Các Loại Rau Quả Gia Vị Có Hoạt Tính Thảo Dược

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về các loại rau quả có tính dược thảo và các sản phẩm được chế biến từ chúng (Trang 47 - 50)

4.1Nhóm rau quả gia vị chữa bệnh về đường hô hấp

4.1.1 Tía tô:

Tên khác:Tía tô, Tử tô

Tên nước ngoài: Perilla frulescens (L.) Britton. Họ: Bạc hà (Lamiaceae).

 Bộ phận dùng:

Lá Folium Perillae, thường gọi Tử tô diệp; Quả - Fructus Perillae, thường gọi là Tử tô tử; Thân - Caulis Perillae, thường gọi là Tử tô ngạnh.

 Thành phần hóa học:

Trong cây có tinh dầu (0,5%) mà thành phần chủ yếu là perilladehyd, l-perilla-alcohol, limoneli, a-pinen, dihydrocumin; còn có elsholtziaketone. Hạt có dầu béo gồm các acid oleic và linolenic; các acid amin: arginin, histidin, leucin, lysin, valin.

Thành phần tinh dầu tía tô chủ yếu là penllaldehyd. L.perilla alcohol; limonen; α-pinen; hydrocumin; còn có clsholtziaceton (Võ Văn Chi TDVN 1999).

Loại hoa trắng, thân xanh có thành phần chủ yếu là penllaceton . Loại hoa đỏ, thân đỏ có thành phần chủ yếu là penllaldehyd.

Tinh dầu tía tô có tác dụng kháng khuẩn in vitro đối với các vi sinh vật sau đây: tụ cầu vàng, trực khuẩn lỵ Flexner, trực khuẩn lao, liên cầu tan máu, Bacillus subtilis, Bacillus mycoides, trực khuẩn coli, phế cầu.

Đồng thời nó có tác dụng diệt amid lỵ với nồng độ ức chế thấp nhất là 1/1.280.

Tía tô có tác dụng gây trấn tĩnh, hạ nhiệt, làm toát mồ hôi, ức chế co thắt cơ trơn ruột gây bởi histamin và acetylcholin, và gây cảm ứng đối với interferon. Hạt tía tô chứa chất có hoạt tính chống oxy hóa.

 Tính vị, công năng:

Tía tô có vị cay, mùi thơm, tính ấm. Lá có tác dụng làm ra mồ hôi, cảm mạo,phong hàn, ngạt mũi, nhức đầu,tiêu hóa kém, lợi tiêu hoá, nôn mửa, đau bụng,trừ cảm lạnh. Thân cành có tác dụng như lá nhưng kém hơn. Hạt trừ hen, trị ho, làm long đờm, tê thấp.

 Công dụng, chỉ định và phối hợp:

Lá dùng trị sổ mũi, đau đầu, ho; đau tức ngực, buồn nôn, nôn mửa; giải độc cua cá. Thân cành dùng trị đau tức ngực, đầy bụng; nôn mửa khi có thai, có thai đau bụng ra huyết, thai trồi lên. Hạt dùng trị ho, thở khò khè. Thường dùng 5-10g, dạng thuốc sắc

4.1.2 Diếp cá

Tên khác: Rau diếp cá, Rau giấp, Cây lá giấp. Tên nước ngoài: Houttuynia cordata Thunb., Họ: Lá giấp (Saururaceae).

 Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Houttuyniae, thường gọi là Ngư tinh thảo.

 Thành phần hoá học:

Thành phần tính theo g% như sau: Nước 91,5; protid 2,9; glucid 2,7, lipit 0,5, cellulose 1,8, dẫn xuất không protein 2,2, khoáng toàn phần 1,1 và theo mg%: calcium 0,3, kali 0,1, caroten 1,26, vitamin C 68. Trong cây có tinh dầu mà thành phần chủ yếu là methylnonylketon, decanonylacetaldehyde và một ít alcaloid là cordalin, một hợp chất sterol v.v... Trong lá có quercitrin (0,2%); trong hoa và quả có isoquercitrin.

 Tính vị, công năng:

Diếp cá có vị cay chua, mùi tanh, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu tiêu thũng, sát trùng; còn có tác dụng ức chế thần kinh và chống viêm loét. Người ta đã biết là cordalin có tác dụng kích thích gây phồng, quercitrin có tác dụng lợi tiểu mạnh.

 Công dụng:

Diếp cá là loại rau rất quen thuộc trong các bữa ăn hàng ngày của các gia đình Việt Nam, nhất là các tỉnh phía Nam. Thường dùng làm rau ăn sống, làm gia vị cùng các loại rau khác. Diếp cá cũng được sử dụng làm thuốc trị: táo bón, lòi dom; trẻ em lên sởi, mày đay; viêm vú, viêm mô tế bào, viêm tai giữa; mắt đau nhặm đỏ, hoặc nhiễm trùng gây mủ xanh; viêm mủ màng phổi; viêm ruột, lỵ, viêm nhiễm đường tiết niệu, viêm thận phù thũng; phụ nữ kinh nguyệt không đều. Còn dùng chữa sốt rét, sài giật trẻ em, đau răng, trâu bò bị rắn cắn. Liều dùng 6-12g khô, hoặc 20-40g tươi dạng thuốc sắc hoặc giã nát lấy nước uống. Dùng ngoài lấy lá tươi giã nhỏ đắp.

Ở Thái Lan, người ta dùng lá tươi để trị bệnh hoa liễu và trị các bệnh ngoài da. Toàn cây được dùng làm thuốc lợi tiểu sát khuẩn đường tiết niệu sinh dục.

Ở Trung Quốc người ta cũng sử dụng Diếp cá trong các trường hợp:

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về các loại rau quả có tính dược thảo và các sản phẩm được chế biến từ chúng (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w