5.Các Loại Củ Có Hoạt Tính Thảo Dược

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về các loại rau quả có tính dược thảo và các sản phẩm được chế biến từ chúng (Trang 65 - 78)

- Cây tươi dùng giã đắp ngoài chữa dị ứng mẩn ngứa mày đay.

5.Các Loại Củ Có Hoạt Tính Thảo Dược

5.1 Củ dền

Tên khác: Củ cải đường.

Tên nước ngoài: Red beet, sugar beet, beetroot(Anh). Họ: Rau muối(Chenopodiaceae).

 Bộ phận dùng : củ, hạt và lá.

 Thành phần hóa học

Trong củ chứa 12-20% đường ( Stephan Nicolov, 2006). Để sản xuất đường người ta chỉ cần thái củ thành lát, đem ngâm với nước nóng, khi để nguội dịch chiết, đường đã kết tinh [ The wealth of raw materialin India, 1984]

Theo Phạm Hùng Hộ (2006), ở Việt Nam, giống trồng ở Đà Lạt có tên khoa học là Beta vulgaris vas. Rubra (L.). Mog. Chứa chất màu đỏ là betanidin.

Các tác giả Trung Quốc ( Trung dược đại từ điển, 1975) lại ghi nhận trong củ dền chứa các chất betain, cholin, vulgaxanthin. Acid, ferulic, cateol và men

transglutaminase.

Theo Andrew Chevallier (Dược thảo toàn thư, 2006) ngoài saponin, tanin trong củ dền còn có flavonoid và tinh dầu mà thành phần chính là methyl salicylat.

Còn Nadkarnis M ( 1976) lại ghi nhận trong củ dền chứa alcaloid co ten là betin. Ngoài ra, còn tìm thấy trong củ dền còn chứa các hormon sinh dục nữ, phytosterol, chất béo và các acid amin [ Cây thuốc Đông Nam Á, 1980].

 Tác dụng dược lí

a) Tác dụng chống oxy hóa

Stress oxy hóa vá viêm có liên quan đén sự phát triển béo phì. Củ dền là một thành phần trong thức ăn chứa các sắc tố betalanin có hoạt tính chống oxy hóa. Tác dụng

in vitro của củ dền và lát cắt mỏng đã được nghiên cứu trên chuyển hóa oxy hóa và sự chết tế bào theo chương trình ở bạch cầu trung tính từ người béo phì.

Củ dền được dùng ở Thổ Nhĩ Kì làm thuốc chống đáy tháo đường trong y học cổ truyền. Hoạt tính chống oxy hóa và khả năng ức chế acetylcholinesterase của củ dền đã được nghiên cứu. Ngoài ra, cũng xác định hàm lượng của prolin. Hoạt tính chống oxy hóa được đánh giá bàng các thử nghiệm chống oxy hóa khác nhau. Các kết quả được so sanh với các chất chống oxy hóa thiên nhiên và tổng hợp. Các kết quả cho thấy củ dền có thể cung cấp một nguồn thiên nhiên các hoạt tính chống oxy hóa và kháng acetylcholinesterase và là nguồn cung cấp prolin (Sacan O. et al.,2010).

b) Tác dụng bảo vệ gan

Các hợp chất vitexin 7 – O – beta – D – glucopyranosid và vitexin 2” – O – beta – D – glucopyranosid được phân lập từ phần trên mặt đất của củ dền có hoạt tính bảo vệ gan với hoạt tính của silibinin (69,8%) được dùng làm đối chứng dương tính (Kim I. et al., 2004)

Cao ethanol rễ củ dền cho uống có hoạt tính bảo vệ gan đối với tác dụng độc hại gan gây bởi carbon tetraclorid ở chuột cống trắng. Tính độc hại gan và tác dụng dự phòng được đánh giá bằng các thông số trong huyết thanh là cholesterol,

triglycerid, alanin amoni transferase và phosphatase ( Agarwal M et al., 2006). c) Tác dụng chống ung thư.

Trong các chứng minh trước đã xác minh cao củ dền, có tên thương mại là betanin, là một thuốc hóa dự phòng ung thư mạch trong cả thử nghiệm hoạt hóa sớm kháng nguyên Epstein barr in vitro và trong thử nghiệm ung thư da và ung thư phổi chuột nhắt trắng hai giai đoạn in vivo. Tác dụng hóa dự phòng ung thư thể hiệ ở một liều rất thấp dùng trong nghiên cứu(Kapadia G.J.et.al.,2003).

Tác dụng ức chế in vitro của cao rễ củ dền trên sự cảm ứng chống kháng nguyên của virus Epstein Barr(EBV-EA) với việc dùng tế bào Raji cho thấy củ dền có hoạt tính cao hơn capsanthin. Thử nghiệm in vivo đánh giá hoạt tính chống thúc đẩy phát triển khối u ở da và phổi chuột nhắt trắng cho thấy tac dụng ức chế khối u có ý nghĩa.(Kapadia G.J.et.al.,1996).

 Tính vị, công năng.

Củ của cây cue dền vị ngọt, hơi đắng, tính hàn, có công năng thông tâm, khai vị, mạnh tỳ, hạ khí , bổ nội tạng, làm mát máu, thông huyết mạch, chống đau đầu,… Hạt củ dền vị đắng, có công năng thanh nhiệt, lương huyết, làm ra mồ hôi. Lá có công năng tiêu sưng viêm, lợi tiểu.

 Công dụng.

Củ dền là loại rau bổ dưỡng và tạo năng lượng, kích thích ăn ngon miệng, giải nhiệt, lợi tiểu, chữa kiết lị và đại tiện ra máu. Có tác dụng cho người thiếu ngủ, người bị bệnh thần kinh, lao, ung thư,rất có ích khi dịch cảm cúm. Để chữa bệnh ôn nhiệt sốt cao, chữa nhọt đọc sưng tấy.

Hạt làm mát và ra mồ hôi [Srivastava,1989:18]. Dùng củ dền có lợi cho sức khỏe vì có nhiều vitamin như A,B,C,PP, có nhiều chất khoáng, đặc biệt là hàm lượng Fe và Zn(2mg/kg) khá cao [Chopra et al.,46].

5.2 Cà rốt

Tên nước ngoài: Daucus carota H:ọ Hoa tán (Apiaceae)

 Bộ phận dùng: Củ và quả.

Cà rốt là một trong những loại rau quý nhất được các các thầy thuốc trên thế giới đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh đối với con người. Cà rốt giàu về lượng đường và các loại vitamin cũng như năng lượng. Các dạng đường tập trung ở lớp vỏ và thịt nạc của củ; phần lõi rất ít. Vì vậy củ cà rốt có lớp vỏ dày, lõi nhỏ mới là củ tốt. Trong 100g ăn được của Cà rốt, theo tỷ lệ % có: nước 88,5% ; protid 1,5% ; glucid 8,8% ; cellulose 1,2% ; chất tro 0,8%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Muối khoáng có trong cà rốt như kalium, calcium, sắt, phosphor, đồng, bor, brom, mangan, magnesium, molipden...

Đường trong Cà rốt chủ yếu là đường đơn (như fructose, glucose) chiếm tới 50% tổng lượng đường có trong củ, là loại đường dễ bị oxy hoá dưới tác dụng của các enzym trong cơ thể; các loại đường như levulose và dextrose được hấp thụ trực tiếp.

Trong Cà rốt có rất nhiều vitamin C, D, E và các vitamin nhóm B; ngoài ra, nó còn chứa nhiều chất caroten (cao hơn ở Cà chua); sau khi vào cơ thể, chất này sẽ chuyển hoá dần thành vitamin A, vitamin của sự sinh trưởng và phát triển. Từ hạt Cà rốt, người ta chiết xuất được chất Docarin (còn gọi là cao hạt Cà rốt).

 Tính vị, công năng:

Củ Cà rốt vị ngọt cay, tính hơi ấm, có tác dụng hạ khí bổ trung, yên ngũ tạng, tăng tiêu hoá, làm khoan khoái trong bụng. Hạt có vị đắng cay, tính bình, có tác dụng sát trùng, tiêu tích. Cà rốt có các tính chất: bổ, tiếp thêm chất khoáng, trị thiếu máu (nó làm tăng lượng hồng cầu và huyết cầu tố) làm tăng sự miễn dịch tự nhiên, là yếu tố sinh trưởng kích thích sự tiết sữa, làm cho các mô và da trẻ lại. Nó còn giúp điều hoà ruột (chống ỉa chảy và đồng thời nhuận tràng), chống thối và hàn vết thương ở ruột, lọc máu, làm loãng mật, trị ho, lợi tiểu, trị giun và hàn liền sẹo.

 Tác dụng:

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Củ Cà rốt được dùng làm thuốc uống trong trị suy nhược (rối loạn sinh trưởng, thiếu chất khoáng, còi xương, sâu răng), trị thiếu máu (một số trường hợp thiếu thị lực) ỉa chảy trẻ em và người lớn, bệnh trực tràng coli, viêm ruột non kết, bệnh đường ruột, táo bón, loét dạ dày tá tràng, xuất huyết

dạ dày ruột, bệnh phổi (ho lao, ho gà mạn tính, hen) lao hạch, thấp khớp, thống phong, sỏi, vàng da, xơ vữa động mạch, suy gan mật, giảm sữa nuôi con, bệnh ngoài da, ký sinh trùng đường ruột (sán xơ mít), dự phòng các bệnh nhiễm trùng và thoái hoá, đề phòng sự lão hoá và các vết nhăn... Dùng ngoài chữa vết thương, loét, bỏng, đinh nhọt, cước, nứt nẻ, bệnh ngoài da (eczema, nấm, chốc lở tại chỗ) dùng đắp apxe và ung thư vú, ung thư biểu mô. Hạt dùng trị giun đũa, giun kim, bệnh sán dây, đau bụng giun, trẻ em cam tích.

5.3 Củ từ

Tên khác: Khoai từ, Khoai bướu .

Tên nước ngoài: Discorea esculenta (Lour.) Burk., Họ: Củ nâu (Diosoreaceae).

 Bộ phận dùng: Củ .

 Thành phần hoá học:

Củ từ chứa nước 70,5%, protid 14%, lipid 0,1%, glucid 26,1%, cellulose 1,1%, chất khoáng 0,6%. Củ chứa sapogenin.

 Tính vị, công năng:

Củ từ to bằng củ khoai tây trung bình, có vỏ ngoài bong ra, tróc thành khoanh vàng đều. Thịt trắng, ngon hơn và không có vị nhạt và nhầy như khoai vạc. Củ từ có vị ngọt, the, tính hàn, nếu dùng sống thì hơi độc.

Dùng nấu ăn thì ngọt ngon, không độc, bổ trường vị, dùng thay lương thực, khỏi đói. Người hư nhiệt ăn thì khỏi bệnh. Củ từ cũng có khả năng giải các loại thuốc độc; giã sống vắt lấy nước uống thì nôn ra hết chất độc mà khỏi. Thường dùng làm thuốc tiêu độc, tiêu ứ huyết, trị ho, khô cổ họng. Còn dùng nấu nước uống chữa tê thấp, các bệnh về thận, làm cho nước tiểu tốt hơn, và dùng chữa phù. Ở Ấn Độ, người ta dùng củ từ mài ra đắp trị sưng tấy

5.4 Khoai lang

Tên khác: Lang

Tên nước ngoài: Ipomoea batatas (L.) Lant Họ: Khoai lang (Convolvulaceae)

 Bộ phận dùng: Củ và lá.

 Thành phần hoá học:

Củ Khoai lang chứa 24,6% tinh bột, 4,17% glucose. Khi còn tươi, củ chứa 1,3% protein 0,1% chất béo, các diastase, tro có Mn, Ca, Cu, các vitamin A, B,C, 4,24% tanin, 1,375% pentosan. Khi đã phơi ở chõ thoáng mát, trong cũ có inosit, gôm, dextrin, acid chlorogenic, phytosterol, carotin, adenin, betain, cholin. Dây khoai lang cũng chứa adenin, betain, cholin. Ngọn dây Khoai lang đỏ có một chất gần giống insulin. Lá chứa chất nhựa tẩy (1,95-1,97%).

Khoai lang có vị ngọt, tính bình, có tác dụng nhuận tràng, bổ hư tổn, ích khí lực, mạnh tỳ thận.

 Công dụng:

Thường dùng trị lỵ mới phát; đại tiện táo bón; di tinh, đái đục; phụ nữ kinh nguyệt không đều, loạn kỳ, máu xấu; cúm mùa hè, sốt nóng li bì, thân thể đau mỏi. Có tác giả còn cho rằng Khoai lang có thể giúp con người phòng ngừa chứng xơ cứng động mạch, hạ huyết áp, giảm béo phì và chứng già yếu. Nó cũng có khả năng chống ung thư vú và ung thư đại tràng.

5.5 Khoai sọ

Tên khác: Khoai môn

Tên nước ngoài: Colocasia antiquorum Schott (C. esculenta Schott, var. antiquorum (Schott) Hubb.)

Họ: Ráy (Araceae). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Bộ phận dùng: Củ và lá .

 Thành phần hoá học:

Trong 100g củ khoai sọ tươi có chứa nước 60g, protid 1,8, lipid 0,1, glucid 26,5, cellulose 1,2, tro 1,4 và 64mg calcium, 75mg phosphor, 1,5mg sắt, 0,02mg caroten, 0,06mg vitamin B1, 0,03mg vitamin B2, 0,1mg vitamin PP, 4mg vitamin C. Trong 100g củ Khoai sọ khô có 15g nước, 3,1g protid, 2,2g lipid, 73g glucid, 3,1g cellulose, 3,6g chất khoáng toàn phần.

Củ Khoai sọ mọc dại thường có màu tím, ăn thì phá khí, không bổ. Củ Khoai trồng có bột màu trắng dính, có vị ngọt hơi the, trơn, tính bình, điều hoà nội tạng, hạ khí đầy, bổ hư tổn. Lá Khoai sọ vị cay, tính lạnh, trợn; có tác dụng trừ phiền, cầm ỉa.

 Công dụng:

Củ dùng ăn chữa được hư lao yếu sức. Ta thường luộc để ăn chống đói, nấu canh với rau Rút, cua đồng hoặc nấu với cá quả, cá diếc. Dùng ngoài chữa phong ngứa, mụn mủ. Lá sắc uống dùng chữa phụ nữ có mang tâm phiền mê man, thai động không yên. Liều dùng 20-30g, dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác. Dùng ngoài giã lá tươi đắp chữa rắn cắn, ong đốt hay mụn nhọt. Ngoài ra, dọc lá có thể muối dưa ăn hay làm thức ăn xanh cho lợn.

 Các sản phẩm ứng dụng: a) Các sản phẩm từ chanh.

e) Các sản phẩm từ rau, củ gia vị:

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về các loại rau quả có tính dược thảo và các sản phẩm được chế biến từ chúng (Trang 65 - 78)