Sử dụng hình thức chơi chữ và nói lá

Một phần của tài liệu Đặc trưng ngôn ngữ trong thơ Hồ Xuân Hương (Trang 32 - 35)

a. Từ láy hai âm tiết hay láy đô

2.1.2. Sử dụng hình thức chơi chữ và nói lá

Chơi chữ cũng là một trong những biện pháp tu từ quen thuộc được sử dụng trong nghệ thuật văn chương. Chơi chữ là một biện pháp nghệ thuật trữ tình đặc sắc. Hồ Xuân Hương đã sử dụng lối chơi chữ để biểu hiện các sự vật sự việc mà bà đang đề cập đến. Hai thủ pháp cơ bản trong cách chơi chữ của Hồ Xuân Hương là lối nói lái và chiết tự Hán. Hai thủ pháp này đã góp phần tạo nên dấu ấn đặc sắc trong việc thể hiện nội dung, chủ đề tư tưởng Hồ Xuân Hương.

Bài thơ Không chồng mà chửa, Hồ Xuân Hương đã khéo léo sử dụng lối chiết tự tả thực trạng cô gái không chồng mà chửa. Nghĩa là một trò tiểu xảo của sĩ tử ngày xưa không hay ho gì, có khi rất đáng ghét. Nhưng một khi đã vào tay Hồ Xuân Hương không chỉ thuần túy là một lối chơi chữ mà là một nỗi lòng chua chát:

“Duyên thiên chưa thấy nhô đầu dọc”. Chữ thiên (天) nếu thêm một nét dọc sẽ thành chữ phu (天), là chồng. “Phận liễu sao đà nảy nét ngang”. Chữ liễu ( ), thêm một nét ngang thành chữ tử (子), là con.

Trong hai câu thơ sau, tác giả đã dùng chữ “chửa” và chữ “mang” ở cuối câu đều là những chữ có thể hiểu hai nghĩa:

Cái nghĩa trăm năm chàng có chửa?

Mảnh tình một khối thiếp xin mang.

Từ “chửa” vừa có nghĩa “chưa”, vừa mang nghĩa “có thai”, vừa “mang” vừa có nghĩa “có bầu, mang thai”, vừa có nghĩa “xin chịu, chấp nhận, gánh vác”.

Dùng từ Hán Việt:

Ngọt bùi thiếp nhớ mùi cam thảo

Cay đắng chàng ơi vị quế chi

(Bà lang khóc chồng)

“Cam thảo, quế chi, thạch nhũ, trần bì” là những từ chỉ vị thuốc nhằm tạo ra tính hai nghĩa cho câu thơ. Một mặt giúp người đọc tiếp nhận theo đúng nghĩa đen, mặt khác lại khiến cho người đọc liên tưởng đến tầng nghĩa sâu xa hơn. Phải chăng đó chính là những "sản phẩm" đáng được trân trọng mà trời đã ban cho các chị em phụ nữ chúng ta?

Trong bài thơ "Khóc tổng cóc", nghệ thuật chơi chữ ở đây là sử dụng một lớp từ đồng nghĩa hay đúng hơn là trong một trường nghĩa chỉ các con vật lưỡng cư: cóc, chàng (chẫu, chàng), bén (nhái), nòng nọc, chuộc (chuộc chuộc), thể hiện độc đáo và cảm động nỗi đau khổ, tuyệt vọng của người vợ trước tang chồng.

Thủ pháp thứ hai được tác giả hay sử dụng là lối nói lái, rõ ràng là có liên hệ trực tiếp với hàng loạt những hiện tượng ngôn ngữ trong sinh hoạt cộng đồng người việt:

- Cái kiếp tu hành nặng đá đeo

- Trái gió cho nên phải lộn lèo

- Hỏi thăm sư cụ đáo nơi neo

- Chày kình tiểu để suông không đấm

- Bá ngọ con ong bé cái lầm

- Đét dồn lên đánh cuộc cờ người...

Hồ Xuân Hương sử dụng lối nói ỡm ờ, lấp lửng: - Hiền nhân quân tử ai mà chẳng

- Chúa dấu vua yêu một cái này

- Một lỗ xâu xâu mấy cũng vừa

- Đá kia còn biết xuân già dặn

- Chả trách người ta lúc trẻ trung

- Vị gì một chút tẻo tèo teo

- Càng nóng bao nhiêu thời càng mát

- Thịt da đâu cũng thế mà thôi

- Của em bưng bít vẫn bùi ngùi

- Chiến đứng không thôi lại chiến ngồi...

"Nếu như Nguyễn Du đã mượn thể lục bát của dân gian hoàn thiện

Một phần của tài liệu Đặc trưng ngôn ngữ trong thơ Hồ Xuân Hương (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w