1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

tranh chấp liên quan đến thanh toán lc

34 1,1K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

DIỄN BIẾN VỤ VIỆC tiếp theo Công ty Việt Nam gửi đơn khởi kiện về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa và đồng thời yêu cầu Tòa án Tp.HCM áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để không p

Trang 2

PHẦN I TÓM TẮT TÌNH HUỐNG

Trang 3

GIỚI THIỆU THÔNG TIN LIÊN QUAN

 Bên xuất khẩu: công ty Đài Loan.

 Bên nhập khẩu: công ty Việt Nam

 Ngân hàng Việt Nam: là ngân hàng phát hành

 Ngân hàng Đài Loan: là ngân hàng thụ hưởng

 Nội dung tranh chấp:

 Chất lượng hàng hóa

 Thanh toán

3

Trang 4

DIỄN BIẾN VỤ VIỆC

 Ngày 14/04/2013, Công ty Việt Nam đến ngân hàng Việt Nam mở L/C nhập khẩu máy dệt bao PP, bên xuất khẩu là Công ty Đài Loan.

 Quá trình thanh toán chia thành 2 đợt:

 Đợt 1: Ngày 22/07/2013.

 Đợt 2: ngày 05/11/2013.

 Tháng 8/2013, Công ty Việt Nam đề nghị ngân hàng phát hành L/C tạm hoãn thanh toán đợt 2 đối với tín dụng thư trên Lý do:

 Lô máy nhập về không đúng với thỏa thuận ban đầu (vi phạm về chất lượng hàng hóa).

 Việc lắp máy chưa hoàn tất mà chuyên gia của bên bán máy đã về nước => bên mua không nhận được hỗ trợ như thỏa thuận ban đầu trong hợp đồng (vi phạm về hỗ trợ kỹ thuật).

Trang 5

DIỄN BIẾN VỤ VIỆC tiếp theo

 Công ty Việt Nam gửi đơn khởi kiện về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa và đồng thời yêu cầu Tòa án Tp.HCM áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm

thời để không phải thực hiện thanh toán đợt 2 cho tín dụng thư nêu trên 

Tòa án thụ lý giải quyết.

 Ngày 23/10/2013, Ngân hàng phát hành (bên Việt Nam) nhận được quyết định số 1267 của Tòa án nhân dân TPHCM v/v “Áp dụng biện pháp khẩn cấp

tạm thời” Theo đó, Tòa án yêu cầu Ngân hàng Việt Nam phong tỏa tài

khoản thanh toán là tín dụng thư nêu trên.

5

Trang 6

DIỄN BIẾN VỤ VIỆC tiếp theo

 Ngày 28/10/2013, Ngân hàng phát hành đã gửi điện thông báo tạm ngưng thanh toán cho ngân hàng thụ hưởng.

 Ngày 31/10/2013, ngân hàng phát hành gửi công văn đến Tòa án TPHCM, đề nghị Tòa án hướng dẫn thực hiện quyết định 1267 vì việc ngân hàng ngưng

thanh toán L/C có thể dẫn đến bị ngân hàng thụ hưởng khởi kiện.

 Ngày 05/11/2013, ngân hàng phát hành nhận được văn bản trả lời của ngân

hàng thụ hưởng với nội dung “không đồng ý việc ngân hàng phát hành

ngưng thanh toán L/C trên vì bộ chứng từ hoàn toàn hợp lệ”.

Trang 7

TÓM TẮT HÀNH ĐỘNG CÁC BÊN 7

BÊN BÁN/

KH: Đề nghị tạm hoãn thanh toán đợt 2 KH: Gửi đơn yêu cầu Tòa án TpHCM áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để

không phải thực hiện thanh toán đợt 2

Tòa án: Quyết định số 1267 v/v “Áp dụng biện pháp khẩn

cấp tạm thời”: phong tỏa tài

khoản thanh toán

NH thụ hưởng: gửi Văn bản

trả lời “không đồng ý việc

Ngân hàng phát hành: gửi công văn đến

Tòa án TPHCM, đề nghị Tòa án hướng

dẫn thực hiện quyết định 1267 vì việc

ngân hàng ngưng thanh toán L/C có thể dẫn đến bị ngân hàng thụ hưởng khởi kiện

Trang 8

Ý KIẾN CÁC BÊN LIÊN QUAN

Quan điểm của khách hàng: Khách hàng sẽ không tiến hành thực hiện các thủ tục nhận nợ

để thanh toán đợt 2.

Phía ngân hàng phát hành: Lúng túng trong việc áp dụng quy định liên quan

Theo quyết định 1267 của Tòa án TpHCM thì ngân hàng phát hành phải tạm ngưng thanh

toán.

Theo thỏa thuận phương thức Tín dụng thư thì các bên sẽ tuân thủ Quy tắc thực hành

thống nhất về tín dụng chứng từ hiện hành (UCP600) để điều chỉnh các vấn đề phát sinh trong quá trình giao dịch; và theo quy định của UCP600 thì tín dụng thư là một cam kết thanh toán không thể hủy ngang của ngân hàng phát hành khi nhận được bộ chứng từ xuất trình phù

hợp từ đối tác Do đó, quyết định 1267 không phải là điều kiện để ngân hàng phát hành

được phép ngưng thanh toán tín dụng thư đã phát hành.

Trang 9

PHẦN II

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Trang 10

HĐ không lựa chọn áp dụng luật VN, cơ quan

tài phán VN, khi xảy ra tranh chấp:

Ai giải quyết?

Áp dụng luật nào?

Giải quyết ra sao?

Giả định, bạn là luật sư của nhà nhập khẩu, bạn

sẽ làm gì?

Vì tôi chọn là luật sư của nhà nhập khẩu, nên tôi chọn luật quốc gia và cơ quan tài phán Việt Nam để yêu cầu giải quyết tranh chấp, vì như

vậy, sẽ có lợi cho tôi và thân chủ của tôi.

CHỌN LUẬT QUỐC GIA ĐỂ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Trang 11

CHỌN LUẬT QUỐC GIA ĐỂ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Vấn đề 1:

1 Nơi thực hiện hợp đồng là nơi nào?

hiện hợp đồng là Việt Nam

2 Ai là bên có quyền?

quyền tạm ngưng thanh toán

Kết luận 1: Luật áp dụng là luật Việt Nam và cơ quan giải quyết tranh chấp là Tòa án Việt Nam  Tòa án thụ lý giải quyết hoàn toàn đúng pháp luật Việt Nam (Căn cứ điểm a

khoản 1 điều 29, khoản 3 điều 33, điểm a khoản 1 điều 34, điểm b khoản

2 điều 284 và khoản 1 điều 769 BLDS, khoản 3 điều 51 LTM)

11

Trang 12

DẪN CHIẾU LUẬT

Khoản 1 Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (BLTTDS):

Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi

nhuận bao gồm:

a) Mua bán hàng hoá;

……

Khoản 3 Điều 33 BLTTDS:

Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này

mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư

pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân cấp

huyện.

Khoản 1 điều 34 BLTTDS :

Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi

chung là Toà án nhân dân cấp tỉnh) có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc sau đây:

……

c) Tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 33 của Bộ luật này.

Trang 13

DẪN CHIẾU LUẬT

Khoản 1 Điều 769 Bộ luật Dân sự năm 2005 (BLDS):

Quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi thực hiện hợp đồng, nếu không có thỏa thuận khác.

Khoản 3 điều 51 Luật thương mại 2005:

Bên mua có bằng chứng về việc bên bán đã giao hàng không phù hợp với hợp đồng thì có quyền tạm ngừng thanh toán cho đến khi bên bán đã khắc phục sự không phù hợp đó;

13

Trang 14

CHỌN LUẬT QUỐC GIA ĐỂ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Vấn đề 2:

Quyết định 1267 của TAND TPHCM có đúng luật?

Lý do của biện pháp khẩn cấp tạm thời là để:

Ngân hàng Đài Loan trong khi tranh chấp chưa được giải

quyết xong (Nếu không có QĐ 1267, Công ty Việt Nam không

có căn cứ pháp lý để buộc Ngân hàng Việt Nam tạm ngưng thanh toán vì điều kiện thanh toán đã thỏa)

quyết tranh chấp

Kết luận 2: Việc TAND TPHCM ra QĐ 1267 là đúng quy định pháp luật Việt Nam (căn cứ Khoản 1 Điều 99 và 102 BLTTDS)

Trang 15

DẪN CHIẾU LUẬT

Khoản 1 Điều 99 BLTTDS :

Trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự, người đại diện hợp pháp

của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều

162 của Bộ luật này có quyền yêu cầu Toà án đang giải quyết vụ án đó

áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều

102 của Bộ luật này để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương

sự, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại

không thể khắc phục được hoặc bảo đảm việc thi hành án.

Điều 102 BLTTDS:

……

10 Phong toả tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong toả tài sản ở nơi gửi giữ.

11 Phong toả tài sản của người có nghĩa vụ.

12 Cấm hoặc buộc đương sự thực hiện hành vi nhất định.

13 Các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác mà pháp luật có quy định.

15

Trang 16

CHỌN LUẬT QUỐC GIA ĐỂ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Vấn đề 3:

Ngân hàng Việt Nam trả tiền cho người thụ hưởng hay tạm

ngưng trả tiền và chờ phán quyết của tòa án?

Ngân hàng VN không thể chống lại luật quốc gia và QĐ áp dụng BPKCTT của tòa án, nếu không tuân thủ, khả năng rất lớn là Ngân hàng phải bồi thường thiệt hại hay gánh chịu một hậu quả pháp lý nào đó tùy thuộc vào phán quyết của cơ quan tài phán trong nước Trong khi đó, việc mất uy tín đối với thị trường quốc tế là câu

chuyện sau đó và chế tài cho hành vi gây mất uy tín là chưa rõ

ràng, thiệt hại chưa thực tế xảy ra.

Kết luận 3: Ngân hàng Việt Nam tạm ngưng việc thanh

toán theo quyết định 1267 của tòa án là phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam (căn cứ điểm b khoản 2 điều 375

BLTTDS)

Trang 17

DẪN CHIẾU LUẬT

Khoản 2 Điều 375 BLTTDS

Những bản án, quyết định sau đây của Toà án cấp sơ thẩm được thi hành ngay mặc dù có thể bị kháng cáo, kháng nghị:

a) Bản án, quyết định về cấp dưỡng, trả công lao động, nhận

người lao động trở lại làm việc, trả lương, trợ cấp mất việc làm, bảo hiểm xã hội hoặc bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tổn thất tinh thần của công dân;

b) Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

17

Trang 18

CHỌN UCP ĐỂ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

ra một cách rõ ràng nó phụ thuộc vào quy tắc này thì quy tắc này ràng buộc tất cả các bên trừ khi L/C loại trừ hoặc sửa đổi

dụng UCP 600 (quy định tại trường 47A của L/C)

Trong trường hợp này tất cả các bên liên quan đều phải

tuân thủ theo UCP 600 và UCP 600 sẽ được lựa chọn để

giải quyết tranh chấp.

Vì tôi chọn bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp của

ngân hàng thụ hưởng (Ngân hàng của nhà xuất khẩu) nên UCP 600 được tôi lựa chọn để áp dụng

Trang 19

CHỌN UCP ĐỂ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

NH NGỪNG THANH TOÁN LÀ ĐÚNG HAY SAI??

dụng là một giao dịch riêng biệt với hợp đồng mua bán

Theo quy định thêm tại Điều 5 của UCP 600, các ngân hàng chỉ làm việc dựa trên chứng từ, họ không quan tâm đến hàng hóa

19

Trang 20

CHỌN UCP ĐỂ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

NH NGỪNG THANH TOÁN LÀ ĐÚNG HAY SAI??

Thực tế phát sinh: Việc nhà nhập khẩu đưa ra lý do không chấp nhận thanh toán L/C là:

máy đã về nước khách hàng không nhận được hỗ trợ

 Với 2 lý do nêu trên để yêu cầu ngân hàng phát hành ngừng việc thanh toán cho nhà xuất khẩu là không đúng với quy định của UCP 600 vì ngân hàng không chịu trách nhiệm đến hàng hóa giao dịch

Trang 21

CHỌN UCP ĐỂ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

NH NGỪNG THANH TOÁN LÀ ĐÚNG HAY SAI??

Theo điểm b điều 8 UCP 600 quy định: Ngân hàng xác nhận bị ràng buộc không thể hủy bỏ đối với việc thanh toán hoặc thương lượng thanh toán kể từ khi ngân hàng đó thực hiện xác nhận tín dụng

xác định việc xuất trình là phù hợp, thì NH phải thanh toán.

21

Trang 22

CHỌN UCP ĐỂ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

NH NGỪNG THANH TOÁN LÀ ĐÚNG HAY SAI??

Ngân hàng thụ hưởng đã thực hiện đúng các quy định trong UCP về chứng từ và ngân hàng thanh toán đã nhận được toàn bộ chứng từ quy định trong L/C và xác nhận chứng từ là hợp lệ

Nhận xét: Trong trường hợp này ngân hàng phát hành bắt

buộc phải thanh toán cho nhà xuất khẩu thông qua ngân hàng chúng tôi và không có bất kỳ lý do nào phải trì hoãn hoặc ngừng thanh toán theo LC này

Trang 23

CHỌN UCP ĐỂ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

QUYẾT ĐỊNH 1627 CỦA TÒA PHÙ HỢP?

Ngày 5/11/2013 NH thụ hưởng đã gửi điện phản hồi đến NH phát hành với nội dung “không đồng ý với việc ngừng thanh toán L/C” Với lý do:

Theo quy định của UCP 600 thì tín dụng thư là một cam kết thanh toán không thể hủy ngang của ngân hàng phát hành khi nhận được bộ chứng từ xuất trình phù hợp từ nhà xuất khẩu và quyết định của tòa án của bên nhập khẩu không liên quan đến việc ngừng thanh toán L/C đã phát hành

phát hành xác nhận hợp lệ, NH chúng tôi đã tiến hành chiết khấu cho bộ chứng từ này Hiện tại, NH phát hành tạm hoãn việc thanh toán theo lệnh của tòa án đã gây thiệt hại phát sinh cho phía ngân hàng thụ hưởng

23

Trang 24

CHỌN UCP ĐỂ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

QUYẾT ĐỊNH 1627 CỦA TÒA PHÙ HỢP?

Dựa trên cơ sở pháp lý, chúng tôi tin rằng quyết định

1627 của Tòa là chưa phù hợp, vì vậy Ngân hàng phát hành phải thực hiện việc thanh toán cho chúng tôi với các lý do:

Thư tín dụng thực chất là biện pháp bảo lãnh của ngân hàng đối với nhà xuất khẩu

Trong quan hệ L/C, thư tín dụng độc lập với hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế

Ngoài ra, có thể tham khảo thêm ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 802/TTg ngày

24 tháng 09 năm 1997

Trang 25

CHỌN UCP ĐỂ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

NHẬN XÉT

Việc tòa án ra quyết định 1627 buộc NH phát hành tạm ngừng thanh toán cho nhà xuất khẩu là chưa phù hợp với tập quán trong thanh toán quốc tế, cụ thể là UCP Việc ngừng thanh toán sẽ gây ra thiệt hại cho ngân hàng chúng tôi Trường hợp chúng tôi không nhận được tiền thanh toán buộc chúng tôi sẽ thực hiện khởi kiện tại một tòa án hoặc trung tâm trọng tài quốc tế ở nước ngoài vì không tuân thủ theo UCP 600

25

Trang 26

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Trang 27

Phương án 1: Tạm ngừng thanh toán

Cơ sở của phương án: UCP chi phối giao dịch LC

là cơ bản nhưng không phải duy nhất Sự áp

dụng của UCP vào LC không ngăn việc tòa án

áp dụng pháp luật quốc gia.

Quan điểm của ICC cũng vậy (đính kèm ý kiến

Trang 28

Phương án 2: Tiếp tục thanh toán

Cơ sở của phương án: (Điều 4 UCP 600) L/C độc lập với HĐ cho dù các HĐ này là

cơ sở cho việc phát hành L/C

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Trang 29

Ngân hàng phát hành đang cân nhắc

Việc NH không thực hiện quyết định của TA

bị coi là vi phạm quy định của pháp luật.

Trong khi đó, nếu vi phạm quy định UCP 600 thì có thể bị NH phục vụ người XK kiện tại

TA hoặc Trung tâm trọng tài quốc tế ở nước ngoài Khi đó, sẽ có 2 bản án song song tồn tại Tuy nhiên, bản án của TA nước ngoài có thể không được công nhận và thi hành tại

VN.

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Trang 31

Kết quả thực tế của vụ kiện

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Trang 32

Kết luận

Dành cho các bên tham gia quan hệ HĐ:

Ngay từ đầu, khi ký kết HĐ, các bên cần quy định rõ về luật nào sẽ được áp dụng và

cơ quan tài phán nào sẽ được chỉ định giải quyết khi có tranh chấp phát sinh.

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Trang 33

Kết luận

Dành cho các cơ quan tòa án Việt Nam:

◦ Nếu tòa án Việt Nam cứ tùy tiện ra các QĐ

kiểu như QĐ 1267 mà không tham chiếu đến thông lệ, tập quán quốc tế thì sẽ không ai chọn

áp dụng luật Việt Nam và cơ quan tài phán

Việt Nam để giải quyết tranh chấp.

◦ Tòa án Việt Nam cần tiến hành các thủ tục tố

tụng một cách thận trọng trên cơ sở luật pháp

quốc gia và thông lệ, tập quán quốc tế khi giải quyết tranh chấp về hợp đồng mua bán và

thanh toán quốc tế.

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Trang 34

XIN CẢM ƠN

Ngày đăng: 10/09/2015, 11:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w