Quan điểm của bùi Công Hùng

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ nghệ thuật trong thơ hồ xuân hương (Trang 45)

Trong công trình nghiên cứu Tiếp cận nghệ thuật thơ ca, Bùi Công Hùng đã nêu lên nhiều nội dung trong việc tiếp cận nghệ thật thơ ca: Sự thống nhất các hệ thống, các

yếu tố trong bài thơ, tập thơ; Các phương pháp nghiên cứu thơ và câu thơ; Các thành phần của câu thơ và Câu thơ trong bài thơ.

Trong giới hạn luận văn này, chúng tôi xin xét qua hai nội dung chính là hệ thống

ngôn ngữ và các thành phần của câu thơ để phục vụ cho việc hoàn thành luận văn của

mình.

1. Về hệ thống ngôn ngữ.

Theo tác giả “Hệ thống ngôn ngữ được xây dựng theo các quy luật phát triển của

mối quan hệ ngôn ngữ trong tác phẩm, giữa cái biểu đạt và cái biểu hiện trong tác phẩm văn học” [7; tr. 62 – 63]. Vậy nên, khi nghiên cứu thơ ca, chúng ta phải phân biệt giữa

ngôn ngữ nói chung và ngôn ngữ có tính nghệ thuật nói riêng.

Tác giả quan niệm “việc nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật luôn luôn có hai bình

diện: nghiên cứu trên bình diện hệ thống từ ngữ của ngôn ngữ nói chung và hệ thống từ ngữ theo các hình thức có tính mỹ học ở bên trong, theo các tư tưởng thẩm mỹ của riêng mình. Ngôn ngữ nghệ thuật sử dụng các từ ngữ có ý nghĩa và có giá trị biểu cảm, và mặt biểu cảm lại thường bổ sung ý nghĩa cho từ ngữ” [7; tr. 65]. Do đó, nghiên cứu ngôn ngữ

nghệ thuật vừa phải chỉ rõ nội dung bên trong của ngôn ngữ, vừa phải kể đến hình thức bên ngoài của ngôn ngữ, ngôn từ nghệ thuật sử dụng các từ ngữ có ý nghĩa và có giá trị biểu cảm.

Ngôn ngữ nghệ thuật trong thơ Hồ Xuân Hương

Bùi Công Hùng đã đề cập đến nhận định của một số nhà nghiên cứu khác về vấn đề này.

Theo Tômasepki trong cuốn Thơ và ngôn ngữ thì “ngôn ngữ chuyên chở hình thức

biểu hiện của từng dân tộc và thể hiện cái độc đáo của từng dân tộc, nét độc đáo này trong ngôn ngữ nghệ thuật càng rõ nét” [7; tr. 64].

Theo V.V.Vinôgrađôp trong cuốn Về lý luận của ngôn ngữ nghệ thuật thì việc

nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật có hai con đường: “Con đường thứ nhất là nhận thức

và nghiên cứu toàn thể ngôn ngữ nghệ thuật của tác phẩm như là một đơn vị thống nhất, có tính mỹ học” [7; tr. 65]. “Con đường thứ hai là nghiên cứu về mặt mỹ học, phong cách, tức là nghiên cứu cấu trúc của tác phẩm nghệ thuật từ những đơn vị đầu tiên của tác giả, xét về âm thanh trở lên, đến từ, câu, đoạn, đến từng phần của tác phẩm. Trong thơ, đó là việc nghiên cứu từ, nhịp điệu, vần, ngữ điệu, đến việc tổ chức các câu thơ, đoạn thơ theo kết cấu tự do hay cố định” [7; tr. 66].

Tác giả Bùi Công Hùng đã chỉ ra rằng giữa ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ âm nhạc có những nét tương đồng nhưng cũng đồng thời có nhiều điểm khác biệt, cả hai đều có sự hòa âm, có quảng cách giữa các nhịp, có sự phân bố dài ngắn giữa các âm. Nhưng theo Tumunxki, trong ngôn ngữ thơ quảng cách không xác định rõ ràng như trong âm nhạc và có thể thay đổi được, quảng cách trong âm nhạc phải được xác định rõ ràng, không thể tùy tiện thay đổi; Trong ngôn ngữ thơ, sự phân bố độ dài ngắn của các âm trong từ không có sự chính xác cố định, sự phân bố dài ngắn của âm trong âm nhạc được xác định thời gian cố định giữa các nốt nhạc… Đó là những nét khác biệt.

Theo ý kiến của Ôgơnhen thì “khi nghiên cứu ngôn ngữ thơ, ta cần chú ý đến tính

âm nhạc của của nó, chú ý đến sự đan chéo của ngôn ngữ và âm nhạc trong thơ” [7; tr.

Ngôn ngữ nghệ thuật trong thơ Hồ Xuân Hương

Tác giả cũng phân biệt ngôn ngữ thơ và ngôn nhữ văn xuôi.

Theo Rôntrarôp trong tác phẩm Tổ chức âm thanh của câu thơ và vấn đề vần thì cấu trúc âm thanh của văn xuôi chỉ có một bình diện nghĩa là ngữ điệu và giọng đọc trùng khít với nhau, đơn vị của việc đọc ngữ điệu trong văn xuôi là câu văn xuôi.

Theo Vêriê trong cuốn Lược khảo về những nguyên tắc của luật âm học Anh thì

“thơ khác văn xuôi ở chổ: trong thơ, sự phát âm có sự xác định rõ ràng lớn hơn, từng âm được phát âm có sự nhấn mạnh, được chú ý hơn trong văn xuôi” [7; tr. 74].

Bùi Công Hùng cũng nhận định rằng “Nói đến ngôn ngữ thơ, người ta thường nói

đến sự cô đọng” [7; tr. 75]. Đó là nột phẩm chất của hiện tượng nghệ thuật thuộc về

phương pháp trình bày súc tích, nhanh gọn trên cơ sở phương pháp nghiên cứu rất kỹ càng, chi tiết, lâu dài.

2. Về các thành phần của câu thơ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bùi Công Hùng – cũng như nhiều nhà nghiên cứu khác - đã lấy câu thơ làm đơn vị cơ bản trong nghiên cứu bài thơ, dựa vào câu thơ để triển khai việc nghiên cứu toàn bộ các bộ phận của bài thơ.

Câu thơ phần lớn trùng khít với dòng thơ, nhưng cũng có trường hợp một câu nhiều dòng thơ hoặc hai câu trên cùng một dòng. Câu thơ vừa là đơn vị thơ về hình thức, vừa trọn vẹn về nội dung với đầy đủ các thành phần: từ ngữ, nhịp điệu, vần và ngữ điệu.

2.1. Từ ngữ trong câu thơ.

Nói đến thơ ta phải nói đến đặc trưng của từ ngữ trong thơ.

(a) Từ ngữ trong thơ là từ ngữ cô đọng, hàm súc, có sự lựa chọn kỹ càng. Thế nên vai trò từng từ rất quan trọng.

Ngôn ngữ nghệ thuật trong thơ Hồ Xuân Hương

(b) Từ ngữ trong thơ chứa đựng tiếng vang cảm giác được của các chữ trong sự kết hợp của chúng. Mà vai trò của các nguyên âm, của các vần và các thanh cần được chú ý [7; tr. 168].

(c) Trong từ ngữ của thơ, có những từ ngữ vị trí là vai trò, là chìa khóa của bài thơ, là từ đặc biệt mang âm hưởng riêng, sắc thái riêng của bài thơ, là điểm ngời sáng trong bài thơ [7; tr. 172].

(d) Từ ngữ trong thơ có sức tạo nên liên tưởng nhiều tầng [7; tr. 175].

(e) Từ ngữ sử dụng trong thơ được vận dụng bởi nhiều phép chuyển nghĩa, nhưng chủ yếu là ẩn dụ trên cơ sở tính tương đồng nhiều dấu hiệu giống nhau về một mặt nào đó của kí hiệu thẩm mỹ giữa đối tượng và hiện tượng theo sự liên quan tương xứng giữa hai nghĩa với ý thức một sự so sánh được hiểu ngầm. [7; tr. 178].

2.2. Nhịp điệu trong câu thơ.

Theo Bùi Công Hùng giải thích “Nhịp điệu là nối tiếp của các tiếng sắp xếp thành

từng khung đều đặn của giọng nói và theo thời gian. Lời nói phát triển dần dần từ những hành động phản xạ của các cơ quan phát âm tương ứng với những cố gắng của bắp thịt có quan hệ tới sự sử dụng công cụ” [7; tr. 179]. Và “nhịp điệu trong thơ còn phụ thuộc vào nhịp thở, nhịp thở có liên quan đến tình cảm, cảm xúc” [7; tr. 181.

Ở phần này, tác giả cũng trích dẫn một số nhận định của các nhà nghiên cứu nước ngoài:

Theo Hêghen, “nhịp diệu trong thơ đưa cái trật tự vào tình trạng không có trật tự

khi chọn lựa sử dụng từ. Nhịp trong thơ giúp con người trong giây lát thoát khỏi sự trôi chảy liền liền của thời gian, con người đánh dấu điểm đầu, điểm giữa và điểm cuối của sự tiếp tục bằng nhịp thơ” [7; tr.186].

Ngôn ngữ nghệ thuật trong thơ Hồ Xuân Hương

Trong Lí luận câu thơ thì theo Jimunxki “âm luật nghiên cứu quy luật chung của

việc luân phiên các âm mạnh và âm yếu. Nhịp điệu trong thơ gồm các phần cụ thể áp dụng theo quy luật của âm luật” [7; tr. 186 – 187]. Timôphêep thì cho rằng “Nhịp điệu câu thơ trước tiên là sự lặp lại có tính quy luật các hiện tượng giống nhau. Đơn vị đầu tiên của nhịp điệu là âm tiết, và rộng hơn là một nhóm âm tiết” [7; tr. 183 – 184].

Theo Calatơrôva trong Thơ và nhịp điệu thì “nhịp điệu của câu thơ là dòng thơ

tương ứng với sự thụ cảm trong đời sống. Sự lặp lại các đơn vị chia cắt được là cơ sở của các dấu hiệu nhịp điệu. Nhịp điệu thơ khác nhịp điệu tự nhiên ở chổ là nó do con người tạo nên” [7; tr. 187].

Theo Tômasepki thì “Nhịp của bài thơ được xây dựng trên bản chất của chính vật

liệu ngôn ngữ và nó động viên chính các thuộc tính biểu hiện các vật liệu ngôn ngữ, dù cơ cấu bài thơ có riêng biệt và đặc thù bao nhiêu đi nữa thì cơ cấu ấy cũng thuộc về một ngôn ngữ và không lặp lại ngoài giới hạn của các hình thức dân tộc trong lời nói” [7; tr.

181].

Theo Maiacôpxki trong Làm thơ như thế nào thì “Nhịp điệu là sức mạnh cơ bản,

là năng lượng cơ bản của câu thơ. Sự ngắt đoạn và nhịp của bài thơ hệ trọng hơn sự chấm câu, và khi sự chấm câu được dùng theo khuôn sáo cũ, nó phải phục tùng ngắt đoạn và nhịp…năng lực sáng tạo ra những khoảng cách và tổ chức thời gian phải được đưa vào như là quy tắc cơ bản của mọi thứ sách giáo khoa thực hành về thơ” [7; tr. 182].

Dapan lại cho rằng “đơn vị cơ bản của nhịp điệu là dòng thơ, là các nhóm thống

nhất trong dòng thơ tạo nên một dãy hay một nhóm cùng hệ thống, cùng dãy” [7; tr. 184].

2.3. Vần.

Theo Bùi Công Hùng thì thơ ca nước ta có một phần chịu ảnh hưởng của các thể thơ Trung Quốc, trong đó vần được quy định khá chặt chẽ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngôn ngữ nghệ thuật trong thơ Hồ Xuân Hương

Theo tác giả, “vần trong thơ là theo nhu cầu của tâm hồn muốn nhìn thấy mình

được biểu lộ rõ hơn, nhiều hơn, có sự vang dội đều đặn” [7; tr. 188 – 189].

Ông trích dẫn quan điểm về vần của một số nhà nghiên cứu khác:

Theo Gôntrarôp, trong Tổ chức âm thanh của câu thơ và vấn đề vần thì “vần xét

về phương diện ngữ âm có thể coi như sự lặp lại các âm trong một tập hợp âm nối giữa hai dòng thơ và kéo dài đến cuối bài thơ” [7; tr. 189].

Vần có khả năng tạo nên giọng đọc của đoạn thơ, “nó hoàn thành việc thông báo

dòng thơ ở đơn vị kết thúc có tính chất thơ. Khi trong thơ có sự tác động lẫn nhau giữa các đơn vị ngữ điệu và ngữ điệu giai đoạn, vần có khả năng tạo nên sự liên hệ giữa chúng” [7; tr. 189].

Tác giả cho rằng vần có ý nghĩa về phương dện ngữ âm như một sự lặp lại âm thanh và có ý nghĩa vận luật tạo nên giới hạn của một dãy âm trong một câu thơ. Và có thể chia thành nhiều dấu hiệu khác nhau, tùy theo sự phân loại nhấn mạnh mặt này hay mặt kia, theo cách người nghiên cứu vần thơ lựa chọn.

Theo Tômasepki trong Thơ và ngôn ngữ thì cho rằng “sự biến đổi ngôn ngữ trong

hệ thống vần thường là kết quả của sự thay đổi các tiêu chuẩn tương ứng giữa âm thanh có tính âm nhạc và quy định phong cách của văn học” [7; tr. 192]. Trong thơ xưa, vẫn

thường rất khít, đa số trùng khớp chặt chẽ. Còn hiện nay thơ vẫn thường ít trùng khớp, và nhiều trường hợp không có vần, vần rất lỏng lẻo.

Theo Bùi Công Hùng, vần không chỉ thay đổi phụ thuộc vào sự thay đổi của cách phát âm. Vần do người làm thơ tạo ra một cách có ý thức cho nên nó nhất định có mang phong cách của tác giả, có mang tính chất mỹ học nhất định.

Ngôn ngữ nghệ thuật trong thơ Hồ Xuân Hương

Ở phần này, tác giả cũng trích dẫn một số ý kiến của các nhà nghiên cứu khác: Theo Vinôgrađôp trong cuốn Về lí luận của ngôn ngữ nghệ thuật thì “Ngữ điệu

của câu thơ là phương tiện ngữ pháp đã tạo thành câu và xuất hiện với tư cách là một trong những dấu hiệu thường xuyên của câu” [7; tr. 197].

Timôphêep cho rằng “ngữ điệu và không gian và thời gian của một từ sống, nó

tồn tại và thể hiện ý nghĩa có tính hiện thực: cơ sở của ngữ điệu là sự xác định luân phiên của giọng rất cao và hạ xuống, đem lại sắc thái tư tưởng của câu” [7; tr. 197]. Ông xác

định sự đa dạng của các câu thơ gồm các yếu tố:

(a) Tạo nên đơn vị ngữ điệu.

(b) Quan hệ của đơn vị ngữ điệu với dòng thơ.

(c) Tính chất và sự sắp xếp các chỗ nghỉ.

(d) Quan hệ của các đơn vị ngữ điệu tạo nên ngữ điệu toàn thể.

(e) Âm sắc của câu thơ.

(f) Sự cấu tạo đoạn thơ bằng các câu thơ.

Timasepki cho rằng “ngữ điệu trong thơ là âm thanh biểu hiện ở giọng lên cao và

xuống thấp, lời chậm và nhanh, giọng mạnh và yếu” [7; tr. 197].

Theo Khôsennhicôp, ngữ điệu bao gồm các dấu hiệu:

(a) Lên cao và xuống thấp.

(b) Chỗ ngắt mạnh nhiều hay mạnh ít. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(c) Sự sắp đặt các trọng tâm câu mạnh hay yếu.

(d) Từng phần của nhóm từ nhanh hay chậm tương đối.

Ngôn ngữ nghệ thuật trong thơ Hồ Xuân Hương

Trong công trình nghiên cứu Tiếp cận nghệ thuật thơ ca, Bùi Công Hùng đã nêu lên nhiều nội dung trong việc tiếp cận thơ ca, trong đó có góc độ ngôn ngữ. Đặc biệt là về các đặc trưng của các thành phần trong câu thơ. Tuy nhiên, các thành phần ấy được tác giả nêu lên và phân tích còn chưa thật rõ ràng, còn nhiều chổ rất sơ sài, hơn nữa, với cách tổ chức của tác giả thì các thành phần như tồn tại riêng trong câu thơ, không có mối liên hệ nào (quan hệ giữa ngữ điệu – nhịp điệu, giữa vần – nhịp điệu…), chúng tôi cảm thấy rất mơ hồ, không hiểu rõ được gì về điều mà tác giả đang nói.

Tác giả cho rằng hệ thống ngôn ngữ được xây dựng theo các quy luật giữa cái biểu đạt và cái biểu hiện trong tác phẩm văn học nhưng lại không hề đề cập đến hai thao tác cơ bản là thao tác lựa chọn và thao tác kết hợp. Đó là một thiếu sót của tác giả.

Khi nói về nhịp điệu trong thơ, tác giả cho rằng nhịp lời nói và nhịp trong thơ giống nhau là hoàn toàn không đúng.

Tác giả cho rằng vần và niêm luật quá chặt chẽ sẽ hạn chế cách thể hiện các sắc thái đa dạng của tình cảm nhưng ở một phía khác tác giả lại nói chọn vần trúc trắc, khó nghe, khó nhớ cũng khó khăn trong việc đưa thơ vào người đọc. Có nghĩa là tác giả đã đặt ra một sự hạn chế nhất định trong việc lựa chọn vần khi các nhà nghệ sĩ sáng tác thơ, vậy thì có phải đã hạn chế đi phần nào sự thể hiện các sắc thái tình cảm như chính tác giả vừa nêu ở trên hay không!

Khi đưa vấn đề nghiên cứu mặt ngôn ngữ thơ trong công trình này, tác giả không đá động nhiều đến tính nhạc, đó là một vấn đề quan trọng trong bất kì công trình nghiên cứu ngôn ngữ thơ nào.

Ngoài ra trong bài nghiên cứu này, khi nói đến nhịp điệu trong thơ ca, tác giả đã dẫn ra một cách sai lệch trong ngắt nhịp ở một số trường hợp:

Ngôn ngữ nghệ thuật trong thơ Hồ Xuân Hương

Nhìn chung, trong công trình nghiên cứu này, dù đã điểm qua một vài nội dung nhưng có thể thấy rằng tác giả hầu như không đem lại một kết quả nghiên cứu nào đáng kể mà lại trích dẫn quá nhiều ý kiến của các tác giả nước ngoài, quá ít đưa ra ý kiến nhận định của mình, giống như là tác giả đang lượt thuật lại ý kiến của người khác mà lại không đưa ra nhận xét, kết luận của mình về nhận định đó là đúng hay sai, khiến công trình thiếu sức thuyết phục.

IV. Quan niệm của Chim Văn Bé.

Trong công trình Ngôn ngữ văn chương Việt Nam, tác giả Chim Văn Bé đã nêu lên những nội dung lớn: khái quát chung về văn bản và văn bản nghệ thuật, ngôn từ thơ

trữ tình và ngôn từ truyện. Trong giới hạn luận văn này, chúng tôi xin điểm qua chương

hai: ngôn từ thơ trữ tình với việc giải quyết những phương thức biểu đạt và các đặc trưng của ngôn từ thơ trữ tình.

1. Về phương thức biểu đạt.

Theo tác giả, nhìn chung, thơ trữ tình sử dụng hai phương thức biểu đạt chính:

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ nghệ thuật trong thơ hồ xuân hương (Trang 45)