1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài giảng công nghệ 6 HKII

79 576 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 792,5 KB

Nội dung

Ngày giảng Lớp 6A:………2014 Chương III NẤU ĂN TRONG GIA ĐÌNH Tiết 37 CƠ SỞ CỦA ĂN UỐNG HỢP LÝ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết được vai trò và nhu cầu của các chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày chất đạm, chất đường bột, sinh tố, chất khoáng, nước, chất xơ. Biết được ý nghĩa trong phân chia thức ăn thành các nhóm và giá trị dinh dưỡng của từng nhóm. 2. Kỹ năng : Nhận biết và chọn được thức ăn phù hợp với cơ thể. Thay thế các loại thức ăn trong cùng nhóm để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng. 3. Thái độ: Có ý thức lựa chọn được thức ăn có đủ chất đinh dưỡng, ăn uống hợp lí để đảm bảo sức khỏe. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên:Tranh hình 31; 3.13 SGK 2. Học sinh: SGK, su tầm tranh ảnh 1. Ổn định tổ chức: (1) Lớp 6A:......... Vắng: ................................................................. 2. Kiểm tra: Không kiểm tra bài cũ. 3. Bài mới: Hoạt động dạy và học Tg Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của chất đạm. Trong thực tế hàng ngày con người cần các chất dinh dưỡng nào? hãy kể tên các chất đó? Chất đạm, bột, béo, vitamin Cho HS quan sát hình 3.2 SGK có mấy nguồn cung cấp chất đạm? Đạm thực vật có trong thực phẩm nào? Đạm động vật có trong thực phẩm nào? Đậu tương chế biến thành sữa đậu nành rất mát, bổ trong thực đơn hàng ngày nên sử dụng chất đạm như thế nào cho hợp lý? Dùng 50% chất đạm động vật 50% đạm thực vật trong khẩu phần ăn hàng ngày. Quan sát hình 3.3, đọc phần 1b.Tr.68. Vậy Protein có chức năng gì trong đời sống? Tóc rụng, tóc khác mọc, răng sữa thay, bị đứt tay> lành. Vậy theo em hiện tượng nào cần nhiều chất đạm? Trẻ em, phụ nữ có thai, người già yếu. Hoạt động 2. Vai trò của chất bột. + Quan sát Hình 3.4 Kể tên các nguồn cung cấp chất đường bột? Hãy nêu chức năng chính của chất đường bột? Cung cấp năng lượng Hãy phân tích ví dụ ở hình 3.5 Hoạt động 3. Tìm hiểu vai trò chất béo. Cho HS quan sát hình 3.6 Chất béo thường có trong thực phẩm nào? Mỡ động vật, dầu thực vật,… Em hãy kể tên một số dầu thực vật thường dùng trong gia đình em? Hoạt động 4. Vai trò của sinh tố. Hãy kể tên các loại vitamin mà em biết? Các loại vitamin A, B, C,D, E Yêu cầu HS quan sát hình 3.7. Em hãy cho biết tên các loại thực phẩm cung cấp các loại sinh tố? Hãy cho biết chức năng dinh dưỡng của các loại sinh tố Trong khẩu phần ăn hàng ngày em có dùng những loại thực phẩm nào giàu vi ta min? Hoạt động 5. Vai trò của chất khoáng. Chất khoáng gồm những loại nào? Phốt pho, iốt, can xi, sắt. Em hãy cho biết các loại thực phẩm cung cấp chất khoáng? Em hãy chỉ ra chức năng của chất khoáng? Xương phát triển, cấu tạo hồng cầu. Hoạt động 6. Vai trò của nước. Nước có vai trò như thế nào với đời sống con người? Nước chiếm 75% trọng lượng cơ thể. Ngoài nước uống còn có nguồn nào khác cung cấp nước cho cơ thể? Trong rau xanh, trái cây trong thức ăn. Hoạt động 7. Vai trò của chất xơ. Chất xơ có trong thành phần nào? Rau xanh. Chất xơ có tác dụng gì cho cơ thể? Dễ tiêu hoá (7) (6) (5) (6) (6) (5) (5) I. Vai trò của các chất dinh dưỡng 1. Chất đạm (protein) a. Nguồn cung cấp Có 2 nguồn cung cấp chất đạm + Đạm động vật có từ động vật và sản phẩm của động vật như thịt, cá, trứng, tôm. + Đạm thực vật có từ thực vật và sản phẩm của thực vật như lạc, các loại đậu... b. Chức năng dinh dưỡng. Chất đạm giúp cơ thể phát triển tốt về kích thước , chiều cao, cân nặng. Cần thiết cho việc tái tạo các tế bào đã chết như tóc, răng.. Tăng khả năng đề kháng và cung cấp năng lượng cho cơ thể. 2. Chất đường bột ( Gluxit) a. Nguồn cung cấp: 2 nhóm Chất đường là thành phần chính của các loại trái cây, mía, mật ong, sữa... Chất tinh bột là thành phần chính ngũ cốc, gạo nếp, ngô... củ, quả b. Chức năng dinh dưỡng. Cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể. Giúp cơ thể chuyển hoá các chất dinh dưỡng khác. 3. Chất béo a. Nguồn cung cấp Chất béo (động vật) có trong mỡ động vật, sữa , bơ Chất béo (thực vật): dầu ăn, dừa, đậu phộng... b. Chức năng dinh dưỡng. Cung cấp năng lượng dự trữ dưới da dưới dạng một lớp mỡ. 4. Sinh tố ( Vitamin) a. Nguồn cung cấp Vitamin A: cà chua, cà rốt, đu đủ Vitamin B: Cám gạo, thịt lợn, gà,… VitaminC: Rau tươi, cam, chanh,… Vitamin D: dầu cá, lòng đỏ trứng,... b. Chức năng dinh dưỡng Giúp hệ thần kinh, hệ tiêu hoá, hệ tuần hoàn hoạt động bình Thường Tăng sức đề kháng của cơ thể. 5. Chất khoáng a. Nguồn cung cấp Có trong cá, sữa, đậu, tôm, cua, trứng, mật, mía.. b. Chức năng Giúp cho sự phát triển của xương, hoạt động của cơ bắp, tổ chức hệ thần kinh, cấu tạo hồng cầu, sự chuyển hoá của cơ thể. 6. Nước Là thành phần chủ yếu của cơ thể Là môi trường chuyển hoá mọi trao đổi chất của cơ thể. Điều hoà thân nhiệt. 7. Chất xơ Chất xơ có trong rau xanh, trái cây, ngũ cốc. Chất xơ giúp ngăn ngừa bệnh táo bón, dễ tiêu hoá. 4. Củng cố: (3) Có những chất dinh dưỡng nào? Vai trò của mỗi loại chất dinh dưỡng đó? 5. Hướng dẫn học ở nhà : (1) Học bài, trả lời câu hỏi sgk. Chuẩn bị tiếp phần còn lại: Cơ sở của ăn uống hợp lí. ___________________________________________________________ Ngày dạy: Lớp 6A:………2014 Tiết 38 CƠ SỞ CỦA ĂN UỐNG HỢP LÝ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết được vai trò và nhu cầu của các chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày chất đạm, chất đường bột, sinh tố, chất khoáng, nước, chất xơ. Biết được ý nghĩa trong phân chia thức ăn thành các nhóm và giá trị dinh dưỡng của từng nhóm. 2. Kỹ năng : Nhận biết và chọn được thức ăn phù hợp với cơ thể. Thay thế các loại thức ăn trong cùng nhóm để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng. 3. Thái độ: Có ý thức lựa chọn được thức ăn có đủ chất đinh dưỡng, ăn uống hợp lí để đảm bảo sức khỏe. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Bài soạn, sgk, tranh minh họa. 2. Học sinh: Đọc và chuẩn bị bài theo yêu cầu sgk. 1. Ổn định tổ chức: (1) Lớp 6A:......... Vắng: ................................................................. 2. Kiểm tra: (4) Vai trò của thức ăn đối với cơ thể con người? ĐA: Nội dung tiết 37. 3. Bài mới: Hoạt động dạy và học Tg Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn. Dựa vào cơ sở khoa học nào để người ta phân nhóm thức ăn? Hãy kể tên các nhóm thức ăn? Giàu chất đạm, chất béo, đường bột, vitamin và chất khoáng. Việc phân chia các nhóm thức ăn có ý nghĩa như thế nào? Tổ chức tốt bữa ăn, đủ các chất, thay đổi món ăn. Vì sao phải thay đổi thức ăn? Thay đổi thức ăn như thế nào? Ăn ngon, hợp khẩu vị. Có thể thức ăn này bằng thức ăn khác. Hoạt động 2: Tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể Quan sát hình 3.11. Em có nhận xét gì về thể trạng của bạn trong tranh? Cơ thể phát triển không bình thường vì thiếu chất đạm. Vậy thiếu chất đạm thì cơ thể như thế nào? Nếu thừa chất đạm thì cơ thể sẽ như thế nào? Vậy cơ thể cần bao nhiêu chất đạm? 0,5 kg Kg trọng lượng cơ thể. Quan sát hình 3.12 Em có thể khuyên cậu bé ở hình vẽ điều gì để gầy bớt đi? Giảm đường bột, tăng rau xanh, hoa quả, tăng cường vận động. Thiếu đường bột cơ thể sẽ như thế nào? Gầy yếu... Hàng ngày ăn nhiều chất béo cơ thể có bình thường không? Khó chịu, đầy bụng. Thiếu chất béo cơ thể sẽ như thế nào? Vậy cơ thể cần các chất dinh dưỡng như thế nào? + Nêu kết luận. Em hãy vẽ tháp dinh dưỡng. (13) (22) I. Giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn. 1. Phân nhóm thức ăn. a. Cơ sở khoa học. Căn cứ vào giá trị dinh dưỡng của thức ăn. 4 nhóm thức ăn: giàu chất đạm, chất béo, đường bột, vitamin, chất khoáng b. Ý nghĩa: Giúp ta tổ chức tốt bữa ăn Mua đủ các chất cần thiết. Thay đổi món ăn 2. Cách thay thế thức ăn lẫn nhau Cần thay đổi món ăn cho ngon miệng và hợp khẩu vị. Đổi Thức ăn này bằng thức ăn khác. Cần thay thế thức ăn trong cùng một nhóm. II. Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể 1. Chất đạm a. Thiếu chất đạm Cơ thể suy dinh dưỡng > Cơ thể phát triển chậm hoặc ngừng phát triển; cơ bắp yếu ớt, tay chân khẳng khiu, bụng to, tóc mọc thưa. Chậm phát triển trí tuệ. b. Thừa chất đạm Gây bệnh béo phì Gây bệnh huyết áp Gây bệnh tim mạch 2. Chất đường bột Thừa chất đường bột làm tăng trọng lượng cơ thể, gây béo phì. Thiếu chất đường bột dễ bị đói, mệt cơ thể ốm yếu. 3. Chất béo Thừa chất béo làm cơ thể béo phệ, ảnh hưởng đến sức khoẻ. Thiếu chất béo sẽ thiếu năng lượng và vitamin, cơ thể ốm yếu dễ bị mệt. Cơ thể luôn đòi hỏi phải được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để nuôi sống và phát triển. + Sự thừa và thiếu chất dinh dưỡng đều có hại cho sức khoẻ. 4. Củng cố: (4) Tóm tắt nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể Đọc phần ghi nhớ, phần có thể em cha biết 5. Hướng dẫn học ở nhà :(1) Học bài cũ, liên hệ cách ăn uống gia đình em. Chuẩn bị bài: Vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngày dạy: Lớp 6A:……2014 Tiết 39 VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Hiểu được nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn, các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng tránh ngộ độc thức ăn. 2. Kỹ năng : Xác định và lựa chọn được các loại thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn, chủ động phòng tránh ngộ độc thức ăn khi ăn uống ở gia đình. 3.Thái độ: Có ý thức ăn uống hợp lí, an toàn thực phẩm để bảo vệ sức khỏe và biết giữ gìn vệ sinh môi trường. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Bài soạn, sgk, tranh ảnh minh họa. 2. Học sinh: Kiến thức III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức:( 1) Lớp 6A:......... Vắng: ................................................................. 2. Kiểm tra: (4) Nêu nhu cầu dinh dưỡng chất đạm đối với cơ thể con người? ĐA: Chất đạm giúp cơ thể phát triển tốt về kích thước, chiều cao, cân nặng. Trí tuệ. Cần thiết cho việc tái tạo các tế bào đã chết như tóc, răng.. Tăng khả năng đề kháng và cung cấp năng lượng cho cơ thể. 3. Bài mới : Hoạt động của thầy và trò Tg Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu vệ sinh thực phẩm Em hiểu thế nào là vệ sinh an toàn thực phẩm? giữ cho thực phẩm không bị nhiễm khuẩn Theo em thế nào là sự nhiễm trùng thực phẩm? Thực phẩm không được bảo quản tốt, bị vi khuẩn xâm hại, có mùi lạ. Thế nào là sự nhiễm độc thực phẩm? Em hãy nêu một số thực phẩm dễ bị hư hỏng, có mùi lạ, giải thích tại sao? Ăn phải thực phẩm bị nhiễm trùng hoặc nhiễm độc sẽ như thế nào? Cho HS quan sát hình 3.14. Em hãy ghi chi tiết vào vở về ảnh hưởng của nhiệt độ với vi khuẩn? Nhiệt độ nào hạn chế sự phát triển của vi khuẩn? 50 oC80oC Nhiệt độ nào vi khuẩn phát triển được? Nhiệt độ an toàn cho thực phẩm, Nhiệt độ nào nguy hiểm cho thực phẩm? + Nhiệt độ an toàn 100 oC115oC + Nhiệt độ Nguy hiểm 0oC, 10oC, 20oC, 37oC Hoạt động 2: Tìm hiểu An toàn thực phẩm khi mua sắm. Em hiểu thế nào là an toàn thực phẩm? Giữ cho thực phẩm khỏi bị nhiễm trùng, nhiễm độc, biến chất. Hãy quan sát hình 3.16. Thực phẩm tươi sống là loại thực phẩm như thế nào? Cho ví dụ minh họa. Em hãy kể tên những loại thực phẩm mà gia đình em thường mua sắm để phục vụ trong các bữa ăn hàng ngày? Thực phẩm tươi sống cá tôm..., thực phẩm đóng hộp thịt, cá,... Khi mua thực phẩm đóng hộp em cần chú ý điều gì? Tại sao? Khi đi chợ mua thực phẩm có nên để lẫn lộn các loại thực phẩm vào cùng nhau không? Tại sao thực phẩm ăn sống và thực phẩm cần nấu chín lại không được để lẫn lộn với nhau? (27) (10) I. Vệ sinh thực phẩm 1. Thế nào là nhiễm trùng thực phẩm, nhiẻm độc thực phẩm. Sự xâm nhập của vi khuẩn có hại vào thực phẩm được gọi là sự nhiễm trùng thực phẩm. Sự xâm nhập chất độc vào thực phẩm được gọi là sự nhiễm độc thực phẩm. Ăn phải thực phẩm bị nhiễm trùng hoặc nhiễm độc sẽ gây ra tác hại rất nguy hiểm. 2. ảnh hưởng của nhiệt độ đối với vi khuẩn. Nhiệt độ an toàn cho thực phẩm là từ 100oC 115oC Nhiệt độ Nguy hiểm cho thực phẩm là từ 0oC, 10oC, 20oC, 37oC II. An toàn thực phẩm. 1. An toàn thực phẩm khi mua sắm. Những loại thực phẩm tươi sống, tươi ngon (Rau, quả tươi non không bị dập nát; Thịt, cá mua những hàng mới giết, mổ tươi không bị ươn hay biến màu,…) Những loại thực phẩm đóng hộp có bao bì, nhãn, mác còn nguyên vẹn, chú ý quan sát kĩ hạn sử dụng. Tránh để lẫn lộn thực phẩm ăn sống với thực phẩm cần nấu chín. 4. Củng cố: (5) Em hiểu thế nào là nhiễm trùng thực phẩm., ngộ độc thực phẩm, cách phòng tránh? 5. Hướng dẫn học ở nhà : (2) Học bài, liên hệ cách vệ sinh ở gia đình em. _________________________________________________________ Ngày dạy: Lớp 6A:……2014 Tiết 40 VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Hiểu được nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn, các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng tránh ngộ độc thức ăn. 2. Kỹ năng : Xác định và lựa chọn được các loại thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn, chủ động phòng tránh ngộ độc thức ăn khi ăn uống ở gia đình. 3.Thái độ: Có ý thức ăn uống hợp lí, an toàn thực phẩm để bảo vệ sức khỏe và biết giữ gìn vệ sinh môi trường. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Bài soạn, sgk, tranh ảnh minh họa. 2. Học sinh: Kiến thức III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức:( 1) Lớp 6A:......... Vắng: ................................................................. 2. Kiểm tra: (4) Thế nào là nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm? ĐA: Nội dung mục I.1. tiết 39. 3. Bài mới: Hoạt động dạy và học Tg Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu An toàn thực phẩm khi chế biến và bảo quản. Hãy nêu những biện pháp an toàn thực phẩm khi chế biến và bảo quản? Trong gia đình em thực phẩm thường được chế biến ở đâu? Tại nhà bếp Cho biết nguồn phát sinh nhiễm độc thực phẩm? Nhà bếp, dụng cụ làm bếp, quần áo.. Vi khuẩn xâm nhập vào thức ăn bằng con đường nào? Trong quá trình chế biến thức ăn ở nhà bếp HS: Thảo luận. (Nhóm nhỏ) Em cho biết cách bảo quản các loại thực phẩm đã chế biến đồ hộp, đồ khô? HS: Thảo luận và trả lời Nhận xét. GV: Nhận xét, đánh giá. Hoạtđộng 2: Tìm hiểu biện pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm. Theo dõi phần III.1.Tr.79.sgk. Theo em nguyên nhân nào gây ngộ độc thức ăn? Có 4 nguyên nhân Gia đình em có ai đã từng bị ngộ độc thực phẩm chưa? Tại sao? Quan sát hình 3.16.Tr.79.sgk. Em thấy cần phải làm gì để tránh nhiễm trùng thực phẩm? Vệ sinh nơi ăn uống, nơi chế biến, kho chế biến thực phẩm,... Ở gia đình em thường vệ sinh thực phẩm và bảo quản thực phẩm theo phương pháp nào? Theo dõi phần III.2.Tr.79.sgk. Hãy nêu các biện pháp phòng tránh ngộ độc thức ăn? Học sinh đọc ghi nhớ Tr.80.sgk. (20) 4 (14) 2. An toàn thực phẩm khi chế biến và bảo quản. Vệ sinh thực phẩm, dụng cụ chế biến, môi trường xung quanh. Thức ăn cần nấu chín và bảo quản chu đáo. Bảo quản thực phẩm: Thực phẩm đã chế biến cho vào hộp kín để tủ lạnh ( để với thời gian ngắn không để lâu) Thực phẩm đóng hộp để tủ lạnh nên mua vừa đủ dùng. Thực phẩm khô phải được phơi khô cho vào lọ kín và kiểm tra luôn để phát hiện kịp thời khi bị ẩm. III. Biện pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm. 1. Nguyên nhân ngộ độc thức ăn. Do nhiễm vi sinh vật và độc tố của vi sinh vật. Do thức ăn bị biến chất. Do bản thân thức ăn có sẵn chất độc. Do thức ăn bị ô nhiễm các chất độc hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật, hóa chất phụ gia thực phẩm… 2. Biện pháp phòng tránh nhiễm trùng , nhiễm độc thực phẩm. a. Biện pháp phòng tránh nhiễm trùng. Rửa tay trước khi ăn Vệ sinh nhà bếp Rửa kỹ thực phẩm Nấu chín thực phẩm Đậy thức ăn cẩn thận Bảo quản thực phẩm chu đáo b. Biện pháp phòng tránh nhiễm độc thực phẩm. Không dùng các thực phẩm có chất độc: Cá nóc, khoai tây mọc mầm, nấm lạ, gan cóc…… Không dùng các thức ăn bị biến chất hay nhiễm chất độc hoá học. Không dùng những đồ hộp đã quá hạn sử dụng, những hộp bị phồng,… Chú ýSGKT79 Ghi nhớ : SGK T80 4. Củng cố: (4) Đọc phần ghi nhớ cuối bài Tại sao phải giữ vệ sinh thực phẩm? Có những biện pháp cơ bản nào để đảm bảo an toàn thực phẩm? 5. Hướng dẫn học ở nhà: (1) Học bài cũ liên hệ cách bảo quản thực phẩm ở gia đình em. Chuẩn bị bài: Bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn. ___________________________________________________________ Ngày dạy: Lớp 6A:……2014 Tiết 41 BẢO QUẢN CHẤT DINH DƯỠNG TRONG CHẾ BIẾN MÓN ĂN I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Hiểu được sự cần thiết phải bảo quản chất dinh dưỡng khi chuẩn bị và chế biến món ăn. 2. Kỹ năng: Thực hiện một số công việc để hạn chế hao hụt chất dinh dưỡng của một số loại thực phẩm khi chế biến. 3. Thái độ: Tích cực giữ vệ sinh môi trường và an toàn trong chế biến thực phẩm. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: 2. Học sinh: Kiến thức III. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định tổ chức:(1) Lớp 6A:......... Vắng: ................................................................. 2. Kiểm tra: (4) Tại sao phải giữ vệ sinh thực phẩm, muốn đảm bảo an toàn thực phẩm cần lưu ý yếu tố nào? ĐA: Nội dung phần ghi nhớ.sgk.Tr.80. 3. Bài mới: Hoạt động dạy và học Tg Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu bảo quản chất dinh dưỡng. Quan sát hình 3.17. Em hãy đọc tên các chất dinh dưỡng có trong H.3.17 sgk? Biện pháp bảo quản các chất dinh dưỡng trong thịt cá là gì? Tại sao thịt các đã thái rồi lại không được rửa lại? Quan sát hình 3.18.Tr.82. Em hãy cho biết tên các loại rau, củ, quả thường dùng? Rau bắp cải, su hào, khoai tây, táo, lê... Trước khi ăn phải vệ sinh như thế nào? Rửa, gọt vỏ, thái nhỏ… Quan sát hình 3.19.Tr.82.sgk. Em hãy nêu tên các loại đậu hạt? Đỗ xanh, đậu hà lan... Các loại hạt khô bảo quản như thế nào? Phơi khô cất nơi khô ráo Phân công thảo luận câu hỏi Hoạt động 2: Bảo quản chất dinh dưỡng khi chế biến. Vì sao khi đun nấu nhiều, mất nhiều sinh tố, khi chế biến cần chú ý điều gì? Thảo luận. (Nhóm nhỏ) Trình bày. Nhận xét. GV: Nhận xét bổ sung ý kiến. Khi đun nấu ở nhiệt độ cao thì giá trị dinh dưỡng của chất đạm như thế nào? Giá trị dinh dưỡng giảm Khi rán có đun lửa to không? đun nhỏ lửa. Vì sao khi rán đun nhỏ lửa? Tại sao khi đun đường để làm nước hàng, kho thịt cá đường bị biến màu? ở nhiệt độ cao tinh bột dễ cháy đen chất dinh dưỡng tiêu huỷ hoàn toàn. Nước luộc thực phẩm nên để sử dụng không? Các chất sinh tố dễ bị mất đi trong quá trình chế biến vậy phải làm gì? HS: Đọc ghi nhớ sgk. (17) (18) 5 I. Bảo quản chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến. 1. Thịt cá. Khi chuẩn bị chế biến thực phẩm cần chú ý. Không ngâm rửa thực phẩm sau khi thái sẽ bị mất chất khoáng và sinh tố. Cần bảo quản chu đáo để tăng giá trị dinh dưỡng của thực phẩm. 2. Rau củ, quả, đậu hạt tươi. Rửa rau nhẹ nhàng, không ngâm lâu, không thái nhỏ trước khi rửa, không để khô héo. Rau củ quả ăn sống rửa cả quả, bỏ vỏ 3. Đậu hạt khô, gạo. Đậu hạt khô phơi khô loại trừ hạt sâu mọt để nơi khô ráo. Gạo : không vo kỹ, không để gạo quá lâu mới sử dụng. II. Bảo quản chất dinh dưỡng khi chế biến. 1. Tại sao phải quan tâm Bảo quản chất dinh dưỡng khi chế biến món ăn. Vì khi đun nấu nhiều, sẽ mất nhiều sinh tố. Cho thực phẩm vào luộc, nấu khi nước sôi. Khi nấu không đảo nhiều Không đun lại thức ăn nhiều lần. Không vo gạo quá kỹ, không chắt bỏ nước cơm. 2. Ảnh hưởng của nhiệt đối với thành phần dinh dưỡng. Cần sử dụng nhiệt thích hợp để các món ăn có giá trị dinh dưỡng cao. a. Chất đạm. Đun nhiệt độ cao > chất dinh dưỡng giảm. Luộc thực phẩm sôi > đun nhỏ lửa. b. Chất béo. Đun nóng nhiều bị biến chất. c. Chất đường bột. Nhiệt độ cao dễ cháy đen chất dinh dưỡng tiêu huỷ hoàn toàn. d. Chất khoáng Khi đun nấu chất khoáng sẽ tan một phần trong nước. e. Sinh tố. Các chất sinh tố dễ bị mất đi trong quá trình chế biến. Ghi nhớ(SGK) 4. Củng cố: (5) Tóm tắt bài đọc phần ghi nhớ Tìm hiểu phần có thể em chưa biết. 5. Hướng dẫn học ở nhà: (2) Học bài và liên hệ cách bảo quản thực phẩm ở gia đình em. Chuẩn bị bài: Tỉa hoa trang trí món ăn từ một số rau, củ, quả. __________________________________________________________ Ngày dạy: Lớp 6A:……2014 Tiết 42 TỈA HOA TRANG TRÍ MÓN ĂN TỪ MỘT SỐ LOẠI RAU, CỦ, QUẢ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết tỉa hoa từ một số rau, củ, quả. 2. Kỹ năng : Thực hiện một số công việc để tỉa được một số loại hoa đơn giản từ rau, củ, quả. 3.Thái độ: Tích cực giữ vệ sinh môi trường và an toàn trong chế biến thực phẩm. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Tranh : Tỉa hoa trang trí (CN613) Bộ dao kéo tỉa hoa. 2. Học sinh: Tìm hiểu về nguyên liệu, dụng cụ tỉa hoa III. Tiến trình dạy học 1.Ổn định tổ chức: (1) Lớp 6A:......... Vắng: ................................................................. 2. Kiểm tra: (4’) Tại sao phải bảo quản chất dinh dưỡng khi chế biến món ăn? Bảo quản bằng cách nào? ĐA: Nội dung mục II.1.Tiết 41. 3. Bài mới: Hoạt động dạy và học Tg Nội dung Hoạt động 1: Giới thiệu nội dung Tại sao trên bàn ăn người ta thường hay bày thêm một số hoa, lá để trang trí? Những hoa lá ấy được làm từ nguyên liệu nào? Rau, củ , quả. Nhấn mạnh chọn các loại có đặc tính không nhũn, ít chảy nước, có độ cứng , có mầu sắc đẹp dễ uốn Có những hình thức tỉa hoa nào? Dùng từ nguyên liệu gì? Kể tên một số loại rau, củ, quả có thể dùng để tỉa hoa trang trí? Ta cần có dụng cụ nào để tỉa hoa + Dao, lưỡi nam , kéo... + Quan sát dụng cụ và nắm bắt cách dùng các loại dụng cụ đó? Giới thiệu được một số mẫu dao, kéo và mẫu 1số loại tỉa hoa trang trí Giới thiệu cho các em hiểu cách sử dụng 1 số mẫu hoa trong trang trí món ăn. Quan sát hình 3.29 sgk. Có mấy hình thức tỉa hoa? Là những hình thức nào? + Tỉa dạng phẳng ( Có mẫu hoa sẵn ) Củ cà rốt , củ su hào ... + Tỉa dạng nổi (Hành tây, cà chua, củ cải) Tìm hiểu mẫu một số cách trang trí và dạng hoa qua mẫu tranh? Hoạt động 2: Thực hiện mẫu. Nêu cách tỉa hoa huệ trắng từ hành lá? Hướng dẫn cách tỉa hoa: + Đoạn trắng của cọng hành, cắt ra nhiều đoạn bằng nhau, chiều dài gấp 3 lần đường kính tiết diện + Dùng lưỡi dao chẻ sâu xuống 12 chiều cao đoạn hành, tạo thành nhiều nhánh nhỏ đều nhau để làm cánh hoa: ngâm nước 510 phút . Tỉa cành hoa huệ ta làm như thế nào? + Cắt bỏ phần lá xanh, lấy 1 đoạn ngắn 1cm 2cm để tỉa thành cuống hoa. dùng tăn tre gắn mỗi đoạn hành trắng vừa tỉa lên cuống hoa . Hãy cho biết cách tỉa lá hoa huệ? + Chọn cây hành khác, cắt bớt lá xanh chừa lại một đoạn khoảng 10cm ding mũi kéo nhọn tách mỗi cọng lá thành 2>3 lá nhỏ, ngâm nước vài phút cho lá cong tự nhiên. giữa cây hành ládùng tăm trecắm1 cành hoa lên (H3.29) (17) (18) I. Giới thiệu nội dung Tỉa hoa là trang trí hình thức từ các loại rau, củ ,quả, để tạo nên những bông hoa làm tăng giá trị thẩm mĩ của món ăn . 1. Nguyên liệu dụng cụ tỉa hoa a. Nguyên liệu Các loại rau củ , quả , hành lá, hành củ, ớt, tỏi, dưa chuột, cà chua, củ cải, đu đủ. b. Dụng cụ Dao bản to mỏng Dao nhỏ, mũi nhọn Dao lam, kéo nhỏ mũi nhọn 2. Hình thức tỉa hoa Tỉa dạng phẳng Tỉa dạng nổi thành các dạng hình khối Tỉa tạo hình hoa từ rau, củ, quả. Tuỳ theo tính chất của rau, củ , quả vận dụng hình thức tỉa hoa phù hợp II. Thực hiện mẫu 1. Tỉa hoa từ lá hành. Tỉa hoa huệ trắng a. hoa: Đoạn trắng của cọng hành, cắt ra nhiều đoạn bằng nhau, chiều dài gấp 3 lần đường kính tiết diện Dùng lưỡi dao chẻ sâu xuống 12 chiều cao đoạn hành, tạo thành nhiều nhánh nhỏ đều nhau để làm cánh hoa: ngâm nước 510 phút . b. Cành : Cây hành lá cắt bỏ phần lá xanh, lấy 1 đoạn ngắn 1cm 2cm để tỉa thành cuống hoa. dùng tăm tre gắn mỗi đoạn hành trắng vừa tỉa lên cuống hoa . c. lá : cắt bớt lá xanh chừa lại một đoạn khoảng 10cm dùng mũi kéo nhọn tách mỗi cọng lá thành 2>3 lá nhỏ, ngâm nước vài phút cho lá cong tự nhiên. giữa cây hành lá dùng tăm tre cắm1 cành hoa lên (H3.29) 4. Củng cố: (3) Khi tỉa hoa trang trí cần có những nguyên liệu và dụng cụ nào? Nêu quy trình tỉa hoa huệ trắng từ cây hành lá? 5. Hướng dẫn học ở nhà: (2) Học bài liên hệ cách tỉa hoa trong gia đình em. Chuẩn bị nguyên liệu giờ sau thực hành _____________________________________________________ Ngày dạy: Lớp 6A:……2014 Tiết 43 TỈA HOA TRANG TRÍ MÓN ĂN TỪ MỘT SỐ LOẠI RAU, CỦ, QUẢ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết tỉa hoa từ một số rau, củ, quả. 2. Kỹ năng : Thực hiện một số công việc để tỉa được một số loại hoa đơn giản từ rau, củ, quả. 3.Thái độ: Tích cực giữ vệ sinh môi trường và an toàn trong chế biến thực phẩm. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Tranh : Tỉa hoa trang trí (CN613) Bộ dao kéo tỉa hoa. 2. Học sinh: Tìm hiểu về nguyên liệu, dụng cụ tỉa hoa III. Tiến trình dạy học 1.Ổn định tổ chức: (1) Lớp 6A:......... Vắng: ................................................................. 2. Kiểm tra: (4) Nêu quy trình tỉa hoa huệ trắng từ hành lá? ĐA: Nội dung mục II.1.Tiết 42. 3. Bài mới: Hoạt động dạy và học Tg Nội dung Hoạt động 2: Tìm hiểu một số kiểu tỉa hoa Giới thiệu cách Tỉa hoa từ quả quả ớt . Nhìn vào hình vẽ (3.30 SGK) + Nêu yêu cầu khi thao tác + Quan sát hình mẫu và cách tỉa hoa của giáo viên + Tiến hành tỉa theo nhóm bàn Quan sát và hướng dẫn học sinh cách xếp 1 lá và 3 lá + Trình bày sản phẩm Treo tranh tỉa hoa trang trí(CN613) Nhìn vào tranh hãy nêu cách tỉa hoa đồng tiền từ quả ớt? Giới thiệu cách Tỉa hoa từ quả dưa chuột Hướng dẫn cách tỉa 1 lá và 3 lá + Quan sát hình mẫu và cách tỉa hoa của giáo viên + Tiến hành tỉa theo nhóm bàn Quan sát và hớng dẫn học sinh cách xếp 1 lá và 3 lá + Trình bày sản phẩm Treo hình vẽ (3.33 SGK) phóng to + Nêu yêu cầu khi thao tác Sử dụng bảng phụ treo hình vẽ phóng to (Hình 3.34 SGK) + Quan sát cách cắt miếng dưa thành hình tam giác. Tiến hành cắt mẫu cho hs quan sát. + Làm theo mẫu đúng quy trình Treo hình vẽ 3 bước tỉa hoa hồng bằng quả cà chua cho hs quan sát + Quan sát thảo luận và nắm bắt cách làm. Cần lu ý khi tỉa hoa hồng lạng phần vỏ mỏng cách đều nhau khi cuộn vòng từ cuống hoa lên + Tiến hành làm theo cá nhân Thu một số sản phẩm nhận xét đánh giá và khắc sâu cách làm Hoạt động 2: Tổng hợp các kiểu tỉa hoa đơn giản Treo tranh hình 3.36 SGK khắc sâu một số kiểu tỉa hoa đơn giản áp dụng các món ăn. Treo tranh : Tỉa hoa trang trí(CN613) Hệ thống lại bài (30) (5) II.Thực hiện mẫu. 2. Tỉa hoa từ quả ớt a. Tỉa hoa huệ tây Chọn quả ớt có tiết diện từ 1cm 1,5cm có đuôi nhọn thon dài từ đuôi nhọn lấy1đoạn dài bằng 4 lần đường kính tiết diện dùng khéo cắt sâu vào 1,5cm chia 6 cánh đều nhau. Tỉa đầu cánh hoa cong nhọn lõi ớt bỏ bớt hạt, tỉa thành 1 nhánh nhị dài uốn cánh hoa nở đều rồi ngâm vào nước. b. tỉa hoa đồng tiền chọn quả ớt có mầu đỏ tươi dùng khéo cắt từ đỉnh xuống cuống thành nhiều cánh dài Có thể để cánh dài, hoặc cắt bớt cánh cho đều nhau. Ngâm ớt trong nước. Lõi ớt tỉa nhị hoa. 3. Tỉa hoa từ quả dưa chuột a. Tỉa 1 lá và 3 lá Dùng dao cắt một cạnh quả dưa Cắt lát mỏng theo cạnh xiên, cắt dính nhau hai nhát một> tẽ hai miếng dưa ta được một lá. ( Hình 3.32aSGK) Cắt lát mỏng theo cạnh xiên dính nhau 3 lát 1, xếp xèo 3 lát hoặc cuộn lát giữa lại. ( Hình 3.32bSGK) b. Tỉa cành lá Khi cắt cuộn các lát dưa xen kẽ nhau. ( Hình 3.33SGK) c. Tỉa bó đũa Cắt miếng da thành hình tam giác cân có đỉnh cong ( Hình 3.34 SGK) 4. Tỉa hoa từ quả cà chua Tỉa hoa hang Dùng dao cắt ngang gần cuống quả cà chua , để lại một phần ( hình a 3.35 SGK) Lạng phần vỏ cà chua theo hình tròn xung quanh quả cà chua ( Hình 3.35b) Cuộn vòng từ dưới lên, phần cuống dùng làm đế hoa ( Hình 3.35cd) III. Tổng hợp các kiểu tỉa hoa đơn giản ( hình 3.36 SGK) 4. Củng cố: (3) Hệ thống các loại cách tỉa hoa cơ bản cho các em hiểu Em hãy nhắc lại phương pháp cơ bản trong tỉa hoa trang trí từ rau, củ, quả? 5. Hướng dẫn học ở nhà: (2) Học bài liên hệ cách tỉa hoa gia đình em. Chuẩn bị bài: Chế biến một số món ăn không sử dụng nhiệt. ____________________________________________________________________________________ Ngày giảng: Lớp 6A:……2014 Tiết 44 CHẾ BIẾN MỘT SỐ MÓN ĂN KHÔNG SỬ DỤNG NHIỆT I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Học sinh nắm được các phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt như muối chua, trộn hỗn hợp, trộn dầu dấm,… 2. Kỹ năng: Tổ chức cho gia đình bữa cơm có một số món ăn không sử dụng nhiệt khi chế biến, giúp ăn ngon miệng, hợp vệ sinh 3. Thái độ: Giáo dục ý thức sáng tạo khi chế biến. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Bài soạn, sgk. 2. Học sinh: Chuẩn bị bài theo yêu cầu trong sgk. III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức: (1) Lớp 6A:......... Vắng: ................................................................. 2. Kiểm tra: (4) ? Có mấy cách tỉa hoa thông thường từ rau, củ, quả? Ví dụ. ĐA: Có 4 cách thông thường từ cây hành lá, cà chua, ớt, dưa chuột. 3. Bài mới : Hoạt động dạy và học Tg Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu món muối chua Trong gia đình em có khi nào chế biến một món ăn nào đó mà không sử dụng nhiệt không? Ví dụ. Thế nào là muối chua? Gia đình em thường làm những món muối chua gì? Dưa cà, hành.. Theo em có mấy cáh muối chua thông thường? có 2 cách muối chua là muối sổi và muối nén. Trong gia đình em thường muối chua theo cách nào? + Nêu cách muối chua và muối sổi. Muối sổi là làm như thế nào? Có thể vận dụng với loại nguyên liệu nào? Thời gian để một món muối sổi lên men vi sinh ăn được có thể hết bao lâu? + Muối sổi thời gian ngắn, muối nén thời gian dài. Thế nào là muối nén? Món này phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật gì? Hãy cho biết quy trình thực hiện món muối chua? Món muối chua có tác dụng gì? Dùng làm món ăn kèm, kích thích ăn ngon miệng và tạo hương vị đặc trưng. Hoạt động 2. Hướng dẫn so sánh sự khác nhau của hai món muối chua. Nêu quy trình chế biến món muối chua bằng phương pháp món muối sổi hay muối nén? So sánh sự khác biết giữa muối sổi và muối nén? (30) (5) 3. Muối chua Là làm cho thực phẩm thực vật lên men vi sinh trong một khoảng thời gian cần thiết. a. Muối sổi Là làm cho thực phẩm lên men vi sinh trong thời gian ngắn. Ngâm thực phẩm vào dung dịch nước muối (20%) cho thêm đường. Thời gian cho thức ăn lên men ngắn, nhanh được ăn. b. Muối nén Là làm chothực phẩm lên men vi sinh trong thời gian dài. Muối được dải xen kẽ với thực phẩm và nén chặt (Lượng muối (25%) Yêu cầu kỹ thuật Thực phẩm giòn, mùi thơm đặc trưng cho từng loại thực phẩm. Quy trình thực hiện món muối chua Làm sạch thực phẩm , để ráo nước. Ngâm thực phẩm trong dung dịch nước muối, hoặc ướp muối, có thể cho thêm đường. Yêu cầu: Chua giòn, màu sắc, mùi vị đặc trưng, hấp dẫn. Sự khác nhau giữa hai cách muối chua. 4. Củng cố: (5) Tại sao không cần nhiệt ta vận chế biến được món ăn? Món muối chua có đặc điểm và tác dụng gì trong bữa ăn gia đình? 5. Hướng dẫn học ở nhà: (2) Học bài, tìm hiểu cách muối dưa cà trong gia đình Xem bài tiết 45 (các phương pháp chế biến thực phẩm) ________________________________________________________________ Ngày dạy: Lớp 6A:……2014 Tiết 45 CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Học sinh hiểu được vì sao cần phải chế biến thực phẩm, cách thức để chế biến được một món ăn ngon miệng. Các em nắm được các phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt như muối chua, trộn hỗn hợp, trộn dầu dấm,… 2. Kỹ năng: Tổ chức cho gia đình bữa cơm có một số món ăn không sử dụng nhiệt khi chế biến, giúp ăn ngon miệng, hợp vệ sinh. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức sáng tạo khi chế biến. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Bài soạn, sgk. 2. Học sinh: Chuẩn bị bài theo yêu cầu trong sgk. III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức: (1) Lớp 6A:......... Vắng: ................................................................. 2. Kiểm tra: (4) ? Nêu quy trình muối chua theo phương thức muối nén. ĐA: Quy trình thực hiện món muối chua Làm sạch thực phẩm , để ráo nước. Ngâm thực phẩm trong dung dịch nước muối, hoặc ướp muối, có thể cho thêm đường. Yêu cầu: Vị chua, giòn. Mùi thơm đặc biệt. mầu sắc hấp dẫn. 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò T.g Nội dung Hoạt động 1: Sự cần thiết phải chế biến thực phẩm Thế nào là chế biến thưc phẩm? Chế biến thưc phẩm là giai đoạn rất quan trọng, là công việc cuối cùng trước khi đưa thức ăn vào sử dụng. Khi ở nhà em có hay thường xuyên chế biến món ăn không? Có những hình thức chế biến món ăn nào mà em biết? Mục đích của việc chế biến món ăn? Có nhiều hình thức chế biến, để tạo nên nhiều món ăn khác nhau Tại sao phải chế biến thức ăn? Góp phần làm phong phú cho nền ẩm thực nước nhà, tạo ra những món ăn thơm ngon, dễ tiêu hoá, hợp khẩu vị, hợp với từng mùa. Tại sao mùa đông mỗi nhà lại hay quây quần ăn lẩu? Vì lẩu là món ăn nóng để tạo không khí ấm cúng trong những ngày mùa đông giá lạnh. Mùa hạ thời tiết nóng bức không thể ngồi quây quanh bếp để ăn đồ nòng đang sôi sùng sục được. Khi chế biến món ăn làm cho thực phẩm có sự thay đổi như thế nào? Thay đổi hương vị trạng thái của thực phẩm Khi chế biến món ăn cần đảm bảo yêu cầu kĩ thuật nào? Cần đảm bảo vệ sinh,an toàn thực phẩm Vậy chế biến thức ăn ngon nhằm giúp cho con người điều gì? Tại sao? Tạo nguồn sức khoẻ dồi dào,tăng cường thể lựccho mọi người. (22) I. Tại sao phải chế biến thực phẩm. Chế biến thực phẩm nhằm góp phần làm phong phú cho nền ẩm thực nước nhà, tạo ra những món ăn thơm ngon, dễ tiêu hoá, hợp khẩu vị, phù hợp với từng mùa. Làm thay đổi hương vị trạng thái của thực phẩm. Đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm Tạo nguồn sức khoẻ dồi dào, tăng cường thể lựccho mọi người. 4. Củng cố: (5) Sự cần thiết phải chế biến thực phẩm 5. Hướng dẫn học ở nhà : (2) Học bài cũ, liên hệ cách nấu ăn gia đình em Tìm hiểu một số món mà em thích ____________________________________________________ Ngày dạy: Lớp 6A:……2014 Tiết 46 CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Học sinh hiểu được vì sao cần phải chế biến thực phẩm, cách thức để chế biến được một món ăn ngon miệng. Các em nắm được các phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt như muối chua, trộn hỗn hợp, trộn dầu dấm,… 2. Kỹ năng: Tổ chức cho gia đình bữa cơm có một số món ăn không sử dụng nhiệt khi chế biến, giúp ăn ngon miệng, hợp vệ sinh. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức sáng tạo khi chế biến. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Bài soạn, sgk. 2. Học sinh: Chuẩn bị bài theo yêu cầu trong sgk. III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức: (1) Lớp 6A:......... Vắng: ................................................................. 2. Kiểm tra: (4) ? Tại sao phải chế biến thực phẩm? ĐA: + góp phần làm phong phú cho nền ẩm thực nước nhà, tạo ra những món ăn thơm ngon, đễ tiêu hoá, hợp khẩu vị, hợp với từng mùa. + Thay đổi hương vị trạng thái của thực phẩm + Đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm + Tạo nguồn sức khoẻ dồi dào, tăng cường thể lựccho mọi người. 3. Bài mới: Hoạt động dạy và học Tg Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm món trộn dầu giấm Theo dõi nội dung phần thông tin trong sgk.Tr.89. Thế nào là món trộn dầu giấm? Em hãy kể tên một số món ăn không sử dụng nhiệt mà dùng dấm để chế biến? Các món nộm, … Vậy món trộn dầu giấm thường được sử dụng những nguyên liệu nào? Xà lách, hành tây, thịt bò, cà chua chín, tỏi, giấm, đường, muối, tiêu, dầu ăn, ớt, rau thơm, xì dầu,… Hoạt động 2. Tìm hiểu quy trình thực hiện. Hãy nêu quy trình thực hiện món trộn dầu dấm? ? Món ăn này nên làm vào khoảng thời gian nào trước khi tổ chức bữa ăn? Món trộn dầu dấm phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật nào? + Lá rau phải như thế nào? Màu sắc của lá ra sao? + Hương vị của món ăn này có vị nào là đặc trưng? + Mùi của món trộn dầu dấm có mùi thơm như thế nào? Em đã được ăn những món trộn dầu giấm nào? Nộm hoa chuối, nộm đu đủ, nộm su hào, nộm tổng hợp,… Gia đình em có làm món trộn dầu dấm ăn thường xuyên không? Tại sao? Thường gia đình em có làm đúng yêu cầu của quy trình này không? Em hãy nêu quy trình một món nộm mà gia đình em đã làm cho cả lớp nghe? (15) (20) 1. Trộn dầu giấm Khái niệm: Là làm cho thực phẩm giảm bớt mùi vị chính (hăng) và ngấm các gia vị khác, tạo ra món ăn ngon miệng. Quy trình thực hiện. Sử dụng thực phẩm thích hợp, làm sạch. Trộn thực phẩm với hỗn hợp dầu ăn, giấm, đường, muối, hạt nêm. Trộn trước khi ăn 5 phút. Yêu cầu kỹ thuật Lá vẫn giữ được độ tươi, nguyên, không bị nát. Ăn vừa, vị chua dịu, hơi mặn, ngọt, béo. Thơm ngon, không có vị hăng ban đầu của nguyên liệu. 4. Củng cố: (3) Quy trình thực hiện món trộn dầu giấm? Món trộn dầu dấm phải đảm bảo yêu cầu kĩ thuật nào? 5. Hướng dẫn học ở nhà : (2) Học bài cũ, liên hệ cách nấu ăn gia đình em Tìm hiểu một số món mà em thích. Chuẩn bị trước quy trình món Trộn hỗn hợp. ______________________________________________________________ Ngày dạy: Lớp 6A:……2014 Tiết 47 CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Học sinh hiểu được vì sao cần phải chế biến thực phẩm, cách thức để chế biến được một món ăn ngon miệng. Các em nắm được các phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt như muối chua, trộn hỗn hợp, trộn dầu dấm,… 2. Kỹ năng: Tổ chức cho gia đình bữa cơm có một số món ăn không sử dụng nhiệt khi chế biến, giúp ăn ngon miệng, hợp vệ sinh. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức sáng tạo khi chế biến. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Bài soạn, sgk. 2. Học sinh: Chuẩn bị bài theo yêu cầu trong sgk. III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức: (1) Lớp 6A:......... Vắng: ................................................................. 2. Kiểm tra: (4) ? Thế nào là món trộn dầu giấm? Quy trình thực hiện? ĐA: Làm cho thực phẩm giảm bớt mùi vị chính và ngấm gia vị, tạo ra món ăn ngon miệng. Quy trình thực hiện Sử dụng thực phẩm thích hợp, làm sạch. Trộn thực phẩm hỗn hợp dầu ăn, giấm, đường, muối, hạt nêm. Trộn trước khi ăn 5 phút. 3. Bài mới: Hoạt động dạy và học Tg Nội dung Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm món trộn hỗn hợp Thế nào là món trộn hỗn hợp? Em đã được ăn những món trộn hỗn hợp nào? Em thấy mùi vị của món ăn đó ra sao? Hoạt động 2. Tìm hiểu quy trình thực hiện. Hãy nêu quy trình món Trộn hỗn hợp? Thực phẩm thực vật làm sạch cắt thái phù hợp, ngâm nước muối. Nếu thực phẩm có nguồn gốc từ động vật ta nên chế biến như thế nào? Thực phẩm có nguồn gốc từ động vật nên chế biến chín mềm, cắt thái cho phù hợp. Sau khi sơ chế thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật và động vật ta nên làm như thế nào? Trộn nguyên liệu thực vật với nguyên liệu động vật + gia vị. Sau khi trộn nguyên liệu song ta cần trình bày như thế nào? Trình bày theo đặc trưng móm ăn. Trong gia đình em thường làm món trộn hỗn hợp nào? Em đã tự tay làm một món nộm bao giờ chưa? Em có thể nêu quy trình làm món nộm đu đủ hay nộm su hào? Khi làm nộm đu đủ hay nộm su hào ta nên sử dụng thêm loại rau, củ, quả nào cho món nộm thêm đẹp mắt và ăn ngon hơn? Cho thêm cà rốt, đu đủ ương, bắp cải tím,… Món ăn này phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật gì? (15) (20) 2. Trộn hỗn hợp ( Nộm) Khái niệm: Trộn các thực phẩm đã được làm chín bằng các phương pháp khác và các gia vị tạo thành món ăn có giá trị dinh dưỡng cao. Quy trình thực hiện Thực phẩm thực vật làm sạch cắt thái phù hợp, ngâm nước muối Thực phẩm động vật chế biến chín mềm, cắt thái phù hợp. Trộn nguyên liệu thực vật với nguyên liệu động vật + gia vị. Trình bày theo đặc trưng móm ăn Yêu cầu kỹ thuật Giòn, ráo nước, vừa ăn đủ vị chua, cay, mặn, ngọt. 4. Củng cố: (3) Tóm tắt quy trình và yêu cầu kỹ thuật của món trộn hỗn hợp. 5. Hướng dẫn học ở nhà : (2) Học bài cũ , liên hệ cách nấu ăn gia đình em Chuẩn bị nguyên liệu giờ sau thực hành. ________________________________________________________ Ngày dạy: Lớp 6A:……2014 Tiết 48 THỰC HÀNH CHẾ BIẾN MÓN ĂN TRỘN DẦU DẤM RAU XÀ LÁCH I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Học sinh nắm được cách chế biến món ăn không sử dụng nhiệt món trộn hỗn hợp trộn dầu dấm rau xà lách. + Nắm được nguyên liệu cơ bản để làm món trộn dầu dấm rau xà lách. 2. Kỹ năng : Nắm được quy trình chế biến và yêu cầu kỹ thuật của món ăn trộn dầu dấm rau xà lách. 3. Thái độ: Biết áp dụng vào bữa ăn gia đình. Có ý thức thực hiện đúng quy trình. Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường khi thực hành. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Bài soạn, sgk. 2. Học sinh: Chuẩn bị nguyên vật liệu theo yêu cầu sgk.Tr.92. III. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định tổ chức: (1) Lớp 6A:......... Vắng: ................................................................. 2. Kiểm tra : (4) ? Cho biết thế nào là món trộn hỗn hợp? ĐA: Trộn các thực phẩm đã được làm chín bằng các phương pháp khác và các gia vị tạo thành món ăn có giá trị dinh dưỡng cao. 3. Bài mới : Hoạt động dạy và học T.g Nội dung Hoạt động 1: Hướng dẫn chuẩn bị. Em hãy nêu nguyên liệu cần thiết cho món trộn hỗn hợp xà lách? Nỗi loại nguyên liệu đó thì cần khoảng bao nhiêu là đủ? Với món trộn hỗn hợp này ta cần sử dụng những dụng cụ gì? Âu nhựa , bát to, đĩa, đũa, thìa, dao mỏng bản, rổ đựng,… Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành. để làm được món trộn hộ hợp rau xà lách em cần làm mấy giai đoạn? Giai đoạn chuẩn bị em cần làm những gì? Làm nước trộn ndầu giấm ta pha chế như thế nào? Nêu quy trình? Trộn rau ta làm theo quy trình như thế nào? Để có món trộn đẹp mắt ta nên trình bày ra sao? (5) (30) 1. Chuẩn bị: 200g xà lách. 30g hành tây. 50g thịt bò mềm. 100g cà chua chín.. 1 thìa cafe tỏi phi vàng. 1 bát giấm ăn. 3 thìa cafe đường. 12 thìa cafe muối. 12 thìa cafe tiêu. 1 thìa dầu ăn. Rau thơm, ớt, xì dầu. 2. Thực hành: a. chuẩn bị Rau xà lách: Nhặt, rửa sạch, ngâm nước muối nhạt khoảng 10, vớt ra vẩy cho ráo nước. Thịt bò: Thái mỏng, ướp tiêu, xì dầu, xào chín. Hành tây: Bóc lớp vỏ khô, rửa sạch, thái mỏng, ngâm dấm, đường. Cà chua cắt lát, trộn dấm, đường. b. Chế biến. Làm nước trộn dầu dấm. Cho 3 thìa dấm + 1 thìa đường + 12 thìa muối + 1 thìa dầu ăn + tỏi phi vàng khuấy đều. Hỗn hợp có vị chua, ngọt, hơi mặn. Trộn rau. Cho xà lách, hành tây, cà chua vào khay, đổ hỗn hợp nước trộn dầu giấm vào trộn đều, nhẹ tay. c. Trình bày Xếp hỗn hợp xà lách vào đĩa, chọn một ít lát cà chua bày xung quanh, trên để hành tây, trên cùng để thịt bò vào giữa đĩa rau. Trang trí thêm rau thơm, ớt tỉa hoa, cà chua, hành lá tỉa hoa cho đẹp mắt. 4. Củng cố: (3) Em hãy nêu quy trình thực hành món trộn dầu giấm rau xà lách? Thu dọn vệ sinh môi trường. 5. Hướng dẫn học ở nhà : (2) Về nhà thử làm món ăn cho gia đình theo quy trình đã làm. Chuẩn bị tiếp nguyên liệu giờ sau Thực hành. _____________________________________________________________________________ Ngày dạy: Lớp 6A:……2014 Tiết 49 THỰC HÀNH CHẾ BIẾN MÓN ĂN TRỘN DẦU DẤM RAU XÀ LÁCH I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Học sinh nắm được cách chế biến món ăn không sử dụng nhiệt món trộn hỗn hợp trộn dầu dấm rau xà lách. + Nắm được nguyên liệu cơ bản để làm món trộn dầu dấm rau xà lách. 2. Kỹ năng : Nắm được quy trình chế biến và yêu cầu kỹ thuật của món ăn trộn dầu dấm rau xà lách. 3. Thái độ: Biết áp dụng vào bữa ăn gia đình. Có ý thức thực hiện đúng quy trình. Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường khi thực hành. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Bài soạn, sgk. 2. Học sinh: Chuẩn bị nguyên vật liệu theo yêu cầu sgk.Tr.92. III. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định tổ chức: (1) Lớp 6A:......... Vắng: ................................................................. 2. Kiểm tra : (4) ? Cho biết thế nào là món trộn hỗn hợp? ĐA: Trộn các thực phẩm đã được làm chín bằng các phương pháp khác và các gia vị tạo thành món ăn có giá trị dinh dưỡng cao. 3. Bài mới : Hoạt động dạy và học T.g Nội dung Hoạt động 1: Hướng dẫn chuẩn bị. Em hãy nêu nguyên liệu cần thiết cho món trộn hỗn hợp xà lách? Nỗi loại nguyên liệu đó thì cần khoảng bao nhiêu là đủ? Với món trộn hỗn hợp này ta cần sử dụng những dụng cụ gì? Âu nhựa , bát to, đĩa, đũa, thìa, dao mỏng bản, rổ đựng,… Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành. để làm được món trộn hộ hợp rau xà lách em cần làm mấy giai đoạn? Giai đoạn chuẩn bị em cần làm những gì? Làm nước trộn ndầu giấm ta pha chế như thế nào? Nêu quy trình? Trộn rau ta làm theo quy trình như thế nào? Để có món trộn đẹp mắt ta nên trình bày ra sao? (5) (30) 1. Chuẩn bị: 200g xà lách. 30g hành tây. 50g thịt bò mềm. 100g cà chua chín.. 1 thìa cafe tỏi phi vàng. 1 bát giấm ăn. 3 thìa cafe đường. 12 thìa cafe muối. 12 thìa cafe tiêu. 1 thìa dầu ăn. Rau thơm, ớt, xì dầu. 2. Thực hành: a. chuẩn bị Rau xà lách: Nhặt, rửa sạch, ngâm nước muối nhạt khoảng 10, vớt ra vẩy cho ráo nước. Thịt bò: Thái mỏng, ướp tiêu, xì dầu, xào chín. Hành tây: Bóc lớp vỏ khô, rửa sạch, thái mỏng, ngâm dấm, đường. Cà chua cắt lát, trộn dấm, đường. b. Chế biến. Làm nước trộn dầu dấm. Cho 3 thìa dấm + 1 thìa đường + 12 thìa muối + 1 thìa dầu ăn + tỏi phi vàng khuấy đều. Hỗn hợp có vị chua, ngọt, hơi mặn. Trộn rau. Cho xà lách, hành tây, cà chua vào khay, đổ hỗn hợp nước trộn dầu giấm vào trộn đều, nhẹ tay. c. Trình bày Xếp hỗn hợp xà lách vào đĩa, chọn một ít lát cà chua bày xung quanh, trên để hành tây, trên cùng để thịt bò vào giữa đĩa rau. Trang trí thêm rau thơm, ớt tỉa hoa, cà chua, hành lá tỉa hoa cho đẹp mắt. 4. Củng cố: (3) Em hãy nêu quy trình thực hành món trộn dầu giấm rau xà lách? Thu dọn vệ sinh môi trường. 5. Hướng dẫn học ở nhà : (2) Về nhà thử làm món ăn cho gia đình theo quy trình đã làm. Chuẩn bị tiếp nguyên liệu giờ sau Trộn hỗn hợp nộm rau muống. _____________________________________________________________________________ Ngày dạy: Lớp 6A:……2014 Tiết 50 THỰC HÀNH CHẾ BIẾN MÓN ĂN TRỘN HỖN HỢP NỘM RAU MUỐNG I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Học sinh biết chế biến món trộn hỗn hợp nộm rau muống. Hiểu cách sử dụng nguyên liệu thích hợp cho việc chế biến một món ăn đơn giản. 2. Kỹ năng : Nắm được quy trình và yêu cầu kỹ thuật của món nộm. 3. Thái độ: + Biết áp dụng vào bữa ăn gia đình + Có ý thức thực hiện đúng quy trình. + Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường khi thực hành II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Lên kế hoạch thực hành phổ biến cho học sinh. 2. Học sinh: Đồ dùng + Nguyên liệu thực hành. III. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định tổ chức: (1) Lớp 6A:......... Vắng: ................................................................. 2. Kiểm tra: Không kiểm tra bài cũ. Kiểm tra dụng cụ thực hành của các nhóm. 3. Bài mới : Hoạt động dạy và học T. g Nội dung Hoạt động 1: Hướng dẫn chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm yêu cầu nguyên liêu không dập, không héo, đảm bảo tươi, non, hợp vệ sinh an toàn thực phẩm. HS: Để nguyên liệu lên bàn theo nhóm Các nhóm kiểm tra lại xem nguyên liệu và dụng cụ của nhóm mình đã đầy ddue hay chưa? Phân công vị trí các nhóm + Cử nhóm trưởng, thư ký + Yêu cầu các nhóm hoàn thành trong 35 phút Hoạt động 2: Hướng dẫn theo quy trình thực hiện GV thực hiện mẫu, HS làm theo. + Các nhóm nhận nhiệm vụ phân công các bạn tiến hành sơ chế theo như tiết lý thuyết đã học. Quan sát theo dõi các nhóm uốn nắn các em sơ chế nguyên liệu đảm bảo hợp vệ sinh. + Thực phẩm tươi ngon + Các nhóm nhận nhiệm vụ phân công các bạn tiến hành chế biến theo như tiết lý thuyết đã học. Quan sát theo dõi các nhóm uốn nắn các em sơ chế nguyên liệu đảm bảo hợp vệ sinh. + Thực phẩm tươi ngon Kiểm tra từng nhóm cụ thể cách chế biến nước trộn nộm. + Tiến hành theo 3 bước +Yêu cầu nước trộn nộm phải đảm bảo vị mặn, ngọt, chua, cay vừa phải. (5’) (35) 1. Chuẩn bị nguyên Liệu 1Kg rau muống 100g tôm. 50g thịt lợn nạc 5 củ hành khô 1 thìa súp đường 12 bát giấm. 1 quả chanh 2 thìa súp nước mắm tỏi, ớt, rau thơm, 50g lạc rang giã dập. Dụng cụ: Đĩa, khay, dao, kéo, đũa, thìa. 2. Quy trình thực hiện a. Sơ chế Rau muống bỏ lá già và cọng già, cắt khúc chẻ nhỏ rửa sạch, ngâm nước. Thịt, tôm rửa sạch. Luộc thịt và tôm: Cho 12 bát nước, cho thịt vào luộc chín ; sau đó cho tôm vào luộc, vớt tôm ra bóc vỏ, chẻ dọc tôm( Nếu tôm nhỏ thì thôi), rút bỏ chỉ đất trên lưng tôm, sau đó ngâm tôm vào bát nước mắm pha chanh tỏi ớt cho ngấm gia vị. Hành khô bóc vỏ, rửa sạch ngâm giấm Thịt luộc thái chỉ, ngâm vào nước mắm cùng với tôm. Hành khô: Bóc vỏ rửa sạch, thái lát mỏng và ngâm vào giấm cho đỡ hăng. Rau thơm: Nhặt rửa sạch,cắt nhỏ. Ớt tỉa hoa. b. Chế biến Làm nước trộn nộm Tỏi bóc vỏ, giã nhuyễn cùng với ớt. Chanh vắt lấy nước, bỏ hạt Trộn chanh, tỏi, ớt, đường, giấm, nước mắm khuấy đều. Cho nước mắm( Nên cho từ từ để điều chỉnh độ mặn), nếm đủ độ cay, mặm, chua, ngọt theo khẩu vị vừa ăn. 4. Củng cố: (2) Nhận xét kết quả giờ thực hành Vệ sinh lớp học. 5. Hướng dẫn học ở nhà : (2) Liên hệ cách nấu ăn ở gia đình em Chuẩn bị nguyên liệu giờ sau tiếp tục thực hành 1 tiết. ______________________________________________________ Ngày dạy: Lớp 6A:……2014 Tiết 51 THỰC HÀNH CHẾ BIẾN MÓN ĂN TRỘN HỖN HỢP NỘM RAU MUỐNG I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Học sinh biết chế biến món trộn hỗn hợp nộm rau muống. Hiểu cách sử dụng nguyên liệu thích hợp cho việc chế biến một món ăn đơn giản. 2. Kỹ năng : Nắm được quy trình và yêu cầu kỹ thuật của món nộm. 3. Thái độ: + Biết áp dụng vào bữa ăn gia đình + Có ý thức thực hiện đúng quy trình. + Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường khi thực hành II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Lên kế hoạch thực hành phổ biến cho học sinh. 2. Học sinh: Đồ dùng + Nguyên liệu thực hành. III. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định tổ chức: (1) Lớp 6A:......... Vắng: ................................................................. 2. Kiểm tra: Không kiểm tra bài cũ. Kiểm tra dụng cụ thực hành của các nhóm. 3. Bài mới : Hoạt động dạy và học T. g Nội dung Hoạt động 1: Hướng dẫn chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm yêu cầu nguyên liêu không dập, không héo, đảm bảo tươi, non, hợp vệ sinh an toàn thực phẩm. HS: Để nguyên liệu lên bàn theo nhóm Các nhóm kiểm tra lại xem nguyên liệu và dụng cụ của nhóm mình đã đầy ddue hay chưa? Phân công vị trí các nhóm + Cử nhóm trưởng, thư ký + Yêu cầu các nhóm hoàn thành trong 35 phút Hoạt động2: Hướng dẫn theo quy trình thực hiện GV thực hiện mẫu, HS làm theo. + Các nhóm nhận nhiệm vụ phân công các bạn tiến hành sơ chế theo như tiết lý thuyết đã học. Quan sát theo dõi các nhóm uốn nắn các em sơ chế nguyên liệu đảm bảo hợp vệ sinh. + Thực phẩm tươi ngon + Các nhóm nhận nhiệm vụ phân công các bạn tiến hành chế biến theo như tiết lý thuyết đã học. Quan sát theo dõi các nhóm uốn nắn các em sơ chế nguyên liệu đảm bảo hợp vệ sinh. + Thực phẩm tươi ngon Kiểm tra từng nhóm cụ thể cách ch

Trang 1

Ngày giảng

NẤU ĂN TRONG GIA ĐÌNH

- Nhận biết và chọn được thức ăn phù hợp với cơ thể

- Thay thế các loại thức ăn trong cùng nhóm để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng

*Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của chất

đạm

- Trong thực tế hàng ngày con người cần

các chất dinh dưỡng nào? hãy kể tên các

- Đậu tương chế biến thành sữa đậu nành

rất mát, bổ trong thực đơn hàng ngày nên

sử dụng chất đạm như thế nào cho hợp lý?

- Tóc rụng, tóc khác mọc, răng sữa thay, bị

đứt tay-> lành Vậy theo em hiện tượng

nào cần nhiều chất đạm? Trẻ em, phụ nữ có

thai, người già yếu.

*Hoạt động 2 Vai trò của chất bột.

+ Đạm thực vật có từ thực vật và sản phẩm của thực vật như lạc, các loại đậu

b Chức năng dinh dưỡng

- Chất đạm giúp cơ thể phát triển tốt

về kích thước , chiều cao, cân nặng

- Cần thiết cho việc tái tạo các tế bào

đã chết như tóc, răng

- Tăng khả năng đề kháng và cung cấp năng lượng cho cơ thể

2 Chất đường bột ( Gluxit)

Trang 2

+ Quan sát Hình 3.4

- Kể tên các nguồn cung cấp chất đường

bột?

- Hãy nêu chức năng chính của chất đường

bột? Cung cấp năng lượng

- Em hãy kể tên một số dầu thực vật

thường dùng trong gia đình em?

*Hoạt động 4 Vai trò của sinh tố.

- Hãy kể tên các loại vitamin mà em biết?

Các loại vitamin A, B, C,D, E

- Yêu cầu HS quan sát hình 3.7

- Em hãy cho biết tên các loại thực phẩm

cung cấp các loại sinh tố?

- Hãy cho biết chức năng dinh dưỡng của

các loại sinh tố

- Trong khẩu phần ăn hàng ngày em có

dùng những loại thực phẩm nào giàu vi ta

min?

*Hoạt động 5 Vai trò của chất khoáng.

- Chất khoáng gồm những loại nào? Phốt

pho, iốt, can xi, sắt.

- Em hãy cho biết các loại thực phẩm cung

cấp chất khoáng?

- Em hãy chỉ ra chức năng của chất

khoáng? Xương phát triển, cấu tạo hồng

cầu.

*Hoạt động 6 Vai trò của nước.

- Nước có vai trò như thế nào với đời sống

con người? Nước chiếm 75% trọng lượng

cơ thể.

- Ngoài nước uống còn có nguồn nào khác

cung cấp nước cho cơ thể? Trong rau

xanh, trái cây trong thức ăn.

*Hoạt động 7 Vai trò của chất xơ.

- Chất tinh bột là thành phần chính ngũ cốc, gạo nếp, ngô củ, quả

b Chức năng dinh dưỡng

- Cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể

- Giúp cơ thể chuyển hoá các chất dinh dưỡng khác

3 Chất béo

a Nguồn cung cấp

- Chất béo (động vật) có trong mỡ động vật, sữa , bơ

- Chất béo (thực vật): dầu ăn, dừa, đậu phộng

b Chức năng dinh dưỡng

- Cung cấp năng lượng dự trữ dưới

6 Nước

- Là thành phần chủ yếu của cơ thể

- Là môi trường chuyển hoá mọi trao đổi chất của cơ thể

- Điều hoà thân nhiệt

7 Chất xơ

Trang 3

- Chất xơ có trong thành phần nào? Rau

- Có những chất dinh dưỡng nào?

- Vai trò của mỗi loại chất dinh dưỡng đó?

5 Hướng dẫn học ở nhà : (1 ' )

- Học bài, trả lời câu hỏi sgk

- Chuẩn bị tiếp phần còn lại: Cơ sở của ăn uống hợp lí.

- Nhận biết và chọn được thức ăn phù hợp với cơ thể

- Thay thế các loại thức ăn trong cùng nhóm để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng

1 Giáo viên: Bài soạn, sgk, tranh minh họa.

2 Học sinh: Đọc và chuẩn bị bài theo yêu cầu sgk.

1 Ổn định tổ chức: (1 ' )

Lớp 6A: / Vắng:

2 Kiểm tra: (4 ' ) Vai trò của thức ăn đối với cơ thể con người?

- ĐA: Nội dung tiết 37

3 Bài mới:

*Hoạt động 1: Tìm hiểu giá trị dinh

dư-ỡng của các nhóm thức ăn.

- Dựa vào cơ sở khoa học nào để người ta

phân nhóm thức ăn?

- Hãy kể tên các nhóm thức ăn? Giàu chất

đạm, chất béo, đường bột, vitamin và chất

Trang 4

- Việc phân chia các nhóm thức ăn có ý

nghĩa như thế nào? Tổ chức tốt bữa ăn, đủ

các chất, thay đổi món ăn.

- Vì sao phải thay đổi thức ăn? Thay đổi

thức ăn như thế nào? Ăn ngon, hợp khẩu vị

Có thể thức ăn này bằng thức ăn khác.

*Hoạt động 2: Tìm hiểu nhu cầu dinh

dưỡng của cơ thể

- Em có thể khuyên cậu bé ở hình vẽ điều

gì để gầy bớt đi? Giảm đường bột, tăng

rau xanh, hoa quả, tăng cường vận động.

- Thiếu đường bột cơ thể sẽ như thế nào?

Gầy yếu

- Hàng ngày ăn nhiều chất béo cơ thể có

bình thường không? Khó chịu, đầy bụng.

- Thiếu chất béo cơ thể sẽ như thế nào?

- Vậy cơ thể cần các chất dinh dưỡng như

- Thay đổi món ăn

2 Cách thay thế thức ăn lẫn nhau

- Cần thay đổi món ăn cho ngon miệng và hợp khẩu vị

- Đổi Thức ăn này bằng thức ăn khác

- Cần thay thế thức ăn trong cùng một nhóm

II Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể

1 Chất đạm

a Thiếu chất đạm

- Cơ thể suy dinh dưỡng -> Cơ thể phát triển chậm hoặc ngừng phát triển; cơ bắp yếu ớt, tay chân khẳng khiu, bụng to, tóc mọc thưa

- Thiếu chất béo sẽ thiếu năng lượng

và vitamin, cơ thể ốm yếu dễ bị mệt

* Cơ thể luôn đòi hỏi phải được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để nuôi sống và phát triển

+ Sự thừa và thiếu chất dinh dưỡng đều có hại cho sức khoẻ

4 Củng cố: (4 ' )

- Tóm tắt nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể

- Đọc phần ghi nhớ, phần có thể em cha biết

5 Hướng dẫn học ở nhà :(1 ' )

- Học bài cũ, liên hệ cách ăn uống gia đình em

- Chuẩn bị bài: Vệ sinh an toàn thực phẩm.

Trang 5

2 Kiểm tra: (4 ' ) Nêu nhu cầu dinh dưỡng chất đạm đối với cơ thể con người?

ĐA: - Chất đạm giúp cơ thể phát triển tốt về kích thước, chiều cao, cân nặng Trí tuệ.

- Cần thiết cho việc tái tạo các tế bào đã chết như tóc, răng

- Tăng khả năng đề kháng và cung cấp năng lượng cho cơ thể.

3 Bài mới :

*Hoạt động 1: Tìm hiểu vệ sinh thực

phẩm

- Em hiểu thế nào là vệ sinh an toàn thực

phẩm? giữ cho thực phẩm không bị nhiễm

khuẩn

- Theo em thế nào là sự nhiễm trùng thực

phẩm? Thực phẩm không được bảo quản

tốt, bị vi khuẩn xâm hại, có mùi lạ.

- Thế nào là sự nhiễm độc thực phẩm?

- Em hãy nêu một số thực phẩm dễ bị hư

hỏng, có mùi lạ, giải thích tại sao?

- Ăn phải thực phẩm bị nhiễm trùng hoặc

nhiễm độc sẽ như thế nào?

- Cho HS quan sát hình 3.14

- Em hãy ghi chi tiết vào vở về ảnh hưởng

của nhiệt độ với vi khuẩn?

- Nhiệt độ nào hạn chế sự phát triển của

vi khuẩn? 50 o C-80 o C

- Nhiệt độ nào vi khuẩn phát triển được?

- Nhiệt độ an toàn cho thực phẩm, Nhiệt độ

- Sự xâm nhập chất độc vào thực phẩm được gọi là sự nhiễm độc thực phẩm

- Ăn phải thực phẩm bị nhiễm trùng hoặc nhiễm độc sẽ gây ra tác hại rất nguy hiểm

2 ảnh hưởng của nhiệt độ đối với vi khuẩn

- Nhiệt độ an toàn cho thực phẩm là

Trang 6

nào nguy hiểm cho thực phẩm?

- Em hiểu thế nào là an toàn thực phẩm?

Giữ cho thực phẩm khỏi bị nhiễm trùng,

nhiễm độc, biến chất.

- Hãy quan sát hình 3.16

- Thực phẩm tươi sống là loại thực phẩm

như thế nào? Cho ví dụ minh họa

- Em hãy kể tên những loại thực phẩm mà

gia đình em thường mua sắm để phục vụ

trong các bữa ăn hàng ngày? Thực phẩm

tươi sống cá tôm , thực phẩm đóng hộp

thịt, cá,

- Khi mua thực phẩm đóng hộp em cần chú

ý điều gì? Tại sao?

- Khi đi chợ mua thực phẩm có nên để lẫn

lộn các loại thực phẩm vào cùng nhau

không?

- Tại sao thực phẩm ăn sống và thực phẩm

cần nấu chín lại không được để lẫn lộn với

bị dập nát; Thịt, cá mua những hàng mới giết, mổ tươi không bị ươn hay biến màu,…)

- Những loại thực phẩm đóng hộp

có bao bì, nhãn, mác còn nguyên vẹn, chú ý quan sát kĩ hạn sử dụng

- Tránh để lẫn lộn thực phẩm ăn sống với thực phẩm cần nấu chín

Trang 7

2 Kiểm tra: (4 ' ) Thế nào là nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm?

ĐA: Nội dung mục I.1 tiết 39

3 Bài mới:

*Hoạt động 1: Tìm hiểu An toàn thực

phẩm khi chế biến và bảo quản.

- Hãy nêu những biện pháp an toàn thực

phẩm khi chế biến và bảo quản?

- Trong gia đình em thực phẩm thường

được chế biến ở đâu? Tại nhà bếp

- Cho biết nguồn phát sinh nhiễm độc

thực phẩm? Nhà bếp, dụng cụ làm bếp,

quần áo

- Vi khuẩn xâm nhập vào thức ăn bằng

con đường nào? Trong quá trình chế

- Vệ sinh thực phẩm, dụng cụ chế biến, môi trường xung quanh

- Thức ăn cần nấu chín và bảo quản chu đáo

- Thực phẩm khô phải được phơi khô cho vào lọ kín và kiểm tra luôn để phát hiện kịp thời khi bị ẩm

III Biện pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm.

Trang 8

- Theo dõi phần III.1.Tr.79.sgk.

- Theo em nguyên nhân nào gây ngộ độc

thức ăn? Có 4 nguyên nhân

- Gia đình em có ai đã từng bị ngộ độc

thực phẩm chưa? Tại sao?

- Quan sát hình 3.16.Tr.79.sgk

- Em thấy cần phải làm gì để tránh nhiễm

trùng thực phẩm? Vệ sinh nơi ăn uống,

nơi chế biến, kho chế biến thực phẩm,

- Ở gia đình em thường vệ sinh thực

phẩm và bảo quản thực phẩm theo

phương pháp nào?

- Theo dõi phần III.2.Tr.79.sgk

- Hãy nêu các biện pháp phòng tránh ngộ

độc thức ăn?

*Học sinh đọc ghi nhớ Tr.80.sgk

1 Nguyên nhân ngộ độc thức ăn

- Do nhiễm vi sinh vật và độc tố của vi sinh vật

- Do thức ăn bị biến chất

- Do bản thân thức ăn có sẵn chất độc

- Do thức ăn bị ô nhiễm các chất độc hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật, hóa chất phụ gia thực phẩm…

2 Biện pháp phòng tránh nhiễm trùng , nhiễm độc thực phẩm

a Biện pháp phòng tránh nhiễm trùng

- Rửa tay trước khi ăn

- Không dùng các thực phẩm có chất độc: Cá nóc, khoai tây mọc mầm, nấm lạ, gan cóc……

- Không dùng các thức ăn bị biến chất hay nhiễm chất độc hoá học

- Không dùng những đồ hộp đã quá hạn sử dụng, những hộp bị phồng,…

- Chú ýSGK-T79

* Ghi nhớ : SGK- T80

4 Củng cố: (4 ' )

- Đọc phần ghi nhớ cuối bài

- Tại sao phải giữ vệ sinh thực phẩm?

- Có những biện pháp cơ bản nào để đảm bảo an toàn thực phẩm?

5 Hướng dẫn học ở nhà: (1 ' )

- Học bài cũ liên hệ cách bảo quản thực phẩm ở gia đình em

- Chuẩn bị bài: Bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn.

Trang 9

2 Kiểm tra: (4 ' ) Tại sao phải giữ vệ sinh thực phẩm, muốn đảm bảo an toàn thực

phẩm cần lưu ý yếu tố nào?

- ĐA: Nội dung phần ghi nhớ.sgk.Tr.80

3 Bài mới:

*Hoạt động 1: Tìm hiểu bảo quản chất

- Tại sao thịt các đã thái rồi lại không

được rửa lại?

- Quan sát hình 3.18.Tr.82

- Em hãy cho biết tên các loại rau, củ,

quả thường dùng? Rau bắp cải, su hào,

khoai tây, táo, lê

- Trước khi ăn phải vệ sinh như thế nào?

Rửa, gọt vỏ, thái nhỏ…

- Quan sát hình 3.19.Tr.82.sgk

- Em hãy nêu tên các loại đậu hạt? Đỗ

xanh, đậu hà lan

- Các loại hạt khô bảo quản như thế nào?

Phơi khô cất nơi khô ráo

- Phân công thảo luận câu hỏi

*Hoạt động 2: Bảo quản chất dinh

dưỡng khi chế biến.

- Cần bảo quản chu đáo để tăng giá trị dinh dưỡng của thực phẩm

2 Rau củ, quả, đậu hạt tươi

- Rửa rau nhẹ nhàng, không ngâm lâu, không thái nhỏ trước khi rửa, không để khô héo

- Rau củ quả ăn sống rửa cả quả,

bỏ vỏ

3 Đậu hạt khô, gạo

- Đậu hạt khô phơi khô loại trừ hạt sâu mọt để nơi khô ráo

- Gạo : không vo kỹ, không để gạo quá lâu mới sử dụng

II Bảo quản chất dinh dưỡng khi chế biến.

Trang 10

- Vì sao khi đun nấu nhiều, mất nhiều

sinh tố, khi chế biến cần chú ý điều gì?

- Thảo luận (Nhóm nhỏ)

Trình bày

Nhận xét

- GV: Nhận xét bổ sung ý kiến

- Khi đun nấu ở nhiệt độ cao thì giá trị

dinh dưỡng của chất đạm như thế nào?

Giá trị dinh dưỡng giảm

- Khi rán có đun lửa to không? đun nhỏ

lửa.

- Vì sao khi rán đun nhỏ lửa?

- Tại sao khi đun đường để làm nước

hàng, kho thịt cá đường bị biến màu? ở

nhiệt độ cao tinh bột dễ cháy đen chất

dinh dưỡng tiêu huỷ hoàn toàn.

- Nước luộc thực phẩm nên để sử dụng

không?

- Các chất sinh tố dễ bị mất đi trong quá

trình chế biến vậy phải làm gì?

- HS: Đọc ghi nhớ sgk

5'

1 Tại sao phải quan tâm Bảo quản chất dinh dưỡng khi chế biến món ăn

- Vì khi đun nấu nhiều, sẽ mất nhiều sinh tố

- Cho thực phẩm vào luộc, nấu khi nước sôi

- Khi nấu không đảo nhiều

- Không đun lại thức ăn nhiều lần

- Không vo gạo quá kỹ, không chắt bỏ nước cơm

2 Ảnh hưởng của nhiệt đối với thành phần dinh dưỡng

- Cần sử dụng nhiệt thích hợp để các món ăn có giá trị dinh dưỡng cao

- Học bài và liên hệ cách bảo quản thực phẩm ở gia đình em

- Chuẩn bị bài: Tỉa hoa trang trí món ăn từ một số rau, củ, quả.

Ngày dạy:

Lớp 6A:…/…/2014

Tiết 42TỈA HOA TRANG TRÍ MÓN ĂN

TỪ MỘT SỐ LOẠI RAU, CỦ, QUẢ

I Mục tiêu :

1 Kiến thức:

Trang 11

- Biết tỉa hoa từ một số rau, củ, quả.

1 Giáo viên: Tranh : Tỉa hoa trang trí (CN6-13) - Bộ dao kéo tỉa hoa.

2 Học sinh: Tìm hiểu về nguyên liệu, dụng cụ tỉa hoa

*Hoạt động 1: Giới thiệu nội dung

- Tại sao trên bàn ăn người ta thường hay

bày thêm một số hoa, lá để trang trí?

- Những hoa lá ấy được làm từ nguyên liệu

nào? Rau, củ , quả

- Kể tên một số loại rau, củ, quả có thể dùng

để tỉa hoa trang trí?

- Ta cần có dụng cụ nào để tỉa hoa

+ Dao, lưỡi nam , kéo

+ Quan sát dụng cụ và nắm bắt cách dùng

các loại dụng cụ đó?

- Giới thiệu được một số mẫu dao, kéo và

mẫu 1số loại tỉa hoa trang trí

- Giới thiệu cho các em hiểu cách sử dụng 1

số mẫu hoa trong trang trí món ăn

+ Tỉa dạng nổi (Hành tây, cà chua, củ cải)

- Tìm hiểu mẫu một số cách trang trí và

dạng hoa qua mẫu tranh?

*Hoạt động 2: Thực hiện mẫu.

(17 ' )

(18 ' )

I Giới thiệu nội dung

- Tỉa hoa là trang trí hình thức từ các loại rau, củ ,quả, để tạo nên những bông hoa làm tăng giá trị thẩm mĩ của món ăn

1 Nguyên liệu dụng cụ tỉa hoa

a Nguyên liệu

- Các loại rau củ , quả , hành lá, hành

củ, ớt, tỏi, dưa chuột, cà chua, củ cải,

- Tỉa tạo hình hoa từ rau, củ, quả

- Tuỳ theo tính chất của rau, củ , quả vận dụng hình thức tỉa hoa phù hợp

II Thực hiện mẫu

1 Tỉa hoa từ lá hành

* Tỉa hoa huệ trắng

Trang 12

- Nêu cách tỉa hoa huệ trắng từ hành lá?

- Hướng dẫn cách tỉa hoa:

+ Đoạn trắng của cọng hành, cắt ra nhiều

đoạn bằng nhau, chiều dài gấp 3 lần đường

kính tiết diện

+ Dùng lưỡi dao chẻ sâu xuống 1/2 chiều

cao đoạn hành, tạo thành nhiều nhánh nhỏ

đều nhau để làm cánh hoa: ngâm nước 5-10

phút

- Tỉa cành hoa huệ ta làm như thế nào?

+ Cắt bỏ phần lá xanh, lấy 1 đoạn ngắn 1cm

- 2cm để tỉa thành cuống hoa dùng tăn tre

gắn mỗi đoạn hành trắng vừa tỉa lên cuống

hoa

- Hãy cho biết cách tỉa lá hoa huệ?

+ Chọn cây hành khác, cắt bớt lá xanh chừa

lại một đoạn khoảng 10cm ding mũi kéo

nhọn tách mỗi cọng lá thành 2->3 lá nhỏ,

ngâm nước vài phút cho lá cong tự nhiên

giữa cây hành ládùng tăm trecắm1 cành hoa

lên (H3.29)

a hoa:

- Đoạn trắng của cọng hành, cắt ra nhiều đoạn bằng nhau, chiều dài gấp

3 lần đường kính tiết diện

- Dùng lưỡi dao chẻ sâu xuống 1/2 chiều cao đoạn hành, tạo thành nhiều nhánh nhỏ đều nhau để làm cánh hoa: ngâm nước 5-10 phút

b Cành : Cây hành lá cắt bỏ phần lá xanh, lấy 1 đoạn ngắn 1cm - 2cm để tỉa thành cuống hoa dùng tăm tre gắn mỗi đoạn hành trắng vừa tỉa lên cuống hoa

c lá : cắt bớt lá xanh chừa lại một đoạn khoảng 10cm dùng mũi kéo nhọn tách mỗi cọng lá thành 2->3 lá nhỏ, ngâm nước vài phút cho lá cong tự nhiên giữa cây hành lá dùng tăm tre cắm1 cành hoa lên (H3.29)

4 Củng cố: (3 ' )

- Khi tỉa hoa trang trí cần có những nguyên liệu và dụng cụ nào?

- Nêu quy trình tỉa hoa huệ trắng từ cây hành lá?

5 Hướng dẫn học ở nhà: (2 ' )

- Học bài liên hệ cách tỉa hoa trong gia đình em

- Chuẩn bị nguyên liệu giờ sau thực hành

_

Ngày dạy:

Lớp 6A:…/…/2014

Tiết 43TỈA HOA TRANG TRÍ MÓN ĂN

TỪ MỘT SỐ LOẠI RAU, CỦ, QUẢ

I Mục tiêu :

1 Kiến thức:

- Biết tỉa hoa từ một số rau, củ, quả

Trang 13

1 Giáo viên: Tranh : Tỉa hoa trang trí (CN6-13) - Bộ dao kéo tỉa hoa.

2 Học sinh: Tìm hiểu về nguyên liệu, dụng cụ tỉa hoa

III

Tiến trình dạy- học

1.Ổn định tổ chức: ( 1 ')

Lớp 6A: / Vắng:

2 Kiểm tra: (4 ' ) Nêu quy trình tỉa hoa huệ trắng từ hành lá?

- ĐA: Nội dung mục II.1.Tiết 42

3 Bài mới:

*Hoạt động 2: Tìm hiểu một số kiểu tỉa

hoa

- Giới thiệu cách Tỉa hoa từ quả quả ớt

- Nhìn vào hình vẽ (3.30 SGK)

+ Nêu yêu cầu khi thao tác

+ Quan sát hình mẫu và cách tỉa hoa của

giáo viên

+ Tiến hành tỉa theo nhóm bàn

- Quan sát và hướng dẫn học sinh cách xếp 1

lá và 3 lá

+ Trình bày sản phẩm

- Treo tranh tỉa hoa trang trí(CN6-13)

- Nhìn vào tranh hãy nêu cách tỉa hoa đồng

(30 ' ) II.Thực hiện mẫu.

2 Tỉa hoa từ quả ớt

a Tỉa hoa huệ tây Chọn quả ớt có tiết diện từ 1cm - 1,5cm có đuôi nhọn thon dài

- từ đuôi nhọn lấy1đoạn dài bằng 4 lần đường kính tiết diện

- dùng khéo cắt sâu vào 1,5cm chia

6 cánh đều nhau

- Tỉa đầu cánh hoa cong nhọn

- lõi ớt bỏ bớt hạt, tỉa thành 1 nhánh nhị dài

- uốn cánh hoa nở đều rồi ngâm vào nước

b tỉa hoa đồng tiền

- chọn quả ớt có mầu đỏ tươi

- dùng khéo cắt từ đỉnh xuống cuống thành nhiều cánh dài

- Có thể để cánh dài, hoặc cắt bớt cánh cho đều nhau

- Ngâm ớt trong nước

- Lõi ớt tỉa nhị hoa

3 Tỉa hoa từ quả dưa chuột

a Tỉa 1 lá và 3 lá

- Dùng dao cắt một cạnh quả dưa

- Cắt lát mỏng theo cạnh xiên, cắt dính nhau hai nhát một-> tẽ hai miếng dưa ta được một lá

( Hình 3.32a-SGK)

- Cắt lát mỏng theo cạnh xiên dính nhau 3 lát 1, xếp xèo 3 lát hoặc cuộn lát giữa lại

Trang 14

- Tiến hành cắt mẫu cho h/s quan sát.

+ Làm theo mẫu đúng quy trình

- Treo hình vẽ 3 bước tỉa hoa hồng bằng quả

cà chua cho h/s quan sát

+ Quan sát thảo luận và nắm bắt cách làm

- Cần lu ý khi tỉa hoa hồng lạng phần vỏ

mỏng cách đều nhau khi cuộn vòng từ cuống

- Treo tranh hình 3.36 SGK khắc sâu một số

kiểu tỉa hoa đơn giản áp dụng các món ăn

- Treo tranh : Tỉa hoa trang trí(CN6-13)

- Lạng phần vỏ cà chua theo hình tròn xung quanh quả cà chua

- Hệ thống các loại cách tỉa hoa cơ bản cho các em hiểu

- Em hãy nhắc lại phương pháp cơ bản trong tỉa hoa trang trí từ rau, củ, quả?

5 Hướng dẫn học ở nhà: (2 ' )

- Học bài liên hệ cách tỉa hoa gia đình em

- Chuẩn bị bài: Chế biến một số món ăn không sử dụng nhiệt.

Ngày giảng:

Lớp 6A:…/…/2014

Tiết 44 CHẾ BIẾN MỘT SỐ MÓN ĂN KHÔNG SỬ DỤNG NHIỆT

Trang 15

- Tổ chức cho gia đình bữa cơm có một số món ăn không sử dụng nhiệt khi chế biến, giúp ăn ngon miệng, hợp vệ sinh

3 Thái độ:

- Giáo dục ý thức sáng tạo khi chế biến

II

Chuẩn bị :

1 Giáo viên: Bài soạn, sgk.

2 Học sinh: Chuẩn bị bài theo yêu cầu trong sgk

III Tiến trình dạy học

1 Ổn định tổ chức: (1 ' )

Lớp 6A: / Vắng:

2 Kiểm tra: (4 ' ) ? Có mấy cách tỉa hoa thông thường từ rau, củ, quả? Ví dụ.

- ĐA: Có 4 cách thông thường từ cây hành lá, cà chua, ớt, dưa chuột

3 Bài mới :

*Hoạt động 1: Tìm hiểu món muối chua

- Trong gia đình em có khi nào chế biến một

món ăn nào đó mà không sử dụng nhiệt

không? Ví dụ

- Thế nào là muối chua?

- Gia đình em thường làm những món

muối chua gì? Dưa cà, hành

- Theo em có mấy cáh muối chua thông

thường? có 2 cách muối chua là muối sổi và

muối nén.

- Trong gia đình em thường muối chua theo

cách nào?

+ Nêu cách muối chua và muối sổi

- Muối sổi là làm như thế nào? Có thể vận

dụng với loại nguyên liệu nào?

- Thời gian để một món muối sổi lên men vi

sinh ăn được có thể hết bao lâu?

+ Muối sổi thời gian ngắn, muối nén thời

a Muối sổi

- Là làm cho thực phẩm lên men

vi sinh trong thời gian ngắn

- Ngâm thực phẩm vào dung dịch nước muối (20%) cho thêm đường

- Thời gian cho thức ăn lên men ngắn, nhanh được ăn

b Muối nén

- Là làm chothực phẩm lên men

vi sinh trong thời gian dài

- Muối được dải xen kẽ với thực phẩm và nén chặt (Lượng muối (25%)

* Yêu cầu kỹ thuật

- Thực phẩm giòn, mùi thơm đặc trưng cho từng loại thực phẩm

* Quy trình thực hiện món muối chua

- Làm sạch thực phẩm , để ráo

Trang 16

- Món muối chua có tác dụng gì? Dùng làm

món ăn kèm, kích thích ăn ngon miệng và

tạo hương vị đặc trưng.

* Hoạt động 2 Hướng dẫn so sánh sự

khác nhau của hai món muối chua.

- Nêu quy trình chế biến món muối chua

bằng phương pháp món muối sổi hay muối

có thể cho thêm đường

- Yêu cầu: Chua giòn, màu sắc, mùi vị đặc trưng, hấp dẫn

* Sự khác nhau giữa hai cách muối chua.

4 Củng cố: (5')

- Tại sao không cần nhiệt ta vận chế biến được món ăn?

- Món muối chua có đặc điểm và tác dụng gì trong bữa ăn gia đình?

5 Hướng dẫn học ở nhà: (2')

- Học bài, tìm hiểu cách muối dưa cà trong gia đình

- Xem bài tiết 45 (các phương pháp chế biến thực phẩm)

Ngày dạy:

Lớp 6A:…/…/2014

Tiết 45CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN

Trang 17

- Tổ chức cho gia đình bữa cơm có một số món ăn không sử dụng nhiệt khi chế biến, giúp ăn ngon miệng, hợp vệ sinh.

3 Thái độ:

- Giáo dục ý thức sáng tạo khi chế biến

II

Chuẩn bị :

1 Giáo viên: Bài soạn, sgk.

2 Học sinh: Chuẩn bị bài theo yêu cầu trong sgk

III

Tiến trình dạy học

1 Ổn định tổ chức: (1 ' )

Lớp 6A: / Vắng:

2 Kiểm tra: (4 ' ) ? Nêu quy trình muối chua theo phương thức muối nén.

- ĐA: * Quy trình thực hiện món muối chua

- Làm sạch thực phẩm , để ráo nước.

- Ngâm thực phẩm trong dung dịch nước muối, hoặc ướp muối, có thể cho thêm đường.

- Yêu cầu: Vị chua, giòn.

Mùi thơm đặc biệt.

mầu sắc hấp dẫn.

3 Bài mới:

*Hoạt động 1: Sự cần thiết phải chế

biến thực phẩm

- Thế nào là chế biến thưc phẩm? Chế

biến thưc phẩm là giai đoạn rất quan

trọng, là công việc cuối cùng trước khi

đưa thức ăn vào sử dụng

- Khi ở nhà em có hay thường xuyên chế

biến món ăn không?

- Có những hình thức chế biến món ăn

nào mà em biết? Mục đích của việc chế

biến món ăn? Có nhiều hình thức chế

biến, để tạo nên nhiều món ăn khác nhau

- Tại sao phải chế biến thức ăn? Góp

phần làm phong phú cho nền ẩm thực

nước nhà, tạo ra những món ăn thơm

ngon, dễ tiêu hoá, hợp khẩu vị, hợp với

từng mùa.

- Tại sao mùa đông mỗi nhà lại hay quây

quần ăn lẩu? Vì lẩu là món ăn nóng để

tạo không khí ấm cúng trong những ngày

mùa đông giá lạnh Mùa hạ thời tiết

nóng bức không thể ngồi quây quanh bếp

để ăn đồ nòng đang sôi sùng sục được.

- Khi chế biến món ăn làm cho thực

phẩm có sự thay đổi như thế nào? Thay

đổi hương vị trạng thái của thực phẩm

- Khi chế biến món ăn cần đảm bảo yêu

(22 ' ) I Tại sao phải chế biến thực phẩm.

- Chế biến thực phẩm nhằm góp phần làm phong phú cho nền ẩm thực nước nhà, tạo ra những món

ăn thơm ngon, dễ tiêu hoá, hợp khẩu vị, phù hợp với từng mùa

Làm thay đổi hương vị trạng thái của thực phẩm

Trang 18

cầu kĩ thuật nào? Cần đảm bảo vệ

sinh,an toàn thực phẩm

- Vậy chế biến thức ăn ngon nhằm giúp

cho con người điều gì? Tại sao? Tạo

nguồn sức khoẻ dồi dào,tăng cường thể

lựccho mọi người.

- Đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm

- Tạo nguồn sức khoẻ dồi dào, tăng cường thể lựccho mọi người

Trang 19

- Tổ chức cho gia đình bữa cơm có một số món ăn không sử dụng nhiệt khi chế biến, giúp ăn ngon miệng, hợp vệ sinh.

3 Thái độ:

- Giáo dục ý thức sáng tạo khi chế biến

II

Chuẩn bị :

1 Giáo viên: Bài soạn, sgk.

2 Học sinh: Chuẩn bị bài theo yêu cầu trong sgk

III

Tiến trình dạy học

1 Ổn định tổ chức: (1 ' )

Lớp 6A: / Vắng:

2 Kiểm tra: (4 ' ) ? Tại sao phải chế biến thực phẩm?

ĐA: + góp phần làm phong phú cho nền ẩm thực nước nhà, tạo ra những món ăn

thơm ngon, đễ tiêu hoá, hợp khẩu vị, hợp với từng mùa.

+ Thay đổi hương vị trạng thái của thực phẩm

+ Đảm bảo vệ sinh, an toàn thực

phẩm

+ Tạo nguồn sức khoẻ dồi dào, tăng cường thể lựccho mọi người.

3 Bài mới:

* Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm

món trộn dầu giấm

- Theo dõi nội dung phần thông tin trong

sgk.Tr.89

- Thế nào là món trộn dầu giấm?

- Em hãy kể tên một số món ăn không sử

dụng nhiệt mà dùng dấm để chế biến?

Các món nộm, …

- Vậy món trộn dầu giấm thường được sử

dụng những nguyên liệu nào? Xà lách,

hành tây, thịt bò, cà chua chín, tỏi, giấm,

đường, muối, tiêu, dầu ăn, ớt, rau thơm,

? Món ăn này nên làm vào khoảng thời

gian nào trước khi tổ chức bữa ăn?

- Món trộn dầu dấm phải đảm bảo yêu

cầu kỹ thuật nào?

+ Lá rau phải như thế nào? Màu sắc của

* Quy trình thực hiện.

- Sử dụng thực phẩm thích hợp, làm sạch

- Trộn thực phẩm với hỗn hợp dầu ăn, giấm, đường, muối, hạt nêm

- Trộn trước khi ăn 5 phút

* Yêu cầu kỹ thuật

- Lá vẫn giữ được độ tươi, nguyên, không bị nát

- Ăn vừa, vị chua dịu, hơi mặn, ngọt, béo

Trang 20

+ Mùi của món trộn dầu dấm có mùi

thơm như thế nào?

- Em đã được ăn những món trộn dầu

giấm nào? Nộm hoa chuối, nộm đu đủ,

nộm su hào, nộm tổng hợp,…

- Gia đình em có làm món trộn dầu dấm

ăn thường xuyên không? Tại sao?

- Thường gia đình em có làm đúng yêu

cầu của quy trình này không?

- Em hãy nêu quy trình một món nộm mà

gia đình em đã làm cho cả lớp nghe?

- Thơm ngon, không có vị hăng ban đầu của nguyên liệu

4 Củng cố: (3 ' )

- Quy trình thực hiện món trộn dầu giấm?

- Món trộn dầu dấm phải đảm bảo yêu cầu kĩ thuật nào?

Trang 21

3 Thái độ:

- Giáo dục ý thức sáng tạo khi chế biến

II

Chuẩn bị :

1 Giáo viên: Bài soạn, sgk.

2 Học sinh: Chuẩn bị bài theo yêu cầu trong sgk

III

Tiến trình dạy học

1 Ổn định tổ chức: (1 ' )

Lớp 6A: / Vắng:

2 Kiểm tra: (4 ' ) ? Thế nào là món trộn dầu giấm? Quy trình thực hiện?

ĐA: Làm cho thực phẩm giảm bớt mùi vị chính và ngấm gia vị, tạo ra món ăn

ngon miệng.

* Quy trình thực hiện

- Sử dụng thực phẩm thích hợp, làm sạch.

- Trộn thực phẩm hỗn hợp dầu ăn, giấm, đường, muối, hạt nêm.

- Trộn trước khi ăn 5 phút.

3 Bài mới:

*Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm

món trộn hỗn hợp

- Thế nào là món trộn hỗn hợp?

- Em đã được ăn những món trộn hỗn

hợp nào?

- Em thấy mùi vị của món ăn đó ra sao?

* Hoạt động 2 Tìm hiểu quy trình

- Sau khi trộn nguyên liệu song ta cần

trình bày như thế nào? Trình bày theo

và các gia vị tạo thành món ăn có giá trị dinh dưỡng cao

* Quy trình thực hiện

- Thực phẩm thực vật làm sạch cắt thái phù hợp, ngâm nước muối

- Thực phẩm động vật chế biến chín mềm, cắt thái phù hợp

- Trộn nguyên liệu thực vật với nguyên liệu động vật + gia vị

- Trình bày theo đặc trưng móm ăn

Trang 22

- Em có thể nêu quy trình làm món nộm

đu đủ hay nộm su hào?

- Khi làm nộm đu đủ hay nộm su hào ta

nên sử dụng thêm loại rau, củ, quả nào

cho món nộm thêm đẹp mắt và ăn ngon

hơn? Cho thêm cà rốt, đu đủ ương, bắp

cải tím,…

- Món ăn này phải đảm bảo yêu cầu kỹ

- Giòn, ráo nước, vừa ăn đủ vị chua, cay, mặn, ngọt

4 Củng cố: (3 ' )

- Tóm tắt quy trình và yêu cầu kỹ thuật của món trộn hỗn hợp

5 Hướng dẫn học ở nhà : (2 ' )

- Học bài cũ , liên hệ cách nấu ăn gia đình em

- Chuẩn bị nguyên liệu giờ sau thực hành

Ngày dạy:

Lớp 6A:…/…/2014

Tiết 48 THỰC HÀNHCHẾ BIẾN MÓN ĂN - TRỘN DẦU DẤM

Trang 23

- Biết áp dụng vào bữa ăn gia đình Có ý thức thực hiện đúng quy trình.

- Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường khi thực hành

II

Chuẩn bị :

1 Giáo viên: Bài soạn, sgk

2 Học sinh: Chuẩn bị nguyên vật liệu theo yêu cầu sgk.Tr.92

III

Tiến trình dạy học :

1 Ổn định tổ chức: (1 ' )

Lớp 6A: / Vắng:

2 Kiểm tra : (4 ' ) ? Cho biết thế nào là món trộn hỗn hợp?

- ĐA: Trộn các thực phẩm đã được làm chín bằng các phương pháp

khác và các gia vị tạo thành món ăn có giá trị dinh dưỡng cao.

3 Bài mới :

*Hoạt động 1: Hướng dẫn chuẩn bị.

- Em hãy nêu nguyên liệu cần thiết cho

món trộn hỗn hợp xà lách?

- Nỗi loại nguyên liệu đó thì cần khoảng

bao nhiêu là đủ?

- Với món trộn hỗn hợp này ta cần sử

dụng những dụng cụ gì? Âu nhựa , bát to,

đĩa, đũa, thìa, dao mỏng bản, rổ đựng,…

*Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành.

- để làm được món trộn hộ hợp rau xà lách

em cần làm mấy giai đoạn?

- Giai đoạn chuẩn bị em cần làm những

gì?

- Làm nước trộn ndầu giấm ta pha chế như

thế nào? Nêu quy trình?

- Trộn rau ta làm theo quy trình như thế

- 3 thìa cafe đường

- 1/2 thìa cafe muối

- 1/2 thìa cafe tiêu

- 1 thìa dầu ăn

- Rau thơm, ớt, xì dầu

2 Thực hành:

a chuẩn bị

- Rau xà lách: Nhặt, rửa sạch, ngâm nước muối nhạt khoảng 10', vớt ra vẩy cho ráo nước

- Thịt bò: Thái mỏng, ướp tiêu, xì dầu, xào chín

- Hành tây: Bóc lớp vỏ khô, rửa sạch, thái mỏng, ngâm dấm, đường

- Cà chua cắt lát, trộn dấm, đường

b Chế biến

* Làm nước trộn dầu dấm

- Cho 3 thìa dấm + 1 thìa đường + 1/2 thìa muối + 1 thìa dầu ăn + tỏi phi vàng khuấy đều Hỗn hợp

có vị chua, ngọt, hơi mặn

* Trộn rau

Trang 24

c Trình bày

- Xếp hỗn hợp xà lách vào đĩa, chọn một ít lát cà chua bày xung quanh, trên để hành tây, trên cùng

để thịt bò vào giữa đĩa rau

- Trang trí thêm rau thơm, ớt tỉa hoa, cà chua, hành lá tỉa hoa cho đẹp mắt

4 Củng cố: (3 ' )

- Em hãy nêu quy trình thực hành món trộn dầu giấm rau xà lách?

- Thu dọn vệ sinh môi trường

5 Hướng dẫn học ở nhà : (2 ' )

- Về nhà thử làm món ăn cho gia đình theo quy trình đã làm

- Chuẩn bị tiếp nguyên liệu giờ sau Thực hành.

_

Ngày dạy:

Lớp 6A:…/…/2014

Tiết 49 THỰC HÀNHCHẾ BIẾN MÓN ĂN - TRỘN DẦU DẤM

- Biết áp dụng vào bữa ăn gia đình Có ý thức thực hiện đúng quy trình

- Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường khi thực hành

Trang 25

Chuẩn bị :

1 Giáo viên: Bài soạn, sgk

2 Học sinh: Chuẩn bị nguyên vật liệu theo yêu cầu sgk.Tr.92

III

Tiến trình dạy học :

1 Ổn định tổ chức: (1 ' )

Lớp 6A: / Vắng:

2 Kiểm tra : (4 ' ) ? Cho biết thế nào là món trộn hỗn hợp?

- ĐA: Trộn các thực phẩm đã được làm chín bằng các phương pháp

khác và các gia vị tạo thành món ăn có giá trị dinh dưỡng cao.

3 Bài mới :

*Hoạt động 1: Hướng dẫn chuẩn bị.

- Em hãy nêu nguyên liệu cần thiết cho

món trộn hỗn hợp xà lách?

- Nỗi loại nguyên liệu đó thì cần khoảng

bao nhiêu là đủ?

- Với món trộn hỗn hợp này ta cần sử

dụng những dụng cụ gì? Âu nhựa , bát to,

đĩa, đũa, thìa, dao mỏng bản, rổ đựng,…

*Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành.

- để làm được món trộn hộ hợp rau xà lách

em cần làm mấy giai đoạn?

- Giai đoạn chuẩn bị em cần làm những

gì?

- Làm nước trộn ndầu giấm ta pha chế như

thế nào? Nêu quy trình?

- Trộn rau ta làm theo quy trình như thế

- 3 thìa cafe đường

- 1/2 thìa cafe muối

- 1/2 thìa cafe tiêu

- 1 thìa dầu ăn

- Rau thơm, ớt, xì dầu

2 Thực hành:

a chuẩn bị

- Rau xà lách: Nhặt, rửa sạch, ngâm nước muối nhạt khoảng 10', vớt ra vẩy cho ráo nước

- Thịt bò: Thái mỏng, ướp tiêu, xì dầu, xào chín

- Hành tây: Bóc lớp vỏ khô, rửa sạch, thái mỏng, ngâm dấm, đường

- Cà chua cắt lát, trộn dấm, đường

b Chế biến

* Làm nước trộn dầu dấm

- Cho 3 thìa dấm + 1 thìa đường + 1/2 thìa muối + 1 thìa dầu ăn + tỏi phi vàng khuấy đều Hỗn hợp

có vị chua, ngọt, hơi mặn

* Trộn rau

- Cho xà lách, hành tây, cà chua vào khay, đổ hỗn hợp nước trộn

Trang 26

để thịt bò vào giữa đĩa rau.

- Trang trí thêm rau thơm, ớt tỉa hoa, cà chua, hành lá tỉa hoa cho đẹp mắt

4 Củng cố: (3 ' )

- Em hãy nêu quy trình thực hành món trộn dầu giấm rau xà lách?

- Thu dọn vệ sinh môi trường

5 Hướng dẫn học ở nhà : (2 ' )

- Về nhà thử làm món ăn cho gia đình theo quy trình đã làm

- Chuẩn bị tiếp nguyên liệu giờ sau Trộn hỗn hợp nộm rau muống.

_

Ngày dạy:

Lớp 6A:…/…/2014

Tiết 50 THỰC HÀNHCHẾ BIẾN MÓN ĂN TRỘN HỖN HỢP NỘM RAU MUỐNG

I Mục tiêu :

1 Kiến thức:

- Học sinh biết chế biến món trộn hỗn hợp nộm rau muống

- Hiểu cách sử dụng nguyên liệu thích hợp cho việc chế biến một món ăn đơn giản

Trang 27

2 Học sinh: Đồ dùng + Nguyên liệu thực hành

*Hoạt động 1: Hướng dẫn chuẩn bị

nguyên liệu và dụng cụ

- GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của các

nhóm yêu cầu nguyên liêu không dập,

không héo, đảm bảo tươi, non, hợp vệ

sinh an toàn thực phẩm

- HS: Để nguyên liệu lên bàn theo nhóm

- Các nhóm kiểm tra lại xem nguyên liệu

và dụng cụ của nhóm mình đã đầy ddue

- GV thực hiện mẫu, H/S làm theo

+ Các nhóm nhận nhiệm vụ phân công

các bạn tiến hành sơ chế theo như tiết lý

thuyết đã học

- Quan sát theo dõi các nhóm uốn nắn các

em sơ chế nguyên liệu đảm bảo hợp vệ

sinh

+ Thực phẩm tươi ngon

+ Các nhóm nhận nhiệm vụ phân công

các bạn tiến hành chế biến theo như tiết

lý thuyết đã học

- Quan sát theo dõi các nhóm uốn nắn các

em sơ chế nguyên liệu đảm bảo hợp vệ

- Hành khô bóc vỏ, rửa sạch ngâm giấm

- Thịt luộc thái chỉ, ngâm vào nước mắm cùng với tôm

- Hành khô: Bóc vỏ rửa sạch, thái lát mỏng và ngâm vào giấm cho

Trang 28

+ Thực phẩm tươi ngon

- Kiểm tra từng nhóm cụ thể cách chế

biến nước trộn nộm

+ Tiến hành theo 3 bước

+Yêu cầu nước trộn nộm phải đảm bảo

vị mặn, ngọt, chua, cay vừa phải

- Tỏi bóc vỏ, giã nhuyễn cùng với ớt

- Chanh vắt lấy nước, bỏ hạt Trộn chanh, tỏi, ớt, đường, giấm, nước mắm khuấy đều

- Cho nước mắm( Nên cho từ từ

để điều chỉnh độ mặn), nếm đủ độ cay, mặm, chua, ngọt theo khẩu

- Liên hệ cách nấu ăn ở gia đình em

- Chuẩn bị nguyên liệu giờ sau tiếp tục thực hành 1 tiết

I Mục tiêu :

1 Kiến thức:

- Học sinh biết chế biến món trộn hỗn hợp nộm rau muống

- Hiểu cách sử dụng nguyên liệu thích hợp cho việc chế biến một món ăn đơn giản

1 Giáo viên: Lên kế hoạch thực hành phổ biến cho học sinh.

2 Học sinh: Đồ dùng + Nguyên liệu thực hành

Trang 29

*Hoạt động 1: Hướng dẫn chuẩn bị

nguyên liệu và dụng cụ

- GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của các

nhóm yêu cầu nguyên liêu không dập,

không héo, đảm bảo tươi, non, hợp vệ

sinh an toàn thực phẩm

- HS: Để nguyên liệu lên bàn theo nhóm

- Các nhóm kiểm tra lại xem nguyên liệu

và dụng cụ của nhóm mình đã đầy ddue

- GV thực hiện mẫu, H/S làm theo

+ Các nhóm nhận nhiệm vụ phân công

các bạn tiến hành sơ chế theo như tiết lý

thuyết đã học

- Quan sát theo dõi các nhóm uốn nắn các

em sơ chế nguyên liệu đảm bảo hợp vệ

sinh

+ Thực phẩm tươi ngon

+ Các nhóm nhận nhiệm vụ phân công

các bạn tiến hành chế biến theo như tiết

lý thuyết đã học

- Quan sát theo dõi các nhóm uốn nắn các

em sơ chế nguyên liệu đảm bảo hợp vệ

- Hành khô bóc vỏ, rửa sạch ngâm giấm

- Thịt luộc thái chỉ, ngâm vào nước mắm cùng với tôm

- Hành khô: Bóc vỏ rửa sạch, thái lát mỏng và ngâm vào giấm cho

Trang 30

+ Thực phẩm tươi ngon

- Kiểm tra từng nhóm cụ thể cách chế

biến nước trộn nộm

+ Tiến hành theo 3 bước

+Yêu cầu nước trộn nộm phải đảm bảo

vị mặn, ngọt, chua, cay vừa phải

- Gợi ý cho các em có thể trình bày theo

sáng tạo cá nhân của mỗi nhóm

+ Trình bày món ăn phải hợp vệ sinh,

theo đặc trưng của món ăn

- Treo tranh: Trình bày món ăn.(CN6-8)

để học sinh tham khảo

- Yêu cầu các nhóm nộp sản phẩm sau

- Cho nước mắm( Nên cho từ từ

để điều chỉnh độ mặn), nếm đủ độ cay, mặm, chua, ngọt theo khẩu

- Liên hệ cách nấu ăn ở gia đình em

- Chuẩn bị nguyên liệu giờ sau tiếp tục thực hành 1 tiết

Ngày dạy:

Lớp 6A:…/…/2014

Tiết 52THỰC HÀNH CHẾ BIẾN MÓN ĂN TRỘN HỖN HỢP NỘM RAU MUỐNG

I Mục tiêu :

1 Kiến thức:

- Học sinh biết chế biến món trộn hỗn hợp nộm rau muống

- Hiểu cách sử dụng nguyên liệu thích hợp

1 Giáo viên: Bài soạn, sgk.

2 Học sinh: đồ dùng + Nguyên liệu thực hành

III

Tiến trình dạy học :

1 Ổn định tổ chức: (1 ' )

Lớp 6A: / Vắng:

Trang 31

2 Kiểm tra: Dụng cụ thực hành của các nhóm.

3 Bài mới:

*Hoạt động 1: Hướng dẫn chuẩn bị về

nguyên liệu

GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm

yêu cầu nguyên liêu không dập, với héo,

*Hoạt động 2: Quy trình thực hiện

+ Các nhóm nhận nhiệm vụ phân công

các bạn tiến hành sơ chế theo như tiết lý

thuyết đã học

- Quan sát theo dõi các nhóm uốn nắn

các em sơ chế nguyên liệu đảm bảo hợp

vệ sinh

+ Thực phẩm tươi ngon

- Kiểm tra từng nhóm cụ thể cách chế

biến nước trộn nộm

+ Tiến hành theo 3 bước

+ Yêu cầu nước trộn nộm phải đảm bảo

vị mặn, ngọt, chua, cay vừa phải

+ Trộn nộm đều các gia vị ăn rau muống

ròn, thơm ngon

- Gợi ý cho các em có thể trình bày theo

sáng tạo cá nhân của mỗi nhóm

+ Trình bày món ăn phải hợp vệ sinh,

theo đặc trưng của món ăn

- Treo tranh: Trình bày món ăn sách

CN 6.Tr.93.để học sinh tham khảo

- Yêu cầu các nhóm nộp sản phẩm sau

- Thịt rửa sạch, luộc thái chỉ

- Hành khô bóc vỏ, rửa sạch ngâm giấm

- Rau thơm rửa sạch cắt nhỏ

- Chanh, tỏi bóc vỏ, ớt tỉa hoa

b Chế biến

* Làm nước trộn nộm

- tỏi, ớt giã nhỏ

- Chanh tách múi, nghiền nát

- Trộn chanh, tỏi, ớt, đường, giấm, nước mắm khuấy đều

* Trộn nộm

- Vớt rau muống, hành để ráo

- Trộn rau và hành cho vào đĩa -> thịt xắp lên trên - Tưới đều nước trộn nộm

c Trình bày

- Theo sáng tạo của các nhóm

3 Báo cáo kết quả

- Nộp sản phẩm theo từng nhóm

Trang 32

- Liên hệ cách nấu ăn ở gia đình em

- Đọc trước bài giờ sau: Kiểm tra 1 tiết thực hành.

Ngày dạy:

Lớp 6A:…/…/2014

Tiết 53KIỂM TRA 1 TIẾT THỰC HÀNH

1 Giáo viên: Nội dung , đề - đáp án

2 Học sinh: kiến thức, nguyên liệu nấu ăn, đồ dùng nấu ăn.

Trang 33

Đề bài :

1 Hãy chế biến và trình bày một món ăn không sử dụng nhiệt mà em thích

2 Báo cáo quy trình nấu ăn của món đó và yêu cầu kỹ thuật

Đáp án:

Câu 1 (6 điểm)

- Món ăn đảm bảo chất lượng 3 điểm

- Đồ dùng nấu ăn sạch, vệ sinh 1 điểm

- Học sinh làm bài thực hành theo nhóm bàn 3 đến 4 em một nhóm

- Yêu cầu các nhóm phải có đủ nguyên liệu để chế biến món ăn và bản báo cáo của các nhóm

4 Củng cố: (2 ' )

- Thu sản phẩm chấm theo nhóm

- Nhận xét giờ kiểm tra thực hành

5 Hướng dẫn học ở nhà: (2 ' )

- Thực hành liên hệ cách nấu ăn ở gia đình em

- Tìm hiểu một số món ăn ngày 8/3

- Chuẩn bị bài: Tổ chức bữa ăn hợp lí trong gia đình.

1 Giáoviên: Bài soạn, sgk, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng.

2 Học sinh: Đọc và trả lời theo câu hỏi trong sgk

III Tiến trình dạy học

Trang 34

3 Bài mới:

*Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là

bữa ăn hợp lý

- Giới thiệu bài học, yêu cầu học sinh

nhắc lại kiến thức bài 15

- Theo em một bữa ăn hợp lý cần

- Thường ngày bữa ăn gia đình em

gồm những món nào, chất dinh dưỡng

gì?

- Vậy theo em thế nào là tổ chức bữa

ăn hợp lí trong gia đình?

*Hoạt động 2: Phân chia số bữa ăn

trong ngày

- Kể tên một số món ăn, món đó

thuộc chất dinh dưỡng gì?

- GV: Lấy ví dụ đưa ra trên bảng kẻ 2

cột

- Em hãy điền chất dinh dưỡng vào các

món ăn đó?

Món ăn Chất dinh dưỡng

- Tôm rang - Đạm, khoáng

- Cà muối - Khoáng, chất xơ

- Em hãy cho biết bữa ăn chính và bữa

ăn phụ trong một ngày? Bữa chính

cơm và nhiều thức ăn, bữaphụ không

nhất thiết có cơm.

- Khoảng cách giữa các bữa mấy giờ là

hợp lý Từ 4-5 giờ.

- Cần phân chia bữa ăn trong gia đình

Như thế nào cho phù hợp? 3 bữa

chính.

- Em liên hệ 3 bữa gia đình em có

những món ăn gì? phải đảm bảo yêu

cầu nào?

(10 ' )

5'

(22 ' )

1 Thế nào là bữa ăn hợp lý

- Bữa ăn có sự phối hợp các loại thực phẩm với đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết theo tỷ lệ thích hợp

để cung cấp cho nhu cầu của cơ thể

2 Phân chia số bữa ăn trong ngày.

- Mỗi ngày nên ăn 3 bữa, bữa trưa

và bữa tối là bữa chính

- Khoảng cách các bữa từ 4-5 giờ là hợp lý

- Cần phân chia bữa ăn trong ngày cho phù hợp

+ Bữa sáng: Ăn đủ năng lượng lao động, học tập cả buổi sáng Bữa sáng nên ăn vừa phải

+ Bữa trưa: Sau buổi lao động cần

Trang 35

- Tại sao lại phải phân chia hợp lí bữa

ăn trong ngày?

ăn bổ sung chất nên ăn nhanh để có thời gian nghỉ ngơi và làm việc

+ Bữa tối: Cần ăn tăng khối lượng, với đủ chất dinh dưỡng với các món ăn nóng, ngon lành, và các loại rau, củ, quả để bù đắp năng lượng tiêu hao trong ngày

=> Ăn uống đúng bữa, đúng giờ, đủ chất dinh dưỡng là điều kiện cần thiết để đảm bảo sức khoẻ và tăng tuổi thọ

4 Củng cố: (3 ' )

- Thế nào là bữa ăn hợp lý?

- Cần phân chia bữa ăn như thế nào trong ngày?

5 Hướng dẫn học ở nhà : (2 ' )

- Học bài liên hệ cách ăn uống ở cơ thể em

- Chuẩn bị tiếp phần còn lại

1 Giáoviên: Bài soạn, sgk, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng.

2 Học sinh: Đọc và trả lời theo câu hỏi trong sgk

III Tiến trình dạy học

1 Ổn định tổ chức: (1 ' )

Lớp 6A: / Vắng:

2 Kiểm tra: (4 ' ) Thế nào là bữa ăn hợp lý, ví dụ về bữa ăn hợp lý của gia đình em?

- ĐA: Nội dung mục 1.tiết 54

3 Bài mới:

*Hoạt động 1: Tìm hiểu nhu cầu của

các thành viên trong gia đình.

- Em hãy nêu ví dụ về 1 bữa ăn hợp lý

(10 ' ) III Nguyên tắc tổ chức bữa ăn

hợp lý trong gia đình

1 Nhu cầu của các thành viên

Trang 36

trong gia đình và giải thích tại sao đó là

bữa ăn hợp lý?

- Có phải tất cả mọi thành viên trong gia

đình đều cần có nhu cầu dinh dưỡng như

nhau không? Tại sao?

+ Trẻ em đang lớn -> cần thực phẩm

để phát triển cơ thể.

+ Người lớn cần những thực phẩm để

phát triển năng lượng

+ Phụ nữ có thai cần thức ăn có nhiều

đạm, sắt…

*Hoạt động 2 Tìm hiểu điều kiện tài

chính để tổ chức bữa ăn.

- Quan sát hình 3.24.sgk.Tr.107

- Hãy cân nhắc số tiền hiện có để mua

thực phẩm như thế nào cho hợp lý?

- Thảo luận (Nhóm nhỏ)

Trình bày

Nhận xét, đánh giá

- Tại sao cần phải cân nhắc tài chính để

tổ chức được bữa ăn?

- Nên chọn thực phẩm và tổ chức bữa ăn

như thế nào?

*Hoạt động 3 Tìm hiểu sự cân bằng

chất dinh dưỡng.

- Em hiểu thế nào là cân bằng chất dinh

dưỡng trong bữa ăn Phải đủ thực phẩm

thuộc 4 nhóm dinh dưỡng.

- Em hãy nêu lại giá trị dinh dưỡng của

4 nhóm thức ăn đã học? Đạm, đường

bột, béo, vitamin.

- Em hãy lấy ví dụ thực đơn một bữa ăn

của gia đình em?

*Hoạt động 4 Tại sao phải thay đổi

món ăn.

- Tại sao phải thay đổi món ăn? Để

tránh nhàm chán và ăn ngon hơn.

- Làm thế nào để thay đổi được món ăn

trong thực đơn bữa ăn?

- Có nên thay đổi bằng cách thêm món

ăn bằng loại thực phẩm với món chính

không? Tại sao?

- Em hãy lấy ví dụ món thịt nêu một vài

đó định chuẩn cho việc chọn mua thực phẩm thích hợp

2 Điều kiện tài chính

- Tuỳ thuộc vào điều kiện tài chính của gia đình mà chi tiêu

- Lựa chọn thực phẩm cho thích hợp nhưng vẫn đáp ứng được về chất dinh dưỡng mà đa số thành viên trong gia đình cần

- Chọn thực phẩm tươi, ngon, phổ thông

- Không trùng nhóm dinh dưỡng

3 Sự cân bằng chất dinh dưỡng

- Cần chọn đủ thực phẩm của 4 nhóm thức ăn để tạo thành món ăn hoàn chỉnh, cân bằng dinh dưỡng.+ Nhóm giàu chất béo: mỡ động vật, dầu thực vật, kem, bơ,…

+ Nhóm giàu đường, bột: ngũ cốc, mật ong, mía, bánh kẹo,…

+ Nhóm giàu đạm: thịt, cá, tôm, chứng,…

+ Nhóm giàu vi ta min và khoáng:

có nhiều trong các loại rau xanh và hoa quả tươi,…

4 Thay đổi món ăn.

- Thay đổi món ăn hàng ngày để tránh nhàm chán

- Thay đổi phương pháp chế biến

- Thay đổi hình thức trình bày

- Không nên thêm thức ăn cùng loại thực phẩm với món chính

Trang 37

- Có mấy nguyên tắc tổ chức bữa ăn?

- Tại sao cần tuân thủ theo các nguyên tắc đó?

5 Hướng dẫn học ở nhà : (2 ' )

- Học bài cũ liên hệ cách tổ chức bữa ăn gia đình em

- Chuẩn bị bài: Quy trình tổ chức bữa ăn.

1 Giáo viên: Mẫu thực đơn các món ăn

2 Học sinh: Chuẩn bị bài theo yêu cầu sgk

III

Tiến trình dạy học

1 Ổn định tổ chức: (1 ’ ) :

Lớp 6A: / Vắng:

2 Kiểm tra: (4 ' ) Trình bày nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình?

- ĐA: - Nhu cầu của các thành viên trong gia đình.

- Điều kiện tài chính

- Sự cân bằng chất dinh dưỡng

- Thay đổi món ăn

3 Bài mới :

*Hoạt động 1: Tìm hiểu cách xây dựng

Trang 38

- Em hãy kể tên các món ăn vừa quan

sát

+ Liệt kê một số món ăn

GV: Những món ăn mà em vừa quan sát

sẽ được ghi lại Bảng ghi các món ăn đó

- Bữa ăn thường ngày của gia đình em

có những món ăn gì? gồm bao nhiêu

- Em hiểu thế nào là món ăn chính

- Bữa ăn thường ngày gồm món ăn nào?

+ mặn, xào, canh

- Như thế nào là một thực đơn +Thực

đơn phải đảm bảo yêu cầu về mặt dinh

d-ưỡng và phù hợp với điều kiện kinh tế

+ Các món ăn có trong thực đơn

- kết luận với thực đơn thờng ngày ta nên

chọn loại thực phẩm nh thế nào?

- Chọn thực phẩm trong một ngày

- Tại sao khi chọn thực đơn phải quan

tâm đến tuổi tác, sức khoẻ, sở thích ăn

uống.?

- Cần lưu ý đến giá trị dinh dưỡng của

thực đơn, đặc điểm từng người trong gia

đình, ngân quỹ gia đình

(15 ' )

- Thực đơn là bảng ghi lại tất cả những món ăn dự định sẽ phục vụ trong bữa tiệc cỗ hay bữa ăn hàng ngày

2 Nguyên tắc xây dựng thực đơn.a.Thực đơn có số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất của bữa ăn

- Bữa ăn thường ngày 3-4 món

- Bữa cỗ 4-5 món trở lên

- Các món ăn: món canh, món rau, củ, quả, nguội, món xào, rán, món mặn, món tráng miệng…

- Bữa ăn liên hoan đủ các món

- Bữa ăn có người phục vụ

b Thực đơn phải đủ các món ăn chính theo cơ cấu của bữa ăn

- Bữa ăn thường ngày (Canh, mặn, xào)

c Thực đơn phải đảm bảo đủ yêu cầu về mặt dinh dưỡng của bữa

ăn và hiệu quả kinh tế

II Lựa chọn thực phẩm cho thực đơn

- Khi chọn thực phẩm cho thực đơn cần chú ý

+ Mua thực phẩm tươi ngon.+ Số thực phẩm vừa đủ dùng

1 Đối với thực phẩm thường ngày

- Nên chọn thực phẩm cần thiết cho cơ thể trong một ngày

- Khi chuẩn bị thực đơn cần quan tâm đến một số người tuổi tác, sức khoẻ, không chi tiêu quá dự

Trang 39

- Em hãy kể tên và phân loại các món ăn

của bữa tiệc liên hoan mà em đã dự định

tổ chức vào ngày 8/3?

- Thảo luận theo nhóm

+ Nhóm trởng phân công các bạn xây

* Ghi nhớ( SGK)

4 Củng cố: (3 ' )

- Tóm tắt thực đơn là gì?

- Nguyên tắc xây dựng thực đơn

- Lựa chọn thực phẩm cho thực đơn

1 Giáo viên: Mẫu thực đơn các món ăn

2 Học sinh: Chuẩn bị bài theo yêu cầu sgk

III

Tiến trình dạy học

1 Ổn định tổ chức: (1 ' )

Lớp 6A: / Vắng:

2 Kiểm tra: (4 ' ) Xác định nguyên tắc để xây dựng thực đơn?

- ĐA: - Thực đơn có số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính

chất của bữa ăn.

- Thực đơn phải đủ các món ăn chính theo cơ cấu của bữa ăn.

- Thực đơn phải đảm bảo đủ yêu cầu về mặt dinh dưỡng của bữa

ăn và hiệu quả kinh tế.

3 Bài mới:

*Hoạt động 1: Tìm hiểu cách chế biến

món ăn

- Muốn chế biến món ăn phải trải qua

những khâu bước nào?

(20 ' ) III Chế biến món ăn

1 Sơ chế thực phẩm

Ngày đăng: 11/09/2015, 21:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w