a. Từ láy hai âm tiết hay láy đô
3.1.2. Mối quan hệ giữa văn hóa phồn thực và khát vọng nhân văn nhân bản
nhân bản
Nhiều người khi bàn đến những vấn đề thầm kín trong chuyện tình yêu, tình vợ chồng, chuyện phòng the, họ thường đỏ mặt tỏ ý dấu kín, không muốn bàn tới. Họ xem như đó là một sự xỉ nhục, lố lăng, tục tĩu, bậy bạ. Trước đây sống trong thời đại phong kiến, vấn đề vốn được xem là tục tĩu, đồi bại kia lại càng bị cấm đoán, bị bài trừ và tẩy chay. Có chăng chỉ các đấng mày râu mới có cái quyền ngồi lại với nhau để bàn tán. Với phụ nữ thì hoàn toàn không. Đã là con người thì ai cũng có nhu cầu về tính dục như nhau, điều đó cũng rất tự nhiên, rất con người. Thế nhưng, xã hội phong kiến với những hủ tục lạc hậu đã áp đặt lên con người sự bất bình đẳng ấy. Sự bất bình đẳng về quyền sống, quyền tự do con người vốn đã oan nghiệt rồi thì sự bất bình đẳng về tính dục thì thật là đê tiện. So với người đàn ông thì người đàn bà nhu cầu về tính dục cao hơn nhưng chính họ lại bị xã hội áp đặt, cấm đoán dã man hơn. Trai thì "Năm thê bảy thiếp", họ có quyền được lấy nhiều vợ, đầu gối tay ấp với nhiều phụ nữ khác. Còn người phụ nữ thì "Gái chính chuyên chỉ lấy một chồng" đó là chưa kể đến cảnh làm vợ lẽ thì thật là hẩm
hiu, đáng thương. Trong chuyện chăn gối người đàn ông tự đặt cho mình cái quyền chủ động, buộc người phụ nữ phải theo ý muốn của mình, họ phải làm theo một cách máy móc, khuôn sáo, răm rắp mà không một tiếng thở than gì. Chính vì phải chịu đựng những oan ức thiệt thòi bị ức chế cả về thể xác lẫn tâm hồn, mà người phụ nữ xưa tiêu biểu là Hồ Xuân Hương là một trong những người tiên phong nói lên tiếng nói phản kháng, đả kích, bênh vực quyền lợi vốn là tự nhiên của mình. Hồ Xuân Hương không chỉ đứng lên đòi quyền bình đẳng cho người phụ nữ, hơn nữa đó là nhu cầu về tình cảm của người phụ nữ phải được đáp ứng một cách công bằng, đó chính là ngọn nguồn của mọi giá trị nhân văn, nhân bản.
Đó là tiếng nói đòi quyền hạnh phúc cá nhân của người phụ nữ, quyền bình đẳng, tự do trong tình yêu và trong cả nơi buồng the. Hồ Xuân Hương ca ngợi vẻ đẹp, tài năng, vai trò của người phụ nữ. Miêu tả khái quát giàu hình ảnh thân thể ngọc ngà của người phụ nữ (Thân em vừa trắng lại vừa tròn - Bánh trôi nước), (Đôi gò bòng đảo sương còn ngậm, một lạch đào nguyên nước chửa thông - Thiếu nữ ngủ ngày). Một sự phản kháng mãnh liệt với thói đạo đức giả , coi thân thể ngọc ngà của người phụ nữ là thấp hèn, ý nghĩ đó đã ăn sâu, bám rễ bào mòn trí tuệ của những tài tử, văn nhân thời phong kiến.
Hồ Xuân Hương không chỉ đả kích, phản ứng xã hội mà sâu xa hơn đó là một sự ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ với những đường nét thiết tha, uyển chuyển, một nét đẹp tinh tế, khiến cho "Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt, Đi thì cũng dở, ở không xong" (Thiếu nữ ngủ ngày). Nó như là một thông điệp mà nhà thơ muốn gửi đến bạn đọc. Hãy biết trân trọng người phụ nữ, hãy có một cái nhìn bình đẳng cho "phái yếu" hãy trả lại cho họ những quyền lợi chân chính thuộc về họ, với những nhu cầu, bản năng tự nhiên vốn
rất nhân bản, bởi lẽ "Thịt da ai cũng là người thế thôi" (truyện Kiều - Nguyễn Du).