Tác dụng trên cơ trơn tử cung:

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về các loại rau quả có tính dược thảo và các sản phẩm được chế biến từ chúng (Trang 55 - 65)

- Cây tươi dùng giã đắp ngoài chữa dị ứng mẩn ngứa mày đay.

b)Tác dụng trên cơ trơn tử cung:

Apiol, cũng là một chất có trong quả mùi tây, có tác dụng kích thích cơ trơn,nhất là cơ trơn của tử cung, chỉ với liều nhỏ. Do đó, apiol có ảnh hưởng đến kinh nguyệt phụ nữ.

 Tính vị, công năng.

Mùi tây có vih hơi đắng, chát, mùi thơm, có tác dụng kích thích chung, kích thích hệ thần kinh, giúp khai vị, dễ tiêu hóa, lợi tiểu, giải độc, lọc máu.

 Công dụng.

Mùi tây được dùng là chữa thiếu máu, suy nhược thần kinh, rối loạn dinh dưỡng, ăn không ngon, khó tiêu, đầy hơi,bệnh gan mật,đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt, mất kinh. Rễ có tác dụng tốt cho thận, chữa thất khớp, thống phong. Hạt khô có tác dụng kích thích chung và lợi tiểu. Liều dùng hàng ngày của toàn cây hoặc lá :25-50g, đun sôi 5 phút. Hãm 15 phút, rồi uống, hạt hoặc rễ 4-6g, sắc uống.

Dùng ngoài, lá mùi tây rửa sạch,giã nát, đắp hoặc nấu lấy nước rữa chữa căng sữa, sưng vú, vất đốt sâu bọ. Để chống khô mắt lấy lá mùi tây tươi, rữa sạch, giã nát, đắp lên mắt.

Trong nhân dân, lá mùi tây được dùng làm gia vị và là nguồn vitamin A.

4.3 Rau quả gia vị giúp điều trị các bệnh về thận – Bài tiết

4.3.1 Hành tăm

Tên khác: Hành trắng, củ nén. Họ: Hành(Alliaceae).

 Thành phần hóa học:

Hạt chứa các hợp chất khi thủy phân bằng men cho acid glutamic và các amino acid S, cystein ,cystein nulfoxrd một chất tan trong nước tương tự chất abscimic acid từ căn hành. Các hợp chất thiosulphinat: MeS(O)Sme; MeS(O)Se; Pr(O)SPr.cis và trans 2,3 dimethyl 5-6dithiobicyclic 2-1-1 hexan -5 diosyd.

Trong các loài allium hầu hết chứa các cystein sulphosid: methiin, alliin, isoalliin và propiin.

Hàm lượng các chất trên phụ thuộc theo loài , giống và vùng trồng.

 Tác dụng dược lý.

Các amin acid N-p-coumaroyltyramin và N-trans-feruloyltyramin, acid lunuloric và acid p-coumaric, tất cả các hợp chất không chứa lưu huỳnh phân lập từ phân đoạn trong ethyl acetat của củ hành tăm, được chứng minh có tác dụng ức chế prostaglandin và thromboxan synthetea. So sánh với aspirin, các hợp chất từ hành tăm có tác dụng mạnh hơn. Adenosid phân lập từ phân đọa tan trong n-butanol của củ hành tăm thể hiện hoạt tính ức chế đối với sự kết tập tiểu cầu người in vitro. Ngoài ra, các saponin chimenosid từ hành tăm ức chế sự kết tập tiểu cầu người gây bởi ADP, tác dụng này có thể so sánh được với aspirin [de Padua L.S et

al.,1999:93-98]

Tinh dầu và cao chiết ethanol hành tăm có tác dụng ức chế nấm Candida albicans với nồng độ ức chế thấp nhất là >2mg/ml, chứng tỏ hành tăm có hoạt tính này yếu (Duarate M.C.T et al.,2007). Cao chiết ethanol 95% lá hành tăm có hoạt tính ức chế trực khuẩn lao in vitro (Gautam R et al.,2007).

Hành tăm (phần trên mặt đất) có tác dụng chống oxy hóa với nồng độ ức chế 50% (IC50) thấp hơn nồng độ này của dl-α-tocopherol , nhưng cao hơn nồng độ của quercetin (Souri E et al.,2004).

Các kết quả nghiên cứu cho thấy cao chiết từ tất cả các bộ phận của cây thể hiện hoạt tính chống oxy hóa. Hoạt tính chống oxy hóa cao nhất trong lá ( Stafner D et al.,2004).

Các kết quả cho thấy lá hành tăm có tác dụng chống oxy hóa mạnh do chứa hàm lượng cao flavonoid toàn phần, carotenoid , clorophyl và lượng rất thấp các gốc oxy độc ( Stajner D et al.,2006).

Hành tăm có tác dụng trị giun sán, tăng dục, giảm chướng bụng, làm dễ tiêu, lợi tiểu, long đờm, hạ huyết áp và kích thích (Duke J.A et al.,2002).

 Tính vị và công năng

Hành tăm có vị đắng cay, mùi hăng nồng, tính ấm. Có tác dụng giải cảm, ra mồ hôi, hành khí, hạ đàm, lợi tiể, giải độc, sát trùng.

 Công dụng

Hành tăm thường được dùng làm gia vị , có mùi vị tương tự như hành hoa. Thường làm thuốc giải cảm trúng phong., thấp nhiệt, bệnh thời khí, ôn dịch, nóng rét , nhức đầu, ngạt mũi, ho tức ngực, chữa đầy bệnh, , bí đại tiểu tiện và dùng làm thuốc an thai. Cũng dùng chữa rắn độc cắn. Ngày dùng 12-24 g.[Võ Văn Chi,1997].

Nhân dân Ấn Độ dùng hành tăm làm thuốc long đờm, trị hen và viêm phế quản (Gautam R et al.,2007).

Củ hành tăm được dùng để dự phòng chứng huyết khối và để điều trị suy tim [ de Padua L.S et al.,2007].

Dịch ép thân hành tăm được dùng trong y học dân gianItalia trị các bệnh đường hô hấp, làm thuốc trị cao huyết áp làm ăn ngon miệng, làm dễ tiêu (Lokar L.C et al.,1988).

Ở Brasil, dịch ép hành tăm tươi được dùng làm chất chống viêm, kháng khuẩn và kích thích tiêu hóa (Duarte M.C.T et al.,2007).

Ở một số nơi khác, hành tăm được dùng trị nước, nhọt, ung thư, bệnh da, lỵ, tăng huyết áp, tăng lipid máu, nhiễm khuẩn, béo phì, bệnh do kí sinh trùng, giữ nước, viêm mắt, nghe sai lạc, ung nang bã, nhiễm giun [Duke J.A et al.,2002]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.3.2 Rau ngổ

Tên khác: ngổ ăn, ngổ 3 lá, rau om. Họ: Hoa mõm chó(Scrophulariaceae)

 Bộ phận dùng được:

Phần trên mặt đất còn non, thu hái vào đầu mùa hạ dùng tươi.

 Thành phần hóa học.

Rau ngổ chứa 0.13% tinh dầu,flavonoid và tanin. Trong tinh dầu,chủ yếu là d-limonen và d- perilaldehyl.

Perilaldehyl(C10H14O)

 Tác dụng dược lý

Dựa vào những kết quả điều trị đạt được ở Hợp tác xã Y học dân tộc Hải Thượng- Cần Thơ, các tác giả Thu Cúc và Phó Đức Thuần đã tiến hành nghiên cứu được lý về rau ngổ và có những nhận xét sau: rau ngổ có độc tính rất thấp, không đáng kể, có tác dụng lợi tiểu, giản cơ, giải co thắt cơ trơn,dãn mạch máu,tăng lọc ở cầu thận,do đó tăng lượng nước tiểu,tạo điều kiện cho sỏi thận bị tống ra ngoài.

 Tính năng, công vị:

Rau ngổ có vị cay, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, chỉ dưỡng.

 Công dụng.

Rau được làm gia vị nấu canh chua. Về mặt thuốc theo kinh nghiệm lương y Lê Quang Tốt, rau ngổ chữa sỏi thận đạt kết quả tốt bằng cánh lấy (50g) giã nhỏ, vắt ít nước pha thêm ít muối,

uonngs ngày 2 lần. Dùng riêng hoặc phối trộn với một số vị thuốc lợi tiểu như mã đề, râu ngô. Sau khi dùng thuốc 1 thời gian, bệnh nhân đái thông, các cơn đau giảm hoặc mất hẳn.

Ở Trung Quốc rau ngổ được dùng chữa rắn đọc cắn,mụn nhọt, đầu đinh, mẩn ngứa, với liều dùng 15-30g rau tươi hoặc 3-15g rau khô dưới dạng nước sắc hoặc ngâm rượu uống. Kết hợp dùng ngoài giã nát lá đắp, vắt lấy nước bôi hoặc dùng nước sắc để rửa. Ở Đài Loan, rau ngổ chữa rối loạn kinh nguyệt, ngộ độc. Ở Malaysia, nước sắc từ rễ và lá rau ngổ là thuốc hạ sốt hoặc long đờm.

4.4Nhóm rau quả gia vị giúp điều trị các bệnh về đường tiêu hóa

4.4.1 Mùi tàu

Tên khác: Ngò gai, ngò tàu, hồ tuy.

Tên nước ngoài: Eryngo, spirit weed, feedweed(Anh). Họ: Hoa tán( Apiaceae)

 Bộ phận dùng:

Toàn cây thu hái vào mùa hạ dùng tươi hay phơi khô.

 Thành phần hóa học:

100g phần ăn được của cây mùi tàu chứa 84.5 g nước, protein 2.9g, chất béo 0.1g,carbohydrat 9.2g, chất xơ 2g, tro 1.4g( Ca 99mg, P 98mg, Fe 13mg). (PROSEA 13,1999).

Toàn cây chứa tinh dầu trong đó thành phần chính là 2-dodecen-1-al( The Wealth of India III,1952). Theo cuốn trung dược từ hải II,1996,tinh dầu chứa alcol fenchylic.

Hoa, lá chứa acid lauric 4.8%, acid capric 0.17%, acid 3-4-dimethylbenzoic 2.09%, acid chưa xác định 1%,α.pinen 2.59%, p.cymen 2.26%,decanal 1.88%, hỗn hợp 2,4,5-

trimethylbenzaldehyd, 5-dodecanon và 4-hydroxyl-3.5-dimethylacetophenol 72.73%, sesquiterpen lacton10%, thành phần khác 1.32%(Yeh Ling Hsien và cs,1974,CA 82,34950).

Alkanl và alkenal có nhiều trong tinh dầu lá và những chất tạo ra mùi đặc trưng của mùi tàu. Các thành phần chính là 2-dodecenal; 2,3,6 –trimethyl benzaldehyd và dodecanal (PROSEA 13,1999).

Hạt chứa tinh dầu gồm carotol 19%, (E)-β farnesen 10%, (E)-anethol 7% và α-pinen 8% (PROSEA 13,1999).

Tinh dầu cây mùi tàu ở Việt Nam chứa các vết α-pinen, β-pinen, α-phelandren, octanal 0.1%, p.cymen 0.3%, nonanal 0.4%, decanal 0.7%,undecanal 0.5%; 2,4,5 hoặc 2,4,6-trimethyl benzaldehyd 1.4% , acid decanoic 3.5%, đoecânl 1%, (z)-2-dodecenal 0.9%, (E)-2-dodecenal 45.5%, acid undecanoid 1.5%, 1-dodecenoic 15.5%, (Z)-2-tetradecenal 0.4%, (E )-2-tetradecanal 5.3%, các chất chưa xác định 13.9% (Piet A.Le clercq và cs 1992).

 Tính vị, công năng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mùi tàu có vị cay, đắng tính ôn, có tác dụng hành khí,kiện vị, kích thích tiêu hóa, sơ phong, giải biểu.

 Công dụng

Mùi tàu là một loại rau gia vị thường dùng để làm mất mùi tanh và tăng vị thơm ngon của thức ăn. Có thể ăn sống hoặc nấu chín. Ngoài ra mùi tàu còn được dùng làm thuốc chữa tiêu hóa kém, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, viêm ruột. Liều dùng hàng ngày 10-20g, sắc nước uống. Phụ nữ thường dùng cây mùi tàu kết hợp với quả bồ kết làm nước gội đầu, để làm sạch gàu và thơm tóc. Ở Trung Quốc mùi tàu được dùng để chữa bụng đầy hơi, tiêu hóa kém, viêm ruột, tiêu chảy, sốt cảm mạo. Ở Malaysia, rễ mùi tàu kết hợp với cam thảo nam chữa bệnh đau dạ dày. Ở Ấn Độ rễ mùi tàu cũng được dùng làm thuốc kiện vị.

4.4.2 Thìa là

Tên khác: thì là Họ: hoa tán

 Bộ phận dùng được: Qủa thu hái khi chín phơi khô, thân, lá.

 Thành phần hóa học:

Phần ăn được của cây thìa là chứa nước 20 g%, carbohydrat 44g%,, chất béo 4 g%, chất xơ 12g %, acid ascorbic 60 mg%. Hàm lượng tinh dầu chiếm 0.1 -1.5%.

Phần ăn được của quả thìa là chứa nước 8g%, protein 16g%, chất béo 14g%, carbohydrat 34g%, chất xơ 31g%. Hàm lượng tinh dầu 2-6%.

Thành phần chính của tinh dầu từ phần trên mặt đất là phelandren 35% và 3,9-epoxy-p.menth-1- en 25%.

Thành phần chính của quả là limonen có thể đến 70% và carvon 60%. Hai chất này mật thiết liên quan đến nhau và chiếm 95% tinh dầu. Hàm lượng carvon có thể đạt 50-60% ở Hoa Kỳ và 35- 60% ở Châu Âu.

Một số tác giả nghiên cứu tỉ mỉ hơn thành phần hóa học của tinh dầu quả. Theo Lauwence,1980, tinh dầu thìa là ở Châu Âu có carvon 45%, limonen 35%, α-phellandren 7%, cis-dihydrocarvon 2%, trans-dihydrocarvon 1.5%, α-pinen 0.5%, p-cymen 0.5%, myrcen 0.2%, iso-dihydrocarvon 0.2%, neo-dihydrocarvon 0.2%, camphen 0.1%, sabinen 0.1%, β-pinen 0.1%, δ-3-caren 0.1%, (E)-anethon 0.1%, cis-carveol 0.1%, trans-carveol 0.1%, dihydrocarveol 0.1%,

neodihydrocarveol 0.1%.

Sau khi cất tinh dầu, quả còn chứa khoảng 15% protein, 16% chất béo và được dùng làm thức ăn cho gia súc (PROSEA 13, 1999).

Các thành phần của quả thìa là là glycan, anameran A, B,C và D có tác dụng hạ đường máu trong thử nghiệm trên động vật bình thường và động vật gây đái tháo đường thực nghiệm với aloxan.

 Tính vị, công năng:

Thì là có vị cay, tính ấm, có tác dụng ấm tì vị , giải độc thức ăn, lợi tiêu hóa.

 Công dụng:

Thìa là được dùng trong y học cổ truyền thay tiểu hồi để giải độc thức ăn tanh hôi, giúp tiêu hóa, chữa nôn đầy đờm trệ. Qủa thìa là được dùng làm thuốc kích thích trung tiện, lợi sữa. Còn dùng chữa đau bụng của trẻ em. Để giúp sự tiêu hóa , mỗi ngày dùng 50-100g quả, dưới dạng nước cất; hoặc 4-8g hãm trong 1 lít nước sôi. Nếu dùng tinh dầu , mỗi ngày dùng 250 mg -1g, nhỏ vào đường hay nước đường mà uống. Trong công nghiệp hương liệu, quả thìa là kết hợp với một số quả thơm khác như quả mùi để làm thơm chè.

Ở Ấn Độ, tinh dầu thìa là được dùng làm thuốc gây trung tiện, điều trị bệnh đầy hơi của trẻ em. Cũng dùng để sản xuất xà phòng thơm.

4.4.3 Rau răm

Tên khác: Thủy liễu , lão liễu,phắc phèo(Tày).

Tên nước ngoài: Fragrant knotweed, smart weed(Anh). Họ: Rau răm(Polygonaceae)

 Bộ phận dùng: Cành và lá.

Rau răm chứa tinh dầu màu vàng nhạt với thành phần chủ yếu là các alkan aldehyd (Prosea 13,1999).

Theo Nguyễn Văn Dũng và cộng sự, tinh dầu rau răm chứa 50 chất, trong đó 28 chất đã được nhận dạng, 3 chất chủ yếu là β-caryophylen 36.5%, dodecanal 11.4% và caryophylen oxyd 8.2% (CA 123:79.573d).

 Tác dụng dược lý:

− Tác dụng gây xảy thai, tiêu thai.

Thí nghiệm trên thỏ: thỏ cái trọng lượng trên 2.2kg, cho ghép với thỏ đực. Sau khi giao phối, bắt thỏ cái nhốt riêng. Sau 3 ngày cho thỏ uống nước ép rau răm tươi với liều 15g/kg, trong 5 ngày liền. Kết quả là hai thỏ ra huyết, 7 thỏ mổ ra bào thai tiêu hết, chỉ còn lại những vệt ngấn ngăn các ổ, 1 thỏ thai vẫn còn.

Thí nghiệm trên chuột cống trắng: chuột cái 120g, 3 con ghép với chuột đực. Hằng ngày, xét nghiệm tế bào âm đạo để xác định chuột đã có chửa. Sau 2 ngày, cho chuột uống nước ép rau răm tươi với liều 20 g/kg trong 5 ngày liền. Kết quả: ở lô đối chứng, chuột đẻ 100%(5/5), ở lô thuốc, chuột đẻ 33%(2/6), chuột không đẻ 66.7%(4/6). Một thí nghiệm khác, cũng nghiên cứu trên chuột công trắng có thai lại không thấy có tác dụng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

− Thử tác dụng đến thế hệ sau:

Những chuột đã uống thuốc mà vẫn đẻ. Nuôi chuột con tới lớn, rồi lại ghép đôi để cho chuột sinh sản. Kết quả chuột đẻ bình thường và chuột con đẻ ra cũng bình thường.

− Tác dụng kháng estrogen.

Dựa vào tính chất của estrogen và gây sừng hóa tế bào âm đạo. Dùng chuột nhắt trắng cái đã cắt bỏ buồng trứng rồi chia làm 3 lô. Lô đối chứng không dùng ghì,lô chuẩn dùng

diethylstylboestrol, lô thuốc dùng nước ép rau răm tươi liều dùng 5g/kg ngày. Trong 2 ngày sau đó dùng diethylstylboestrol, rồi xét nghiệm tế bào âm đạo. Kết quả: ở lô đối chứng, không có tế bào sừng. Điều đó chứng minh rau răm không cos tác dụng chông estrogen rõ rệt.

− Tác dụng giải độc nọc rắn.

Trên chuột nhắt trắng, tiêm 1 liều thích hợp nọc rắn hổ mang để chuột chết từ 4 đến 8 con trong 10 con thử nghiệm (40-80% chuột chết). Sau đó sàng lọc các thuốc dân gian chữa rắn cắn thấy dịch ép rau răm cho chuột uống trước khi tiêm liều nộc rắn gây độc, là kéo dài thời gian cầm cự trước khi chuột chết và làm tăn tỉ lệ chuột sống.

Dùng dịch rau răm 30% chiết cồn thử trên 1 số nấm da có so sánh với cồn iot 1% và thuốc chống nấm thấy rau răm có tác dụng diệt nấm yếu, chỉ ngăn cản sự tăng trưởng của nấm, tác dụng kém cồn iot 1%.

− Thử lâm sàn gây sảy thai:

Dùng rau răm tươi loại thân đỏ hơi ngả tím(loại thân xanh tím không có tác dụng) 500g, bỏ rễ, lá già rủa sạch, vẩy hết nước, giã nát ép lấy nước khoảng 250ml; uống làm 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ. Nếu có kết quả thì ngay tối hôm đó hoặc sang hôm sau phôi thai sẽ ra, đạt tỉ lệ 60- 80% ở những người chậm kinh 5 ngày. Những trường hợp không có kết quả, phải áp dụng biện pháp hút điều hòa tinh nguyệt.

 Tính vị, công năng:

Rau răm có vị , nông mùi thơm, tính ấm, có tac dụng tán hàn, ích trí,minh mục, tiêu thuật, sát trùng. Ăn rau răm sống thì ấm bụng mạnh chân gối, sáng mắt, ăn nhiều sinh nóng rét, thương tổn đến tủy, làm giảm tinh khí, giảm tình dục. Phụ nữ hành kinh mà ăn rau răm hoặc tỏi dễ sinh rong huyết.

 Công dụng:

Rau răm chữa dạ dày lạnh, đầy hơi, đau bụng, kém ăn, nôn mửa, còn dùng chửa say ắng, khát nước, dùng ngoài chữa hắc lào, sau quản, rắn cắn. Ngày 20-40g rau tươi giã lấy nước uống hoặc sắc uống.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về các loại rau quả có tính dược thảo và các sản phẩm được chế biến từ chúng (Trang 55 - 65)