1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đặc trưng ngôn ngữ trong thơ Hồ Xuân Hương

66 10,1K 26

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 320,5 KB

Nội dung

Đặc trưng ngôn ngữ trong thơ Hồ Xuân Hương, ngôn ngữ trong thơ hồ xuân hương, luận văn thạc sĩ thơ hồ xuân hương, thơ hồ xuân hương, hồ xuân hương, Đặc trưng ngôn ngữ trong thơ Hồ Xuân Hương, ngôn ngữ trong thơ hồ xuân hương, luận văn thạc sĩ thơ hồ xuân hương, thơ hồ xuân hương, hồ xuân hương

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Từ trước đến nay đã có rất nhiều quan điểm đánh giá khác nhau về thơ Hồ Xuân Hương Có người cho rằng ở thơ bà : "Thi trung hữu quỷ" (trong thơ có quỷ) – Tản Đà, Xuân Diệu thì gọi bà là : "Bà chúa thơ nôm", nhà thơ Hoa Bằng thì gọi bà là "nhà thơ cách mạng" Tựu chung các nhà nghiên cứu đều cùng gặp nhau ở một quan điểm đó là thơ Hồ Xuân Hương

có một phong cách riêng, khác thường, tài hoa

Hồ Xuân Hương là một hồn thơ giàu giá trị nhân văn, nhân bản, một chất giọng lạ và giàu sắc thái sáng tạo Đến với thơ Hồ Xuân Hương là đến với một tài năng và sự độc đáo – một hiện tượng lạ của nền văn học Việt Nam Một con người độc đáo cả về tính cách lẫn thơ văn, mà kể về sự độc đáo thì từ trước đến nay chưa có một nhà thơ nữ nào sánh bằng Điều làm nên sự độc đáo nổi tiếng của bà chúa thơ Nôm chính là đặc trưng ngôn từ trong thơ Hồ Xuân Hương

So với các sáng tác của một số nhà thơ đương thời, sự nghiệp sáng tác thơ của Hồ Xuân Hương không nhiều, chủ yếu là mảng thơ nôm truyền tụng, bên cạnh đó còn có sự xuất hiện của Lưu Hương Kí, Xuân Hương đàm thoại với một phong cách thơ không xen lẫn với ai được Thơ Hồ Xuân Hương chiếm một vị trí đặc biệt trong lòng người đọc, làm say mê, rung động biết bao thế hệ

Tôi rất ấn tượng với thơ Hồ Xuân Hương, một chất thơ dung

dị dễ hiểu, dễ nhớ và mang đậm âm hưởng của dân gian, mặt khác tôi

có một sự đồng cảm đặc biệt với một nhà thơ cùng quê hương với mình, nên

Trang 2

phần nhiều tôi đã hiểu rất sâu sắc tiếng nói chân chất, mộc mạc trong thơ bà,

đó cũng là ngôn ngữ của người dân xứ Nghệ quê tôi

Trên cơ sở tiếp thu những công trình của các nhà nghiên cứu, phê bình, và các tài liệu có liên quan, chúng tôi quyết định chọn đề tài: Đặc trưng ngôn từ trong thơ Hồ Xuân Hương với mong muốn đóng góp thêm một tiếng nói bé nhỏ của mình bên cạnh những công trình nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp thơ của "Bà chúa thơ nôm" – Hồ Xuân Hương

2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu đặc trưng ngôn từ trong thơ Hồ Xuân Hương

Chính vì gặp khó khăn trong việc xác lập một cách chính xác thân thế Hồ Xuân Hương nên trước đây có rất ít các công trình nghiên cứu Bước sang thế kỷ XX cuộc đời và sự nghiệp thơ Hồ Xuân Hương dần dần được

Trang 3

vén bức màn bí ẩn, nhiều các công trình nghiên cứu với đa dạng các hướng khai thác khác nhau ra đời.

Đầu tiên là phải kể đến công trình nghiên cứu của Nguyễn Hữu Tiến

và Nguyễn Thành Ý (1925) "Việt Nam hợp tuyển giảng nghĩa"; "Quốc văn

trích diễn" của Dương Quảng Hàm (1925); "Nam thi hợp tuyển" của Nguyễn

Văn Ngọc (1927) Các bài viết này đều nhằm mục đích thu thập những cứ liệu chính về thơ ca của Hồ Xuân Hương và bước đầu đi vào mặt nội dung trong thơ Hồ Xuân Hương

Về sau này, vấn đề thân thế và sự nghiệp thơ ca của bà càng được nhiều sự quan tâm của độc giả Việc đi tìm chân tướng "người đàn bà bí ẩn",

"người lạ mặt" này là một cuộc hành trình không biên giới, đây vẫn là đề tài

mở cho những ai có ý muốn khám phá cuộc đời và sự nghiệp thơ bà

Đặc trưng ngôn từ trong thơ Hồ Xuân Hương là một đề tài có rất ít các công trình nghiên cứu Phải chăng các nhà nghiên cứu muốn tìm rõ tường tận chân dung, thân thế hơn là đi sâu khai thác cái sâu sắc, độc đáo trong ngôn ngữ thơ, các phong tục tập quán, sinh hoạt văn hóa dân gian của người Việt thông qua cái nhìn và cảm nhận của hồn thơ Hồ Xuân Hương! Sau đây, tôi xin đưa ra một số phát hiện mới về đặc trưng ngôn từ mà một số nhà nghiên cứu đã đề cập tới trong một số các công trình sau:

- Đỗ Đức Hiểu trong "Thế giới thơ Nôm Hồ Xuân Hương" in trong cuốn Hồ Xuân Hương về tác gia và tác phẩm, Nxb GD (2003) đã nhận xét:

" Nghệ thuật ngôn từ là một cơ thể sống phức tạp, vận động, nhiều âm thanh, nhiều màu sắc: mỗi tiếng là một "con kỳ nhông", đứng chỗ này thì màu xanh, đứng chỗ khác thì màu nâu, hoặc vàng úa Thơ là một thể loại thật kỳ ảo Nhà thơ nói một sự việc, bài thơ mang một ý nghĩa khác Đó là những điệp trùng của tiếng của câu, của các hệ thống đồng nghĩa, phản nghĩa, ẩn dụ nhằm diễn đạt ý tưởng( tình cảm, suy tư ) dưới nhiều dạng,

Trang 4

ngày càng cao, càng sâu Cho nên, có thể thấy chiều cao và chiều sâu ấy là một đặc trưng của thơ "[18,tr.389].

- Trương Tửu trong "Hồ Xuân Hương - Thiên tài huê nguyệt" in trong cuốn Hồ Xuân Hương về tác gia và tác phẩm, Nxb GD (2003) đã nhận xét:

" Về ngôn ngữ, Hồ Xuân Hương còn có đặc điểm nữa là hay dùng những chữ tục, nạc, ngọt sớt, người bình dân ưa nói : Ai về nhắn nhủ phường lòi tói, Muốn sống đem vôi quét trả đền Đầu sư há phải gì bà cốt Bá ngọ con ong bé cái nhầm Quân tử có thương thì bóc yếm, Xin đừng ngó ngoáy lỗ chôn tôi Ong non ngứa nọc châm hoa rữa, Dê cỏn buồn sừng húc dậu thưa Một đàn thằng ngọng đứng xem chuông Cọc nhổ đi rồi lỗ bỏ không Kìa cái diều ai nó lộn lèo Xoạc cẳng đo xem đất vắn dài, Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo Ta có thể nói về cách dùng chữ, đặt câu, xếp ý của Hồ Xuân Hương để trào phúng thói đời hay bộc lộ tình tự " [11,tr 84]

- Đặng Thanh Hòa trong bài viết "Thành ngữ và tục ngữ trong thơ

Nôm Hồ Xuân Hương" in trong tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 4 (2001),

đã nhận xét như sau: " Người ta thường bảo "nôm na là cha mánh khóe" thế nhưng đến với thơ Hồ Xuân Hương thì đó là một ngoại lệ, bởi vì người đọc nhớ đến Hồ Xuân Hương, yêu Xuân Hương lại chính từ cái "mánh qué" ấy Nếu không có chất "nôm na", "mánh qué", "xỏ xiên" đầy tinh quái này thì có

lẽ đã không có một Hồ Xuân Hương để cho người đời chiêm ngưỡng và tôn vinh bà thành bà chúa thơ Nôm trong làng thơ Việt Nam Chính cái chất nôm na trong thơ của bà đã tạo nên một chất men xúc tác mãnh liệt trong lòng người đọc Người ta ngây ngất, hỉ ha, khoái trá với cái thứ ngôn ngữ

"nhà quê", "mánh qué" Tất cả những cái đó hoàn toàn xa lạ với sự chau chuốt, gọt giũa, khuôn sáo mà người ta thường bắt gặp trong ngôn ngữ thơ" [10, tr 22]

Trang 5

- Lê Trí Viễn trong cuốn "Nghĩ về thơ Hồ Xuân Hương", Nxb GD

(1998) đã nhận xét như sau : "Sở dĩ ngôn ngữ Xuân Hương lột được mọi ý

đồ của nữ sĩ chính vì cái tài vô song của người vận dụng Cái tài ấy chẳng khác gì cái tài của người làm xiếc Vượt xa trên mức tưởng tượng Tài tình như thần thông biến hóa Dân gian mà cổ điển Điêu luyện mà cứ hồn nhiên Thực hư, hư thực, nó đấy mà không phải nó, bóng mà hình, hình mà bóng, đùa mà thật, thật mà đùa Có vẻ như Tôn Ngộ Không với Tam Tăng thì chỉ một thân, trung thật, chân chất đến xúc động, nhưng với yêu quái, ma vương thì có đến trăm Tôn Ngộ Không, chẳng biết đâu là thật, là giả " [24, tr 34]

- Lê Hoài Nam trong bài viết "Hồ Xuân Hương" in trong cuốn Nghĩ

về thơ Hồ Xuân Hương Nxb GD (1998) đã nhận xét: "Xuân Hương có vốn

ngôn ngữ rất phong phú, rất chính xác, nhưng đồng thời cũng rất độc đáo Điều đó không phải chỉ chứng tỏ Hồ Xuân Hương nắm vững ngôn ngữ của dân tộc, mà còn biểu hiện cá tính mạnh mẽ của Xuân Hương Có những tiếng như : hỏm hòm hom, trơ toen hoẻn, chín mõm mòm, đỏ lòm lom, sáng banh, trưa trật phải là người có bản lĩnh vững vàng như Xuân Hương mới

có thể đưa vào văn học, nhất là vào thi ca được Nói chung thì ngôn ngữ của Xuân Hương có một sức biểu hiện rất mạnh, bao giờ cũng xúc tích, hình ảnh

sinh động, nói như ngày xưa thì mỗi một tiếng là đắc một tiếng" [24, tr

172]

- Nguyễn Đăng Na trong "Thơ Hồ Xuân Hương với văn học dân gian"

in trong cuốn Hồ Xuân Hương về tác gia và tác phẩm, Nxb GD (2003) đã

nhận xét: " Chủ nghĩa nhân đạo thù địch với chủ nghĩa cấm dục tôn giáo, thù địch với thói đạo đức giả đã khiến Xuân Hương đưa những cảm hứng dân gian không được giai cấp thống trị thừa nhận vào thơ chính thức Đó cũng là nét riêng của Hồ Xuân Hương, bà tiếp tục tiếng cười dân gian một

Trang 6

cách thành công Tuy nhiên văn học dân gian không phải là nguồn duy nhất tạo nên Hồ Xuân Hương " [11,tr.363].

- Đỗ Lai Thúy trong bài viết "Đi tìm phong cách thơ Hồ Xuân Hương"

in trong cuốn Hồ Xuân Hương, Nxb Văn Nghệ TP HCM (1997) đã nhận xét

như sau: " Thơ Hồ Xuân Hương có một kiến trúc ngôn từ khác lạ, một ngôn ngữ khác lại Đọc thơ bà hoặc bằng sự mẫn cảm, hoặc bằng phương pháp thống kê, có thể chia ra những nét đặc biệt trong cách sử dụng ngôn từ "[11, tr 90]

- Đào Thái Tôn trong bài "Xuân Hương đàm thoại – Một nhịp nối

trong tiến trình dân gian hóa" in trong cuốn Hồ Xuân Hương về tác gia và tác phẩm, Nxb GD (2003) đã nhận xét: " Như một phương tiện quan trọng

trong nghĩa của hai chữ "nhân quyền" Có điều là một tiếng nói như thế, ở một thời điểm lịch sử cụ thể, ở một con người cụ thể, lại là một phụ nữ có hoàn cảnh chắc chắn không phải sống trong nhung lụa như một nàng Mai

Am nào đó, thì phương tiện chủ yếu để bảo tồn tiếng nói ấy cho đến nay, không còn gì khác hơn là lòng người "bia miệng" Đó là phương tiện thường thấy trong văn học dân gian; phương tiện không biết tự bao giờ đã giữ lại

cánh cò cánh vạc, từng tiếng ru xao động lòng người " [11,tr.263].

- Đỗ Lai Thúy trong bài "Đi tìm phong cách thơ Hồ Xuân Hương" in trong cuốn Hồ Xuân Hương, Nxb Văn nghệ Tp HCM (1997) đã nhận xét:

" Nhiều người cho rằng công lao của Hồ Xuân Hương chỉ giới hạn ở sự

Việt hóa thể thơ Trung Quốc này mà quan trọng hơn mà còn làm mới thể thơ Luật Đường Việc thi nhân đưa vào cái cấu trúc đã hoàn chỉnh của nó những yếu tố dị biệt, những nghịch cảm, chất liêu trai, mà không làm sụp đổ thể loại, ngược lại còn nâng nó lên một chất lượng mới, quả thật rất lạ lùng Có

lẽ ở mỗi bài của Xuân Hương, đằng sau ý nghĩa tâm linh, tín ngưỡng phồn

thực, đằng sau cái con người xã hội chính là con người vũ trụ " [2,tr.98]

Trang 7

Trong bài "Hoài niệm phồn thực" in trong cuốn Hồ Xuân Hương về tác gia

và tác phẩm Đỗ Lai Thúy đã khái quát như sau: " Những biểu tượng phồn

thực trong thơ Hồ Xuân Hương vừa không phải là tục vừa là tục Bởi vì nó gắn chặt với một điều thiêng liêng là sự cầu mong sinh sôi nảy nở cho mùa màng, con người, động vật và cây cối Nó chính là điều thiêng liêng Trong

ý thức dân gian người ta cũng không coi đó đơn thuần là dâm tục chỉ có trong ý thức chính thống của xã hội thì đó mới là dâm tục, bởi vì người ta tách rời những biểu tượng này khỏi cái thiêng liêng là sự cầu mong phồn thực phồn sinh " [11,tr.282]

- Ngô Gia Võ trong bài " Nghệ thuật với ý nghĩa khẳng định khát

vọng nhân văn trong thơ nôm Hồ Xuân Hương" in trong cuốn Hồ Xuân Hương tác gia và tác phẩm đã khẳng định: " Thơ Hồ Xuân Hương là khúc

hát bay bổng và rạo rực ngợi ca, khẳng định hạnh phúc trần tục của con người Thơ bà xoay đi, xoay lại cuối cùng chủ yếu để nhằm xoáy vào việc khẳng định khát vọng tự nhiên, ngợi ca hạnh phúc trần tục, đòi giải phóng bản năng con người khỏi mọi trói buộc khổ hạnh của cường quyền và thần

quyền " [11,tr.330].

Hồ Xuân Hương không chỉ được nghiên cứu và đánh giá cao ở trong nước mà còn thu hút sự chú ý quan tâm của nhiều người nước ngoài Sau đây là một số nhận xét, đánh giá tiêu biểu về thơ Hồ Xuân Hương:

- Jăng Ruxtal – Trong bài tựa bản dịch thơ Hồ Xuân Hương sang

tiếng Pháp đã coi Hồ Xuân Hương là : " Một trong những tên tuổi lớn của

văn học Việt Nam và không chút nghi ngờ, là một trong những nữ sĩ hàng đầu của Châu Á” [18, tr 454].

- Jean Ristat cũng nhận xét : "Tình yêu thân xác (trong thơ bà) là tình

yêu toàn vẹn Nó bao gồm cả thiên nhiên trong đó Tất cả đầy ăm ắp những thần linh, tất cả đều xoáy về tình yêu”[18, tr 441].

Trang 8

Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đều có một tiếng nói chung là thống nhất với nhau trên những vấn đề cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn Tuy nhiên, ở một mức độ nào đó vẫn có những thái độ khen chê khác nhau thậm chí còn có một số ý kiến mâu thuẫn nhau và cho đến nay vẫn chưa có một sự giải quyết thỏa đáng Thơ Hồ Xuân Hương thật sự có một sức quyến

rũ mạnh giống như "Lược trúc chải cài trên mái tóc / Yếm đào trễ xuống

dưới nương long / Đôi gò bồng đảo sương còn ngậm / Một lạch đào nguyên nước chửa thông” Những phát hiện, tìm tòi mới về thân thế, sự nghiệp thơ

bà vẫn sẽ là vấn đề nóng hổi thu hút nhiều công trình tham gia nghiên cứu giành cho những ai say mê, muốn khám phá thơ bà thì hãy tìm về với ngọn nguồn của thơ ca truyền thống mà chiêm nghiệm

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp so sánh đối chiếu: Chúng tôi đã tiến hành so sánh các sáng tác thơ của Hồ Xuân Hương với các sáng tác thơ của các nhà thơ cùng thời với bà, qua đó làm nổi bật đặc trưng ngôn từ trong thơ "bà chúa thơ nôm" - Hồ Xuân Hương

- Phương pháp phân tích tổng hợp: Trên cơ sở phân tích, nhận xét, đánh giá từ đó rút ra các kết luận cần thiết có liên quan đến đặc trưng ngôn

từ trong thơ Hồ Xuân Hương

- Phương pháp thống kê, phân loại: Trích ra một số bài thơ tiêu biểu của từng giai đoạn và phân loại chúng theo từng mốc thời gian nhất định

6 Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài của chúng tôi gồm có ba chương chính:

Chương 1 Hồ Xuân Hương - Thời đại, cuộc đời và thơ

Chương 2 Đặc trưng ngôn từ trong thơ Hồ Xuân Hương

Trang 9

Chương 3 Ý nghĩa biểu đạt qua cách sử dụng ngôn từ trong

thơ Hồ Xuân Hương

NỘI DUNGChương 1

HỒ XUÂN HƯƠNG - THỜI ĐẠI, CUỘC ĐỜI VÀ THƠ

1.1 Đặc trưng nghệ thuật ngôn từ

1.1.1 Ngôn từ trong văn học

Văn học là một loại hình nghệ thuật, chính vì thế mà lâu nay người ta thường dễ dàng bằng lòng đối sánh nó với các loại hình thái ý thức xã hội khác như chính trị, triết học, đạo đức để rút ra những đặc trưng như tính hình tượng, tính truyền cảm Song thật ra đây là những đặc trưng chung của nghệ thuật với tư cách là một loại hình thái ý thức xã hội, tuy rất cần thiết nhưng chưa gọi là đủ để làm nổi bật lên đặc trưng riêng của văn học Bởi lẽ văn học không chỉ là một loại hình thái ý thức xã hội mà nó còn là một loại

Trang 10

hình nghệ thuật Do đó phải tiến lên khám phá đặc trưng của văn học trong

sự đối sánh với các loại hình nghệ thuật khác Đặc trưng của mỗi loại hình nghệ thuật xét đến cùng đều bắt nguồn từ chất liệu của nó

Nói đến văn học là nói đến nghệ thuật ngôn từ, ngôn ngữ là chất liệu xây dựng hình tượng văn học, là phương tiện giao tiếp, là công cụ tư duy của con người Văn học không chỉ là một loại hình thái ý thức xã hội mà nó còn

là một loại hình nghệ thuật, xét đến cùng là bắt nguồn từ chất liệu của nó Chất liệu của hội họa là màu sắc và đường nét Chất liệu của âm nhạc là âm thanh và tiết tấu Chất liệu của vũ đạo là hình thể và động tác và những trạng thái của nó Trái lại chất liệu của văn học là ngôn ngữ hay nói đúng hơn là ngôn từ, đều không phải là bản thân vật chất mà chỉ là kí hiệu của nó

mà thôi Chất liệu của văn học dùng ngôn ngữ theo nghĩa gốc, nghĩa là chỉ một hệ thống tiếng nói của một cộng đồng người nhất định, phân biệt với các cộng đồng khác, và có thể khái quát lại trong từ điển và sách ngữ pháp Ngôn từ là ngôn ngữ trong vận động, tức là lời nói được thể hiện qua những chủ thể phát ngôn khác nhau Nhưng nói văn học là nghệ thuật của ngôn từ, song không phải là những ngôn từ logic chỉ tác động chủ yếu vào lý tính như trong chính trị, triết học , mà phải là ngôn từ giàu hình ảnh và tình cảm, tác động chủ yếu vào tâm hồn con nguời

1.1.2 Đặc trưng của tác phẩm trữ tình

Trước hết ta biết rằng tác phẩm trữ tình là tác phẩm văn học chủ yếu dùng phương thức trữ tình để miêu tả, nghĩa là thông qua bộc lộ tình cảm của tác giả mà phản ánh hiện thực Ở đây tác giả trực tiếp bộc lộ những cảm xúc của mình trước hiện thực đời sống Có tác phẩm được viết bằng văn xuôi ( tức là một loại thơ trữ tình, có cấu trúc thơ giống văn xuôi, câu nọ cách câu kia không xuống dòng và dường như không có vần và nhịp điệu, không mang tính chất cố định và không theo niêm luật nào), có tác phẩm trữ

Trang 11

tình thuộc loại thơ như thơ trữ tình Có thể khẳng định rằng, trong tác phẩm trữ tình thì thơ chiếm bộ phận lớn nhất đồng thời tiêu biểu nhất.

Tác phẩm trữ tình bộc lộ cảm xúc một cách trực tiếp Đây là đặc điểm nổi bật nhất của tác phẩm trữ tình Nếu như tác phẩm tự sự thiên về miêu tả, tác phẩm kịch tập trung miêu tả hành động thì tác phẩm trữ tình lại thiên về bộc lộ cảm xúc của nhà thơ, nhà văn Ví dụ tinh thần lạc quan, yêu đời của

Tố Hữu trong những năm 1960 :

Xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước,

Mà lòng phơi phới dậy tương lai.

Cũng là tinh thần hăng say, quên mình của cả một thế hệ thanh niên Việt Nam trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ gian khổ nhưng hào hùng Nhân vật trữ tình thường là hiện thân của tác giả nhưng cũng có khi

là nhân vật được tác giả mượn để thể hiện tâm trạng Nhân vật trữ tình tuy không được miêu tả đầy đủ diện mạo mà chỉ được biểu hiện qua cảm xúc

cá nhân, nhưng thông qua ngôn ngữ ta có thể tưởng tượng ra chân dung tác giả Lời thơ trong tác phẩm trữ tình đầy cảm xúc, tình cảm Vì vậy khi phân tích tác phẩm trữ tình người ta không thể không phân tích tính nhạc – một trong những đặc trưng của thơ trữ tình Nhạc tính trong thơ gồm các yếu tố vần, thanh điệu, nhịp điệu…Tính nhạc là một yếu tố quan trọng được coi là sinh mệnh của thơ Xuân Diệu đã thật tài tình khi miêu tả cái lâng lâng trong cảm xúc của những người đang yêu bằng những thanh bằng liên tiếp:

Sương nương theo trăng ngừng lưng trời,

Tương tư nâng lòng lên chơi vơi.

Tác phẩm trữ tình thường ngắn gọn do mỗi tác phẩm chỉ thể hiện một cảm xúc chủ đạo, một tâm trạng gắn liền với một thời điểm Như Nguyễn Khuyến trong bài thơ Khóc Dương Khuê, ông thể hiện lòng thương xót, tiếc nuối trước cái chết của người bạn cố tri Do tính ngắn gọn nên tác phẩm trữ

Trang 12

tình coi trọng sự cô đọng, hàm xúc Mỗi chữ, mỗi câu, mỗi chi tiết, hình ảnh đều có vai trò quan trọng nhằm thể hiện nội dung sâu sắc ẩn chứa bên trong.

Do trực tiếp bộc lộ cảm xúc nên lời văn trong tác phẩm trữ tình tràn đầy tính biểu cảm Trong tác phẩm trữ tình, do chủ thể trực tiếp bộc lộ cảm xúc nên giọng điệu giàu sắc thái biểu cảm Hồ Xuân Hương cũng đã uất ức với thân phận lẽ mọn mà đã thốt lên:

Chém cha cái kiếp lấy chồng chung,

nó được sáng tạo nên bằng nghệ thuật ngôn từ

1.1.3 Ngôn từ trong thơ Hồ Xuân Hương

Về ngôn ngữ, có thể nói "văn học cổ không ai giản dị dễ hiểu và mộc mạc như Xuân Hương Ngôn ngữ của Xuân Hương không khác gì ngôn ngữ của ca dao, tục ngữ Thỉnh thoảng trong thơ bà có một đôi từ Hán Việt, thì hầu hết đã được Việt hóa, đã đi vào kho từ vựng phổ biến của Tiếng

Việt" [18, tr.187] Cá biệt như trong bài Bỡn bà lang khóc chồng, nhà thơ

dùng nhiều từ Hán Việt, thì đó là một dụng ý Bởi vì đây là một bài thơ

"bỡn", Xuân Hương có ý dùng rất nhiều tên thuốc bắc thì cho đến bây giờ chúng ta vẫn còn gọi bằng từ Hán Việt như thế

Trang 13

Thơ Hồ Xuân Hương là một lối thơ rất tự nhiên, thật gần gũi với đời sống thường nhật, với lời ăn tiếng nói của quần chúng nhân dân lao động Lời thơ không cầu kỳ, gọt dũa mà vẫn thiết tha, nhẹ nhàng rót vào lòng người những cung bậc rất thánh thót, ngân vang Thơ bà đã thoát ra ngoài khuôn sáo, ít dùng điển cố Hán văn, lời thơ thường dùng theo lối ca dao, tục ngữ

Trong ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương, bên cạnh tiếng cười giòn giã, lạc quan, thách thức, còn có cả tiếng thở dài ngậm ngùi, xót xa giữa đêm khuya thanh vắng về thân phận long đong chìm nổi, cho số kiếp hẩm hiu, bạc bẽo của người phụ nữ Cái "tục" trong thơ bà nhiều khi là con dao hai lưỡi, nó vừa phản ánh cái tục của cuộc đời trần tục vừa cái “tục” theo ý nghĩa phồn thực Trong quá trình phát triển của lịch sử, Hồ Xuân Hương đã

có cống hiến lớn lao trong việc nêu lên vấn đề về quyền sống và nhân phẩm của người phụ nữ, chống lại những tập tục, những quan điểm bất công vô nhân đạo của lễ giáo phong kiến Tiếng nói mạnh bạo, thống thiết của Hồ Xuân Hương sẽ mãi mãi vang vọng nhờ giá trị lịch sử và nhân văn của nó Nhìn chung, có thể nói "ngôn ngữ trong thơ Hồ Xuân Hương phần lớn là một ngôn ngữ thuần túy Việt Nam Xuân Hương có tài khai thác vốn ngôn ngữ súc tích, cô đọng của ca dao, tục ngữ Trong cấu trúc chung của câu thơ Xuân Hương, những yếu tố ca dao, tục ngữ được đặt đúng chỗ nên rất tự nhiên, nó nhuyễn vào những từ, trong những cấu trúc câu thơ tạo thành một thể hữu cơ thống nhất" [18, tr 187], mang lại giá trị biểu đạt cao

1.2 Hồ Xuân Hương- Thời đại và cuộc đời

1.2.1 Thời đại Hồ Xuân Hương

Lịch sử Việt Nam có lẽ không có thời nào tồi tệ cho bằng những năm cuối đời Lê Năm 1767, Trịnh Sâm lên ngôi chúa mê tửu sắc, bị bệnh

kỳ quái, sợ nắng gió, ngày đêm cứ phải ở trong cung kín như bưng Yêu Thị

Trang 14

Huệ, Trịnh bỏ con trưởng là Trịnh Khải lập con thứ là Trịnh Cán, gây ra bè đảng trong cuộc tranh giành quyền lực Đàng trong quận chúa Nguyễn cứ lăm le ra đánh phá, quấy nhiễu Trước hỗn cảnh đó, quan lại chỉ còn biết lấy nịnh hót, luồn cúi làm lẽ sống Nhân dân sống trong cảnh loạn ly, các giá trị đạo đức bị băng hoại Bao nhiêu nghĩa quân thần, tình gia quyến, bao nhiêu ước thúc luân lý…bị lật nhào Bởi thế bao nhiêu cặn bã xã hội đều nổi trên mặt Những bậc già cả, những vị có học nhìn thời cuộc đâm chán nản, trái lại những kẻ cơ hội thoả mãn những mưu đồ vô đạo, bất chính Đây là giai đoạn suy tàn của những luân lý giáo điều Nho giáo và sự trỗi dậy của những tư tưởng cá nhân tự do, muốn đả phá và giải phóng khỏi những ràng buộc của những định kiến Nho giáo.

Hồ Xuân Hương đã sống trong một giai đoạn sóng gió nhất với nhiều biến cố kinh thiên động địa nhất trong lịch sử chế độ phong kiến nước ta Khi nói về thơ Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến đã có câu:

Thơ thánh thơ tiên đời vẫn có, Tung hoành thơ quỷ hiếm hoi thay.

Vì sao gọi thơ Hồ Xuân Hương là thơ quỷ? Phải chăng tính chất quỷ đó được sinh ra từ một xã hội quỷ sứ? Hay là tính chất ngông nghênh, quậy chọc như quỷ sứ trong thơ bà! Tìm hiểu đôi nét về thời đại, sự nghiệp thơ để hiểu hơn về cuộc đời người đàn bà tài hoa mà bạc mệnh này Hồ Xuân Hương sống vào thời vua Lê chúa Trịnh Chế độ phong kiến đã trải qua một cuộc khủng hoảng cực kì trầm trọng

1.2.2 Cuộc đời Hồ Xuân Hương

Hồ Xuân Hương là một nữ sĩ kỳ tài, điều đó có lẽ không cần phải bàn cãi gì nhiều Nhưng xét đến tiểu sử của bà thì thật là mờ mịt Xung quanh vấn đề này còn rất nhiều giả thuyết khác nhau Người ta biến những câu chuyện kể về bà thành những huyền thoại, mỗi người nói một cách khác

Trang 15

nhau khiến cho giới nghiên cứu đau đầu, lúng túng bởi đứng trước tình cảnh không thể biết đích xác về cuộc đời của một nữ sĩ như Hồ Xuân Hương, nghi vấn cả một số bài thơ không biết có phải là của Hồ Xuân Hương hay không nữa Đi tìm dấu tích văn tài này, chúng ta chỉ có thể dõi theo dòng lịch sử, dõi theo những dấu ấn được khắc hoạ trong chính thơ ca của bà Cho đến tận bây giờ, người ta vẫn không biết đích xác nữ sĩ Hồ Xuân Hương sinh và mất vào đúng năm nào Trước nhiều giả thuyết khác nhau, thì đã có nhiều tác giả đã đi đến cùng một kết luận Nguyễn Hữu Tiến trong

cuốn Giai nhân di mặc (in năm 1915), Song An trong bài Thân thế và văn

chương cô Hồ Xuân Hương (in trên báo Đông Tây số 12/1929), Dương

Quảng Hàm trong Việt văn giáo khoa thư (in năm 1940) đều thống nhất ở

một số điểm sau: Hồ Xuân Hương là con gái của Hồ Phi Diễn, một thầy đồ

xứ nghệ, quê làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An Dạy học ở Hải Dương rồi kết bạn với một cô gái xứ Đông, sinh ra Hồ Xuân Hương Gia đình này sau lên Thăng Long, khi thì ở vùng Khán Xuân bên Hồ Tây, khi thì ở phường Tiên Thị bên bờ Hoàn Kiếm Hồ Xuân Hương đã từng lấy

lẽ một cai tổng (Tổng Cóc) và một tri phủ (Vĩnh Tường) Bà còn là bạn thơ của Chiêu Hổ tức Phạm Đình Hổ (1768 – 1839) Như vậy Hồ Xuân Hương sống khoảng cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX

Nhưng đến năm 1957, trên Tạp chí văn học, Hồ Tuấn Niêm căn

cứ vào sáu bộ gia phả của các chi họ Hồ ở Nghệ An rút ra một thông tin cực

kỳ hấp dẫn: Xuân Hương là cùng một họ và bằng vai với Quang Trung – Nguyễn Huệ Với việc công bố tài liệu này, gốc gác Xuân Hương xem ra sáng tỏ hơn Rồi đến năm 1963, tình hình có khác Trên Tạp chí Văn học số

4 – 1963, Trần Thanh Mại phát hiện một tập thơ chữ Hán với nhan đề Lưu

hương ký mà tên tác giả lại cũng là Hồ Xuân Hương Tập thơ này còn cho

biết Hồ Xuân Hương còn lại bạn tình của tác giả Truyện Kiều Nhưng sách

Trang 16

này lại cho hay rằng Hồ Xuân Hương là em gái ruột của Hoàng giáp Hồ Sĩ Đống (1739 – 1785 ) tức con gái Hồ Sĩ Danh Vấn đề thành ra rắc rối !

Càng rắc rối thêm là tới năm 1974, một tài liệu mới được công bố nêu thêm một nghi vấn về lai lịch của bậc tài tử này: Trên Tạp chí Văn học số

3/1974 có đăng bản dịch Xuân Hương đàm thoại của Tam nguyên Trần Bích

San (1840 – 1878 ) một danh nhân của Nam Định Bài này cho biết vào năm

Tự Đức 22 (1870) một nhóm văn nhân họp bạn cuối năm Một người đến

chậm, cáo lỗi vì phải đi dự đám tang của “ tài nữ quê Nghệ An, hiệu là Cổ

Nguyệt Đường, nàng ở Từ Sơn, mộ mai táng bên núi Nguyệt Hằng”.

Như vậy, có một Hồ Xuân Hương mất vào năm 1870 và mộ bên núi Nguyệt Hằng tức núi Chè, nay thuộc huyện Tiên Sơn, Bắc Ninh Bà cũng là người Nghệ An, cũng là tài nữ có kiếp sống long đong Lại cũng nhắc đến một bài thơ của hoàng tử Tùng Thiện Vương: theo bài thơ này thì có một Hồ Xuân Hương mà phần mộ ngay ở Hà Nội và nàng mất trước 1842 là năm Tùng Thiện Vương ra thăm Hà Nội

Vậy ai là Xuân Hương Bà chúa thơ Nôm? Vấn đề đang treo ở đấy thì đến năm 1985, ông Hoàng Xuân Hãn Trên tạp chí Khoa học xã hội in

ở Pháp, với nhiều thư tịch, tư liệu mới tìm ra đã chứng minh rằng Hồ Xuân

Hương - Bà chúa thơ Nôm và Hồ Xuân Hương - tác giả Lưu hương ký (bạn

tình của Nguyễn Du) cùng với Hồ Xuân Hương có phần mộ ở Hà Nội chỉ là một người Và ông Hoàng còn cho biết rằng khoảng năm 1818 Hồ Xuân Hương đang làm vợ lẽ của viên quan tham hiệp trấn Yên Quảng (nay tỉnh Quảng Ninh), tên là Trần Phúc Hiển Năm 1819, Phúc Hiển bị triều đình khép án tử hình

Như vậy tiểu sử của Xuân Hương vẫn còn phải nghiên cứu thêm Nhưng một vấn đề có thể khẳng định rằng bậc tài nữ này đã cất cao tiếng nói đòi nữ quyền bằng thơ ca rất sắc sảo và một số bài đã lấy đề tài là cảnh

Trang 17

và người Hà Nội: Chùa Quán Sứ, núi Khán Sứ, mấy ông đồ ở phường Tiên Thị…

Hồ Xuân Hương là con của Hồ Phi Diễn nhưng lại là con của một người thiếp Như thế ta thấy nàng không hề có một địa vị may mắn nào Cái cảnh vợ lớn, vợ bé xưa nay chắc ai cũng có thể hình dung là nó kinh khủng đến mức nào! Tránh sự thù ghen tuông thù ghét, người cha dù thương con đến mấy cũng không dám bênh vực, chỉ biết yên lặng cho “trong ấm ngoài êm” Nhưng một khi cái sợi dây liên lạc đó mất đi, người cha mất đi thì ôi thôi! cảnh địa ngục trần gian diễn ra như một tất yếu vậy! Hồ Xuân Hương

đã sống trong cảnh ngộ đó Khi cha nàng mất đi, hẳn nàng đã phải sống những tháng ngày đen tối, tủi nhục nhất Cái đen tối ấy theo đuổi nàng mãi: Sinh làm con một người thiếp, sống cuộc đời làm kiếp vợ lẽ Cả cuộc đời nàng không có lấy một ngày hạnh phúc, chưa bao giờ thấy nàng cười, nàng

có cười vả chăng chỉ là cái cười mỉa mai, chua xót cho thân phận của mình Như thế đời nàng vui sao được, như thế bảo nàng không hận đời sao được

Đã thế nàng lại sinh ra vào cái thời xã hội rối loạn, nhố nhăng ấy nữa Con người Hồ Xuân Hương bị ném vào cái xã hội đó và rồi ta thấy đời nàng

đã phải giãy giụa trong truỵ lạc lụt ngập của xã hội Người ta nói: tất cả các yếu đuối của xã hội đương thời đã kết tinh lại ở nàng, nhào nặn với cá tính nàng mà làm nên một thi sĩ độc đáo Xã hội Việt Nam thời ấy không hề chờ đợi có một người như Hồ Xuân Hương đến, nhưng nàng đã đến trong cái xã hội ấy ngay giữa lúc bọn đồ gàn ít chờ đợi nhất Nàng đã đến với một trái tim và một đầu óc trọn vẹn nhất, với tất cả mọi giác quan còn tinh khôi, và đặc biệt là với đôi mắt tinh đời ấy, ta cứ tưởng tượng như chỉ cần một cái nhìn nàng đã thấy được tận gan ruột Nữ sĩ đã vạch rõ cái chân tướng của cả những kẻ hiền nhân quân tử, những bậc trượng phu, anh hùng và đã đặt họ

Trang 18

lại những chỗ ngồi đúng với giá trị thực của họ giữa lúc cả bọn đang múa máy quay cuồng, tâng bốc bợ đỡ nhau.

1.3 Thơ Hồ Xuân Hương

1.3.1 Sự nghiệp thơ Hồ Xuân Hương

Tác phẩm của Hồ Xuân Hương không có di cảo, những tác phẩm được coi là của bà đều do người sau ghi chép lại bởi thế tình trạng

dị bản rất phổ biến Về thơ, có khoảng một trăm bài được sáng tác chủ yếu bằng thể tứ tuyệt và thất ngôn bát cú trong đó bốn mươi bài có sự thống nhất

về phong cách nghệ thuật Ngoài ra còn có tập Lưu hương kí, tập thơ gồm

hai mươi bốn bài thơ chữ Hán và hai tám bài thơ chữ Nôm

Hồ Xuân Hương được coi là một trong những nhà thơ tiêu biểu cho trào lưu nhân đạo chủ nghĩa của văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX Bởi những sáng tác của bà đã nêu bật được những vấn đề riêng tư, những nỗi bất công mà người phụ nữ trong xã hội phong kiến phải chịu đựng và tin tưởng đấu tranh để bênh vực quyền lợi phụ

nữ Thơ Hồ Xuân Hương có một số bài viết về cảnh ngộ riêng tư Đó là nỗi niềm của một người phụ nữ giàu sức sống và hết sức tài hoa nhưng cuộc đời đầy bất hạnh Những đề tài trong cuộc sống bình thường giản dị hàng ngày nhưng khi đi vào thơ Hồ Xuân Hương lại rất mới mẻ, sinh động, có tính chất

úp mở hai nghĩa, một nghĩa đen phô ra, nói trực tiếp về đối tượng nhà thơ miêu tả, và một nghĩa ngầm nói về chuyện thầm kín trai gái Song không phải như thế mà thơ của bà nhả nhớp, khêu gợi những dục vọng kín đáo của con người Một mặt thông cảm, bênh vực và đề cao người phụ nữ, Hồ Xuân Hương còn lớn tiếng đả kích tất cả những nhân vật tiêu biểu của xã hội phong kiến, bà vạch trần lối sống đạo đức giả, trái đạo đức của chúng Hồ Xuân Hương kế thừa truyền thống của truyện tiếu lâm dân gian thường dùng cái tục làm phương tiện đả kích Được sáng tác theo thể đường luật nhưng

Trang 19

thơ Hồ Xuân Hương được dân tộc hóa cao độ Bà đã gặt hái được không ít thành công trong việc đưa cuộc sống trần tục hàng ngày vào một thể thơ vốn đài các, quí phái Hồ Xuân Hương lợi dụng triệt để kết cấu chặt chẽ của bài thơ đường luật với những câu đối nhau để tạo những mâu thuẫn có tính chất trào phúng trong những bài thơ châm biếm, đả kích Về phương diện ngôn ngữ, Hồ Xuân Hương cũng có những sáng tạo và thành công đáng kể trong việc sử dụng ngôn ngữ đời thường, trong việc học tập ca dao, tục ngữ, thành ngữ để sáng tác thơ Nữ thi sĩ tài hoa đã khai thác triệt để khả năng tu từ phong phú của ngôn ngữ dân tộc và đã mài sắc ngôn ngữ dân tộc của thời đại mình.

1.3.2 Chất liệu trong thơ Hồ Xuân Hương

"Thơ Hồ Xuân Hương mang đậm sắc thái của dân gian" [11, tr 98]

Ở đây không chỉ bó hẹp ở phạm vi văn học dân gian mà còn mở rộng sang

cả nghệ thuật dân gian, sinh hoạt văn hóa dân gian, lời ăn tiếng nói trong thơ Hồ Xuân Hương cũng rất dân gian Vậy ta cần tìm hiểu thế nào là chất

liệu Theo như Từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học thì chất liệu là cái

dùng làm vật liệu, tư liệu để sáng tạo nên các tác phẩm nghệ thuật

Trên đây là cách hiểu của chúng tôi về chất liệu trong tác phẩm nghệ thuật, song điều mà chúng tôi muốn đề cập sâu hơn ở đây là chất liệu dân gian trong văn học Từ xưa, mặc dầu sống trong một trạng thái văn hóa thấp kém, con người luôn có khát vọng thể hiện trong các tác phẩm nghệ thuật tất

cả những tư tưởng, sinh hoạt, tình cảm của mình, đồng thời phản ánh tất cả những phong tục, tập quán, quan niệm hình thành dân tộc, những cuộc chiến đấu với thiên nhiên hay cả những ước mơ của mình Dù bị áp bức bóc lột thế nào đi nữa thì quần chúng lao động vẫn sản sinh được một nền văn hóa trong

đó có dòng văn học dân gian Bắt nguồn từ quá trình lâu đời trong sản xuất

và chiến đấu Từ khi xã hội chưa có giai cấp cho đến khi xã hội có giai cấp,

Trang 20

dòng văn học dân gian được khơi gợi, lan truyền và phát triển để phục vụ sản xuất và chiến đấu, sinh hoạt hàng ngày của người dân lao động Trong văn học dân gian, ngôn ngữ được sử dụng là lời ăn tiếng nói trong cách sinh hoạt hàng ngày của người dân Sản phẩm dân gian được đưa vào tác phẩm dân gian rất phong phú Có khi là những món ăn dân dã như: bánh chưng, bánh giày, bánh trôi nước Có khi là những phong tục tập quán: tục ăn trầu, tục thờ cúng thần linh cầu cho mùa màng bội thu, có khi nó là những trò chơi dân gian đã có rất lâu đời: Đấu vật, đánh đu, bịt mắt bắt dê, nặn tò he Tổng hợp lại là phong cách dân gian, cái hồn dân gian Nó chân chất mộc mạc, chân tình, thực tế nhưng giàu hình tượng Nó tạo thành một giọng điệu riêng khác hẳn với văn học viết Tất cả đều là sản phẩm của dân gian, đều thông qua con đường ngôn ngữ và chuyển tải đến người nghe, người đọc bao thế hệ Đến với thơ Hồ Xuân Hương một lần nữa ta lại bắt gặp những hình ảnh đó trong thơ của bà nhưng dưới góc độ khác "Đó là bà tiếp thu văn học dân gian chứ không lặp lại dân gian, bà chắt lọc những cái hay, cái đúng, cái đẹp của dân gian xuất phát từ cội nguồn dân gian" [11,tr.111] Khi đã tạo cho mình một truyền thống riêng, Hồ Xuân Hương nói riêng và văn học viết nói chung đều kế thừa, vận dụng, phát huy kho tàng văn học dân gian, làm cho tác phẩm càng thêm phong phú và mang đậm chiều sâu nhân văn nhân bản hơn Tìm hiểu nét tương đồng và khác biệt giữa văn học dân gian với thơ Hồ Xuân Hương nói riêng trong cách sử dụng từ ngữ, ta càng có cơ hội

đi sâu về với cội nguồn dân tộc, với những truyền thống đạo lý, tập tục tốt đẹp của ông cha để qua đó có thái độ đúng đắn, phát huy những tinh hoa văn hóa nghìn năm văn hiến của dân tộc mình

Có một câu chuyện kể rằng, một lần nhà thơ Tế Hanh về làng Tiên Điền quê hương của Nguyễn Du Ông hỏi thăm một bà cụ có biết Nguyễn Du tác giả của Truyện Kiều là ai không, bà cụ trả lời rằng không

Trang 21

biết ông Nguyễn Du là ai mà chỉ biết cô Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du thôi Tế Hanh đã kết luận một câu rằng: “Thơ văn trở thành của quần chúng đến mức quần chúng quên cả người làm ra nó Đó mới là loại thơ văn chân chính” Qua câu chuyện trên bài học để lại cho chúng ta, theo chúng tôi dù thời gian có bào mòn đi tất cả cùng với những biến cố, thăng trầm của cuộc đời thì các tác phẩm văn học có giá trị và tác giả của nó sẽ sống mãi với nhân loại Tâm hồn và lòng người vẫn sẽ là nơi cô đọng và lưu giữ lại được những sản phẩm chân chính, giàu giá trị nhân văn Thơ Hồ Xuân Hương đã làm được điều đó Nó đi vào quần chúng và lưu truyền như một tác phẩm dân gian theo quy luật của sáng tác dân gian Những sáng tác

đó đáp ứng được nỗi mong mỏi của quần chúng nhân dân, nói được tiếng nói của nhân dân và mang phong cách sáng tác của nhân dân thì được nhân dân xem như sản phẩm của họ Thơ Hồ Xuân Hương cũng hòa chung vào mạch nguồn đó Dân gian có kiểu nói tục, nói lái (Truyện Trạng), các trò chơi truyền thống dân gian thì trong thơ Hồ Xuân Hương cũng có Hay những ngôn ngữ bình dân, những lời ăn tiếng nói hàng ngày của người dân:

- Này của Xuân Hương đã quyệt rồi.

- Lại đây cho chị dạy làm thơ.

- Chém cha cái kiếp lấy chồng chung.

- Này chị em ơi chớ vội cười

Tất cả đều là mạch nguồn của dân gian mà ra cả, điều đó chứng

tỏ rằng Hồ Xuân Hương đã tiếp nhận một cách sâu sắc nguồn mạch dân gian Thơ Hồ Xuân Hương đã hòa chung vào dòng chảy của văn hóa dân gian Có người nhận định thơ Hồ Xuân Hương dâm và tục, có người cho rằng thơ bà chỉ có tục thôi không có dâm, có người nhận xét nặng nề hơn một chút là thơ Hồ Xuân Hương bị "khủng hoảng về tình dục" Chúng tôi không nghĩ như vậy, thiết nghĩ rằng đó là cái tục trần thế, rất đỗi đời thường

Trang 22

Vả chăng chính vì sống trong một xã hội bị bóp nghẹt mọi quyền sống của người phụ nữ nên Hồ Xuân Hương đã dám đứng lên phản kháng lại Thơ bà viết ra những lời nói tục mà thanh, cười mà đau đớn giàn giụa trong nước mắt và tủi nhục cho số phận nổi trôi của mình.

Trong dân gian có nhiều truyện cười mang yếu tố tục như "Trời sinh

ra thế", "Trạng dâng chúa cây cải" Còn nói về nghệ thuật dân gian thì những bức tranh như "Hứng dừa", "Đánh ghen" hoặc các biểu tượng được khắc trên đá, trên gỗ ở chùa chiền, những nơi rất thiêng liêng cũng mạnh dạn phô bày nét tinh tế của người phụ nữ Vậy ta có sự lý giải thế nào

về điều này? Theo chúng tôi, những truyện như tiếu lâm, truyện cười, truyện trạng đến những bức tranh dân gian bên cạnh những yếu tố gây cười còn có một ý nghĩa cao hơn là phê phán, đả kích những thói hư tật xấu, những bất công của xã hội đương thời Đến với thơ Hồ Xuân Hương cũng thế, có thể

bà thấy được phần nào nỗi bất hạnh, thân phận bạc bẽo bởi tâm địa xảo trá

"xanh như lá bạc như vôi" của các đấng mày râu, quân tử khiến bà có một thái độ gay gắt mà thốt ra những lời "tục" như vậy chăng ?!

Vào dịp lễ hội, các trò chơi dân gian là nét sinh hoạt phổ biến của nhân dân ta từ rất xưa và là một nét văn hóa dân gian truyền thống của nhân dân ta Người ta tổ chức các lễ hội một mặt với tinh thần là giải trí, lấy tiếng cười để biểu hiện cho niềm vui, quên đi những lo toan, bon chen trong chuyện cơm áo đời thường, mặt khác nó là cách chống lại mọi thứ ràng buộc của xã hội đối với con người Người ta đã mạnh dạn tìm đến với cuộc sống phàm tục để lôi tất cả những cái gì mà nho giáo gọi là "thiêng liêng" không một chút ngại ngần Thơ Hồ Xuân Hương phần nào thể hiện được điều đó

Tiểu Kết:

Hồ Xuân Hương là một tác giả đặc biệt trong văn học Việt Nam Trung đại Đặc biệt bởi xã hội mà bà sinh ra, đặc biệt bởi thân phận của bà

Trang 23

và đặc biệt bởi tài năng của bà về thơ Nôm Thơ Nôm của bà sáng tác theo thể Đường thi nhưng lại sử dụng lối nói dân gian, ngôn liệu dân gian nên kết hợp được chất bác học và chất dân dã Mục đích sáng tác văn học của bà là

để khẳng định vai trò của người phụ nữ trong xã hội và phản kháng lại chế

độ phong kiến thối nát nên dùng chất liệu dân gian là phương thức hữu hiệu nhất Vì thế thơ bà đã hòa vào mạch nguồn dân gian hay nói cách khác là lấy

từ nguồn nguyên liệu dân gian để sáng tác Chính vì sự hòa quyện đó mà có những tác phẩm khó phân biệt đâu là thơ bà và đâu là thơ dân gian mà người đời sau gán cho bà Hơn nữa, trong xã hội thời Lê Trịnh suy tàn, hiện tượng thay ngôi đổi chủ, lộn sòng trắng đen tốt xấu, mọi giá trị phải được định giá lại thì ý thức vùng lên của chị em phụ nữ lại càng mạnh mẽ và vì vậy, hiện tượng phản kháng xã hội bằng thơ kiểu như Hồ Xuân Hương không phải hiếm gặp Đó cũng là lý do có nhiều giả thuyết về Hồ Xuân Hương Nhưng

dù sao thì điều cuối cùng mà nhiều nhà nghiên cứu thừa nhận là có một bà chúa thơ Nôm với danh hiệu Hồ Xuân Hương

Trang 24

Chương 2 ĐẶC TRƯNG NGÔN TỪ TRONG THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG

2.1 Các dạng thức sử dụng từ ngữ trong thơ Hồ Xuân Hương 2.1.1 Sử dụng từ láy

Ngôn ngữ trong thơ Hồ Xuân Hương bình dị như chính cuộc sống đời thường vậy Ngôn ngữ trong thơ bà phần lớn dùng ngôn ngữ bình dân, rất hạn chế sử dụng từ ngữ Hán Việt Sở dĩ như vậy bởi vì bản thân Hồ Xuân Hương chất chứa những tố chất thuần Việt của con người Việt Nam chất phác, mộc mạc; không khoa trương, không xa lạ với thứ ngôn ngữ của quần chúng nhân dân đa nghĩa, điêu luyện Thật là tài tình, dân gian mà cổ điển, điêu luyện mà rất đỗi hồn nhiên Thực thực, hư hư, đùa mà như thật, thật mà như đùa Tất cả đã kiến tạo nên một hồn thơ Hồ Xuân Hương mang đậm phong vị quê hương, mang nhiều âm hưởng của ngôn ngữ dân gian truyền thống

Từ láy là từ loại được sử dụng rộng rãi trong dân gian nói chung

và trong thơ Hồ Xuân Hương nói riêng Theo thống kê của Lã Nhân Thìn trong tổng số 268 câu thơ có 79 từ láy (chiếm 29,4%) Từ láy trong thơ có nhiều tác dụng, nó có chức năng hạn chế tính công thức ước lệ, làm cho câu thơ trở nên biểu cảm hơn, đậm tính dân tộc hơn và góp phần thể hiện phong cách tác giả Thơ Hồ Xuân Hương là thơ của sức sống của chân đạp, tay vung, thơ của nhịp điệu cơ thể và cuộc sống con người, thơ của tâm trạng

Từ láy trong thơ Hồ Xuân Hương thường có tác dụng biểu lộ tình cảm, thể hiện con người tác giả

Trang 25

2.1.1.1 Đặc điểm cấu tạo

a Từ láy hai âm tiết hay láy đôi

a1 Từ láy phụ âm đầu:

- Da nó xù xì, múi nó dày

- Xin đừng mân mó nhựa ra tay

- Nâng niu ướm hỏi người trong trướng

- Dắt díu nhau lên đến cửa chiền

- Đêm ngày lăn lóc đám cỏ hôi

- Phì phạch trong lòng đã sướng chưa?

- Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ

- Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ

- Xin đừng ngó ngoáy lỗ trôn tôi

- Bao giờ thong thả lên chơi nguyệt

- Cha kiếp đường tu sao lắt léo

- Giọt nước hữu tình rơi thánh thót

- Luồng gió thông reo vỗ phập phòm

- Khéo hớ hênh ra lắm kẻ dòm

- Đường đi thiên thẹo quán cheo leo

- Đầm đìa lá liễu giọt sương reo

- Lắt lẻo cành thông cơn gió thốc

- Giếng tốt thảnh thơi, giếng lạ lùng

- Lợp lều mái cỏ tranh xơ xác

- Đứng chéo trông theo cảnh hắt heo

- Khiến người quân tử hiền nhân ngại ngùng

- Con cò mấp máy suốt đêm thâu

Trang 26

- Rộng hẹp nhỏ to vừa vặn cả

a2 Từ láy phần vần:

- Sóng dồn mặt nước vỗ long bong

- Ai về nhắn bảo phường lòi tói

- Con thuyền vô trạo cúi lom khom

- Lách khe nước rỉ mó lam nham

- Kẽ hầm rêu mốc trơ toen hoẻn

- Kìa đền Thái Thú đứng cheo leo

- Giọt nước hữu tình rơi lõm bõm

- Cửu son đỏ loét tùm hum nóc

- Một dòng nước biếc cảnh leo teo

- Cỏ gà lún phún leo quanh mép

- Cá diếc le te lách giữa dòng

a3 Từ láy phần vần và phụ âm đầu:

- Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi!

- Thương chồng nên mới khóc tỉ ti

- Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom

- Sau giận vì duyên để mõm mòm

- Nước trong leo lẻo một dòng thông

a4 Từ láy hoàn toàn, chủ yếu là láy từ:

- Bày đặt kìa ai khéo khéo phòm

- Con đường vô ngạn tối om om

- Lâng lâng chẳng bợn chút lòng ai

- Cầu trắng phau phau đôi ván ghép

- Đố ai thả nạ dòng dòng

- Trai đu gối hạc khom khom cật

- Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng

Trang 27

- Hai hàng chân ngọc duỗi song song

- Hai chân đạp xuống năng năng nhắc

- Một suốt đâm ngang thích thích mau

- Một lỗ xâu xâu mấy cũng vừa

- Mảnh tình san sẻ tý con con

- Thương chồng nên nỗi khóc ti ti

- Trống mang dùi cắp đã phanh phanh

b Từ láy ba âm tiết trở lên

- Vị gì một tý tẻo tèo teo

- Nứt ra một lỗ hỏm hòm hom

2.1.1.2 Phương diện biểu hiện

a Từ láy tạo thanh

- Phì phạch trong lòng đã sướng chưa?

- Giọt nước hữu tình rơi thánh thót

- Sóng dồn mặt nước vỗ long bong

- Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom

- Thương chồng nên mới khóc tỉ ti

- Giọt nước hữu tình rơi lõm bõm

b Từ láy tạo hình

b1 Màu sắc:

- Cầu trắng phau phau đôi ván ghép

- Con đường vô ngạn tối om om

- Nước trong leo lẻo một dòng thông

b2 Hình dáng:

- Da nó xù xì, múi nó dày

- Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé

- Đố ai thả nạ dòng dòng

Trang 28

- Trai đu gối hạc khom khom cật

- Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng

- Hai hàng chân ngọc duỗi song song

- Sau giận vì duyên để mõm mòm

- Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi!

- Cửu son đỏ loét tùm hum nóc

- Cỏ gà lún phún leo quanh mép

- Lách khe nước rỉ mó lam nham

- Kẽ hầm rêu mốc trơ toen hoẻn

- Kìa đền Thái Thú đứng cheo leo

- Con thuyền vô trạo cúi lom khom

- Vị gì một tý tẻo tèo teo

- Nứt ra một lỗ hỏm hòm hom

c Từ láy thể hiện hành động, trạng thái tính chất

c1 Từ láy thể hiện trạng thái, tính chất:

- Hai chân đạp xuống năng năng nhắc

- Một suốt đâm ngang thích thích mau

- Lâng lâng chẳng bợn chút lòng ai

- Bày đặt kìa ai khéo khéo phòm

- Cá diếc le te lách giữa dòng

- Lắt lẻo cành thông cơn gió thốc

- Giếng tốt thảnh thơi, giếng lạ lùng

- Lợp lều mái cỏ tranh xơ xác

- Đứng chéo trông theo cảnh hắt heo

- Khiến người quân tử hiền nhân ngại ngùng

- Rộng hẹp nhỏ to vừa vặn cả,

- Đầm đìa lá liễu giọt sương reo

Trang 29

- Lắt lẻo cành thông cơn gió thốc

- Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ

- Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ

- Bao giờ thong thả lên chơi nguyệt

- Đêm ngày lăn lóc đám cỏ hôi

- Của em bưng bít vẫn bùi ngùi

C2 Từ láy thể hiện hành động:

- Xin đừng mân mó nhựa ra tay

- Nâng niu ướm hỏi người trong trướng

- Dắt díu nhau lên đến cửa chiền

- Xin đừng ngó ngoáy lỗ trôn tôi

- Một lỗ xâu xâu mấy cũng vừa

- Con cò mấp máy suốt đêm thâu

Qua các dạng và phương diện biểu hiện của từ láy, chúng tôi nhận thấy rằng Hồ Xuân Hương chủ yếu sử dụng phương diện từ láy thể hiện hình dáng và trạng thái tính chất sự vật Đây là các bộ phận từ láy thể hiện được đặc điểm sự vật, có giá trị biểu cảm cao Các từ láy mà Hồ Xuân Hương dùng thường rất “đắc địa”, nó sắc thái riêng, rất Xuân Hương vì đặt đúng vào hoàn cảnh, được kết hợp trong ngữ biểu đạt đắc dụng

2.1.1.3 Giá trị biểu đạt của từ láy trong thơ Hồ Xuân Hương

Có bao giờ ta tự đặt câu hỏi tại sao trong thơ Hồ Xuân Hương lại sử dụng nhiều từ láy đến vậy? Một phần đó là thứ ngôn ngữ được sử dụng khá phổ biến trong thơ ca dân tộc, hơn nữa từ láy bản thân nó còn mang lại giá trị biểu đạt rất cao Nghĩa của từ láy khá phong phú, lấp lửng rất phù hợp với lối thơ nghịch ngợm, bông đùa Điều đó đã góp phần làm cho câu thơ mang nhiều tầng nghĩa : Biểu lộ tình cảm, khắc họa hình tượng, đường nét, hình ảnh một cách rõ nét và phong phú hơn Nó làm cho người đọc vừa dễ thuộc,

Trang 30

dễ hiểu, dễ nhớ Điều đó phần nào đã tạo nên một phong cách thơ Hồ Xuân Hương khó trộn lẫn với bất cứ nhà thơ đương thời nào.

Đọc thơ Hồ Xuân Hương, tôi có cảm giác đó như là thứ khẩu ngữ được thoát ra từ cửa miệng của những người nông dân sau lũy tre làng Sao

mà mộc mạc, dung dị, thiết tha đến vậy! Chúng ta thử đọc kỹ những từ ngữ trong thơ Hồ Xuân Hương đã sử dụng, đặc biệt chú ý đến những từ láy, ta thấy có nhiều sự trùng hợp trong cách sử dụng từ ngữ, cách gieo vần Phải chăng sự ngạc nhiên của bạn đọc chính là dụng ý của tác giả? Nếu quả thật đúng như vậy thì Hồ Xuân Hương quả thật là nhà thơ rất tài tình Trong số các từ láy mà chúng tôi đã khảo sát trong tuyển tập thơ Nôm Hồ Xuân Hương do Ngô Lăng Vân biên soạn Chúng tôi thấy rằng có rất nhiều từ láy

mà Hồ Xuân Hương đã gieo cùng một khuôn vần Điều đó tạo nên một giá trị biểu đạt rất cao trong việc sử dụng từ ngữ với những dụng ý riêng của mình

Về phương diện biểu hiện, Hồ Xuân Hương chú ý đến các từ láy tạo hình và trạng thái, tính chất của sự vật, hiện tượng Những từ láy mà Hồ Xuân Hương sử dụng thường gây ấn tượng mạnh Một số từ do tác giả sáng tạo ra như mõm mòm, hắt heo, hỏm hòm hom, nhưng phần lớn là sử dụng trong kho tàng từ láy tiếng Việt Tuy nhiên, do biết kết hợp trong một ngữ cảnh hay ngôn cảnh điển hình nên có giá trị biểu cảm lớn Tiếng "văng vẳng" trong đêm khuya thật ai oán, làm ta liên tưởng đến một không gian thanh vắng, tĩnh mịch gợi trong lòng một nỗi buồn, cô đơn Nó liên kết với các âm thanh "om om", "phập phòm", "thăm thẳm", "cheo leo", "leo teo" biểu đạt không khí "sầu", "thảm" bao trùm vũ trụ và nặng nỗi đắng cay Một

sự cô đơn rờn rợn, những tiếng ca "rầu rĩ" ấy luôn bị chôn chặt bởi những

âm thanh trái ngược tạo nên sự xung đột trong nhạc điệu của bài thơ Những

từ láy "mõm mòm", "long bong", "hắt heo", "leo teo" thể hiện sự mòn mỏi,

Trang 31

hiu hắt, buồn bã cũng giống như thân phận người đàn bà lỡ làng, đau khổ,

bấp bênh

Các từ "nho nhỏ", "xù xì", "mân mó", "tỉ ti", "phì phạch", là những

từ láy mang phong cách rất riêng, nó làm cho những câu thơ của Hồ Xuân Hương vốn tinh quái lại càng trở nên kì lạ hơn Những âm thanh độc đáo, mọi vật như đang chuyển động, sinh sôi, nảy nở

Khuôn vần "eo" dùng để cấu tạo một số từ láy miêu tả tâm trạng buồn rầu, nhỏ bé, hiu quạnh, hàm ý chỉ sự khó khăn cách trở: Cheo leo, hắt heo, khéo khéo, leo teo, leo léo, tẻo tèo teo, lộn lèo, lắt lẻo Trong bài thơ "Quán nước bên đường" Khuôn vần "eo" đã được bà sử dụng đến bốn lần :"hắt heo, leo teo, cheo leo, lộn lèo" Bài thơ là một loạt những cảnh tượng thật buồn, vắng lặng, heo hắt, con đường làng thì quanh co, nhà cửa thì tiêu điều, xơ xác, con người thì "leo teo", thưa thớt Tất cả hiện lên là một bức tranh thôn quê thật nghèo nàn, xác xơ Chỉ bằng một khuôn vần "eo" với sự thông minh, khéo léo Hồ Xuân Hương đã tạo nên một loạt từ láy mang nhiều cung bậc của cảm xúc đem lại giá trị biểu đạt cao, nhằm đưa đến cho người đọc

có một cảm giác man mác buồn, cô đơn, vắng lặng Bên cạnh đó khuôn vần

"om" cũng đã được Hồ Xuân Hương sử dụng khá nhiều trong các sáng tác của mình Nếu như khuôn vần "eo", biểu hiện cảm giác buồn thì khuôn vần

"om" lại biểu thị một ý nghĩa khác, nó thể hiện sự dở dang "Sau giận vì duyên để mõm mòm" (Ngẫu cảm), không vững vàng, yếu ớt "Đứng lom khom" (Trăng thu) Ở đây ta thấy nghĩa của từ láy biểu thị ở một mức độ mạnh hơn so với hình vị gốc : “Hỏm hòm hom, lõm bõm, om om, mõm mòm, phập phòm” Điều đó cho thấy mức độ ngữ nghĩa cứ tăng dần lên, biểu thị sự gấp gáp, cuống quýt, dồn nén, một cảm giác như muốn nổ tung

ra, bung ra, phơi bày ra tất cả để người đọc có thể hình dung một cách bao quát nhất Phải chăng đó là con người Hồ Xuân Hương, một người không

Trang 32

bao giờ tự bó hẹp mình trong một khuôn khổ, phạm vi nào cả mà lúc nào bà cũng tự đặt mình ngang hàng với các đấng mày râu để nói lên tiếng nói phê phán đả kích, châm biến xã hội bảo vệ quyền sống, quyền bình đẳng cho những người phụ nữ vốn chịu nhiều thiệt thòi, khổ đau Đó mới chính là bản ngã Hồ Xuân Hương.

Khuôn vần "un" "um" dùng để cấu tạo một số từ mang nghĩa tập hợp nhiều sự vật, nhiều biểu hiện ở cả dáng vẻ và hành vi : Tùm hum, lún phún,

um tùm, khúm núm "Cửa son đỏ loét tùm hum nóc, hòn đá xanh rì lún phún rêu" (Đèo Ba Dội) Câu thơ thể hiện rõ gam màu "đỏ tùm hum", với hàng loạt những rêu xanh đang mọc "lún phún" trên đỉnh đèo Bên cạnh lớp nghĩa đen là miêu tả cảnh vật hoang sơ, thanh tịnh, cảnh núi non hiểm trở của đèo của hang Nhà thơ còn ngầm sử dụng một lớp nghĩa bóng đó là những hình ảnh biểu hiện tính phồn thực Hình ảnh đèo, hang, giếng nước đó chính là những bộ phận trên cơ thể người phụ nữ, một sự kết hợp âm dương hài hòa, mang đậm giá trị nhân văn nhân bản

Như vậy, qua những dẫn chứng vừa chứng minh trên đây, ta đã phần nào thấy được giá trị biểu đạt mà từ láy mang lại là rất lớn, điều đó phần nào thể hiện được nội dung, mục đích, hàm ý mà tác giả muốn chuyển tải đến người đọc để từ đó người đọc có được cái nhìn bao quát hơn, sâu sắc hơn đối với tác phẩm mà họ được tiếp cận Một lần nữa lại chứng minh cho sự tài tình, táo bạo, thông minh, sắc sảo trong việc sáng tạo nên những từ ngữ vừa gần gũi, dễ hiểu với quần chúng nhân dân, vừa đa thanh, đa nghĩa Vì lẽ

đó mà cho đến nay, dù đã trải qua hàng trăm năm lịch sử nhưng thơ của bà chúa Hồ Xuân Hương vẫn luôn tạo được dấu ấn mạnh mẽ trong lòng những độc giả thuộc nhiều tầng lớp khác nhau

2.1.2 Sử dụng hình thức chơi chữ và nói lái

Trang 33

Chơi chữ cũng là một trong những biện pháp tu từ quen thuộc được

sử dụng trong nghệ thuật văn chương Chơi chữ là một biện pháp nghệ thuật trữ tình đặc sắc Hồ Xuân Hương đã sử dụng lối chơi chữ để biểu hiện các

sự vật sự việc mà bà đang đề cập đến Hai thủ pháp cơ bản trong cách chơi chữ của Hồ Xuân Hương là lối nói lái và chiết tự Hán Hai thủ pháp này đã góp phần tạo nên dấu ấn đặc sắc trong việc thể hiện nội dung, chủ đề tư tưởng Hồ Xuân Hương

Bài thơ Không chồng mà chửa, Hồ Xuân Hương đã khéo léo sử dụng

lối chiết tự tả thực trạng cô gái không chồng mà chửa Nghĩa là một trò tiểu xảo của sĩ tử ngày xưa không hay ho gì, có khi rất đáng ghét Nhưng một khi

đã vào tay Hồ Xuân Hương không chỉ thuần túy là một lối chơi chữ mà là một nỗi lòng chua chát:

“Duyên thiên chưa thấy nhô đầu dọc” Chữ thiên (天) nếu thêm một nét dọc sẽ thành chữ phu (天), là chồng “Phận liễu sao đà nảy nét ngang” Chữ liễu ( ), thêm một nét ngang thành chữ tử (子), là con

Trong hai câu thơ sau, tác giả đã dùng chữ “chửa” và chữ “mang” ở cuối câu đều là những chữ có thể hiểu hai nghĩa:

Cái nghĩa trăm năm chàng có chửa?

Mảnh tình một khối thiếp xin mang

Từ “chửa” vừa có nghĩa “chưa”, vừa mang nghĩa “có thai”, vừa “mang” vừa có nghĩa “có bầu, mang thai”, vừa có nghĩa “xin chịu, chấp nhận, gánh vác”

Dùng từ Hán Việt:

Ngọt bùi thiếp nhớ mùi cam thảo

Cay đắng chàng ơi vị quế chi Thạch nhũ, trần bì sao để lại

Ngày đăng: 11/09/2015, 15:30

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lại Nguyên Ân (1999), 150 Thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 Thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia
Năm: 1999
2. Lại Nguyên Ân (2001), Hồ Xuân Hương- Thơ trữ tình, Nxb Hội nhà văn, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Xuân Hương- Thơ trữ tình
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
Năm: 2001
3. Đỗ Hữu Châu (1981), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1981
4. Mai Ngọc Chừ (1991), Vần thơ Việt Nam dưới ánh sáng ngôn ngữ học, Nxb ĐH&GDCN , H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mai Ngọc Chừ (1991), "Vần thơ Việt Nam dưới ánh sáng ngôn ngữ học
Tác giả: Mai Ngọc Chừ
Nhà XB: Nxb ĐH&GDCN
Năm: 1991
5. Nguyễn Đức Dân (1998), Ngữ dụng học, Nxb Giáo dục, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ dụng học
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
6. Xuân Diệu (1959), Ba thi hào dân tộc, Nxb Văn hóa, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ba thi hào dân tộc
Tác giả: Xuân Diệu
Nhà XB: Nxb Văn hóa
Năm: 1959
7. Đinh Văn Đức (1986), Ngữ pháp tiếng Việt- từ loại, Nxb ĐH&THCN, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt- từ loại
Tác giả: Đinh Văn Đức
Nhà XB: Nxb ĐH&THCN
Năm: 1986
8. Nguyễn Thiện Giáp (1996), Từ và nhận diện từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ và nhận diện từ tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1996

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w