ở mường người nhưng niềm tin của con người lại hướng lên mường trời. Người ta tin rằng mường trời là nơi các thần linh sống - những vị thần chi phối trực tiếp số phận và cuộc sống của con người ở mặt đất. Cho nên, thế giới thần linh được thờ cúng của người Tày là ở mường trời. Then là một hình thức sinh hoạt tín ngưỡng của người Tày xưa, nói đến Then người ta nghĩ đến lực lượng siêu nhiên có sức chi phối cuộc sống của con người. Người Tày tin vào Then bởi vì họ cho rằng then giữ vai trò trung tâm giữa thực và hư, giữa thế giới thần linh và thế giới con người [15; tr.74 - 77].

Trong Then của lễ Quyển Đẳm cũng chia thế giới thành ba tầng tương ứng với ba mường nhưng lại là mường Đất, mường Trời và mường Nước. Mường Đất nơi con người cư trú khi sống; mường Trời là nơi linh hồn con

người cư ngụ sau khi chết; mường Nước là âm ti địa ngục nơi linh hồn của con người tạm thời bị giam cầm sau khi chết, bắt buộc phải có những ông thầy Then cao tay làm phép thuật giải thoát cho họ. Ngoài con người và linh hồn con người ra thì ở mỗi tầng thế giới này lại có những thần linh và ma quỷ theo những cấp độ khác nhau.

Mặt đất (mường đất) với làng bản, cửa nhà, núi sông hiện hữu khi con người còn sống.Trong gia đình thì có thần tổ tiên, Táo Quân. Ngoài bản thì có Thổ Công là vị thần cai quản phần âm của bản, xét về khía cạnh nào đó thì cũng thuộc dòng quan âm với các thầy cúng. Khi Then đi hành đại lễ có mời Thổ Công hỗ trợ với tư cách dẫn đường, ngoài ra mỗi làng bản hoặc khu vực cư trú của người Tày còn có Sơn Thần, Thần Nông... đều là những vị thần khả kính, các đại lễ Then đều mời các thần về hưởng lễ.

Mặt đất còn là nơi trú ngụ của những ma chết thảm, còn gọi là ma thương, ma dớp có thể gây phiền nhiều cho gia đình hoặc người làng. Người Tày quan niệm rằng, những người chết bất đắc kì tử ngoài đường như chết tai nạn, gươm đao... linh hồn không được giải thoát cứ quanh quẩn, lơ lửng ở nơi ngã ba (tàng cáp) nơi giao tiếp cuả ba ngả đường: một ngả lên trời, một ngả xuống âm, một ngả là con đường trần gian. Người chết thảm lơ lửng ở đấy đói rách thảm thương nên gọi là ma thương, ma dớp, Then khi làm lễ thường phân phát tiền, lễ cho các vong này.

Mường trời được hình dung như là sự lộn ngược của mặt đất (mường đất), cũng có ruộng đồng, rừng núi, sông biển, cửa nhà. Các vị thần linh cư trú

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG “THEN” CỦA NGƯỜI TÀY Ở CAO BẰNG (Trang 29)