Đi vào tìm hiểu những nghệ thuật trong việc sử dụng ngôn từ thơ Hồ Xuân Hương, chúng tôi muốn tìm thấy quy luật riêng trong các sáng tác của “Bà chúa thơ Nôm”, nhằm tiếp cận thơ bà một c
Trang 2ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT PHẦN MỞ ĐẦU
• Quan điểm của Nguyễn Phan Cảnh
• Quan điểm của Hữu Đạt
• Quan điểm của bùi Công Hùng
• Quan điểm của Chim Văn Bé
• Hướng tiếp cận của đề tài
CHƯƠNG 2 NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT TRONG THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG
I Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp văn chương
Trang 3PHẦN KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO MỤC LỤC
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Nghiên cứu khoa học là một việc làm mới mẻ và đề tài này cũng là một đề
tài hoàn toàn mới và khó khăn đối với người thực hiện đề tài Luận văn Nghệ
thuật ngôn ngữ trong thơ Hồ Xuân Hương được hoàn thành, ngoài sự cố gắng
của bản thân, tôi đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của thầy Chim Văn Bé, các thầy
cô giáo trong tổ ngôn ngữ và sự quan tâm, động viên của gia đình và bạn bè
Nhân đây cho phép tôi bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn, các thầy cô giáo trong tổ ngôn ngữ cùng gia đình và bạn bè
Dù đã cố gắng nhưng do năng lực còn những hạn chế, luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô cùng các bạn để nay mai khi mở rộng, phát triển đề tài này, vấn đề sẽ được nghiên cứu kỹ càng, sâu rộng hơn và có thể thu được kết quả cao hơn
Trang 5MỤC LỤC
I Lý do chọn đề tài……….1
II Lịch sử vấn đề……….3
III Mục đích nghiên cứu……….12
IV Phạm vi nghiên cứu……… 12
V Phương pháp nghiên cứu……… 12
PHẦN NỘI DUNG……… 14
CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NGÔN NGỮ THƠ VIỆT NAM……… 14
I Quan điểm của Nguyễn Phan Cảnh……… 14
II Quan điểm của Hữu Đạt………24
III Quan điểm của bùi Công Hùng……….34
IV Quan điểm của Chim Văn Bé………41
V Hướng tiếp cận của đề tài……… 50
CHƯƠNG 2 NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT TRONG THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG……… 52
I Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp văn chương……….52
1 Cuộc đời……… ………52
2 Sự nghiệp văn chương……….53
II Phân tích một số bài thơ tiêu biểu của Hồ Xuân Hương từ góc độ ngôn ngữ……… 54
1 Bánh trôi nước………54
2 Tự tình……….63
Trang 63 Mời trầu……… 75
4 Đánh đu……… 84 III Đánh giá chung về ngôn ngữ nghệ thuật trong thơ Hồ Xuân Hương…92
Trang 7PHẦN MỞ ĐẦU
I Lí do chọn đề tài
Trong nền thơ ca Việt Nam, Hồ Xuân Hương được biết đến như một nhà thơ có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách tân thơ Việt Bằng những cách tổ chức ngôn ngữ đầy sáng tạo, Hồ Xuân Hương đã thực sự tạo nên dấu ấn phong cách nghệ thuật của mình trên thi đàn Người ta biết đến Hồ Xuân Hương với những vần thơ khác biệt và có gì đó
rất “ngông” Hồ Xuân Hương là một hồn thơ giàu giá trị nhân văn, nhân bản, một chất
giọng lạ và giàu sắc thái sáng tạo Đến với thơ Hồ Xuân Hương là đến với một tài năng, một hiện tượng lạ của văn học Việt Nam, một con người độc đáo mà trước giờ chưa có một nhà thơ nữ nào sánh bằng Và điều làm nên sự độc đáo ấy chính là ngôn từ trong thơ
Trang 8Đến với thơ Hồ Xuân Hương, chúng ta như đến với thế giới của một “người lạ mặt” Một nhà nghiên cứu nước ngoài khi viết về thơ Xuân Hương đã nhận xét: “tình yêu thân xác (trong thơ bà) là tình yêu toàn vẹn Nó bao gồm cả thiên nhiên trong đó Tất cả đầy ăm ắp những thần linh, tất cả đều xoáy về tình yêu” [18; tr 441]
Trong những năm gần đây, tác phẩm của Hồ Xuân Hương đã được lựa chọn để đưa vào giảng dạy trong chương trình phổ thông nhưng chủ yếu là nghiêng về tìm hiểu
nội dung tác phẩm Bắt tay vào nghiên cứu về Ngôn ngữ nghệ thuật thơ Hồ Xuân Hương,
chúng tôi mong sẽ góp một tiếng nói nhỏ bé của mình về ngôn ngữ thơ hồ Xuân Hương, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giảng dạy thơ Hồ Xuân Hương trong nhà trường
Sáng tác của Hồ Xuân Hương chủ yếu ra đời trong những năm sóng gió của thời cuộc và cuộc đời nữ sĩ, bà luôn lớn tiếng đòi hỏi giải phóng phụ nữ, nói lên khát vọng được sống, được bình đẳng…Tìm hiểu đề tài này, chúng tôi muốn có cái nhìn cận cảnh
về quá trình vận động của ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương trong hoàn cảnh ấy cũng như nhìn nhận về thơ Việt Nam đương thời
Đi vào tìm hiểu những nghệ thuật trong việc sử dụng ngôn từ thơ Hồ Xuân Hương, chúng tôi muốn tìm thấy quy luật riêng trong các sáng tác của “Bà chúa thơ Nôm”, nhằm tiếp cận thơ bà một cách có hệ thống, sâu sắc hơn, để từ đó thấy được ý nghĩa mà nó mang lại, thấy được hồn thơ của nữ sĩ họ Hồ
Với phong cách thơ không xen lẫn, thơ Hồ Xuân Hương chiếm một vị trí đặc biệt, làm say mê, rung động bạn đọc bao thế hệ mà trong đó có chúng tôi, số ít trong số nhiều người ấn tượng với thơ hồ Xuân Hương
Với ấn tượng sâu sắc ấy cùng với sự yêu mến, khâm phục tài hoa, lòng yêu thơ văn, với sự đồng cảm sâu sắc, xen lẫn một chút tò mò, chúng tôi bắt tay thực hiện đề tài
Ngôn ngữ nghệ thuật trong thơ Hồ Xuân Hương không chỉ nhằm tập vợt kiến thức
Trang 9khoa học về ngôn ngữ thơ của Hồ Xuân Hương mà còn với hy vọng hướng kết quả tìm tòi của mình vào mục đích học tập, nâng cao hiểu biết về một tác giả quan trọng trong nền thơ ca Việt Nam, đồng thời, có thể góp một phần nhỏ công sức của mình vào việc làm sáng tỏ những đặc trưng trong ngôn từ thơ Hồ Xuân Hương, thỏa mãn chính những
điều chưa biết của mình về nhà thơ “lạ” này cũng như những người cùng yêu mến thơ
văn như chúng tôi
II Lịch sử vấn đề
1 Về ngôn ngữ thơ
Ngôn ngữ là một vấn đề muôn thuở, không riêng gì của người Việt Nhà văn
Goorki đã từng khẳng định: “Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học” Mà văn học bao gồm cả thơ, thế nên khi nói đến văn học không thể không nói đến ngôn ngữ thơ “Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, những tâm trạng, những xúc cảm mạnh
mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu” [5; tr 309]
Trong phạm vi hẹp hơn về thể loại, ngôn ngữ thơ được hiểu là một chùm đặc trưng
về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp nhằm biểu trưng hoá, khái quát hoá hiện thực khách quan theo cách tổ chức riêng của thơ ca Có nhiều ý kiến về ngôn ngữ thơ ca:
Tác giả Hoàng Phê cho rằng “Thơ là hình thức nghệ thuật dùng ngôn ngữ giàu hình ảnh và có nhịp điệu để thể hiện nội dung một cách hàm súc” [16; tr 1478]
Đáng nói nhất trong các công trình nghiên cứu ngôn ngữ là tên tuổi của R
Jakobson với công trình Thi học và Ngữ học Tác giả đã nhìn ngôn ngữ thơ trong mối
quan hệ đối lập với ngôn ngữ thông thường Nếu như Shklovsky xem ngôn ngữ thơ ca
có khả năng làm chấm dứt tính chất máy móc của ý thức, Tynianov coi nó là "con tắc kè hoa" thay đổi sắc thái và màu sắc tùy theo sự sắp xếp và tổ chức của nhà thơ thì R
Trang 10Jakobson xác định và chứng minh rằng mỗi chữ trong thơ đều đã bị biến tính, biến dạng, tức là bị “bóp méo” đi so với ngôn ngữ hằng ngày Vì thế, ông coi hành động
thơ là hành động cưỡng bức ngôn ngữ, cấu trúc ngôn ngữ thơ là cấu trúc đặc dị, trái khoáy, khác thường
Trên lãnh địa của thi ca, Jakobson đã khám phá ngôn ngữ thơ ở nhiều cấp độ, từ ngữ âm, ngữ pháp đến những thủ pháp chuyển nghĩa Đề cao thủ pháp trong sáng tạo thơ
ca, R Jakobson chú ý đến các biện pháp chuyển nghĩa, đặc biệt là phương thức ẩn dụ
Theo ông, “việc nghiên cứu những phương pháp chuyển nghĩa (tropes) trong thi ca chủ yếu được hướng vào phép ẩn dụ” [10; tr 55] Trong nhiều bài thơ, ẩn dụ “không chỉ là nét đặc trưng nhất của thủ pháp chuyển nghĩa của thơ ca (tropes poétiques) mà là cốt tử trong chức năng của nó, vì chúng đứng hàng đầu (préider) trong việc xây dựng (élaboration) và phát triển chủ đề trữ tình” [10; tr 243]
Khi tìm hiểu về thơ, R Jakobson chú ý đến sự lặp lại của “hình tượng âm thanh” Trên cơ sở của sự lặp lại ấy, ông chỉ ra sự đối lập giữa âm tiết có trọng âm và âm tiết không có trọng âm, âm tiết dài và âm tiết ngắn, âm tiết có chuyển giọng và âm tiết không
có chuyển giọng, âm tiết tính có thanh cao và âm tiết tính có thanh thấp
Bàn về ngữ pháp của thi ca, R Jakobson nhấn mạnh rằng: “Những khả năng thi
ca ẩn dấu trong cấu trúc hình thái học và cú pháp học của ngôn ngữ, nói tóm lại tức là chất thơ (poésie) của ngữ pháp và sản phẩm văn chương của nó” [10; tr 5] Theo ông, “vấn đề quan hệ giữa ngữ pháp và thơ đòi hỏi cấp thiết việc soi sáng một cách hệ thống” và “vai trò của “hình tượng ngữ pháp” trong thơ ca thế giới ở mọi thời đại vẫn làm các nhà nghiên cứu văn học ngạc nhiên” [10; tr 135]
Trang 11Jakobson đã chứng minh rằng có quan hệ giữa âm và nghĩa, chứ không phải là võ
đoán Mặt khác ông nhấn mạnh đến “sự trật khấc giữa cái biểu đạt (signfiant) và cái được biểu đạt (signifié)” [10; tr 377]
R Jakobson cũng đề cập đến điểm khác nhau trong việc xây dựng hình ảnh giữa thơ và văn xuôi nghệ thuật Ông cho rằng hình ảnh của thơ được xây dựng trên phương pháp ẩn dụ, trong khi đó hình ảnh của văn xuôi được thành lập bằng phương pháp hoán
dụ Ông viết: “Chính trên sự liên tưởng giống nhau (association par similarité) mà các câu thơ được xây dựng Hiệu lực của chúng được quy định một cách khẩn thiết do sự giống nhau của nhịp điệu (similarité rythmique), và thứ song hành nhịp điệu này càng cần thiết hơn nếu nó kéo theo sự giống nhau (hoặc sự tương phản) giữa các hình ảnh” [10; tr 249] Trong khi đó, “sự liên tưởng gần nhau (association par contiguité) mới mang đến cho văn xuôi trần thuật sự xung động cơ bản của nó; chuyện kể chuyển từ một đối tượng này sang một đối tượng khác, do chỗ lân cận nhau (par voisinage) bằng cách tuân thủ những cuộc hành trình (parcours) của trật tự nhân quả hay trật tự không
- thời gian” [10; tr 249]
Tất nhiên, điều này không phải là tuyệt đối, bởi lẽ, “Có những bài thơ theo kết cấu hoán dụ (texture métonimique) và có những chuyện kể văn xuôi được tô điểm bằng những ẩn dụ” [10; tr 249], hơn nữa ẩn dụ và hoán dụ còn mang tính nhập nhằng, nước đôi: “Trong thi ca, nơi mà sự tương tự (similarité) được chiếu lên sự kế tiếp, mọi hoán
dụ (métonymie) đều phảng phất mang tính ẩn dụ (légèrement métaphorique), và mọi ẩn
dụ đều có sắc màu hoán dụ” [10; tr 47] Sự lưỡng phân ấy góp phần đẩy tính chất đa
nghĩa của ngôn ngữ thơ ca đi xa hơn và mở ra nhiều ngã rẽ cho người đọc trên con đường tiếp nhận
Như vậy, khi nói về phương diện ngôn ngữ, Jakobson xem ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ đã bị “biến tính”, đã bị “bóp méo” đi so với ngôn ngữ thông thường Thơ ca đưa
Trang 12ngôn ngữ thoát ra khỏi sự cứng nhắc, rập khuôn, mòn sáo của ngôn ngữ phổ thông bằng những cấu trúc đặc biệt, khác thường, mang lại sự mới lạ, bất ngờ cho người tiếp nhận Nghiên cứu thơ, Jakobson quan tâm đến các yếu tố âm vị, các thủ pháp chuyển nghĩa, nhất là thủ pháp ẩn dụ và không bỏ qua chất thơ của ngữ pháp Với ông, thơ ca là vùng đất mà mối liên hệ giữa âm thanh và ý nghĩa được biểu hiện rõ rệt và đậm đà nhất, đó cũng là nơi mà mối quan hệ giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt là mối quan hệ có lí
do chứ không phải là võ đoán Sự lưỡng phân, nhập nhằng trở thành đặc tính nội tại, đặc tính tự nhiên, căn bản không thể tước bỏ được của mọi thông điệp tập trung vào bản thân
nó
Phan Ngọc đã nhận xét ngôn ngữ thơ “Thơ là một cách tổ chức ngôn ngữ hết sức quái đản để bắt người tiếp nhận phải nhớ, phải cảm xúc và phải suy nghĩ do chính hình thức tổ chức ngôn ngữ này” [13; tr 132] Theo ông thì rõ ràng ngôn ngữ thơ khác
với lời nói thường và khác với cả ngôn ngữ văn xuôi ở cấu trúc của nó, lời thơ ít nhưng cảm xúc và ý nghĩa rất phong phú có sức gợi cảm lớn Ngôn ngữ thơ mang tính hình tượng rất rõ nét
Trong "Lý luận văn học", Phương Lựu lại tập trung hai vấn đề chính khi bàn đến
ngôn ngữ thơ trữ tình là: ngôn ngữ bão hòa cảm xúc và ngôn ngữ giàu tính nhạc Thật ra khi nói đến một ngôn ngữ nào, chúng ta cũng phải đề cập trên ba phương diện: ngữ âm,
từ vựng, ngữ pháp Riêng với thơ, với ngôn ngữ thơ, những điều ấy vẫn chưa đủ
Trong công trình Ngôn ngữ thơ, tác giả Nguyễn Phan Cảnh đã khảo sát cấu trúc
thơ trên hai trục: ẩn dụ (trục lựa chọn) và hoán dụ (trục kết hợp) dựa vào sức liên tưởng
của ngời đọc "nhằm sử dụng một cách mỹ học chiều dày của chất liệu ngôn ngữ thơ" [2;
tr 92] Từ đó tác giả đa ra hai thao tác cơ bản của hoạt động ngôn ngữ đó là thao tác lựa chọn và thao tác kết hợp Thao tác lựa chọn dựa trên một khả năng của ngôn ngữ là "các
Trang 13đơn vị ngôn ngữ có thể luân phiên cho nhau nhờ vào tính tương đồng giữa chúng" [2; tr 16] Thao tác kết hợp lại dựa trên khả năng khác của hoạt động ngôn ngữ là "các yếu tố ngôn ngữ có thể đặt bên cạnh nhau nhờ vào mối quan hệ tương cận giữa chúng" [2; tr
24] Cũng theo tác giả nếu như văn xuôi làm việc trước hết bằng thao tác kết hợp và trong
văn xuôi lặp lại là một điều tối kỵ thì ngợc lại "chính cái điều văn xuôi rất tối kỵ ấy lại
là thủ pháp làm việc của thơ: trong thơ, tính tương đồng của các đơn vị ngôn ngữ lại được dùng để xây dựng các thông báo" Nếu như thao tác lựa chọn cho phép nhà thơ
chọn một đơn vị trong một loạt đơn vị có giá trị tương đương với nhau có thể thay thế cho nhau trên trục dọc, thì thao tác kết hợp lại cho phép nhà nghệ sĩ, sau khi đã lựa chọn
có thể tạo ra những kết hợp bất ngờ, sáng tạo dựa trên những tiền đề vật chất mà ngôn ngữ dân tộc cho phép Người nghệ sĩ khi sáng tác phải biết chọn lấy một đơn vị nào đó thật phù hợp, có khả năng diễn tả được cảm xúc, sự đánh giá của mình trước đối tượng
Bàn về đặc trưng của ngôn ngữ thơ, Hữu Đạt qua công trình Ngôn ngữ thơ Việt Nam khẳng định một số tính chất và đặc điểm quan trọng của ngôn ngữ thơ là: tính tương xứng, tính nhạc và đặc điểm phong cách của nhà thơ
Bùi Công Hùng với công trình Tiếp cận nghệ thuật thơ ca đã đề cập đến khá nhiều phương diện của nghệ thuật thơ ca, trong đó có hệ thống ngôn ngữ và các thành phần của câu thơ… Tuy vậy, công trình này còn bộc lộ nhiều hạn chế, sai sót và chưa làm sáng
tỏ vấn đề đặc trưng của ngôn ngữ thơ ca
Đáng nói hơn là công trình Ngôn ngữ văn chương Việt Nam của tác giả Chim Văn
Bé Với tầm kiến thức sâu rộng và thật sự uyên bác, tác giả đã đưa chúng ta từng bước
tiếp cận ngôn ngữ thơ ca một cách hệ thống và toàn diện nhất từ các phương thức biểu đạt và các đặc trưng của ngôn từ thơ trữ tình
Trang 14Nếu nhìn nhận một cách tổng quan thông qua lời nhận định của các nhà nghiên cứu văn học về ngôn ngữ thơ ta có thể thấy có nhiều ý kiến khác nhau nhưng nhìn chung
có thể khẳng định ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ được tổ chức trên cơ sở nhịp điệu, hết sức
cô đọng, hàm súc và đặc biệt gợi cảm
2 Về ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương
Đi vào tìm hiểu phong cách thơ Hồ Xuân Hương, Jăng Ruxtal đã nói Hồ Xuân
Hương là: “một trong những tên tuổi lớn của văn học Việt Nam và không chút nghi ngờ,
là một trong những nữ sĩ hàng đầu của châu Á” [18; tr 454] Một trong những yếu tố
làm nên một Hồ Xuân Hương được đánh giá cao như thế chính là ngôn ngữ
Ngôn ngữ nghệ thuật thơ Hồ Xuân Hương đã được đánh giá rất cao Các nhà nghiên cứu số đông đều khẳng định cái tài của Hồ Xuân Hương trong việc sử dụng ngôn
ngữ Nói đến “tên tuổi lớn” ấy, chúng ta có thể bắt gặp nhiều ý kiến, nhận định khác
nhau, thậm chí trái chiều nhau
Đỗ Lai Thúy trong bài viết Đi tìm phong cách thơ Hồ Xuân Hương đã viết: “Thơ
Hồ Xuân Hương là một kiến trúc ngôn từ khác lạ, một ngôn ngữ khác lạ Đọc thơ bà hoặc bằng sự mẫn cảm, hoặc bằng phương pháp thống kê, có thể chỉ ra được những nét đặc biệt trong cách sử dụng ngôn ngữ” [6; tr 89] Ông còn nói thêm rằng “Hồ Xuân Hương không chỉ Việt hóa, hoàn thiện mà quan trọng hơn còn làm mới thể thơ luật Đường Việc thi nhân đưa vào cái cấu trúc đã hoàn chỉnh của nó những yếu tố dị biệt, những nghịch âm, chất liêu trai mà không làm sụp đổ thể loại, ngược lại, còn nâng nó lên một chất lượng mới, quả thật rất lạ lùng Có lẽ ở mỗi bài của Xuân Hương, đằng sau
ý nghĩa tâm linh, tín ngưỡng phồn thực, đằng sau cái con người xã hội chính là con người
vũ trụ” [6; tr 98]
Trang 15Trong công trình nghiên cứu khá công phu khác là Hồ Xuân Hương hoài niệm phồn thực tác giả Đỗ Lai Thuý đi sâu vào những biểu tượng phồn thực trong thơ Hồ Xuân
Hương, phân tích và chỉ ra những ý nghĩa sâu xa của nó Như các biểu tượng liên quan đến các bộ phận của cơ quan sinh sản, hành vi tính giao, thân thể phụ nữ Tác giả chứng minh sự gắn bó mật thiết giữa biểu tượng trong thơ Hồ Xuân Hương với những biểu tượng của tín ngưỡng phồn thực trong dân gian Sự trở về với những biểu tượng phồn
thực cổ xưa và dân gian trong thơ "Bà chúa thơ Nôm" cho thấy "Bà là người rất yêu sự sống" Bên cạnh những biểu tượng gốc, Đỗ Lai Thuý phát hiện trong thơ Hồ Xuân Hương
còn có những biểu tượng phái sinh Đó là sáng tạo riêng của nhà thơ, tạo nên phong cách độc đáo của nữ sĩ
Lê Hoài Nam trong bài viết Hồ Xuân Hương đã nhận xét: “Xuân Hương có một vốn từ ngữ rất phong phú, rất chính xác nhưng đồng thời cũng rất độc đáo Điều đó không phải chỉ chứng tỏ Xuân Hương nắm vững ngôn ngữ dân tộc mà còn biểu hiện cá tính mạnh mẽ của xuân Hương Có những tiếng như: hõm hòm hom, trơ toen hoẻn, chín mõm mòm, đỏ lòm lom, sáng banh, trưa trật… Phải là một người có bản lĩnh vững vàng như Xuân Hương mới có thể đưa vào văn học, nhất là vào thi ca được Nói chung thì ngôn ngữ của Xuân Hương có một sức biểu hiện rất mạnh, bao giờ cũng súc tích, hình ảnh sinh động, nói như ngày xưa thì nói một tiếng là đắt một tiếng” [22; tr 171 – 172] Tác giả còn nói “phải nói thêm rằng một đặc sắc thuộc thơ Hồ Xuân Hương: lần đầu tiên và cũng là lần hiếm hoi, chúng ta nghe được tiếng nói duyên dáng của phụ nữ trong văn học Những tiếng “thân em”, “của em”, “duyên em”…tuy vẫn mang cái nội dung tinh nghịch, châm biếm thường lệ của Xuân Hương, nhưng mặt khác cũng có cái gì đằm thắm, dịu dàng riêng của phụ nữ” [22; tr 172 – 173]
Nguyễn Lộc trong bài Hồ Xuân Hương, nhà thơ độc đáo vô song cũng đã khen ngợi: “Sáng tác của Hồ Xuân Hương số lượng không nhiều nhưng chắc chắn nếu Hồ
Trang 16Xuân Hương không phải là một bậc thầy về ngôn ngữ dân tộc thì nhà thơ không thể nào viết phóng khoáng, tự nhiên, hóm hỉnh, dí dỏm một cách đặc sắc đến thế Ngôn ngữ dân tộc bằng ngòi bút của Hồ Xuân Hương vừa súc tích, chính xác, lại vừa uyển chuyển, linh hoạt, phong phú về nghĩa, đặc sắc về tạo hình, dồi dào về âm thanh, nhịp điệu Thể thơ Đường luật trong bàn tay của bà không còn cái vẻ đài các vốn có của nó, mà trở nên dung dị, bình dân, trong nhiều trường hợp được chế tạo như những nắm đấm rắn chắc
Nhà thơ Xuân Diệu cũng đã có bài viết về Hồ Xuân Hương, ông nhận định “Thơ Xuân Hương đã làm cho chữ “nôm na” không đồng nghĩa là với “mách qué” nữa, mà nôm na là đồng nghĩa với thuần túy, trong trẻo, tuyệt vời” [3; tr 486] Ông tóm lại “Cái ngôn ngữ của Bà chúa thơ Nôm độc đáo lạ lùng, ngâm thơ Xuân Hương như có một vị trái cây chín mọng” [3; tr 505]
Tác giả Đặng Thanh Hòa trong bài viết Thành ngữ và tục ngữ trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương cũng như tiếp ý cho Xuân Diệu: "Người ta thường bảo "nôm na là cha mánh khóe" thế nhưng đến với thơ Hồ Xuân Hương thì đó là một ngoại lệ, bởi vì người đọc nhớ đến Hồ Xuân Hương, yêu Xuân Hương lại chính từ cái "mánh qué" ấy Nếu không có chất "nôm na", "mánh qué", "xỏ xiên" đầy tinh quái này thì có lẽ đã không có
Trang 17Nôm trong làng thơ Việt Nam Chính cái chất nôm na trong thơ của bà đã tạo nên một chất men xúc tác mãnh liệt trong lòng người đọc Người ta ngây ngất, hỉ hả, khoái trá với cái thứ ngôn ngữ "nhà quê", "mánh qué" Tất cả những cái đó hoàn toàn xa lạ với
sự trau chuốt, gọt giũa, khuôn sáo mà người ta thường bắt gặp trong ngôn ngữ thơ" [7;
tr 22]
Lê Trí Viễn nói về ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương trong công trình Nghĩ về thơ
Hồ Xuân Hương: “Ngôn ngữ phong phú và tài tình của bà còn là câu trả lời cho kẻ không tin vào dân tộc mà cho tiếng mẹ đẻ là nghèo nàn, thô lậu Ngôn ngữ ấy không chỉ giàu
có về từ mà còn có màu sắc dân tộc đặc biệt vì nó không quên lợi dụng những tiểu thuật
lạ lùng của tiếng Việt: nói ví, nói bóng, nói lái rất nhiều, làm cho thơ văn kì diệu thêm,
có tính chất Việt Nam nhiều thêm” [22; tr 128] Và “sử dụng ngôn ngữ phong phú như thế để lột tả ý tứ, Xuân Hương đã thể hiện một văn phong thực sự sắc sảo Phạm vi tác phẩm hẹp, đối tượng của sáng tác dễ gay cấn nên giới hạn rất nhiều cảm hứng, Xuân Hương vẫn tìm được phóng túng cho ngòi bút bằng cách vạch cho mình một cách thức miêu tả riêng biệt” [22; tr 135]
Tác giả Tam Vị trong bài Tinh thần phục hưng trong thơ Hồ Xuân Hương viết
“Hồ Xuân Hương đã đưa vào văn học một vỉa ngôn ngữ trào lộng, suồng sả, dân gian” [21; tr 361] Ở một trang khác tác giả cũng nói thêm “Ngôn ngữ của Xuân Hương là ngôn ngữ của tục ngữ, ca dao, ngay cả cách nói của Xuân Hương, lối so sánh ví von cũng là cách nói của nhân dân qua tục ngữ, ca dao” [21; tr 134]
Tác giả Nguyễn Lộc trong bài Hiện tượng thơ Hồ Xuân Hương đã nhận định
“Xuân Hương vận dụng ngôn ngữ không câu nệ ở hình thức Xuân Hương khống giống những nhà thơ bác học có xu hướng muốn dùng ngôn ngữ đài các, quý phái, thích chất đống những từ Hán Việt, những điển cố trong tác phẩm, Xuân Hương đã đưa vào thơ một loạt ngôn ngữ “đầu đường xó chợ” miễn là những từ ấy nói đúng được đời sống tình
Trang 18cảm” [18; tr 269] và “Ngôn ngữ của Xuân Hương là ngôn ngữ của đời sống được sử dụng một cách có nghệ thuật” [18; tr 270] Ông khẳng định “Về ngôn ngữ, có thể nói trong văn học cổ không ai giản dị, dễ hiểu và mộc mạc như Xuân Hương Ngôn ngữ của Xuân Hương không khác gì ngôn ngữ của ca dao, tục ngữ” [18; tr 268]
Trương Tửu trong bài viết Hồ Xuân hương – Thiên tài huê nguyệt nhận xét: “Về ngôn ngữ, Hồ Xuân Hương còn có đặc điểm nữa là hay dùng những chữ tục, nạc, ngọt
sớt, người bình dân ưa nói (Ai về nhắn nhủ phường lòi tói, Muốn sống đem vôi quét trả tiền…Đầu sư há phải gì bà cốt, Bá ngọ con ông bé cái nhầm…Quân tử có thương thì
bóc yếm, Xin đừng ngó ngoái lỗ trôn tôi…Ong non ngứa nọc châm hoa rữa, Dê cỏ buồn sừng húc giậu thưa…Một đàn thằng ngọng đứng xem chuông…Cọc nhổ đi rồi lỗ bỏ
không…Kìa cái diều ai nó lộn lèo…Xoạc cẳng dò xem đất vắn dài…Gan nghĩa giải ra cùng chị Nguyệt…Khối tình cọ mãi với non sông, mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo…)
và hay dùng tục ngữ, phương ngôn trong thơ (Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm, Cầm bằng làm mướn, mướn không công…Nỗi này ví biết dường này nhỉ, Thà trước cam đành ở vậy xong…Ta còn có thể nói nhiều về cách dùng chữ, đặt câu, xếp ý của Hồ Xuân Hương để trào phúng thói đời hay bộc lộ tình tự” [18; tr 111 – 112]
Tác giả Đỗ Đức Hiểu cũng nhận xét về thơ Hồ Xuân Hương: “Hồ Xuân Hương sáng tạo một phong cách thơ Đường luật mới, một thế giới thường thắm tươi, một thiên nhiên tràn đầy sức sống, một triết lý tự nhiên của cuộc đời trần thế, của trực giác, cảm giác, bản năng, của say mê, một cái đẹp góc cạnh và vui tươi của sự vận động hối hả, căng thẳng với những nhịp điệu vanxơ chóng mặt” [6; tr 114] Ông còn nói “Hồ Xuân Hương là nhà thơ sử dụng ngôn ngữ để sáng tác nhạc, là nghệ sĩ tạo hình, bà còn là nhà điêu khắc, và cả nhà kiến trúc nữa, nhà kiến trúc của “lâu đài âm vang”” [6; tr 118]
Trang 19Trong công trình Con đường giải mã văn học trung đại Việt Nam, tác giả Nguyễn
Đăng Na đã phân tích cấu trúc ngôn ngữ trong thơ Hồ Xuân Hương, làm nổi bật tính dân tộc và gần gũi của hệ thống ngôn ngữ
Nhận xét về ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương, tác giả Lã Nhâm Thìn lưu ý đến ngôn ngữ đời sống, ngôn ngữ dân tộc trong thơ bà, coi đó là thành tựu xuất sắc tạo cá tính sáng
tạo, bản lĩnh độc đáo của Hồ Xuân Hương Tác giả cho rằng “thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong thơ Hồ Xuân Hương là phương tiện để thể hiện tình cảm, làm chức năng để biểu đạt tâm trạng” [19; tr 170] Và khẳng định “Hồ Xuân Hương là người sử dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao với tỉ lệ cao nhất Hồ Xuân Hương đúng là thi sĩ của dân gian” [19;
tr 168]
Trương Xuân Tiếu trong Tìm hiểu thế giới nghệ thuật thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương cũng đã nghiên cứu ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương về từ loại, ngoa ngữ, tục
ngữ, ca dao…phát hiện ra những đặc sắc riêng trong ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương cũng
như điểm kế thừa từ văn học dân gian Và ở một bài viết khác ông khẳng định rằng “Hồ Xuân Hương là nhà thơ đã tiếp thu đến mức tối đa và vận dụng đến độ thành thục điêu luyện nhất những chất liệu, yếu tố của tục ngữ, thành ngữ tiếng Việt vào cấu trúc ngôn
từ nghệ thuật trong tác phẩm của mình” [18; tr 569]
Nhìn chung, ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương đã được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, các nhà nghiên cứu phê bình đã có đóng góp nhất định trong việc phát hiện những nét đặc sắc trong nghệ thuật ngôn ngữ thơ của Hồ Xuân Hương Tuy nhiên, những bài viết đó mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu một vài khía cạnh riêng lẻ chứ chưa có một hệ thống hoàn chỉnh nào Các nhà nghiên cứu đều có tiếng nói chung là thống nhất với nhau trên những vấn đề cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn, đồng thời tài năng ngôn ngữ của nữ sĩ là điều không thể bác bỏ nhưng ở một mức độ nào đó vẫn còn thái độ khen chê khác nhau, thậm chí còn có một số ý kiến trái ngược nhau đến nay chưa giải
Trang 20quyết được Đây sẽ là vấn đề nóng hổi thu hút nhiều công trình tham gia nghiên cứu giành cho những ai đam mê, muốn khám phá thơ bà chúa thơ Nôm
III Mục đích nghiên cứu
Nhiệm vụ chúng tôi đặt ra trong luận văn này là tìm hiểu về ngôn ngữ thơ, tìm hiểu những nét nổi bật trong ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương, từ đó nhận diện phong cách ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và những đóng góp của bà đối với nền văn học Việt Nam
Qua khảo sát một số tác phẩm thơ Hồ Xuân Hương từ góc độ ngôn ngữ, đề tài mong góp phần nhỏ vào quá trình nghiên cứu thơ Hồ Xuân Hương, một phong cách thơ
lạ
IV Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là ngôn ngữ nghệ thuật trong thơ Hồ Xuân Hương qua việc tìm hiểu một số tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ
Chúng tôi chủ yếu tập trung nghiên cứu những bài viết đề cập đến ngôn ngữ thơ
Hồ Xuân Hương để hệ thống lại những đặc trưng tiêu biểu về ngôn ngữ thơ của tác giả Qua đó, chúng tôi hy vọng rằng tự mình có thể nhìn nhận về vấn đề một cách toàn diện
và đúng đắn nhất
V Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi đã phối kết nhiều phương pháp khác nhau:
Phương pháp thống kê, phân loại: chúng tôi khảo sát một số tư liệu và phận loại
những tư liệu chứa đựng nội dung đang nghiên cứu, từ đó đưa ra các khía cạnh ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương
Phương pháp phân tích, tổng hợp: chúng tôi tiến hành chia tách đối tượng nghiên
Trang 21để nghiên cứu, nhận xét, đánh giá và từ đó tổng hợp lại những kết luận chung nhất, hợp
lí nhất của đối tượng nghiên cứu
Phương pháp trực giác: sử dụng phương pháp này nhằm đưa ra nhận định, ý kiến
đánh giá xung quanh các bài thơ về phương diện ngôn ngữ nhằm khẳng định những đóng góp về phương diện nội dung cũng như nghệ thuật của Hồ Xuân Hương
Trên đây là một số phương pháp cơ bản mà chúng tôi đã sử dụng nhằm làm rõ lên vấn đề đang nghiên cứu
Trang 22PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG MỘT:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NGÔN NGỮ THƠ VIỆT NAM
I Quan niệm của Nguyễn phan Cảnh:
Trong công trình nghiên cứu Ngôn ngữ thơ, Nguyễn Phan Cảnh đã đề cập đến
nhiều nội dung lớn của ngôn ngữ thơ như: Ngôn ngữ giao tế và ngôn ngữ nghệ thuật, ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ văn xuôi, nghệ thuật ngôn ngữ và các loại hình nghệ thuật, các tín hiệu đơn, cách tổ chức kép các lượng ngữ nghĩa, lắp ghép và nhiều nội dung
khác
Trong giới hạn luận văn, trong công trình này của Nguyễn Phan Cảnh, chúng tôi
xin điểm qua một số nội dung sau: Thao tác cơ bản của ngôn từ nghệ thuật, phương thức nghệ thuật ngôn từ, tổ chức kép các lượng ngữ nghĩa, lắp ghép hay bản chất của các phương thức chuyển nghĩa có tính chất hoán dụ và nhạc thơ
1 Về thao tác cơ bản của ngôn từ nghệ thuật
Theo tác giả Nguyễn Phan Cảnh, một lới nói muốn tiếp tục phát triển, bao giờ cũng phải thực thiện được một trong hai điều kiện: hoặc nhờ vào mối quan hệ giống nhau hoặc nhờ vào mối quan hệ gần nghĩa Và nhằm thỏa mãn hai điều kiện trên, ngôn ngữ đã
dần hình thành và cố định hai thao tác cơ bản: thao tác lựa chọn và thao tác kết hợp
1.1 Thao tác lựa chọn
Trang 23Nguyễn Phan Cảnh giải thích: “thao tác lựa chọn là các đơn vị ngôn ngữ có thể luân phiên cho nhau nhờ vào tính tương đồng giữa chúng” [2; tr 11 - 12] Bằng sự liên
tưởng, thao tác này giúp chúng ta tổ chức các đơn vị ngôn ngữ có thể xuất hiện trên cùng một đoạn của dòng ngôn ngữ, tập hợp các vế vắng mặt xung quanh một tín hiệu ngôn ngữ
Tác giả đã dùng sơ đồ chỉ mối quan hệ giữa từ “ĂN” với “chén”, “xơi” để giải
đó, tạo nên sắc thái cho các từ
Khi nói về tiền đề vật chất của thao tác lựa chọn, tác giả cho rằng ở cấp độ âm vị thì các âm vị tồn tại trong các biến thể, còn ở cấp độ hình vị thì các hình vị cũng tồn tại trong các tha hình – những sự biến dạng – đặt ra về sự phân bố bề mặt ngôn ngữ học Với các tình hình phân bố ở những bối cảnh nhất định sẽ làm nảy sinh sắc thái ý nghĩa – nảy sinh khả năng thay thế
Còn khi nói về phạm vi hoạt động của thao tác lựa chọn, tác giả cho rằng nếu “xét vấn từ phía tác giả thì hiện tượng lựa chọn diễn ra giữa vốn ngôn ngữ và cá nhân tác giả” [2; tr 17] Công việc này giúp cho tác giả nói được ý mình Tác giả càng thành thạo
Trang 24thao tác lựa chọn thì khả năng phù hợp giữa ý định và sự thực hiện ngôn ngữ càng cao
Còn “xét vấn đề về phía người đọc thì hiện tượng lựa chọn diễn ra giữa vốn ngôn ngữ
và cá nhân người đọc” [2; tr 18] Công việc này giúp cho người đọc hiểu được ý tác giả
Người đọc càng thành thạo thao tác lựa chọn thì khả năng rút ngắn khoảng cách giữa tác phẩm và sự tái hiện tác phẩm càng lớn
Tác giả tóm lại “Trong hoạt động ngôn ngữ, thao tác lựa chọn liên quan đến vốn ngôn ngữ, tức đến vốn ngôn ngữ tồn tại trong óc các cá nhân, vân dụng năng lực liên tưởng để cung cấp sự lựa chọn những đơn vị ngôn ngữ cần thiết” [2; tr 18 - 19]
1.2 Thao tác kết hợp
Theo tác giả, “Thao tác kết hợp dựa trên một khả năng khác của hoạt động ngôn ngữ, là các yếu tố ngôn ngữ có thể đặt bên cạnh nhau nhờ vào mối quan hệ tương cận giữa chúng” [2; tr 19] Khi đặt yếu tố ngôn ngữ này cạnh yếu tố ngôn ngữ khác, cái quan
hệ tương cận của thao tác kết hợp được dùng để thể hiện nội dung phát ngôn
Thao tác kết hợp cũng là việc kết hợp các từ tạo nên câu nói, một việc làm bình thường trong thực tiến nói năng
Nói về tiền đề vật chất của thao tác kết hợp, tác giả nhận định rằng “trong cách tổ chức ngôn ngữ để giao tế, ngoài tính biến dạng còn có một tính chất hết sức quan trọng nữa, đó là tính hình tuyến hiểu theo nghĩa hình tượng của từ này” [2; tr 21] Đặc trưng này đưa tới hệ quả quan trọng là vấn đề trật tự cái trước cái sau của các đơn vị ngôn ngữ,
xuất hiện thêm một khả năng trong việc cấp nghĩa cho các yếu tố ngôn ngữ học: dựa vào hai hoặc nhiều vế đầu cùng có mặt trên lời nói để thuyết minh lẫn cho nhau
Nói về phạm vi hoạt động của thao tác kết hợp, tác giả “xét về phía tác giả, hiện tượng kết hợp diễn ra giữa tác giả và tác phẩm” [2; tr 23] Với thao tác này, tác giả có
thể nói lên ý mình Người thành thạo thao tác kết hợp sẽ nhanh chóng tìm ra được cách
Trang 25kết hợp tốt nhất, làm cho lời nói đạt hiệu quả cao Còn nếu “xét từ phía người đọc thì hiện tượng kết hợp diễn ra giữa tác phẩm và cá nhân người đọc” [2; tr 23] Công việc
này giúp người đọc hiểu được ý tác phẩm Người đọc càng thành thạo thao tác kết hợp thì năng lực phân tích các kết hợp ngôn ngữ trong tác phẩm càng lớn
Tác giả tóm lại: “Trong hoạt động ngôn ngữ, thao tác kết hợp liên quan đến lời nói ra, tức đến những đơn vị ngôn ngữ trong tiếng nói bằng âm thanh, vận dụng năng lực bao quát sự kết hợp các mảnh hiện thực nhằm tạo ra các kết hợp để giao tế” [2; tr
24]
Chính thao tác lựa chọn và kết hợp đã cấp cho mỗi đơn vị ngôn ngữ hai nhóm yếu
tố thuyết minh: các đơn vị có thể thay thế nhau và những đơn vị ngôn ngữ được đưa ra
cùng một lúc với nhau Chính hai thao tác này đã giúp cho âm thanh “tự nó” có nghĩa, thể hiện một khả năng nói về đối tượng hết sức to lớn
2 Về phương thức của nghệ thuật ngôn từ
Theo tác giả Nguyễn Phan Cảnh, trong bất kì hoạt động nghệ thuật nào của con
người nhằm tái hiện hiện thực cũng luôn có hai mặt gắn liền nhau: phản ánh hiện thực
và thể hiện sức sáng tạo của con người Thế nên nghệ thuật ngôn từ bao gồm hai phương thức cơ bản là phương thức tạo hình và phương thức biểu hiện
2.1 Phương thức tạo hình
Tác giả cho rằng “nét nổi bật của phương thức tạo hình trong nghệ thuật là trực tiếp miêu tả các hiện tượng của hiện thực, vẽ nên bức tranh về cuộc sống, mở ra trước mắt người xem những tác phẩm giống với các đối tượng trong thực tế” [2; tr 28] Chính
nhờ khả năng này, ngôn ngữ đã hoàn thành nhiệm vụ của một chất liệu của hình thái nghệ
thuật tạo hình: “nhờ khả năng nói về đối tượng, ngôn ngữ có thể phản ánh hiện tượng trong tất cả tính cụ thể và tầm rộng lớn của nó” [2; tr 30]
Trang 26Ngoài cách tri giác về nghĩa đen của từ, khả năng lắp ghép đã nảy sinh, tức là
trong khi vẫn tập trung sự lưu ý của người nghe vào bình diện ngữ nghĩa thứ nhất (nghĩa đen), đồng thời lại tạo nên một ý ngĩa mới có nội dung lớn hơn tổng số nội dung ý nghĩa của các thành tố của kết hợp Thế là văn bản đã được thuyết minh trên nhiều hơn một
bình diện ngữ nghĩa, “ý tại ngôn ngoại”
2.2 Phương thức biểu hiện
Tác giả cho rằng nét chủ yếu của nghệ thuật biểu hiện là “nó biểu hiện những cảm nghĩ hất định của con người, thể hiện cách nhận thức và đánh giá của con người đối với cuộc sống” [2; tr 33] Nó không tạo ra bức tranh về cuộc sống
Tác giả nói thêm, khi ngôn ngữ là chất liệu của một thứ nghệ thuật, khuynh hướng
tự nhiên trước hết sẽ là dùng để tạo hình Vì thế, nghệ thuật biểu hiện muốn sử dụng ngôn
ngữ làm chất liệu cho mình thì “phải làm thế nào để khử tính tạo hình khỏi văn bản, tập trung sự chú ý của người nghe vào hệ thống tổ chức ngôn ngữ có tính chất biểu hiện” [2;
tr 34] Tức là thể hiện những cảm nghĩ nhất định, nói lên cách nhận thức và đánh giá của
nhà nghệ sĩ trước cuộc sống bằng thao tác lựa chọn Nghĩa là “chính ngay cái lúc mà chức năng định danh của các từ bị xóa nhòa đi, thì đồng thời cũng chính là lúc nảy sinh khả năng biểu hiện của chúng” [2; tr 36] Ngôn ngữ xuất hiện thêm chức năng biểu hiện
ngoài chức năng định danh
Khi chức năng định danh bị hạn chế đến mức cao nhất thì bình diện ngữ nghĩa thứ hai của văn bản sẽ chiếm ưu thế trong sự tri giác nhằm phát huy đầy đủ năng lực biểu hiện của các yếu tố ngôn ngữ
Tác giả khẳng định văn bản đã được thuyết minh trên nhiều hơn một phương diện ngữ nghĩa Nửa còn lại của lí thuyết nghệ thuật ngôn ngữ - nửa kia của phương thức tạo hình – đã được giải thích ở đây
Trang 27Nguyễn Phan Cảnh cho rằng hai thao tác lựa chọn và kết hợp là xoắn xuýt với nhau, dạng tạo hình và biểu hiện cũng luôn xen lẫn nhau
3 Về tổ chức kép các lượng ngữ nghĩa hay bản chất các phương thức chuyển nghĩa có tính chất ẩn dụ
Theo Nguyễn Phan Cảnh “tổ chức kép các lượng ngữ nghĩa là kỹ năng dựa vào sức liên tưởng của người nhận, đem liên kết các tín hiệu ngôn ngữ hoặc cùng xuất hiện trên thông báo hoặc chỉ xuất hiện trên thông báo và tồn tại trong mã ngôn ngữ, để kiến lập những chỉnh thể không phân lập về mặt mỹ học, tạo nên ý ngầm bằng chiều dày của các câu, chữ” [2; tr 81] Có thể nói là sẽ gần như không thể nào hiểu được văn bản trữ tình nếu thiếu kỹ năng này Như vậy “nghệ thuật ngôn ngữ trước hết là nghệ thuật tạo những mối liên tưởng giữa các yếu tố riêng lẻ làm thành tác phẩm, nhằm sử dụng một cách mỹ học chiều dày của chất liệu ngôn ngữ” [2; tr 82] Trong bất kỳ một chiều dày nào của dấu hiệu miêu tả cũng bao hàm đồng thời hai nhân tố: nhân tố tồn tại thực tế, biểu hiện nghĩa logic của tín hiệu đó và nhân tố tồn tại ở dạng tiềm năng và có thể trở thành hiện thực hoặc không
Tác giả quan niệm tổ chức kép các lượng ngữ nghĩa là “khi sự xuất hiện của một
vế liên tưởng nào đó là gần như không thể đoán trước được thì trong trường hợp đó sẽ xuất hiện một ý ngầm sau lưng các dòng chữ” [2; tr 84] Mà cách tổ chức tối ưu chính
là ẨN DỤ, nơi “mối liên tưởng do chổ không bị quy định bởi tín hiệu trên thông báo cũng như bởi nội dung của tín hiệu được kêu gọi nên đã trở thành vô cùng linh hoạt, đa dạng, cho phép nhà thơ đi hết chiều sâu của năng lực hình tượng của mình” [2; tr 86] Đây là
kiểu mã hóa cơ bản của phương pháp tổ chức kép các lượng ngữ nghĩa, làm nên nội dung chủ yếu của cả một thời đại thi ca, là trung tâm của cả một tôn ti tổ chức kép các lượng
ngữ nghĩa mà cực này là so sánh (cách tổ chức dễ thấy nhất, cho phép “tín hiệu kêu gọi
Trang 28và tín hiệu được kêu gọi cùng xuất hiện trên thông báo, và thông qua một tín hiệu chỉ dẫn người đọc được thông báo về mối liên tưởng đó”) [2; tr 91 - 92] và cực kia là điển tích (chỉ tín hiệu kêu gọi là xuất hiện trên thông báo, còn tín hiệu được kêu gọi thì không những tiềm tàng trong mã mà còn có thể được liên tưởng với điều kiện là phải có sự tích lũy văn học nhất định về phía người đọc) [2; tr 98]
Tác giả tóm lại, “các phương thức chuyển nghĩa có tính chất ẩn dụ, dù nếm trải
ra trên một gam kỹ thuật khá rộng (so sánh, tỉ dụ, phúng dụ, ẩn dụ ) về bản chất đều chỉ là các cách khai thác khả năng thi ca trên trục lựa chọn của ngôn ngữ mà thôi” [2;
nhiều cảnh mô tả riêng lẻ là những yếu tố tạo thành của tác phẩm Và bản chất nghệ thuật của văn bản tùy thuộc vào phương thức kết hợp các yếu tố ấy lại với nhau
Nguyễn Phan Cảnh cho rằng trong bất kỳ khoảng cách nào giữa hai cảnh miêu tả
cũng gồm đồng thời hai nhân tố: nhân tố tồn tại thực tế, biểu hiện mối quan hệ logic thông thường giữa hai cảnh đó và nhân tố biểu hiện ý ngầm nghệ thuật, nó tồn tại ở dạng
tiềm năng và có thể trở thành hiện thực hoặc không
Theo Nguyễn Phan Cảnh thì lắp ghép là “khi sự xuất hiện của một cảnh nào đó là gần như không thể đoán trước được, nghĩa là trong cảnh đã xuất hiện không có một tiền
đề nào mà theo lôgích thông thường có thể giúp dự đoán nội dung của cảnh tiếp sau, thì trong trường hợp đó sẽ xuất hiện một ý ngầm giữa khoảng cách của hai cảnh mjiêu tả”
Trang 29Nói về tác dụng của lắp ghép, tác giả cho rằng nó “biến mối liên hệ ẩn dấu bên trong của các hiện tượng thực tế thành mối liên hệ được bộc lộ rõ ra ngoài, có thể nhìn thấy được, có thể trực tiếp tri giác mà không cần giải thích” [2; tr 111], ngoài ra nó còn giúp người đọc hiểu được sự giãn nở của hiện thực và tri giác của người nhận cũng trở
Cái được sử dụng ở đây là các quan hệ và cảm xúc mỹ học được xây dựng bằng
hiệu quả của lắp ghép, của các cấu trúc hoán dụ tính
5 Về nhạc thơ
Nguyễn Phan Cảnh cho rằng “chính yêu cầu truyền đạt các thông tin được xử lí
về thời gian và không gian đã làm xuất hiện nhạc thơ” [2; tr 117] Nó phát tín hiệu báo
động cho các đơn vị không phân lập, tồn tại như mộ cơ chế hãm/chặn chống lại các hợp thành thi pháp trong chương trình hóa, loại trừ mọi khả năng sai lệch, đảm bảo độ trung thành cao cho hệ lưu giữ - truyền đạt Vì thế nhạc thơ đóng vai trò quan trọng trong thi
pháp: “thiên chức tự điều chỉnh thiêng liêng đã làm nhạc hóa hồn thơ” [2; tr 117]
Các thuộc tính âm thanh được lưu giữ - truyền đạt khi tổ chức quá trình thi ca làm
nên tiết tấu, còn các đơn vị âm thanh được lưu giữ – truyền đạt trong khi tổ chức các quá trình loại thể làm nên vần trong thơ Dưới hiệu quả của tiết tấu và vần đã làm nên một
nét riêng tiêu biểu của ngôn ngữ là đặc trưng nhạc tính Tác giả nhấn mạnh tiết tấu trong
nghệ thuật: sự luân phiên giữa các mặt đối lập của hiện thực, trong nghĩa rộng là sự lặp
Trang 30lại một cách liên tục các hiện tượng tương tự có thể thay thế nhau trong thời gian và không gian
Theo Nguyễn Phan Cảnh thì xét trong mối quan hệ với mã và thông báo thì các thuộc tính âm thanh và các đơn vị âm thanh có khác nhau về việc thể hiện: Các đơn vị
âm thanh chỉ có đối lập, còn các thuộc tính âm thanh thì đều có hai tọa số: vừa có đối lập (cao – thấp, mạnh – nhẹ, ngắn - dài) lại vừa có tương phản
Ông cũng đề cập đến ba hệ thi pháp cơ bản nảy sinh của ngôn ngữ: nếu đối lập dài – ngắn trong nguyên âm có tính chất âm vị học, thì thi pháp của ngôn ngữ đó là hệ câu thơ theo lượng như thơ Latinh , nếu đối lập mạnh – nhẹ ở âm tiết có tính chất âm
vị học, thì thi pháp của ngôn ngữ đó là hệ câu thơ theo trọng âm thơ Nga , còn nếu đối lập bằng – trắc ở âm tiết có tính chất âm vị học thì thi pháp của ngôn ngữ này là hệ câu thơ theo thanh điệu như thơ Việt
“Hệ bằng – trắc, lấy đối lập thanh điệu làm chất liệu, chính là hệ thi pháp của các ngôn ngữ chính danh, nơi sự luân phiên giữa các bước thơ theo trình tự BẰNG – TRẮC – BẰNG – TRẮC sẽ tạo nên tiết tấu thơ” [2; tr 121]
Tác giả nói thêm, việc lưu giữ - truyền đạt các tham số của đơn vị âm thanh là
nguyên âm và phụ âm lại được thực hiện thông qua vần với mô hình lý tưởng gồm thủy
âm (phụ âm đầu trong âm tiết) và chính âm (nguyên âm làm thành âm tiết)
Nói về cách khai thác nhạc tính chủ yếu, tác giả cho rằng “tùy thuộc vào việc thơ
ca chiếm ưu thế hay văn xuôi chiếm ưu thế ở từng giai đoạn văn học cụ thể” [2; tr 124] Trong giai đoạn khi thơ làm chủ đạo, ở nhạc thơ, sự đối lập sẽ nổi lên hàng đầu: mọi khai thác nhạc tính trong thơ vì vậy sẽ xoay quanh vần, nhạc thơ ở đây chủ yếu là do NGUYÊN
ÂM, PHỤ ÂM đưa lại “Trong khung cảnh đó, các nguyên âm tiếng Việt nằm trong hai đối lặp có ý nghĩa: trầm – bỗng và khép – mở; các phụ âm thì được phân bố trong một
Trang 31đối lập quan trọng, đó là đối lập vang – tắc giữa hai dãy phụ âm mũi và phụ âm tắc, vô thanh” [2; tr 124 - 125]
Còn trong giai đoạn văn học khi văn xuôi làm chủ đạo, thì ở nhạc thơ, sự tương phản sẽ nổi lên hàng đầu: mọi khai thác nhạc tính trong thơ vì vậy sẽ xoay quanh tiết tấu, nhạc thơ ở đây chủ yếu do THANH ĐIỆU tạo thành “Trong khung cảnh này, các thanh điệu tiếng Việt nằm vào hai đối lập cơ bản: cao – thấp và bằng – trắc” [2; tr 128]
Tác giả đúc kết lại vai trò của nhạc thơ: “nhạc tính của một thi phẩm càng giàu, tức những tham số thanh học của ngôn ngữ càng có độ tin cậy cao, thì hiệu quả lưu trữ
- truyền đạt của thi phẩm càng lớn, sức sinh tồn của nó càng mạnh” [2; tr 137]
6 Nhận xét quan điểm của Nguyễn Phan Cảnh
Trong Ngôn ngữ thơ, tác giả Nguyễn Phan Cảnh đã trình bày mười hai chương
để nói về ngôn ngữ thơ Tuy đã nêu lên được nhiều phương diện của ngôn ngữ thơ nhưng chưa có nội dung nào thật rõ ràng, cụ thể mà chỉ nói một cách mơ hồ, khái quát
Tác giả cho rằng để tri giác được một văn bản, ngoài điều kiện phải có đủ hai chủ
thể tham gia giao tiếp còn cần phải hiểu được những lời, những chữ mà người ta nghe
được, đọc được Nói như thế đã hoàn toàn chính xác chưa? Không phải khi hiểu được tất
cả những từ tiếp xúc được trên cơ sở giống nhau giữa các yếu tố đó là có thể thấu đáo được ý đồ trong tác phẩm Thế thì chỉ cần người tiếp xúc nói lên ý mình khi tìm hiểu một
tác phẩm nào đó mà không cần quan tâm điều đã “hiểu” đó có đúng, có phù hợp với quan
niệm chung của cộng đồng hay không Hiểu như vậy chỉ là theo tác giả
Khi đề cập đến thao tác lựa chọn, Nguyễn Phan Cảnh đã minh họa qua mối quan
hệ giữa từ “ĂN” với “chén”, “xơi” bằng lược đồ [2; tr 13], Nguyễn Phan Cảnh giải thích rằng từ “ăn” mang nghĩa chung của cả nhóm đồng nghĩa (“đưa thức ăn vào mồm”), cộng với sắc thái nghĩa a (“không thân mật”), sắc thái b (“không trang trọng”), và sắc thái
Trang 32nghĩa n…đúng là nghĩa của từ ăn chỉ bộc lộ qua mối quan hệ đối sánh với các từ đồng
nghĩa như “chén, xơi”…, nhưng sự đối sánh này được thực hiện ở trục lựa chọn, ứng với quan hệ đối vị Còn trong lược đồ của tác giả, cách trình bày mối quan hệ giữa từ “chén” với từ “ăn” cho thấy tác giả đồng nhất thao tác lựa chọn trên quan hệ đối vị với thao tác
kết hợp trên quan hệ ngữ đoạn
Tác giả đã đúng khi đề cao biện pháp chuyển nghĩa, đặc biệt là phương thức ẩn dụ
vì ẩn dụ đứng hàng đầu trong việc xây dựng và phát triển chủ đề trữ tình Tuy nhiên, tác giả đã không đúng khi cho rằng ẩn dụ là cách tổ chức kép các lượng ngữ nghĩa Bên cạnh
đó, phương pháp hoán dụ chủ yếu được dùng để thiết lập hình ảnh trong văn xuôi hơn là thơ
Trong tiền đề vật chất của thao tác lựa chọn, tác giả đã đề cập đến các hình vị tồn
tại trong các tha hình Vậy thì tha hình là gì, ví dụ về “hải – biển”, “sơn – núi” vẫn chưa
đủ để làm sáng tỏ điều đó
Tác giả đã rất đúng khi đề cập đến hai thao tác cơ bản của ngôn ngữ thơ là thao tác lựa chọn và thao tác kết hợp cũng như hai phương thức biểu đạt là phương thức tạo hình và phương thức biểu hiện Nhưng cả hai thao tác và hai phương thức này là chung
cho tất cả các thể loại ngôn ngữ, phương pháp sáng tác chứ không riêng gì trong ngôn ngữ thơ Hơn nữa, tác giả đã trình bày vấn đề nghiên cứu hai nội dung trên ở hai phần riêng biệt nên chưa thể thấy được vai trò, mối liên hệ khắng khít giữa thao tác và phương thức biểu đạt của ngôn ngữ thơ
Một phần đáng nói là trong phần nghiên cứu, tác giả cho rằng ngành nghệ thuật
biểu hiện muốn sử dụng ngôn ngữ làm chất liệu thì phải “khử cho được tính tạo hình khỏi văn bản” Như thế thì làm sao có sự hổ trợ, tương tác khi duy chỉ tồn tại hoặc phương
thức này hoặc phương thức kia Mà ở một phần khác tác giả đã nói là hai phương thức
Trang 33tạo hình và biểu hiện dù có khác về cấu trúc nhưng luôn xoắn xuýt, xen lẫn nhau, chỉ tùy thuộc vào ở ngành nào, cái nào được đưa lên hàng dầu mà thôi Hơn nữa, không có tạo hình thì làm sao có thể biểu hiện, chỉ là phương thức biểu hiện được đưa lên hàng đầu thôi! Tác giả đã tự đi ngược lại với nhận định của chính mình
Tác giả cho rằng cách khai thác nhạc thơ tùy thuộc vào thơ ca chiếm ưu thế hay văn xuôi chiếm ưu thế Vậy thì ở những khoảng thời gian nào là giai đoạn thơ hay văn
xuôi chiếm ưu thế? Dựa vào đâu để khẳng định rằng ở giai đoạn thơ là chủ đạo, nhạc thơ chủ yếu do NGUYÊN ÂM, PHỤ ÂM đưa lại, còn ở giai đoạn văn xuôi là chủ đạo thì nhạc thơ chủ yếu do THANH ĐIỆU tạo thành, để khẳng định rằng “những câu thơ toàn bằng”, những “câu thơ sáu dấu” chỉ có trong giai đoạn văn xuôi là chủ đạo? Đó là những vấn
đề dù nhỏ nhưng cũng khiến bài nghiên cứu của ông phần nào thiếu sức thuyết phục Hơn nữa, những nội dung trên đã mâu thuẫn với kết luận về loại hình nhịp điệu của thơ tiếng Việt mà ông nêu
Tác giả cho rằng thơ 5 chữ mang tính hoài niệm, lục bát mang tính dân tộc, 7 chữ
mang tính hàn lâm, tám chữ mang tính hoành tráng…nếu thiếu đi nhạc tính sẽ lần lượt
trở thành vè, diễn ca, vịnh, tấu…đã khẳng định đúng đắn vai trò quyết định của nhạc thơ
Tuy vẫn tồn tại một vài thiếu sót nhưng với công trình này, Nguyễn Phan Cảnh đã nêu bật lên và giải thích được nhiều vấn đề quan trọng trong nghiên cứu thơ nói chung
và ngôn ngữ thơ nói riêng, góp một phần vào công trình nghiên cứu chung về ngôn ngữ của dân tộc
II Quan niệm của Hữu Đạt
Trong công trình nghiên cứu Ngôn ngữ thơ Việt Nam, Hữu Đạt đã nêu lên một
số nội dung lớn của ngôn ngữ thơ: đặc điểm về loại hình ngôn ngữ và phong cách thơ ca Việt Nam, hai phương thức cơ bản của ngôn ngữ thơ, tổ chức ngôn ngữ và cấu trúc hình
Trang 34tượng thơ, một số tính chất và đặc điểm quan trọng của ngôn ngữ thơ, chơi chữ, vài nhận xét về sự phát triển của ngôn ngữ thơ Việt Nam hiện đại
Trong giới hạn luận văn này, chúng tôi xin điểm qua một số nội dung: hai phương thức cơ bản của ngôn ngữ thơ, tổ chức ngôn ngữ và cấu trúc hình tượng thơ và một số tính chất và đặc điểm của ngôn ngữ thơ
1 Về phương thức của ngôn ngữ thơ
Tác giả Hữu Đạt cho rằng một trong những phương thức làm nên những đặc điểm
ngôn ngữ riêng của thơ là phương thức tạo hình và phương thức biểu hiện
1.1 Phương thức tạo hình của ngôn ngữ thơ
Tác giả chỉ rõ “Đặc điểm nổi bật của phương thức tạo hình là phản ánh trực tiếp đối tượng, nghĩa là miêu tả đối tượng như nó vốn có trong thực tế khách quan [4; tr 38]
Một tác phẩm thơ ca có tính chất tạo hình là một tác phẩm đem đến cho người đọc những bức tranh sinh động về cuộc sống, hiện thực thực tế khiến người ta có thể cảm nhận được
Và hai thao tác lựa chọn và kết hợp là không thể thiếu để người nghệ sĩ làm nên những tác phẩm như vậy
Hữu Đạt cho rằng cơ sở hình thành phương thức tạo hình trong thơ là từ, ngữ Nó
có khả năng tạo hình rất cao Từ là khái quát nhận thức của con người về sự vật, hiện tượng được phản ánh một cách cô đọng và khái quát nhất dưới hình thức của vỏ âm thanh Còn ngữ là cái tạo ra từ các từ kết hợp với nhau Và việc xây dựng một văn bản phải tuân
theo trình tự: từ -> ngữ (cụm từ) -> câu -> đoạn văn -> văn bản tạo nên một bức tranh hoàn toàn cụ thể, có thể tri giác được bằng cảm giác trong một văn cảnh nào đó
Một câu có thể được xem như một bức tranh khá hoàn chỉnh, trọn vẹn Còn một đoạn văn, một văn bản là một bức tranh rộng lớn về nhiều sự vật, hiện tượng được hòa
Trang 35Phương thức tạo hình qua ngôn ngữ của các nhà thơ thường được thể hiện hết sức năng động, uyển chuyển, có khả năng gợi ra trước mắt người đọc hình ảnh về một sự vật, hiện tượng nào đó, đó là văn bản thơ có tính tạo hình
Tác giả cũng khẳng định “Trong thơ, tạo hình không chỉ với mục đích tạo hình mà thường là thông qua cách tạo hình, nhà thơ muốn câu thơ, bài thơ của mình biểu hiện một cái gì đó” [4; tr 44] Nghĩa là qua cách tạo hình ấy, nhà thơ muốn cho người đọc
thấy nột nội tâm, một cá tính của nhân vật đang được nói tới hay là của chính nhà thơ
Khi nói về tính vận động của phương thức tạo hình trong thơ ca Việt Nam, Hữu
Đạt cho rằng “Phương thức này thường nghiêng về miêu tả tự nhiên hoặc chỉ mới phác họa ra một vài diện mạo, tính cách nhất định Nó chưa được các nhà thơ sử dụng để niêu
tả những biến đổi lớn của đất nước, con người” [4; tr 48]
Còn khi nói về tiền đề vật chất của phương thức tạo hình, tác giả Hữu Đạt cho rằng đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ mang nghĩa là hình vị, ngoài ra tác giả còn đề cập đến một số loại vần mang nghĩa, có tác dụng gợi hình trong một số trường hợp
Tác giả nói thêm, phần vần và một số nguyên âm trong tiếng Việt trở thành tiền
đề vật chất của phương thức tạo hình, có giá trị tạo hình rất cao Tác giả đưa ra một số
loại vần: vần um là vần gợi ra hình ảnh về sự vật có độ rỗng hoặc âm thanh phát ra từ những vật rỗng; vần op là vần gợi ra hình ảnh về sự vật có thể tích bị thu hẹp lại; vần ep vần gợi ra hình ảnh về sự vật có thể tích bị thu nhỏ lại, giảm xuống đến mức tối đa; vần
oe vần gợi ra hình ảnh về sự vật có kích thước mở rộng ra; vần eo vần gợi ra hình ảnh
về sự vật có kích thước bị thu hẹp lại hoặc ở tư thế không vững chải…[4; tr 55 – 58] Và một số nguyên âm như: I là hình ảnh về sự vật có kích thước, âm thanh nhỏ bé; e là hình ảnh về sự vật mảnh, nhỏ, âm thanh bé và chói…[4; tr 59]
Trang 36Tác giả cũng lưu ý rằng không phải tất cả các từ nào mang các vần, các nguyên
âm trên đều có khả năng tạo hình
1.2 Phương thức biểu hiện trong ngôn ngữ thơ
Nói tới thơ ca không thể không nói tới phương thức biểu hiện, có thể nói “Thơ là một nghệ thuật biểu hiện”
Tác giả giải thích “ Thực chất của phương thức biểu hiện là việc khai thác các khả năng biểu hiện của các đơn vị ngôn ngữ thông qua thao tác lựa chọn và thao tác kết hợp trong quá trình tổ chức văn bản” [4; tr 65] Với hai thao tác trên, nhà nghệ sĩ có thể
lựa chọn một đơn vị trong hàng loạt đơn vị có giá trị tương đương nhau và có thể tạo ra những kết hợp bất ngờ, sáng tạo dựa trên những tiền đề vật chất mà ngôn ngữ dân tộc cho phép sau khi đã lựa chọn Đây là hai thao tác hết sức cần thiết
Hữu Đạt lưu ý, “khi phân tích các câu thơ có khả năng biểu hiện, cần phải tìm hiểu quá trình hình thành các nghĩa hình tượng của câu thơ, tức cái nghĩa bên trong – nghĩa bóng của nó” [4; tr 68]
Tác giả cho rằng “Quá trình hiện thực hóa phương thức biểu hiện là quá trình thực hiện biện pháp chuyển nghĩa, một biện pháp vô cùng quan trọng trong các loại thơ trữ tình” [4; tr 72] Thông qua biện pháp này, nhà thơ đem đến cho người đọc những
nhận thức mới mẽ về đối tượng và tạo nên những hình tượng nghệ thuật
Tác giả lưu ý “phân tích phương thức biểu hiện của ngôn ngữ thơ phải bao gồm hai mặt: phân tích những kiểu diễn đạt cơ bản trong thơ ca và phân tích những biện pháp chuyển nghĩa mà nhà thơ áp dụng để biểu thị những suy nghĩ, tình cảm của mình trước đối tượng, cũng như việc miêu tả những tính chất và phẩm cách của đối tượng” [4; tr 76
- 77]
Trang 37Phương thức biểu hiện thực tế nằm trong mối quan hệ qua lại giữa cái gọi là ngôn ngữ và lời nói có tính chất cá nhân Việc làm giàu phương thức biểu hiện trong thơ là
việc làm phog phú thêm các khả năng chuyển nghĩa giữa các cấp độ từ, câu…và những cách diễn đạt khác
Ông quan niệm “Phân tích thơ dựa trên phương thức biểu hiện sẽ thoát khỏi những định kiến chủ quan cũng như tính ngẫu nhiên trong khi phân tích thơ” [4; tr 74]
Tác giả còn nói thêm rằng khi phân tích thơ trên phương diện này cần phải chú ý
hai hiện tượng, đó là hiện tượng chuyển nghĩa và hiện tượng chuyển đổi từ loại Nhìn bề
ngoài, có vẻ giống nhau nhưng thực chất là khác nhau
Tác giả nhấn mạnh phương thức biểu hiện là phương thức không thể thiếu trong thơ ca, không những nó hoạt động mạnh mẽ trong các loại thơ trữ tình mà trong các loại thơ mang tính chất anh hùng ca, nó không phải là cái gì bất biến, luôn vận động trong không gian và thời gian
Nói về tính vận động của phương thức biểu hiện trong thơ ca Việt Nam, Hữu Đạt cho rằng sẽ có phương thức biểu hiện khác nhau trong mỗi giai đoạn lịch sử
Còn nói về tiền đề vật chất của phương thức biểu hiện, tác giả cho rằng các đơn
vị ngôn ngữ mang tính tình thái Và tính tình thái đó nảy sinh bởi hai nguyên nhân chính: việc hình thành các thể đối lập trong các cấp độ ngôn ngữ và việc hình thành ra thể bổ sung giữa các đơn vị ngôn ngữ
2 Về tổ chức ngôn ngữ và cấu trúc hình tượng thơ
Hữu Đạt giải thích “hình tượng thơ là bức tranh sinh động và tương đối hoàn chỉnh về cuộc sống được xây dựng bằng một hệ thống các đơn vị ngôn ngữ có tính chất vần, điệu với trí tưởng tượng sáng tạo và cách đánh giá của nhà nghệ sĩ” [4; tr 100]
Trang 38Hình tượng và tính hình tượng là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau “Hình tượng
là bức tranh được phản ánh khá đầy đủ và toàn diện…Còn tính hình tượng là hình ảnh đơn lẻ về một mặt, một phương diện nào đó của cuộc sống, nó chưa phải là bức tranh toàn diện” [4; tr 101] Xét về góc độ phản ánh thì “Hình tượng vừa có tính khái quát lại vừa có tính cụ thể, còn tính hình tượng chỉ có tính khái quát chứ chưa có tính cụ thể” Vậy, về bản chất, “hình tượng” phải là tổng hòa tất cả những cái có “tính hình tượng”
Hữu Đạt cho rằng cái làm nên tính hình tượng trong câu thơ chính là do mối quan
hệ kết hợp giữa các đơn vị do câu thơ tạo thành Khi nói tới tính hình tượng của thơ ca là
chúng ta nói tới hai loại quan hệ: quan hệ có tính chất tiềm năng và quan hệ hiện thực hóa
Về nghĩa hình tượng, Hữu Đạt giải thích “là cái nghĩa tiềm năng, tồn tại ở bề sâu của cấu trúc ngữ nghĩa được hình thành do quá trình phát sinh ý nghĩa xảy ra trong một quá trình lịch sử rất lâu dài” [4; tr 116]
Theo tác giả thì hình tượng là cái được xây dựng từ những câu thơ có tính hình tượng, một tác phẩm không thể có tính hình tượng nếu được xây dựng từ những câu thơ không có tính hình tượng
“Việc phân tích hình tượng thơ có thể đứng từ nhiều góc độ khác nhau Nghĩa là hình tượng nảy sinh do quá trình liên tưởng, so sánh đối chiếu giữa các sự vật, hiện tượng thực tế với nhau và với những tình cảm, tâm lí trong cuộc sống nội tâm của con người” [4; tr 120]
3 Về một số tính chất và đặc điểm quan trọng của ngôn ngữ thơ
Trong công trình nghiên cứu này, Hữu Đạt đã trình bày ba đặc điểm của ngôn ngữ
thơ Đó là tính tương xứng, tính nhạc và phong cách của nhà thơ Nhưng trong bài nghiên cứu này chúng tôi chỉ xin điểm qua hai đặc điểm là tính tương xứng và tính nhạc
Trang 393.1 Tính tương xứng trong ngôn ngữ thơ
Tác giả cho rằng đây là một trong những đặc điểm vô cùng quan trọng của ngôn
ngữ thơ Nó đảm bảo cho thơ một vẻ đẹp đặc biệt: vẻ đẹp của sự hài hòa
Hữu Đạt quan niệm “Không những tính tương xứng chỉ bao gồm những cái tương phản, đối xứng hay cân đối với nhau mà nó còn bao gồm cả những cái tồn tại trong thế
bổ sung cho nhau” [4; tr 131]
Theo tác giả khi nghiên cứu tính tương xứng trong thơ đứng từ góc độ cái biểu hiện, tính tương xứng của ngôn ngữ thơ được biểu hiện qua mặt âm thanh và ý nghĩa của
các đơn vị ngôn ngữ “Tính tương xứng về âm thanh có tác dụng làm cho sự liên kết giữa các dòng thơ, câu thơ trở nên gắn bó, ràng buộc” [4; tr 132]
Tác giả nói thêm, nói đến tương xứng âm thanh trước hết người ta phải nói đến
tính tương xứng về thanh điệu, không chỉ là sự đối xứng về hai loại thanh: thanh bằng và thanh trắc mà còn bao gồm cả hiện tượng các thanh đi sóng đôi với nhau, tạo thành những cặp nhất định Ngoài ra còn có sự tính đến sự tương xứng về âm cuối, về phần vần
Tác giả quan niệm “Tính tương xứng về âm thanh không chỉ làm tăng cái vẻ đẹp hình thức của thơ ca mà còn làm phong phú và tinh tế thêm cái vẻ đẹp nội dung của thơ
ca nữa” [4; tr 135]
Đứng từ góc độ sắp xếp ngôn ngữ là một hệ thống cấu trúc, trong đó có các yếu
tố tồn tại theo tôn ti, thứ bậc, có thể nghiên cứu ở các bậc khác nhau: tương xứng trên hai dòng thơ (gồm tương xứng toàn bộ và tương xứng bộ phận) và tương xứng trên một dòng thơ (gồm tương xứng giữa hai vế của dòng thơ và tương xứng giữa các bộ phận trong
một vế của dòng thơ)
Trang 40Còn tính tương xứng về ý nghĩa trong ngôn ngữ thơ, theo Hữu Đạt bao gồm: tương xứng về ý nghĩa từ vựng (theo nét nghĩa đối lập và thao nét nghĩa bổ sung), tương xứng
về từ loại, tương xứng ở bậc từ và tương xứng ở bậc cấu trúc
Xét mối quan hệ giữa các yếu tố, tác giả cho rằng có tương xứng trực tiếp và tương xứng gián tiếp
Hữu Đạt khẳng định: “Tính tương xứng của ngôn ngữ thơ là một đặc điểm rất quan trọng có vai trò giúp cho người sáng tác tạo ra những câu thơ hay, độc đáo, đồng thời cũng giúp cho người nghiên cứu kiểm tra, phát hiện ra những sai lầm khi phân tích thơ ca” [4; tr 155].”
Tác giả nói thêm: Tính tương xứng là một tính chất rất quan trọng của ngôn ngữ thơ Nếu trong một bài thơ, đoạn thơ có sử dụng thành thục nhiều kiểu tương xứng phù hợp sẽ đem đến cho bài thơ, đoạn thơ sự giàu có về âm thanh và ý nghĩa
3.2 Về tính nhạc của ngôn ngữ thơ
Tác giả cho rằng mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của ngôn ngữ hoàn toàn khác với mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của âm nhạc Nhưng ngôn ngữ và âm nhạc lại có quan hệ khăng khít
Tác giả cũng chỉ rõ ngôn ngữ gồm có ngôn ngữ âm thanh và văn tự, còn âm nhạc gồm các nốt nhạc và các kí hiệu của nốt nhạc Ông khẳng định rằng: “Thực chất mối quan hệ giữa ngôn ngữ và âm nhạc chính là mối quan hệ giữa ngôn ngữ âm thanh và các nốt nhạc còn mối quan hệ giữa chữ viết và các nốt nhạc là sự biểu hiện bên ngoài của mối quan hệ đó Mối quan hệ này không phải là đồng nhất” [4; tr 158] Cần phân biệt
rõ, từ ngữ là cái trừu tượng, không có quan hệ với âm nhạc, còn từ lời nói là cái cụ thể,
có quan hệ với âm nhạc Chỉ có lời nói: nhịp điệu, ngữ điệu; độ dài, ngắn; mạnh, yếu của