II. Phân tích một số bài thơ tiêu biểu của Hồ Xuân Hương từ góc độ ngôn
2. Tự tình
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn Trơ cái hồng nhan với nước non Chén rượu hương đưa say lại tỉnh Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn Xiên ngang mặt đất rêu từng đám Đâm toạc chân mây đá mấy hòn Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại Mảnh tình san sẻ tí con con.
Ngôn ngữ nghệ thuật trong thơ Hồ Xuân Hương
Bài thơ đã được đưa vào chương trình giảng dạy ở phổ thông, đem lại cho tầng lớp trí thức một cái nhìn ngày càng toàn diện hơn về tài năng ngôn ngữ của Hồ Xuân Hương. Bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú quen thuộc của “bà chúa thơ Nôm”.
Như chúng ta đã biết văn chương, thơ ca là tấm gương phản chiếu tâm hồn, là tiếng nói tình cảm của nhân loại, là những rung động của trái tim trước cuộc đời tươi đẹp. Những giá trị tinh thần mà văn chương, thơ ca đem lại đã thoát khỏi quy luật băng hoại của thời gian để trường tồn mãi mãi. Quả thật như vậy, thưởng thức một bài thơ ta như được xem một cuốn phim tư liệu, đọc một trang nhật kí của một ai đó. Thật ngắn thôi nhưng khiến ta phải suy ngẫm thật sâu, thật nhiều.
Ngôn từ là chất liệu của văn chương, mà thứ chất liệu ấy trong thơ ca càng đặc biệt hơn vì thơ không được phép dùng từ ngữ thoáng đạt như trong câu văn mà nhà thơ phải chọn ra trong từ điển của mình những từ đẹp nhất, “đắt” nhất sao cho từ thì ít nhưng ý lại thật nhiều. Thế mới là nhà thơ.
Hồ Xuân Hương – một nữ sĩ tài ba – đã để lại cho đời những tuyệt tác như thế, một trong số đó là bài thơ Tự tình này. Bài thơ như lời tự thuật về cuộc đời tác giả như chính nhan đề tác phẩm, có lẽ nhà thơ viết về chính cuộc đời mình trong một thoáng rợn buồn.
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn Trơ cái hồng nhan với nước non
Cái tài năng, sắc đẹp và mãnh liệt trong thơ của Hồ Xuân Hương đã là một điều tất yếu mà ai cũng biết nhưng mấy ai biết rằng trong tình yêu, nhà thơ lại gặp lắm truân chuyên, trắc trở. Tình yêu là gì? Nhà thơ Xuân Diệu cũng như biết bao con người trên thế gian này vẫn luôn tự vấn “làm sao cắt nghĩa được tình yêu?”, là tốt hay xấu? Là vui vẻ hay buồn đau?...không ai trả lời. Là một cái gì đó chợt đến bất ngờ, làm thay đổi tất
Ngôn ngữ nghệ thuật trong thơ Hồ Xuân Hương
cả cuộc sống của một ai đó, nó thay thế và chiếm địa vị cao nhất so với tất cả các tình cảm khác. Nó sai khiến cả hành động, suy nghĩ và cả lí trí nữa. Nó đem đến cho người ta cảm giác thật khoan khoái khác lạ, một tâm trạng luôn trong trạng thái phấn khích, hưng phấn, để rồi những lúc gặp ngang trái trong đời không biết làm sao thì người đang yêu chỉ biết đưa tay sờ vào ngực mình, nơi trái tim đang ngự trị - chính là nơi ẩn náu của thứ tình cảm đặc biệt này – để mong dòng nhựa đỏ đang ngày ngày cuộn chảy của tình yêu sẽ cho những ai đang sở hữu nó có được thêm sức mạnh để vượt qua tất cả. Ấy thế mà trong rất nhiều con người, nó lại trở thành “tác dụng phụ” khi khiến họ luôn khắc khoải, suy tư cho chính mình, làm dâng lên trong họ những bão giông, sóng cuộn lúc đêm đen. Hồ Xuân Hương là một người trong đó. Bài thơ được mở ra bằng cảm thức về thời gian.
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Mở đầu bài thơ bằng phương thức miêu tả về khung cảnh của đêm, “đêm khuya” làm phần đề trong câu thơ, chỉ thời gian đã về khuya, thời gian đã quá nửa đêm mà vẫn nghe “văng vẳng” đâu đây tiếng “trống canh dồn”. Tạo hình bằng hình ảnh tĩnh, từ láy
văng vẳng làm bổ tố miêu tả trong ngữ vị từ làm phần thuyết văng vẳng trống canh dồn
trong cấu trúc đề - thuyết đã được nhà thơ sử dụng để diễn tả thật đắt một âm vang xa vắng, mang theo tiếng trống từ xa đến gần, từ gần đến xa không dứt làm rõ chức năng tạo hình của câu thơ thông qua việc tác động hình ảnh khứu giác của người đọc (tiếng
trống). Màn đêm u buồn, tĩnh mịch bỗng đâu đây vang lên tiếng trống canh báo hiệu nữa
đêm càng làm tăng thêm vẻ lặng ngắt của cảnh vật.
Câu thơ gợi ta nhớ đến một câu thơ khác của nhà thơ: “Tiếng gà văng vẳng gáy
trên bom”. Cũng là văng vẳng nhưng trong câu thơ trên âm thanh phát ra từ tiếng gà, một
loài vật nên ít nhiểu cũng làm cho cảnh vật thêm phần sinh động, có sức sống hơn. Còn trong câu thơ chúng ta đang nghiên cứu thì tiếng văng vẳng vang lên lại là tiếng trống
Ngôn ngữ nghệ thuật trong thơ Hồ Xuân Hương
khí mà âm thanh của nó càng làm cho không gian thêm quạnh hiu, vắng vẻ. Đêm đã vắng, trời đã im hòa cùng tiếng trống vồn vã càng tăng lên nỗi buồn của lòng người. Với tính từ “dồn” thể hiện một cái gì đó đồn dập, gấp gáp liên hồi, thúc giục, tiếng trống như
nhanh hơn trôi theo từng khoảnh khắc của thời gian và cuốn theo tuổi xuân của kẻ “hồng
nhan”, tâm trạng rối bời. Mô típ “văng vẳng” trong thơ Hồ Xuân Hương dù có đùa vui
thì cũng là mô tip não lòng: “Văng vẳng tai nghe tiếng khóc gì” (Bỡn bà lang khóc
chồng), “Văng vẳng tai nghe tiếng khóc chồng” (Dỗ người đàn bà chồng chết), ở bài thơ này, văng vẳng không chỉ não lòng mà còn lo lắng, không chỉ cảm nhận âm thanh mà còn “nghe” thời gian trôi.
Sự hòa phối về nghĩa trong nội tại câu qua các từ: đêm khuya, văng vẳng, dồn
trong câu thơ đầu tiên vẽ nên một không khí ảm đạm, buồn đến đáng sợ. Đêm là khoảng thời gian, là cơ hội thuận lợi nhất để bao tâm tư, suy nghĩ có dịp ùa về trong bất cứ ai khi ngàn cây nội cỏ trở về với im lặng, muôn thú cũng trở về tổ ấm sau một ngày làm việc, mưu sinh. Còn con người trong hoàn cảnh này thì ngược lại, đang phải đấu tranh sinh tồn với chính mình. Đây là lúc con người đối diện thật nhất với chính mình, người con gái như lo sợ, phấp phỏng khi bước chuyển của thời gian thật mau lẹ mà “cái hồng nhan” thì chẳng còn được bao nhiêu ngày tháng bởi “tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại” (Xuân Diệu). Nhà thơ ý thức được rằng cuộc đời là rất ngắn mà tuổi trẻ lại càng ngắn hơn, con người sống cả cuộc đời cũng chẳng được bao nhiêu cái mười năm, một phút trôi qua là cuộc đời ngắn bớt một phần.
Hồ Xuân Hương thật lận đận, sinh ra và lớn lên trong một giai đoạn đầy sóng gió (nửa cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX), nhưng bà vẫn uy nghiêm, thức tỉnh dù có trắc trở về số phận, cuộc đời: hai lần yêu, hai lần lấy chồng, hai lần làm lẽ và cả hai lần chồng chết, dường như bà vẫn chưa có cơ hội nào thưởng thức trọn vẹn sự hạnh phúc của tình yêu đôi lứa, tất cả đã bỏ bà ra đi quá sớm. Có lẽ ông trời thích cảnh trớ trêu hay đang
Ngôn ngữ nghệ thuật trong thơ Hồ Xuân Hương
ghen ghét với tài năng và nhan sắc của bà nên cứ muốn cướp đi của bà tất cả những gì liên quan đến nụ cười.
Đêm đen bao phủ, sự vắng lặng bao trùm cả mọi ngõ ngách, con người trở nên thật nhỏ bé và trĩu nặng tâm tư giữa khung cảnh ấy. Vì thế mà đôi mắt hồng nhan không buồn chớp như dán chặt vào màn tối vô tận. Những tưởng khung cảnh hoàn toàn là trống trãi, hóa ra lại có một “sự vật” đang tồn tại.
Trơ cái hồng nhan với nước non
Câu thơ là một cấu trúc đề - thuyết với cái hồng nhan làm phần đề nêu lên đối tượng và ngữ vị từ trơ với nước non làm phần thuyết trong câu. Đúng ra phải là “cái hồng nhan trơ với nước non”, nghệ thuật đảo trật từ từ ngữ, đưa trơ ra đầu câu giàu khả
năng bộc lộ, một tính từ chỉ sự trơ cứng, lẻ loi, cô đơn, một nỗi buồn lên đến cực điểm tạo cho ta một hình dung rõ rệt cảnh tượng như đang diễn ra trước mắt. Giữa không gian tĩnh mịch ấy, thân xác “cái hồng nhan” cứ ì ra như tượng đá vô tri, mất hết cảm xúc, mặc cho dòng chảy thời gian cứ trôi đi lặng lẽ. Bao quanh bởi sự lặng lẽ như tờ, con người dường như cũng đang lặng lẽ nhưng bên trong con người ấy thì đang dậy sóng ba đào.
Từ hay nhất trong câu thơ này là từ “trơ” mang giá trị tạo hình sâu sắc bằng cách tác động đến hình ảnh thị giác của độc giả, vẽ nên dáng vẻ thẫn thờ, vô hồn của chủ thể trữ tình. “Hồng nhan” vốn là từ dùng để chỉ người con gái đẹp, đáng yêu được dùng với sắc thái trang trọng, khen ngợi nhưng kết hợp với từ chỉ xuất “cái” thì thật suồng sả, mỉa mai và chua chát. Cái là từ dùng để chỉ một vật thể vật chất nào đó nhưng ở đây tác giả lại dùng để gọi chính mình. Nhà thơ xem mình như một thứ tầm thường như bao thứ tầm thường khác, chẳng ai thèm để mắt đến. Đó là một vật đang dần trở nên vô cảm, nhỏ bé, hữu hạn đối lập với cái nước non vô hạn. Bà ý thức được thân phận nhỏ nhoi của mình nên càng tủi thân, lạnh lẽo. Đây là lí do lí giả vì sao câu thơ đầu tiên mang một vẻ buồn
Ngôn ngữ nghệ thuật trong thơ Hồ Xuân Hương
tĩnh mịch vì “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu, Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”
(Nguyễn Du).
Đối lập về nghĩa: hồng nhan – trơ với nước non. Lẽ ra hồng nhan là cái đẹp thì
phải hạnh phúc ngập tràn giữa cảnh thần tiên mây nước, nhưng sự nghịch lý ẩn dưới là sự bất công chua chát của cuộc đời, cái đẹp phải chịu cảnh trăng tàn nguyệt lạnh. Phải chăng chỉ là riêng nữ sĩ hay còn biết bao số phận đáng thương khác cũng được bà đại diện cất lên tiếng lòng ai oán. Sự đối lập giữa cái nhỏ bé (hồng nhan) và cái rộng lớn của vũ trụ (nước non) càng thể hiện được sự cô đơn, lạc lỏng của chủ thể trữ tình.
Hàng loạt hình ảnh tương đồng: đêm khuya – cái hồng nhan, văng vẳng – trơ hòa phối về nghĩa được đặt trong mối quan hệ thời gian tương đồng càng làm rõ thêm tâm trạng của chủ thể trữ tình và khung cảnh cô liêu vô cùng dù con người vẫn đang tồn tại. Ai lại nỡ để cái đẹp bị vùi dập, tàn úa như cánh hoa đang kì đua sắc thắm mà gặp phải mưa rào thác lũ, có chăng chỉ là những bất công của xã hội, những nề nếp mà suy cho cùng không có một kẻ hở nào cho quyền lợi người phụ nữ, thật cổ hủ và vô nhân đạo đã đành để Đuốc hoa để đó, mặc nàng nằm trơ (Nguyễn Du).
Nhà thơ vun bút tự vẽ lên bức tranh tâm trạng của chính mình giữa đêm trăng. Cái
hồng nhan hay cũng chính là bản thân nhà thơ đang khóc cho mình. Cố vờ không để ý
đến mọi thứ hoa gấm xung quanh để tìm quên nhưng không được. Chỉ “trơ” thôi vẫn
chưa đủ để vơi đi nỗi sầu trong lòng. Cái đẹp đã lồ lộ ra đó mà chỉ có trời với đất, thử hỏi có đáng buồn không! Trơ ngoài nghĩa là sự trơ trọi, cô đơn còn mang một nghĩa khác mang đậm phong cách thơ Hồ Xuân Hương: trơ thể hiện nỗi đau cùng với sự bản lĩnh, thách thức giữa “nước non”, một mình bà đứng giữa trời đất như một lời bền gan thách đố mạnh bạo với cao xanh. Từ nhịp 2/2/3 ở câu thơ đầu tiên, đến câu thứ hai này, nhịp thơ 4/3 khiến câu thơ như rút ngắn lại kéo theo từng tiếng nấc nghẹn ngào của bà và biết
Ngôn ngữ nghệ thuật trong thơ Hồ Xuân Hương
giữa cái vô hạn, cái đẹp trước cái xấu xa, hủ lậu càng làm toát lên tính cách mạnh mẽ, bản lĩnh, ý thức bản ngã của nhân vật trữ tình và bản chất bất công, đối lập, nghịch lý của xã hội thời bấy giờ. Người phụ nữ chỉ là “vợ lẽ” hay chịu kiếp “chồng chung” thiệt thòi, khốn khổ, không có gì là của riêng mình hay mình là duy nhất của ai, họ không được tôn trọng cả phẩm giá và tâm hồn. Nghịch cảnh như cũng muốn làm bạn với họ hay cũng say mê cái hồng nhan của họ mà cũng quấn lấy họ một bước không rời.
Không ai quan tâm, không người bầu bạn, không vui, không buồn mà chỉ có một nỗi sầu. Chủ thể trữ tình đã tìm cách để tự giúp mình.
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn
Rượu trở thành chất phụ gia mà nhân vật trữ tình sử dụng bổ sung cho cái “trơ” kia để mong say đến cực điểm, có thể phút giây nào thoát khỏi thế giới hiện tại. Họ muốn thoát khỏi, chống lại nên tìm quên trong men rượu. Say để quay cuồng, say để quên đi hay say để nhớ mà “chén rượu hương đưa say lại tỉnh”? Hai câu thơ là hai cấu trúc đề - thuyết với chén rượu và vầng trăng lần lượt đóng vai trò làm phần đề nêu lên đối tượng, còn hương đưa say lại tỉnh và bóng xế khuyết chưa tròn làm phần thuyết trong hai dòng thơ, theo đó là sự hòa phối về ngữ âm thể hiện ở tiết tấu tương đồng với trọng âm cùng với sự hìa phối thanh điệu (rượu, tỉnh, xế, khuyết - đưa, trăng, tròn…) tạo nên sự cân đối hài hòa cho hai dòng thơ.
Say và tỉnh là hai trạng thái đối lập nhau, vậy mà cả hai lại cùng xuất hiện một lúc
khi chủ thể trữ tình uống rượu. Thật phi logic và khó hiểu, thông thường nếu đã say thì không thể tỉnh và ngược lại đã tỉnh thì không gọi là say nhưng ở đây tác giả đã kết hợp chúng lại thật hợp lí, diễn tả thật đúng tâm trạng của chủ thể trữ tình, muốn say nhưng
Ngôn ngữ nghệ thuật trong thơ Hồ Xuân Hương
cùng với cấu trúc song hành ở hai câu thực càng làm nổi bật lên tư thế, tâm trạng rối bời của chủ thể trữ tình. Hai dòng thơ cũng thể hiện sự hòa phối chặt chẽ về ngữ âm với trọng âm cú pháp và tiết tấu tương đồng với nhau. Nhịp thơ cũng đều đặn tạo nên nhịp điệu dàn trải, mênh mang.
Chén rượu hờ hững trên tay, hương rượu nồng nàn lan tỏa khắp không trung nhưng bao nhiêu hương sắc cay nồng ấy vấn không đủ để che lắp nỗi buồn, nỗi cô đơn, vẫn phải chịu “say lại tỉnh”. Uống để cho say nhưng càng uống lại càng tỉnh, như nhà thơ Lí Bạch cũng đã từng: “Uống rượu tiêu sầu, sầu vẫn sầu”, cái vòng lẩn quẩn, nỗi trống trải trong tâm nữ sĩ lúc này là cực đại, không gì phá vỡ được, rượu chỉ đơn thuần là một thứ nguyên liệu khiến tâm trạng ấy càng nặng trĩu, cay xé lòng mà thôi, một nghịch lý như chính nghịch lý của cuộc đời đối với thân phận nhân vật trữ tình.
Nếu đã tuyệt vọng tột cùng thì chỉ cần uống cho mềm nhũn người ra, không thể uống nỗi nữa mới dừng chứ sao lại uống để “say lại tỉnh”? Với Hồ Xuân Hương, rượu có thêm một tác dụng khác ngoài giải sầu: một thứ vũ khí. Không phải thứ vũ khí sắc nhọn cứa vào da thịt hay thứ thuốc đầu độc tâm hồn ai bằng sự ma hoặc mà là thứ sức mạnh của say sưa, mơ hồ để chống lại sự tỉnh táo đáng sợ, giúp mình xua đi, thoát khỏi sầu não của hiện tại. Bà muốn dùng hương rượu cay nồng để phá tan không gian tĩnh mịch, lạnh kẽo đến rợn người ấy để tìm đến hạnh phúc mà đáng lẽ bà phải có. Nhưng cũng như Thúy Kiều “Khi tỉnh rượu lúc tàn canh, Giật mình mình lại thương mình xót