1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Đặc trưng nghệ thuật từ ngữ ngôn từ trong thơ Hồ Xuân Hương

3 1,5K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 20,46 KB

Nội dung

Phần đầu 1. Lý do chọn đề tài Từ trước đến nay đã có rất nhiều quan điểm đánh giá khác nhau về thơ Hồ Xuân Hương. Có người cho rằng ở thơ bà : "Thi trung hữu quỷ" (trong thơ có quỷ) – Tản Đà, Xuân Diệu thì gọi bà là : "Bà chúa thơ nôm", nhà thơ Hoa Bằng thì gọi bà là "nhà thơ cách mạng"...Tựu chung các nhà nghiên cứu đều cùng gặp nhau ở một quan điểm đó là thơ Hồ Xuân Hương có một phong cách riêng, khác thường, tài hoa. Hồ Xuân Hương là một hồn thơ giàu giá trị nhân văn, nhân bản, một chất giọng lạ và giàu sắc thái sáng tạo. Đến với thơ Hồ Xuân Hương là đến với một tài năng và sự độc đáo – một hiện tượng lạ của nền văn học Việt Nam. Một con người độc đáo cả về tính cách lẫn thơ văn, mà kể về sự độc đáo thì từ trước đến nay chưa có một nhà thơ nữ nào sánh bằng. Điều làm nên sự độc đáo nổi tiếng của bà chúa thơ Nôm chính là đặc trưng ngôn từ trong thơ Hồ Xuân Hương. So với các sáng tác của một số nhà thơ đương thời, sự nghiệp sáng tác thơ của Hồ Xuân Hương không nhiều, chủ yếu là mảng thơ nôm truyền tụng, bên cạnh đó còn có sự xuất hiện của Lưu Hương Kí, Xuân Hương đàm thoại...với một phong cách thơ không xen lẫn với ai được. Thơ Hồ Xuân Hương chiếm một vị trí đặc biệt trong lòng người đọc, làm say mê, rung động biết bao thế hệ... Tôi rất ấn tượng với thơ Hồ Xuân Hương, một chất thơ dung dị dễ hiểu, dễ nhớ và mang đậm âm hưởng của dân gian, mặt khác tôi có một sự đồng cảm đặc biệt với một nhà thơ cùng quê hương với mình, nên phần nhiều tôi đã hiểu rất sâu sắc tiếng nói chân chất, mộc mạc trong thơ bà, đó cũng là ngôn ngữ của người dân xứ Nghệ quê tôi. Trên cơ sở tiếp thu những công trình của các nhà nghiên cứu, phê bình, và các tài liệu có liên quan, chúng tôi quyết định chọn đề tài: Đặc trưng ngôn từ trong thơ Hồ Xuân Hương với mong muốn đóng góp thêm một tiếng nói bé nhỏ của mình bên cạnh những công trình nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp thơ của "Bà chúa thơ nôm" – Hồ Xuân Hương. 2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu đặc trưng ngôn từ trong thơ Hồ Xuân Hương. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Khảo sát thơ Nôm của Hồ Xuân Hương đã được công bố. 3. Mục đích nghiên cứu Tìm thấy giá trị nhân văn của nghệ thuật sử dụng ngôn từ trong thơ Hồ Xuân Hương. 4. Lịch sử nghiên cứu Cuộc đời và thơ Hồ Xuân Hương là một chuỗi những bí ẩn và gây nhiều tranh luận trong giới nghiên cứu. Đó là nỗi ám ảnh chưa bao giờ đứt đoạn về tiểu sử, con người và thơ văn. Đến với thơ Hồ Xuân Hương, mỗi người đều có sự nhìn nhận đánh giá khác nhau và xem chừng các cách giải quyết vẫn chưa thỏa đáng. Điều đó chứng tỏ Hồ Xuân Hương là một hiện tượng độc đáo, bí ẩn nên dù có rất nhiều các công trình nghiên cứu và khám phá về thân thế, con người và thơ văn bà nhưng cho đến nay vẫn chưa đi đến ngã ngũ. Chính vì gặp khó khăn trong việc xác lập một cách chính xác thân thế Hồ Xuân Hương nên trước đây có rất ít các công trình nghiên cứu. Bước sang thế kỷ XX cuộc đời và sự nghiệp thơ Hồ Xuân Hương dần dần được vén bức màn bí ẩn, nhiều các công trình nghiên cứu với đa dạng các hướng khai thác khác nhau ra đời. Đầu tiên là phải kể đến công trình nghiên cứu của Nguyễn Hữu Tiến và Nguyễn Thành Ý (1925) "Việt Nam hợp tuyển giảng nghĩa"; "Quốc văn trích diễn" của Dương Quảng Hàm (1925); "Nam thi hợp tuyển" của Nguyễn Văn Ngọc (1927)...Các bài viết này đều nhằm mục đích thu thập những cứ liệu chính về thơ ca của Hồ Xuân Hương và bước đầu đi vào mặt nội dung trong thơ Hồ Xuân Hương. Về sau này, vấn đề thân thế và sự nghiệp thơ ca của bà càng được nhiều sự quan tâm của độc giả. Việc đi tìm chân tướng "người đàn bà bí ẩn", "người lạ mặt" này là một cuộc hành trình không biên giới, đây vẫn là đề tài mở cho những ai có ý muốn khám phá cuộc đời và sự nghiệp thơ bà. Đặc trưng ngôn từ trong thơ Hồ Xuân Hương là một đề tài có rất ít các công trình nghiên cứu. Phải chăng các nhà nghiên cứu muốn tìm rõ tường tận chân dung, thân thế hơn là đi sâu khai thác cái sâu sắc, độc đáo trong ngôn ngữ thơ, các phong tục tập quán, sinh hoạt văn hóa dân gian của người Việt thông qua cái nhìn và cảm nhận của hồn thơ Hồ Xuân Hương! Sau đây, tôi xin đưa ra một số phát hiện mới về đặc trưng ngôn từ mà một số nhà nghiên cứu đã đề cập tới trong một số các công trình sau: - Đỗ Đức Hiểu trong "Thế giới thơ Nôm Hồ Xuân Hương" in trong cuốn Hồ Xuân Hương về tác gia và tác phẩm, Nxb GD (2003) đã nhận xét: "...Nghệ thuật ngôn từ là một cơ thể sống phức tạp, vận động, nhiều âm thanh, nhiều màu sắc: mỗi tiếng là một "con kỳ nhông", đứng chỗ này thì màu xanh, đứng chỗ khác thì màu nâu, hoặc vàng úa. Thơ là một thể loại thật kỳ ảo. Nhà thơ nói một sự việc, bài thơ mang một ý nghĩa khác...Đó là những điệp trùng của tiếng của câu, của các hệ thống đồng nghĩa, phản nghĩa, ẩn dụ...nhằm diễn đạt ý tưởng( tình cảm, suy tư...) dưới nhiều dạng, ngày càng cao, càng sâu. Cho nên, có thể thấy chiều cao và chiều sâu ấy là một đặc trưng của thơ..."[18,tr.389]. - Trương Tửu trong "Hồ Xuân Hương - Thiên tài huê nguyệt" in trong cuốn Hồ Xuân Hương về tác gia và tác phẩm, Nxb GD (2003) đã nhận xét: "...Về ngôn ngữ, Hồ Xuân Hương còn có đặc điểm nữa là hay dùng những chữ tục, nạc, ngọt sớt, người bình dân ưa nói : Ai về nhắn nhủ phường lòi tói, Muốn sống đem vôi quét trả đền...Đầu sư há phải gì bà cốt. Bá ngọ con ong bé cái nhầm... Quân tử có thương thì bóc yếm, Xin đừng ngó ngoáy lỗ chôn tôi...Ong non ngứa nọc châm hoa rữa, Dê cỏn buồn sừng húc dậu thưa...Một đàn thằng ngọng đứng xem chuông...Cọc nhổ đi rồi lỗ bỏ không...Kìa cái diều ai nó lộn lèo. Xoạc cẳng đo xem đất vắn dài, Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo...Ta có thể nói về cách dùng chữ, đặt câu, xếp ý của Hồ Xuân Hương để trào phúng thói đời hay bộc lộ tình tự.." [11,tr 84]. - Đặng Thanh Hòa trong bài viết "Thành ngữ và tục ngữ trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương" in trong tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 4 (2001), đã nhận xét như sau: " Người ta thường bảo "nôm na là cha mánh khóe" thế nhưng đến với thơ Hồ Xuân Hương thì đó là một ngoại lệ, bởi vì người đọc nhớ đến Hồ Xuân Hương, yêu Xuân Hương lại chính từ cái "mánh qué" ấy. Nếu không có chất "nôm na", "mánh qué", "xỏ xiên" đầy tinh quái này thì có lẽ đã không có một Hồ Xuân Hương để cho người đời chiêm ngưỡng và tôn vinh bà thành bà chúa thơ Nôm trong làng thơ Việt Nam. Chính cái chất nôm na trong thơ của bà đã tạo nên một chất men xúc tác mãnh liệt trong lòng người đọc. Người ta ngây ngất, hỉ ha, khoái trá với cái thứ ngôn ngữ "nhà quê", "mánh qué"...Tất cả những cái đó hoàn toàn xa lạ với sự chau chuốt, gọt giũa, khuôn sáo mà người ta thường bắt gặp trong ngôn ngữ thơ". [10, tr. 22]. - Lê Trí Viễn trong cuốn "Nghĩ về thơ Hồ Xuân Hương", Nxb GD (1998) đã nhận xét như sau : "Sở dĩ ngôn ngữ Xuân Hương lột được mọi ý đồ của nữ sĩ chính vì cái tài vô song của người vận dụng. Cái tài ấy chẳng khác gì cái tài của người làm xiếc. Vượt xa trên mức tưởng tượng. Tài tình như thần thông biến hóa. Dân gian mà cổ điển. Điêu luyện mà cứ hồn nhiên. Thực hư, hư thực, nó đấy mà không phải nó, bóng mà hình, hình mà bóng, đùa mà thật, thật mà đùa. Có vẻ như Tôn Ngộ Không với Tam Tăng thì chỉ một thân, trung thật, chân chất đến xúc động, nhưng với yêu quái, ma vương thì có đến trăm Tôn Ngộ Không, chẳng biết đâu là thật, là giả " [24, tr. 34]. - Lê Hoài Nam trong bài viết "Hồ Xuân Hương" in trong cuốn Nghĩ về thơ Hồ Xuân Hương Nxb GD (1998) đã nhận xét: "Xuân Hương có vốn ngôn ngữ rất phong phú, rất chính xác, nhưng đồng thời cũng rất độc đáo. Điều đó không phải chỉ chứng tỏ Hồ Xuân Hương nắm vững ngôn ngữ của dân tộc, mà còn biểu hiện cá tính mạnh mẽ của Xuân Hương. Có những tiếng như : hỏm hòm hom, trơ toen hoẻn, chín mõm mòm, đỏ lòm lom, sáng banh, trưa trật...phải là người có bản lĩnh vững vàng như Xuân Hương mới có thể đưa vào văn học, nhất là vào thi ca được. Nói chung thì ngôn ngữ của Xuân Hương có một sức biểu hiện rất mạnh, bao giờ cũng xúc tích, hình ảnh sinh động, nói như ngày xưa thì mỗi một tiếng là đắc một tiếng" [24, tr. 172]. - Nguyễn Đăng Na trong "Thơ Hồ Xuân Hương với văn học dân gian" in trong cuốn Hồ Xuân Hương về tác gia và tác phẩm, Nxb GD (2003) đã nhận xét: "...Chủ nghĩa nhân đạo thù địch với chủ nghĩa cấm dục tôn giáo, thù địch với thói đạo đức giả đã khiến Xuân Hương đưa những cảm hứng dân gian không được giai cấp thống trị thừa nhận vào thơ chính thức. Đó cũng là nét riêng của Hồ Xuân Hương, bà tiếp tục tiếng cười dân gian một cách thành công. Tuy nhiên văn học dân gian không phải là nguồn duy nhất tạo nên Hồ Xuân Hương..." [11,tr.363]. - Đỗ Lai Thúy trong bài viết "Đi tìm phong cách thơ Hồ Xuân Hương" in trong cuốn Hồ Xuân Hương, Nxb Văn Nghệ TP HCM (1997) đã nhận xét như sau: " ...Thơ Hồ Xuân Hương có một kiến trúc ngôn từ khác lạ, một ngôn ngữ khác lại. Đọc thơ bà hoặc bằng sự mẫn cảm, hoặc bằng phương pháp thống kê, có thể chia ra những nét đặc biệt trong cách sử dụng ngôn từ..."[11, tr. 90]. - Đào Thái Tôn trong bài "Xuân Hương đàm thoại – Một nhịp nối trong tiến trình dân gian hóa" in trong cuốn Hồ Xuân Hương về tác gia và tác phẩm, Nxb GD (2003) đã nhận xét: "...Như một phương tiện quan trọng trong nghĩa của hai chữ "nhân quyền". Có điều là một tiếng nói như thế, ở một thời điểm lịch sử cụ thể, ở một con người cụ thể, lại là một phụ nữ có hoàn cảnh chắc chắn không phải sống trong nhung lụa như một nàng Mai Am nào đó, thì phương tiện chủ yếu để bảo tồn tiếng nói ấy cho đến nay, không còn gì khác hơn là lòng người "bia miệng". Đó là phương tiện thường thấy trong văn học dân gian; phương tiện không biết tự bao giờ đã giữ lại cánh cò cánh vạc, từng tiếng ru xao động lòng người...". [11,tr.263]. - Đỗ Lai Thúy trong bài "Đi tìm phong cách thơ Hồ Xuân Hương" in trong cuốn Hồ Xuân Hương, Nxb Văn nghệ Tp HCM (1997) đã nhận xét: "...Nhiều người cho rằng công lao của Hồ Xuân Hương chỉ giới hạn ở sự Việt hóa thể thơ Trung Quốc này mà quan trọng hơn mà còn làm mới thể thơ Luật Đường. Việc thi nhân đưa vào cái cấu trúc đã hoàn chỉnh của nó những yếu tố dị biệt, những nghịch cảm, chất liêu trai, mà không làm sụp đổ thể loại, ngược lại còn nâng nó lên một chất lượng mới, quả thật rất lạ lùng. Có lẽ ở mỗi bài của Xuân Hương, đằng sau ý nghĩa tâm linh, tín ngưỡng phồn thực, đằng sau cái con người xã hội chính là con người vũ trụ..." [2,tr.98]. Trong bài "Hoài niệm phồn thực" in trong cuốn Hồ Xuân Hương về tác gia và tác phẩm Đỗ Lai Thúy đã khái quát như sau: "...Những biểu tượng phồn thực trong thơ Hồ Xuân Hương vừa không phải là tục vừa là tục. Bởi vì nó gắn chặt với một điều thiêng liêng là sự cầu mong sinh sôi nảy nở cho mùa màng, con người, động vật và cây cối. Nó chính là điều thiêng liêng. Trong ý thức dân gian người ta cũng không coi đó đơn thuần là dâm tục chỉ có trong ý thức chính thống của xã hội thì đó mới là dâm tục, bởi vì người ta tách rời những biểu tượng này khỏi cái thiêng liêng là sự cầu mong phồn thực phồn sinh..." [11,tr.282]... - Ngô Gia Võ trong bài " Nghệ thuật với ý nghĩa khẳng định khát vọng nhân văn trong thơ nôm Hồ Xuân Hương" in trong cuốn Hồ Xuân Hương tác gia và tác phẩm đã khẳng định: "...Thơ Hồ Xuân Hương là khúc hát bay bổng và rạo rực ngợi ca, khẳng định hạnh phúc trần tục của con người. Thơ bà xoay đi, xoay lại cuối cùng chủ yếu để nhằm xoáy vào việc khẳng định khát vọng tự nhiên, ngợi ca hạnh phúc trần tục, đòi giải phóng bản năng con người khỏi mọi trói buộc khổ hạnh của cường quyền và thần quyền..." [11,tr.330]. Hồ Xuân Hương không chỉ được nghiên cứu và đánh giá cao ở trong nước mà còn thu hút sự chú ý quan tâm của nhiều người nước ngoài. Sau đây là một số nhận xét, đánh giá tiêu biểu về thơ Hồ Xuân Hương: - Jăng Ruxtal – Trong bài tựa bản dịch thơ Hồ Xuân Hương sang tiếng Pháp đã coi Hồ Xuân Hương là : " Một trong những tên tuổi lớn của văn học Việt Nam và không chút nghi ngờ, là một trong những nữ sĩ hàng đầu của Châu Á” [18, tr. 454]. - Jean Ristat cũng nhận xét : "Tình yêu thân xác (trong thơ bà) là tình yêu toàn vẹn. Nó bao gồm cả thiên nhiên trong đó. Tất cả đầy ăm ắp những thần linh, tất cả đều xoáy về tình yêu”[18, tr. 441]. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đều có một tiếng nói chung là thống nhất với nhau trên những vấn đề cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn. Tuy nhiên, ở một mức độ nào đó vẫn có những thái độ khen chê khác nhau thậm chí còn có một số ý kiến mâu thuẫn nhau và cho đến nay vẫn chưa có một sự giải quyết thỏa đáng. Thơ Hồ Xuân Hương thật sự có một sức quyến rũ mạnh giống như "Lược trúc chải cài trên mái tóc / Yếm đào trễ xuống dưới nương long / Đôi gò bồng đảo sương còn ngậm / Một lạch đào nguyên nước chửa thông”. Những phát hiện, tìm tòi mới về thân thế, sự nghiệp thơ bà vẫn sẽ là vấn đề nóng hổi thu hút nhiều công trình tham gia nghiên cứu giành cho những ai say mê, muốn khám phá thơ bà thì hãy tìm về với ngọn nguồn của thơ ca truyền thống mà chiêm nghiệm. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp so sánh đối chiếu: Chúng tôi đã tiến hành so sánh các sáng tác thơ của Hồ Xuân Hương với các sáng tác thơ của các nhà thơ cùng thời với bà, qua đó làm nổi bật đặc trưng ngôn từ trong thơ "bà chúa thơ nôm" - Hồ Xuân Hương. - Phương pháp phân tích tổng hợp: Trên cơ sở phân tích, nhận xét, đánh giá từ đó rút ra các kết luận cần thiết có liên quan đến đặc trưng ngôn từ trong thơ Hồ Xuân Hương - Phương pháp thống kê, phân loại: Trích ra một số bài thơ tiêu biểu của từng giai đoạn và phân loại chúng theo từng mốc thời gian nhất định. 6. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài của chúng tôi gồm có ba chương chính: Chương 1. Hồ Xuân Hương - Thời đại, cuộc đời và thơ Chương 2. Đặc trưng ngôn từ trong thơ Hồ Xuân Hương Chương 3. Ý nghĩa biểu đạt qua cách sử dụng ngôn từ trong thơ Hồ Xuân Hương

Phần đầu 1. Lý do chọn đề tài Từ trước đến nay đã có rất nhiều quan điểm đánh giá khác nhau về thơ Hồ Xuân Hương. Có người cho rằng ở thơ bà : "Thi trung hữu quỷ" (trong thơ có quỷ) – Tản Đà, Xuân Diệu thì gọi bà là : "Bà chúa thơ nôm", nhà thơ Hoa Bằng thì gọi bà là "nhà thơ cách mạng"...Tựu chung các nhà nghiên cứu đều cùng gặp nhau ở một quan điểm đó là thơ Hồ Xuân Hương có một phong cách riêng, khác thường, tài hoa. Hồ Xuân Hương là một hồn thơ giàu giá trị nhân văn, nhân bản, một chất giọng lạ và giàu sắc thái sáng tạo. Đến với thơ Hồ Xuân Hương là đến với một tài năng và sự độc đáo – một hiện tượng lạ của nền văn học Việt Nam. Một con người độc đáo cả về tính cách lẫn thơ văn, mà kể về sự độc đáo thì từ trước đến nay chưa có một nhà thơ nữ nào sánh bằng. Điều làm nên sự độc đáo nổi tiếng của bà chúa thơ Nôm chính là đặc trưng ngôn từ trong thơ Hồ Xuân Hương. So với các sáng tác của một số nhà thơ đương thời, sự nghiệp sáng tác thơ của Hồ Xuân Hương không nhiều, chủ yếu là mảng thơ nôm truyền tụng, bên cạnh đó còn có sự xuất hiện của Lưu Hương Kí, Xuân Hương đàm thoại...với một phong cách thơ không xen lẫn với ai được. Thơ Hồ Xuân Hương chiếm một vị trí đặc biệt trong lòng người đọc, làm say mê, rung động biết bao thế hệ... Tôi rất ấn tượng với thơ Hồ Xuân Hương, một chất thơ dung dị dễ hiểu, dễ nhớ và mang đậm âm hưởng của dân gian, mặt khác tôi có một sự đồng cảm đặc biệt với một nhà thơ cùng quê hương với mình, nên phần nhiều tôi đã hiểu rất sâu sắc tiếng nói chân chất, mộc mạc trong thơ bà, đó cũng là ngôn ngữ của người dân xứ Nghệ quê tôi. Trên cơ sở tiếp thu những công trình của các nhà nghiên cứu, phê bình, và các tài liệu có liên quan, chúng tôi quyết định chọn đề tài: Đặc trưng ngôn từ trong thơ Hồ Xuân Hương với mong muốn đóng góp thêm một tiếng nói bé nhỏ của mình bên cạnh những công trình nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp thơ của "Bà chúa thơ nôm" – Hồ Xuân Hương. 2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu đặc trưng ngôn từ trong thơ Hồ Xuân Hương. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Khảo sát thơ Nôm của Hồ Xuân Hương đã được công bố. 3. Mục đích nghiên cứu Tìm thấy giá trị nhân văn của nghệ thuật sử dụng ngôn từ trong thơ Hồ Xuân Hương. 4. Lịch sử nghiên cứu Cuộc đời và thơ Hồ Xuân Hương là một chuỗi những bí ẩn và gây nhiều tranh luận trong giới nghiên cứu. Đó là nỗi ám ảnh chưa bao giờ đứt đoạn về tiểu sử, con người và thơ văn. Đến với thơ Hồ Xuân Hương, mỗi người đều có sự nhìn nhận đánh giá khác nhau và xem chừng các cách giải quyết vẫn chưa thỏa đáng. Điều đó chứng tỏ Hồ Xuân Hương là một hiện tượng độc đáo, bí ẩn nên dù có rất nhiều các công trình nghiên cứu và khám phá về thân thế, con người và thơ văn bà nhưng cho đến nay vẫn chưa đi đến ngã ngũ. Chính vì gặp khó khăn trong việc xác lập một cách chính xác thân thế Hồ Xuân Hương nên trước đây có rất ít các công trình nghiên cứu. Bước sang thế kỷ XX cuộc đời và sự nghiệp thơ Hồ Xuân Hương dần dần được vén bức màn bí ẩn, nhiều các công trình nghiên cứu với đa dạng các hướng khai thác khác nhau ra đời. Đầu tiên là phải kể đến công trình nghiên cứu của Nguyễn Hữu Tiến và Nguyễn Thành Ý (1925) "Việt Nam hợp tuyển giảng nghĩa"; "Quốc văn trích diễn" của Dương Quảng Hàm (1925); "Nam thi hợp tuyển" của Nguyễn Văn Ngọc (1927)...Các bài viết này đều nhằm mục đích thu thập những cứ liệu chính về thơ ca của Hồ Xuân Hương và bước đầu đi vào mặt nội dung trong thơ Hồ Xuân Hương. Về sau này, vấn đề thân thế và sự nghiệp thơ ca của bà càng được nhiều sự quan tâm của độc giả. Việc đi tìm chân tướng "người đàn bà bí ẩn", "người lạ mặt" này là một cuộc hành trình không biên giới, đây vẫn là đề tài mở cho những ai có ý muốn khám phá cuộc đời và sự nghiệp thơ bà. Đặc trưng ngôn từ trong thơ Hồ Xuân Hương là một đề tài có rất ít các công trình nghiên cứu. Phải chăng các nhà nghiên cứu muốn tìm rõ tường tận chân dung, thân thế hơn là đi sâu khai thác cái sâu sắc, độc đáo trong ngôn ngữ thơ, các phong tục tập quán, sinh hoạt văn hóa dân gian của người Việt thông qua cái nhìn và cảm nhận của hồn thơ Hồ Xuân Hương! Sau đây, tôi xin đưa ra một số phát hiện mới về đặc trưng ngôn từ mà một số nhà nghiên cứu đã đề cập tới trong một số các công trình sau: - Đỗ Đức Hiểu trong "Thế giới thơ Nôm Hồ Xuân Hương" in trong cuốn Hồ Xuân Hương về tác gia và tác phẩm, Nxb GD (2003) đã nhận xét: "...Nghệ thuật ngôn từ là một cơ thể sống phức tạp, vận động, nhiều âm thanh, nhiều màu sắc: mỗi tiếng là một "con kỳ nhông", đứng chỗ này thì màu xanh, đứng chỗ khác thì màu nâu, hoặc vàng úa. Thơ là một thể loại thật kỳ ảo. Nhà thơ nói một sự việc, bài thơ mang một ý nghĩa khác...Đó là những điệp trùng của tiếng của câu, của các hệ thống đồng nghĩa, phản nghĩa, ẩn dụ...nhằm diễn đạt ý tưởng( tình cảm, suy tư...) dưới nhiều dạng, ngày càng cao, càng sâu. Cho nên, có thể thấy chiều cao và chiều sâu ấy là một đặc trưng của thơ..."[18,tr.389]. - Trương Tửu trong "Hồ Xuân Hương - Thiên tài huê nguyệt" in trong cuốn Hồ Xuân Hương về tác gia và tác phẩm, Nxb GD (2003) đã nhận xét: "...Về ngôn ngữ, Hồ Xuân Hương còn có đặc điểm nữa là hay dùng những chữ tục, nạc, ngọt sớt, người bình dân ưa nói : Ai về nhắn nhủ phường lòi tói, Muốn sống đem vôi quét trả đền...Đầu sư há phải gì bà cốt. Bá ngọ con ong bé cái nhầm... Quân tử có thương thì bóc yếm, Xin đừng ngó ngoáy lỗ chôn tôi...Ong non ngứa nọc châm hoa rữa, Dê cỏn buồn sừng húc dậu thưa...Một đàn thằng ngọng đứng xem chuông...Cọc nhổ đi rồi lỗ bỏ không...Kìa cái diều ai nó lộn lèo. Xoạc cẳng đo xem đất vắn dài, Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo...Ta có thể nói về cách dùng chữ, đặt câu, xếp ý của Hồ Xuân Hương để trào phúng thói đời hay bộc lộ tình tự.." [11,tr 84]. - Đặng Thanh Hòa trong bài viết "Thành ngữ và tục ngữ trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương" in trong tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 4 (2001), đã nhận xét như sau: " Người ta thường bảo "nôm na là cha mánh khóe" thế nhưng đến với thơ Hồ Xuân Hương thì đó là một ngoại lệ, bởi vì người đọc nhớ đến Hồ Xuân Hương, yêu Xuân Hương lại chính từ cái "mánh qué" ấy. Nếu không có chất "nôm na", "mánh qué", "xỏ xiên" đầy tinh quái này thì có lẽ đã không có một Hồ Xuân Hương để cho người đời chiêm ngưỡng và tôn vinh bà thành bà chúa thơ Nôm trong làng thơ Việt Nam. Chính cái chất nôm na trong thơ của bà đã tạo nên một chất men xúc tác mãnh liệt trong lòng người đọc. Người ta ngây ngất, hỉ ha, khoái trá với cái thứ ngôn ngữ "nhà quê", "mánh qué"...Tất cả những cái đó hoàn toàn xa lạ với sự chau chuốt, gọt giũa, khuôn sáo mà người ta thường bắt gặp trong ngôn ngữ thơ". [10, tr. 22]. - Lê Trí Viễn trong cuốn "Nghĩ về thơ Hồ Xuân Hương", Nxb GD (1998) đã nhận xét như sau : "Sở dĩ ngôn ngữ Xuân Hương lột được mọi ý đồ của nữ sĩ chính vì cái tài vô song của người vận dụng. Cái tài ấy chẳng khác gì cái tài của người làm xiếc. Vượt xa trên mức tưởng tượng. Tài tình như thần thông biến hóa. Dân gian mà cổ điển. Điêu luyện mà cứ hồn nhiên. Thực hư, hư thực, nó đấy mà không phải nó, bóng mà hình, hình mà bóng, đùa mà thật, thật mà đùa. Có vẻ như Tôn Ngộ Không với Tam Tăng thì chỉ một thân, trung thật, chân chất đến xúc động, nhưng với yêu quái, ma vương thì có đến trăm Tôn Ngộ Không, chẳng biết đâu là thật, là giả " [24, tr. 34]. - Lê Hoài Nam trong bài viết "Hồ Xuân Hương" in trong cuốn Nghĩ về thơ Hồ Xuân Hương Nxb GD (1998) đã nhận xét: "Xuân Hương có vốn ngôn ngữ rất phong phú, rất chính xác, nhưng đồng thời cũng rất độc đáo. Điều đó không phải chỉ chứng tỏ Hồ Xuân Hương nắm vững ngôn ngữ của dân tộc, mà còn biểu hiện cá tính mạnh mẽ của Xuân Hương. Có những tiếng như : hỏm hòm hom, trơ toen hoẻn, chín mõm mòm, đỏ lòm lom, sáng banh, trưa trật...phải là người có bản lĩnh vững vàng như Xuân Hương mới có thể đưa vào văn học, nhất là vào thi ca được. Nói chung thì ngôn ngữ của Xuân Hương có một sức biểu hiện rất mạnh, bao giờ cũng xúc tích, hình ảnh sinh động, nói như ngày xưa thì mỗi một tiếng là đắc một tiếng" [24, tr. 172]. - Nguyễn Đăng Na trong "Thơ Hồ Xuân Hương với văn học dân gian" in trong cuốn Hồ Xuân Hương về tác gia và tác phẩm, Nxb GD (2003) đã nhận xét: "...Chủ nghĩa nhân đạo thù địch với chủ nghĩa cấm dục tôn giáo, thù địch với thói đạo đức giả đã khiến Xuân Hương đưa những cảm hứng dân gian không được giai cấp thống trị thừa nhận vào thơ chính thức. Đó cũng là nét riêng của Hồ Xuân Hương, bà tiếp tục tiếng cười dân gian một cách thành công. Tuy nhiên văn học dân gian không phải là nguồn duy nhất tạo nên Hồ Xuân Hương..." [11,tr.363]. - Đỗ Lai Thúy trong bài viết "Đi tìm phong cách thơ Hồ Xuân Hương" in trong cuốn Hồ Xuân Hương, Nxb Văn Nghệ TP HCM (1997) đã nhận xét như sau: " ...Thơ Hồ Xuân Hương có một kiến trúc ngôn từ khác lạ, một ngôn ngữ khác lại. Đọc thơ bà hoặc bằng sự mẫn cảm, hoặc bằng phương pháp thống kê, có thể chia ra những nét đặc biệt trong cách sử dụng ngôn từ..."[11, tr. 90]. - Đào Thái Tôn trong bài "Xuân Hương đàm thoại – Một nhịp nối trong tiến trình dân gian hóa" in trong cuốn Hồ Xuân Hương về tác gia và tác phẩm, Nxb GD (2003) đã nhận xét: "...Như một phương tiện quan trọng trong nghĩa của hai chữ "nhân quyền". Có điều là một tiếng nói như thế, ở một thời điểm lịch sử cụ thể, ở một con người cụ thể, lại là một phụ nữ có hoàn cảnh chắc chắn không phải sống trong nhung lụa như một nàng Mai Am nào đó, thì phương tiện chủ yếu để bảo tồn tiếng nói ấy cho đến nay, không còn gì khác hơn là lòng người "bia miệng". Đó là phương tiện thường thấy trong văn học dân gian; phương tiện không biết tự bao giờ đã giữ lại cánh cò cánh vạc, từng tiếng ru xao động lòng người...". [11,tr.263]. - Đỗ Lai Thúy trong bài "Đi tìm phong cách thơ Hồ Xuân Hương" in trong cuốn Hồ Xuân Hương, Nxb Văn nghệ Tp HCM (1997) đã nhận xét: "...Nhiều người cho rằng công lao của Hồ Xuân Hương chỉ giới hạn ở sự Việt hóa thể thơ Trung Quốc này mà quan trọng hơn mà còn làm mới thể thơ Luật Đường. Việc thi nhân đưa vào cái cấu trúc đã hoàn chỉnh của nó những yếu tố dị biệt, những nghịch cảm, chất liêu trai, mà không làm sụp đổ thể loại, ngược lại còn nâng nó lên một chất lượng mới, quả thật rất lạ lùng. Có lẽ ở mỗi bài của Xuân Hương, đằng sau ý nghĩa tâm linh, tín ngưỡng phồn thực, đằng sau cái con người xã hội chính là con người vũ trụ..." [2,tr.98]. Trong bài "Hoài niệm phồn thực" in trong cuốn Hồ Xuân Hương về tác gia và tác phẩm Đỗ Lai Thúy đã khái quát như sau: "...Những biểu tượng phồn thực trong thơ Hồ Xuân Hương vừa không phải là tục vừa là tục. Bởi vì nó gắn chặt với một điều thiêng liêng là sự cầu mong sinh sôi nảy nở cho mùa màng, con người, động vật và cây cối. Nó chính là điều thiêng liêng. Trong ý thức dân gian người ta cũng không coi đó đơn thuần là dâm tục chỉ có trong ý thức chính thống của xã hội thì đó mới là dâm tục, bởi vì người ta tách rời những biểu tượng này khỏi cái thiêng liêng là sự cầu mong phồn thực phồn sinh..." [11,tr.282]... - Ngô Gia Võ trong bài " Nghệ thuật với ý nghĩa khẳng định khát vọng nhân văn trong thơ nôm Hồ Xuân Hương" in trong cuốn Hồ Xuân Hương tác gia và tác phẩm đã khẳng định: "...Thơ Hồ Xuân Hương là khúc hát bay bổng và rạo rực ngợi ca, khẳng định hạnh phúc trần tục của con người. Thơ bà xoay đi, xoay lại cuối cùng chủ yếu để nhằm xoáy vào việc khẳng định khát vọng tự nhiên, ngợi ca hạnh phúc trần tục, đòi giải phóng bản năng con người khỏi mọi trói buộc khổ hạnh của cường quyền và thần quyền..." [11,tr.330]. Hồ Xuân Hương không chỉ được nghiên cứu và đánh giá cao ở trong nước mà còn thu hút sự chú ý quan tâm của nhiều người nước ngoài. Sau đây là một số nhận xét, đánh giá tiêu biểu về thơ Hồ Xuân Hương: - Jăng Ruxtal – Trong bài tựa bản dịch thơ Hồ Xuân Hương sang tiếng Pháp đã coi Hồ Xuân Hương là : " Một trong những tên tuổi lớn của văn học Việt Nam và không chút nghi ngờ, là một trong những nữ sĩ hàng đầu của Châu Á” [18, tr. 454]. - Jean Ristat cũng nhận xét : "Tình yêu thân xác (trong thơ bà) là tình yêu toàn vẹn. Nó bao gồm cả thiên nhiên trong đó. Tất cả đầy ăm ắp những thần linh, tất cả đều xoáy về tình yêu”[18, tr. 441]. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đều có một tiếng nói chung là thống nhất với nhau trên những vấn đề cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn. Tuy nhiên, ở một mức độ nào đó vẫn có những thái độ khen chê khác nhau thậm chí còn có một số ý kiến mâu thuẫn nhau và cho đến nay vẫn chưa có một sự giải quyết thỏa đáng. Thơ Hồ Xuân Hương thật sự có một sức quyến rũ mạnh giống như "Lược trúc chải cài trên mái tóc / Yếm đào trễ xuống dưới nương long / Đôi gò bồng đảo sương còn ngậm / Một lạch đào nguyên nước chửa thông”. Những phát hiện, tìm tòi mới về thân thế, sự nghiệp thơ bà vẫn sẽ là vấn đề nóng hổi thu hút nhiều công trình tham gia nghiên cứu giành cho những ai say mê, muốn khám phá thơ bà thì hãy tìm về với ngọn nguồn của thơ ca truyền thống mà chiêm nghiệm. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp so sánh đối chiếu: Chúng tôi đã tiến hành so sánh các sáng tác thơ của Hồ Xuân Hương với các sáng tác thơ của các nhà thơ cùng thời với bà, qua đó làm nổi bật đặc trưng ngôn từ trong thơ "bà chúa thơ nôm" - Hồ Xuân Hương. - Phương pháp phân tích tổng hợp: Trên cơ sở phân tích, nhận xét, đánh giá từ đó rút ra các kết luận cần thiết có liên quan đến đặc trưng ngôn từ trong thơ Hồ Xuân Hương - Phương pháp thống kê, phân loại: Trích ra một số bài thơ tiêu biểu của từng giai đoạn và phân loại chúng theo từng mốc thời gian nhất định. 6. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài của chúng tôi gồm có ba chương chính: Chương 1. Hồ Xuân Hương - Thời đại, cuộc đời và thơ Chương 2. Đặc trưng ngôn từ trong thơ Hồ Xuân Hương Chương 3. Ý nghĩa biểu đạt qua cách sử dụng ngôn từ trong thơ Hồ Xuân Hương ... đề tài gồm có ba chương chính: Chương Hồ Xuân Hương - Thời đại, đời thơ Chương Đặc trưng ngôn từ thơ Hồ Xuân Hương Chương Ý nghĩa biểu đạt qua cách sử dụng ngôn từ thơ Hồ Xuân Hương ... nên Hồ Xuân Hương " [11,tr.363] - Đỗ Lai Thúy viết "Đi tìm phong cách thơ Hồ Xuân Hương" in Hồ Xuân Hương, Nxb Văn Nghệ TP HCM (1997) nhận xét sau: " Thơ Hồ Xuân Hương có kiến trúc ngôn từ khác... cảm nhận hồn thơ Hồ Xuân Hương! Sau đây, xin đưa số phát đặc trưng ngôn từ mà số nhà nghiên cứu đề cập tới số công trình sau: - Đỗ Đức Hiểu "Thế giới thơ Nôm Hồ Xuân Hương" in Hồ Xuân Hương tác

Ngày đăng: 17/10/2015, 02:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w