Khái niệm văn hóa phồn thực

Một phần của tài liệu Đặc trưng ngôn ngữ trong thơ Hồ Xuân Hương (Trang 50 - 52)

a. Từ láy hai âm tiết hay láy đô

3.1.1. Khái niệm văn hóa phồn thực

Lễ hội gắn liền với thờ sinh thực khí và quan hệ nam – nữ. Sinh thực khí Nam, Phồn thực theo nghĩa chung là sự phát triển, sinh sôi. Tuy nhiên, xét về nghĩa của từ “phồn” và “thực” cùng với sự kết hợp của nó thì có nhiều nét nghĩa khác nhau. “Phồn” theo âm Hán là “fán” có nghĩa là 1. đông đúc (phồn hoa), 2. nhân lên nhiều (phồn vinh). Đồng nghĩa với “phồn” là “phiền” cũng phát âm là “fán” có nghĩa là 1. tốt tươi (phiền mậu), 2. nảy nở (phiền diễn), 3. nhiều (phiền tinh). “Thực” theo âm Hán là “shí” có nghĩa là 1. ăn, đồ ăn (ẩm thực), 2. đất sét, đất thó, 3. cây cối (thực vật), 4. gây giống (sinh thực khí). Phồn thực được hiểu theo nghĩa hòa hợp âm dương giữa đất và nước, giữa trời và đất. Nước cũng là từ trời, theo ngôn ngữ hệ Tày – Thái trong tiếng Lào, có từ đọc là “phổn”, nghĩa là mưa, gần âm với “phồn” và nghĩa 2 của từ “thực” là đất. Phồn thực được hiểu theo nghĩa là sự phát triển sinh sôi thì “phồn” cũng đọc là “phiền” có nghĩa thứ 1 là tốt tươi, nghĩa thứ

2 là nảy nở và “thực” có nghĩa thứ 3 là cây cối. Phồn thực được hiểu theo nghĩa là sự nhân giống thì “phồn” có nghĩa thứ 2 là nhân lên nhiều và “thực” có nghĩa là gây giống (sinh thực khí). Như vậy, lễ hội có liên quan đến văn hóa phồn thực là các nghi lễ và trò chơi gắn liền với nước, đất, gieo trồng, sinh thực khí, quan hệ nam - nữ.

Văn hóa phồn thực ngày càng được nhiều nhà nghiên cứu văn học, văn hóa quan tâm. Đã có một số công trình nghiên cứu văn hóa phồn thực trong văn học viết. Đáng chú ý là cuốn Sáng tác của Francois Rabelais với văn hóa dân gian thời Trung đại và Phục hưng (1965). M.Bakhtin đã đưa ra cái nhìn văn hóa để phân tích và lý giải tác phẩm của nhà văn Phục Hưng Pháp Rabelais. Năm 1968, trong lời giới thiệu viết cho cuốn sách Thơ Hồ Xuân Hương xuất bản bằng tiếng Nga, nhà Việt Nam học người Nga N. Nicutin đã dựa theo cách nghiên cứu của M.Bakhtin để so sánh sự xâm nhập của văn hóa dân gian Việt Nam vào thơ Hồ Xuân Hương. Tiếp tục theo hướng này, GS. Lê Trí Viễn, năm 1987 đã cắt nghĩa yếu tố tục trong thơ nữ sĩ trong công trình Nghĩ về thơ Hồ Xuân Hương, Sở Giáo dục tỉnh Nghĩa Bình xuất bản. Nguyễn Tuân nói cụ thể hơn đến sự ảnh hưởng của tục thờ “nõn nường” trong văn hóa dân gian một số vùng miền Bắc Việt Nam trong thơ Hồ Xuân Hương trong bài Băm sáu cái nõn nường Xuân Hương (1986). Nhà nghiên cứu Đỗ Lai Thúy trong cuốn chuyên luận Hồ Xuân Hương, hoài niệm phồn thực, Nxb VHTT, H.,1999 đã dùng phương pháp nhân học – văn hóa học để lý giải thơ nữ sĩ theo hướng văn hóa phồn thực. Nghiên cứu văn hóa phồn thực trong văn học dân gian đã được một số nhà nghiên cứu đề cập đến nhưng chưa thành chuyên luận riêng. Nghiên cứu văn hóa phồn thực trong lễ hội mới là những nét miêu thuật trong lễ hội nói chung. Ở bài viết này, chúng tôi chỉ phác thảo những nét sơ lược về các hình thức lễ hội mang yếu tố văn hóa phồn thực.

Trước hết là các lễ hội có các nghi người Chăm gọi là Linga, là cơ quan sinh dục duy trì và phát triển nòi giống. Quan hệ nam – nữ là vừa là lẽ tự nhiên, vừa hoạt động kích thích sự ham muốn và tăng cường năng lực tình dục của con người. Người xưa khát khao có nhiều con để duy trì và phát triển giống người nhưng việc sinh đẻ khó khăn nên người ta tin rằng có vị thần phụ trách việc quan hệ nam – nữ. Vị thần đó hiện thân giống bộ phận sinh thực khí Nam và trở thành tín ngưỡng thờ sinh thực khí và đi kèm với đó là các hoạt động nghi lễ kích thích sự ham muốn và năng lực nhân giống của thần bằng các cuộc tiếp xúc, đụng chạm nam – nữ, các hành động mô phỏng quan hệ ân ái.

Một phần của tài liệu Đặc trưng ngôn ngữ trong thơ Hồ Xuân Hương (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w