Giá trị biểu đạt từ cách vận dụng cách nói dân gian

Một phần của tài liệu Đặc trưng ngôn ngữ trong thơ Hồ Xuân Hương (Trang 38 - 41)

a. Từ láy hai âm tiết hay láy đô

2.1.3.2. Giá trị biểu đạt từ cách vận dụng cách nói dân gian

Từ những dẫn chứng trên, ta có thể dễ dàng nhận ra rằng Hồ Xuân Hương đã vận dụng ca dao, thành ngữ, tục ngữ dân gian để đưa vào thơ qua hai phương thức chủ yếu. Một mặt là Hồ Xuân Hương đã vận dụng thành ngữ, tục ngữ dân gian một cách trực tiếp, có nghĩa là bà đã trích dẫn nguyên văn thành ngữ, tục ngữ của dân gian " Xanh như lá, bạc như vôi" trong câu "Đừng xanh như lá bạc như vôi" (Mời trầu), "Nòng nọc đứt đuôi" trong câu "Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé" ( Khóc tổng cóc), "Năm thì mười họa "

trong câu "Năm thì mười họa chăng hay chớ", "Cố đấm ăn xôi" trong câu "Cố đấm ăn xôi xôi lại hẩm" (Cảnh làm lẽ). Việc vận dụng tục ngữ, thành ngữ vào trong thơ sao cho hợp lý và phù hợp với nội dung, tư tưởng chủ đạo của bài thơ, phải làm sao để bố cục trong câu thơ không lủng củng, xáo trộn và tối nghĩa. Điều đó buộc tác giả sản sinh ra những bài thơ đó phải là người có vốn từ ngữ dân tộc khá phong phú, đồng thời cũng phải tinh tế trong cách xử lý ngôn từ, cụm từ cố định để khi đưa vào thơ tạo cho câu thơ có sự liền mạch, súc tích không bị gượng ép về nghĩa và vần điệu,vừa không bị cứng nhắc, xáo trộn. Điều đó đã được Hồ Xuân Hương xử lý một cách thật tài tình. Trong bài thơ Chợ trời (Chơi chợ chùa Thầy), bài thơ đã miêu tả khung cảnh chợ chùa Thầy tức chùa Hương Tích ở Mỹ Đức tỉnh Hà Đông (cũ) nay thuộc thành phố Hà Nội. Bài thơ là lời đả kích, châm biếm những kẻ sĩ vốn mang danh tri thức nhưng thực ra trong đầu lại rỗng tếch, một chữ cắn đôi cũng không có. Câu thơ mang đậm tính hài hước, phê phán sâu cay những kẻ mang danh hão, dựa vào thế lực của đồng tiền chúng có thể "Bán lợi mua danh" một cách ngang nhiên, trắng trợn. Thành ngữ dân tộc ta cũng có một câu "mua danh bán lợi" hàm ý chê bai những kẻ dốt đội lốt mình có học vấn cao, uyên thâm.

Hồ Xuân Hương đã biết vận dụng một cách thật hợp với logic tự nhiên, đồng thời tạo nên một dấu ấn rất riêng trong lòng người đọc qua việc vận dụng thành ngữ, tục ngữ vào thơ mình. Bài thơ Làm lẽ lại là một minh chứng khác. Bài thơ chính là tiếng lòng được thốt lên từ những thân phận hẩm hiu, thua thiệt phải chịu cảnh làm lẽ, bị người khác xỉ nhục, chà đạp. Cũng là cảnh đi làm vợ người mà sao họ bị ghẻ lạnh, bị phân biệt đối xử không khác gì một con mướn đi làm thuê, thật đáng thương tâm. Hai câu thơ trong bài Làm lẽ "Năm thì mười họa" trong câu "Năm thì mười họa chăng hay chớ", "Cố đấm ăn xôi" trong câu "Cố đấm ăn xôi xôi lại hẩm". Từ

những điều mà chúng ta vừa phân tích trên, ta thấy thành ngữ, tục ngữ dân gian bản thân nó đã mang lại giá trị biểu đạt cao không chỉ về nội dung, ý nghĩa, tư tưởng. Ngôn ngữ dân gian nói chung, thành ngữ, tục ngữ nói riêng có một vai trò quan trọng không chỉ trong đời sống ngôn ngữ nói hàng ngày mà còn cả trong ngôn ngữ viết. Những câu thành ngữ, tục ngữ của dân gian đã được Hồ Xuân Hương nhào nặn, gọt giũa thành đứa con tinh thần của mình. Để những câu thơ đó vừa mang lại giá trị ngữ nghĩa vừa chuyển tải hết hàm nghĩa của nó mà không làm phai nhạt đi ngôn ngữ của dân gian thì quả thực không hề đơn giản một chút nào. Ta biết rằng thành ngữ, tục ngữ là tổ hợp từ cố định rất dễ nhớ, dễ thuộc chứa đựng tính khái quát cao, mang tính giáo dục, khuyên răn là rất lớn. Vì thế thành ngữ, tục ngữ xuất hiện trong thơ nó đem đến cho câu thơ một cảm giác gần gũi, giản dị, mộc mạc. Đồng thời bản thân nó cũng mang nhiều tầng ý nghĩa thông qua liên tưởng, tư duy của bạn đọc. Điều đó không có nghĩa là ta phủ nhận tất cả những giá trị của một nền văn chương dân tộc vốn đã trải qua hàng trăm năm lịch sử, thứ ngôn ngữ mà tất cả chúng ta từ khi ra đời ai cũng phải được học tập và được tiếp xúc hàng ngày. Điều đáng nói ở đây chính là thông qua học hỏi, tìm hiểu chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp vốn có của ngôn ngữ dân tộc. Đặc biệt là giúp chúng ta thấy được năng lực, sáng tạo trong việc vận dụng thành ngữ, tục ngữ dân gian của Bà chúa thơ Nôm.

Ngôn ngữ dân gian nói chung, thành ngữ tục ngữ nói riêng có một vai trò, giá trị tinh thần rất lớn trong đời sống, ngôn ngữ nói hàng ngày và cả trong ngôn ngữ Việt. Tục ngữ, thành ngữ qua ngòi bút của Hồ Xuân Hương đã trở thành một công cụ hữu hiệu trong việc tạo hình, tạo nghĩa cho thơ ca. Khi nó được xuất hiện trong thơ Hồ Xuân Hương tạo một cảm giác gần gũi, bình dị, mộc mạc và sát hơn với ngôn ngữ của quần chúng nhân dân. Đó là lý do vì sao ta hay gọi Hồ Xuân Hương là nhà thơ nôm na bởi như thế. Hồ

Xuân Hương đã tìm về với ngọn nguồn thi liệu xưa, ngọn nguồn của thành ngữ, tục ngữ. Đến đây tâm hồn nhà thơ đã hòa cùng với nhịp đập quần chúng nhân dân lao động, chan chứa phong vị đồng quê dân giã.

Một phần của tài liệu Đặc trưng ngôn ngữ trong thơ Hồ Xuân Hương (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w