3. Các Loại Quả Có Hoạt Tính Thảo Dược
3.2 Nhóm quả giúp bồi bổ
3.2.1 Óc chó
Tên khác: Hồ đào, hạnh đào, lạc tây.
Tên nước ngoài: Walnut tree (Anh), noyer (Pháp) Họ: Óc chó (Juglandaceae)
Bộ phận dùng
Hạt lấy ở quả chính bỏ vỏ ngoài, phơi hay sấy khô, rồi đập bỏ vỏ hạt lấy nhân (Hồ đào nhân). Lá thu hái quanh năm, phơi hay sấy khô. Vỏ quả phơi hay sấy khô ( thanh long y). Màng ngăn cách trong nhân, phơi hay sấy khô (phân tâm mộc).
Thành phần hóa học
Nhân hồ đào chiếm chừng một nửa của quả. Nhân quả thu thập ở California chứa protein 14.3 – 20.4%, dầu mỡ 60 – 67%.
Ngoài ra còn có lecithin.
Nhân còn có globulin, trong đó có cystin 2.18%, tryptophan 2.84%.
Dầu béo trong nhân với tỷ lệ 60 – 70% (trung dược từ hải II, 1996 ghi 58 – 74%), có màu xanh nhạt hoặc không màu, mùi dễ chịu. Các acid béo có trong dầu là acid palmitic 3 – 7%, acid stearic 0.5 – 3%, acid oleic 9 – 30%, acid linoleic 57 – 76%, acid linolenic 2 – 16%. Dầu được dùng làm dầu ăn, làm xà phòng và trong một số ngành khác.
Lá chứa nhiều acid ascorbic ( 800 1300 mg/100g lá xanh) được dùng để chế dịch đậm đặc giàu acid ascorbic, carotene (30mg/100g lá xanh) và tinh dầu. Vỏ quả, vỏ thân và lá chứa nhiều tanin ( vỏ quả 12.23%, vỏ thân 7.51%, lá trưởng thành 9 – 11%) và juglon.
Tác dụng dược lý.
Quả óc chó còn xanh giàu vitamin C, và lá tươi cũng chưa nhiều vitamin C và carotene nên có tác dụng bổ. Cao nước lá tươi có tác dụng kháng khuẩn mạnh với: Bacillus antharacis, corynebacterium diphtrichiae, có tác dụng yếu với Vibrio comma, Bacillus subtilis, phế cầu, liên cầu, tụ cầu vàng, Proteus, Escherichia coli, Salmonella typhosa, S.typhimurium và Shigelladysenteriae. Cao không đọc với chuột nhắt trắng. Còn cồn 50 độ của lá có tác dụng ức chế virus bệnh đậu bò, có tác dụng an thần và giảm thân nhiệt. Cao cồn 50 độ của vỏ thân có tác dụng chống co thắt cơ trơn.
Tinh vị , công năng.
Óc chó có vị ngọt, hơi chát, tính ấm, vào 2 kinh phế, thận, có tác dụng bổ gan thận, mạnh lung gối, thu liễm phổi, hạ suyễn, cố thận, sáp tinh.
Công dụng.
Nhân óc chó được dùng làm thuốc bồi dưỡng cơ thể , trừ đờm chữa ho dùng cho người lao lực sinh ho hen, suyễn, lưng đau mỏi, chân yếu, thuốc dưỡng da, đen tóc, lợi tiểu tiện, chữa trĩ. Lá óc chó là thuốc săn da, sát trùng, khử lọc máu. Nếu không có lá, có thể dùng vỏ quả.
Ngày uống 10 – 20g nhân, dạng thuốc sắc hoặc viên. Dầu óc chó bôi ngoài chữa bỏng, lỡ chàm và nhuộm tóc đen.
Y học hiện đại dùng lá óc chó làm thuốc làm se da, sát trùng, bổ và lọc máu, 20g lá hãm trong 1 lít nước để uống. Nước sắc lá để súc miệng, thụt âm đạo chữa khí hư. Chất juglon dưới dạng thuốc bôi dẻo được dùng chữa bệnh ngoài da như choc lỡ, vẩy nến, eczema, ngứa.
Ở Ấn Độ, lá óc chó có tác dụng làm săn, bổ, trị giun. Lá và vỏ có tác dụng hồi phục chức năng và sát trùng, dược dùng trị herpes, eczema, lao hạch và giang mai.Quả là thuốc hồi phục chức năng trong thấp khớp. Vỏ quả xanh được dùng tri giang mai và giun. Dầu ép từ quả nhuận tràng, trị sán dây. Ở Malaysia, nhân hạt chữa đau bụng và lỵ. Ở Nepal, dịch ép lá non uống mỗi ngày 2 lần, một lần 3 thìa cà phê trong 2 ngày để trị giun. Ở Italia, nhân dân địa phương dùng vỏ quả óc chó ngâm rượu uống làm dễ tiêu. Ở Angieria, vỏ quả óc chó được nhân dân dùng ngoài chữa bệnh về răng, vết nẻ và sát khuẩn. Nhân hạt óc chó dưới dạng uống chữa đau kinh, và làm thước bổ, kích dục.
3.2.2 Quýt
Tên khác: Quất thực
Tên nước ngoài: Tangerine (Anh), mandarinier (Pháp) Họ : Cam (Rutaceae)
Bộ phận dùng
− Vỏ quả chin (trần bì) − Vỏ quả xanh ( thanh bì) − Vỏ ngoài của quả (quất hồng) − Lá quýt (quất diệp)
− Hạt quýt (quất hạch)
− Quả thu hái khi chin, bóc lấy vỏ phơi khô làm trần bì. Theo y học cổ truyền và y học dân gian, trần bì để càng lâu năm càng tốt. Nếu hái quả lúc còn xanh, lây vỏ phơi khô thì được thanh bì.
− Hạt lấy ở quả chin phơi khô làm quất hạch, để có quất hồng, người ta lấy vỏ ngoài của quả quýt chín, cao bỏ phần trong, phơi khô.
Thành phần hóa học
Theo tài liệu Ấn Độ, vỏ quýt chứa tinh dầu với thành phần chủ yếu là d. lomonen 91% và các terpen. Caren linalool, anthranilat methyl lượng nhỏ hơn.
Quả quýt chứa 87.8% nước, 0.9% protein, 10.6% hydrat carbon, 0.3% chất béo (cao chiết bẳng ether), 0.4% chất vô cơ gồm: Ca 0.05mg%; P 0.02mg%, Fe 0.01%, carotene 350 UI%, vitamin B1 40 UI% và vitamin C 68mg%. Nước ép quả quýt chứa 48% nước, 10.1% chất cặn, 6.63% acid toàn phần ( tính theo acid citric), 7.3% đường toàn phần, 3.5% đường khử, 3.8% sucrose và 43 mg% vitamin C.
Hạt quýt có 60 – 62% nước, 12 – 31% protein, 0.05% chất béo và 0.84% tro. Matsulara, Yoshiharu. Swabe Akiyoshi đã phân tích trong vỏ quả quýt thấy có 27 hợp chất gồm các loại chất phenyl propanoid glucosid, terpenoid glucosid, limonoid glucosid và adenosine, trong đó chất citrusin A có tác dụng làm hạ áp (CA. 108. 1988 .124458y)
Saxena V. K; Shrivastava, preeti tìm thấy trong quả quýt các chất kampferid trimethyl ether và quercetin 3,7,3’,4’ tetramethyl ether. Các chất 3 methoxyflavon có tác dụng kháng virus (CA.122.1995.128669 e)
Mizumo, Mizuo chiết từ lá quýt khô được 2 chất flavon là 7 hydroxy 3’, 4’, 5, 6 tetramathoxyflavon và 3’ hydro 4’, 5, 6, 7 8 penta methoxyflavon.
Yayaprakasha S.K, Sing R. P đã tách được từ hạt quýt 3 limonoid là lumonin, nomilin và obakinon ( CA.129.1997.264502u)
Tác dụng dược lý
− Tác dụng với tim mạch: nước sắc trần bì trên tim ếch cô lập và tim ếch tại chỗ đều có tác dụng tăng cường sức co bóp tim, tăng lượng máu do tim đẩy ra, ảnh hưởng không lớn đến nhịp tim. Với liều lượng cao, nước sắc ức chế sức co bóp tim và làm giãn mạch vành, trên tiêu bản tim thỏ cô lập. Nước sắc trần bì thí nghiệm trên chó tiêm tĩnh mạch, có tác dụng gây co bóp mạch máu thận, giảm lượng nước tiểu, trên chó và thỏ lại có tác dụng tăng huyết áp và khi huyết áp trở lại bình thường thì tiếp theo có hiện tượng hạ huyết áp trong thời gian ngắn, tác dụng giống như adrenalin.
Dịch tiêm chế từ thanh bì với liều 1g/kg, tiêm tĩnh mạch đối với mèo, thỏ, chuột cống trắng đều có tác dụng tăng áp rõ rệt đối kháng với tác dụng hạ huyết áp do thuốc hoặc do mất máu gây nên. Còn hesperidin của trần bì trên tiêu bản tai thỏ cô lập, có tác dụng gây giãn mạch: methylhesperidin có tác dụng giảm tính thẩm thấu thành mạch. Methylhesperidin với liều lượng 0.5 – 1mg trên tiêu bản tim thỏ cô lập, gây giãn mạch vành bằng ¼ - ½ tác dụng của theophylline, nhưng thời gian tác dụng kéo dài: nếu tăng liều lượng thì tác dụng gây giãn mạch vành càng tăng và vẫn không ảnh hưởng đền sức co bóp và nhịp tim. Trên thỏ mèo gây mê, thuốc tiêm bằng dường
tĩnh mạchcó tác dụng hạ huyết từ từ với cơ chế tác dụng là do thuốc tác dụng trực tiếp lên hệ cơ trơn của mạch máu.
− Tác dụng đối với cơ trơn: nước sắc trần bì trên tiêu bản ruột cô lập của thỏ và chuột nhắt trắng có tác dụng ức chế co bóp ruột; methylhesperidin đối với ruột cô lập và khí quản chuột lang, giải động mạch chủ chuột cống trắng đều có tác dụng ưucs chế co bóp, nhưng tương đối yếu, chỉ bằng 1/100 tác dụng của papaverin.
− Tác dụng chống viêm, chống loét, lợi mật: hesperidin không có tác dụng làm giảm phù chân chuột do formaldehyde gây nên, còn ciscoumarin có trong cam quýt có tác dụng chống viêm. Methylhesperidin có tác dụng ức chế loét dạ dày gây nên do thắt môn vị trên chuột cống trắng: tiêm xoang bụng cho chuột cống trắng có tác dụng lợi mật rõ rệt.
− Các tác dụng khác: trên chuột cống trắng được nuôi dưỡng bằng chế độ ăn gây xơ vữa động mạch và hình thành huyết khối, hesperidin có tác dụng kéo dài thời gian sống của sức vật thí nghiệm. Trong thì nghiệm gây đông lạnh tai thỏ bằng cách phun chlorethan, hesperidin làm giảm được các triệu chứng đông lạnh. Trên chuột cống trắng gât tắc nghẽn mạch huyết khối thực nghiệm, các flavonoid của qủa quýt như nobiletin, tangeretin có tác dụng ức chế hoạt động men thrombogen, nhưng không ảnh hưởng đền thời gian đông máu. Nobiletin có tác dụng ức chế tốc độ huyết trầm của hông cầu người với tỷ lệ ức chế là 78.8%. Nó còn có tác dụng ức chế ngưng tập tiểu cầu và ức chế hoạt tính men phosphodiesteraza.
Sinephrin có những tính chất giống giao cảm, trên những người tình nguyện tiêm truyền tĩnh mạch với liều 4mg/phút có tác dụng làm tăng huyết áp tâm thu và huyết áp trung bình nhưng không ảnh hưởng đến huyết áp tâm trương.
Limonen có tác dụng ức chế thần kinh trung ương, thí nghiệm trên chuột nhắt và chuột cống trắng bằng đường uống làm giảm hoạt động tự nhiên của chuột, hạ thân nhiệt, kéo dài tác dụng của các thuốc gây mê. Ngoài ra limonene còn có tác dụng giải co thắt chống viêm, kháng dị ứng
Tính vị công năng
− Quả quýt có vị ngọt, chua, tính ôn, có tác dụng nhuận phế, tiêu khát, khai vị
− Trần bì có vị cay, đắng, tính ôn vào 2 kinh tỳ và phế, có tác dụng lý khí, táo thấp, hóa đờm, hành khí.
− Thanh bì có vị cay, đắng, tính ôn vào 2 kinh can và đởm, có tác dụng sơ can, phá khí, tán kết ( sơ tán can khí uất kết), tiêu đờm.
− Hạt quýt có vị đắng, tính bình, vào 2 kinh can và thận, có tác dụng lý khí, tán kết, chỉ thống.
− Lá quýt, có vị cay, đắng, tính bình, vào 2 kinh can và phế, có tác dụng sơ can, hành khí, hóa đờm.
Công dụng
− Quả quýt được dùng để ăn khi chín. Dịch ép từ múi quýt pha với nước và sirô là một loại giải khát thông dụng, mát bổ, dễ tiêu.
− Trong y học cổ truyền, trần bì là một vị thuốc thông dụng đối với nam giới, nên có cầu “ nam bất ngoại trần bì, nữ bất ly hương phụ” nghĩa là chữa bệnh cho đàn ông không thể thiếu trần bì, cho phụ nữ không thể thiếu hương phụ. Theo kinh nghiệm dân gian, trần bì chữa ăn không tiêu, đau bụng, nôn mửa, ho tức ngực, nhiều đờm. Liều dùng hang ngày 4 – 12g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột. có thể dùng phối hợp với các vị thuôc khác.
− Thanh bì chữa đau gan tức ngực, đau mạng sườn, sốt rét với liều dùng 3 – 9g/ngày
− Hạt quýt chữa sa ruột, bìu sưng đau, viêm tuyến vú, đây lung với liều dùng 3 – 9g/ngày
− Lá quýt chữa ngực đau tức, ho, sưng vú, sa ruột với liều dùng 10- 20 lá/ngày.