Thân phận người phụ nữ với khát vọng nhân văn nhân bản

Một phần của tài liệu Đặc trưng ngôn ngữ trong thơ Hồ Xuân Hương (Trang 58 - 65)

a. Từ láy hai âm tiết hay láy đô

3.2.Thân phận người phụ nữ với khát vọng nhân văn nhân bản

Xã hội phong kiến là xã hội trọng nam khinh nữ. Những gì mà một người đàn ông cần là "trung quân ái quốc", "phải có danh gì với núi sông", là "tu nhân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ". Người phụ nữ phải là "tiết hạnh khả phong", "tam tòng tứ đức" là "chính chuyên chỉ có một chồng". Người phụ nữ là cái xác không hồn bị bổn phận và nghĩa vụ đè bẹp. Tư tưởng trọng nam khinh nữ nhiều khi qua cực đoan "nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô". Người phụ nữ không một chút tự do, không được quyền đòi hỏi hạnh phúc, họ chỉ có một nghĩa vụ duy nhất là làm tròn bổn phận và chức năng của mình. Trong chuyện riêng tư, chăn gối thì người phụ nữ bao giờ cũng là người bị động. Trong chuyện buồng the thì người phụ nữ chỉ là kẻ "phục vụ" chứ không có quyền "khám phá" và "tận hưởng".

Hồ Xuân Hương không chấp nhận như thế. Là người phụ nữ ai cũng khát khao một cuộc sống hạnh phúc, một tình yêu ngọt ngào. Xuân Hương cũng đứng về phía tình yêu, bà thay lời chị em phụ nữ nói lên tiếng nói chân thực, riêng tư mà tiêu biểu cho trái tim của hàng triệu triệu phụ nữ bao đời nay bị phong kiến, nho giáo trói buộc, chôn vùi những khát vọng nhân sinh, nhân bản. Xã hội bấy giờ xem những người phụ nữ không chồng mà chửa là đồ hư hỏng, đáng vất đi, gia đình coi đó là nỗi ô nhục, phải cạo trọc đầu bôi vôi rồi rong đi khắp làng hoặc thả trôi sông...Xuân Hương đã lên án rất mạnh mẽ. Bản chất của người phụ nữ là sự hy sinh nhưng vì số phận không

may mắn mà...Chẳng lẽ con người sinh ra không được hưởng quyền sống tối thiểu đó sao? Không lẽ gì mà xã hội phong kiến vô nhân đạo kia lại có quyền chối bỏ, phủ nhận một cách sạch trơn được.

Xuân Hương phê phán cái xã hội cho phép người đàn ông lấy nhiều vợ để rồi sinh ra cảnh vợ lẽ, vợ cả "kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng". Đã có biết bao nhiêu phụ nữ trải qua cuộc đời làm lẽ nhưng đã có tiếng tố cáo nào quyết liệt đến thế? Xuân Hương đã lên tiếng phê phán quyết liệt đồng thời tỏ thái độ đồng cảm sâu sắc với thân phận lẽ mọn con đòi:

Chém cha cái kiếp lấy chồng chung

Năm thì mười họa chăng hay chớ

Một tháng đôi lần có cũng không.

Bọn phong kiến từ vua đến quan, từ hiền nhân đến quân tử luôn mồm khoác lác rằng mình là quân tử, đạo đức trong sáng, khuôn vàng thước ngọc suy cho cùng cũng chỉ là bọn giả dối. Ban ngày thì "Cao đạo như thần" ban đêm thì lại "tần mần như ma". Xuân Hương đã khai thác vào điểm yếu là tình dục, qua đó Xuân Hương tha hồ vừa đùa vừa cho các vị nếm những ngón đòn cay nghiệt dở khóc dở cười "Đầu sư há phải gì bà cốt, bá ngọ con ong bé cái lầm". "Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt, đi thì cũng dở ở không xong". Xuân Hương đã phê phán thái độ một mặt mê say sắc, dục nhưng mặt khác lại dè dặt buộc tội cái thú vui sinh học ấy.

Thời đại bấy giờ, chế độ phong kiến ra mặt phản động, sự bỉ ổi trắng trợn không riêng gì một kẻ mà lan rộng ra cả một tầng lớp người. "Cái đèo" trở thành một đối tượng phản ánh rất hấp dẫn, dù gian nan dù mỏi gối chồn chân nhưng các vị vẫn muốn trèo... các đam mê ham muốn ấy là lẽ thường tình của con người, không trừ một ai, không của riêng ai.

Ở bình diện sự sống, nam nữ là không phân chia, càng không có cấp bậc, hoàn toàn ngang nhau, chỉ vì xã hội phân chia trên dưới đẳng cấp, kẻ

thống trị người bị trị nên người phụ nữ mới bị khinh rẻ và xem thường đến như thế. Thời phong kiến ở Phương Đông nho giáo, người phụ nữ phải sống dưới quyền của người đàn ông, luôn luôn coi như chưa trưởng thành, phụ nữ là "không thể dạy được" phụ nữ là phận trong buồng, dưới nhà bếp không đi quá chuồng heo, rổ rá, tam tòng tứ đức chẳng qua cũng là phục vụ cho cho các đấng phu quân mà thôi. Xuân Hương đã lấy ngay cái thân xác người phụ nữ mà tô mà đắp cho thật khéo, quyến rũ dắt cả thầy tu lẫn vua chúa vào tới nơi rồi bất thần sụp họ xuống. Kẻ thì chân dính chặt xuống đất trước "Yếm đào trễ xuống dưới nương long" kẻ thì "dấu yêu một cái này"...Vứt đi tất cả những giáo điều về phong kiến và nho giáo về người phụ nữ phải trả cho người phụ nữ về đúng giá trị của họ, trở lại với sự bình đẳng về sự sống. "Đức hạnh với lòng kiên trinh, sức chịu đựng và nghị lực của người phụ nữ trong cuộc sống, từ lâu đã thành truyền thống. Cuộc đời đầy ắp những bất công, giăng giăng những trói buộc. Tất cả điều đó chỉ để nhằm tô điểm thêm cho đức hạnh của người phụ nữ được rèn luyện trong lao động và đau thương" [24, tr.22]. Xuân Hương đã đứng về phía người phụ nữ mà cảm mà nghĩ. Bà đã bước đến một ngưỡng cửa của chủ nghĩa tự nhiên. Mà biểu hiện sự sống hồn nhiên, lành mạnh là một biểu hiện sâu xa. Đó là sự phản đối mọi sự vi phạm nguyên tắc của sự sống mà cuối cùng là tư tưởng nhân đạo lớn lao dựa trên sự nâng niu trân trọng sự sống. Hồ Xuân Hương là một con người tài hoa giàu sức sống mà cuộc đời thì lận đận đắng cay. Cuộc đời không những bị chén ép về mặt tinh thần, tình cảm mà cả về bản năng dục vọng đời thường về hạnh phúc ân ái của con người. Xuân Hương đã nói lên tiếng nói cho cả xã hội thời bấy giờ, một xã hội đã vùi lấp và phủ kín con người ta nằm yên trong cái bao bọc của sự bi quan, nhẫn nhục, chịu đựng. Xuân Hương nói về những nhu cầu hạnh phúc của con ngưòi đâu có gì là dâm là tục, đó chẳng phải là bản năng sinh vật của bao đời đó sao? Xã hội

phong kiến chủ trương tiêu diệt cái gì "là mình", "của mình", cho nó là xấu xa bỉ ổi. Hủy diệt mọi nhu cầu cá nhân để tôn thờ giai cấp thống trị. Tiếng thơ của Xuân Hương có quá quắt có "nặng" nhu cầu ân ái một cách da diết, táo tợn như vậy suy cho cùng đó cũng là một đòn giáng mạnh vào chế độ phong kiến mục rỗng "khát tình" ấy mà thôi. Đó là một khát vọng chính đáng của con người bị xã hội phong kiến dìm xuống.

Hồ Xuân Hương nói đến lòng xót thương người phụ nữ hay đả kích giai cấp thống trị, dù bộc bạch tâm sự riêng tư hay ngâm ngợi phong cảnh của thiên nhiên thì đều quy tụ ở một sự chi phối thống nhất đó là chủ nghĩa nhân văn nhân đạo sâu sắc. Đó là tình yêu đời thiết tha, mộc mạc là tiếng nói đòi sự công bằng là thú vui nhân bản của con người. Phải biết trân trọng những thân phận hẩm hiu kém may mắn trong cuộc đời, dám đứng dậy chống lại những gì là phản tự nhiên là giả dối, bất công xã hội. Đó mới chính là Hồ Xuân Hương.

Tiểu kết: Ý nghĩa biểu đạt của thơ Hồ Xuân Hương là giá trị nhân

văn nhân bản mà thơ bà muốn đạt tới. Giá trị nhân bản trong thơ Hồ Xuân Hương chính là nói lên điều khát khao rất “con” của con người bị đè nén, bị chìm lấp, bị né tránh, đó là khát vọng phồn thực, khát vọng được hưởng cái điều tạo hóa cho con người. Nhưng phồn thực mà không dung tục, không phàm tục, phồn thực nhưng rất nhân ái, nhân văn.

Giá trị nhân văn là đề cao giá trị văn hóa của con người, con người cần phải được sống hạnh phúc, công bằng, tự do, nhân ái. Người phụ nữ là một phần lớn của nhân loại, là người sản sinh ra con người văn hóa cần được hưởng mọi giá trị mà họ cần được hưởng. Thơ Hồ Xuân Hương nói được tiếng nói khát khao về hạnh phúc, quyền được sống sung sướng, xác định rõ vị thế của người phụ nữ trong xã hội.

Tất cả những ý nghĩa biểu đạt trên đã làm nên sự nổi tiếng của thơ bà, không những ở phạm vi trong nước mà tầm cỡ nhân loại, tạo nên một hiện tượng văn học đặc biệt của văn học Trung đại, có sức lan tỏa và ảnh hưởng lớn đến thế hệ cùng thời và sau này.

KẾT LUẬN

Hồ Xuân Hương là một nhà thơ yêu đời, yêu cuộc sống. Thơ Hồ Xuân Hương không bao giờ là dửng dưng, lạnh nhạt. Nhà thơ luôn

mang trong mình một trái tim cháy bỏng, nói đến một vấn đề gì cũng đều nói bằng cả sự xúc động chân thành của mình. Khi giận thì thét lên mắng chưởi, khi yêu thương thì đằm thắm ngọt ngào. Giống như nhiều nhà thơ cổ điển khác Hồ Xuân Hương đã vận dụng thành công sáng tạo ngôn ngữ của dân tộc. Bà đã sáng tạo lại ca dao, tục ngữ, câu đố đã triệt để lợi dụng các tính từ, từ láy, trạng từ tăng hiệu quả của việc tạo hình và miêu tả . Nhờ vậy mà người, cảnh, vật được hiện lên trong thơ Hồ Xuân Hương có màu sắc, đường nét, hình khối riêng. Với phong cách đó, phong cách biểu hiện nét "nghĩa đôi" lập lờ của Hồ Xuân Hương chủ yếu dựa trên thủ thuật chơi chữ, lối nói lái, lối nói lỡm lờ và nghệ thuật câu đố "tục mà thanh, thanh mà tục". Thơ Hồ Xuân Hương bên cạnh tiếng cười giòn giã, lạc quan, thách thức còn có cả tiếng thở dài ngậm ngùi, xót xa cho thân phận nổi trôi, hẩm hiu, bạc bẽo cho thân phận người phụ nữ. Đó là tiếng nói đòi quyền sống và nhân phẩm của người phụ nữ chống lại những tập tục bất công vô nhân đạo của lễ giáo phong kiến. Tiếng nói ấy sẽ mãi vang vọng hôm nay, ngày mai trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc.

Hồ Xuân Hương đã góp phần cống hiến quan trọng vào sự phát triển của dòng thơ tiếng việt của ngôn ngữ văn học Việt Nam. Nếu như Nguyễn Du đã có công nâng thể thơ dân gian là lục bát lên chiếm lấy một địa vị chính thức trong lịch sử văn học dân tộc thì Hồ Xuân Hương và một số nhà thơ đương thời (Bà huyện Thanh Quan), đã hoàn thành quá trình việt hóa thể thơ luật vốn có nguồn gốc từ Trung Quốc và nâng nó lên một trình độ cao hơn. Hồ Xuân Hương là một trong những nhà thơ đầu tiên thành công trong việc sử dụng ngôn ngữ hàng ngày để sáng tác thơ và những cống hiến quan trọng trong việc cải tạo thể thơ Đường luật. Thành công của Xuân Hương là một đóng góp quan trọng đối với sự nghiệp phát triển nền văn học Trung đại nói riêng và nền văn học Việt Nam nói chung.

Thơ Hồ Xuân Hương tạo nên một phong cách ngôn ngữ đặc biệt, uyên bác nhưng rất dân gian, dân gian mà rất thâm thúy sâu cay. Hồ Xuân Hương với tâm hồn phóng túng, bản ngã vững vàng sắc sảo, không sợ thành kiến dư luận đôi khi có vẻ trâng tráo sống sượng, nhưng nỗi lòng và số phận đáng thương, đáng tủi hờn đã được Hồ Xuân Hương diễn tả với một lối văn giản dị, rất đời thường. Bà đã thoát ra khỏi ảnh hưởng của Hán văn mà trung thành với thể thơ dân tộc, bình dân. Ngày nay chúng ta càng trân trọng và yêu quý Hồ Xuân Hương bởi bên trong con người luôn nhìn đời bằng ánh mắt mỉa mai ấy là một tâm hồn biết buồn, biết khổ, biết xót xa cho thân phận khổ đau của con người mà người phụ nữ là một minh chứng điển hình. Điều đó đã tạo nên giá trị nhân văn, nhân bản sâu sắc, có giá trị phản phong, thổi một luồng gió mới vào văn học đương thời.

Hồ Xuân Hương không chỉ là một tác gia văn học mà là một hiện tượng văn học, văn hóa. Hồ Xuân Hương biểu hiện điển hình cho sự trỗi dậy của ý thức cá nhân, một thời kỳ phục hưng văn học ở Việt Nam. Đáng chú ý là sự phản kháng với thiết chế xã hội phong kiến lỗi thời, ý thức đòi quyền sống hạnh phúc, đòi sự bình quyền của mỗi con người, đặc biệt là người phụ nữ. Đặc biệt là sự đóng góp của tác giả trong việc sử dụng tiếng Việt và Nôm hóa thể thơ Đường vốn đòi hỏi sự uyên Nho làm cho nó có sắc thái riêng rất Xuân Hương nhưng vẫn đậm sắc thái Việt, văn hóa Việt.

Một phần của tài liệu Đặc trưng ngôn ngữ trong thơ Hồ Xuân Hương (Trang 58 - 65)