Khai thác đặc điểm ngôn ngữ trong thơ Hồ Xuân Hương là một trong những hướng nghiên cứu mang lại nhiều giá trị nghệ thuật đồng thời thấy được tài năng, sự sáng tạo trong cách sử dụng ngô
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
======
LẠI THỊ THU THANH
ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ TRONG THƠ
HỒ XUÂN HƯƠNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
HÀ NỘI - 2018
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
======
LẠI THỊ THU THANH
ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ TRONG THƠ
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nghiên cứu cùng với sự giúp đỡ tận tình của cô giáo Đỗ Thị Thu Hương, tôi đã hoàn thành xong bài tập nghiên cứu khoa học Nhân đây, tôi xin được gửi tới cô lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất
Tôi cũng xin gửi lời biết ơn đến quý thầy cô trong khoa Ngữ văn đã động viên, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi trong thời gian qua và đặc biệt
là các thầy, cô trong tổ bộ môn Ngôn ngữ Không những thế tôi còn nhận được sự ủng hộ, động viên của rất nhiều bạn bè và người thân trong gia đình
Họ luôn bên cạnh giúp đỡ và ủng hộ tôi nhiệt tình tạo động lực cho tôi có thể hoàn thành tốt bài nghiên cứu Cho phép tôi gửi đến bạn bè, người thân những tình cảm tốt đẹp nhất
Dù đã cố gắng rất nhiều, tuy nhiên do hạn chế về kiến thức lẫn kinh nghiệm nên bài nghiên cứu khó tránh khỏi những thiếu xót nên rất mong được quý thầy cô đóng góp ý kiến để bài nghiên cứu được hoàn thiện hơn
Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Sinh viên
Lại Thị Thu Thanh
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi cùng với
sự hướng dẫn của PGS.TS Đỗ Thị Thu Hương, Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực
Ngoài ra, trong khóa luận có sử dụng một số đánh giá, nhận xét của các tác giả khác nhưng đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc
Nếu phát hiện có bất kì sự gian lận nào tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung
Trang 5MỤC LỤC
A MỞ ĐẦU 1
1 Lý do lựa chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3 Mục đích nghiên cứu 5
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 5
6 Phạm vi nghiên cứu 5
7 Phương pháp nghiên cứu 6
8 Bố cục khóa luận 6
B NỘI DUNG 7
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 7
1.1 Các bình diện của ngôn ngữ 7
1.1.1 Bình diện ngữ âm 7
1.1.2 Bình diện từ vựng 7
1.1.3 Bình diện ngữ pháp 8
1.1.4 Bình diện phong cách 9
1.2 Đặc điểm của ngôn ngữ văn chương 10
1.2.1 Khái niệm tác phẩm văn chương 10
1.2.2 Các đặc điểm của ngôn ngữ văn chương 11
1.3 Vài nét về nhà thơ Hồ Xuân Hương 15
1.3.1 Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Hồ Xuân Hương 15
1.3.2 Một số đặc điểm thơ Hồ Xuân Hương 18
Tiểu kết chương 1 22
Chương 2: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ 23
TRONG THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG 23
2.1 Miêu tả kết quả thống kê 23
Trang 62.1.1 Bảng thống kê đặc điểm sử dụng từ ngữ trong thơ Hồ Xuân Hương 23
2.1.2 Bảng thống kê đặc điểm sử dụng câu trong thơ Hồ Xuân Hương 25
2.2 Phân tích đặc điểm sử dụng từ ngữ trong thơ Hồ Xuân Hương 26
2.2.1 Sử dụng từ láy 26
2.2.2 Sử dụng từ ngữ thông tục trong thơ Hồ Xuân Hương 30
2.2.3 Sử dụng từ ghép sắc thái hóa 33
2.2.4 Sử dụng ẩn dụ, hoán dụ trong thơ Hồ Xuân Hương 35
2.2.5 Sử dụng thành ngữ trong thơ Hồ Xuân Hương 39
2.3 Đặc điểm sử dụng câu trong thơ Hồ Xuân Hương 42
2.3.1 Sử dụng cấu trúc đảo ngữ 42
2.3.2 Dùng câu hỏi tu từ 45
2.3.3 Lặp cấu trúc cú pháp 46
Tiểu kết chương 2 48
C KẾT LUẬN 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 7
A MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài
Hồ Xuân Hương là một trong những nhà thơ nữ nổi tiếng và là một
“hiện tượng độc đáo” có một không hai của nền văn học Việt Nam nói chung
và nền văn học trung đại nói riêng Tài năng và bản lĩnh của “Bà chúa thơ Nôm” đã được khẳng định ngay từ khi nhà thơ xuất hiện trên thi đàn văn học của dân tộc Tài năng văn chương nghệ thuật của bà được đặt cạnh những tài năng nghệ thuật lừng danh như thi hào Nguyễn Trãi, Nguyễn Du… Hơn thế nữa, tên tuổi của nữ sĩ họ Hồ còn vượt ra khỏi biên giới quốc gia để sánh vai cùng các thi sĩ đại tài nổi tiếng trên thế giới khi thơ bà được chọn và dịch ra nhiều thứ tiếng nước ngoài Hồ Xuân Hương xuất hiện trên thi đàn như một thứ ánh sáng khác lạ, không bị hòa lẫn với những ánh sáng thông thường bởi
sự mới lạ, độc đáo, mang chất riêng mà chỉ có ở nữ sĩ Hồ Xuân Hương
Có thể nói Hồ Xuân Hương có một phong cách rất riêng, rất độc đáo và
vô cùng tài hoa Vì thế mà từ trước đến nay khó có nhà thơ nữ nào vượt qua tên tuổi của bà Phong cách thơ của Hồ Xuân Hương không thể lẫn với bất kì nhà thơ nào khác, thơ Hồ Xuân Hương chiếm một vị trí đặc biệt trong lòng người đọc, làm say mê, rung động biết bao thế hệ
Mặc dù sự nghiệp sáng tác thơ của Hồ Xuân Hương không mấy đồ sộ so với các sáng tác của một số nhà thơ đương thời Sáng tác của bà chủ yếu là
mảng thơ Nôm truyền tụng, ngoài ra còn có các tập Lưu Hương kí, Xuân
Hương đàm thoại…
Tìm hiểu thơ Hồ Xuân Hương chúng tôi rất ấn tượng với thơ của bà, một hồn thơ dung dị, đời thường, dễ hiểu, dễ nhớ và mang đậm âm hưởng, màu sắc của văn hóa dân gian Đọc thơ của bà, người đọc dễ có sự cảm mến và đồng cảm sâu sắc với nhà thơ bởi một cuộc đời éo le, bất hạnh, nhiều gian truân, ngang trái
Trang 8Thơ Hồ Xuân Hương luôn là nguồn cảm hứng dồi dào, bất tận khơi gợi hứng thú cho các nhà nghiên cứu khoa học đi sâu tìm hiểu, khám phá và nghiên cứu thơ của bà Với những nét độc đáo đó, thơ Hồ Xuân Hương đã được giới nghiên cứu khai thác ở nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau Thơ Nôm của Hồ Xuân Hương được nghiên cứu dưới góc độ phê bình văn học, tiếp nhận văn học, nhiều khuynh hướng như phân tâm học, xã hội học, văn hóa học, văn bản học,… Qua những công trình nghiên cứu về Hồ Xuân Hương từ trước cho đến nay chúng ta thấy việc đánh giá thơ Hồ Xuân Hương
có rất nhiều quan điểm khác nhau và đây còn là một vấn đề đã diễn ra rất phức tạp Riêng việc tiếp cận thơ Nôm Hồ Xuân Hương dưới góc độ ngôn ngữ thì chưa thật nhiều nên trong khóa luận này chúng tôi sẽ đi phân tích thơ của bà theo hướng tiếp cận từ góc độ ngôn ngữ trong việc sử dụng từ ngữ, sử dụng câu trong thơ Nôm truyền tụng để thấy tài năng nghệ thuật của nhà thơ
Từ những lí do trên chúng tôi lựa chọn đề tài Đặc điểm ngôn ngữ trong
thơ Hồ Xuân Hương
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cuộc đời và thơ Hồ Xuân Hương là một chuỗi những bí ẩn và gây nhiều tranh luận trong giới nghiên cứu Nghiên cứu thơ Hồ Xuân Hương, mỗi người đều có sự nhìn nhận đánh giá khác nhau và xem chừng các cách giải quyết vẫn chưa thỏa đáng Điều đó chứng tỏ Hồ Xuân Hương là một hiện tượng độc đáo, bí ẩn nên mặc dù có rất nhiều công trình nghiên cứu và khám phá về thân thế, con người và thơ văn bà nhưng cho đến nay vẫn chưa đi đến kết luận cuối cùng Chính vì gặp khó khăn trong việc xác lập một cách chính xác thân thế
Hồ Xuân Hương nên trước đây có rất ít các công trình nghiên cứu Bước sang thế kỷ XX cuộc đời và sự nghiệp thơ Hồ Xuân Hương dần dần được vén bức màn bí ẩn, nhiều các công trình nghiên cứu với các hướng khai thác khác nhau Đầu tiên là phải kể đến công trình nghiên cứu của Nguyễn Hữu Tiến và
Trang 9Nguyễn Thành Ý (1925), “Việt Nam hợp tuyển giảng nghĩa”; Dương Quảng Hàm (1925), “Quốc văn trích diễn”; Nguyễn Văn Ngọc (1927), “Nam thi hợp tuyển”, Các bài viết này đều nhằm mục đích thu thập những cứ liệu chính
về thơ ca của Hồ Xuân Hương và bước đầu đi vào mặt nội dung trong thơ Hồ Xuân Hương
Đặc trưng ngôn từ trong thơ Hồ Xuân Hương là một đề tài có rất ít các công trình nghiên cứu
Dưới đây là một số công trình nghiên cứu thơ Hồ Xuân Hương trên phương diện ngôn ngữ
Tác giả Đỗ Đức Hiểu trong “Thế giới thơ Nôm Hồ Xuân Hương” in trong cuốn Hồ Xuân Hương về tác gia và tác phẩm, Nxb GD (2003) đã nhận xét: “ Nghệ thuật ngôn từ là một cơ thể sống phức tạp, vận động, nhiều âm thanh, nhiều màu sắc: mỗi tiếng là một “con kỳ nhông”, đứng chỗ này thì màu xanh, đứng chỗ khác thì màu nâu, hoặc vàng úa Thơ là một thể loại thật kỳ
ảo Nhà thơ nói một sự việc, bài thơ mang một ý nghĩa khác Đó là những điệp trùng của tiếng của câu, của các hệ thống đồng nghĩa, phản nghĩa, ẩn dụ nhằm diễn đạt ý tưởng (tình cảm, suy tư ) dưới nhiều dạng, ngày càng cao, càng sâu Cho nên, có thể thấy chiều cao và chiều sâu ấy là một đặc trưng của thơ ” [18,389]
Đặng Thanh Hòa trong bài viết “Thành ngữ và tục ngữ trong thơ Nôm
Hồ Xuân Hương” in trong tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 4 (2001), đã nhận xét như sau: “Người ta thường bảo “nôm na là cha mánh khóe” thế nhưng đến với thơ Hồ Xuân Hương thì đó là một ngoại lệ, bởi vì người đọc nhớ đến Hồ Xuân Hương, yêu Xuân Hương lại chính từ cái “mánh qué” ấy Nếu không có chất “nôm na”, “mánh qué”, “xỏ xiên” đầy tinh quái này thì có lẽ đã không có một Hồ Xuân Hương để cho người đời chiêm ngưỡng và tôn vinh bà thành bà chúa thơ Nôm trong làng thơ Việt Nam Chính cái chất nôm na trong thơ của
Trang 10bà đã tạo nên một chất men xúc tác mãnh liệt trong lòng người đọc Người ta ngây ngất, hỉ ha, khoái trá với cái thứ ngôn ngữ “nhà quê”, “mánh qué” Tất
cả những cái đó hoàn toàn xa lạ với sự chau chuốt, gọt giũa, khuôn sáo mà người ta thường bắt gặp trong ngôn ngữ thơ” [10,22]
Lê Hoài Nam trong bài viết "Hồ Xuân Hương" in trong cuốn Nghĩ về thơ
Hồ Xuân Hương Nxb GD (1998) đã nhận xét: “Xuân Hương có vốn ngôn ngữ rất phong phú, rất chính xác, nhưng đồng thời cũng rất độc đáo Điều đó không phải chỉ chứng tỏ Hồ Xuân Hương nắm vững ngôn ngữ của dân tộc,
mà còn biểu hiện cá tính mạnh mẽ của Xuân Hương” [24,172]
Đỗ Lai Thúy trong bài viết "Đi tìm phong cách thơ Hồ Xuân Hương" in trong cuốn Hồ Xuân Hương, Nxb Văn Nghệ TP HCM (1997) đã nhận xét như sau: " Thơ Hồ Xuân Hương có một kiến trúc ngôn từ khác lạ, một ngôn ngữ khác lạ Đọc thơ bà hoặc bằng sự mẫn cảm, hoặc bằng phương pháp thống kê,
có thể chia ra những nét đặc biệt trong cách sử dụng ngôn từ "[11,90]
Hồ Xuân Hương không chỉ được nghiên cứu và đánh giá cao ở trong nước mà còn thu hút sự chú ý quan tâm của nhiều người nước ngoài Sau đây
là một số nhận xét, đánh giá tiêu biểu về thơ Hồ Xuân Hương:
Jăng Ruxtal – Trong bài tựa bản dịch thơ Hồ Xuân Hương sang tiếng Pháp đã coi Hồ Xuân Hương là: “Một trong những tên tuổi lớn của văn học Việt Nam và không chút nghi ngờ, là một trong những nữ sĩ hàng đầu của Châu Á” [18,454]
Jean Ristat cũng nhận xét: “Tình yêu thân xác (trong thơ bà) là tình yêu toàn vẹn Nó bao gồm cả thiên nhiên trong đó Tất cả đầy ăm ắp những thần linh, tất cả đều xoáy về tình yêu” [18,441]
Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đều có một tiếng nói chung, thống nhất
về vấn đề cuộc đời và sự nghiệp thơ văn Hồ Xuân Hương Những công trình nghiên cứu, nhận xét ở trên đều có những nét chung trong nhận định về đặc
Trang 11điểm ngôn ngữ trong thơ Hồ Xuân Hương đó là thứ ngôn ngữ mới lạ, độc đáo với cách dùng vô cùng sáng tạo, linh hoạt
Khai thác đặc điểm ngôn ngữ trong thơ Hồ Xuân Hương là một trong những hướng nghiên cứu mang lại nhiều giá trị nghệ thuật đồng thời thấy được tài năng, sự sáng tạo trong cách sử dụng ngôn ngữ của nhà thơ
3 Mục đích nghiên cứu
Từ việc phân tích những đặc điểm ngôn ngữ trong thơ Hồ Xuân Hương, khóa luận nhằm khẳng định những sáng tạo độc đáo, mới lạ của Hồ Xuân Hương trên phương diện ngôn từ Những sáng tạo đó góp phần làm cho tiếng Việt trở nên giàu đẹp, phong phú và sinh động hơn
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng hợp những vấn đề lý thuyết
- Khảo sát những đặc điểm ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương
- Phân tích, miêu tả những sáng tạo của Hồ Xuân Hương trên phương diện ngôn từ
5 Đối tượng nghiên cứu
Sáng tác thơ của Hồ Xuân Hương tuy không nhiều so với nhiều nhà thơ cùng thời Tuy nhiên, trong đó mảng thơ Nôm là mảng thơ sáng tác chủ yếu
và có nhiều đặc sắc hơn cả Chính vì lẽ đó mà khóa luận tập trung, xoáy sâu vào đối tượng là thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương
6 Phạm vi nghiên cứu
Vì là thơ Nôm truyền tụng nên vẫn xuất hiện một số dị bản thơ Cho nên hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất trong giới nghiên cứu Qua tham khảo và
tuyển chọn, chúng tôi chủ yếu khảo sát những bài thơ Nôm trong cuốn “Hồ
Xuân Hương thơ và đời” - Lữ Huy Nguyên, NXB văn học, 2012 (in lần thứ
sáu)
Trang 127 Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:
- Phương pháp thống kê phân loại Phương pháp này được sử dụng
để thống kê và phân loại các cách sử dụng ngôn từ trong thơ Hồ Xuân Hương
- Phương pháp miêu tả sử dụng để miêu tả số lượng, tỉ lệ các biện pháp, cách thức sử dụng ngôn ngữ trong thơ Hồ Xuân Hương
- Phương pháp phân tích tổng hợp Phương pháp này được vận dụng để phân tích cái hay, nét đặc sắc của việc sử dụng ngôn từ trong thơ Hồ Xuân Hương Tù đó, rút ra những kết luận khái quát về phong cách ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương
8 Bố cục khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung của bài khóa luận gồm 2 chương sau:
Chương 1: Cơ sở thực lí luận
Chương 2: Đặc điểm ngôn ngữ trong thơ Hồ Xuân Hương
Trang 13B NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1 Các bình diện của ngôn ngữ
1.1.1 Bình diện ngữ âm
Ngữ âm được coi là phần vỏ âm thanh bên ngoài ngôn ngữ Ngữ âm có mặt tự nhiên và mặt xã hội của nó Mặt ngữ âm là những thuộc tính về âm học (cao độ, trường độ, âm sắc,…) và những thuộc tính về cấu âm (hoạt động của
bộ máy hô hấp và chuyển động của các cơ quan phát âm như môi, lưỡi,… tạo
ra một âm nào đó) của chúng Mặt xã hội hay chức năng ngữ âm là những quy định, những giá trị mà cộng đồng sử dụng chung một ngôn ngữ gán cho các đặc trưng âm thanh Khi tìm hiểu về ngữ âm chúng ta cần chú ý tới các yếu tố: âm tiết, thanh điệu, trọng âm, ngữ điệu Trong các yếu tố trên ta cần quan tâm đến yếu tố âm tiết, yếu tố quan trọng nhất của bình diện ngữ âm
Âm tiết là những đơn vị phát âm nhỏ nhất Âm tiết là đơn vị mang những
sự kiện ngôn điệu như: thanh điệu, trọng âm Do đó có người gọi nó là điệu vị Cấu tạo của một âm tiết tiếng Việt ở dạng đầy đủ nhất gồm 5 thành tố và
mỗi thành tố có một chức năng riêng Thanh điệu có tác dụng khu biệt âm tiết
về cao độ: hoa - hòa; âm đầu có những cách mở đầu âm tiết khác nhau (tắc, xát, rung), có tác dụng khu biệt âm tiết: hoa - khoa; âm đệm có tác dụng biến đổi âm sắc của âm tiết sau lúc mở đầu, có chức năng khu biệt các âm tiết:
khoán - khán; âm chính mang âm sắc chủ đạo của âm tiết và là hạt nhân của
âm tiết: túy - túi; âm cuối có chức năng kết thúc âm tiết với nhiều cách khác
nhau làm thay đổi âm sắc của âm tiết và do đó để phân biệt âm tiết này với âm
tiết khác: màn - mài
1.1.2 Bình diện từ vựng
Từ vựng là tập hợp các từ và các đơn vị tương ứng với từ của một ngôn ngữ Nó tập trung nghiên cứu các từ và các đơn vị tương đương với từ (cụm
Trang 14từ cố định, thành ngữ, quán ngữ) trong các ngôn ngữ Tuy nhiên trong các đơn vị từ vựng, từ là đơn vị cơ bản
Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, có kết cấu vỏ ngữ âm bền vững, hoàn chỉnh, có chức năng gọi tên, được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để tạo câu Từ được phân loại theo các tiêu chí khác nhau Theo đặc điểm cấu tạo thì từ gồm: từ đơn, từ ghép và từ láy
Từ đơn là những từ được cấu tạo bằng một hình vị như: nhà, xe, bàn,
Từ ghép là những từ có hai hoặc hơn hai tiếng được ghép lại với nhau dựa trên quan hệ ý nghĩa Dựa vào quan hệ ngữ pháp giữa các yếu tố, có thể chia từ ghép thành từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ
Xét về nghĩa thì từ gồm từ đơn nghĩa và từ đa nghĩa Từ đơn nghĩa là từ chỉ có một nghĩa Từ đa nghĩa (hay còn gọi là từ nhiều nghĩa) là những từ có một số nghĩa biểu thị những đặc điểm, thuộc tính khác nhau của một đối
tượng hoặc biểu thị những đối tượng khác nhau của thực tại (ví dụ: từ đi trong
tiếng Việt là từ đa nghĩa, nó vừa có nghĩa là dịch chuyển bằng hai chi dưới, vừa có nghĩa là chỉ một người nào đó đã qua đời) Để xác định chính xác nghĩa của từ đa nghĩa cần phân tích ngữ cảnh
Dựa vào mối quan hệ ngữ nghĩa trong hệ thống từ vựng, từ được chia thành từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa Từ đồng nghĩa là những từ những từ khác nhau về âm thanh nhưng có chung nhau ít nhất một nét nghĩa trong cấu trúc nghĩa biểu niệm của từ, nhưng không chứa nét nghĩa đối lập, loại trừ nhau (chặt, thái, băm,…) Từ trái nghĩa là những từ có ý nghĩa đối lập nhau trong mối quan hệ liên tưởng, chúng khác nhau về ngữ âm và phản ánh những
khái niệm tương phản về logic (ví dụ: cao - thấp, gầy - béo)
1.1.3 Bình diện ngữ pháp
Ngữ pháp nghiên cứu các hình thức biến đổi từ, các mô hình kết hợp từ
và các kiểu câu trong sự trừu tượng hóa khỏi ý nghĩa vật chất cụ thể của các
Trang 15từ, cụm từ và câu Hay nói cách khác, ngữ pháp nghiên cứu các cách thức và phương tiện cấu tạo từ và câu Ở bình diện này ta cần chú ý tới đặc điểm từ loại và đặc điểm câu
Từ loại là những từ có chung đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa khái quát Các từ loại trong tiếng Việt gồm: động từ, danh từ, tính từ, số từ, đại từ, trợ
từ, phó từ, thán từ, chỉ từ,…
Câu là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có khả năng thông báo một sự việc, một ý kiến, một tình cảm hoặc một cảm xúc Trong tiếng Việt câu được phân loại thành câu đơn, câu ghép và câu phức
Câu đơn là câu chỉ có một vế câu Câu đơn thường chỉ có một chủ ngữ, một vị ngữ và có thể có một hoặc nhiều trạng ngữ nhưng có một số trường
hợp câu đơn không xác định được chủ ngữ, vị ngữ Trường hợp này được gọi
là câu đơn đặc biệt (ví dụ: trời nắng - câu đơn)
Câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại (thường là hai vế), mỗi vế câu thường có cấu tạo giống câu đơn và thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của những câu khác Câu ghép bắt buộc phải có hai cụm chủ - vị trở lên Hai
vế của câu ghép được nối với nhau bằng nhiều cách Nhưng cơ bản nhất là nối
trực tiếp, nối bằng quan hệ từ và cặp từ hô ứng (ví dụ: mây đen kéo đến và gió
mỗi lúc càng giật mạnh hơn) Câu ghép còn được chia làm câu ghép đẳng lập
và câu ghép chính phụ
Câu phức là loại câu có từ hai kết cấu chủ - vị trở nên, mỗi kết cấu chủ -
vị được gọi là mệnh đề Tùy theo quan hệ giữa các mệnh đề mà ta có phân biệt các loại câu phức như: câu phức đẳng lập và câu phức phụ thuộc
1.1.4 Bình diện phong cách
Bình diện phong cách hay chính là phong cách chức năng của văn bản Tức là việc thực hiện những chức năng khác nhau, do được sử dụng trong các lĩnh vực xã hội hoặc những giới nghề nghiệp khác nhau, dần dần hình thành
Trang 16những phong ngôn ngữ khác nhau Chẳng hạn, phong cách ngôn ngữ khoa học, phong cách ngôn ngữ hành chính, phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, phong cách ngôn ngữ chính luận, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, phong cách ngôn ngữ báo chí
Bình diện phong cách còn nghiên cứu các biện pháp tu từ tiếng Việt Biện pháp tu từ là những cách kết hợp ngôn ngữ đặc biệt ở một đơn vị ngôn ngữ nào đó (từ, câu, văn bản) trong một ngữ cảnh cụ thể nhằm tạo ra những hiệu quả nhất định với người đọc, người nghe như ấn tượng về một hình ảnh, một cảm xúc, một thái độ,… So với việc sử dụng ngôn ngữ thông thường thì việc sử dụng biện pháp tu từ sẽ tạo nên những giá trị đặc biệt trong biểu đạt
và biểu cảm Trong một văn bản nghệ thuật có thể sử dụng một hoặc nhiều biện pháp tu từ khác nhau để khai thác sức mạnh nghệ thuật mà nó đem lại cho tác phẩm nghệ thuật Các biện pháp tu từ được phân loại thành biện pháp
tu từ ngữ âm (phép điệp, phép tạo nhịp điệu, phép tạo âm hưởng,…), biện pháp tu từ ngữ nghĩa (so sánh, phản ngữ, nói lái,…), biện pháp tu từ ngữ pháp (đảo ngữ, lặp cú pháp, câu hỏi tu từ,…)
1.2 Đặc điểm của ngôn ngữ văn chương
1.2.1 Khái niệm tác phẩm văn chương
Văn chương là thuật ngữ có nhiều nghĩa Theo nghĩa rộng, văn chương chỉ tác phẩm văn nói chung, không phân biệt triết học, chính trị, lịch sử, văn hóa, quân sự Ví dụ: văn chương Nguyễn Trãi, văn chương Hồ Chí Minh, sự nghiệp văn chương Theo nghĩa hẹp, văn chương chỉ là tác phẩm văn học, nghệ thuật ngôn từ, thường chỉ tác phẩm thơ [2,401]
Như vậy, từ việc tìm hiểu khái niệm văn chương theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp, chúng ta nhận thấy tác phẩm văn chương cũng là tác phẩm văn học nhưng ở nghĩa hẹp Từ đây, chúng tôi xin đưa ra khái niệm về tác phẩm văn học như sau:
Trang 17Tác phẩm văn học là công trình nghệ thuật ngôn từ do một cá nhân hoặc tập thể sáng tạo nhằm thể hiện những khái quát bằng hình tượng về cuộc sống con người, biểu hiện tâm tư, tình cảm, thái độ của chủ thể trước thực tại [2,290]
Tác phẩm văn học có thể tồn tại bao giờ cũng là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan
Tác phẩm văn học có thể tồn tại dưới hình thức truyền miệng (văn học dân gian) hay dưới hình thức văn bản nghệ thuật (văn học viết, văn học bác học), có thể được viết bằng vần hay văn xuôi
1.2.2 Các đặc điểm của ngôn ngữ văn chương
Ngôn ngữ văn chương hay chính là ngôn ngữ nghệ thuật – tức là ngôn ngữ trong các tác phẩm nghệ thuật ngôn từ Chức năng thẩm mĩ của ngôn ngữ trong tác phẩm nghệ thuật được thể hiện ở chỗ tín hiệu ngôn ngữ (tức đặc trưng ngữ nghĩa và đặc trưng âm thanh) trở thành yếu tố tạo thành của hình tượng Muốn thực hiện được chức năng thẩm mĩ, ngôn ngữ nghệ thuật phải có được những đặc trưng chung: tính chính xác, tính hàm súc, tính hình tượng, tính cá thể hóa, tính hệ thống
1.2.2.1 Tính chính xác
Tính chính xác là miêu tả một cách chính xác, chân thật sự vật, hiện tượng ngoài đời sống hiện thực
Ví dụ: tác giả Tản Đà từng cân nhắc khi sử dụng từ “tuôn” và từ “khô”
trong câu thơ: Suối khô dòng lệ chờ mong bao ngày Và tác giả đã quyết định
sử dụng từ “khô” vì ý sâu hơn, chính xác hơn, phù hợp với nội dung và có giá trị biểu cảm cao, giàu sức gợi hơn Cả hai từ nếu thay vào câu thơ đều nói lên nỗi nhớ khôn nguôi, mòn mỏi nhưng khi dùng từ “khô” ta thấy nỗi nhớ mong, chờ đợi ấy lên đến đỉnh điểm, con suối vì thương nhớ tháng ngày mà khóc cạn cả nước mắt
Trang 18Tính chính xác là yêu cầu đầu tiên của việc sử dụng ngôn ngữ văn học Muốn miêu tả một mảng hiện thực nào đó hay biểu hiện những cảm nghĩ của bản thân về một sự vật, hiện tượng nào đấy, nhà văn nói theo Maiacôpxki:
“Phải từ hàng ngàn tấn quặng từ tinh luyện chọn ra một từ để câu thơ, câu văn đạt được hiệu quả nghệ thuật cao nhất” hay theo M Gorki: “Ngôn ngữ của tác phẩm phải gẫy gọn, chính xác, từ ngữ phải được chọn lọc kĩ càng Chính các tác giả cổ điển viết ngôn ngữ như vậy đã kế tục nhau trau dồi nó từ thế kỉ này sang thế kỉ khác”
Viết văn phải dùng từ chính xác mới tái hiện và tái tạo sự vật, hiện tượng; miêu tả đúng cảnh vật; khắc họa đúng hình dáng, cá tính, tâm lý nhân vật Qua đó người nghệ sĩ có thể bộc lộ tư tưởng, tình cảm, tài năng và sự sáng tạo của mình
1.2.2.2 Tính hàm súc
Tính hàm súc là hình thức diễn đạt, qua đó, người nói có thể thông báo một nội dung thông tin lớn nhất bằng một số lượng các yếu tố ngôn ngữ ít nhất Đây là đặc điểm, đồng thời cũng là yêu cầu rất cao của ngôn từ văn học Tính hàm súc thường thể hiện ở tính đa nghĩa, ở sự thống nhất tối đa các chức năng và đặc điểm của ngôn từ nghệ thuật trong một yếu tố của lời nói Tính hàm súc còn được thể hiện ở dung lượng lớn những suy nghĩ, tình cảm
mà người viết không viết ra mà người đọc có thể tự mình suy ra được
Ví dụ: bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương không chỉ miêu tả hình ảnh bánh trôi nước vừa trắng, vừa tròn và đặc điểm khi sống thì chìm khi chín thì nổi Mà qua việc sử dụng phép ẩn dụ, bài thơ còn muốn miêu tả vẻ đẹp của người phụ nữ trong xã hội xưa nhưng bị lệ thuộc, trói buộc vào lễ giáo phong kiến Bài thơ là tiếng nói tự hào, ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ đồng thời cũng là sự cảm thông, xót thương của nhà thơ đối với số phận nổi chìm của người phụ nữ xưa
Trang 19Thông thường trong các tác phẩm văn chương nghệ thuật, ngôn ngữ nghệ thuật thường hàm súc và đa nghĩa Tính hàm súc và đa nghĩa là do phương thức chuyển nghĩa của ngôn ngữ nhờ vào các biện pháp tu từ Ngô Lôi Pháp có viết: “Thơ phải được ý ngoài lời Trong thơ hàm súc vô cùng thế mới là tôn chỉ của người làm thơ” Như vậy, ngôn từ trong tác phẩm văn chương phải cô đọng, phải “nén chặt” ý tối đa trong lời làm cho mỗi từ có sức nặng và mang nhiều ý nghĩa
1.2.2.3 Tính hình tượng
Tính hình tượng là khả năng ngôn ngữ có thể tái hiện hiện thực, làm xuất hiện ở người đọc những hình ảnh, màu sắc, biểu tượng… được nói đến trong văn bản để người đọc dùng vốn tri thức, vốn sống của mình liên tưởng, suy nghĩ, rút ra bài học nhân sinh
Ví dụ: trong bài ca dao:
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
Bài ca dao trên nói về hình tượng cây sen thông qua những hình ảnh, chi tiết cụ thể như: lá xanh, bông trắng, nhị vàng Hơn nữa, bao trùm lên tất cả hình tượng hoa sen như một tín hiệu thẩm mĩ về phẩm chất thanh cao, đẹp đẽ trong tự nhiên và cả trong xã hội loài người
Tính hình tượng theo nghĩa rộng nhất có thể xác định là thuộc tính của lời nói thơ (lời nói nghệ thuật) truyền đạt không chỉ thông tin logic mà còn cả thông tin được tri giác một cách cảm tính nhờ hệ thống những hình tượng ngôn từ
Nhà văn phản ánh hiện thực và thế giới nội tâm bằng tư duy hình tượng nên mượn ngôn ngữ hình tượng để xây dựng hình tượng nghệ thuật trong tác
Trang 20phẩm nghệ thuật Hình tượng không mang tính trừu tượng mà mang tính cụ thể
Tính hình tượng gắn với tính hàm súc, tính đa nghĩa, tính chính xác và tính biểu cảm trong ngôn ngữ văn học
1.2.2.4 Tính cá thể hóa
Tính cá thể là cái riêng, là khả năng sáng tạo giọng điệu riêng, phong cách riêng của mỗi nhà văn Biểu hiện của tính cá thể được thể hiện ở đặc điểm ngôn ngữ riêng của nhà văn và đặc điểm ngôn ngữ khi miêu tả người và cảnh
Ví dụ: Nhà văn Nguyễn Tuân có giọng văn tài hoa, uyên bác; giọng văn của Nam Cao lạnh lùng đầy thương cảm; giọng thơ Xuân Diệu nồng nàn, đắm say;… hay khi cùng miêu tả về “trăng” nhưng trong những tình huống khác nhau của truyện Kiều lại được miêu tả cụ thể gợi những vẻ đẹp không giống nhau, không lặp lại
Tính cá thể hóa của ngôn ngữ tác phẩm nghệ thuật ngôn từ được hiểu là dấu ấn phong cách tác giả trong ngôn ngữ nghệ thuật Tính cá thể hóa của ngôn ngữ tác phẩm nghệ thuật thể hiện ở chỗ cá thể hóa ngôn ngữ tác giả, ngôn ngữ là chung nhưng sự vận dụng ngôn ngữ là tùy thuộc vào cá nhân Mỗi nhà thơ, nhà văn tùy vào xu hướng, sở trường, cá tính… mà hình thành giọng nói riêng, ngôn ngữ riêng của của nhà thơ, nhà văn đó
Tính cá thể hóa của ngôn ngữ thể hiện ở từng cảnh, từng sự vật, từng nhân vật trong tác phẩm Tính cá thể hóa trong ngôn ngữ văn chương nghệ thuật chính là cái độc đáo, đặc sắc, không lặp lại
Trang 21Ví dụ:
Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phơi
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha
(Đất nước, Nguyễn Đình Thi)
Ta nhận thấy đoạn thơ trên mang âm hưởng chủ đạo là niềm vui say, náo nức của tác giả trước sự hồi sinh của dân tộc trong đất trời mùa thu Điều đó được thể hiện qua một loạt những từ ngữ như: vui nghe, phấp phới, áo mới, nói cười, thiết tha,…
1.3 Vài nét về nhà thơ Hồ Xuân Hương
1.3.1 Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Hồ Xuân Hương
Hồ Xuân Hương là một trong những nhà thơ nữ nổi tiếng nhất thời kì văn học trung đại Việt Nam cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX, bà được nhà thơ Xuân Diệu vô cùng ái mộ và mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm” Cuộc đời
và con người Hồ Xuân Hương chủ yếu truyền bằng giai thoại và sách
Đối với người Việt Nam, từ xưa và đến cả thời điểm hiện tại tên tuổi của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương quen thuộc không kém bất cứ nhà thơ nào Nhưng điều đáng tiếc về cuộc đời của bà chúng ta còn biết quá ít, và những điều đã biết thì lại chưa được rõ ràng và chưa lấy gì làm chắc chắn Bởi lẽ, khi nhắc đến Hồ Xuân Hương thì đây còn là một vấn đề còn bỏ ngỏ, xoay quanh vấn đề Hồ Xuân Hương còn nhiều dấu chấm hỏi chưa được giải đáp một cách thỏa đáng, rõ ràng nên cần tiếp tục nghiên cứu và tìm hiểu Hiện nay vẫn chưa một ai có thể khẳng định chắc chắn năm sinh, năm mất của bà và nếu có thì cũng chỉ là phỏng đoán
Trang 22Từ những gì tìm hiểu được, chúng tôi nhận thấy một số điểm chung như sau: thân phụ Hồ Xuân Hương là người xứ Nghệ lấy cô gái xứ Bắc họ Hà làm
vợ lẽ Cuộc đời của Hồ Xuân Hương gắn bó sâu sắc với mảnh đất Thăng Long Thuở nhỏ Hồ Xuân Hương ở phường Khán Xuân, huyện Vĩnh Thuận gần Hồ Tây Tại đây, Hồ Xuân Hương được mẹ cho học hành Sau đó gia đình rời về thôn Tiên Thị, tổng Tiên Túc, huyện Thọ Xuân (nay là phố Lý Quốc Sư, Hà Nội) Hồ Xuân Hương có một ngôi nhà riêng bên Hồ Tây lấy tên
là Cổ Nguyệt đường
Hồ Xuân Hương vốn là một người phụ nữ có học vấn, thông minh, tài hoa những tưởng được hưởng hạnh phúc viên mãn nhưng cuộc đời bà lại vô cùng éo le, ngang trái đầy khổ đau Cuộc đời riêng của bà có nhiều bất hạnh, tình duyên lận đận Hồ Xuân Hương lấy chồng muộn và cả hai lần bà đều chịu cảnh làm lẽ, hạnh phúc của bà không mấy trọn vẹn vì cả hai lần đều ngắn ngủi Nhưng theo tài liệu của GS Hoàng Xuân Hãn và ông Lê Xuân Giáo thì
nữ sĩ có tới 3 đời chồng chứ không phải hai: Tổng Cóc, Ông Phủ Vĩnh Tường,
và cuối cùng là quan Tham hiệp trấn Yên Quảng Trần Phúc Hiến
Có thể thấy cuộc đời của Hồ Xuân Hương trải qua nhiều sóng gió, bất hạnh nhưng dù thế nào thì ta vẫn nhận ra một Hồ Xuân Hương có cá tính mạnh mẽ Tuy sống trong xã hội phong kiến kìm hãm cái tôi và quyền của người phụ nữ nhưng bằng tài năng và bản lĩnh của mình, Hồ Xuân Hương đã vượt qua những lễ giáo khắc nghiệt đó để khẳng định tên tuổi của bà trên thi đàn văn học Nhờ vậy mà chúng ta có thể tiếp cận với một Hồ Xuân Hương
vô cùng độc đáo mà khó có ai có thể thay thế vị trí của bà
Trước đây, người ta chỉ biết đến Hồ Xuân Hương là một nhà thơ mang phong cách dân gian với mảng thơ Nôm truyền tụng Nhưng đến năm 1964,
khi Trần Thanh Mại phát hiện ra tập Lưu Hương kí thì chúng ta còn biết đến
Hồ Xuân Hương là tác giả của những bài thơ chữ Hán
Trang 23Nói đến mảng thơ Nôm của Hồ Xuân Hương, cho đến ngày nay thì hầu hết là những bài thơ được lưu truyền trong dân gian và đời sau chép lại Bản
in thơ Nôm sớm nhất hiện còn là cuốn Xuân Hương thi tập được phiên âm ra
chữ quốc ngữ, do Xuân Lan xuất bản năm 1913 Vì thơ Nôm truyền tụng có tính chất truyền miệng nên thơ Hồ Xuân Hương có những dị bản và những nhầm lẫn với thơ của một số tác giả khác như bà Huyện Thanh Quan Trên cơ
sở dựa vào sự thống nhất về phong cách, các nhà nghiên cứu cho rằng có khoảng trên dưới bốn mươi bài thơ chữ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương
Có lẽ giờ đây ít người còn nghi ngờ Lưu Hương kí không phải là còn của
Hồ Xuân Hương mặc dù Lưu Hương kí có một phong cách khác hẳn thơ Nôm truyền tụng Lưu Hương Kí là tập thơ có nội dung tình yêu gia đình, đất nước, nó không thể hiện rõ cá tính mạnh mẽ, táo bạo của Hồ Xuân Hương như ở thơ Nôm Tiếng nói tình yêu trong Lưu Hương kí là tiếng nói tình yêu của một con người với các cung bậc buồn, nhớ thương, ước nguyện gắn bó thủy chung Hơn nữa tiếng nói tình yêu trong Lưu Hương kí có lúc là lời tự thoại và có lúc là lời đối thoại qua hình thức xướng họa có lúc thật sâu lắng, nhẹ nhàng song nhiều khi cũng không kém phần táo bạo Về mặt nghệ thuật,
dù là hình thức Đường luật hay thể cách luật có phần tự do thì những bài thơ trong Lưu Hương kí vẫn có những nét chung là mực thước và tao nhã Lưu Hương kí mang dáng dấp của nhiều áng thơ cổ, điều đó dường như đã gói Hồ Xuân Hương vào một thế giới nhỏ hơn, vào một “không gian” hẹp hơn Không gian ấy với Hồ Xuân Hương không thỏa sức để bà vùng vẫy, thỏa mãn tính cách con người bà Ở không gian thơ ấy cái tôi, cái cá tính mạnh mẽ, độc đáo của bà không được thể hiện rõ Cho nên, việc nghiên cứu giá trị thơ Hồ Xuân Hương chủ yếu được thực hiện trên những bài thơ Nôm truyền tụng của
bà
Trang 24Nói tóm lại, mặc dù sự nghiệp sáng tác của nhà thơ không mấy đồ sộ, số lượng tác phẩm để lại cũng không nhiều nhưng với tài năng, cá tính độc đáo của một thiên tài kỳ nữ bậc nhất trong lịch sử văn học Việt Nam, Hồ Xuân Hương đã khiến những tác phẩm của mình mãi trường tồn với thời gian và sống mãi trong lòng độc giả cả trong và ngoài nước Thơ của bà đã được dịch
ra một số tiếng nước ngoài như Nga, Pháp, Anh và cả tiếng Trung Hiện nay chỉ có một vài bản dịch ra tiếng nước ngoài như vậy bởi lẽ thơ Hồ Xuân Hương rất đặc biệt giống như bản thân người sinh ra nó vậy Nó trở thành thứ thơ đặc sản chỉ đất Việt ta mới có Chính vì điều đó mà thơ Hồ Xuân Hương cuốn hút và chiếm được sự ngưỡng mộ, cảm phục của nhiều độc giả trên thế giới Thơ của bà đã vượt qua cả rào cản lớn nhất là ngôn ngữ để đến những vùng đất mới xa xôi, đến với bạn đọc mến mộ, say đắm thứ văn chương độc,
lạ đầy cá tính của bà Những sáng tác, thi phẩm đặc sắc đó của bà sẽ còn được bạn đọc đón nhận nhiệt tình hơn nữa trong tương lai Đồng thời nó còn nhận được sự quan tâm của giới nghiên cứu trong và ngoài nước Đây chính là thành công lớn nhất trong sự nghiệp sáng tác của Hồ Xuân Hương
1.3.2 Một số đặc điểm thơ Hồ Xuân Hương
Có thể nói thơ Hồ Xuân Hương là sản phẩm sáng tạo vô cùng độc đáo của một nhà thơ nữ cá tính bậc nhất trong văn học trung đại Việt Nam Thơ Nôm Hồ Xuân Hương mang nhiều giá trị lớn cả về nội dung lẫn nghệ thuật
1.3.2.1 Một số đặc điểm về nội dung trong thơ Hồ Xuân Hương
Đọc thơ Hồ Xuân Hương ta thấy hình ảnh người phụ nữ xuất hiện ngập tràn trong những câu thơ, bài thơ Người phụ nữ trở thành đối tượng trung tâm trong sáng tác của nữ thi sĩ Trong thơ Hồ Xuân Hương, người phụ nữ mang vẻ đẹp trọn vẹn cả về hình thức lẫn tâm hồn Tiêu biểu là bài thơ “Bánh trôi”:
Trang 25Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Hai chữ “thân em” đặt ở đầu câu đã chuyển nghĩa sự gợi tả vẻ ngoài chiếc bánh trôi thành sự gợi lên vẻ đẹp hình thức của người phụ nữ, một vẻ đẹp tròn đầy, xinh xắn, duyên dáng, đầy phúc hậu “vừa trắng lại vừa tròn” Cụm từ
“tấm lòng son” thường hay nói về tấm lòng thủy chung, son sắt đã chuyển từ đặc điểm bánh trôi (bánh có nhân đường đỏ bên trong) thành biểu tượng cho vẻ đẹp phẩm chất tâm hồn Ở người phụ nữ, “tấm lòng son” là hệ số bất biến trong cái nghịch biến của cuộc đời Cho dù cuộc sống có nhiều khó khăn, sóng gió vùi dập thân phận “bảy nổi ba chìm” thì cũng không thể làm mất đi những vẻ đẹp tâm hồn, tấm lòng thủy chung của người phụ nữ Việt
Khi viết về người phụ nữ Hồ Xuân Hương luôn hướng về những đau khổ riêng của giới mình Đối tượng mà bà lên tiếng cảm thương, bênh bực là những người phụ nữ chịu nhiều thiệt thòi, khổ đau, bất hạnh: người con gái
“cả nể cho nên hóa dở dang”, người phụ nữ “lấy chồng chung”, người đàn bà chồng chết… Nhà thơ đồng cảm, thấm thía với cả nỗi khổ vật chất lẫn tinh thần của người phụ nữ, nhưng sâu sắc hơn là nỗi khổ về tinh thần
Hồ Xuân Hương đã mượn hình ảnh bánh trôi nước để nói về thân phận của người phụ nữ:
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
(Bánh trôi)
Tác giả đã vận dụng thành công thành ngữ đảo “bảy nổi ba chìm” và hai chữ “nước non” đã chuyển nghĩa tả thực (cách luộc bánh trôi) thành nghĩa ngụ ý (chỉ thân phận người phụ nữ) Câu thơ gợi lên sự long đong, gian truân
Trang 26của người phụ nữ trong xã hội xưa Thành ngữ “ba chìm bảy nổi” được đảo thành “bảy nổi ba chìm”, không kết thúc ở “nổi” mà kết thúc ở “chìm” làm cho thân phận người phụ nữ càng thêm cay cực, xót xa hơn Thân phận người phụ nữ không chỉ lận đận, vất vả mà còn chịu sự lệ thuộc Họ không được làm chủ cuộc đời của mình, may rủi đều phụ thuộc vào bàn tay của kẻ khác: “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”
Con người Hồ Xuân Hương vốn là một người phụ nữ giàu lòng yêu thương Chính vì yêu thương, đồng cảm với thân phận bất hạnh của người phụ nữ mà bà căm phẫn, tức giận thay cho họ về một xã hội phong kiến cổ hủ, lạc hậu, nhiều bất công Khi viết về người phụ nữ bà không chỉ dành cho họ những tình yêu thương, sự đồng cảm, xót thương sâu sắc mà bà còn đại diện thay cho họ để lên tiếng phê phán, đả kích cái xã hội bất công ấy Cái xã hội
mà những kẻ sống giả dối, phi nhân tính lại chính là những kẻ giả danh trí thức, các bậc “hiền nhân quân tử” thậm chí là cả sư sãi, vua chúa Đây là đối tượng trào phúng, đả kích trong thơ Hồ Xuân Hương Bản chất của họ đã bị suy thoái, biến chất Vì thế, thay vì sự tôn sùng, kính trọng thì nay họ phải nhận sự châm biếm, đả kích Để vạch trần được bộ mặt giả dối, phi nhân tính
ấy tác giả đã dùng tiếng thơ châm biếm, đả kích vô cùng tinh tế mà sâu sắc, ý
tứ mà sâu cay
1.3.2.2 Đặc điểm nghệ thuật trong thơ Hồ Xuân Hương
Hồ Xuân Hương sáng tác vừa bằng chữ Nôm và chữ Hán Tuy nhiên, thành tựu nghệ thuật lớn nhất trong thơ Hồ Xuân Hương lại tập trung ở mảng thơ Nôm truyền tụng vì chỉ ở mảng thơ Nôm thì cái tài của nữ sĩ mới được thể hiện rõ nét nhất Với cá tính riêng của mình bà đã tạo nên một phong cách thơ riêng hết sức lạ, độc đáo mà khó có thể thể tìm thấy ở một nhà thơ nào khác
Về ngôn ngữ, Hồ Xuân Hương sử dụng và vận dụng đầy sáng tạo khi đưa ngôn ngữ văn học dân gian vào trong thơ Nôm của mình Bà đã rất tài
Trang 27tình, khéo léo khi đưa thành ngữ, tục ngữ vào trong thơ để góp phần thể hiện tình cảm, biểu đạt tâm trạng một cách sinh động, giàu màu sắc văn học dân tộc
Ngoài ra, đọc thơ của bà ta bắt gặp rất nhiều những lời ăn tiếng nói hằng ngày, những ngôn ngữ đời sống quen thuộc đã được Hồ Xuân Hương sử dụng một cách sáng tạo Ngôn ngữ nôm na của đời sống thường nhật dưới tay của
Bà chúa thơ Nôm đã được thay hình đổi dạng, biến hóa khôn lường Vì thế
mà ngôn ngữ đời sống cứ thế đi vào trong thơ Hồ Xuân Hương một cách rất
tự nhiên
Về hình tượng nghệ thuật, có thể nói điểm mới, điểm đặc sắc đầu tiên chúng ta nhận thấy trong thơ Hồ Xuân Hương là tất cả hình tượng nghệ thuật trong thơ của bà đều được xây dựng trên một quan niệm thẩm mĩ: cái đẹp là cuộc sống tự nhiên, bản năng lành mạnh của con người [6,217] Mọi hình tượng nghệ thuật trong thơ Hồ Xuân Hương đều bình đẳng, đều “tự do” không bị ràng buộc bởi khuôn mẫu, bởi quan niệm phong kiến, hình tượng nghệ thuật trong thơ Hồ Xuân Hương là những sáng tạo từ bản thân đời sống,
từ cá tính độc đáo của nhà thơ Hầu hết những hình tượng trong thơ Hồ Xuân Hương đều được sự gợi ý, trực tiếp hay gián tiếp, xa hay gần, mơ màng hay
cụ thể từ vẻ đẹp trần thế của hình thể người phụ nữ Vẻ đẹp ấy trở thành mẫu
số chung cho những sáng tạo hình tượng nghệ thuật thơ Hồ Xuân Hương Điều đó góp phần làm nên những tác dụng “đa hưởng” trong các hình tượng nghệ thuật Vì có tính “đa hưởng” đó mà các hình tượng nghệ thuật trong thơ
Hồ Xuân Hương là hình tượng lấp lửng để làm nên tính lấp lửng này nhà thơ
phải cùng một lúc dùng hai phương pháp khi xây dựng hình tượng: phương pháp miêu tả trực tiếp, cụ thể đối tượng và phương pháp dùng ẩn dụ trong miêu tả Hình tượng nghệ thuật trong thơ Hồ Xuân Hương là sự trở về với đời sống, với con người Con đường trở về của Hồ Xuân Hương qua hai nẻo: nẻo
Trang 28văn học dân gian và nẻo sáng tạo của riêng bà Nẻo văn học dân gian mang đậm đà tính dân tộc, còn nẻo sáng tạo riêng của bà lại mang đậm bản lĩnh và
cá tính sáng tạo của nhà thơ, đây là nét riêng, độc đáo tạo nên phong cách của
Hồ Xuân Hương [6,217-218]
Tiểu kết chương 1
Trong nội dung chương 1, chúng tôi đã tìm hiểu và đưa ra những cơ sở lí luận, cung cấp những kiến thức cơ bản về các bình diện của ngôn ngữ như: bình diện về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, phong cách Những đặc điểm của ngôn ngữ văn chương như: tính chính xác, tính hàm súc, tính hình tượng, tính
cá thể hóa, tính hệ thống Tìm hiểu những nét khái quát về cuộc đời, sự
nghiệp sáng tác và một số đặc điểm trong thơ Hồ Xuân Hương