Tìm hiểu về các loại rau quả có tính dược thảo và các sản phẩm được chế biến từ chúng

78 820 0
Tìm hiểu về các loại rau quả có tính dược thảo và các sản phẩm được chế biến từ chúng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tìm hiểu về các loại rau quả có tính dược thảo và các sản phẩm được chế biến từ chúng

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – KỸ THUẬT TP.HCM KHOA CÔNG NGHỆ HOÁ HỌC – THỰC PHẨM MÔN HỌC: CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN RAU QUẢ VÀ NƯỚC GIẢI KHÁT Đề tài: Tìm hiểu về các loại rau quả có tính dược thảo và các sản phẩm được chế biến từ chúng Giảng viên hướng dẫn: Th.s Đặng Thị Ngọc Dung TP. Hồ Chí Minh MỤC LỤC 1 TÀI LIỆU THAM KHẢO − “Cây và động vật làm thuốc ở Việt Nam” NXB khoa học và kỹ thuật. − Ykhoa.net. − Wikipedia.com 1. GIỚI THIỆU 1.1 Giới thiệu chung về rau quả − Rau quả là nhóm nông sản thực phẩm dùng để ăn tươi hay qua chế biến để phục vụ cho nhu cầu đời sồng của con người. − Rau quả thường chứa nhiều nước, chất dinh dưỡng như vitamin, khoáng, xơ…và cung cấp 10-15% năng lượng cho con người. − Rau quả rất dễ bị dập và bị các vi sinh vật từ bên ngoài xâm nhập. 2 RAU • rau củ • rau thân thảo • rau ăn trái • rau lương thực QUẢ • theo miền khí hậu • theo thời vụ 1.2 Phân loại rau quả 1.3 Phân biệt rau quả Qủa Rau • Hàm lượng glucid cao. • Chỉ sử dụng được quả. • Dùng cho ăn phụ. • Hàm lượng chất xơ cao. • Sử dụng các bộ phận của cây. • Dùng cho bữa chính. 1.4 Tầm quan trọng của rau quả − Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, Việt Nam là một trong những nước có nguồn rau quả phong phú và đa dạng nhất thể giới. Rau quả ở Việt Nam không những ngon, tăng 3 tính cảm quan cho người dùng mà còn có rất nhiều lợi ích đến sức khỏe con người. Hằng ngày, chúng ta phải thường xuyên tiếp xúc với các tác hại từ môi trường bên ngoài như nắng, gió, bụi ,khí độc, thực phẩm kém chất lượng….cũng như áp lực từ cuộc sống. Chính những điều đó sẽ dần dần phá hoại sức khỏe của chúng ta theo thời gian. “Ăn rau quả mỗi ngày sẽ giúp bạn vui vẻ hơn”. Đó là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Trường đại học Queensland (Australia). Thật vậy rau quả là thực phẩm kì diệu mà con người luôn cần bổ sung để có thể sống hạnh phúc mỗi ngày Việc sử dụng rau quả thường xuyên, hợp lí trong các bữa ăn trong ngày sẽ giúp cải thiện sức khỏe, bởi chúng chứa những hợp chất thần kì chống oxy hóa, giảm mệt mỏi, tăng sức đề kháng… 2. Các Loại Rau Có Hoạt Tính Thảo Dược 2.1 Các loại rau giúp điều trị các bệnh về tim mạch, tiểu đường: 2.1.1 Rau ngót  Giới thiệu: Rau ngót hay còn gọi là bồ ngót, bù ngót, tên khoa học là Sauropus androgynus (L.) Merr., thuộc họ thầu dầu (Euphorbiaceae). Cây nhỏ cao cỡ 1,5 m phân cành nhiều, mỗi cành mang 10 - 12 lá hình trứng dài hoặc bầu dục, mọc so le, xếp thành hai dãy. Hoa đơn tính cùng gốc mọc ở nách lá. Quả nang hình cầu dẹp mang đài hoa màu đỏ. Hạt hình ba góc, có vân nhỏ. 4 Rau ngót có ở nhiều nước. Ở Việt Nam, nó mọc hoang và được trồng khắp nơi. Người ta thường dùng đọt rau ngót hoặc các lá bánh tẻ để nấu canh với tôm, tép hoặc cá lóc, cá rô, thịt heo nạc. Canh rau ngót ăn mát và có vị ngọt rất đặc biệt.  Thành phần hóa học: Người ta đã biết trong lá rau ngót có các thành phần tính theo g%: nước 86,4, protid 5,3, glucid 3,4, cellulose 2,5, khoáng toàn phần 2,4. Theo mg%: calcium 169, phosphor 64,5, sắt 2,7, natrium 25, kalium 457, vitamin B1 0,07 và vitamin C 185. Các acid amin thường gặp ở rau ngót là: lysin (0,16), triptophan (1,8), phenilalanin (0,25), treonin (0,35), metionin (0,13), leucin (0,24), isoleucin (0,13), valin (0,17). Với 100 g rau ngót cung cấp cho cơ thể 36 calori. Với chất lượng đạm thực vật cao nên rau ngót được khuyên dùng thay thế đạm động vật để hạn chế những rối loạn chuyển hóa canxi gây loãng xương và sỏi thận. Rau ngót được khuyên dùng cho người giảm cân và người bệnh có đường huyết cao.  Tính chất thảo dược: Theo Đông y, rau ngót tính mát lạnh (nấu chín sẽ bớt lạnh), vị ngọt. Có công năng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tăng tiết nước bọt, hoạt huyết hoá ứ, bổ huyết, cầm huyết, nhuận tràng, sát khuẩn, tiêu viêm, sinh cơ, có nhiều tác dụng chữa bệnh. Người bệnh đái tháo đường chỉ được ăn ít cơm để glucoz – huyết không tăng nhiều sau bữa ăn. Rau ngót có inulin giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường (đường và cơm là đường nhanh). Mặt khác, khả năng sinh nhiệt của inulin chỉ bằng 1/9 của chất béo. Ngoài tác dụng hạ đường huyết, rau ngót còn dược dùng để: − Thanh nhiệt: Rau ngót được dùng để thanh nhiệt, hạ sốt, trị ho do phế nhiệt. Dùng lá rau ngót tươi dưới dạng nước ép lá hoặc nấu canh rau ngót. − Trị cảm nhiệt gây ho suyễn: Rau ngót vị mát, có tính thanh nhiệt, lại chứa chất ephedrin rất tốt cho những người bị cúm gây ho suyễn. 5 − Giảm thân trọng: Rau này có khả năng sinh nhiệt thấp (100g chỉ có 36 lalori), ít gluxit và lipit nhưng nhiều protein do đó rất phù hợp với thực đơn người muốn giảm thân trọng như mập phì, bệnh tim mạch và tiểu đường. Nên nấu canh rau ngót với thịt heo nạc, đậu hũ. − Trị táo bón: Rau ngót bổ âm, sinh tân dịch, nhiều chất xơ nên ngăn ngừa được táo bón. Phụ nữ sau sinh nên dùng rau ngót để vừa bổ âm, sinh tân dịch, bù lại âm và tân dịch mất cùng máu khi sinh. − Trị sót rau sau đẻ, sau nạo hút thai: Cho sản phụ uống một bát nước rau ngót tươi hoặc dùng một nắm lá rau ngót rửa sạch, giã nhuyễn và cho vào một ít nước đun sôi để nguội, vắt lấy chừng 100ml. Chia làm 2 phần để uống hai lần (mỗi lần cách nhau 10 phút); Sau chừng 15 – 30 phút, rau sẽ ra hết và sản phụ hết đau bụng. Để chữa sót rau, có người còn dùng rau ngót giã nhuyễn rồi đắp vào gan bàn chân, song cần lưu ý là khi rau đã hết thì cần tháo miếng băng thuốc ra ngay. − Chảy máu cam: Giã rau ngót thêm nước, ít đường để uống, bã gói vào vải đặt lên mũi.  Chế biến làm thực phẩm: Cách nấu canh rau ngót cũng giống như các loại rau khác, nghĩa là đun nước cho thật sôi, cho tôm cá vào nồi, đun sôi chín rồi mới cho rau vào, đến khi rau chín thì nêm nếm lại bằng bột ngọt và nước mắm chưng (mắm cá lóc hoặc mắm sặc), hương vị nồi canh sẽ rất đậm đà. Canh rau ngót được nhiều người ưa thích vì vị ngọt dịu. 2.1.2 Rau càng cua  Giới thiệu: Rau càng cua (danh pháp hai phần: Peperomia pellucida) là một loài rau thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae). Đây là loại rau hoang dại, mọc nhiều nơi, sống trong vòng một năm, phân bố ở những khu vực có khí hậu nhiệt đới. Rau khi ăn sống hơi chua giòn ngon, có giá trị về dinh dưỡng. Rau càng cua được biết đến với nhiều tên gọi như rau tiêu hay còn có tên là đơn kim, đơn buốt, cúc áo, quỷ châm thảo, thích châm thảo, tiểu quỷ châm, cương hoa thảo. 6 Rau càng cua thuộc loại thảo, phần nhánh cao khoảng 20 – 40 cm, thân chứa nhiều nước hơi nhớt, nhỏ và nhẵn, lá hình trái tim nhọn có màu xanh trong. Rau có màu xanh nhạt, toàn thân nhớt, nhẵn, lá mọc so le, có cuống, phiến dạng màng, trong suốt, hình tam giác - trái xoan, hình tim ở gốc, hơi tù và nhọn ở chóp, dài 15- 20mm, rộng gần bằng đài.  Thành phần hóa học: Rau có vị mặn, ngọt, chua, lẫn giòn, dai. Rau càng cua là loại rau giàu dinh dưỡng, đặc biệt beta-caroten (tiền vitamin A), rau chứa nhiều chất sắt, kali, magiê còn chứa nhiều chất vitamin C, carotenoid. Trong 100g rau càng cua chứa 92% nước, phosphor 34 mg, kali 277 mg, canxi 224 mg, magiê 62 mg, sắt 3,2 mg carotenoid 4.166 UI, vitamin C 5,2 mg, cung cấp cho cơ thể 24 calori.  Tính chất thảo dược: Theo Đông y, rau càng cua có tác dụng bổ âm huyết, thanh nhiệt, giải độc, thông ứ, chỉ thống,lợi tiểu tiện, là món ăn bài thuốc rất thích hợp chữa trị chứng phế nhiệt miệng khô khát, chứng huyết nhiệt sinh mụn nhọt lở ngứa, chứng vị nhiệt sinh táo bón, chứng thận hư âm hư, bàng quang nhiệt tiểu buốt gắt, và chữa chứng đau mỏi cơ khớp do phong nhiệt. Các chất kali, magiê trong rau tốt cho tim mạch và huyết áp cũng như góp phần trong việc chữa bệnh đái tháo đường, táo bón, cao huyết áp,… Ngoài ra, còn có một tác dụng khác: 7 - Chữa phế nhiệt, viêm họng khô cổ khan tiếng: rau càng cua rửa sạch nhai ngậm, hoặc xay nước uống ngày 50 - 100g. - Chữa chứng tiêu khát (đái tháo đường) có kèm chứng miệng khô khát, táo bón: rau càng cua rửa sạch 100g bóp giấm, chanh, thịt ếch chiên bột 100g ăn tuần vài lần. - Chữa thiếu máu: rau càng cua 100g rửa sạch bóp giấm, thịt bò, cho gia vị vừa đủ xào chín tới trộn đều ăn vài lần. - Chữa tiểu gắt, tiểu khó: rau càng cua ăn sống hoặc nấu nước uống ngày 150 - 200g. - Chữa đau lưng cơ co rút (nhiệt độc nhập kinh thận): rau càng cua sắc uống mỗi ngày 50 - 100g. - Chữa nhiễm trùng đầu ngón tay (chín mé): rau càng cua 100 - 150g sắc uống trong, bã đắp ngoài. - Chữa ngoài da khô sần, mụn nhọt lở ngứa, vết thương lâu lành: rau càng cua ăn sống, hoặc xay nước uống, giã đắp ngoài. Có người còn cho rằng, ăn rau càng cua làm người mát, bớt táo bón, đi tiêu dễ dàng, người khỏe, tim bớt hồi hộp, có thể vì rau này có tính nhuận tràng và giàu vitamin C, kali. Rau càng cua là rau ngon giòn, bổ mát, lạ miệng, là nguồn bổ sung nhiều vitamin vi lượng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, rau có tính hàn, người tỳ vị hư hàn đang tiêu chảy không nên dùng. 2.1.3 Đậu bắp  Giới thiệu 8 Đậu bắp còn có các tên khác như mướp tây và gôm (danh pháp hai phần: Abelmoschus esculentus) là một loài thực vật có hoa có giá trị vì quả non ăn được. Loài này là cây một năm hoặc nhiều năm, cao tới 2,5 m. Lá dài và rộng khoảng 10–20 cm, xẻ thùy chân vịt với 5–7 thùy. Hoa đường kính 4–8 cm, với 5 cánh hoa màu trắng hay vàng, thường có các đốm đỏ hay tía tại phần gốc mỗi cánh hoa. Quả là dạng quả nang dài tới 20 cm, chứa nhiều hạt.  Thành phần hóa học Trong 100g quả đậu bắp có 660 UI vitamin A (13% nhu cầu hàng ngày), 0,2mg vitamin B1 (10%), vitamin C 21mg (35%), canxi 81mg(l0%), folacin 88mcg (44%), magiê 57mg (16%), thiamin 0,2mg (13%), ngoài ra còn có kali và mangan.  Tính chất thảo dược − Thanh nhiệt giải khát: lao động dưới trời nắng gắt, mồ hôi ra nhiều nên khát nước và dễ bị cảm nắng. Đậu bắp thanh nhiệt và sinh tân dịch, vì vậy, dùng đậu bắp nấu vừa ăn vừa uống nước nấu đó rất thích hợp. − Táo bón: đậu bắp rất dồi dào chất xơ, cả chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. 1/2 chén đậu bắp nấu chín có thể cung cấp khoảng 2g chất xơ, đậu bắp còn tươi nguyên cung cấp nhiều hơn, 1 chén khoảng 3,2g, và chất nhầy. Chất nhầy rất tốt đối với việc làm mềm phân, chất xơ kích thích nhu động ruột cho nên nhuận tràng. Do chứa hàm lượng nước cao, đậu bắp còn giúp cơ thể tránh khỏi tình trạng táo bón, đầy hơi. Ngoài ra, đậu bắp giúp đi cầu tự nhiên, không gây đau bụng như các thuốc trị táo bón khác, vì vậy, những người thường bị táo bón, nên dùng đậu bắp nấu lấy nước uống và ăn cả quả đậu bắp luộc. − Hỗ trợ tiêu hóa: khi vào hệ tiêu hóa đậu bắp sẽ chất nhầy và chất xơ của đậu bắp trở thành môi trường tốt cho những vi khuẩn có lợi, có thể sánh với sữa chua (yaourt), giúp tổng hợp các vitamin nhóm B. Đậu bắp có tính nhuận trường, dùng trị hội chứng kích ứng ruột, làm lành các vết loét trong đường tiêu hóa, đồng thời làm dịu những cơn đau thắt trong ruột. − Hỗ trợ giảm thân trọng: đậu bắp sinh ít nhiệt lượng - calori (khoảng 25 calo với ½ chén đậu bắp nấu chín), vì vậy đậu bắp là thức ăn lý tưởng cho những người đang muốn giảm cân. Chất béo phải nhờ cholesterol nhũ hóa 9 mới vào máu, chất nhầy của đậu bắp khóa hoạt tính của cholesterol nên chất béo không vào máu; cơ thể không được tiếp tế nên sử dụng mỡ tồn đọng và tiêu mỡ khiến cho thân trọng giảm. Đa số người mập phì bị táo bón, vì vậy ăn đậu bắp vừa giảm cholesterol vừa chống táo bón, đúng là món ăn - vị thuốc. − Bệnh tim mạch: chất nhầy của đậu bắp ngoại hấp cholesterol của thực phẩm và của muối mật. Nó giữ cholesterol lại trong ruột, giúp cơ thể tái hấp thu nước, hấp thu những phân tử cholesterol vượt chỉ tiêu rồi bài thải theo phân ra ngoài, do đó giảm được cholesterol huyết. Những người cholesterol huyết cao, cao huyết áp, đau thắt ngực và các bệnh tim mạch khác nên ăn đậu bắp, vừa giảm cholesterol lại thông tiểu, rất thuận lợi cho bệnh cao huyết áp. Tuy nhiên, nên lưu ý là không ăn đậu bắp cùng lúc với uống thuốc, hãy uống thuốc trước bữa ăn 1 giờ hoặc sau 2 giờ. − Hỗ trợ thai phụ: đậu bắp chứa nhiều acid folic. 1/2 chén đậu bắp nấu chín tương đương với 36,5mg acid folic. Một chén đậu bắp sống chứa đến 87,8mg acid folic.Đây là chất dinh dưỡng cần thiết cho nhiều chức năng của cơ thể, đặc biệt đối với những phụ nữ mang thai, acid folic rất quan trọng vì giúp phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh và các dị tật bẩm sinh khác ở thai nhi. Gần đây, những thí nghiệm tại khoa Y học cổ truyền, Đại học Y dược TP.HCM,cho thấy cao lỏng được chế từ thân và lá cây đậu bắp có tác dụng hạ đường huyết trên chuột thí nghiệm. Với liều 10g - 40g/kg thể trọng có tác dụng hạ đường huyết trên chuột thí nghiệm. Liều có tác dụng hạ đường huyết ổn định nhất là 30g/kg thể trọng. Ở liều này, cao lỏng đậu bắp hạ đường huyết có ý nghĩa thống kê từ thời điểm 40 phút và kéo dài đến 90 phút. Sau 90 phút, đậu bắp làm hạ 47,34% nồng độ đường huyết so với nhóm đối chứng không điều trị. Qua so sánh với insulin, tác dụng của đậu bắp không mạnh bằng insulin, không gây hạ đột ngột như insulin nhưng ổn định hơn và không có nguy cơ gây tụt huyết áp xuống dưới mức bình thường… 2.2 Các loại rau giúp điều trị và hỗ trợ điều trị các bệnh về đường tiêu hóa, bài tiết 2.2.1 Rau dền 10 [...]... bì có vị cay, đắng, tính ôn vào 2 kinh can và đởm, có tác dụng sơ can, phá khí, tán kết ( sơ tán can khí uất kết), tiêu đờm − Hạt quýt có vị đắng, tính bình, vào 2 kinh can và thận, có tác dụng lý khí, tán kết, chỉ thống − Lá quýt, có vị cay, đắng, tính bình, vào 2 kinh can và phế, có tác dụng sơ can, hành khí, hóa đờm  Công dụng − Quả quýt được dùng để ăn khi chín Dịch ép từ múi quýt pha với nước và. .. người nông dân, mà nó còn là một dược thảo Trong dân gian Rau má được dùng để chữa một số chứng bệnh thông thường rất hiệu nghiệm Theo các sách thuốc cổ như: Bản thảo cương mục, Dược tính luận, Nam dược thần hiệu thì Rau má có vị đắng, tính hàn, vào 3 kinh can, tỳ và thận, có công dụng thanh nhiệt, lợi thấp, tiêu thũng giải độc, dùng chữa các chứng tiết tả mùa hè, bịnh lỵ, vàng da do thấp nhiệt, sỏi đường... vàng (lông vàng, chân vàng, da vàng) một con làm sạch, bỏ lòng, nhồi rau muống vào, hầm nhừ, thêm ít rượu Khi chín bỏ rau ăn thịt gà Ăn độ 3 con Trong sách có dặn cố gắng làm sạch nhưng hạn chế rửa nhiều nước − Đái tháo đường: Rau muống 60g, râu ngô 30g Nấu nước uống (Dùng rau muống tía tốt hơn rau muống trắng) − Quai bị: Rau muống 200-400g luộc kỹ, ăn cả rau lẫn nước Có thể pha đường vào nước rau − Chứng... với các lá tạo thành một cụm đặc hình gần như hình cầu đặc trưng Nó đã được biết tới từ thời Hy Lạp và La Mã cổ đại; Cato Già đánh giá cao loại cây này vì các tính chất y học của nó, ông tuyên bố rằng "nó là loại rau thứ nhất" Tiếng Anh gọi nó là cabbage và từ này có nguồn gốc từ NormannoPicard caboche ("đầu") Cải bắp được phát triển từ lựa chọn nhân tạo diễn ra liên tục để ngăn chặn chiều dài các. .. Momordica charantia) là một cây leo mọc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc họ Bầu bí, có quả ăn được, thuộc loại đắng nhất trong các loại rau quả Mướp đắng là cây bản địa của vùng nhiệt đới nhưng không rõ có nguồn gốc ở nước nào Cây mướp đắng được trồng rộng rãi ởẤn Độ, Nam Phi,Đông Nam Á, Trung Quốc, châu Phi và vùng Caribe Chế biến làm thực phẩm: Hầu như mọi người đều biết ăn mướp đắng: mướp đắng... ức chế sự phát triển của nha bào một số nấm gây bênh  Tính vị , công năng 28 Long nhãn có vị ngọt, tính ôn, vào 2 kinh tâm, tỳ, có tác dụng ích tâm tỳ, bổ huyết, an thần trí  Công dụng Nhãn là một loại quả quý, có vị thơm ngon được mọi người ưa chuộng Ngoài công dụng làm thực phẩm, cùi nhãn được chế biến thành long nhãn là một vị thuốc bổ, chữa các bệnh suy nhược thần kinh, tim đập hồi hộp, kém ngủ,... được trồng phổ biến khắp các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới Tại Việt Nam, nó là một loại rau rất phổ thông và rất được ưa chuộng 12  Thành phần hóa học: Rau muống có 92% nước, 3,2% protit, 2,5% gluxit, 1% xenluloza, 1,3% tro Hàm lượng muối khoáng cao: canxi, phốtpho, sắt Vitamin có caroten, vitamin C, vitamin B1, vitamin PP, vitamin B2  Tính chất thảo dược: Công dụng của rau muống theo... xuất từ thân và lá xà lách tươi (hoặc dùng dịch của cây khô) trong ngày đầu, ngày thứ hai là 1 thìa cà phê, ngày thứ 3 là ½ thìa, những ngày sau đó liều dùng 5 thìa, rồi giảm dần trở lại là ½ thìa – Trị vết thương mụn nhọt, áp xe, bỏng: Xà lách đắp vết thương – Trị bệnh nấm: sắc nước rửa vùng bị nấm – trị ho: đắp lá liên tiếp vào ngực, vào lưng 3 Các Loại Quả Có Hoạt Tính Thảo Dược 3.1 Nhóm quả chữa các. .. trong nước có glucose 26.91%, saccharose 0.22%, acid tartric 1.26% và chất có nitơ 6.309% Các acid hữu cơ trong quả nhãn là acid succinic, acid malic và acid citric với tỷ lệ 10:5:1 (CA.108,1988,36428 w) Trong chất béo có các acid cyclopropanoid và acid dihydrosterculic khoảng 17% (CA.1969, 71, 103424 m)  Tác dụng dược lý Dịch chiết nước từ long nhãn thí nghiệm trên ống kính, có tác dụng ức chế sự phát... thông qua cơ chế tác động trực tiếp lên hệ thống thần kinh trung ương Rau má có tác dụng điều trị các vết ở da và niêm mạc là do các saponin chứa trong dịch chiết có tác dụng kích thích quá trình sinh trưởng của tế bào da, làm tăng sinh mạng lưới huyết quản của tổ chức liên kết giúp cho các mô tái tạo nhanh chóng khiến vết thương mau lành Kết quả này thu được từ những nghiên cứu dùng dịch Rau má tiêm . CÔNG NGHỆ HOÁ HỌC – THỰC PHẨM MÔN HỌC: CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN RAU QUẢ VÀ NƯỚC GIẢI KHÁT Đề tài: Tìm hiểu về các loại rau quả có tính dược thảo và các sản phẩm được chế biến từ chúng Giảng viên hướng. dập và bị các vi sinh vật từ bên ngoài xâm nhập. 2 RAU • rau củ • rau thân thảo • rau ăn trái • rau lương thực QUẢ • theo miền khí hậu • theo thời vụ 1.2 Phân loại rau quả 1.3 Phân biệt rau quả Qủa. mệt mỏi, tăng sức đề kháng… 2. Các Loại Rau Có Hoạt Tính Thảo Dược 2.1 Các loại rau giúp điều trị các bệnh về tim mạch, tiểu đường: 2.1.1 Rau ngót  Giới thiệu: Rau ngót hay còn gọi là bồ ngót,

Ngày đăng: 04/09/2015, 20:32

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. GIỚI THIỆU

    • 1.1 Giới thiệu chung về rau quả

    • 1.2 Phân loại rau quả

    • 1.3 Phân biệt rau quả

    • 1.4 Tầm quan trọng của rau quả

    • 2. Các Loại Rau Có Hoạt Tính Thảo Dược

      • 2.1 Các loại rau giúp điều trị các bệnh về tim mạch, tiểu đường:

        • 2.1.1 Rau ngót

        • 2.1.2 Rau càng cua

        • 2.1.3 Đậu bắp

        • 2.2 Các loại rau giúp điều trị và hỗ trợ điều trị các bệnh về đường tiêu hóa, bài tiết

          • 2.2.1 Rau dền

          • 2.2.2 Rau muống

          • 2.2.3 Bầu

          • 2.2.4 Bắp cải

          • 2.3 Nhóm rau chữa bệnh về hô hấp

            • 2.3.1 Rau má

            • 2.3.2 Khổ qua(Mướp đắng)

            • 3. Các Loại Quả Có Hoạt Tính Thảo Dược

              • 3.1 Nhóm quả chữa các bệnh về thần kinh

                • 3.1.1 Táo ta

                • 3.1.2 Nhãn

                • 3.2 Nhóm quả giúp bồi bổ

                  • 3.2.1 Óc chó

                  • 3.2.2 Quýt

                  • 3.3 Nhóm quả bồi bổ về tim mạch

                    • 3.3.1 Sầu riêng

                    • 3.3.2 Vú sữa

                    • 3.4 Nhóm quả chữa bệnh về đường tiêu hóa

                      • 3.4.1 Măng cụt

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan