1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tranh chấp liên quan đến điều khoản trọng tài của hợp đồng trong giao dịch thương mại quốc tế

18 805 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 118,5 KB

Nội dung

Hợp đồng mua bán Ngoại thương có đầy đủ những đặc điểm như mọi hợp đồng mua bán khác, sự khác nhau cơ bản giữa hợp đồng mua bán Ngoại thương với các hợp đồng mua bán khác là ở chỗ hợp đồ

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

I.Các khái niệm chung 4

1.Tranh chấp thương mại 4

2 Các tranh chấp có thể phát sinh trong thương mại quốc tế 4

3 Các phương thức chủ yếu để giải quyết tranh chấp 4

3.1 Thương lượng 4

3.2 Hòa giải 5

3.3 Tòa án 5

3.4 Trọng tài 6

3.Vấn đề liên quan đến giá trị pháp lý của điều khoản trọng tài 11

III.Bài học kinh nghiệm 12

KẾT LUẬN 16

Tài liệu tham khảo 17

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu hiện nay, ngoại thương đóng vai trò khá quan trọng, đó là động lực phát triển kinh tế và là một khâu trọng yếu được Đảng, Nhà nước quan tâm một cách thiết thực Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất và phân công lao động trên qui mô toàn thế giới đang diễn ra ngày càng sâu sắc và xuất hiện ngày càng nhiều các hình thức liên minh, hợp tác thì trao đổi hàng hoá đóng một vị trí quan trọng trong các hoạt động kinh tế đối ngoại Do đó, để hoạt động trao đổi hàng hoá được diễn ra thuận lợi đòi hỏi phải có cơ

sở pháp lý nhất định cho các bên và hợp đồng ngoại thương là hình thức pháp lý cơ bản của trao đổi hàng hoá quốc tế

Hợp đồng mua bán Ngoại thương có đầy đủ những đặc điểm như mọi hợp đồng mua bán khác, sự khác nhau cơ bản giữa hợp đồng mua bán Ngoại thương với các hợp đồng mua bán khác là ở chỗ hợp đồng mua bán ngoại thương có yếu tố quốc tế được thể hiện qua các dấu hiệu:

- Chủ thể của hợp đồng

- Đối tượng của hợp đồng

- Đồng tiền thanh toán

Và chính bởi tính chất “quốc tế” này mà việc ký kết hợp đồng ngoại thương đôi khi xảy ra những xung đột, tranh chấp do mỗi quốc gia đều có những luật về hợp đồng trong giao dịch thương mại khác nhau Đứng trước tình hình đó, việc nắm rõ kiến thức

về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế để phòng ngừa và đối mặt với những rủi ro pháp lý liên quan đến hợp đồng là hết sức quan trọng và cần thiết Nó không những bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khi tham gia ký kết hợp đồng thương mại quốc tế, mà còn giúp doanh nghiệp ngăn ngừa các hành vi lừa đảo, các tranh chấp không đáng có gây tổn thất về cả vật chất và uy tín trên thị trường, đồng thời tránh được những rủi ro do xung đột pháp lý hay thiếu hiểu biết về pháp luật gây ra

Nhìn nhận được tầm quan trọng của vấn đề nêu trên, chúng em đã chọn đề tài:

“Tranh chấp liên quan đến điều khoản trọng tài của hợp đồng trong giao dịch thương mại quốc tế” cho bài tiểu luận của mình Trong nội dung nghiên cứu của

mình, chúng em đề cập đến một số tranh chấp điển hình và ví dụ thực tiễn về tranh chấp liên quan đến điều khoản trọng tài trong hoạt động giao dịch thương mại quốc tế

Trang 3

ở Việt Nam, từ đó rút ra những nhận xét đánh giá và bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp

Mặc dù bản thân nhóm đã có sự chuẩn bị và chủ động trong việc lựa chọn đề tài nghiên cứu, nhưng do hạn chế về vốn kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm thực tiễn nên bài tiểu luận của chúng em có thể có những thiếu sót nhất định Chúng em rất mong nhận được sự góp ý của Thầy giáo để hoàn thiện hơn kiến thức của mình

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

I Các khái niệm chung

1 Tranh chấp thương mại

Khái niệm: Tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn, bất đồng, hay xung đột

về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại

Tranh chấp thương mại phải hội đủ các điều kiện sau đây:

- Tranh chấp thương mại trước hết là những mâu thuẫn (bất đồng) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong mối quan hệ cụ thể

- Những mâu thuẫn (bất đồng) đó phải phát sinh từ hoạt động thương mại

- Những mâu thuẫn (bất đồng) đó phát sinh chủ yếu từ các thương nhân

2 Các tranh chấp có thể phát sinh trong thương mại quốc tế

- Tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng:

+ Do người bán không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của mình như đã thỏa thuận trong hợp đồng ( nghĩa vụ giao hàng, cung cấp chứng từ hàng hóa, thông qua kiểm định, …)

+ Do người mua không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của mình như đã thỏa thuận trong hợp đồng ( không mở L/C đúng hạn, thanh toán chậm hay không thanh toán, không hoặc trì hoãn việc nhận hàng)

- Tranh chấp liên quan đến nghiệp vụ giao dịch, hoạt đồng mua bán hàng hóa, việc vận chuyển hàng hóa, việc thanh toán, …

- Tranh chấp liên quan đến tính pháp lý của hợp đồng

+ Nội dung hợp đồng

+ Cách thức ký kết hợp đồng

+ Áp dụng sai chế độ ký kết hợp đồng : vi phạm nguyên tắc ký kết, căn cứ

ký kết không hợp pháp, chủ thể ký kết không hợp pháp, hợp lệ

3 Các phương thức chủ yếu để giải quyết tranh chấp

3.1 Thương lượng

Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, tự dàn xếp, tháp gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏ

Trang 5

những tranh chấp mà không cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kì bên thứ ba nào

Quá trình thương lượng và việc thực thi kết quả thương lượng giữa các bên cũng không chịu sự ràng buộc của bất kỳ nguyên tắc pháp lý hay những quy định mang tính khuôn mẫu nào của pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp

Biện pháp thương lượng là biện pháp giải quyết đơn giản, tiết kiệm được thời gian, chi phí đối với mỗi bên Nó còn thể hiện thiện chí thương lượng giữa các bên trong việc giải quyết tranh chấp, sau khi đã thống nhất các bên vẫn giữ được mối quan

hệ tốt với nhau trong các thương vụ sau này Tuy nhiên, biện pháp chỉ thành công khi các bên cùng có thiện chí trong việc giải quyết tranh chấp, nếu một trong các bên tỏ ra quá nóng vội thì quá trình thương lượng coi như thất bại Mặt khác, nếu mâu thuẫn quá phức tạp, và liên quan đến nhiều bên thì một bên thứ ba hoặc một cơ quan hòa giải mới giải quyết được

3.2 Hòa giải

Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba (hòa giải viên) làm trung gian hòa giải để hỗ trợ, thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm các giải pháp nhằm loại trừ tranh chấp đã phát sinh

Hòa giải viên sẽ tiến hành họp kín với riêng từng bên hoặc họp chung với cả hai bên để tìm hiểu kỹ nội dung tranh chấp, đưa ra những lý giải, phân tích cho các bên thấy rõ lợi ích của mình và của bên kia để cùng tìm ra một giải pháp thống nhất giải quyết tranh chấp hợp tình hợp lý Hòa giải viên không có quyền hạn gì để ra quyết định hoặc áp đặt một giải pháp nào đối với các bên, cũng như không thể đưa ra các biện pháp khẩn cấp tạm thời

Quá trình và kết quả hòa giải cũng không chịu sự chi phối bởi các quy định có tính khuôn mẫu, bắt buộc của pháp luật về thủ tục hòa giải, phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên tranh chấp

3.3 Tòa án

Tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp tại cơ quan xét xử nhân danh quyền lực nhà nước, được tiến hành theo trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ và bản

Trang 6

án hay quyết định của Tòa án về vụ tranh chấp nếu không có sự tự nguyện tuân thủ sữ được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước

Thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại tại tòa án:

- Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm, gồm có: khởi kiện và thụ lý

vụ án, hòa giải và chuẩn bị xét xử, phiên tòa sơ thẩm

- Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm

- Thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, bao gồm: thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm

Giải quyết tranh chấp theo thủ tục tố tụng tại Tòa án thường là giải pháp cuối cùng của các bên bởi quyết định của Tòa án có tính chất cưỡng chế rất cao vì được đảm bảo bằng bộ máy thi hành và giám sát thi hành án của Nhà nước Ngoài ra trong quá trình thụ lý và xét xử, Tòa án có thể đưa ra những biện pháp khẩn cấp tạm thời như tạm giữ tài sản, phong tỏa tài khoản … để bảo vệ bằng chứng, bảo đảm việc thi hành án

3.4 Trọng tài

Trọng tài vụ việc: là phương thức trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận

thành lập để giải quyết tranh chấp giữa các bên và trọng tài sẽ chấm dứt tồn tại khi giải quyết xong vụ tranh chấp

Đặc trưng

- Trọng tài vụ việc chỉ được thành lập khi phát sinh tranh chấp và chấm dứt hoạt động ( tự giải thể) khi giải quyết tranh chấp xong

- Trọng tài vụ việc không có trụ sở thường trực, không có bộ máy điều hành (vì chỉ được thành lập để giải quyết vụ tranh chấp theo sự thỏa thuận của các bên) và không có danh sách trọng tài viên riêng

- Trọng tài vụ việc không có quy tắc tố tụng dành riêng cho mình

Trọng tài thường trực : là hình thức trọng tài do các trọng tài viên thành lập ra

để giải quyết tranh chấp thương mại

Đặc trưng:

- Các trung tâm trọng tài là tổ chức phi Chính phủ, không nằm trong cơ quan nhà nước

- Các trung tâm trọng tài có tư cách pháp nhân, tồn tại độc lập với nhau

Trang 7

- Tổ chức và quản lý ở các trung tâm trọng tài đơn giản, gọn nhẹ.

- Mỗi trung tâm trọng tài tự quyết định về lĩnh vực hoạt động, có quy tắc tố tụng riêng

- Hoạt động xét xử của trung tâm trọng tài được tiến hành bởi các trọng tài viên của trung tâm

Dưới đây là các tình huống tranh chấp thương mại quốc tế cụ thể; tuy nhiên, ở tiểu luận này chúng em sẽ tập trung vào các tranh chấp liên quan đến trọng tài.

II Một số tình huống tranh chấp cụ thể trong thực tiễn

1 Vấn đề về quy định điều khoản trọng tài

Theo quy định tại Pháp lệnh trọng tài, cũng như từ kết luận thực tế, Trọng tài chỉ có thẩm quyền xét xử nếu giữa các bên tồn tại một thỏa thuận chọn Trọng tài để giải quyếttranh chấp, phải một thỏa thuận trọng tài cụ thể, rõ ràng theo đúng quy định của pháp luật và quy tắc tố tụng trọng tài của TTT

Như vậy, nếu không quy định cẩn thận thì việc xử lý sẽ lâm vào bế tắc

Tình huống 1:

Ngày 09/10/2009, Trung tâm Thương mại dịch vụ và xuất khẩu lao động Petromanning thuộc Công ty Cổ phần Phát triển nguồn lực và dịch vụ dầu khí Việt Nam (Tập đoàn Dầu khí VN) ký hợp đồng mua của Công ty Steelco (Hồng Kông) phôi thép

Hai bên đã mua, bán một số lượng phôi thép với các điều kiện và điều khoản quy định trong hợp đồng

Theo đó, Petromanning phải thanh toán tổng giá trị hợp đồng là 2.425.000 USD (±5%) cho Steelco bằng phương thức thư tín dụng không hủy ngang trả ngay 100% giá trị hóa đơn bằng đô la Mỹ và phải mở trong vòng 5 ngày kể từ ngày ký kết hợp đồng Điều 9 của hợp đồng cũng quy định điều kiện thanh toán như sau: “Trong trường hợp L/C không được mở trong vòng 07 ngày làm việc sau ngày đến hạn mở L/C, bên bán sẽ có quyền lựa chọn chấm dứt hợp đồng và trong trường hợp đó bên mua sẽ phải trả cho bên bán một khoản phạt bằng 2% giá trị hợp đồng Bên bán cũng

có quyền yêu cầu bên mua phải bồi thường các thiệt hại từ việc bán lại hàng hóa”

Trang 8

Tuy nhiên, sau khi ký kết hợp đồng, Petromanning đã không thực hiện nghĩa vụ

mở L/C theo quy định Petromanning cũng không thanh toán cho Steelco khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng, bằng 2% giá trị hợp đồng - tương đương 48.500 đô la Mỹ

Vì thế, Steelco đã khởi kiện lên Trung tâm trọng tài Quốc tế Hồng Kông để giải quyết tranh chấp

Giải quyết của Petromanning: Petromanning không hề tham gia quá trình xét xử trọng tài, bất chấp các yêu cầu của Hội đồng trọng tài cũng như thông báo của Steelco

Phán quyết của trọng tài:

Hội đồng trọng tài đã quyết định Petromanning sẽ phải trả ngay cho Steelco 48.500 USD cùng khoản lãi với lãi suất là 5%/ năm tính từ ngày 18/11/2009 ( tạm tính đến ngày 20-7-2010 là 1.621 USD) cho đến khi Petromanning thanh toán hết Ngoài ra, Petromanning sẽ phải gánh chịu và thanh toán các chi phí của Petromanning

và Steelco liên quan đến việc giải quyết vụ việc tại trong tài và các chi phí cho việc ra Quyết định của Trọng tài nước ngoài theo quy định của Hội đồng trọng tài là 56.031 USD Trong trường hợp Steelco đã thanh toán bất kỳ khoản tiền nào liên quan đến các chi phí ra Quyết định của Trọng tài nước ngoài, Petromanning có nghĩa vụ phải hoàn lại ngay khoản tiền này cho Steelco cùng với một khoản lãi với lãi suất là 5% một năm tính từ ngày Steelco thanh toán cho đến ngày được bồi hoàn

Nhận xét:

- Phán quyết của Hội đồng trọng tài là hoàn toàn hợp lí

- Về phía Petromanning: sau khi có văn bản đề nghị thực hiện hiện nghĩa vụ thanh toán theo phán quyết của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Hồng Kông nhưng phía Petromanning vẫn không thực sự tham gia theo phán quyết này Điều này buộc Công

ty Bizlink ( công ty luật được steelco thuê) phải gửi hồ sơ lên Bộ Tư pháp Hiện vụ việc đang được Vụ Quan hệ Quốc tế - Bộ Tư pháp xem xét giải quyết Theo đúng trình

tự thủ tục, sau khi phê duyệt, hồ sơ vụ việc sẽ được chuyển tới tòa án để tiếp tục xem xét và ra quyết định thi hành án

Rõ ràng, Petromanning đã hoàn toàn không coi trọng yếu tố trọng tài cũng như việc xét xử của hội đồng trọng tài.Vì vậy, không có những biện pháp giải quyết và bồi thường kịp thời, chính xác theo hợp đồng dẫn tới hoàn toàn thua thiệt trọng vụ tranh chấp và phải chịu thực hiện án phạt với mức bồi thường cao

Trang 9

Đánh giá:

Xét về tính chất, vụ Petromanning được các chuyên gia đánh giá là có nhiều điểm tương đồng với vụ việc Vietnam Airlines (VNA) bị yêu cầu bồi thường 5,2 triệu euro

Tình huống 2:

Đầu năm 2000, Công ty TACC ở Việt Nam cho thương nhân nước ngoài Tsung thuê tàu LS chở lô hàng nông sản từ Việt Nam đi cảng Busan – Hàn Quốc Hợp đồng thuê tàu quy định người thuê phải đảm bảo cầu cảng dỡ an toàn Điều khoản trọng tài hợp đồng ghi rõ: “Nếu có tranh chấp bằng trọng tài sẽ tiến hành ở Singapore và áp dụng luật Anh” (Arbitration in Singapore and English law to apply).Trên hành trình, khi tàu vào cảng ở Busan, chẳng may cầu bến không

an toàn làm cho tàu thiệt hại tổng số tiền 12.000 USD Chủ tàu lập tức bảo lưu khiếu nại và đòi Tsung bồi thường Tsung trả lời qua quýt bằng fax nói mình không có lỗi gì

cả và cuối cùng là im lặng TACC cảnh báo nếu người thuê không có thiện chí thì chủ tàu sẽ đưa vụ kiện ra trọng tài Singapore Tsung vẫn im lặng và TACC không làm được gì hơn vì hợp đồng không ghi rõ trọng tài nào ở Singapore Rất tiếc là điều khoản trọng tài nói trên có trong hợp đồng mà coi như bằng không vì theo thông lệ Quốc tế (Điều 2 khoản 3 Công ước New York 1958), điều khoản trọng tài như trên gọi là điều khoản trọng tài không thể thực hiện được vì trong điều khoản này thiếu cả hai yếu tố cần thiết là tên, địa chỉ trọng tài đóvà quy tắc tố tụng sẽ áp dụng

để giải quyết

Đánh giá:

Qua vụ việc trên có thể nói rằng vấn đề lựa chọn và quy định tòa án giải quyết tranh chấp là không đơn giản Rõ ràng trong trường hợp trên phía Việt Nam bị thiệt rất nhiều nhưng vẫn không được luật pháp bảo vệ hay không tìm được sự bảo đảm của pháp luật do những nguyên nhân cơ bản sau:

- Điều khoản trọng tài và luật xét xử không rõ ràng

- Chọn thẩm quyền xét xử là Tòa án một nước nhưng lại yêu cầu tuân thủ luật pháp nước khác

- Xem nhẹ và không hiểu được ý nghĩa pháp lý của việc lựa chọn cơ quan tài phán

Trang 10

- Chọn thẩm quyền xét xử là tòa án nước này nhưng lại chọn việc chung thẩm

là ở một nước khác

Với một điều khoản nội dung như sau: “mọi tranh chấp sẽ được giải quyết bởi trọng tài Việt Nam” Điều khoản này có trong hợp đồng nhưng không

có giá trị: Không quy định rõ hình thức trọng tài, nếu trọng tài quy chế thì tổ chức nào (Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam, các tổ chức trọng tài kinh tế thuộc các tỉnh và thành phố của Việt Nam hay là một tổ chức trọng tài Quốc tế khác như ICC, SIAC, HKIAC, ) Quy định“tại Việt Nam” trên đây được hiểu là điểm xét xử của trọng tài mà thôi

Chính vì vậy đã tạo ra sự xung đột pháp luật, xung đột thẩm quyền tài phán ngay trong điều khoản trọng tài và luật xét xử của hợp đồng Từ đó bên có quyền lại bị mất quyền, có quyền nhưng lại không được luật pháp bảo vệ

2 Vai trò của Toà án đối với các hoạt động của TTTT thương mại:

Pháp lệnh 2003 ( có sửa đổi trong Luật Trọng tài thương mại năm 2010) quy định tòa án có thể:

- Chỉ định Trọng tài viên;

- Thay đổi Trọng tài viên ;

- Áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời;

- Huỷ phán quyết trọng tài.Trên thực tế, việc tham gia của cơ quan tòa

án có tác dụng rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp Việt Nam Ta có thể tìm hiểu qua 1 vụ việc khá hi hữu là trường hợp của công ty Hoàng Dũng và hợp đồng với EL95 (Công ty Eastland Produce (1995) Pte Ltd Singapore Công ty EL95 có quan hệ, ký kết hợp đồng mua cao su với Công ty Hoàng Dũng Đại diện Công ty EL95 cáo buộc Công ty Hoàng Dũng đã không thực hiện 13 trên tổng số

15 hợp đồng kí kết Công ty Hoàng Dũng khẳng định không hề kí kết 2 hợp đồng còn lại, và đã hoàn thành trách nhiệm

Phán quyết của trọng tài:

Ngày 19/10/2004, SICOM ( Trọng tài thuộc Trung tâm giao dịch hàng hóa Singapore) đã ra quyết định 01/2003 quy định phạt công ty Hoàng Dũng của Việt Nam

118 000USD

Ngày đăng: 11/01/2016, 13:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w