Cách sử dụng ca dao, thành ngữ, tục ngữ

Một phần của tài liệu Đặc trưng ngôn ngữ trong thơ Hồ Xuân Hương (Trang 35 - 38)

a. Từ láy hai âm tiết hay láy đô

2.1.3.1. Cách sử dụng ca dao, thành ngữ, tục ngữ

Nếu như tục ngữ là những câu nói mang đặc điểm ngắn gọn, súc tích có hình ảnh giàu vần điệu nhằm đúc kết kinh nghiệm, tri thức thực tiễn về tất cả mọi lĩnh vực của đời sống con người và cuộc đấu tranh sinh tồn của nhân dân lao động, thì thành ngữ là những đoạn câu, cụm từ tương đối ổn định, bền vững nhằm thể hiện một quan niệm dưới một hình thức sinh động, hấp dẫn có tác dụng tô điểm và nhấn mạnh ý nghĩa của những từ cần diễn đạt.

Qua sự khảo sát tập thơ nôm Hồ Xuân Hương do Ngô Lang Vân tuyển chọn và giới thiệu, Nxb Thanh Hóa, (2003), chúng tôi đã phát hiện được trường hợp có xuất hiện các yếu tố thành ngữ, tục ngữ trong câu (chiếm 30%). Cụ thể có 7 bài vận dụng thành ngữ, 7 bài vận dụng tục ngữ và 1 bài phối hợp cả thành ngữ và tục ngữ tiếng Việt. Việc đưa tục ngữ, thành ngữ vào tác phẩm đã được nhà thơ xử lý rất tinh tế tài tình và nhuần nhuyễn. Các thành ngữ như:

- Bảy nổi ba chìm trong câu thơ " Bảy nổi ba chìm với nước non"

- Bạc như vôi, Xanh như lá trong câu thơ "Đừng xanh như lá bạc như vôi"

- Cố đấm ăn xôi trong câu "Cố đấm ăn xôi xôi lại hẩm"

- Năm thì mười họa trong câu thơ "Năm thì mười họa chăng hay chớ"

- Nặng như đá đeo trong câu thơ "Cái kiếp tu hành nặng đá đeo"

Trong quá trình tiếp thu và vận dụng thành ngữ vào sáng tạo nghệ thuật. Có nhiều bài thơ chỉ sử dụng một phần của thành ngữ

- "Đỏ lòng xanh vỏ""đỏ như son" trong "Bánh trôi nước"

- "Có tiếng không có miếng""gặp chăng hay chớ" "làm mướn không công" trong "Làm mướn".

- "Nói dối như cuội"trong "Vịnh trăng"...

Nhờ việc vận dụng phương pháp và linh hoạt các thành ngữ tiếng Việt trong sáng tạo nghệ thuật, Hồ Xuân Hương đã làm nhấn mạnh rõ hơn ý nghĩa của các từ cần biểu đạt trong từng câu thơ mà bà đã đề cập đến nhằm tạo cho câu thơ thêm sinh động, đa dạng hấp dẫn.

Đến với bài thơ "Bánh trôi nước", qua việc sử dụng thành ngữ tiếng Việt, Hồ Xuân Hương đã thể hiện rõ một quan niệm tiến bộ đó là con người (người phụ nữ) dù cuộc sống có gặp muôn và khó khăn, gian khổ, tưởng chừng như là ngõ cụt buộc phải đầu hàng số phận nhưng đằng sau tấm thân mảnh mai, yếu ớt ấy là một sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của người phụ nữ luôn có ý thức tự vươn lên trước sự nghiệt ngã của cuộc đời. Hay trong bài thơ "Làm lẽ", Hồ Xuân Hương đã phản ánh chân thực và xúc động những thiệt thòi, bất hạnh của người phụ nữ trong thân phận làm lẽ mọn. Tỏ thái độ bất bình, phản kháng chế độ đa thê (Trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên chỉ có một chồng) một tập tục đã ngự trị dai dẳng và nghiệt ngã trong xã hội phong kiến...

Hồ Xuân Hương đã vận dụng ý tưởng từ những tục ngữ, thành ngữ và ca dao một cách triệt để vào thơ của mình. Bà không sử dụng hoàn toàn câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ của dân gian mà chỉ chắt lọc lấy những chi tiết nổi bật, cần thiết từ những từ ngữ, thành ngữ; qua đó bộc lộ tình cảm và cảm xúc của nhà thơ.

- Vận dụng câu thành ngữ "Nảy nòi nòng nọc" hay “Nòng nọc đứt đuôi” để sáng tạo câu thơ "Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé" (Khóc Tổng Cóc).

- Vận dụng câu ca dao "Không chồng mà chửa mới ngoan, có chồng mà chủa thế gian sự thường" rồi rút gọn thành "Không có mà có mới ngoan" (Không chồng mà chửa).

- Vận dụng câu tục ngữ "Con vua vua dấu, con chúa chúa yêu" với câu thơ "Chúa dấu vua yêu một cái này" (Vịnh cái quạt).

- Vận dụng ý tưởng “ngủ ngày” trong câu tục ngữ "Đánh bạc quen tay, ngủ ngày quen mắt, ăn vặt quen mồm" để làm bài thơ “Thiếu nữ ngủ ngày”. Bài thơ Thiếu nữ ngủ ngày ta thấy Hồ Xuân Hương đã vẽ ra những nét chấm phá rất "hoàn thiện" và "toàn bích" trước vẻ đẹp trên thân thể của người thiếu nữ. Trong tục ngữ và theo lối suy nghĩ của nhân dân ta, kẻ hay ngủ ngày là những kẻ lười nhác, đây là thói quen xấu cần phải phê phán. Đến với Xuân Hương lại khác, khai thác ở một khía cạnh ngủ ngày nhưng ở một tư thế rất đẹp, đầy sức thanh xuân:

Đôi gò Bồng Đảo sương còn ngậm,

Một lạch Đào Nguyên suối chửa thông.

Bồng Đảo, Đào Nguyên là cảnh tiên, cái đẹp lý tưởng. Đôi gò đẹp tròn căng trên nương long ấy là đôi Bồng Đảo, cái lạch bên dưới là một lạch Đào Nguyên. Cả hai đều là tiên cảnh, ở đó là một sự sống tràn đầy, đây chính là cái đẹp hình thể – Cái đẹp của sự sống. Giống như Puskin đã nói "Cái đẹp không chỉ ở đôi má hồng của người phụ nữ mà ở trong đôi mắt của kẻ si tình".

Một phần của tài liệu Đặc trưng ngôn ngữ trong thơ Hồ Xuân Hương (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w