Phương diện biểu hiện

Một phần của tài liệu Đặc trưng ngôn ngữ trong thơ Hồ Xuân Hương (Trang 27 - 29)

a. Từ láy hai âm tiết hay láy đô

2.1.1.2. Phương diện biểu hiện

a. Từ láy tạo thanh

- Phì phạch trong lòng đã sướng chưa?

- Giọt nước hữu tình rơi thánh thót

- Sóng dồn mặt nước vỗ long bong

- Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom

- Thương chồng nên mới khóc tỉ ti

- Giọt nước hữu tình rơi lõm bõm

b. Từ láy tạo hình b1. Màu sắc:

- Cầu trắng phau phau đôi ván ghép

- Con đường vô ngạn tối om om

- Nước trong leo lẻo một dòng thông

b2. Hình dáng:

- Da nó xù xì, múi nó dày

- Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé

- Trai đu gối hạc khom khom cật

- Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng

- Hai hàng chân ngọc duỗi song song

- Sau giận vì duyên để mõm mòm

- Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi!

- Cửu son đỏ loét tùm hum nóc

- Cỏ gà lún phún leo quanh mép

- Lách khe nước rỉ mó lam nham

- Kẽ hầm rêu mốc trơ toen hoẻn

- Kìa đền Thái Thú đứng cheo leo

- Con thuyền vô trạo cúi lom khom

- Vị gì một tý tẻo tèo teo

- Nứt ra một lỗ hỏm hòm hom

c. Từ láy thể hiện hành động, trạng thái tính chất

c1. Từ láy thể hiện trạng thái, tính chất: - Hai chân đạp xuống năng năng nhắc

- Một suốt đâm ngang thích thích mau - Lâng lâng chẳng bợn chút lòng ai

- Bày đặt kìa ai khéo khéo phòm

- Cá diếc le te lách giữa dòng

- Lắt lẻo cành thông cơn gió thốc

- Giếng tốt thảnh thơi, giếng lạ lùng

- Lợp lều mái cỏ tranh xơ xác

- Đứng chéo trông theo cảnh hắt heo

- Khiến người quân tử hiền nhân ngại ngùng

- Rộng hẹp nhỏ to vừa vặn cả, - Đầm đìa lá liễu giọt sương reo

- Lắt lẻo cành thông cơn gió thốc

- Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ - Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ

- Bao giờ thong thả lên chơi nguyệt - Đêm ngày lăn lóc đám cỏ hôi - Của em bưng bít vẫn bùi ngùi

C2. Từ láy thể hiện hành động:

- Xin đừng mân mó nhựa ra tay

- Nâng niu ướm hỏi người trong trướng

- Dắt díu nhau lên đến cửa chiền

- Xin đừng ngó ngoáy lỗ trôn tôi

- Một lỗ xâu xâu mấy cũng vừa

- Con cò mấp máy suốt đêm thâu

Qua các dạng và phương diện biểu hiện của từ láy, chúng tôi nhận thấy rằng Hồ Xuân Hương chủ yếu sử dụng phương diện từ láy thể hiện hình dáng và trạng thái tính chất sự vật. Đây là các bộ phận từ láy thể hiện được đặc điểm sự vật, có giá trị biểu cảm cao. Các từ láy mà Hồ Xuân Hương dùng thường rất “đắc địa”, nó sắc thái riêng, rất Xuân Hương vì đặt đúng vào hoàn cảnh, được kết hợp trong ngữ biểu đạt đắc dụng.

Một phần của tài liệu Đặc trưng ngôn ngữ trong thơ Hồ Xuân Hương (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w