a. Từ láy hai âm tiết hay láy đô
2.2. Các phương thức biểu đạt 1 Các thủ pháp tương phản
2.2.1. Các thủ pháp tương phản
Hồ Xuân Hương còn sử dụng thủ pháp tương phản để tạo nên những nét nổi bật. Trong bài thơ "Mời Trầu" Hồ Xuân Hương đã mượn màu sắc thắm đỏ của miếng trầu đối lập với màu xanh của lá trầu, với màu trắng của sắc vôi thể hiện một ước mơ đi đến một cái gì đó thắm tươi, đậm đà như duyên chồng vợ chứ không đơn thuần chỉ là lá, là vôi. Nó như một lời nhắn nhủ, một khát vọng thủy chung, muốn đi đến hôn nhân hạnh phúc. Đồng thời từ sự tách biệt của “vôi trắng, lá xanh”, nhà thơ cũng dự cảm đến của sự hờ hững bạc bẽo về đường tình duyên long đong, trắc trở. Phải chăng bà quá nhạy cảm đôi khi đến nghiệt ngã nên nỗi đắng cay, khổ cực cứ bám riết cuộc đời bà!
Hồ Xuân Hương đã triệt để sử dụng những cặp từ đối ứng nhau, như: "Trai/gái, trên/dưới, giữa/ngoài, chành ra/khép lại"... Những cặp đối ứng nhau như vậy, ngoài sự khớp nghĩa giữa từng câu thơ còn gợi nên những cặp đôi khác như đực/cái, nam/nữ, âm/dương tạo thành nghĩa lấp lửng. "Câu thơ Hồ Xuân Hương khác với thơ Đường chính hiệu thuộc về câu phán đoán, lại là câu trần thuật miêu tả. Nó không sử dụng hư từ làm chất kết nối mà sử dụng sự đăng đối" [11, tr. 97]:
Kiểu cấu trúc đăng đối “không mà có, có mà không”:
- Những kẻ không/ mà có mới ngoan - Mõ thảm không khua/ mà cũng cốc
- Chôn chặt văn chương ba thước đất / Tung hô hồ thỉ bốn phương trời.
Ba câu trên theo kiểu “không mà có”: không mà có (cũng, cớ), câu cuối theo kiểu “có mà không”: chôn chặt nhưng lại tung hô, giam hãm nhưng không giam hãm được.
"Câu thơ của Hồ Xuân Hương là chính đối, không chỉ đối nhau về nghĩa, về từ loại, bằng trắc mà cả nhịp điệu nữa. Nhịp điệu vừa song hành, vừa đối dụng với nhau như chính là nhịp điệu của con người đang thực hành cái nghi thức để sản sinh ra muôn vật vậy, đó phải chăng cũng là nhịp điệu của vũ trụ?" [11, tr.97].
Trong những bài thơ thể hiện nỗi đau, nỗi buồn cho thân phận, Hồ Xuân Hương cũng sử dụng phép so sánh, miêu tả rất thành công, đó là hình ảnh của những người vợ lẽ cô đơn, lẻ loi chịu nhiều thiệt thòi đối lập với người vợ cả tròn đầy, ấm áp. Cái ấm áp của người vợ cả "kẻ đắp chăn bông" còn cái lạnh lùng của người vợ lẽ với sự hẩm hiu "kẻ lạnh lùng, năm thì mười họa, cố đấm ăn xôi, làm mướn không công...". Cái khổ của người vợ lẽ là vô cùng, họ chẳng khác gì con đòi đứa ở. Cái khổ ấy không chỉ khổ về vật chất nữa mà còn là cái tủi nhục, suy cho cùng đó không chỉ là nỗi đau của riêng ai mà đó là tiếng khóc chung của nhân loại khóc cho những người phụ nữ kém may mắn trong cuộc đời này.
Ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương như đã nói ở trên, đã sử dụng đậm đặc từ chỉ hành động cơ năng, tính từ chỉ tính chất và mức độ, dùng nhiều từ láy. Thành ngữ, tục ngữ, ca dao được tác giả sử dụng sáng tạo, bị bẻ vụn đan cài vào, cả những tiếng chưởi rủa nên đã khắc họa được rõ nét sự sống ở nhiều dạng vẻ khác nhau một cách cụ thể, gây cảm giác và ấn tượng mạnh. Điều này đã làm mất đi, ít nhiều là vẻ bề ngoài những ấn tượng ban đầu, tính chất thuần nhất của thể loại thơ Đường, mất đi tính trang trọng, đài các, bác
học vốn là những nét đặc sắc, những nét khu biệt của thơ Đường mà đỉnh cao phải kể đến là Bà Huyện Thanh Quan. Nhưng điều đáng nói ở đây là bất chấp tất cả sự phi đối xứng đó, ấn tượng thẩm mỹ của thơ Hồ Xuân Hương không hề bị giảm sút mà ngày càng được độc giả chấp nhận, yêu mến và kính phục.