Miêu tả các trò chơi dân gian

Một phần của tài liệu Đặc trưng ngôn ngữ trong thơ Hồ Xuân Hương (Trang 43 - 44)

a. Từ láy hai âm tiết hay láy đô

2.2.2. Miêu tả các trò chơi dân gian

Hội hè là một hình thức sinh hoạt tiếp giáp với đời sống và nghệ thuật. Trong những dịp hội hè, người ta thường tổ chức những trò chơi dân gian. Đối tượng là tất cả mọi tầng lớp trong xã hội, mọi người tụ hội về đây cùng đắm mình trong những thú vui bình dị, vứt bỏ hết những lo toan, toan tính bộn bề của đời sống thường nhật cùng nhau vui chơi, cười đùa quên hết những mệt mỏi của công việc. Đây cũng là điều kiện để họ chống lại mọi thứ ràng buộc của xã hội đối với con người. Người ta mạnh dạn tìm đến với cuộc sống phàm tục để lôi hết tất cả những gì là hợm hĩnh, là cao cả thiêng liêng xuống bình diện vật chất, xác thịt. Nét văn hóa ấy trở thành phổ biến như một trào lưu nhất là khi chế độ phong kiến suy thái đến cùng cực. Ở nước ta cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX mà văn học dân gian là đồ chiếu đậm nét nhất, phải chăng chính điều đó đã ảnh hưởng lớn vào thơ Xuân Hương đến vậy? Đọc thơ Hồ Xuân Hương, ngẫm về các trò chơi trong thơ bà ta thấy nó đều mang âm hưởng của dân gian.

Bài thơ "Đánh đu" viết về cảnh vui xuân của các cặp đôi trai gái vào dịp tết ở Miền Bắc nước ta. Cho đến nay các lễ hội ngày xuân vẫn còn giữ nguyên trò chơi chơi đu. Cái khó bước đầu là việc chọn tre và trồng cây đu sao cho khi đu phải nhẹ, an toàn và bay càng cao càng tốt:

Trai đu gối hạc khom khom cật

Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng

Chơi đu không nhất thiết phải chơi đôi, nhưng một trai một gái là cuộc thi thử sức lòng dũng cảm. Khi chàng trai nhấn đu cô gái trong tư thế tay nắm chặt, chân duỗi thẳng, chờ đón độ cao bay bổng và khi độ cao đã giảm đến lượt cô gái nhún, chàng trai lại chờ đón...Tất cả đều phải nhịp nhàng, khỏe mà mềm mại, bay cao mà ung dung bình tĩnh. Họ tung bay giữa không trung giữa những ngày xuân đẹp trời, cùng cười đùa bên nhau. Âu đó cũng là một niềm hạnh phúc nhỏ nhoi ngắn ngủi.

Đọc bài thơ lên ta thấy hiển nhiên nó không chỉ mang một nghĩa duy nhất, thơ Xuân Hương là thế lúc nào cũng lấp lửng hai mặt. Đánh đu cũng mang một nghĩa khác là hoạt động tính giao. Khi cây đu hoạt động cũng chính là sự chuyển động của người đàn ông từ tư thế nằm dưới lên nằm trên rồi lại từ trên xuống dưới. Đây là sự bù trừ, trao đổi cho nhau sự giao hòa năng lượng nam nữ mang ý nghĩa phồn thực. Bài thơ tả cảnh đánh đu thật tuyệt vời. Từng bước những chuyển động, những màu sắc, không khí vui tươi của mùa xuân hòa cùng trời đất và lòng người.

Những hình tượng trên cộng với cách dùng từ đôi nghĩa như "trồng" (chồng). Các từ láy đôi ám chỉ như: khéo khéo, khom khom, ngửa ngửa, phới phới, song song... Làm cho bài thơ dậy lên một nghĩa khác. Đó chính là biểu tượng của tính phồn thực trong thơ Hồ Xuân Hương và trong nền văn hóa tín ngưỡng của dân gian. Nó mang trong mình những dấu tích tuy bị thời gian làm chìm khuất nhưng không bao giờ mất đi của tín ngưỡng phồn thực. Đó chính là nhựa sống là nguồn cảm hứng của bất cứ nền thi ca nào.

Một phần của tài liệu Đặc trưng ngôn ngữ trong thơ Hồ Xuân Hương (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w